Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

đê thi trắc nghiệm về lao động nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.66 KB, 18 trang )

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM VỀ LAO ĐỘNG NỮ
Câu 1. Lao động nữ sinh con, người lao động nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi
(nam, nữ) phải đóng BHXH bao nhiêu tháng mới được hưởng chế độ thai
sản?
A. Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng;
B. Phải đóng BHXH từ đủ 5 tháng trở lên trong vòng 12 tháng;
C. Phải đóng BHXH từ đủ 4 tháng trở lên trong vòng 12 tháng;
Câu 2. Lao động nữ trong thời gian mang thai được hưởng ưu đãi gì khi đang
làm việc?
A. Được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo chỉ định của thầy thuốc;
B. Được nghỉ việc đi khám thai 5 lần, mỗi lần 01 ngày;
C. Làm việc 7giờ/ngày khi có thai đến tháng thứ 7;
D. Cả A, B đều đúng;

Câu 3. Các trường hợp nào dưới đây người sử dụng lao động được quyền
chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ?
A. Hết hạn hợp đồng;
B. Vì lý do kết hôn;
C. Có con dưới 12 tháng tuổi;

Câu 4. Lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường thì thời gian nghỉ
thai sản là?
A. 04 tháng;
B. 05 tháng;
C. 06 tháng.

Câu 5. Lao động nữ là người tàn tật thì thời gian được nghỉ thai sản là?
A. 04 tháng;
B. 05 tháng;
C. 06 tháng;


Câu 6. Lao động nữ có bao nhiêu năm đóng BHXH mới hưởng đủ mức tối đa
75% mức lương hưu hàng tháng?
A. Đủ 25 năm đóng BHXH;
B. Đủ 22 năm đóng BHXH;
1
C. Đủ 20 năm đóng BHXH;

Câu 7. Mức trợ cấp một lần đối với lao động nữ về hưu được quy định như
thế nào?
A. Tính theo số năm đóng BHXH;
B. Từ năm thứ 26 trở đi cứ mỗi năm đóng được tính bằng 0,5 tháng mức
bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH;
C. Trợ cấp tối đa không quá 05 tháng lương;
D. Cả A và B đều đúng;
Câu 8. Lao động nữ làm việc ở nơi và điều kiện bình thường được hưởng chế
độ hưu trí hàng tháng khi nào?
A. Đủ 55 tuổi;
B. Đã đóng BHXH 20 năm trở lên;
C. Cả A và B;
D. Đủ 50 tuổi và đã đóng BHXH 15 năm trở lên;
Câu 9. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được hưởng những chế độ
ưu đãi gì?
A. Được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm trong trường
hợp gặp khó khăn đặc biệt, có quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
B. Được hỗ trợ kinh phí một lần từ quỹ quốc gia về việc làm trong trường
hợp có khó khăn về tài chính, không tự giải quyết việc điều chuyển lao động nữ
đang làm việc thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ sang làm công việc khác
thích hợp;
C. Được ưu tiên sử dụng một phần trong tổng số vốn đầu tư hàng năm của
doanh nghiệp để chi cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ;

D. Cả A, B, C đều đúng;

Câu 10. Điều kiện doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp sử dụng nhiều
lao động nữ?
A. Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ trên 100 lao động nữ và có số lao
động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên tại doanh
nghiệp;
B. Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và có số
lao động nữ từ chiếm từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên
của doanh nghiệp;
C. A, B đều đúng;
2
D. Doanh nghiệp có trên 40 % số lao động nữ tại doanh nghiệp.

Câu 11. Lao động nữ có thai được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động theo chỉ định của thầy thuốc nhưng thời gian phải báo trước cho người
sử dụng lao động là?
A. 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
B. 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
C. Tùy thuộc vào thời hạn do thầy thuốc chỉ định.


Câu 12. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi có
đủ những điều kiện nào sau đây?
A. Có xác nhận cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại đến sức khoẻ của
người lao động;
B. Sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên; phải báo trước và được người sử
dụng lao động đồng ý;
C. Bao gồm cả A và B;
D. Sau khi sinh con từ đủ 90 ngày trở lên;


Câu 13. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khoẻ còn yếu
thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao nhiêu ngày trong một năm?
A. 05 ngày/năm;
B. 07 ngày/năm;
C. Từ 05 đến 10 ngày/năm;

Câu 14. Lao động nữ sau khi sinh sức khoẻ còn yếu, nghỉ dưỡng sức tại cơ sở
tập trung thì mức hưởng một ngày là?
A. Bằng 30% mức lương tối thiểu chung;
B. Bằng 40% mức lương tối thiểu chung;
C. Bằng 50% mức lương tối thiểu chung.

Câu 15. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai trong điều kiện bình thường
của lao động nữ quy định ra sao?
A. Khám 03 lần, mỗi lần 01 ngày;
B. Khám 05 lần, mỗi lần 01 ngày;
C. Khám 07 lần, mỗi lần 01 ngày.
3

Câu 16. Thời gian nghỉ việc đi khám thai được tính như thế nào?
A. Tính theo ngày làm việc;
B. Tính luôn ngày nghỉ hàng tuần;
C. Tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết.

Câu 17. Thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được
tính như thế nào?
A. Tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết;
B. Tính cả ngày nghỉ hàng tuần;
C. Cả A và B đều đúng;

D. Tính theo ngày làm việc.
Câu 18. Thời gian lao động nữ nghỉ hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai
hoặc thai chết lưu bao nhiêu ngày?
A. 10 ngày nếu thai dưới 01 tháng;
B. 20 ngày nếu thai từ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
C. 40 ngày nếu thai từ 03 tháng đến dưới 06 tháng;
D . Cả A, B, C đều đúng.
Câu 19. Thời gian nghỉ việc thực hiện các biện pháp tránh thai có tính luôn
các ngày dưới đây:
A. Tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết;
B. Ngày nghỉ hằng tuần;
C. Cả A, B đều đúng;
D. Ngày nghỉ hàng năm.
Câu 20. Lao động nữ đặt vòng tránh thai được nghỉ bao nhiêu ngày?
A. Lao động nữ được nghỉ việc 07 ngày;
B. Lao động nữ được nghỉ việc 10 ngày;
C. Lao động nữ được nghỉ việc 15 ngày.
Câu 21. Lao động nữ thực hiện biện pháp triệt sản được nghỉ bao nhiêu ngày?
A. Lao động nữ được nghỉ việc 10 ngày
B. Lao động nữ được nghỉ việc 15 ngày
C. Lao động nữ được nghỉ việc 20 ngày
Câu 22. Các quy định cấm đối với người sử dụng lao động khi sử dụng lao
động nữ?
4
A. Cấm ban hành những quy định không có lợi hơn những quy định của
pháp luật dành cho lao động nữ;
B. Cấm những hành vi hạn chế khả năng được tiếp nhận lao động nữ vào
làm việc;
C. Cấm mạt sát, đánh dập xúc phạnm đến danh dự và nhân phẩm của lao
động nữ trong khi làm việc;

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23. Người lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động theo Điều 112 của Bộ Luật Lao động được quy định như thế nào?
A. Người sử dụng lao động phải chuyển ngay người lao động nữ có thai
đang làm công việc có nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi sang làm công
việc khác phù hợp, khi có giấy chứng nhận của bác sĩ phòng khám đa khoa trong
các bệnh viện hoặc các phòng khám từ cấp huyện trở lên;
B. Trường hợp người sử dụng lao động không bố trí được công việc phù hợp
với người lao động nữ có thai thì người lao động nữ có quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường phí đào tạo (nếu có);
C. Cả A, B đều đúng;
D. Có quyền chấm dứt Hợp đồng lao động và báo trước 30 ngày.
Câu 24. Lao động nữ sau khi nghỉ hết thời gian thai sản có bị điều chuyển làm
công việc khác hay không?
A. Sau thời gian nghỉ thai sản trở lại làm việc vẫn được bảo đảm chỗ làm
việc;
B. Điều chuyển làm công việc khác do nghỉ thai sản;
C. Thoả thuận lại hợp đồng lao động.
Đáp án A (Khoản 2 Điều 117 BLLĐ)
Câu 25. Người sử dụng lao động phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc trong
trường hợp nào?
A. Khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển chọn, làm công việc phù hợp với cả
nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần;
B. Nhận lao động nữ theo nhu cầu doanh nghiệp;
C. Khi lao động nữ đủ tiêu chuẩn tuyển chọn, làm công việc phù hợp với nữ
mà doanh nghiệp đang cần.
Câu 26. Lao động nữ có quyền được nghỉ trước và sau khi sinh con bao nhiêu
tháng?
A. Được nghỉ trước khi sinh 01 tháng;

5
B. Được nghỉ trước và sau khi sinh con, cộng lại từ 4 đến 6 tháng tùy theo
điều kiện lao động và tính chất công việc;
C. Được nghỉ trước khi sinh 02 tháng.
Câu 27. Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần bằng mấy tháng lương tối
thiểu chung cho mỗi con?
A. Trợ cấp một lần bằng 01 tháng lương tối thiểu chung;
B. Trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương tối thiểu chung ;
C. Trợ cấp một lần bằng 03 tháng lương tối thiểu chung;
D. Không có trợ cấp;
Câu 28. Điều kiện nào lao động nữ được hưởng chế độ thai sản?
A. Lao động nữ mang thai;
B. Lao động nữ sinh con;
C. Lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 29. Thời gian nào dưới đây được người sử dụng lao động tính vào thời
gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản?
A. Người lao động nữ khám thai;
B. Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản;
C. Người lao động nữ sẩy thai, nạo, hút thai;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 30. Lao động nữ trong thời gian mang thai mà ở xa cơ sở y tế hoặc người
mang thai có bệnh lý thai không bình thường thì được nghỉ bao nhiêu ngày
cho mỗi lần khám thai định kỳ?
A. Được nghỉ mỗi lần 01 ngày;
B. Được nghỉ mỗi lần 02 ngày;
C. Được nghỉ mỗi lần 03 ngày.
Câu 31. Lao động nữ làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế
độc ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên thì

thời gian hưởng chế độ khi sinh con là?
A. 04 tháng;
B. 05 tháng;
C. 06 tháng.
6
Câu 32. Lao động nữ sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc theo quy định
thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm bao nhiêu ngày?
A. Được nghỉ thêm 20 ngày cho mỗi con;
B. Được nghỉ thêm 30 ngày cho mỗi con;
C. Được nghỉ thêm 40 ngày cho mỗi con;
Câu 33. Trường hợp lao động nữ sau khi sinh, con bị chết được nghỉ như thế
nào?
A. Được nghỉ 30 ngày nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên tính từ ngày con chết;
B. Được nghỉ 90 ngày nếu con dưới 60 ngày tuổi tính từ ngày sinh con;
C. Cả A, B đều đúng;
D. Được nghỉ 60 ngày nếu con 50 ngày tuổi tính từ ngày sinh con.
Câu 34. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có phải tham gia BHXH
không?
A. Lao động nữ vẫn tham gia BHXH trong thời gian thai sản;
B. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian đóng
bảo hiểm xã hội;
C. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải
đóng bảo hiểm xã hội;
D. Cả B, C đều đúng.
Câu 35. Lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ sinh có được hưởng tiền
lương, tiền công của những ngày làm việc không?
A. Chỉ hưởng lương thai sản do BHXH chi trả;
B. Lao động nữ vẫn tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp thai sản ngoài tiền lương
của những ngày làm việc bình thường;
C. Chỉ được hưởng tiền lương của những ngày làm việc.

Đáp án B (Khoản 2 Điều 114 BLLĐ)
Câu 36. Thời gian nghỉ hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết
lưu được tính như thế nào?
A. Tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần;
B. Tính cả ngày nghỉ hàng năm;
C. Cả A, B đều đúng.
Đáp án A (Điều 30 Luật BHXH)
Câu 37. Thời gian lao động nữ hưởng chế độ thai sản do con bị chết được quy
định như sau:
7
A. Không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định pháp luật lao
động;
B. Được tính là thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
C. Cả A và B đều sai.
Câu 38. Pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động phải thực hiện
các quy định đối với lao động nữ như thế nào?
A. Phải thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng,
nâng bậc lương và trả công lao động;
B. Nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử, xúc
phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ;
C. Phải ưu tiên nhận phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ tiêu chuẩn tuyển
chọn, làm công việc phù hợp với cả nam và nữ mà doanh nghiệp đang cần;
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 39. Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với lao động
trong trường hợp nào sau đây?
A. Người lao động nữ có thai; nghỉ thai sản;
B. Nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
C. Người lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng;
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 40. Khi hết thời gian xử lý kỷ luật đối với lao động nữ nghỉ thai sản,
người sử dụng lao động được khôi phục thời hiệu để xem xét kỷ luật là bao
nhiêu ngày?
A. Tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian xử lý KLLĐ;
B. Tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian xử lý KLLĐ;
C. Tối đa không quá 90 ngày kể từ ngày hết thời gian xử lý KLLĐ.
Câu 41. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ trong trường hợp nào sau đây?
A. Lao động nữ kết hôn, có thai;
B. Lao động nữ đang nghỉ thai sản;
C. Lao động nữ dang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 42. Lao động nữ được hưởng những ưu đãi gì về thời gian làm việc?
A. Được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh;
B. Được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi vẫn hưởng đủ lương;
8
C. Cả A và B đều đúng.
D. Giảm bớt 01 giờ làm việc không hưởng lương.
Câu 43. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản do con bị chết có tính các ngày
nghỉ dưới đây hay không?
A. Tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết;
B. Tính cả ngày nghỉ hàng tuần;
C. Tính cả ngày nghỉ hàng năm;
D. A, B đều đúng.
Câu 44. Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc, khi có thai đến tháng thứ
7 thì chế độ làm việc được quy định như thế nào?
A. Được chuyển làm công việc nhẹ hơn;
B. Hoặc được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ
lương;

C. A và B đúng;
D. Người lao động nữ làm 8 giờ/ ngày.
Câu 45. Hành vi nào sau đây của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
bị nghiêm cấm?
A. Phân biệt đối xử với phụ nữ;
B. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ;
C. Không thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ về tuyển dụng, sử dụng,
nâng bậc lương và trả công lao động;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 46. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi được bao nhiêu
tháng?
A. Người lao động được nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi;
B. Lao động nữ được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 04
tháng tuổi;
C. Lao động nam được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 04
tháng tuổi;
Câu 47. Lao động nữ có thời gian nghỉ thai sản được xét danh hiệu lao động
tiên tiến, chiến sỹ tiên tiến vào dịp tổng kết cuối năm hay không?
A. Không được xét danh hiệu;
B. Được xét danh hiệu;
C. Không được xét danh hiệu nhưng khen thưởng tương ứng với số tháng
làm việc.
9
Câu 48. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động nữ: sử dụng lao động nữ có
thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm
việc ban đêm và đi công tác xa; không chuyển làm việc nhẹ hơn hoặc không
giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày đối với người lao động nữ làm công việc
nặng nhọc có thai đến tháng thứ 7:

A. Từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 01 người đến
10 người lao động;
B. Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm với từ 11 người đến
50 người lao động;
C. Cả A, B đều đúng
D. Từ 6.000.000 đồng đến 10 triệu đồng, khi vi phạm với từ 51 người đến
100 người lao động;
Câu 49. Phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nữ vào những
công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại không theo
danh mục do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành:
A. Từ 200.000 đồng đến 2.000.0000 đồng;
B. Từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
C. Từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Câu 50. Phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động nữ tiếp xúc
với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con hoặc
làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ hoặc ngâm mình dưới nước
A. Từ 300.000 đồng đến 3.000.0000 đồng;
B. Từ 400.000 đồng đến 4.000.000 đồng;
C. Từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Câu 51. Phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nữ không có chỗ
thay quần áo, buồng tắm, nhà vệ sinh nữ; Không cho lao động nữ nghỉ 30
phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh hoặc nghỉ 60 phút mỗi ngày trong
thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi:
A. Từ 200.000 đồng đến 2.000.0000 đồng;
B. Từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
C. Từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 52. Phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nữ có thai từ
tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc
10
ban đêm và đi công tác xa hoặc không chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc

giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương đối với lao động
nữ làm công việc nặng nhọc:
A. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
B. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4. 000.000 đồng;
C. Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 53. Phạt tiền người sử dụng lao động có những hành vi sa thải hoặc đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn; có
thai; nghỉ thai sản; nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp doanh nghiệp
chấm dứt hoạt động;
A. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
B. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
C. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
Câu 54. Phạt tiền đối với tổ chưc, cá nhân vi phạm những quy định về lao
động đặc thù: Không tham khảo ý kiến của đại diện lao động cho nữ khi
quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ
em trong doanh nghiệp; Có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ;
A. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
B. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
C . Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
Câu 55. Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai
sản, nếu đã nghỉ ít nhất được 2 tháng sau khi sinh và có giấy của thầy thuốc
chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khỏe và phải báo
cho người sử dụng lao động biết trước có được trả lương không?
A. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc người
lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản;
B. Chỉ hưởng tiền lương do doanh nghiệp trả;
C. Chỉ hưởng Trợ cấp thai sản.
Câu 56. Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu người lao động nữ có thể
nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương không.
A. Nghỉ thêm theo thỏa thuận với người sử dụng lao động;

B. Nghỉ thêm 02 tháng không hưởng lương;
C. Nghỉ thêm 03 tháng không hưởng lương.
11
Câu 57. Khi lao động nữ làm việc ở môi trường làm việc có nguy cơ ảnh
hưởng đến thai nhi thì:
A. Người sử dụng chuyển ngay lao động nữ có thai sang làm công việc khác
phù hợp;
B. Lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải
bồi thường chi phí đào tại (nếu có), nếu có giấy của thầy thuốc chứng nhận tiếp tục
làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
C. Cả A, B đều đúng;
D. Tạm hoãn hợp đồng.
Câu 58. Người sử dụng lao động không sử dụng lao động nữ bất kỳ ở độ tuổi
nào làm những công việc nặng nhọc độc hại như sau:
A. Ngâm mình dưới nước;
B. Làm việc thường xuyên dưới hầm mỏ;
C. Cả A, B, đều đúng;
D. Điều đi công tác xa.
Câu 59. Lao động nữ khi có thai đến tháng thứ 7 được ưu đãi gì khi làm việc?
A. Không phải làm thêm giờ;
B. Không làm việc vào ban đêm;
C. Không điều đi công tác xa;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 60. Trong thời gian cho con bú, nếu vì lý do khách quan nào đó mà không
về cho con bú, ở lại làm việc cho doanh nghiệp, thì thời gian làm việc thêm
(tương ứng thời gian cho con bú) được tính như thế nào?
A. Được doanh nghiệp trả trợ cấp theo chế độ phụ cấp làm thêm giờ như quy
định hiện hành;
B. Hưởng đủ tiền lương của ngày làm việc bình thường;
C. Được tính 200% tiền lương làm thêm giờ của ngày làm việc bình thường;

Câu 61. Trường hợp lao động nữ làm việc tại doanh nghiệp thuộc doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và được bồi dưỡng thêm một lần sau khi
sinh con lần thứ nhất hoặc thứ hai giúp đỡ người mẹ khắc phục một phần khó
khăn do sinh đẻ?
A. Mức chi không quá 300.000 đồng (đối với doanh nghiệp ở thành phố, thị
trấn, thị xã);
B. Mức chi không quá 500.000 đồng (đối với doanh nghiệp ở vùng sâu, xa,
hải đảo);
12
C. Cả A, B đều đúng;
D. Mức chi không quá 700.000 đồng (đối với doanh nghiệp ở vùng sâu, xa,
hải đảo).
Câu 62. Lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được
nghỉ bao nhiêu phút mỗi ngày mà vẫn hưởng đủ lương?
A. Được nghỉ 60 phút;
B. Được nghỉ 40 phút;
C. Được nghỉ 30 phút;
Câu 63. Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao
động nữ vi phạm kỷ luật lao động bị xử lý như thế nào?
A. Bị xử lý kỷ luật như những lao động bình thường khác;
B. Không bị xử lý kỷ luật;
C. Không được xử lý kỷ luật. Khi hết thời gian nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ
nêu trên, mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu để
xem xét xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết
thời gian nêu trên, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;
Câu 64. Quyền lợi của lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được quy
định cơ bản tại các điều nào của Bộ luật Lao động?
A. Điều 141;
B. Điều 144;
C. A, B đều đúng;

D. Điều 145.
Câu 65. Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ
ốm bao nhiêu ngày trong một năm?
A. Nghỉ 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm;
B. Nghỉ 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ mười lăm năm đến dưới 30 năm;
C. Nghỉ 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên;
D. Cả A, B, C đều đúng;
Câu 66. Thời gian nghỉ ốm có tính luôn các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ
hàng tuần hay không?
A. Thời gian nghỉ ốm chỉ tính theo ngày làm việc;
B. Tính luôn các ngày nghỉ lễ, tết, hàng tuần;
C. Kể cả những ngày nghỉ hàng năm.
13
Câu 67. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ
đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì người cha hoặc người
trực tiếp nuôi dưỡng có được hưởng chế độ thai sản không?
A. Không được hưởng chế độ thai sản;
B. Được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi;
C. Chỉ có người cha được hưởng chế độ thai sản.
Câu 68. Người lao động khi có con ốm đau trong một năm được nghỉ bao
nhiêu ngày?
A. Tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi;
B. Tối đa 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến 07 tuổi;
C. Tối đa 25 ngày làm việc nếu con từ đủ 05 tuổi đến 07 tuổi;
D. Cả A, B đều đúng.
Câu 69. Trong trường hợp cả cha, mẹ đều tham gia BHXH, nếu người mẹ đã
hết thời hạn hưởng chế độ con ốm đau mà con vẫn còn ốm thì người cha có
được hưởng chế độ con ốm đau không?
A. Người cha vẫn được hưởng chế độ con ốm trong năm làm việc;
B. Không được hưởng do mẹ đã hưởng hết chế độ con ốm;

C. Cả A, B đều đúng.
Câu 70. Trường hợp nào không được xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”?
A. Nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên;
B. Không đăng ký thi đua;
C. Mới tuyển dụng dưới 10 tháng;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 71. Lao động nữ đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 1 năm có được người
sử dụng lao động xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” hay không?
A. Được xét nếu đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên;
B. Được xét nếu chấp hành tốt các quy định của cơ sở đào tạo;
C. Cả A, B đều đúng;
D. Được xét nếu có thời gian làm việc 06 tháng tại đơn vị.
Câu 72. Quyền bình đẳng của lao động nữ trong quan hệ lao động thể hiện
trong những nội dung sau:
A. Tuyển dụng, sử dụng đào tạo;
B. Nâng bậc lương, đề bạt;
C. Các chế độ phúc lợi về vật chất lẫn tinh thần;
D. Cả A, B, C đều đúng.
14
Câu 73. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng
lao động đối với lao động nữ như thế nào?
A. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng
giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền
lương và các chế độ khác;
B. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định
những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ;
C. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc;
Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu
giáo cho lao động nữ;
D. Cả A, B, C.

Câu 74 . Bộ luật Lao động năm 2012 quy định thời gian nghỉ thai sản là?
A. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp
lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được
nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng;
B. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 05 tháng. Trường hợp
lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được
nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 03 tháng;
C. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 04 tháng. Trường hợp
lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được
nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 01 tháng.

Câu 75. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định trước khi hết thời gian nghỉ thai
sản, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và
được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi
đã nghỉ ít nhất được:
A. 04 tháng;
B. 03 tháng;
C. 02 tháng.
Câu 76. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về bảo đảm việc làm cho lao
động nữ nghỉ thai sản như thế nào?
A. Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ
thai sản kể cả có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận
15
với người sử dụng lao động;
B. Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí
việc làm khác cho lao động nữ với mức lương không thấp hơn mức lương trước
khi nghỉ thai sản;
C. Cả A và B;
D. Chỉ bảo đảm việc làm khi nghỉ đúng quy định.

Câu 77. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như thế nào về lao động nữ
được trợ cấp BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH khi nghỉ để chăm
sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai?
A. Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, phá thai bệnh lý,
thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi
dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
B. Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá
thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 07 tuổi ốm đau,
nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
C. Thời gian nghỉ việc khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu,
thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con dưới 05 tuổi ốm đau, nuôi con nuôi
dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Câu 78. Công việc không được sử dụng lao động nữ theo quy định của Bộ luật
Lao động năm 2012 là?
A. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh
mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban
hành; Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước; Công việc làm thường
xuyên dưới hầm mỏ;
B. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh
mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban
hành;
C. Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước, nơi ô nhiễm môi
trường;
D. Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.
Câu 79. Bộ luật Lao động năm 2012 quy định chính sách của Nhà nước đối với
lao động nữ là?
A. Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ. Nhà nước có kế
hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ;
B. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có
16

việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh
hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà;
C. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng
nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế;
D. Cả A, B, C
__________________

CÁC VĂN BẢN THAM KHẢO VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN
ĐẾN LAO ĐỘNG NỮ
1. Chương IX Những quy định riêng đối với lao động nữ (từ Điều 109 đến Điều
118) Bộ luật Lao động và các điều có liên quan đến lao động nữ trong Bộ luật Lao động:
Điều 37, 39, 145
2. Nghị định số 23/CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với
lao động nữ;
3. Thông tư số 79/1997/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 1997 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 23 ngày 18/04/1996 của Chính phủ “Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao
động nữ”;
4. Thông tư số 03/LĐTBXH-TT ngày 13 tháng 11 năm 1997 của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 23/CP ngày
18/4/1996 của Chính phủ về những quy định riêng đối với lao động nữ;
5. Nghị định 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi;
6. Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm
vật chất (khoản 3 Điều 1);
7. Luật Bảo hiểm xã hội tại Chương III, mục 2 quy định về chế độ thai sản (từ

Điều 27 đến Điều 37);
8. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ
hướng dẫn một số điều của Luật BHXH bắt buộc tại Chương II mục 2 quy định về Chế
độ thai sản (từ Điều 13 đến Điều 17);
17
9. Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao
động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
152/2006/NĐ-CP;
10. Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 9 năm 2008 sửa đổi, bổ
sung Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH;
11. Thông tư số 41/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2009 hướng dẫn
sửa đổi, bổ sung Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH;
12. Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ
hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua khen thưởng;
13. Thông tư liên tịch số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 28 tháng 12 năm
2011 “Quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao
động nữ, lao động nữ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi”
14. Nghị định 47/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 “Quy định xử phạt
hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
18

×