Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (nghiên cứu tại tỉnh bắc ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.89 KB, 7 trang )

Nâng cao năng lực vận hành công nghệ của
các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (Nghiên
cứu tại tỉnh Bắc Ninh)

Nguyễn Quang Minh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Kinh doanh và Quản lý: 60 34 04 12
Người hướng dẫn : PGS.TS. Hoàng Đình Phi
Năm bảo vệ: 2014
76 tr .

Abstract. Hệ thống hoá, bổ xung và nâng cao nhận thức lí luận về năng lực vận
hành công nghệ của doanh nghiệp và tổ chức y tế. Khảo sát thực trạng năng lực vận
hành công nghệ của các Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh
và đề xuất một số giải pháp: Nâng cao năng lực chung của đội ngũ nhân lực Khoa
học và công nghệ (KH &CN) của các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh; Nâng cao
năng lực lập kế hoạch và kiểm soát chất lượng dịch vụ y tế theo các công nghệ hiện
có; Nâng cao năng lực thực hiện sửa chữa hỏng hóc và bảo trì thiết bị công nghệ hiện
có; Chính sách giám sát vận hành thiết bị công nghệ tại bệnh viện đa khoa tuyến huyện
nhằm nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc
Niinh.
Keywords.Quản lý khoa học; Quản lý công nghệ; Bệnh viện Đa khoa; Bắc Ninh; Vận
hành công nghệ
Content.
1. Lý do nghiên cứu
Trong bất kỳ cơ quan, đơn vị, tổ chức KH&CN nào, cũng như trong ngành y tế,
công tác quản lý vận hành công nghệ (thiết bị, vật tư, máy móc, ) phải đặt lên hàng
đầu để đảm bảo hoạt động bình thường. Quản lý sử dụng luôn thường trực với các biện
pháp giải quyết kịp thời các sự cố bất ngờ xảy ra với thiết bị. Lên phương án xây dựng
mới, tư vấn lắp đặt, giám sát thi công các công trình cải tạo và nâng cấp hệ thống điện,


nước, điện thoại, khí trong trường hoạt động có hiệu quả và tiết kiệm.
Tại Bắc Ninh, bộ máy y tế tỉnh phát triển tương đối hoàn thiện bao gồm 34 đơn vị
thuộc Sở Y tế quản lý, 08 Trung tâm Dân số - KHHGĐ cấp huyện/thị xã /Thành phố
và 126 trạm y tế cấp xã, phường, thị trấn. Số nhân lực toàn ngành hiện có 3.118 người
bao gồm công chức, viên chức và lao động. Về trình độ chuyên môn, tỉnh hiện có tiến
sỹ 02 người, thạc sỹ 56 người, bác sỹ chuyên khoa cấp II là 11 người, bác sỹ chuyên
khoa cấp I là 193 người, 348 bác sỹ, 39 dược sỹ đại học, còn lại là các trình độ chuyên
môn khác. [10; tr 3].
Thực tế đặt ra yêu cầu phải có một đội ngũ nhân lực KH&CN có đủ trình độ và khả
năng để vận hành công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh phục vụ nhân
dân. Đội ngũ này phải có năng lực công nghệ thực sự. Từ đó họ sử dụng và khai thác
hết các công năng của thiết bị trong lĩnh vực hoạt động của ngành.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả tập trung vào việc nâng cao năng lực vận hành
công nghệ cho đội ngũ cán bộ KH&CN tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh phục vụ nhân dân.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tổng quan các tác giả (chủ yếu) đã nghiên cứu chủ đề này
Theo số liệu thống kê ngành y tế, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 201-2012 đã có đề tài
sau:
- Nghiên cứu triển khai ứng dụng các phương pháp chẩn đoán mới, điều trị mới;
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý và phương pháp điều trị trong lâm sàng;
- Tổng kết mô hình bệnh tật;
- Nghiên cứu mô hình, quy trình chăm sóc bệnh nhân;
- Nghiên cứu bệnh lý trong cộng đồng như đái đường, tăng huyết áp
Và một số đề tài khác đã được thực hiện như:
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Kiên (2011)“Sáng kiến cải tiến giá để phim
chụp tư thế HIRTZ - bệnh nhân nằm giữa tia X chiếu từ cằm - đỉnh sọ tới phim” tại
bệnh viện đa khoa huyện Thuận Thành. Đây là đề tài cải tiến kỹ thuật có liên quan trực
tiếp tới việc nâng cao năng lực vận hành công nghệ.
Tác giả Bùi Thị Thủy (2010) - Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại viện 354 Học viện

kỹ thuật Quân sự . Trong báo cáo này, tác giả miêu tả cụ thể các bước vận hành và bảo
dưỡng cho từng công nghệ cụ thể trong một bệnh biện như: Nồi hấp, máy sấy, máy
chụp cắt lớp.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thu Trang (2008) luận văn “Hệ thống thông tin y
tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam”- trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trong đề
tài này, tác giả đã đưa ra một số lý thuyết, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù
hợp với thực tiễn nước ta và được xem như cách chọn lựa một đường hướng phát triển
công nghệ thông tin ứng dụng trong y tế.
Qua nghiên cứu tài liệu, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về năng lực công nghệ
hay năng lực vận hành công nghệ tại các bệnh viện ở Việt Nam.
2.2. Đánh giá các kết quả công trình đã được công bố
Nhiều đề tài sau khi được nghiệm thu đã phục vụ trực tiếp cho công tác khám chữa
bệnh, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh. Nhiều đề tài đã được đánh giá cao
và áp dụng có hiệu quả tại các đơn vị, ví dụ: Đề tài Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng lao phổi AFB (+) mới ở người cao tuổi tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Bắc
Ninh từ tháng 3/2007-9/2010 của tác giả Nguyễn Văn Phong (Bệnh viện Lao và Bệnh
phổi tỉnh); Đề tài Ứng dụng bài thuốc mậu kỷ hoàn trong điều trị loét dạ dày tá tràng
tại Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh của tác giả Ngô Minh Thái; Đề tài Đánh giá kết quả
điều trị bệnh u phì đại lành tính tuyến tiền liệt khối lượng lớn trên 70 gram bằng cắt
đốt nội soi tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh của tác giả Nguyễn Thanh Tùng; Đề tài
thực trạng bệnh nhân đái tháo đường và một số yếu tố liên quan ở lứa tuổi 30-64 tại
tỉnh Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Chí Hành; Sáng kiến cải tiến giá để phim chụp tư
thế HIRTZ - bệnh nhân nằm giữa tia X chiếu từ cằm - đỉnh sọ tới phim tại bệnh viện
đa khoa huyện Thuận Thành của tác giả Nguyễn Đức Kiên.
2.3. Những vấn đề còn chưa được các tác giả giải quyết thấu đáo
Ngành y tế tỉnh đã thống kê các kết quả nghiên cứu tại báo cáo tổng kết hoạt động
nghiên cứu khoa học, phát triển kỹ thuật ngành y tế tỉnh Bắc Ninh 2010 -2012 nhưng
chưa có đề tài nào đề cập đến nâng cao năng lực quản trị công nghệ trong đó có năng
lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tế để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
năng lực vận hành công nghệ cho các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc
Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về nâng cao năng lực vận hành công nghệ qua các tài
liệu và các công trình đã công bố có liên quan.
- Khảo sát đánh giá thực trạng năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa
khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
- Đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực vận hành công nghệ cho các bệnh
viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các khái niệm, nội hàm, quy trình, hoạt động, nhân lực…
liên quan trực tiếp đến năng lực vận hành công nghệ của doanh nghiệp và tổ chức để từ
đó lựa chọn các nhóm yếu tố chủ yếu để xác định và đánh giá năng lực vận hành công
nghệ của một bệnh viện với tư cách là một tổ chức cung cấp các dịch vụ y tế cho cộng
đồng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích hoạt động chung,
cũng như các yếu tố tác động trực tiếp đến năng lực vận hành công nghệ của đội ngũ
nhân lực KH&CN của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
- Về thời gian: Nghiên cứu các hoạt động liên quan từ năm 2008 đến năm 2012.
Việc lấy mốc năm 2008 là do thời gian có hạn của nghiên cứu nên tác giả chỉ khảo sát
trong thời gian là 5 năm.
5. Mẫu khảo sát
Trong phạm vi nghiên cứu, Học viên chọn mẫu khảo sát là 7 BVĐK tuyến
huyện. Đồng thời thu thập các ý kiến nhận xét của Giám đốc BVĐK tuyến huyện
thông qua mẫu phiếu khảo sát về các nội dung liên quan tới việc vận hành thiết bị công
nghệ.

6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng năng lực vận hành công nghệ của các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc
Ninh trong 5 năm vừa qua như thế nào?
- Cần phải có những giải pháp nào để nâng cao năng lực vận hành công nghệ của
các BVĐK tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh
Bắc Ninh hiện nay đang ở mức trung bình và thấp do: Khó khăn trong việc huy động
nhân lực KH&CN của bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong việc vận hành công nghệ
vì số lượng nhân lực có trình độ và kỹ năng còn hạn chế.
- Cần phải có một số giải pháp sau để nâng cao năng lực vận hành công nghệ
của các bệnh viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh:
+ Nâng cao năng lực chung của đội ngũ nhân lực KH&CN của các Bệnh viện
đa khoa tuyến huyện.
+ Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi các kế hoạch kiểm soát công nghệ
sản xuất/dịch vụ.
+ Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi các kế hoạch bảo trì và sửa chữa các
thiết bị công nghệ.
8. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Lựa chọn một khung lý luận phù hợp để tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu, phân
tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện
đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 2008-2012.
- Thu thập thông tin từ các nguồn liên quan đến lĩnh vực vận hành công nghệ của
doanh nghiệp và tổ chức y tế như: các văn bản qui phạm Pháp luật hiện hành; các báo
cáo của Sở y tế tỉnh Bắc Ninh và các báo cáo của các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện
tại tỉnh Bắc Ninh.
- Phỏng vấn 7/7 giám đốc bệnh viện (bằng phiếu khảo sát) để biết thực trạng
nguồn nhân lực KH&CN của đơn vị trong việc ứng dụng công nghệ ở bệnh viện.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát có được.

9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục thì luận văn được kết cấu theo 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực vận hành công nghệ của các tổ chức y tế.
Chương 2: Thực trạng năng lực vận hành công nghệ của các bệnh viện đa khoa
tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực vận hành công nghệ của các bệnh
viện đa khoa tuyến huyện tại tỉnh Bắc Ninh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ KH&CN (2003), Báo cáo khoa học và công nghệ Việt Nam 2003.
2. Bộ Y Tế (1997), Quyết định Số: 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 về việc ban
hành qui chế bệnh viện.
3. Bộ y tế (2010) Quyết định số 1816/QĐ-BYT phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên
môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng
cao chất lượng khám, chữa bệnh”.
4. Bệnh viện Đà Nẵng: />thiet-bi-y-te.html
5. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình Khoa học luận đại cương, Trường ĐHKHXH&NV
– ĐHQGHN, NXB Khoa học kỹ thuật.
6. Nguyễn Thúy Hà - đăng trên cổng thông tin điện tử, Viện nghiên cứu lập
pháp: />9

7. Hồ Ngọc Luật (tháng 7/2011) tài liệu bài giảng Thống kê hoa học và công nghệ
(dùng cho các lớp sau đại học) .
8. Hoàng Đình Phi (2012), Giáo trình Quản trị Công nghệ, NXB Đại học Quốc Gia
Hà Nội .
9. Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh (2013), Báo cáo của số 12/BC-SYT ngày 25/1/2013 về kết
quả hoạt động y tế năm 2012, các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện giai đoạn
2013 - 2015.
10. Sở y tế tỉnh Bắc Ninh (2012) Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học

11. Bùi Thị Thủy (2010) Học viện kỹ thuật Quân sự: Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại
viện 354 Học viện kỹ thuật Quân sự .
12. Nguyễn Thu Trang (2008) Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Luận văn “Hệ
thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam”-
13. Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á, Thái Bình Dương (APCTT), phương
pháp lập kế hoạch phát triển năng lực công nghệ.
14. UBND tỉnh Bắc Ninh (2005), Quyết định số 133/2005/QĐ-UB ngày 19/10/2005 về
việc thành lập các Bệnh viện đa khoa huyện trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh.
15. UBND tỉnh Bắc Ninh (2005), Quyết định số 66/2008/QĐ-UBND ngày 14/5/2005
về việc quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài
tỉnh Bắc Ninh.
16. UBND tỉnh Bắc Ninh (2012), Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 08/6/2012
về việc quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài
tỉnh Bắc Ninh thay thế quyết định 66/2008/QĐ-UBND ngày 14/5/2005.
17 . UBND tỉnh Bắc Ninh (2012) Quyết định số: 239/QĐ-SYT ngày 20/4/2012 về việc
giao chỉ tiêu biên chế năm 2012.
18. UBND tỉnh Đồng Tháp (2013) Công văn số: 600/UBND-KTN ngày 27 tháng 9
năm 2013 của về việc triển khai thực hiện Quy chế quản lý trang, thiết bị y tế trên địa
bàn Tỉnh Đồng Tháp.
19. UBND tỉnh Lạng Sơn (2013), Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND, ngày
10/10/2013, Quy định về chế độ hỗ trợ, khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên
chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn
cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn.
20. Kiều Quang Vũ (2011) Luận văn thạc sỹ trường Đại học KHXNNV Hà Nội “Nâng
cao năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ truyên hình”
21. Nguyễn Như Ý chủ biên - Đại từ điển tiếng Việt - NXB văn hóa thông tin
22. Wikipedia :

×