Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

cập nhật tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình mất răng bằng cầu cổ điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.49 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÉ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN MẠNH MINH
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SỸ:
CẬP NHẬT TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG VÀ NHU CẦU
PHỤC HÌNH MẤT RĂNG BẰNG CẦU CỔ ĐIỂN
THUỘC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
NGHIÊN CỨU RĂNG TRỤ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CẦU CỔ ĐIỂN
HÀ NỘI - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÉ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
CHUYÊN ĐỀ TIẾN SỸ:
CẬP NHẬT TÌNH TRẠNG MẤT RĂNG VÀ NHU
CẦU PHỤC HÌNH MẤT RĂNG BẰNG CẦU CỔ
ĐIỂN
THUỘC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
NGHIÊN CỨU RĂNG TRỤ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CẦU CỔ ĐIỂN
Chuyên ngành: Nha khoa
Mã sè: 62.72.28.01
Nghiên cứu sinh:
NGUYỄN MẠNH MINH
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. ĐỖ QUANG TRUNG
HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC
1. t v n Đặ ấ đề 1
2. C p nh t tình tr ng m t r ng v nhu c u ph c hình m t r ng ậ ậ ạ ấ ă à ầ ụ ấ ă
b ng c u c i nằ ầ ổ đ ể 2
  Ở ệ 
  ế ớ 
3. Phân lo i m t r ngạ ấ ă 5


    ạ ấ ă ủ 
    !  "!!ạ ấ ă ừ ầ ủ 
    #$%&ạ ấ ă ủ '
4. H u qu c a m t r ngậ ả ủ ấ ă 8
(  ) * # ấ ă ằ ề ă +
,   $  *-  ế đổ ở ố à ấ ă +
,    ế đổ ở ặ +
     Ả ưở ớ ứ ă +
5. ánh giá các nguyên nhân gây m t r ngĐ ấ ă 11
&.# ă 
&, *-/# ệ ă 
&0  *-  ấ ươ à ặ 
& #1  ố ươ à &
&& $  ệ ă ệ &
& 2   %ă ệ đị ỳ
&  # )   Đ ề ị ệ ă ệ 
&'( /# 2#  ố ữ ấ ă '
6. Gi i pháp d phòng v ph c hình m t r ngả ự à ụ ấ ă 19
3 !4  ự ấ ă +
52 %ụ 6
02) !2!!4)   ệ ệ ă ệ 
02) !2!!4) *-/# ệ ệ ă 
02) !2!!4) # *- *   ệ ệ ư ệ à à ặ &
 7  ụ ấ ă 
 7  )  # ụ ố đị ằ ầ ă 
 7)  8! 9:!;ụ ằ ấ ă 
 7)   2 !ụ ằ à ả ắ '
7. V n d ng chuyên v o t i nghiên c u ậ ụ đề à đề à ứ 29
8. K t lu nế ậ 30


1. Đặt vấn đề
Mất răng là một biến cố lớn trong cuộc sống của con người. Vì mỗi răng
là một phần cấu thành của bộ răng, mà bộ răng là một phần của hệ thống nhai.
Hệ thống nhai không chỉ đảm nhận chức năng ăn nhai mà còn thực hiện hoặc
tham gia thực hiện chức năng khác  nói, nuốt và thẩm mỹ Vì vậy, việc
mất một hoặc nhiều răng không những chỉ có nghĩa là mất các chức năng của
răng này mà còn ảnh hưởng tới chức năng của các răng còn lại của bộ răng và
toàn bộ hệ thống nhai.
Với những hậu quả của mất răng gây ra, trách nhiệm của bác sỹ răng
hàm mặt phải phục hình răng mất càng sớm càng tốt để trả lại chức năng,
ngăn chặn sự siêu lệch của các răng còn lại và đây cũng là một trong số các
biện pháp phòng chống mất răng. Để làm tốt việc này, chóng ta phải có các số
liệu thống kê về mất răng, nguyên nhân mất răng và nhu cầu phục hình răng
mất để từ đó xây dựng các chương trình phòng chống mất răng cụ thể cho
từng nguyên nhân như chương trình phòng chống sâu răng, nha học đường
Vì vậy, chuyên đề: "Cập nhật tình trạng mất răng và nhu cầu phục
hình mất răng bằng cầu cổ điển" đề cập đến vấn đề:
- Mô tả tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình mất răng bằng cầu cổ điển.
- Đánh giá các nguyên nhân gây mất răng.
- Đề xuất những giải pháp phòng và điều trị mất răng.

2. Cập nhật tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình mất răng bằng
cầu cổ điển
2.1. Ở Việt Nam
Công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng ở nước ta trong những năm gần
đây ngày càng được quan tâm ( chương trình nha học đường ), tuy nhiên,
tỷ lệ mất răng vẫn còn cao. Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng năm
1990 của Võ Thế Quang và cộng sự [7], tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 35-44 là
47,33%; nhu cầu làm răng cổ điển là 26,33%; nhu cầu làm răng giả tháo lắp
từng phần hàm trên là 10%, từng phần hàm dưới là 3,67%, toàn bộ hàm trên

là 3,33% và toàn bộ hàm dưới là 2,67%.
Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng ở miền Nam Việt Nam năm 1991
của Vũ Kiều Diễm và cộng sự [2], tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 35-44 là 68,66%
và trung bình số răng mất của một người là 3,49. Còng theo kết quả điều tra
trên, có một vấn đề đáng quan tâm là lứa tuổi 12 có tỷ lệ mất răng vĩnh viễn
chiếm 6,66%.
Kết quả điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng các tỉnh phía Bắc năm 1991
của Nguyễn Đức Thắng [9], tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 35-44 là 36,67%; nhu
cầu làm răng giả là 63,33%, trong đó chỉ có 2% được làm răng giả. Ở nhóm
tuổi 12, tỷ lệ mất răng là 1,67%; nhu cầu làm răng giả là 1,67%. Ở nhóm tuổi
15, tỷ lệ mất răng là 0,34%; nhu cầu làm răng giả là 0,33%.
Với kết quả điều tra của hai tác giả trên, cùng được thực hiện vào năm
1991, ở tại hai miền của đất nước thì ở lứa tuổi 35-44 tỷ lệ mất răng của người
dân ở miền  cao hơn hẳn miền Bắc.
Kết quả điều tra của Nguyễn Văn Bài (1994) [1] ở miền Bắc Việt ,
tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 35-44 là 27,27% đặc biệt ở nhóm tuổi trên 65 có tỷ lệ
mất răng là 95,21%; nhu cầu phục hình là 90,43%. Tỷ lệ mất răng nói chung
là 42,1% và nhu cầu phục hình răng bằng cầu cổ điển là 59,79%.

Kết quả điều tra của chúng tôi năm 2007 [6] tại Hà Nội, ở nhóm tuổi 20-
34 tỷ lệ mất răng là 19,8%, nhu cầu phục hình là 19%; ở nhóm tuổi 35-44 tỷ
lệ mất răng là 36,3%, nhu cầu phục hình là 33,4%; ở nhóm tuổi 45-60 tỷ lệ
mất răng là 50,1%, nhu cầu phục hình là 34,9%; Tỷ lệ mất răng nói chung là
35,3%; nhu cầu phục hình 33,4%; trong đó nhu cầu phục hình bằng cầu
86,88%; tỷ lệ người đã được phục hình 15%.
So sánh kết quả của Nguyễn Đức Thắng (1991) [9], Nguyễn Văn Bài (1994)
[1] và của chúng tôi ở miền Bắc Việt , cùng lứa tuổi 35-44 cho thấy:
Tỷ lệ mất răng từ 36,67% năm 1990 xuống còn 27,27% năm 1994,
nhưng đến năm 2007 tỷ lệ đã tăng lên là 36,3%.
Nhu cầu phục hình răng năm 1991 là 63,33%; năm 1994 là 21,6%; năm

2007 là 35,3%.
Tỷ lệ người đã được phục hình năm 1991 chỉ có 2%; năm 1994 là 8,57%
và năm 2007 là 15%.
Qua kết quả trên cho thấy tỷ lệ mất răng ở nhóm tuổi từ 35-44 đang có
dấu hiệu tăng trở lại, vì đây là nhóm tuổi mà các chương trình chăm sóc sức
khỏe răng miệng chưa quan tâm đến. Do đó nhu cầu phục hình cũng tăng theo
trong khi đó số người đã được phục hình cũng đã tăng nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu phục hình trong cộng đồng. Vì vậy, để phòng chống mất
răng có hiệu quả, ngoài các chương trình phòng chống sâu răng và bệnh
quanh răng thì phục hình răng mất không những đã đáp ứng được chức năng
của răng mất mà còn có tác dụng phòng mất răng cho những răng còn lại.
Theo kết quả điều tra của cả nước nói chung còng  miền Bắc, miền 
nói riêng thì nhu cầu phục hình là rất lớn, nhưng ngành răng hàm mặt mới chỉ
phục hình được một tỷ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân là do đội ngũ bác sỹ răng hàm
mặt chưa đủ, điều kiện trang thiết bị cho phục hình chưa được tốt, kỹ thuật
phục hình chưa được chuẩn dẫn đến kết quả phục hình không tạo sự thoải mái

cho bệnh nhân nên phục hình không đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân.
Ngoài nguyên nhân trên cũng còn nhiều nguyên nhân khác trong đó phải kể
đến ý thức và điều kiện kinh tế của bệnh nhân. Nhưng trong những năm gần
đây, nền kinh tế, xã hội của Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc cộng
với nhu cầu phục hình rất lớn trong cộng đồng, vì vậy trách nhiệm của mỗi
bác sỹ răng hàm mặt nói riêng cũng như của ngành răng hàm mặt nói chung
phải trang bị kiến thức, con người và cơ sở vật chất để có thể đáp ứng được
nhu cầu của phục hình mất răng nhằm nâng cao tỷ lệ số người được phục
hình, kết quả phục hình ngày càng cao và kinh phí phục hình ngày càng thấp.
2.2. Trên thế giới
Ở Việt Nam cũng như tại các nước đang phát triển khác trên thế giới,
dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng, nhận thức của người dân về chăm sóc
răng miệng còn rất nhiều hạn chế, răng thường bị nhổ khi đau, khó chịu hoặc

không có điều kiện để chữa, vì vậy mà tỷ lệ mất răng ở các nước này luôn cao
và gặp ở mọi lứa tuổi, trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ lệ mất răng ở
người trưởng thành đã giảm rõ rệt trong những năm gần đây, tuy nhiên, tỷ lệ
mất răng ở người già vẫn còn cao ở một số nước [29].
Theo kết quả điều tra của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1998, 48%
các nước châu Âu, tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 65-74 dao động từ 12,8 - 69,6%;
số răng mất trung bình từ 3,8 - 15,1 răng [15].
Tại Hội nghị Nha khoa Na uy (2007), Ambjornsen đã báo cáo về tình
trạng mất răng ở Na uy như sau: trong những năm 1970, 1980, tỷ lệ mất răng
ở lứa tuổi trên 65 khoảng 50%; vào cuối thế kỷ 20 khoảng 30% [12]. Còn tại
Thụy Điển, trong một nghiên cứu sức khỏe răng miệng những người già 70
tuổi của Osterberg T với mẫu nghiên cứu là 386 người, có 70% bị mất răng
trong đó 50,05% mất răng ở hai hàm và 19,5% mất răng ở một hàm, tỷ lệ mất
răng ở hàm trên cao hơn hàm dưới và ở vùng răng hàm nhiều hơn vùng răng
&
cửa [22]. Cũng tại Thụy Điển, Norderyd O. [21] nghiên cứu so sánh tình hình
ở thành phố và ngoại ô vùng Jonkoping năm 1993 cho thấy tỷ lệ mất răng của
nhóm người sống ở thành phố cao hơn nhóm người sống ở ngoại ô ở các lứa
tuổi 30, 40, 50, 60 và 70. Tỷ lệ mất răng ở nhóm người sống tại thành phố là
17% trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm người sống ở ngoại ô là 13%.
Tại Iceland (1990), theo kết quả nghiên cứu của Axelsson có 20,7%
người lớn (từ 18 tuổi trở lên) bị mất răng, tỷ lệ mất răng ở phụ nữ cao hơn
nam giới và trong nhóm 35-44 tuổi tỷ lệ mất răng tăng theo lứa tuổi [13].
Parvinen [18] điều tra ở Tây Nam Phần Lan cho thấy: năm 1977, tỷ lệ
mất răng là 60% và số răng mất trung bình của một người là 7,8; năm 1996 tỷ
lệ mất răng là 36,6% và số răng mất trung bình của một người là 4,7.
Do chăm sóc sức khỏe răng miệng ngày càng tốt nên tỷ lệ mất răng nói
chung ngày càng giảm. Osterberg T. điều tra tại Thụy Điển ở nhóm tuổi từ
25-74, tỷ lệ mất răng là 19% vào năm 1975 và chỉ còn 3% ở năm 1997. Tác
giả cũng dự đoán tới năm 2015 sẽ có 95% người ở lứa tuổi 65-74 và 90%

người ở lứa tuổi 75-84 còn đủ răng [23].
Qua kết quả đáng khích lệ của các nước phát triển, hy vọng rằng tình
hình mất răng ở Việt Nam những năm tới sẽ có kết quả khả quan hơn do
chóng ta đã ngày càng nhận thức được công tác phòng chống mất răng và
phục hình lại răng mất cho bệnh nhân.
3. Phân loại mất răng
Mất răng được phân làm hai loại chính đó là mất răng từng phần và mất
răng toàn bộ, do đó có rất nhiều kiểu mất răng từng phần. Người ta ước tính
có khoảng trên 65.000 kiểu mất răng ở trên một cung hàm [21]. Vì vậy, cần
phải có phân loại mất răng từng phần để qui về một số loại mất răng có thể áp
dụng được trong lâm sàng.
Những yêu cầu cần có của một phân loại mất răng có thể được chấp nhận:

- Cách phân loại mất răng cho phép dễ nhận ra ngay loại mất răng khi
khám bệnh nhân.
- Cách phân loại mất răng cho phép biết được loại mất răng nào có thể
làm hàm giả được nâng đỡ trên răng hoặc hàm giả vừa nâng đỡ trên răng vừa
nâng đỡ trên mô xương niêm mạc.
- Cách phân loại mất răng định hướng được kiểu thiết kế hàm giả.
- Cách phân loại mất răng được nhiều người chấp nhận.
Có nhiều cách phân loại mất răng của nhiều tác giả khác nhau :
Kennedy, Applegate, Koudiandsky, Bailyn, Skinner Nhưng cách phân loại
mất răng của Kennedy được nhiều người sử dụng nhất.
3.1. Phân loại mất răng của Kennedy [17], [27]
Edward Kennedy đưa ra cách phân loại mất răng từng phần đầu tiên vào
năm 1923. Ông phân ra làm 4 loại mất răng từng phần:
- Loại I: Mất răng phía sau hai bên không còn răng giới hạn xa.
- Loại II: Mất răng phía sau một bên không còn răng giới hạn xa.
- Loại III: Mất răng phía sau một bên còn răng giới hạn xa.
- Loại IV: Mất răng phía trước (răng cửa) đi qua đường giữa.

Ưu điểm của cách phân loại mất răng của Kennedy:
- Dễ nhận biết loại mất răng.
- Gợi ý được kiểu thiết kế hàm giả cho từng loại mất răng.
3.2. Phân loại mất răng từng phần của Applegate [27]
Trong phục hình cố định răng bằng cầu cổ điển thì phân loại mất răng
từng phần của Applegate được sử dụng nhiều nhất vì cách phân loại này định
hướng được kiểu thiết kế hàm giả.
Cách phân loại mất răng của Kennedy (1960) được Applegate đã bổ
sung một số nguyên tắc sau:

- Phân loại mất răng chỉ được tiến hành sau khi đã nhổ các răng có chỉ
định nhổ răng.
- Nếu mất răng số 8 và không cần làm răng giả thì không tính đến trong
phân loại.
- Nếu còn răng số 8 mà được dùng  răng trụ thì răng 8 này được tính
trong phân loại.
- Nếu răng số 7 mất mà không cần làm răng giả (ví dụ răng số 7 đối diện
cũng mất mà không làm răng giả) thì không được tính trong phân loại.
- Vùng mất răng phía sau luôn được chọn để quy định loại mất răng.
- Những khoảng mất răng khác được gọi là biến thể và được đánh số.
- Độ rộng của khoảng mất răng biến thể không được tính đến trong phân
loại mà chỉ tính số khoảng mất răng có thêm.
- Mất răng loại IV không có biến thể.
Phân loại mất răng từng phần của Applegate nh sau:
- Loại I: Mất răng sau hai bên.
- Loại II: Mất răng sau một bên.
- Loại III: Mất răng sau một bên, có răng giới hạn ở hai đầu. Nhưng các
răng trụ này không thể gánh chịu toàn thể lực nhai đề lên hàm giả. Có thể do:
+ Khoảng mất răng dài
+ Chân răng trụ có hình dáng và chiều dài không phù hợp

+ Xương nâng đỡ bị tiêu nhiều
- Loại IV: Mất răng phía trước, đoạn mất răng đi ngang đường giữa
cung răng, giới hạn hai đầu bằng hai răng bên phải và bên trái của cung hàm.
Loại này có thể mất Ýt nhất từ hai răng đến nhiều nhất chỉ còn lại hai răng
hàm ở hai bên.
'
- Loại V: Mất răng có giới hạn hai đầu trong đó giới hạn phía trước là
răng cửa bên yếu với chân răng ngắn và nhỏ.
- Loại VI: Mất răng có giới hạn hai đầu với khoảng mất răng ngắn,
chiều dài và hình dáng chân răng trụ thích hợp cho nâng đỡ, sống hàm cao.
Hình 1. Các loại mất răng theo Kenedy - Applegate
3.3. Phân loại mất răng của Koudiandsky [5]
Tác giả dựa trên yêu cầu xác định khớp cắn trung tâm (mặt phẳng cắn
xác định với 3 điểm chạm của hai hàm).
- Loại I: Mất răng từng phần, hai hàm còn 3 điểm chạm.
- Loại II: Mất răng từng phần, hai hàm còn 1-2 điểm chạm.
- Loại III: Mất răng từng phần, hai hàm không có răng nào đối diện
nhau.
- Loại IV: Mất răng toàn bộ.
Sự phân loại mất răng của Kourliandsky có ý nghĩa gợi ý trong đo cắn
khi làm hàm giả.
4. Hậu quả của mất răng
+
4.1. Mất thăng bằng về cung răng
- Khi mất răng, các răng còn lại kế cận với khoảng mất răng thường bị
lệch về phía mất răng. Mất từ 2 răng liên tiếp trở lên thì các răng đối diện sẽ
bị trồi lên hoặc thòng xuống. Nếu mất răng lâu, các răng này có thể chạm tới
sống hàm vùng mất răng đối diện.
- Sù di lệch các răng dẫn đến thay đổi khớp cắn và các đường cong bù
trừ (Spee, Willson) gây nên sang chấn khớp cắn).

- Các răng còn lại phải hoạt động nhiều trong khi ăn nhai nên thường bị mòn.
4.2. Biến đổi ở sống hàm vùng mất răng
Xương hàm ở vùng mất răng bị tiêu, nếu mất răng lâu ngày mà không
làm hàm giả, sống hàm sẽ bị tiêu nhiều.
4.3. Biến đổi ở mặt
- Mất nhóm răng hàm hai bên: má xệ xuống, hóp lại, rãnh mũi má rõ nét.
- Mất nhóm răng hàm một bên: có thể làm mặt mất cân xứng.
- Mất nhóm răng cửa: môi không có khung đỡ sẽ bị xập xuống, bĩu ra,
khóe môi cụp xuống.
4.4. Ảnh hưởng tới chức năng
- Chức năng ăn nhai giảm, tiêu hóa có thể bị rối loạn đặc biệt là khi mất
toàn bộ răng.
- Phát âm bị ảnh hưởng, nói không rõ tiếng.
- Ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm.
6
Hình 2. Khớp cắn lệch lạc do nhổ răng hàm

5. Đánh giá các nguyên nhân gây mất răng
Cây vấn đề về mất răng
Nhìn vào cây vấn đề trên, chóng ta thấy có rất nhiều nguyên nhân gây
mất răng như:
5.1. Sâu răng
Bệnh sâu răng là sự phá hủy tổ chức cứng của răng. Bệnh sâu răng
không trực tiếp gây mất răng nhưng từ bệnh sâu răng có thể dẫn tới bệnh lý ở
tủy răng, cuống răng và những tổn thương lớn ở tổ chức cứng của răng. Nếu
răng sâu và biến chứng không thể điều trị được sẽ phải nhổ răng.
Sâu răng là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng. Theo các kết quả
điều tra tình trạng sức khỏe răng miệng ở trong nước cũng như ngoài nước,
sâu răng chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh răng miệng.
* Tình trạng sâu răng ở Việt Nam

Theo kết quả điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng ở Việt Nam năm 1990
của Võ Thế Quang [7], tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi 12 là 55,69%; lứa tuổi 15 là
.<#=*>
)?@
,A*B
/#=
0CDE
=>F
(C=G#
1DE>
A$
=A
HA#/#IJK#
L=A
M=
AJL%N
HO#/#IC=
9IDPQ@=RS
<T;

60,33% và lứa tuổi 35-44 là 79,00%.
Kết quả điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng các tỉnh phía Bắc năm 1991
của Nguyễn Đức Thắng [9], tỷ lệ sâu răng ở lứa tuổi 12 là 43,33%; lứa tuổi 15
là 47,33% và lứa tuổi 35-44 là 59,33%.
Kết quả điều tra răng miệng toàn quốc của Trần Văn Trường và Lâm
Ngọc Ên (1999 - 2000) [11], tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa tuổi 6-8 là 20,72%,
lứa tuổi 9-12 là 47,67%.
Kết quả điều tra của Vũ Kiều Diễm [2] tại miền Nam Việt , tỷ lệ sâu
răng ở lứa tuổi 12 là 76,33%; lứa tuổi 15 là 82,99%.
So sánh kết quả của Vũ Kiều Diễm và Nguyễn Đức Thắng cho thấy tình

trạng sâu răng ở miền Nam trầm trọng hơn miền Bắc, còn kết quả của Trần
Văn Trường và Võ Thế Quang thì sau 10 năm (1990 - 2000), tỷ lệ sâu răng ở
nước ta đã tăng từ 55,69% lên 61,48% ở lứa tuổi 12-14; từ 60,33% lên
69,07% ở lứa tuổi 15-17.
Theo kết quả điều tra của chúng tôi [6] thì mất răng do biến chứng của
sâu răng chung cho các nhóm tuổi là 47,35%, còn với nhóm tuổi 20-34 là
68%, cũng ở nhóm tuổi này theo Tống Minh Sơn [8] là 67,66%.
* Tình trạng sâu răng ở nước ngoài
Tại phần lớn các nước công nghiệp, có tới 90% học sinh bị sâu răng và
nhiều người lớn cũng bị sâu răng. Sâu răng ở châu Á và châu Mỹ La tinh
nhiều hơn châu Phi. Nhưng theo Tổ chức Y tế thế giới dự đoán, sâu răng sẽ
tăng ở các nước châu Phi đang phát triển [29].
Theo điều tra của Bergman (1990), một nhóm 303 người tại ()#
(Óc) trung bình mỗi người có 1,2 răng sâu và 5,2 răng sâu đã điều trị [14].
Thomas đã điều tra 300 người ở Nam Ên Độ năm 1992, trung bình mỗi
người có 2,6 răng sâu [28].
Theo một điều tra của Hugoson tại Thụy Điển với mẫu 1000 người, tỷ lệ

sâu răng ở nhóm trẻ 3 tuổi là 65% và trẻ 5 tuổi là 91% vào năm 1973, tỷ lệ
này tương ứng là 30% và 61% vào năm 1983.  vậy, tỷ lệ sâu răng đã giảm
rõ rệt sau 10 năm tại nước này [21].
Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng đã được quan tâm
nhiều hơn và có nhiều biện pháp dự phòng sâu răng được áp dụng như dùng
fluor để tăng độ cứng của răng, trám bít hố rãnh nhưng bệnh sâu răng vẫn
còn phổ biến.
Do có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sâu răng như: độ cứng
của men - ngà răng, chế độ vệ sinh răng miệng, sử dụng một số thuốc kháng
sinh , nên muốn kiểm soát được bệnh sâu răng, chúng ta cần phải tiến hành
một cách chủ động như dù phòng bằng fluor, chương trình nha học đường ,
cũng như tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức vệ sinh răng miệng, chăm sóc

răng miệng, khám răng định kỳ cho cộng đồng.
5.2. Bệnh vùng quanh răng
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Bệnh vùng
quanh răng gồm có viêm lợi và viêm quanh răng. Trong viêm quanh răng có
tổn thương ở lợi, dây chằng, xương ổ răng và xương răng. Các tổn thương
bệnh lý phá hủy các mô quanh răng, làm tiêu xương ổ răng dẫn đến lung lay
răng. Bệnh khu trú ở mét nhóm răng hoặc cả hàm, do vậy hay gây mất nhiều
răng.
Cơ chế bệnh sinh của viêm quanh răng có liên quan đến nhiều yếu tố 
mảng bám vi khuẩn, cao răng, đặc biệt là đáp ứng miễn dịch của cơ thể Vì
vậy, điều trị bệnh vùng quanh răng khó có thể có hiệu quả cao.
* Tình hình bệnh quanh răng ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng Việt  năm 2000 [11], tỷ
lệ viêm lợi ở lứa tuổi 12-14 là 90,7%; lứa tuổi 15-17 là 93,53%. Nhu cầu điều

trị quanh răng cộng đồng (CPITN) lứa tuổi 18-34 là 97,31%; trên 45 tuổi là
98,95%.  vậy, tỷ lệ bệnh vùng quanh răng ở nước ta còn rất cao và có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự mất răng.
* Tình hình bệnh quanh răng ở nước ngoài
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, viêm quanh răng nặng có thể
dẫn đến mất răng và khoảng 5-15% dân số mất răng do viêm quanh răng.
Bệnh viêm quanh răng ở thanh thiếu niên gây mất răng vĩnh viẽn khoảng 2%
người trẻ tuổi [29].
Bur B.A. đã nghiên cứu các yếu tố nguy cơ mất răng ở 500 người trong
thời gian 28 năm đưa ra kết luận: mảng bám răng, cao răng, viêm lợi, hút
thuốc lá là những yếu tố nguy cơ gây mất răng trong đó viêm lợi là yếu tố
nguy cơ rõ nhất [16].
Trong nghiên cứu của Silva S.R. tại Brasil ở nhóm 194 người trên 60
tuổi, nguyên nhân nhổ răng do bệnh quanh răng chiếm 70% [25].
McCaul L.K. và Jenkin W.M. nghiên cứu tại ., nguyên nhân

chính của nhổ răng ở lứa tuổi trên 40 là bệnh quanh răng [20].
Đặc điểm tổn thương của bệnh quanh răng là có sự tiêu xương ổ răng
nên bệnh nhân mất răng do viêm quanh răng hay có sống hàm thấp, đây là
yếu tố bất lợi cho làm hàm giả cố định.
5.3. Chấn thương vùng hàm mặt
Chấn thương hàm mặt, đặc biệt là chấn thương xương hàm có thể gây
mất răng. Vị trí mất răng thường là nhóm răng cửa và ở hàm trên nhiều hơn
hàm dưới do đặc điểm vị trí giải phẫu. Số lượng răng mất có thể Ýt hoặc
nhiều và hay kèm theo tổn thương xương ổ răng gây khó khăn cho làm răng
giả.
Ngày nay với sự gia tăng của các phương tiện giao thông đặc biệt là xe
&
môtô, ở Việt , số lượng bệnh nhân chấn thương nói chung và chấn
thương hàm mặt nói riêng cũng tăng lên.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 15% học sinh lứa
tuổi 5-12 ở châu Mỹ La tinh bị chấn thương răng và tỷ lệ này là 16-40% ở các
nước công nghiệp. Các yếu tố liên quan đến chấn thương răng là chơi thể
thao, tai nạn giao thông, bạo lực [29].
5.4. Khối u xương hàm
Khối u xương hàm có thể lành tính hoặc ác tính cũng ảnh hưởng đến
răng. Khi khối u phát triển có kích thước lớn có thể gây rụng răng hoặc trong
khi phẫu thuật cắt bỏ u thường lấy cả các răng nằm trong vùng khối u. Các
khối u xương hàm thường gặp: u men răng, u răng, ung thư biểu mô xương
hàm, ung thư liên kết xương hàm [10].
Mất răng do phẫu thuật khối u thường mất nhiều xương hàm, thậm chí
mất cả đoạn xương hàm. Để thuận lợi hơn cho làm hàm giả nên ghép xương
hàm cho bệnh nhân.
5.5. Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe
răng miệng. Chải răng là một biện pháp vệ sinh răng miệng quan trọng nhất

và cũng có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều chải
răng đúng kỹ thuật. Chải răng giúp loại trừ mảng bám răng, các thức ăn còn
lại trong miệng và vi khuẩn. Theo nghiên cứu của Lim L.P. (1994) trên 469
đối tượng ở lứa tuổi 65-74 tại Hồng Kông thấy chỉ có 42,6% chải răng [19].
Tại các mặt bên của răng, nếu chỉ chải răng không thì không thể làm
sạch được mà cần dùng chỉ tơ nha khoa để vệ sinh. Hiện nay, tỷ lệ người sử
dụng chỉ tơ nha khoa còn Ýt do không có thói quen và giá thành của chỉ tơ
còn cao chưa phù hợp với đa số dân chúng. Theo một nghiên cứu của Pereirra

(1996) phỏng vấn 104 đối tượng ở tuổi 60-89 tại Brasil thấy hầu  không
hiểu gì về mảng bám răng và hiếm khi họ dùng chỉ tơ nha khoa [24].
Để giảm lượng vi khuẩn trong miệng, chúng ta còn có thể dùng thêm
nước súc miệng trong đó có các hóa chất diệt khuẩn  chlorhexidine.
Thãi quen ăn uống cũng có ảnh hưởng đến bệnh răng miệng đặc biệt là
sâu răng. Nếu ăn nhiều glucid và ăn nhiều lần trong ngày thì dễ bị sâu răng vì
trong miệng luôn có đường và đường bị lên men thành axít làm cho pH nước
bọt thấp là yếu tố thuận lợi cho sâu răng phát sinh.
Vệ sinh răng miệng không tốt sẽ dễ mắc các bệnh sâu răng, viêm lợi,
viêm quanh răng rồi từ đó gây ra hậu quả cuối cùng là mất răng.
Vệ sinh răng miệng còn phụ thuộc vào kiến thức sức khỏe răng miệng
của từng người. Kiến thức này phụ thuộc nhiều yếu tố : sự giáo dục sức
khỏe răng miệng của các cơ quan chức năng, trình độ nhận thức, học vấn và
mức sống của từng người dân.
5.6. Khám răng miệng định kỳ
Khám răng miệng định kỳ có vai trò quan trọng trong giữ gìn sức khỏe
răng miệng. Khám định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh răng miệng và điều
trị sớm sẽ có hiệu quả cao hơn (dự phòng cấp 2). Nếu răng sâu được phát hiện
sớm và điều trị tốt sẽ ngăn chặn được bệnh lý tủy và cuống răng.
Viêm lợi, viêm quanh răng được điều trị sớm và định kỳ, bệnh có thể
khỏi hoặc làm cho bệnh tiến triển chậm hơn.

Ngoài ra, khi khám định kỳ, người dân còn được tư vấn về kiến thức
răng miệng giúp cho dù phòng tốt hơn. Nếu không đi khám định kỳ mà chỉ đi
khám khi có có những dấu hiệu bất thường như: đau, chảy máu lợi, lung lay
răng khi đó bệnh thường đã ở giai đoạn muộn, điều trị Ýt hiệu quả hơn và
có thể sẽ mất răng.
Tuy khám định kỳ có vai trò quan trọng như vậy song chỉ có một số Ýt

người dân có ý thức được vấn đề này. Tại Việt Nam, khám sức khỏe định kỳ
trong đó có khám răng miệng thường chỉ được tiến hành ở các cơ quan, nhà
máy. Khi khám cũng thường không được tư vấn kỹ và đầy đủ do khám số
lượng nhiều trong thời gian ngắn. Đa số các trường hợp khác chỉ đi khám khi
có những dấu hiệu bất thường ở răng miệng.
Theo kết quả điều tra của Ngô Đồng Khanh, có từ 70-80% người dân
chưa bao giờ đến phòng khám răng hàm mặt, mặc dù khi khám họ có răng
sâu, viêm lợi, cao răng, thậm chí mất răng từng phần, đặc biệt là ở vùng nông
thôn [4]. Trong cuộc điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2000 có
gần 55% số người trên 45 tuổi chưa đi khám răng miệng bao giê [11].
Tại nước Anh (1980), theo điều tra của Smith J.M., có 2% người cao
tuổi từ 1-5 năm và 26% từ 6-20 năm không đi khám răng miệng [26].
5.7. Điều trị bệnh răng miệng
Thời điểm điều trị có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị và phòng
bệnh. Nếu bệnh được điều trị sớm thì hiệu quả sẽ cao và ngược lại. Với lỗ sâu
ở răng, nếu được điều trị ở giai đoạn sâu ngà sẽ tốt hơn nhiều khi điều trị răng
ở giai đoạn bệnh lý ở tủy hoặc cuống răng.
Bệnh nhân mất răng nếu được làm răng giả sớm sẽ phục hồi được răng
mất đồng thời bảo vệ cho các răng còn lại. Nếu mất răng lâu ngày mới làm
răng giả hoặc không được làm thì các răng còn lại thường có hiện tượng lệch
lạc và khớp cắn không tốt. Điều này làm cho các răng còn lại dễ bị bệnh lý
vùng quanh răng và nhanh mất hơn.
Điều trị bệnh răng miệng không tốt có thể gây ảnh hưởng xấu đến các

răng còn lại. Nếu hàn răng sâu mà để chất hàn thừa có thể gây sang chấn khớp
cắn, viêm lợi. Làm một cầu răng giả trên các răng trụ yếu sẽ dẫn đến mất các
răng trụ này nhanh hơn. Hoặc một hàm giả làm sai kỹ thuật cũng có thể gây
hại cho các răng còn lại.
'
5.8. Mối liên quan giữa các nguyên nhân gây mất răng
Có nhiều nguyên nhân gây mất răng và chúng có mối liên quan với nhau.
Để phòng chống mất răng có hiệu quả, chúng ta phải xét mối liên quan giữa
các nguyên nhân gây mất răng
+
Hình 3. Những nguyên nhân chính gây mất răng và mối liên quan
Khi xét các nguyên nhân gây mất răng và mối liên quan, chóng ta thấy
để phòng chống mất răng có hiệu quả thì cần phải thực hiện nhiều biện pháp,
bao gồm: giáo dục nha khoa, phòng bệnh, điều trị kịp thời.
6. Giải pháp dự phòng và phục hình mất răng
6.1. Dự phòng mất răng
Dự phòng mất răng bao gồm tất cả các biện pháp nhằm ngăn ngừa hoặc
loại trừ các nguyên nhân dẫn đến mất răng.  vậy, chăm sóc sức khỏe răng
miệng ban đầu tốt sẽ dự phòng mất răng tốt. Chăm sóc sức khỏe sức khỏe
răng miệng ban đầu gồm các nội dung sau:
- Giáo dục nha khoa: Đây là phương pháp tuyên truyền giáo dục kiến
thức tổng quát về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng các bệnh
răng miệng từ nhân viên nha khoa hay các các chuyên viên giáo dục y tế đến
mỗi người dân để mọi người đều biết được nguyên nhân, tác hại của bệnh
răng miệng thường gặp. Giáo dục cho mọi người tự biết cách giữ gìn, vệ sinh
răng miệng của mình và cách phòng các bệnh này. Động viên các cá nhân và
tập thể thực hiện và biến nó thành thói quen.
- Phòng bệnh: Nhằm hướng dẫn các biện pháp để ngăn chặn sự xuất hiện
và phát triển của các bệnh răng miệng.
MÊt r¨ng

.<#=
U/#=
(I)M= A$=A
%M=JL%N
6
- Điều trị: Nhằm mục đích phát hiện sớm các bệnh răng miệng, ngăn
ngừa bệnh nặng lên, sửa chữa các tổn thương do bệnh gây ra và lập lại hiệu
quả, chức năng của hệ thống răng miệng.
* Mục tiêu của công tác chăm sóc răng miệng ban đầu:
- Phòng bệnh sâu răng.
- Phòng bệnh vùng quanh răng.
- Phòng bệnh ung thư vùng miệng và hàm mặt.
6.1.1. Giáo dục nha khoa
* Phương pháp giáo dục: Sự lựa chọn các phương pháp giáo dục tùy
thuộc vào đối tượng, mục đích, lứa tuổi, trình độ học vấn, văn hóa
* Phương tiện giáo dục: Có thể sử dụng các phương tiện thông tin đại
chúng  truyền thanh, truyền hình, phim ảnh, tạp chí, sách báo, tờ phát tay
* Các mục đích chính của giáo dục nha khoa
- Thông báo cho mọi người biết về sự phổ biến của các bệnh răng miệng
 sâu răng, bệnh vùng quanh răng, bệnh ung thư vùng miệng và hàm mặt
các triệu chứng và khả năng gây tác hại của bệnh đối với sức khỏe của cơ thể.
- Mô tả những nguyên nhân gây bệnh hoặc Ýt nhất là những yếu tố thuận
lợi cho các bệnh răng miệng phát sinh.
- Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh răng miệng.
- Khuyến khích mọi người cộng tác với nhân viên nha khoa và y tế để nỗ
lực phòng chống các bệnh răng miệng.
- Mục đích cuối cùng là đạt và giữ được một tình trạng răng miệng tốt
cho mọi người trong suốt cuộc đời của họ.
* Nhân viên làm công tác giáo dục nha khoa
- Nha sỹ: là người có nhiều cơ hội để giáo dục nha khoa. Tại phòng

khám răng, giáo dục trực tiếp cho bệnh nhân tự chăm sóc răng và sửa đổi các
thói quen không đúng đã có trước khi chữa răng.

- Giáo viên: cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục nha khoa ở
trường học.
- Các nhân viên y tế khác cũng nên được hướng dẫn để khuyên bảo bệnh
nhân giữ gìn vệ sinh răng miệng và chuyển bệnh nhân đến cơ sở nha khoa khi
cần thiết.
* Các nội dung giáo dục nha khoa
- Giáo dục chải răng
+ Mục đích: loại trừ mảng bám răng. Chải răng là biện pháp giữ vai
trò chính trong việc phòng bệnh sâu răng. Chải răng nhằm hai mục đích chính
là làm giảm số lượng Streptoccocus mutans trong mảng bám bằng cách loại
trừ cơ học mảng bám trên lợi, giảm đường.
+ Số lần và thời gian chải răng: tốt nhất là nên chải răng ngay sau mỗi
bữa ăn. Nếu không có điều kiện chải sau mỗi bữa ăn thì một ngày nên chải 2
lần vào buổi sáng - sau khi ngủ dậy và buổi tối - trước khi đi ngủ.
+ Cách lựa chọn bàn chải và thuốc đánh răng:
Trẻ em nên lựa chọn bàn chải có lông mềm để giảm khả năng gây
chấn thương lợi và tăng khả năng làm sạch vùng kẽ răng. Bàn chải cho trẻ em
nên có kích thước nhỏ để dễ làm sạch tất cả các vùng răng.
Người lớn nên chọn bàn chải có kích thước phù hợp, với lông bàn chải
có độ mềm vừa phải, không nên mềm quá vì không làm sạch răng và cũng
không nên cứng quá vì dễ làm tổn thương lợi.
Khi lựa chọn thuốc đánh răng nên lưu ý đối với những vùng thiếu
fluor nên chọn các loại thuốc có fluor.
- Giáo dục dùng chỉ tơ nha khoa: Chỉ tơ nha khoa giúp làm sạch mảng
bám ở các mặt bên của răng. Trên thị trường có nhiều dạng chỉ, loại chỉ có
mùi hoặc không có mùi, có sáp hoặc không có sáp, có dạng băng mỏng hoặc
dạng sợi đan. Hầu hết chỉ tơ nha khoa được làm bằng sợi nylon, vài loại mới

được làm bằng teflon, polytetra fluoroethylene. Hiện nay có thể chọn loại chỉ

nha khoa có sáp và có mùi thơm.
- Giáo dục tự kiểm tra và chủ động khám kiểm tra răng miệng nhằm phát
hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng.
- Giáo dục sử dụng đường nhằm hướng dẫn một chế độ dinh dưỡng cân
bằng và hợp lý. Về chế độ ăn chủ yếu nên giảm số lần ăn và số lượng đường
tiêu thụ.
- Loại bỏ các thói quen có hại: Một vài thói quen có thể đưa đến những
kết quả tác hại cho sức khỏe răng miệng nếu nó được lặp đi lặp lại nhiều lần
trong một thời gian dài. Các thói quen không tốt phổ biến như: nhai trầu,
nghiện thuốc lá hoặc sử dụng răng như một dụng cụ để cắn chỉ, mở nút chai.
* Các hình thức giáo dục
- Giáo dục nha khoa có thể được thực hiện dưới rất nhiều hình thức. Có
thể sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền thanh, truyền
hình, tranh ảnh, các phương tiện quảng cáo.
- Đưa các nội dung giáo dục nha khoa vào chương trình chính khóa cho
học sinh phổ thông.
- Giáo dục tại các phòng khám răng, bao gồm việc hướng dẫn các biện
pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng, thay đổi các thói quen có hại
- Tổ chức các buổi nói chuyện sức khỏe răng miệng tại cơ quan, xí
nghiệp, cộng đồng
6.1.2. Các biện pháp phòng bệnh răng miệng
* Các biện pháp phòng bệnh sâu răng
Chủ yếu dựa trên cơ sở làm giảm các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sâu
răng.
- Biện pháp loại trừ mảng bám răng
+ Chải răng: Nên lựa chọn bàn chải và chải đúng phương pháp.
+ Dùng chỉ tơ nha khoa.

×