Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của khối cán bộ xạ trị bệnh viện k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.91 KB, 63 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đào tạo nhân lực luôn là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển
của bất cứ ngành nghề, tổ chức nào. Đánh giá nhu cầu đào tạo là một cách xác
định hiệu quả những khoảng trống giữa các kiến thức, kĩ năng mà bạn cần với
các kiến thức, kĩ năng mà nhõn viên bạn hiện có. Nó thu thập các thông tin để
xác định những lĩnh vực mà nhõn viên có thể nõng cao thực thi .Từ đó mà
xây dựng một chuơng trình đào tạo hiệu quả,mang tính ứng dụng cao.
Đối với ngành Y nói chung, chuyên khoa Ung thư nói riêng đào tạo
nguồn nhân lực đông đảo về số lượng, vững chắc về chuyên môn luôn là một
vấn đề trọng tâm. Trước sự gia tăng đột biến của ung thư như hiện nay, vấn
đề đó càng trở nên bức thiết.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo về mô hình bệnh tật trong
thế kỉ XXI: Các bệnh không lây nhiễm trong đó có ung thư sẽ trở thành nhóm
bệnh chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người chiếm 54% nguyên nhân gây tử
vong ở người, nhóm bệnh nhiễm trùng sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu chỉ
chiếm 16% nguyên nhân gây tử vong. Theo ước tính của WHO hàng năm trên
thế giới có khoảng 11 triệu người mắc bệnh và 6 triệu người chết do ung thư.
Dự báo vào năm 2015 mỗi năm thế giới sẽ có 15 triệu người mới mắc bệnh
ung thư và 9 triệu người chết do ung thư, trong đó 2/3 là ở các nước đang phát
triển. Ở vùng châu Á Thái Bình Dương, ung thư là một trong 3 nguyờn nhân
chính gây tử vong . Tỉ lệ chết do ung thư lên tới 100/100.000 dân ở các nước
Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Chỉ tớnh riờng ở Trung
Quốc, mỗi năm ung thư đã cướp đi sinh mạng của 1,3 triệu người [8].
Qua ghi nhận ung thư tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, ước
tính mỗi năm ở nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới mắc và
1
75.000 người tử vong do ung thư. Con số này có xu hướng ngày càng gia
tăng. Dự báo tới năm 2020, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 trường
hợp mới mắc và 100.000 trường hợp tử vong do ung thư [7], [8].
Quy hoạch mạng lưới phòng chống ung thư đang được xây dựng để có
thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và phòng bệnh ung thư trên toàn quốc.


Tuy nhiên, để mạng lưới này có thể hoạt động một cách có hiệu quả thì vai trò
của nguồn nhân lực là hết sức quan trọng. Xạ trị liệu trong ung thư cũng
không nằm ngoài yêu cầu đó. Là một trong những phương pháp điều trị ung
thư hiệu quả nhất, xạ trị liệu được áp dụng cho hầu hết các loại ung thư với
vai trò điều trị chính hoặc điều trị bổ sung: ung thư vòm họng, ung thư vú,
ung thư trực tràng,….Xạ trị được chỉ định nhằm mục đích điều trị bổ trợ sau
phẫu thuật, hoặc điều trị khi bệnh tái phát, có di căn hạch. Xạ trị cũng được sử
dụng trong điều trị bệnh bạch cầu cấp để giảm nguy cơ tái phát, thâm nhiễm
thần kinh trung ương. Xạ trị còn được chỉ định trong xạ trị toàn thân (TBI)
sau khi điều trị hoá chất liều cao nhằm mục đích ghép tủy tự thân hoặc ghép
tủy đồng loại. Điều trị xạ trị có những đặc thù riêng, hoạt động theo nhóm
chuyên môn (teamwork) gồm nhiều thành phần: bác sĩ xạ trị, kĩ sư vật lý, kĩ
thuật viên xạ trị, y tá. Mỗi thành phần lại có những yêu cầu về chuyên môn
khác nhau, đòi hỏi những chương trình đào tạo riêng biệt. Một bác sĩ xạ trị
không chỉ là một bác sĩ chuyên ngành ung thư đơn thuần mà còn phải được
đào tạo về xạ trị, cách sử dụng bức xạ ion hóa, lựa chọn phác đồ an toàn cho
bệnh nhân. Với vai trò quan trọng và tính đặc thù như vậy song vấn đề đào
tạo cán bộ xạ trị hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Cả nước hiện mới chỉ có
2 cơ sở đào tạo ung thư nói chung là Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà
Nội, Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, chưa có một
cơ sở chính thức đào tạo chuyên ngành xạ trị, do đó lĩnh vực đào tạo ban đầu
gần như bị bỏ trống. Đó cú một số khóa đào tạo ngắn hạn của tổ chức trong
2
và ngoài nước về điều trị xạ trị: Khóa học từ xa về ung Thư ứng dụng IAEA,
các khóa đào tạo của Tổ chức Phòng chống Ung thư Quốc tế (UICC) Cũng
có nhiều hội thảo khoa học chuyên đề xạ trị được tổ chức như Hội thảo Việt -
Mỹ về các tiến bộ trong xạ trị ung thư (6/03/2009); Hội thảo xạ trị ung thư
hiện đại tổ chức tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM (6-8/5/2010); Hội nghị
Khoa học và Công nghệ Hạt nhân toàn quốc (Ngày 20-23/8/2009); Hội thảo
chuyên đề “Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong y học”(28-

30/4/2010)….Kiến thức thu được từ những khóa đào tạo, hội thảo này không
hệ thống và đầy đủ, do đó không thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo cơ bản và
chuyờn sâu cho cán bộ xạ trị Bệnh viện K. Mặc dù đã có nhiều lớp đào tạo xạ
trị được tổ chức song chưa có điều tra chính thức nào xác định những thiếu
hụt kiến thức, thực hành xạ trị cũng như nguyện vọng đào tạo của các cán bộ
xạ trị viện K. Theo yêu cầu của Ban giám đốc Bệnh viện K là cần có kế hoạch
đào tạo lại cho cán bộ khối xạ trị của bệnh viện trong năm 2010- 2011 và từ
đó triển khai đào tạo cho cán bộ khối xạ trị toàn quốc trong Chương trình
phòng chống ung thư quốc gia. Do đó chúng tôi tiến hành : “ Nghiên cứu về
nhu cầu đào tạo của khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K “ với mục tiêu :
1. Mô tả công tác đào tạo và đào tạo lại cho khối cán bộ xạ trị Bệnh
viện K.
2. Xác định những khó khăn về kiến thức và thực hành xạ trị của các
cán bộ xạ trị Bệnh viện K.
Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác
đào tạo cho các cán bộ xạ trị Bệnh viện K
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đánh giá nhu cầu đào tạo xác định hiệu quả những khóa đào tạo đã
được tổ chức, xác định những kiến thức, kĩ năng mà nhân viên còn thiếu từ đó
xác định những lĩnh vực mà nhân viên có thể nâng cao thực thi. Để tiến hành
đánh giá nhu cầu đào tạo, bạn cần:
• Phân tích xem mục tiêu hoạt động của cơ quan và những kĩ năng
yêu cầu để đáp ứng mục tiêu đó.
• Đánh giá xem bạn muốn đào tạo những đối tượng nào và cách
nào để đạt hiệu quả tối đa.
• Chọn phương pháp đào tạo phự hợp,xỏc định thời diểm đào tạo
tối ưu.
• Tiến hành phân tích chi phớ/lợi nhuận trước khi trước khi đưa ra

bất cứ chương trình đào tạo nào.
Điều trị xạ trị trong ung thư là một chuyên ngành mang tính đặc thù
riêng. Công việc này đòi hỏi phải làm việc theo nhóm, một nhóm điều trị xạ
trị cơ bản bao gồm: bác sĩ xạ trị, kĩ sư vật lý, kĩ thuật viên xạ trị, y tá. Mỗi đối
tuợng này phải đáp ứng những yêu cầu về chuyên môn khác nhau, do đó có
những nhu cầu đào tạo khác nhau nhưng vẫn liên kết chặt chẽ, kết hợp nhịp
nhàng trong quỏ trỡnh chăm sóc bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu về nhu cầu
đào tạo cho từng nhóm đối tượng là bước đệm quan trọng để xây dựng một
chương trình đào tạo chi tiết thực sự hữu ích, bám sát nhu cầu và mang tính
thực tiễn cao.
1.1. Công tác đào tạo và đào tạo lại cho khối cán bộ xạ trị bệnh viện K
1.1.1. Đào tạo teamwork xạ trị
* Bác sỹ xạ trị
Bác sĩ xạ trị là những người phụ trách việc điều trị cho từng bệnh nhân
ung thư đang trong thời gian xạ trị. Họ xây dựng kế hoạch và kê đơn điều trị
4
cho từng bệnh nhân ung thư. Họ theo dõi tiến triển bệnh của bệnh nhân và
điều chỉnh để đảm bảo các bệnh nhân được điều trị hợp lý trong suốt thời gian
chữa trị. Các bác sĩ xạ trị cũng góp phần tìm ra và xử lý các tác dụng phụ của
phương pháp xạ trị. Họ hợp tác chặt chẽ với các y sĩ khỏc cựng tất cả các
thành viên của đội xạ trị. Tại Mỹ, các bác sĩ xạ trị phải hoàn thành bốn năm
đại học, bốn năm học trường y, một năm đào tạo về y đại cương, sau đó là
bốn năm đào tạo nội trú (chuyên khoa) về xạ trị. Sau khi qua một kỳ thi
chuyên khoa, họ được Hội đồng Xạ trị Hoa Kỳ cấp chứng chỉ.
* Kĩ sư vật lý
Các kỹ sư vật lý làm việc trực tiếp với bác sĩ trong việc lập kế hoạch và
tiến hành điều trị. Họ phụ trách kiểm tra liều lượng đặc tính của các tia phóng
xạ và góp phần đảm bảo rằng những phép điều trị phức tạp được thực hiện
đúng cho từng bệnh nhân. Họ có nhiệm vụ đảm bảo các thiết bị đều vận hành
bình thường. Tại Mỹ, các kỹ sư vật lý phải qua bốn năm đại học và hai đến

bốn năm sau đại học và một đến hai năm đào tạo về y học lâm sàng. Họ được
Hội đồng Xạ trị Hoa Kỳ hoặc Hội đồng Vật lý y khoa Hoa Kỳ cấp bằng.
* Kĩ thuật viên xạ trị
Chuyên viên xạ trị liệu làm việc cựng cỏc bác sĩ xạ trị. Họ điều hành
quá trình xạ trị hàng ngày theo đơn thuốc và dưới sự giám sát của bác sĩ. Họ
phải ghi chép số liệu hàng ngày và thường xuyên kiểm tra các máy móc điều
trị để bảo đảm máy móc vận hành bình thường. Tại Mỹ, các chuyên viên xạ
trị liệu phải qua một chương trình đào tạo hai đến bốn năm sau khi học phổ
thông hoặc đại học. Họ phải qua một kỳ thi chuyên ngành và phải được Cơ
quan quản lý Kỹ sư công nghệ Xạ trị Hoa Kỳ cấp bằng.
* Y tá
Các y tá làm việc cùng cả nhóm điều trị để chăm sóc cho các bệnh nhân
trong quá trình điều trị. Họ góp phần đánh giá bệnh nhân trước khi bắt đầu
5
điều trị. Họ có thể nói chuyện với bệnh nhân về những tác dụng phụ có thể có
và cách xử lý. Trong quá trình xạ trị các bệnh nhân có thể được y tá kiểm tra
hàng tuần hoặc thường xuyên hơn để đánh giá các vấn đề cần chú ý. Y tá
đóng một vai trò chủ chốt trong việc giáo dục tư tưởng cho bệnh nhân về việc
điều trị, tác dụng phụ … Tại Mỹ, các y tá xạ trị là những y tá được cấp phép
hoạt động trong nghề y tá. Hầu hết các y tá xạ trị cú thờm bằng cấp khác về
chuyên ngành ung thư. Các y tá cấp cao trong ung thư học, bao gồm các y tá
chuyên về lâm sàng và y sĩ, thường đó cú bằng thạc sĩ.
Ngoài ra trong một nhóm điều trị xạ trị còn có thể có chuyên gia tâm lý,
nhõn viên hoạt động xã hội, chuyờn gia dinh dưỡng nhằm đảm bảo liệu trình
điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư.
1.1.2. Công tác đào tạo chung - Công tác đào tạo trong ngành Y
Đào tạo là nhằm xây dựng nguồn nhân lực-yếu tố quyết định để phát triển.
Trong chiến lược phát triển của bất cứ ngành nghề nào, đào tạo nhân lực
nhằm phát huy nội lực, nhất là năng lực trí tuệ của người Việt Nam bao giờ
cũng là nhiệm vụ then chốt.

Ngày 27/2/2008 tại quyết định số 33/QĐ-TT Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt “Chiến luợc phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm
2020” trong đó nhiệm vụ trọng tâm là phát huy nội lực - xây dựng một đội
ngũ cán bộ có trinh độ, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm và xử lý thông tin
địa lý [6].
Từ năm 2000 đến 2004 Bộ Lao động và thương binh xã hội đã tố chức
3967 lớp tại 15314 cơ sở đào tạo được cho 322043 học viên về an toàn vệ
sinh lao động [4].
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Kế hoạch tổng thể phát triển
nguồn nhân lực CNTT là đến 2015 có 30% sinh viên CNTT, điện tử, viễn
6
thông sau khi tốt nghiệp đủ khả năng tham gia thị trường lao động quốc tế,
100% học sinh trung cấp chuyên nghiệp và học nghề được đào tạo trung học
cơ sở, 100% học sinh trung học cơ sở, 80% học sinh tiểu học được học tin
học, 250.000 lao đông chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông được cung
cấp cho các doanh nghiệp. Đào tạo nguồn nhân lực được coi là nhiệm vụ quan
trọng nhất tạo ra sức bật mạnh mẽ cho ngành CNTT trong quá trình hội nhập
với thế giới [5].
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay tỉ lệ bác sĩ là 6,5BS/10.000 dân,
tại một số vựng sõu vựng xa như Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt 1,1%.
Trong lĩnh vực điều trị - ở tuyến trung ương , tỉnh, huyện, tổng số cán bộ y tế
hiện có trên 141.100 người ,con số thiếu-nếu tính làm việc theo giờ hành
chớnh-cần bổ sung ngay ở tất cả các tuyến là 47.000 người, còn nếu tính theo
ca kớp thỡ con số này phải tăng gấp đôi, tức hơn 80.000 người. Ở tuyến xã
hiện có trên 52.500 cán bộ, thiếu và cần bổ sung ngay lên tới trên 30.800
người. Ước tính vào năm 2015 mỗi năm phải đào tạo khoảng 15.000 bác sĩ
mới đáp ứng đủ nhu cầu , song hiện chỉ đào tạo được 5.300 BS/năm (khóa
2007-2013). Như vậy đến năm 2013 số bác sĩ được đào tạo chỉ đáp ứng được
1/3 nhu cầu. Hiện các trường không chỉ thiếu cơ sở vật chất, quá tải giảng
đường, quá tải phũng thớ nghiệm….mà còn đang gây quá tải ở các bệnh viện

vì không có cơ sở cho sinh viên thực hành. Sự thiếu nhân lực trầm trọng còn
diễn ra không đồng đều giữa cỏc vựng trong cả nước và ngay trong các
chuyên ngành. Như ở tỉnh An Giang có trường trung cấp với quy mô 800 học
sinh, nhưng số lượng đào tạo lại giảm dần từ năm 2007 đến nay. Tổng số đào
tạo trong năm 2007 đạt 440 học sinh, đến năm 2008 giảm còn 373 học sinh và
năm 2009 chỉ còn 311 học sinh. Hay như ở Trà Vinh, hiện số bác sĩ trên đầu
người mới chỉ đạt 4,52 BS/1 vạn dân (thấp hơn rất nhiều quy định 7BS/1 vạn
7
dân của Bộ Y tê). Một số nghành như: y tế dự phòng, y học cơ bản .… rất
thiếu cán bộ. Vấn đề đào tạo nhân lực càng trở nên bức thiết [2].
Đào tạo trên tất cả các tuyến, chú ý đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực
cho vựng sõu vựng xa. Ngay ở các bệnh viện tuyến trung ương cũng thưũng
xuyên tổ chức cỏc khoỏ đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực cho tuyến dưới. Từ
năm 1999, Bệnh viện Từ Dũ kết hợp cùng với công ty GlaxoSmithkline xây
dựng đề án: “Chương trình đào tạo 500 cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu
số” cho tuyến xã hàng năm [10].
Đào tạo theo từng chuyên ngành. Từ năm 2007, Bộ Y tế kết hợp với Tổ
chức Đột quỵ Quốc tế (WSO) triển khai chương trình đào tạo cơ bản điều trị
bệnh đột quỵ tại Việt Nam, đến nay có 6000 bác sĩ chuyên khoa thần kinh,
cấp cứu, tim mạch, phục hồi chức năng, lão khoa của 150 bệnh viện trong cả
nước được đào tạo [11].
Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Hà Nội phối hợp với Phòng Đào
tạo và Nghiên cứu khoa học Viện Da liễu Quốc gia hàng năm quản lý và đào
tạo các lớp: Chuyên khoa định hướng da liễu, chuyên khoa 1 da liễu, chuyên
khoa 2 da liễu, cao học da liễu, nội trú da liễu, tiến sỹ chuyên ngành da liễu
[13].
Bộ môn Tim mạch-Đại học Y Hà Nội tham gia đào tạo về chuyên
ngành tim mạch cho tất cả các đối tượng sinh viên y đa khoa hệ chính quy
(năm 2, 3, 4, 6); cử nhân điều dưỡng, kĩ thuật viờn xột nghiệm…Hướng dẫn
luận văn tốt nghiệp cho rất nhiều sinh viên y khoa. Về hệ đào tạo sau Đại học:

đào tạo trực tiếp nhiều Tiến sĩ (27), Thạc sỹ (68), Bác sỹ nội trú bệnh viện
chuyên ngành Tim mạch (25), Bác sĩ chuyên khoa cấp 2 (12)….Trong năm
2009, Viện Tim mạch Việt Nam đã đào tạo 27 lớp “Chuyờn khoa định hướng
8
Tim mạch”, 15 lớp Điện Tâm Đồ, 7 Lớp Siêu âm Doppler tim cho khoảng
2000 bác sỹ chuyên ngành tim mạch trong cả nước [14].
1.1.3. Công tác đào tạo cho khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K
Công tác đào tạo các thầy thuốc trong lĩnh vực ung thư còn rất hạn chế.
Cả nước chỉ có 2 cơ sở đào tạo là Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội,
Bộ môn ung thư Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Gần đõy có thờm
Bộ môn Ung thư - Mụ ghép của Truờng Đại học Y Thỏi Nguyờn và Bộ môn
Ung thư Trường Đại học Y Hải Phũng nờn sự thiếu hụt nhân lực có chuyên
môn là điều khó tránh khỏi. Hơn thế nữa, để chẩn đoán, điều trị và chăm sóc
bệnh nhân ung thư cũng có những đặc điểm hết sức đặc thù. Việc chẩn đoán
cho bệnh nhân ung thư cần có một đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa về giải
phẫu bệnh, việc điều trị cần sự phối hợp chặt chẽ các bác sĩ chuyên về phẫu
thuật, xạ trị, điều trị hoá chất. Việc chăm sóc, giảm đau cho bệnh nhõn ung
thư giai đoạn cuối lại đòi hỏi có một đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng có chuyên
môn sâu về lĩnh vực này. Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho công tác
phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân ung thư càng đóng vai trò
quan trọng [7].
Theo chương trình Quy hoạch mạng luới phòng chống ung thư Việt
Nam giai đoạn 2008-2020, số cán bộ cần được đào tạo dựa trên số giường
bệnh sẽ là: trung bình 0,5 bác sĩ và 2 y tá/1 giường bệnh. Tại tuyến trung
ương, tuơng ứng với số giường bệnh là 3000 giường, một đội ngũ chuyên
khoa cần có là 1500 bác sĩ, 3000 điều dưỡng ; số cán bộ được đào tạo ước
tính khoảng 500 bác sĩ và 100 điều dưỡng. Ít nhất tổng số cán bộ đào tạo tại
cỏc vựng tỉnh, tỉnh và cơ sở cho tới năm 2020 là 2450 bác sĩ, 4900 điều
dưỡng, 1256 cán bộ y tế cơ sở [9]. Việc đào tạo đã và đang được triển khai
duới nhiều hình thức, bao gồm :

9
- Đào tạo chuyên khoa định hướng ung thư, chuyờn sâu về phẫu
thuật, hoá chất, xạ trị, giải phẫu bệnh.
- Đào tạo sau đại học chuyên ngành ung thư.
- Đào tạo lại.
- Đào tạo liên tục.
- Đào tạo tại nước ngoài.
Đó là tình hình đào tạo chuyên ngành ung thư nói chung. Riêng điều trị
xạ trị là một chuyên khoa rất đặc thù trong điều trị ung thư: hoạt động theo
nhóm với sự kết hợp nhịp nhàng giữa các thành viên: bác sĩ xạ trị, kĩ sư vật
lý, kĩ thuật viên xạ trị, y tá xạ trị; áp dụng những ứng dụng của cả y học và vật
lý đồng thời luôn cập nhật những công nghệ mới nhất của cả hai ngành đó.
Một bác sỹ xạ trị trước tiên phải là một bác sĩ y khoa, sau đó phải trải qua một
khóa đào tạo chuyên ngành ung thư học để trở thành một bác sỹ ung thư, rồi
tiếp tục được đào tạo về xạ trị để trở thành một bác sỹ xạ trị (radiation
oncologist). Do tớnh đặc thù đó mà các nước phát triển rất coi trọng vấn đề
đào tạo điều trị xạ trị trong ung thư. Trung tõm Ung thư Memorial Sloan-
Kettering (Hoa Kỳ) có The school of Radiation Therapy chuyên đào tạo bác
sỹ, kĩ thuật viên ung thư [22].
Hệ thống y tế Washington (Washington hospital healthcare system) có
Trung tâm đào tạo xạ trị Washington (WROC) một trong những trung tâm
đào tạo bác sĩ, kĩ thuật viên xạ trị lớn nhất, thường xuyên áp dụng công nghệ
tiên tiến nhất [25].
The ONCC là trung tâm đào tạo y tá xạ trị, chứng nhận cho khoảng
20.000 y tá, họ được học về những tiến bộ trong chăm sóc bệnh nhân ung thư,
10
một số có thể có bằng tiến sỹ. Thành viên của tổ chức xã hội này lên đến
37.000 người trong đó hơn 80% là y tá [22].
Tại Úc, các khóa học sẽ do Khoa Xạ trị liệu của Trường đào tạo Bác sĩ
Bức xạ học Hoàng gia Australia và New Zealand (RANZCR) tổ chức. Khóa

học được chia thành hai phần. Phần I bao gồm 1-2 năm về Sinh học phóng xạ,
Vật lý học phóng xạ và Giải phẫu. Phần thứ hai gồm 2 năm học và một kỳ thi
thứ hai, cũng là kỳ thi cuối về Xạ trị liệu, Ung thư, Giảm đau, Huyết học và
Bệnh lý học. Giữa cỏc kỡ thi của Phần I và Phần II, các học phần gồm có xác
suất thống kê, Xạ trị liệu nhi khoa, ung thư vú, và các chủ đề liên quan khác.
Việc đào tạo hoàn toàn miễn phí vì mỗi khoa tuân theo một khung đào tạo cố
định. Tất cả cán bộ đào tạo hoặc học viên đều phải qua tuyển chọn tại một cơ
sở đào tạo đáng tin cậy, hoặc nếu được tài trợ (thường là người nước ngoài)
thì sẽ làm việc với vai trò cán bộ đào tạo học việc. Tất cả các chuyên gia đều
phải đảm bảo được thời gian giảng dạy. Dự cỏc chuyên ngành đề cập ở trên
liên quan nhiều đến lý thuyết (sách vở, băng đĩa, v.v) nhưng tất cả các thí sinh
đều được đánh giá qua khả năng áp dụng kiến thức sách vở của mình vào việc
chăm sóc bệnh nhân cụ thể [23].
Tại Việt Nam, hầu hết cỏc bỏc sĩ xạ trị là bác sĩ đa khoa (đào tạo cơ
bản 6 năm) được học thêm về chuyên ngành xạ trị chứ không được đào tạo
chuyên ngành xạ trị một cách bài bản. Chúng ta cũng chưa có một cơ sở chính
thức nào đào tạo kĩ sư vật lý - một thành phần không thể thiếu trong một
teamwork điều trị xạ trị. Các kĩ thuật viên xạ trị cũng không hề được đào tạo
căn bản mà chỉ được bổ sung kiến thức qua các khóa đào tạo ngắn hạn. Y tá
xạ trị cũn ớt được quan tâm. Các kiến thức kĩ năng mới chủ yếu thu đựợc từ
Khóa học Từ xa về Ung thư học Ứng dụng - một dự án liên chính phủ giữa 17
quốc gia thành viên của IAEA tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhằm
11
đào tạo, bổ sung những chủ đề chuyên môn cần thiết cho các bác sĩ xạ trị, học
viên mà không có chuyên gia địa phương đủ trình độ để đào tạo [18].
1.1.4. Công tác đào tạo lại
Do đặc thù của chuyên ngành, công việc của bác sĩ xạ trị luôn gắn liền
với các thiết bị xạ trị, đồng thời phải thường xuyên tìm kiếm, cập nhật những
phác đồ điều trị xạ trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Xạ trị liệu là ngành
đang phát triển mạnh mẽ với rất nhiều phương pháp, máy móc mới hiệu quả

cao, giảm thiểu tới mức tối đa những biến chứng của tia xạ trên bệnh nhân.
Do đó nhu cầu được đào tạo lại, đào tạo bổ sung của các thành viên trong
nhóm điều trị xạ trị luôn đặt ra hết sức bức thiết.
Đào tạo lại trong điều trị xạ trị là đào tạo theo nhu cầu. Việt Nam là 1
trong 17 nứơc Châu Á thành viên của IAEA nờn luụn nhận đựơc những đợt
đào tạo quốc tế từ tổ chức này. Trong 5 năm gần đây đó cú 3 khóa đào tạo
ngắn hạn (trung bình 3-6 thỏng/khúa) do Bệnh viện K kết hợp với IAEA mở
ra nhằm cập nhật kiến thức mới, máy móc mới, nâng cao trình độ cho cán bộ
xạ trị Bệnh viện K. Hàng năm khoa Vật lý xạ trị Bệnh viện K đào tạo đựợc
hơn 30 lớp với gần 1000 học viên từ khắp mọi miền trong cả nước về kĩ thuật
xạ trị [18].
1.2. Những khó khăn về kiến thức và thực hành xạ trị của cán bộ xạ trị
1.2.1. Khó khăn về kiến thức
Như đã nói ở trên, công tác đào tạo các thầy thuốc trong lĩnh vực ung
thư còn rất hạn chế. Cả nước chỉ có 2 cơ sở đào tạo là Bộ môn Ung thư
Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Dược TP Hồ
Chí Minh. Chưa có cơ sở chính thức nào đào tạo về điều trị xạ trị. Các bác sĩ,
kĩ sư, kĩ thuật viên của chúng ta hoặc phải học ở nước ngoài hoặc thu thập
kiến thức từ các khóa đào tạo ngắn hạn, các hội thảo chuyên ngành, từ kinh
nghiệm bản thân. Do đó kiến thức không có tính hệ thống, nhiều phần kiến
12
thức không có điều kiện áp dụng vào thực tế. Với khoảng 1 khóa đào tạo quốc
tế /2 năm như hiện nay thì việc cập nhật kiến thức mới cũng rất hạn chế. Thí
dụ như kĩ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) đã bắt đầu được sử dụng trờn thế
giới từ năm 2002 cho nhiều loại ung thư nhưng phải đến 9/2008 Trung tâm y
học hạt nhân và ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai mới bắt đầu áp dụng vào
điều trị, chủ yếu cho bệnh nhân ung thư thực quản với số lượng hạn chế. Kĩ
thuật xạ trị liệu hướng dẫn bằng hình ảnh (IGRT) được ứng dụng trên toàn thế
giới từ 2008 nhưng đến nay Bệnh viện K vẫn chưa áp dụng kĩ thuật này vào
điều trị. Với vai trò là đơn vị đi đầu về xạ trị ung thư trong cả nước, việc bổ

sung và nâng cao kiến thức là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả cán bộ xạ
trị Bệnh viện K.
1.2.2. Khó khăn về thực hành
Muốn thực hành điều trị xạ trị phải cú mỏy xạ trị. Trong điều trị xạ trị,
kiến thức mới phải đi kèm với kĩ thuật và trang thiết bị mới. Theo thống kê
của IAEA, các nước đang phát triển chiếm 85% dân số thế giới nhưng chỉ
chiếm 1/3 tổng số trang thiết bị điều trị xạ trị, tương đương 2200 máy xạ trị.
Trong khi số lượng máy xạ trị của các nước phát triển là 4500 máy. Khoảng
15 nước Châu Phi và nhiều nước Châu Á thiếu trên 1 máy xạ trị. Etiopia, với
khoảng 60 triệu dân, chỉ có duy nhất một máy xạ trị, do IAEA cấp. Nhiều
nước khỏc cú rất ít máy xạ trị, thường chỉ 1mỏy/250.000 dõn [19]. Tại Bệnh
viện K chi nhánh 1 có 2 máy xạ trị trong đó có 1 mỏy đó cũ,hoạt động kém,
chi nhánh 2 có một máy xạ trị. Với số lượng máy quá ít ỏi như vậy thì việc
thực hành điều trị xạ trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Máy móc không được
đổi mới, do đó những kiến thức mới không có điều kiện thực hành và áp
dụng; dẫn đến tình trạng đào tạo nhiều nhưng ít áp dụng được vào thực tế lâm
sàng. Thêm vào đó tình trạng quá tải bệnh nhân cũng là một trở ngại lớn cho
việc thực hành của cán bộ xạ trị. Mỗi bác sĩ chịu trách nhiệm khám và điều trị
13
cho khoảng 20-30 bệnh nhõn/ngày, 2 y tá chăm sóc cho 1 buồng bệnh với
khoảng 30-50 bệnh nhân, khác biệt quá xa so với tiêu chuẩn của chương trình
Quy hoạch mạng lưới phòng chống ung thư Việt Nam giai đoạn 2008-2020 là
trung bình 0,5 bác sĩ và 2 y tá/ 1 giường bệnh. Quá tải gây ảnh hưởng lớn đến
chất lượng điều trị và chăm súc bệnh nhân xạ trị. Thực hành trong điều trị xạ
trị là vấn đề cần phải chú ý [ 9], [16].
14
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

• Các bác sĩ, kĩ thuật viên, kĩ sư vật lý, y tá hiện đang cụng tác chính thức
tại 5 khoa xạ trị của Bệnh viện K : Khoa Xạ đầu – cổ, Khoa Xạ vú – phụ
khoa, Khoa Xạ tổng hợp, Khoa Vật lý phóng xạ, Khoa Xạ Tam Hiệp (cơ
sở 2).
• Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
• Các bác sĩ, kĩ thuật viên, y sĩ đang theo học tại các khoa xạ trị Bệnh
viện K.
• Các bác sĩ, kĩ sư vật lý, kĩ thuật viên, y tá của khoa nhưng hiện không
trực tiếp tham gia vào công tác điều trị xạ trị (y tá hành chính, nhõn
viên nghỉ ốm hoặc đang đi học).
• Từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang về nhu cầu đào tạo cho khối
cán bộ xạ trị Bệnh viện K năm 2010.
15
2.2.2. Mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu toàn bộ bao gồm tất cả các bác sĩ, kĩ sư vật lý, kĩ thuật viên
xạ trị, y tá hiện đang công tác tại 5 khoa xạ trị của Bệnh viện K.
Trong nghiờn cứu này chúng tôi tiến hành điều tra được 65 cán bộ đang
công tác trong lĩnh vực xạ trị Bệnh viện K
2.2.3. Mô tả kĩ thuật thu thập thông tin
Điền câu hỏi : Bản câu hỏi lập sẵn (kèm hướng dẫn điền câu hỏi) được
gửi tới các cán bộ khối xạ trị Bệnh viện K. Bản câu hỏi này được sử dụng cho
tất cả các đối tượng: bác sĩ xạ trị , kĩ sư vật lý, kĩ thuật viên xạ trị, y tá xạ trị.
Danh sách những người tham gia được xác định và báo trước cho các khoa xạ
trị. Các cán bộ y tế khối xạ trị thực hiện điền vào bộ câu hỏi sau khi đã được
Ban giám đốc Bệnh viện K thông báo và chúng tôi tiến hành giới thiệu cách
điền. Mỗi người ngồi xa nhau để tránh trao đổi về nội dung trả lời.

Phỏng vấn : Chỳng tôi tiến hành phỏng vấn cho nhiều loại đối tượng
khác nhau trong một nhóm điều trị xạ trị. Nội dung phỏng vấn chủ yếu xoay
quanh vấn đề đào tạo chuyên ngành xạ trị, những khó khăn họ gặp phải trong
công tác điều trị xạ trị và những vấn đề các thành viên muốn được đào tạo.
Cụ thể trong nghiên cứu này chúng tôi đã phỏng vấn được 4 bác sỹ xạ
trị (trong đó có 2 trưởng khoa ); 2 y tá trong đó có 1 y tá trưởng; 1 kĩ sư vật
lý và 1 kĩ thuật viên xạ trị.
16
2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Nhóm biến số Tên biến số Chỉ số
Đặc trưng cá
nhân và kinh
nghiệm làm
việc
(nhóm biến
số độc lập)
Tuổi Tỉ lệ % theo nhóm tuổi (≤ 30; 30-50; > 50)
Giới Tỉ lệ % theo giới (nam, nữ)
Bằng cấp Tỉ lệ % theo bằng cấp(bỏc sĩ xạ trị, kĩ sư, kĩ
thuật viên, y tá)
Chức vụ Tỉ lệ % theo chức vụ (giám đốc, trưởng
khoa, y tá trưởng, không chức vụ)
Thời gian làm
việc
Tỉ lệ % theo số năm làm việc (≤ 10; 11-20;
> 20)
Thời gian làm
xạ trị
Tỉ lệ % số năm làm xạ trị (≤ 10; 11-20; >
20)

Nhu cầu đào
tạo
(nhóm biến
số phụ
thuộc)
Đào tạo Tỉ lệ % theo đào tạo (đã được đào tạo, chưa
được đào tạo)
Đào tạo ban đầu Tỉ lệ % được đào tạo ban đầu
Đào tạo lại Tỉ lệ % được đào tạo lại(có đào tạo, không
đào tạo)
Đào tạo 5 năm
gần đây
Tỉ lệ % được đào tạo trong 5 năm gần đây
Khó khăn Tỉ lệ % những khó khăn trong quá trình điều
trị xạ trị
Nội dung được
đào tạo
Tỉ lệ % nội dung đào tạo thiết thực
Nội dung cải
thiện
Tỉ lệ % những nội dung cần cải thiện
Áp dụng kiến
thức
Tỉ lệ % áp dụng kiến thức đã học vào thực
tế (đó áp dụng, chưa áp dụng)
Đề xuất đào tạo Tỉ lệ % những đề xuất cho khóa đào tạo
Đào tạo thêm Tỉ lệ % cán bộ muốn được đào tạo thêm
Nội dung đào
tạo thêm
Tỉ lệ % những nội dung được đào tạo thêm

17
2.2.5. Xủ lý và phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epi data. Số liệu đã được làm sạch,
sau đó xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5. Các biến số được trình bày theo tần
suất và tỷ lệ %. Trong nghiên cứu có sử dụng test χ
2
xét mối tương quan giữa
các đặc trưng cá nhân và công tác đào tạo cho khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K.
Phương pháp này cho phép kiểm tra mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới
các biến phụ thuộc.
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu đã được Bộ môn Sức khỏe Môi trường, khoa Y tế
Công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội thông qua và Hội đồng Khoa học kĩ
thuật Bệnh viện K thông qua nhằm đảm bảo tính khoa học và tính khả thi của
đề tài. Tất cả các cán bộ xạ trị đều được thông báo về mục đích của đề tài và
tự nguyện tham gia nghiên cứu. Mọi thông tin của các cán bộ đều được đảm
bảo giữ bí mật. Điều tra viên giải thích rõ mục đích và phương pháp điều tra
cho các cán bộ hiểu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Các số liệu đều được mã
hóa để đảm bảo tính bí mật cỏ nhân của đối tượng nghiên cứu.
18
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc trưng cá nhân và kinh nghiệm làm việc của cán bộ xạ trị
Bệnh viện K
3.1.1. Phân bố nhóm tuổi
Bảng 3.1: Phân bố nhóm tuổi cán bộ xạ trị Bệnh viện K
Tuổi Tần số Tỷ lệ %
≤ 30 13 20,0
31 – 40 38 58,5
41 – 50 8 12,3

> 50 6 9,2
Tổng 65 100
Tuổi trung bình 36,2
Trong khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K được nghiên cứu, nhóm tuổi 31 –
40 chiếm tỉ lệ lớn nhất (58,5%). Tuổi trung bình là 36,2. Khoảng một phần
năm số cán bộ xạ trị ở độ tuổi dưới 30, trong khi chỉ có 9,2% số cán bộ trên
50 tuổi. Số cán bộ trong độ tuổi 31- 50 chiếm tới 70,8%.
3.1.2. Phân bố giới
Bảng 3.2:Phân bố giới trong khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K
Giới Tần số Tỷ lệ %
Nam 27 41,5
Nữ 38 58,5
Tổng 65 100
Trong khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K, tỉ lệ nam – nữ tương đối đồng
đều (nam 41,5%, nữ 58,5%) song số cán bộ nữ vẫn nhiều hơn số cán bộ nam.
3.1.3. Phân bố trình độ chuyên môn
19
Bảng 3.3: Phân bố trình độ chuyên môn trong khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K
Phân bố trình độ
chuyên môn
Tần số Tỷ lệ %
Bác sĩ 19 29,2
Kĩ sư vật lý 2 3,1
Kĩ thuật viên xạ trị 5 7,7
Y tá 39 60,0
Tổng 65 100
Trong khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K, y tá chiếm tỉ lệ nhiều nhất
(60%). Bác sĩ cũng chiếm một tỷ lệ lớn (29,2%). Số kĩ thuật viên xạ trị ở mức
trung bình 7,7% (5 kĩ thuật viên/ 5 khoa) trong khi số kĩ sư vật lý cũn quỏ ớt,
chỉ có 2 kĩ sư tương đương 3,1% tổng số cán bộ xạ trị Bệnh viện K.

3.1.4. Phân bố chức vụ quản lý
Bảng 3.4 : Phân bố chức vụ quản íý trong khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K
Chức vụ Tần số Tỷ lệ %
Trưởng khoa 4 6,2
Y tá trưởng 4 6,2
Không chức vụ 57 87,6
Tổng 65 100
Phần lớn cỏc cỏn bộ xạ trị Bệnh viện K không đảm nhận một chức vụ
nào (87,6%). Trong nghiên cứu này có 4 trưởng khoa/ 5 khoa xạ trị (Truởng
khoa Xạ vú - phụ khoa đi vắng trong quá trình nghiên cứu). Y tá truởng có 4
nguời tham gia nghiên cứu chiếm 6,2% tổng số cán bộ (Khoa Vật lý phóng xạ
không có y tá).
3.1.5. Thời gian làm việc
Bảng 3.5 : Thời gian làm việc của các cán bộ xạ trị
Thời gian làm việc
( tính theo năm )
Tần số Tỷ lệ %
Dưới 5 năm 16 24,6
Từ 5 đến 10 năm 26 40,0
Từ 11 đến 20 năm 15 23,1
Trên 20 năm 8 12,3
20
Tổng 65 100
Số cán bộ có thời gian làm việc từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ lớn (40%).
Số cán bộ có thời gian làm việc dưới 5 năm chiếm khoảng một phần tư tổng
số cán bộ trong khi những cán bộ có kinh nghiệm làm việc lâu trên 20 năm
chỉ chiếm tỷ lệ thấp (12,3%).
3.1.6. Thời gian làm xạ trị
Bảng 3.6 : Thời gian làm xạ trị của các cán bộ xạ trị
Thời gian làm việc

( tính theo năm )
Tần số Tỷ lệ %
Dưới 5 năm 18 27,7
Từ 5 đến 10 năm 26 40,0
Từ 11 đến 20 năm 18 21,7
Trên 20 năm 3 4,6
Tổng 65 100
Các cán bộ có thời gian công tác trong lĩnh vực xạ trị từ 5 đến 10 năm
chiếm tỷ lệ lớn (40%). Khoảng một phần ba cán bộ có thời gian công tác duới
5 năm (27,7%) song chỉ có 3 cán bộ có thời gian làm việc trong lĩnh vực xạ trị
trên 20 năm (4,6%). Đa số các cán bộ làm xạ trị trên 5 năm (72,3%).
3.2. Công tác đào tạo và đào tạo lại cho khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K
3.2.1. Công tác đào tạo điều trị xạ trị
3.2.1.1. Đào tạo điều trị xạ trị
86,2%
13,8%

Không
21
Biểu đồ 3.1 : Tỷ lệ % cán bộ được đào tạo điều trị xạ trị
Đa số các cán bộ tham gia nghiên cứu đã từng đựợc học về điều trị xạ
trị (86,2%) song vẫn có 13,8 % chưa từng được đào tạo về điều trị xạ trị.
3.2.1.2. Mối tuơng quan giữa trỡnh độ chuyên môn và đào tạo điều trị xạ trị
Bảng 3.7. Mối tương quan giữa trình độ chuyên môn và việc đã từng được
đào tạo xạ trị
Đào tạo xạ trị
Trình độ chuyên môn
Từng được đào tạo xạ trị
Có Không
Bác sĩ

Tần số 19 0
Tỷ lệ (%) 33,9 0
Kĩ sư vật lý
Tần số 2 0
Tỷ lệ (%) 3,6 0
Kĩ thuật
viên xạ trị
Tần số 5 0
Tỷ lệ (%) 8,9 0
Y tá Tần số 30 9
Tỷ lệ (%) 50,6 100
Theo bảng thống kê trên, tất cả các bác sĩ, kĩ sư vật lý, kĩ thuật viên xạ
trị Bệnh viện K đều đã từng được đào tạo về điều trị xạ trị trong khi đó 100%
cán bộ chưa từng được đào tạo về điều trị xạ trị đều là y tá.
3.2.2. Đào tạo ban đầu
22
16,9%
83,1%

Không
Biểu đồ 32 : Tỷ lệ % cán bộ được đào tạo ban đầu
Chỉ có 16,9% cán bộ cho biết mình đã được đào tạo về điều trị xạ trị
khi còn học trong trường đại học, cao đẳng hoặc trung cấp trong khi có đến
83,1% không hề được đào tạo ban đầu về điều trị xạ trị. Tại Việt Nam hiện
nay chưa có một cơ sở chính thức đào tạo về điều trị xạ trị .
3.2.3. Đào tạo lại
37,0%
63,0%

Không

Biểu đồ 3.3 : Tỷ lệ % cán bộ được đào tạo lại
Số cán bộ được đào tạo lại chiếm gần gấp đôi so với so cán bộ không
được đào tạo lại (63% so với 37%) chứng tỏ công tác đào tạo lại cho khối cán
bộ xạ trị Bệnh viện K đã được chú ý và đề cao.
3.2.4. Công tác đào tạo trong 5 năm gần đây ( 2005 – 2010 )
3.2.4.1. Mô tả về công tác đào tạo điều trị xạ trị trong 5 năm gần đây
Bảng 3.8 : Số lượng và tỷ lệ cán bộ được đào tạo trong 5 năm (2005 – 2010)
Đào tạo 5năm Tần số Tỷ lệ (%)
23
(2005-2010)
Có 52 80,0
Không 13 20,0
Tổng 65 100
Trong vòng 5 năm trở lại đây (2004 – 2010) có tới 80% cán bộ xạ trị
Bệnh viện K được đào tạo về điều trị xạ trị (bao gồm cả đào tạo cơ bản, đào
tạo lại, đào tạo bổ sung). Chỉ có 20% số cán bộ không được tham gia lớp đào
tạo nào trong vòng 5 năm 2005-2010 .
32.4.2. Mối tương quan giữa trình độ chuyên môn và công tác đào tạo trong
5 năm gần đây
Bảng 3.9. Mối tương quan giữa trình độ chuyên môn và công tác đào tạo
trong 5 năm gần đây
Đào tạo 5 năm
Trình độ chuyên môn
Đào tạo trong 5 năm
2005-2010
Tổng
Có Không
Bác sĩ
Tần số 19 0 19
Tỷ lệ (%) 100 0 100

Kĩ sư vật

Tần số 2 0 2
Tỷ lệ (%) 100 0 100
Kĩ thuật
viên xạ trị
Tần số 5 0 5
Tỷ lệ (%) 100 0 100
Y tá
Tần số 26 13 39
Tỷ lệ (%) 66,7 33,3 100
Tất cả bác sỹ xạ trị, kĩ sư vật lý, kĩ thuật viên xạ trị Bệnh viện K đều
được đào tạo (đào tạo bổ sung hoặc đào tạo lại) trong 5 năm gần đây (2005-
2010). Các cán bộ không được tham gia một lớp đào tạo nào trong 5 năm gần
đây đều là y tá.
3.2.4.3. Thời gian khóa đào tạo
24
Bảng 3.10 : Thời gian các khóa đào tạo
Thời gian học Tần số Tỷ lệ (%)
Dưới 2 tháng (≤ 2) 40 76,9
Trên 2 tháng đến 6 tháng (2-6) 7 13,5
Trên 6 tháng (> 6 tháng) 5 9,6
Tổng 52 100
Hầu hết các khóa đào tạo cho cán bộ xạ trị Bệnh viện K đều là khóa
ngắn hạn (dưới 6 tháng) chiếm 93,4%. Trong đó chủ yếu là các khóa đào tạo
dưới 2 tháng (76,9%). Các khóa đào tạo dài hạn cũn quỏ ớt (9,6%).
25

×