© Copyright ForexCandlesticksMadeEasy.com
2
Mục lục
Lời giới thiệu 3
Lịch sử của cây nến 5
Tổng quan 6
Chương I – Phân tích cơ bản về xung lực của nến
Phần 1 – Mẫu hình nến là gì? 8
Phần 2 – Xung lực 10
Phần 3 – Khi xung lực biến mất 14
Chương II – Hãy làm mọi việc trở nên đơn giản
Phần 1 – Những cây nến đơn lẻ 18
Phần 2 – Những cây nến tương quan 23
Phần 3 – Những mẫu hình nến đáng lưu tâm 24
Phần 4 – Mẫu hình “Bom nổ chậm” 32
Phần bổ sung –
Nguyên tắc khung thời gian
38
Phần X –
Một thứ làm rối tung tất cả
40
Chương
cuối – Đó là tất cả 42
3
Lời giới thiệu
Công việc của một nhà đầu tư rất giống với một thám tử Hãy thử tưởng tượng
rằng bạn đang cố gắng xử lý một vụ ám sát…. Việc đầu tiên bạn cần làm là gì?
Có thể bạn sẽ muốn tiến hành một cuộc khám nghiệm hiện trường ban đầu, thu
thập lời khai các nhân chứng và giả định động cơ gây án của hung thủ. Việc này sẽ
đem lại một nhận định sơ bộ để giải thích tại sao, do ai, và như thế nào mà vụ án đã
diễn ra.
Nhưng như thế chưa đủ để phá án, phải không? 'Nhận định sơ bộ’ không đem lại lời
giải thích thỏa đáng Bạn cần phải thu thập nhiều bằng chứng hơn nữa để chứng
minh cho giả thuyết của mình!
Rồi bạn đi sâu hơn nữa vào vụ án này bằng cách quét dấu vân tay, tiến hành xét
nghiệm DNA, tái dựng hiện trường, loại trừ bằng chứng ngoại phạm… tất cả những
mảnh ghép này phải đều chỉ tới một kẻ khả nghi mà khả năng phạm tội của hắn là
không thể chối bỏ. Không có chứng cứ, bạn không thể phá án.
Vậy việc này liên quan gì đến đầu tư Forex?
Như bạn thấy, những nhà đầu tư khôn ngoan trên thị trường đều tiến hành chính xác
một quá trình như vậy Trước tiên cần lùi lại một bước và nhìn vào tổng thể bức tranh:
Xu hướng hiện tại của thị trường là gì? Mức kháng cự và hỗ trợ chính ở đâu? Tỉ giá
đồng USD trong hai tháng tới ra sao?
Những câu hỏi như vậy sẽ gợi ý cho bạn về triển vọng của thị trường ở cái nhìn ban
đầu. Nhưng cũng như ví dụ về người ‘thám tử tưởng tượng’ ở trên, chỉ với những
thông tin vừa rồi sẽ không đủ sức thuyết phục để bạn có thể hành động bạn cần
phải có cái nhìn cận cảnh vào sự thay đổi của giá thị trường thể hiện qua những cây
nến để xác nhận/ hay phủ định sự ngờ vực của mình, trước khi có thể an toàn mở một
giao dịch mang lại lợi nhuận! Đúng vậy đó, phân tích mẫu hình nến giúp bạn thu thập
những ‘chứng cứ’ cần thiết để hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư hợp lý.
Một khi đã hiểu và thực hiện việc diễn giải mẫu hình nến một cách đúng đắn, bạn sẽ
có thể biết khi nào nên vào/ và ra khỏi thị trường tại một thời điểm chính xác với một
lợi nhuận tuyệt đối. Đó là những gì một, hay nhiều cây nến có thể đem lại cho bạn!
4
Một điều nữa
Hãy nhớ rằng, những cây nến không bao giờ nói dối. Đừng có nghe ai đó bảo rằng
thị trường đang giảm giá trong khi những cây nến nói điều ngược lại. Quan điểm có
thể sai, nhưng nến thì luôn luôn đúng. Hãy đi theo chúng, và bạn sẽ không thể nào
lạc đường.
Xem tiếp trang sau
5
Lịch sử của cây nến
Munehisa Homma (tên khác là Sokyu Homma), một thương gia người Nhật, người được coi
như là cha đẻ của các mẫu hình nến (candle sticks) mà chúng ta nhìn thấy ngày nay trên biểu
đồ. Vào những năm đầu của thế kỷ 18, tại quận Osaka (thời đó), nơi thường được nhắc đến
như gian bếp của đất nước Nhật Bản, ông đã sử dụng chúng để theo dõi giá gạo và giao dịch
mặt hàng này trên thị trường tương lai một cách thành công. Tương truyền, ông đã thực hiện
trên 100 giao dịch liên tiếp mà không gặp thất bại. Về sau, ông đã được mời về hoàng cung
với vai trò cố vấn Mậu dịch và quản lý Ngân khố, dưới triều đại Edo Mạc Phủ được cai quản bởi
gia tộc Tokugawa (1615 – 1867).
Năm 1991, Steve Nison, một nhà giao dịch phương Tây, đã tiếp cận được với mô hình nến
Nhật Bản và giới thiệu chúng tới thế giới bên ngoài. Ông là tác giả của nhiều đầu sách liên
quan đến đề tài này. Đồng thời, Nilson cũng là nhà sáng lập ra www.CandleCharts.com, nơi
cung cấp dịch vụ tư vấn và đào tạo kỹ năng giao dịch trên thị trường tài chính. Ông từng là
Phó Chủ tịch của công ty Chứng khoán Daiwa, và là nhà phân tích Kỹ thuật cấp cao tại ngân
hàng Merrill Lynch.
Xem tiếp trang sau
6
Tổng quan
Dưới đây là 4 mẫu hình cơ bản mà tôi sẽ nói đến:
1. Những cây nến đơn
Chúng ta sẽ thảo luận những cây nến mà riêng bản thân chúng đã mang nhiều ý
nghĩa. Đó là những cây nến có thể phản ánh điều gì đang diễn ra trong thị trường.
2. Những cây nến tương quan
Tiếp đến, chúng ta sẽ coi xem những cây nến ở gần nhau mang lại một bức tranh rõ
ràng hơn ra sao về sự biến động giá trên thị trường. Nếu chỉ một cây nến đơn đã có
thể nói với chúng ta nhiều điều về giá trong tương lai, thì một tập hợp các cây nến sẽ
đáng tin hơn nhiều, phải không! Trong phần này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách đọc và hiểu
mối tương quan giữa các cây nến, để bạn không cần phải học thuộc một cách máy
móc bất cứ một mô hình nào cả.
3. Những mẫu hình nến đáng lưu tâm
Một khi bạn đã hiểu được nguyên nhân và ý nghĩa nằm đằng sau một tập hợp các cây
nến, đã đến lúc phải mở rộng khái niệm của việc phân tích mối tương quan giữa chúng
với cơ chế dịch chuyển của giá trên thị trường. Đây là phần quan trọng hơn.
4. Mẫu hình “bom nổ chậm”
Phần này sẽ cho bạn thấy hai mẫu hình đặc trưng mà đã đem lại cho tôi, hết lần này
đến lần khác, một khoản lợi nhuận đáng kể. Chúng không hoàn toàn đúng hết trong
mọi trường hợp, nhưng tôi có thể nói, gần như là 99%. Bạn phải thấy mới tin!
Cuối cùng, tôi sẽ đưa ra một vài nguyên tắc để bạn có thể hình dung ra một bức tranh
hoàn chỉnh của việc giao dịch với độ chính xác cao là như thế nào.
Nghe có lý, phải không? Hy vọng bạn đang cảm thấy phấn khích như tôi vậy… Chúng
ta bắt đầu thôi nào!
7
Chương I
Phân tích cơ bản về xung lực của nến
8
Phần 1
Mẫu hình nến là gì?
Mẫu hình nến là mô hình đồ họa thể hiện sự dịch chuyển của giá trên thị trường trong
một khung thời gian xác định. Nó có thể là 5 phút; 15 phút, 30 phút; 1 tiếng; 4 tiếng; 1
ngày; 1 tuần; hay 1 tháng.
Bên trái là hình minh họa của cây nến, gồm
phần thân nến (Real body), và bóng nến (Top/
Bottom Shadow)
Đơn giản phải không? Giờ hãy coi thân và
bóng nến nói với chúng ta điều gì về sự dao
động của giá.
Các bạn có nhớ chúng ta vừa nói mỗi một cây nến được hình thành trong
một khung thời gian xác định?
Vậy giả sử như cây bên phải này thể hiện sự thay đổi của
giá trong khung 1 giờ gần đây nhất.
'Open' là giá mở cửa/ bắt đầu của thị trường cách đây 1
tiếng. 'Close' là giá đóng cửa/ kết thúc khi 1 tiếng trôi qua.
'High' và 'Low' là mức cao nhất và thấp nhất giá đạt được
trong khoảng thời gian đó.
Bạn có thể đang thắc mắc vì sao cây nến lại mang màu xanh. Nhưng cũng không thành
vấn đề, khi hầu hết các phần mềm giao dịch (platform) sẽ cho phép bạn thay đổi màu
sắc trên cây nến, phải không?
Cho đến hết chủ đề này, tôi đề nghị hãy dùng màu xanh để biểu thị cây nến tăng (bullish),
và màu đỏ cho cây nến giảm (bearish).
9
Nến tăng/ giảm là gì?
Cây nến tăng cho chúng ta thấy giá thị trường đang đi lên. Nếu bạn nhìn lại cây nến 1
giờ ở trang trước, bạn sẽ thấy giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Điều này có nghĩa là
trong vòng 1 tiếng vừa qua, giá thị trường đã rõ ràng di chuyển lên trên, từ mức giá tại
thời điểm bắt đầu hình thành - cho tới lúc kết thúc cây nến.
Và giờ là hình minh họa cho cây nến giảm:
Lưu ý rằng cây nến giảm là phiên bản ngược lại
của cây nến tăng (tất nhiên!). Nó thể hiện giá đã
đi xuống trong khoảng thời gian mà cây nến
được hình thành.
Cây nến giảm thường được thể hiện dưới màu đỏ.
Những cây nến đặc biệt
Thỉnh thoảng, bạn sẽ bắt gặp những cây nến mà không có bóng, hoặc không có thân. Đây
là những trường hợp đặc biệt mà chúng có thể cung cấp cho bạn những thông tin quan
trọng về việc giá thị trường sẽ di chuyển như thế nào. Chúng ta sẽ thảo luận những trường
hợp này sau.
10
Phần 2 – Xung lực
Đây có thể là khái niệm quan trọng nhất trong việc phân tích biểu đồ hình nến. Nếu chỉ học
được duy nhất một điều từ các cây nến, tôi đề nghị bạn nên am hiểu việc nhận ra các xung
lực.
Vậy, xung lực là gì?
Xung lực, về cơ bản là thước đo sự dịch chuyển giá mạnh/ yếu ra sao.
Hãy thử trả lời câu hỏi sau:
Cây nến nào có xu hướng tăng mạnh hơn?
Cứ vận dụng những gì bạn biết về cách “đọc vị” những cây nến, rồi suy nghĩ về câu trả
lời của mình.
Lật sang trang sau khi bạn đã xong…
11
Bạn đoán là cây số 2 phải không? Khá lắm!
Vậy tại sao cây số 2 lại có lực tăng mạnh hơn?
Mặc dù cả hai cây nến trên đều có giá cao nhất và thấp nhất như nhau, nhưng cây số 2 cho
ta thấy giá đã tăng một mạch KHÔNG gián đoạn. Đồng thời, cây số 2 có giá đóng cửa
cao hơn.
Dưới đây là diễn giải việc giá dịch chuyển ra sao:
Bạn đã hiểu ý tôi khi nói rằng giá tăng một mạch không gián đoạn chưa? Cây nến đó là
thước đo của một xung lực tăng mạnh mẽ.
Đồng thời, cây nến số 2 cũng thường được gọi là cây nến trơn tăng giá (bullish shaven
candle) (hay Marubozu - theo cách gọi của người Nhật). Ngược lại với nó là cây nến trơn
giảm giá (bearish shaven candle). (Huhm, biết rồi…)
Nhưng việc đọc ra các xung lực có ích gì cho các giao dịch của bạn?
Xem tiếp trang sau
12
Đây, chúng ta thấy xuất hiện một cây nến giảm trơn, sớm kéo theo nó là sự sụt giảm của
thị trường. Nếu bạn đã đặt lệnh bán sau khi nhận ra cây nến đó, bạn sẽ kiếm được tiền!
Giờ, nếu muốn, bạn có thể nhìn vào biểu đồ trên máy tính của bạn, sẽ có không ít các
trường hợp cho thấy giá sẽ tăng (hoặc giảm) sâu sau khi xuất hiện cây nến trơn tăng giá
(hoặc nến trơn giảm giá) xuất hiện.
Cứ tiếp tục xem xét các ví dụ khác trên biểu đồ của bạn. Quan trọng là bạn phải bị thuyết
phục bởi sự tác động mạnh mẽ của các cây nến trơn lên tình hình biến động giá thị
trường trong tương lai.
…
…
13
Được rồi, tôi đã bị thuyết phục.
Nhưng tại sao các cây nến trơn lại tiên đoán sự biến
động của giá chính xác đến như vậy?
Câu trả lời, đơn giản là chúng biểu thị xung lực dịch chuyển mạnh mẽ của giá. Ở ví dụ vừa
rồi, chúng ta không thấy có bóng nến bởi giới đầu cơ giá xuống đã lấn át tuyệt đối, phe
mua lên hoàn toàn không có khả năng đẩy giá lên cao. Nói cách khác, bên bán quá mạnh
và hoàn toàn làm chủ cuộc chơi.
Khi bên mua tạm thời bị đánh bại, giá sẽ tiếp tục rơi tự do cho tới khi họ có thể dành lại
được quyền chủ động và bắt đầu đẩy giá lên cao theo ý muốn.
Tuyệt thật! Vậy thì nến trơn sẽ tiên đoán đúng 100% xu
hướng của thị trường chứ?
Không, không có chuyện đó đâu. Nếu đúng vậy thì tất cả chúng ta đã giàu từ lâu rồi. Hỏi gì
kỳ vậy? Haha…
Nhưng các bạn biết đấy, đôi khi, xu hướng thị trường tại ngay sau cây nến trơn lại đi theo
hướng ngược lại… hiện tượng thường thấy ở thời điểm các thông tin kinh tế quan trọng
được phát ra.
Ví dụ, khi GDP của Mỹ được công bố là một con số thấp một cách bất ngờ, ngay lập tức số
đông các nhà đầu cơ vào lệnh BÁN đối với đồng USD. Điều này có thể mang lại một cây nến
giảm trơn trên biểu đồ. Tuy nhiên, thường ngay sau cây nến giảm giá này, chúng ta sẽ thấy
một cây tăng giá mạnh khác xuất hiện, vì đó là lúc mà họ bắt đầu chốt lời – thoát khỏi lệnh
bán, đồng nghĩa với mua, khiến giá thị trường tăng trở lại.
Vậy, nếu bạn thấy một cây nến trơn tại thời điểm mà các bản tin quan trọng được phát ra,
hãy làm ơn bỏ qua chúng đi. Nến trơn chỉ phát huy hiệu quả trong điều kiện thị trường tự
nhiên mà thôi.
14
Và đương nhiên, nến trơn không phải là thứ duy nhất thể hiện xung lực của thị trường. Có
hàng tá các công cụ khác làm chuyện này. Tuy nhiên, nến trơn là một trong biểu hiện đáng
tin cậy nhất mà tôi từng biết.
Tổng kết lại…
Tôi hy vọng các bạn đã nắm được khái niệm về xung lực thị trường. Điểm cốt yếu các bạn
cần nhớ, là xung lực được ghi nhận như khi ta ném đi một hòn đá: Lực ban đầu càng mạnh
thì hòn đá bay càng xa. Tương tự như vậy, nến trơn càng lớn, thì giá chạy càng dài.
Tôi cũng nhắc lại là nến trơn hình thành lúc thị trường đón nhận những tin tức quan trọng
có thể sẽ chẳng dẫn bạn đến đâu.
NHƯNG!
Cũng như bao công cụ chỉ báo và phương pháp kỹ thuật phân tích khác, bạn KHÔNG BAO
GIỜ được dựa vào việc chỉ nhìn một cây nến để ra quyết định. Có nghĩa là rất không nên
vào lệnh MUA một cách mù quáng khi bạn thấy một cây nến trơn tăng giá.
Phân tích mô hình nến chỉ là một trong những động tác quan trọng nhất trong hệ thống
giao dịch của bạn. Hãy kết hợp chúng với các công cụ sở trường khác. Ví dụ như khi bạn
thấy một cây nến trơn tăng giá, nhưng các đường chỉ báo khác cho thấy một dấu hiệu
không tương thích, thì nên cân nhắc trước khi mua!
Trong phần tới, tôi sẽ nói về đề tài xung lực yếu của thị trường
Xem tiếp trang sau
15
Phần 3: Khi xung lực biến mất
Khi xung lực đang có biểu hiện rõ ràng, bạn sẽ thấy đây là thời điểm
tốt để vào lệnh. Nhưng chúng ta sẽ thoát ra khi nào? Câu trả lời là khi
xung lực có dấu hiệu yếu dần. Như các bạn có thể đoán ra, cây nến
báo cho chúng ta thấy lực thị trường đang yếu dần đi là cây nến Doji
nằm bên tay phải:
Trên biểu đồ, một cây Doji trông như cây thập giá bởi mức giá mở cửa - và đóng cửa của
nó gần như là ngang nhau; vì thế, trông nó như không có thân.
Một cây Doji có thể biểu thị một trong hai điều sau:
1. Bên mua và bên bán có sức mạnh ngang nhau
2. Thị trường đang do dự
1. Bên mua và bên bán có sức mạnh ngang nhau
Khi bên bán và bên mua đang đối đầu nhau một cách quyết liệt thì có vẻ như giá không dao
động nhiều, bởi vì cả hai phe đều sung sức tại thời điểm đó, dẫn đến mức giá gần như bất
động. Tuy nhiên, khi một trong hai bên trở nên yếu sức hơn thì đối thủ của họ sẽ nhanh
chóng đẩy được giá đi theo hướng mà họ muốn.
2. Thị trường đang do dự
Đôi khi, thị trường có biểu hiện khó đoán và các nhà đầu cơ lưỡng lự không biết nên mua,
hay bán. Việc này dẫn đến một cây nến Doji xuất hiện trên biểu đồ vì đơn giản, không bên
nào mạnh cả. Cả hai bên đều yếu! Hoàn toàn ngược lại với tình huống ở trên, khi cả hai phe
mua và bán đang tranh giành nhau, phải không?
Chúng ta nên xử lý thế nào với cây nến Doji?
Nhiều cuốn sách và các website chuyên về Forex quả quyết rằng cây nến Doji báo hiệu thị
trường sẽ đảo chiều. Nhưng bạn vừa hiểu lý do hình thành nên cây nến Doji, vậy bạn có còn
đồng ý với quan điểm ở trên nữa không?
16
Không nhất thiết phải như vậy, phải không? Có hay không việc Doji biểu thị khả năng thị
trường đảo hướng phụ thuộc vào lý do hình thành nên cây Doji đó. Ví dụ, thị trường đang
trong trạng thái do dự thì giá không có nghĩa là sẽ đảo chiều! Khi cả hai bên bán và mua đều
đang yếu thì sẽ chẳng đẩy được giá đi theo chiều nào cả.
Xem tiếp trang sau –
17
Chương II
Hãy làm mọi việc trở nên đơn giản
18
Phần 1
Những cây nến đơn lẻ
Giờ đây, bạn đã học được (từ bản báo cáo) tầm quan trọng của xung lực. Xuyên suốt
trong cuốn sách này, hãy vui lòng ghi nhớ rằng mọi ý tưởng chúng ta nói đều liên
quan đến nó. Bạn sẽ hiểu và học nhanh hơn bằng cách này.
Một điều nữa về cây nến Doji trước khi chúng ta đi tiếp – bạn có thể đã nhận ra cây
‘búa’ (hammer) và ‘người treo cổ’ (hanging man) trông cũng tương đối giống nhau:
(Tohba boshi)
(Koshukei)
Sau khi đọc xong bản báo cáo, bạn hiểu rằng hai cây nến này mang 1 trong 2 ý nghĩa
sau: xung lực yếu, hay thị trường đang do dự.
Những cây nến này nói lên rằng xu hướng hiện tại có thể đang chấm dứt … Tuy
nhiên, chúng cũng không nhất thiết phải có nghĩa là xu hướng hiện tại sẽ đổi
chiều. Bạn cần phải có sự xác nhận từ các cây nến khác để có thể an toàn nói rằng
xu hướng rất có thể sẽ đổi chiều (chúng ta sẽ tìm hiểu các dấu hiệu đó sau).
Hãy chuyển qua một mẫu hình tiêu biểu khác: Nến bóng dài (long shadow).
Xem tiếp trang sau
19
Nến bóng dài
Nến bóng dài thể hiện sự phản kháng của bên mua đối với bên bán, và ngược lại.
Nếu một cây nến có bóng trên dài xuất hiện có nghĩa là bên bán đã cố gắng đẩy giá
lên cao, nhưng cuối cùng bên mua đủ mạnh để đè giá xuống lại.
Còn một cây nến có bóng dưới dài xuất hiện có nghĩa là bên mua đã cố gắng đè giá
xuống thấp, nhưng cuối cùng bên bán đủ mạnh để đẩy giá lên lại.
Cây nến bóng dài là bằng chứng cho thấy một trong hai bên đã cố gắng đẩy giá đi
theo hướng họ muốn, nhưng sau cùng thất bại vì đối thủ của họ đã mạnh hơn.
Dưới đây là một ví dụ:
Chúng ta đã vào một lệnh Buy một vài ngày trước, và thị trường đang ở xu hướng đi
lên… Hiện tại, chúng ta đang có lời!
Đột nhiên, một cây nến có bóng trên dài xuất hiện:
Bóng trên dài thể hiện sự phản
kháng và sức mạnh áp đảo của
bên bán.
(Psst… đã đến lúc thoát khỏi lệnh
mua!)
20
Nhờ có nến bóng dài đã cảnh báo
từ trước…
Phù!!! Bạn có thấy giá rớt nhanh như thế nào không? Tạ ơn Chúa, chúng ta đã chốt
lời trước khi điều này kịp xảy ra!
Bạn có thể mở biểu đồ lên và thử tìm các ví dụ khác tương tự; tôi chắc rằng chúng
sẽ không quá khó để nhận ra.
Như bạn đã thấy đấy, cây nến bóng dài có vai trò như một công cụ chỉ báo sức mạnh
tương quan giữa bên mua và bên bán. Chúng cho thấy một khả năng lớn là giá sẽ đi
theo hướng ngược lại của bóng nến.
Ghi nhớ điều này: bóng nến càng dài thì giá càng có nhiều khả năng đi theo hướng ngược
lại (của bóng nến).
Đó là tất cả. Tương đối đơn giản, phải không?
Nhưng khoan đã! Có một ngoại lệ … đó là khi có nhiều bóng nến đang tiếp xúc với một
vùng hỗ trợ/ kháng cự.
21
Các bóng nến
Không giống như một cây nến đơn có bóng dài, sự xuất hiện của các bóng nến trong
cùng một khu vực thường cho thấy sự yếu đi của một mức hỗ trợ, hoặc kháng cự.
Khi một cây nến đơn bóng dài ngụ ý rằng giá sẽ có khả năng đi theo hướng ngược
lại, thì một tập hợp các bóng nến tại một vùng lại báo hiệu rằng giá sẽ có khả năng
di chuyển theo hướng thuận của bóng nến.
Hơi khó hiểu phải không? Hãy nhìn ví dụ dưới đây…
Bóng dưới của các cây nến đang hình
thành với giá đóng cửa thấp dần,
chứng tỏ bên bán đang cố gắng ép giá
xuống, và bên mua đã bắt đầu đuối
sức.
Bên mua có lẽ không còn giữ mức hỗ
trợ lâu hơn được nữa.
Bức tranh trên cho ta thấy bên bán đang nỗ lực thử độ bền của đường hỗ trợ
Trong những trường hợp như thế này, bên bán trông có vẻ yếu thế! Và tôi trông đợi
một viễn cảnh mà bên mua hoàn toàn bị lấn áp …
22
… và kết quả đã khá rõ ràng, giá rớt
mạnh khi bên mua không còn chịu nổi
áp lực và phải nhường sân cho bên
bán.
Bạn hiểu ý tôi rồi chứ? sẽ đơn giản hơn khi bạn biết mình đang tìm kiếm thứ gì, phải
không?
Một lần nữa, bạn sẽ có thể muốn kiểm tra lại trên biểu đồ của mình xem có đúng như
vậy không. Bạn cứ tự nhiên.
Điều quan trọng ở đây là hiểu được nguyên nhân đứng đằng sau sự kiện này. Có thể
ban đầu hơi khó khăn, nhưng hãy lưu ý quan sát và bạn sẽ có khả năng nhìn thấu
cây nến như một chuyên gia thực thụ!
Được rồi! Phần này kết thúc ở đây … hãy chuyển qua một đề tài khác thú vị hơn:
những cây nến có mối tương quan với nhau!
23
Phần 2
Những cây nến tương quan
Một tập hợp các cây nến ở sát nhau có thể mô tả cho bạn thấy rõ hơn bối cảnh của sự
dao động mà giá nằm trong đó. Cho phép tôi minh họa điều đó bằng câu hỏi sau:
Bạn nghĩ thị trường đang tăng hay
giảm?
Nếu chỉ nhìn vào một cây nến đơn, chúng ta có thể nói thị trường đang tăng giá.
Tuy nhiên, nếu lùi lại một bước và nhìn vào cây nến trước đó …
Thị trường đang tăng hay giảm
vậy?
… thì có thể chúng ta sẽ nghĩ lại.
Đó là mối tương quan cơ bản giữa những cây nến với nhau. Chúng cho bạn biết giá
thị trường hiện tại có mối liên hệ với những gì đã dịch chuyển trong quá khứ.
Như ở ví dụ trên, một cây nến đơn tăng giá không nhất thiết phải mang ý nghĩa là thị
trường cũng đang đi lên. Để có kết luận rõ ràng hơn, bạn cần phải nhìn vào tổng thể
của bức tranh … và đó là lý do một cây nến đơn không nói lên được tất cả - bạn cũng
cần phải biết về mối tương quan giữa chúng nữa.
24
Phân tích mối tương quan của xung lực
Giả sử như chúng ta phát hiện thấy một cây nến trơn tăng giá và nhanh chóng vào
lệnh bán ngay sau đó:
Nhìn này! Một cây nến trơn với
lực tăng mạnh mẽ…
…cơ hội tốt để
vào lệnh mua
Yayy!
Nhìn giá
tăng
vèo vèo
này…
Chúng ta vớ
bẫm rồi!
25
Hmm… lực tăng
bắt đầu giảm dần.
Có lẽ đã đến
lúc
phải thoát
lệnh.
Giờ, chúng ta nhận thấy xu hướng tăng đã có dấu hiệu bị chững lại so với lúc đầu. Giá
được đẩy lên một cách yếu ớt, và các cây nến tăng ngày càng ngắn lại. Đây là dấu hiệu
cho thấy xung lực tăng đang giảm dần. Mộ thời điểm tốt để cân nhắc việc thoát lệnh
và chốt lời.
…kế đến, những gì chúng ta
thấy là giá thị trường bắt đầu đổi
chiều.
Phew! Hên là
chúng ta đã nhìn
thấy trước được
lực tăng suy yếu
và
kịp thoát ra trước
khi quá muộn.
Nếu không được cảnh báo từ
trước, rất có thể lệnh mua lúc đầu
đã không mang lại một chút lợi
nhuận nào!