Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
chủ đề Tổ hợp – Xác suất của học sinh Trung
học phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
Đoàn Bá Thanh
Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : TS. Trần Trung
Năm bảo vệ: 2013
105 tr .
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về Kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của
Học sinh (HS) theo chuẩn kiến thức kỹ năng. Tìm hiểu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
Toán Trung học phổ thong (THPT) hiện hành. Xác định các dạng toán và những sai
lầm thường gặp của học sinh khi giải toán Tổ hợp - xác suất theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận chủ đề Tổ hợp - xác suất theo các
mức trí năng của từng chuẩn kiến thức kỹ năng tương ứng để sử dụng trong KTĐG kết
quả học tập của học sinh. Thực nghiệm sư phạm để kiểm định giả thuyết khoa học và
đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các kết luận được rút ra từ luận văn.
Keywords.Phương pháp dạy học; Thực vật; Sinh lý thực vật; Website
Content.
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết kì họp thứ 8, Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
đã nêu: "Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội
dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục
vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương tại Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Đổi
mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của
người học, coi trọng thực hành, làm chủ kiến thức, tránh học vẹt, học chay. Đổi mới và
thực hiện nghiêm minh chế độ thi cử".
Kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của học sinh (HS) là một trong
những thành tố quan trọng của quá trình dạy học, có vai trò rất lớn trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo. Theo quan niệm hiện đại về chương trình (curiculum), đánh giá là
một yếu tố trong tổng thể các thành phần tạo ra kết quả giáo dục. Thông tin của KTĐG
về kết quả học tập của học sinh cung cấp là cơ sở để các giáo viên (GV) điều chỉnh
hoạt động dạy, HS điều chỉnh hoạt động học và các cấp quản lý giáo dục có các điều
chỉnh phù hợp nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.
KTĐG kết quả học tập của HS ở các môn học thực chất là KTĐG kết quả quá
trình dạy học dựa trên cơ sở KTĐG thường xuyên, liên tục ở tất cả các hình thức dạy
học, với nhiều cách đánh giá (ĐG), như kiểm tra (KT) nói hoặc viết, tiến hành bài tập
thực hành, quan sát, lập hồ sơ học tập Đổi mới KTĐG kết quả học tập đòi hỏi phải
đổi mới về nội dung, hình thức và công cụ. Trước hết và chủ yếu trong dạy học ở nước
ta hiện nay là đổi mới KT. Đây vừa là phương tiện, vừa là hình thức quan trọng nhất
để ĐG, được thực hiện qua nhiều khâu: Từ soạn câu hỏi, làm đề, tiến hành KT đến xử
lý và ĐG kết quả. Thực tế dạy học cho thấy, cách dạy của GV và cách học của HS bị
chi phối bởi quan niệm "kiểm tra gì học nấy" kể cả việc ra đề KT. Vì vậy đổi mới KT-
ĐG có ý nghĩa cấp thiết và là biện pháp quan trọng khi thực hiện đổi mới giáo dục hiện
nay.
Việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) phải được đặt trong mối quan hệ
với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học; đổi mới phương tiện dạy học; đổi mới các
hình thức tổ chức dạy học để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả
lớp, giữa dạy học trong phòng học và ngoài hiện trường; đổi mới môi trường giáo dục
để học tập gắn với thực hành và vận dụng; đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS qua
đổi mới nội dung, hình thức KT, xây dựng các bộ công cụ ĐG, phối hợp kiểu ĐG
truyền thống bằng KT tự luận kết hợp với KT bằng hình thức trắc nghiệm đảm bảo ĐG
khách quan, trung thực mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng HS.
Chủ đề Tổ hợp - xác suất có vai trò quan trọng trong chương trình môn Toán
Trung học phổ thông (THPT). Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn kiến thức,
kỹ năng chương trình THPT từ năm 2006, việc nghiên cứu nội dung chương trình môn
Toán THPT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng để xác định bộ công cụ KTĐG kết quả học
tập chủ đề Tổ hợp - xác suất của học sinh là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng
dạy học môn Toán. Đã có một số đề tài nghiên cứu đổi mới KTĐG kết quả học tập
môn Toán của học sinh như Luận án tiến sĩ của Đặng Huỳnh Mai (2006) về đề tài
"Biên soạn mẫu đề thi quốc gia môn Toán của học sinh tiểu học", Luận án tiến sĩ của
Bùi Thị Hạnh Lâm (2010) về đề tài "Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập
môn Toán cho học sinh Trung học phổ thông", luận văn thạc sĩ của Vũ Thanh Tuyết
(2008) về đề tài "Biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học
hình học không gian lớp 11" nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu KTĐG kết quả
học tập môn Toán của học sinh THPT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Tổ chức kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập chủ đề Tổ hợp – Xác suất của học sinh Trung học phổ
thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng".
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và câu hỏi tự luận
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm cải tiến nội dung và công cụ kiểm tra đánh giá kết
quả học tập chủ đề Tổ hợp - xác suất của học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả dạy
học môn Toán ở trường THPT.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chủ đề Tổ hợp - xác suất cho HS Trung
học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động KTĐG kết quả học tập chủ đề Tổ hợp - xác
suất của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được bộ công cụ KTĐG kết quả học tập chủ đề Tổ hợp - xác suất
của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình THPT và sử dụng một cách hợp lý
thì sẽ giúp tăng cường tính chính xác, khách quan, công bằng trong quá trình KTĐG
đồng thời thúc đẩy tính tích cực, tự lực và tự giác học tập của HS, qua đó góp phần
nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở Trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về KTĐG kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức
kỹ năng.
5.2. Tìm hiểu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán THPT hiện hành. Xác định các dạng
toán và những sai lầm thường gặp của học sinh khi giải toán Tổ hợp - xác suất theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng.
5.3. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận chủ đề Tổ hợp - xác suất theo các
mức trí năng của từng chuẩn kiến thức kỹ năng tương ứng để sử dụng trong KTĐG kết
quả học tập của học sinh.
5.4. Thực nghiệm sư phạm để kiểm định giả thuyết khoa học và đánh giá tính khả thi,
hiệu quả của các kết luận được rút ra từ luận văn.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu các tài liệu nhằm hệ thống hoá những
cơ sở lý luận của việc KTĐG kết quả học tập của HS và xác định quy trình KTĐG kết
quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Đánh giá thực trạng KTĐG kết quả học tập
môn Toán của HS hiện nay, từ đó xác định những thuận lợi và khó khăn trong việc
KTĐG kết quả học tập chủ đề Tổ hợp - xác suất của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá
tính hiệu quả và khả thi của các nội dung được đề xuất trong luận văn. Kết quả thực
nghiệm sư phạm được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo
dục.
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTĐG kết quả học tập môn Toán của học
sinh THPT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
7.2. Biên soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để đánh giá kết quả học tập chủ đề Tổ
hợp - xác suất của học sinh THPT theo chuẩn kiến thức kỹ năng THPT.
7.3. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích trong thực hành KTĐG kết quả học tập
của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chủ đề Tổ hợp – Xác
suất của học sinh Trung học phổ thông theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Luận văn có sử dụng 43 tài liệu tham khảo và 05 Phụ lục kèm theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
[1]. Dự án phát triển giáo dục THCS (2006), Tài liệu tập huấn đánh giá kết quả
học tập của học sinh, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá
trình dạy học, Vụ Giáo viên, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thị Bích (2009), Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử trong
dạy học môn Lịch sử ở trường Trung hoc cơ sở, Luận án Tiến sĩ giáo dục học,
Trường ĐHSP Hà Nội.
[4]. Phan Đức Chính, Sách giáo khoa toán tập 1,2 lớp 8, NXB Giáo Dục, Hà Nội
[5]. Trần Phương Dung, Ôn tập và tự kiểm tra đánh giá tập 1,2 toán lớp 8, NXB
Giáo Dục
[6]. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB KH&KT.
[7]. Trần Bá Hoành (1997), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục.
[8]. Nguyễn Phụng Hoàng, Võ Ngọc Lan (1999), Phương pháp trắc nghiệm trong
kiểm tra và đánh giá thành quả học tập, NXB GD.
[9]. T.A. Ilina (1978), Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục.
[10]. Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư
phạm.
[11]. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp dạy học tích cực, NXB Giáo dục.
[12]. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá, đo lường trong khoa học xã hội: Quy
trình, kĩ thuật, thiết kế chuẩn hoá công cụ đo, NXB chính trị quốc gia.
[13]. Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh”
(2009), Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
[14]. Bùi Thị Hạnh Lâm (2010), Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá cho học sinh trong
dạy học môn Toán ở trường phổ thông, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[15]. Đặng Huỳnh Mai (2004), Những quan điểm về đánh giá kết quả học tập của
học sinh tiếu học phù hợp với hướng phát triển một nền giáo dục Việt Nam hiện
đại và nhân văn, Tạp chí giáo dục số 93 (8/2004).
[16]. Bùi Văn Nghị, Nguyễn Thế Thạch, Nguyễn Tiến Trung (2010), Dạy học
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán lớp 12, NXB Đại học sư phạm.
[17]. Bùi Văn Nghị, Trần Trung, Nguyễn Tiến Trung (2010), Dạy học theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng môn Toán lớp 11, NXB Đại học sư phạm.
[18]. Lê Đức Ngọc (2001), Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập trong
giáo dục đại học, ĐHQGHN.
[19]. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc, Cơ sở lí luận của việc đánh giá chất lượng
học tập của học sinh phổ thông. Chương trình KH cấp nhà nước KX - 07 - 08.
HN 1996.
[20]. Nghiêm Xuân Nùng, Lâm Quang Thiệp (1995), Trắc nghiệm và đo lường cơ
bản trong giáo dục. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.
[21]. Lê Thị Oanh (1996), Phương pháp thống kê trong khoa học giáo dục, Bài
giảng chuyên đề cao học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[22]. Trần Thị Tuyết Oanh (2008), Đánh giá kết quả học tập của học sinh, NXB
Đại học sư phạm.
[23]. Hoàng Phê (1995), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[24]. V. M Palonxki (1975), Những vấn đề dạy học của việc đánh giá tri thức (bản
dịch Tiếng Việt), NXB Macxcơva.
[25]. F.I Pêrovxki, (1992), Cơ sở thực tiễn của việc kiểm tra tri thức (Bản dịch
Tiếng Việt), NXB Macxcơva.
[26]. N.V Savin (1983), Giáo dục học tập 1, NXB Giáo dục
[27]. Đào Tam, Chu Trọng Thanh, Nguyễn Chiến Thắng (2010), Dạy học theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán lớp 10, NXB Đại học sư phạm.
[28]. Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận một số phương pháp dạy học
không truyền thống trong dạy học môn Toán ở trường đại học và trường phổ
thông, NXB Đại học sư phạm.
[29]. Đào Tam, Trần Trung (2010), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học
môn Toán ở trường Trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm.
[30]. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2002), Sử dụng phối hợp trắc nghiệm khách quan
và tự luận cải tiến hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập phần vật lý đại
cương của sinh viên đại học sư phạm, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường Đại
học Vinh.
[31]. Chu Trọng Thanh, Trần Trung (2011), Cơ sở toán học hiện đại của kiến thức
môn Toán phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
[32]. Tôn Thân, Luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiển thức, kỹ năng
tập 1, 2 toán lớp 8, NXB Giáo Dục
[33]. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, NXB Giáo dục.
[34]. Lâm Quang Thiệp (2003), Giới thiệu về đo lường và đánh giá trong giáo dục,
Dự án đào tạo giáo viên THCS , Hà Nội.
[35]. Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Hữu Hậu (2010), Phát hiện và sửa chữa sai lầm
cho học sinh trong dạy học Đại số và Giải tích ở trường phổ thông, NXB Đại
học sư phạm.
[36]. Dương Thiệu Tống (2007), Đo lường và đánh giá thành quả hoc tập của học
sinh, NXB Đại học Quốc gia tp. Hồ Chí Minh.
[37]. Trần Trung (2011), Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Toán ở
trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[38]. Đặng Đức Trọng, Nguyễn Đức Tấn, Bồi dưỡng năng lực tự kiểm tra, đánh giá
toán lớp 8, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
[39]. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB
Giáo dục.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
[40]. Charles Fisher, David C.Dwyer, Keith Yocam (1996), Education and
technology - Beyon webpage design, Jossey Bass Publishers San Francisco.
[41]. Gronlund, N.E, &Linn, R.L. (1990), The art of assessing, measurement and
evaluation in teaching (6
th
Ed).
[42]. Shepard, L. (1989), Why we need better assessment. Educational leadership.
New York: Macmillan; San Francisco: Jossey - Bass.
[43]. The NPEC Sourcebook on Assessment (2000), Volume 1: Definitions and
assessment methods for critical thinking, problem solving and writing -
National postsecondary eduacation cooperative (NPEC).