Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

nghiên cứu sản phẩm này nhằm xác định giá trị đích thực của sản phẩm hồng mạch khang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 67 trang )

nghiên cứu sản phẩm này nhằm xác định giá trị đích thực của
sản phẩm Hồng mạch khang
Đặt vấn đề
Chứng HAT là một tình trạng bệnh lý thường gặp, tỷ lệ mắc chứng này
chiếm từ 10 – 20% dân số [16]. Ở nước ta, chứng bệnh này không những gặp
ở người có tuổi, mà còn thấy cả ở người trẻ tuổi. Đây chính là đối tượng nằm
trong lực lượng lao động chính của xã hội. Theo báo cáo tình hình sức khoẻ
của một số cơ quan, xí nghiệp tại Hà Nội năm 1997 có tới 12% số cán bộ,
công nhân có HATTh thấp hơn 90mmHg và HATTr thấp hơn 60mmHg [30]
[33]. Đây thực sự là mối quan tâm của ngành y tế.
HAT là một chứng bệnh nhưng chưa thu hút được sự quan tâm lớn nh
huyết áp cao, nhưng hậu quả của nó lại ảnh hưởng đáng kể tới sức khoẻ con
người, làm giảm sút trí tuệ, giảm sút hiệu quả và năng suất lao động. Các triệu
chứng thường gặp trên lâm sàng là: buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt
hoặc xỉu [15] [16] [32] [39]. Đây là những biểu hiện chính của sự giảm, tưới
máu não, tim, cơ vân và các tạng khác. Tỷ lệ gây tai biến mạch máu não của
chứng HAT là 10 – 15% gần bằng tỷ lệ tai biến mạch máo não của bệnh tăng
HA [15] [16]. Để tìm ra các biện pháp điều trị hữu hiệu, ngoài việc tìm các
nguyên nhân tổn thương thực thể gây nên chứng HAT, việc điều trị để nâng
cao HA cho đến nay vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, nhất là đối với
loại suy nhược cơ thể, bệnh lâu ngày. Việc dùng các thuốc trợ tim, vitamin
1
nếu có kết quả thì cũng không duy trì được lâu. Người bệnh nhanh chóng
quay lại tình trạng cũ khi ngừng thuốc.
Theo y lý YHCT: HAT được YHCT phương đông mô tả trong chứng
huyễn vựng thể khí hư, huyết hư, từ thời Xuân thu chiến quốc, Tân việt nhân;
(Hoàng đế nội kinh) thế kỷ thứ II trước công nguyên. Các biểu hiện lâm sàng
như hoa mắt, chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được,
ăn kém
Về pháp điều trị: bổ huyết, kiện tỳ là chủ yếu và có nhiều bài thuốc nh:
phù chính tăng áp thang; kỷ cúc địa hoàng hoàn, quy tỳ hoàn, sinh mạch bảo


nguyên
Tuy nhiên cách chữa chỉ hoàn toàn dựa trên biện chứng luận trị theo lý
luận YHCT, việc nghiên cứu tạo cơ sở khoa học đối với từng bài thuốc còn
chưa đề cập tới.
“Hồng mạch khang” là bài thuốc gồm 3 vị Ých trí nhân – Quy đầu –
Xuyên tiêu đã được nghiên cứu hiện đại hoá dưới dạng viên nén uống của
Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn Y dược quốc tế – IMC sản xuất theo bản
quyền công nghệ của Công ty Hữu hạn dược phẩm” Nhất Hân Hoà” Tứ xuyên
Trung quốc. Sản phẩm đã dược phép của Bộ y tế Việt Nam cho sản xuất và
phân phối trên toàn quốc nhằm hỗ trợ điều trị chứng HAT tăng cường sức
khoẻ cho con người. Tuy nhiên ở nước ta chưa có đề tài nào nghiên cứu tác
dụng lâm sàng, cũng như tác dụng không mong muốn của sản phẩm trên. Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu sản phẩm này nhằm xác định giá trị đích
thực của sản phẩm Hồng mạch khang với các mục tiêu như sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
2
1/ Đánh giá tác dụng nâng huyết áp của “Hồng mạch khang” trên
lâm sàng và sự biến đổi một số chỉ số cận lâm sàng trước và sau
điều trị.
2/ Xác định một số tác dụng không mong muốn của thuốc.
3
Chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Những quan điểm về HAT theo YHHĐ.
1.1.1. HA và các yếu tố ảnh hưởng tới HA.
1.1.1.1 HA theo quan điểm hiện nay.
HA là một trong 4 điều kiện của chức phận sống con người (HA, mạch,
hơi thở, nhiệt độ). HA động mạch là áp lực của máu tác động lên thành động
mạch được tính bằng mmHg hoặc Kilopasecal (Kpa).
Qua nhiều cuộc điều tra dịch tễ học về HA trên thế giới người ta đã biết

rằng: HA là một thông số huyết động luôn thay đổi theo từng thời điểm trên
hoạt động tâm sinh lý của từng cá nhân, nhưng sự dao động đó vẫn nằm trong
giới hạn sinh lý bình thường.
HA: là một áp suất nhất định để máu chảy được trong lòng động mạch,
được biểu thị bằng 2 trị số [1] [2]:
HA tối đa: (HA tâm thu) là áp suất máu đo được trong thời kỳ tâm thu,
phụ thuộc vào lực co bóp và thể tích tâm thu.
Trị số bình thường ở người trưởng thành: 90 – 140 mmHg.
Huyết áp tối thiểu (HA tâm trương) là áp suất máu đo được trong thời
kì tâm trương, phụ thuộc vào trương lực mạch máu.
Trị sè HA ở người bình thường, trưởng thành: 60 – 90 mmHg.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới huyết áp.
Huyết áp động mạch hình thành bởi bốn yếu tố:
4
- Hai yếu tố chính quyết định duy trì HA động mạch là cung lượng tim
và sức cản ngoại vi, tính theo công thức sau:
HA = CLT x SCNV
Trong đó: HA: huyết áp; CLT: cung lượng tim; SCNV: sức cản ngoại
vi
- Hai yếu tố phụ : độ quánh của máu và độ đàn hồi thành động mạch.
- Huyết áp phải được giữ ở mức cho phép thi mao mạch của hệ thống
tuần hoàn mới được tưới máu đầy đủ. HA động mạch phụ thuộc vào thể tích
máu do thất trái đẩy vào hệ thống mạch máu theo đơn vị thời gian (còn gọi là
cung lượng tim ) và trở kháng đối với luồng máu của mạch máu ngoại vi ( còn
gọi là sức cản ngoại vi) [1][2]. HA, lưu lượng máu và sức cản ngoại vi có mối
liên quan chặt chẽ với nhau theo công thức.
K
LxR
P
=

Trong đó: P: huyết áp
L: lưu lượng tuần hoàn
R: sức cản ngoại vi
K: hằng số
Khi lưu lượng tuần hoàn giảm, sức cản ngoại vi giảm thì HA sẽ giảm
và ngược lại [1][2].
1.1.2.1. Cung lượng tim:
Phụ thuộc vào thể tích tâm thu và nhịp tim, mà thể tích tâm thu lại phụ
thuộc vào thể tích máu trở về và lực co bóp cơ tim, nhịp tim [1][3].
* Thể tích máu trở về: là lượng máu hệ tĩnh mạch đổ về tim phải, bình
thường nó chính là lưu lượng tâm thu. Hệ thống tĩnh mạch đóng vai trò rất
quan trọng vì nó có thể chứa 65-67% toàn bộ thể tích máu cho nên ứ máu tĩnh
mạch sẽ làm giảm lưu lượng tim [1][15]
5
* Lực co bóp của tim:
Để máu trở về tim được nhiều, tim phải có khả năng đẩy nhiều máu đi.
Cơ tim bóp càng mạnh thì cung lượng tim càng lớn, thể tích máu trở về cũng
tăng lên do đó HATT h và HATTr cũng tăng vì thể tích máu tăng sẽ làm căng
thành mạch [1][15].
* Nhịp tim:
Khi tim đập chậm mà thể tích tâm thu không tăng thì lưu lượng tim
giảm và HA giảm. Khi tim đập nhanh, tuy thể tích tâm thu không tăng nhưng
vẫn làm cho lưu lượng tăng, vì thế HA tăng. Nhưng khi tim đập quá nhanh,
do thời gian tâm trương ngắn, lượng máu trở về tim giảm vì thế thể tích tâm
thu giảm nhiều làm cho lưu lượng tim giảm và HA giảm [1][3]
1.1.2.2. Sức cản ngoại vi:
Là trở lực mà tâm thất trái phải thắng, để có thể đẩy được máu từ thất
trái tới các mạch máu ở ngoại vi, trở lực này phụ thuộc vào:
* Độ nhớt của máu: Khi độ nhớt tăng, đòi hỏi một sức bóp lớn hơn
mới đẩy máu lưu thông được trong lòng mạch, cho nên khi độ nhớt máu giảm

cũng góp phần làm giảm HA [1][44]
* Sức đàn hồi của thành mạch: Trở kháng của một mạch máu tỉ lệ
nghịch với bán kính luỹ thừa 4 của mạch máu đó. Như vậy HA phụ thuộc
nhiều vào mức độ co giãn cơ trơn của thành mạch. Sức đàn hồi của thành
mạch là yếu tố chính, ảnh hưởng tới sức cản ngoại vi. Khi giãn mạch, sức cản
ngoại vi giảm dẫn tới HA giảm. Vẫn theo công thức:
K
P
xRL
=
( Khi L không đổi)
Những yếu tố ảnh hưởng tới HA nêu trên, hoạt động phối hợp chặt chẽ
để duy trì HA ở mức độ không thay đổi nhiều lắm. Nếu một trong những yếu
6
tố đó bất chợt thay đổi những yếu tố sẽ hoạt động bù ngay dưới sự kiểm soát
của hoạt động phản xạ thần kinh và thể dịch [1][15]
- Cơ chế thần kinh:
Trong hệ thống điều hoà sinh lý HA động mạch, thần kinh đóng một
vai trò quan trọng nhờ các cảm thụ thể áp lực nằm ở xung quanh động mạch
cảnh và quai động mạch chủ, sau đó chuyển thành xung động truyền lên dây
thần kinh Hering (IX) và Cyon (X) để dẫn đến trung tâm điều chỉnh HA ở
phần trên hành não trái và nhân đơn độc của hành não. Nhân vận mạch, nhân
kiểm soát hoạt động của thần kinh giao cảm, các nhân này nhận xung động đã
được điều chỉnh từ não và truyền xung động về tim, hệ thần kinh giao cảm ở
cột sống gây tăng tiết Catecholamin dẫn đến co mạch, tăng nhịp tim, tăng
cung lượng tim và tăng HA.
Khi có thay đổi áp lực trong lòng động mạch chủ và xoang động mạch
cảnh gây xung động truyền lên hành não, tuỳ theo xung động và sự đáp ứng
mà nhịp tim nhanh lên hay chậm lại, mạch máu co hay dãn ra, đó là sự điều
chỉnh HA theo cơ chế thần kinh.

- Yếu tố thải tiết Natri ở tâm nhĩ:
Khi rối loạn cấp tính xảy ra, rối loạn chức năng buồng nhĩ kéo dài sẽ kích
thích tiết yếu tố thải tiết Natri của tâm nhĩ (Atriuretie Factor – ANF) [4][12]
Yếu tố này đóng vai trò trong việc điều hoà HA qua một số cơ chế sau:
* Tác dụng đối kháng với ADH giữ Natri và nước ở ống thận gây đái
Ýt, ANF thải Natri và nước gây đái nhiều.
* Ức chế giải phóng Aldosteron ở thượng thận và ức chế giải phóng
Renin từ tế bào cạnh cầu thận.
* Tác dụng đối kháng với Angiotensin II.
* Giảm Catecholamin qua cơ chế giảm Angiotensin II.
- Thận và hệ thống Renin – Angiotenxin – Aldotteron (RAA)
7
- Vai trò của hormon:
Hormon tham gia vào quá trình điều chỉnh sinh lý huyến áp động mạch chủ
yếu là tuyến thượng thận, vỏ thượng thận tiết Aldotteron, desoxycosticosteron, tuỷ
thượng thận tiết Adrenalin, noradrenalin.
- Rối loạn chức năng nội mạc: trong những năm gần đây khi nghiên
cứu chức năng nội mạc mạch máu người ta thấy nó sản xuất ra các chất co
mạch và các chất giãn mạch.
- EDRF (Endo thelium Deriv Relaxing Factos) cùng gây giãn mạch và
chống kết dính, EDRF làm giãn mạch do hoạt hoá các thụ thể đặc hiệu của
lớp nội mạch.
+ Các yếu tố co mạch:
- Endothelin (ET) trong đó có ET1, ET2, ET3 thì ET1 được sản xuất từ
nội mạc mạch có tác dụng co mạnh mạch và kéo dài.
- EDCF (Endo thelium Deriv Contracting Factos) là yếu tố co mạch
dẫn xuất từ nội mạc.
1.1.3. Quan niệm về huyết áp thấp:
- Định nghĩa: huyết áp thấp (Hypotension arterielle) là huyết áp luôn
luôn ở con số thấp hơn đa số người bình thường[ 16 ].

Một người có HAT, nghĩa là HA người đó luôn luôn thấp hơn so với mức
bình thường của cùng lứa tuổi [15]. ở đây không kể tới hạ HA trong trường
hợp sốc cấp cứu nh: mất máu nhiều và đột ngột, mất nước nặng mà chỉ nói
tới những người có HAT liên tục, từ trước tới nay HA vẫn thấp hoặc thấp
trong một thời gian dài, không có tính chất đột ngột. Người trưởng thành có
HA tối đa trong giới hạn 90-140 mmHg, HA tối thiểu 60-90mHg. Dưới mức
này coi nh là HAT [1][15].
HA tối đa (hay còn gọi là HA tâm thu): nhỏ hơn 90 mmHg.
HA tối thiểu (hay còn gọi là HA tâm trương): nhỏ hơn 60 mmHg
8
1.1.4. Phân loại huyết áp thấp:
HAT là biểu hiện sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh
vận mạch [17]. HAT được chia làm 2 loại: HAT tiên phát và HAT thứ phát
[15][17].
1.1.4.1 Huyết áp thấp tiên phát: (Hay còn gọi là HAT tự phát hoặc HAT do
thể tạng).
Có những người thường xuyên có HAT. HA tâm thu vào khoảng 85 –
90 mmHg nhưng sức khoẻ bình thường, chỉ khi đo HA mới phát hiện ra HAT.
đây là những người có thể tạng đặc biệt, từ nhỏ tới lớn HA vẫn như thế nhưng
không hề có biểu hiện bệnh ở bộ phận nào trong cơ thể. Những người này vẫn
sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, khi họ gắng sức thì vẫn thấy chóng mệt. Do
đó không coi là bệnh lý và không cần điều trị gì. Nhiều nhười HAT vẫn sống
khoẻ mạnh đến già.
1.1.4.2. Huyết áp thấp thứ phát: ( còn gọi là huyết áp thấp hậu phát).
Đây là những người trước vẫn có huyết áp bình thường, nhưng sau đó
huyết áp bị tụt dần sau vài ba tháng. Loại huyết áp thấp thứ phát này thường
gặp ở những người suy nhược cơ thể kéo dài, mắc các bệnh thiểu năng tuần
hoàn não, lao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc kéo dài, người ốm lâu, thiếu máu kéo
dài, người già có rối loạn hệ thần kinh tự điều chỉnh, bị một số bệnh nội tiết
(suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp mạn tính ) hoặc dùng các thuốc hạ

HA liều cao kéo dài.
Loại huyết áp này thường có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng làm việc và
sức khoẻ của người bị bệnh[13][15][17]. Đây là loại bệnh cần điều trị kịp thời
tránh gây ra sự mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh. Đồng thời có thể phòng
được các biến chứng nguy hiểm xảy ra cho người bệnh.
9
1.1.5. Các yếu tố cơ chế dẫn tới giảm áp lực máu.
Có rất nhiều tác giả đưa ra cơ chế giảm áp lực máu. theo Frohlich E.D
[1][2] thì cơ chế chủ yếu như sau:
10
Sơ đồ 1.1: Cơ chế dẫn tới huyết áp thấp theo YHHĐ
11
Nh vậy, HAT là do hai yếu tố tác động chủ yếu: lưu lượng tim và sức
cản ngoại vi. Lưu lượng tim phụ thuộc vào sức bóp cơ tim, chủ yếu là chức
năng bóp của tâm thất trái. Sức cản ngoại vi chủ yếu phụ thuộc vào độ đàn hồi
của thành mạch [1] [2].
1.1.6. Triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán HA thấp.
Huyết áp thấp là biểu hiện sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu
thần kinh vận mạch [17]. Nó gây ra triệu chứng thiếu máu từng cơ quan, nhất
là não và tim. Trên lâm sàng dù HAT do nguyên nhân nào thì biểu hiện chủ
yếu cũng bao gồm:
* Triệu chứng cơ năng: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, hay quên, giảm
tập trung trí lực, nhất là khi thay đổi tư thế có thể choáng ngất hoặc ngất. Nếu
để người bệnh ở tư thế nằm thì sau 1 – 2 phút các triệu chứng có thể giảm dần
rồi hết hẳn [17] [18] [32] [42] [54].
* Triệu chứng thực thể: nhịp tim nhanh, có thể có ngoại tâm thu, có
khi có nhịp chậm, cung lượng tim giảm rõ rệt [18].
* Chẩn đoán: chẩn đoán HAT dựa vào đo HA nhiều lần (tốt nhất là dùng
máy đo liên tục 24h) ở nhiều tư thế khác nhau. Nếu thấy HATTh dưới 90
mmHg và HATTr dưới 60 mmHg thì đó là biểu hiện tình trạng HAT [17] [18].

Chẩn đoán phân biệt: kết hợp lâm sàng với cận lâm sàng để phân biệt
HAT tiên phát hay thứ phát với cơn động kinh, hạ can xi huyết, hạ đường
huyết [18].
1.1.7. Điều trị.
Ngoài việc điều trị nguyên nhân, việc điều trị HAT cần chú ý tới nghỉ
ngơi, tăng cường ăn uống, rèn luyện thân thể tác động đến trạng thái thần kinh,
chức năng co bóp của tim và điều tiết các mạch máu có tác dụng nâng HA.
12
Thuốc thường dùng: trong điều trị người bệnh có chứng HAT thứ phát,
các thuốc sau thường được xem xét và sử dụng cho phù hợp với từng người
bệnh và mức độ bệnh:
* Ephedrin: có tác dụng co mạch, tăng HA. Tuy là thuốc chủ yếu để
chữa và phòng cơn hen song còng có tác dụng nâng HA với liều dùng ngày 1
– 3 lần, mỗi lần 1 viên 10mg [2] [9].
* Cafein: có tác dụng trợ tim, kích thích hệ thần kinh, dùng tiêm dưới
da với liều 0,25 – 1,50g/24h hoặc uống từ 0,5 – 1,5g/24h [2] [16].
Nhìn chung Ephedrin và Cafein đều có tác dụng tăng HA nhưng lại làm
tăng nhịp tim, nên khi dùng nếu HATTh lớn hơn 100mmHg mà thấy loạn
nhịp tim thì phải dùng thêm cả thuốc chống loạn nhịp [2] [9].
* Dyhyroergotamin: thuốc có tác dụng chống suy tuần hoàn tĩnh mạch
ngoại vi làm tăng HA, điều chỉnh các rối loạn về thần kinh thực vật. Viên nén
1mg uống mỗi lần 1 viên, ngày 1 – 3 lần [1] [16].
* Heptamyl: có tác dụng trợ tim mạch tăng sức co bóp cơ tim (tăng lưu
lượng tim và lưu lượng vành). Viên nén 0,1878g (tương ứng 150mg Heptaminol
base) ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên [1] [16].
* Pantocrin: là dạng cao lỏng cồn nước chế từ nhung của 3 loại hươu
của Nga có tác dụng bồi bổ cơ thể, kích thích tim mạch. Uống hoặc tiêm, ống
tiêm 1ml tiêm dưới da hoặc tiêm bắp 1 – 2 ống/ngày [4] [16].
* Bioton: chống suy nhược cơ thể, điều trị lao lực về thể xác và trí óc.
Èng uống 10ml chứa 3,42g cao cồn Kaola, 0,75g Acid Phosphoric, 0,296 g

Inositocalcium, 0,028g Mn Glycerophosphat. Uống ngày 2 ống [16].
Trường hợp nặng dùng Prednisolon 5 -20mg trong 1 ngày, 1 đợt 10 – 15
ngày.
Hạn chế dùng thuốc an thần và lợi tiểu. Chống chỉ định hoàn toàn với
thuốc dãn mạch vì càng làm hạ HA [16].
13
1.1.8. Biến chứng.
* Thiểu năng tuần hoàn não: Đào Phong Tần (1994) khi nghiên cứu
về lưu huyết não trên các người bệnh HAT , thấy rằng độ đàn hồi thành mạch
máu não thường giảm dẫn tới thiểu năng tuần hoàn não [25].
* Tụt HA khi đứng: thường bao gồm các triệu chứng như: hoa mắt,
chóng mặt, mờ mắt hoặc giảm thị lực, người mệt mỏi và ngất. Passant – U,
Warkentin – S, Gustafson – L (1997) đã nghiên cứu trên 151 người bệnh có
chứng HAT, thấy tụt HA khi đứng 77 người và đưa ra kết luận: tụt HA khi
đứng là biểu hiện thường gặp ở người bệnh có HAT [39] [50] [46].
* Sa sút trí tuệ: Guo – Z, Viitamen – M, Fratiglioni – L, Winplad – B
(1997) thấy rằng HAT gây ra chứng xơ não và đóng vai trò quan trọng trong
bệnh sa sút trí tuệ ở người già [52].
* Tổn hại ốc tai: Pirroda – A, Saggese – D, Giaus – G, Ferri – GG,
Nascetti – S, Gaddi – A (1997) sau khi nghiên cứu đã khẳng định HAT có
liên quan tới sự mất thăng bằng gây bệnh tổn hại ốc tai dẫn đến làm mất khả
năng nghe [47].
Busby – Wj, Camppell – Aj, Robertson – Mc (1996) sau khi nghiên
cứu tỷ lệ tử vong ở người lớn tuổi có HAT trong 3 năm thấy rằng tỷ lệ tử
vong ở người HAT cao song thường do các căn bệnh khác kèm theo hoặc tai
nạn rủi ro, chứ HAT không trực tiếp làm tăng tỷ lệ tử vong [17].
1.2. Quan điểm của YHCT về Huyết áp thấp
HAT nằm trong chứng huyễn vựng của YHCT. Huyễn là hoa mắt,
trước mắt hay có cảm giác tối sầm. Vựng là váng đầu, thấy đầu xoay chuyển,
có cảm giác chòng chành như ngồi trên thuyền. Hai triệu chứng này thường

xuất hiện cùng nhau nên gọi chung là huyễn vựng nhẹ thì hết ngay khi nhắm
mắt lại, nặng thì kèm buồn nôn, đổ mồ hôi, đôi khi ngất xỉu [3] [10] [16]
[14].
14
1.2.1. Những nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh dẫn đến huyết áp thấp
theo YHCT.
Nguyên nhân gây ra chứng huyễn vựng là do cả nội thương và ngoại
cảm. Ngoại cảm là tà khí (lục dâm) lấn vào chỗ các khiếu trống ở đầu và mắt
nên chứng huyễn vựng thuộc về chứng trạng của thương hàn và ôn bệnh[10]
[36]. Nguyên nhân gây ra huyễn vựng thuộc về nội thương, sách Tố Vấn chí
nhân yếu đại luận nói rằng: “Mọi chứng quay cuồng chao đảo đều thuộc can
mộc”, ý nãi can phong nội động sinh ra. Trong “Hà gian lục thư” của Lưu Hà
Gian cho rằng “ Phong và hoả gây nên, dương thuộc hoả, dương chủ động
gây nên choáng váng”. “Đan khê tâm pháp” của Chu Đan Khê cho rằng “ Vô
đàm bất năng tác huyễn” có nghĩa là: không có đàm thì không thể tạo thành
huyễn, cho nên trước hết cần chữa đàm. Sách “ Cảnh nhạc toàn thư” của
Trương Cảnh Nhạc lại nói “ Vô hư bất năng tác huyễn” và đề ra phương pháp
điều trị phải bổ hư là chính[10][11].
Huyết áp thấp theo YHCT do khí hư, huyết hư, tỳ hư, nhưng trong đó
thể khí huyết lưỡng hư là thường gặp nhất. Khí có thể sinh hoá ra vạn vật, bồi
bổ và dinh dưỡng hết thảy các tạng trong cơ thể. Sự tuần hoàn của huyết phải
nhờ ở khí làm động lực, huyết không có khí thì huyết ngưng mà chẳng lưu
thông. Người xưa nói: “Khí là động lực vận hành của huyết, khí hành thì
huyết hành”, còn huyết do khí sinh ra, theo khí mà đi nhưng khí phải dựa vào
huyết mới hoạt động được.
Huyết tuần hoàn không ngừng, phân bố tân dịch khắp nơi từ lục phủ ,
ngũ tạng tới tứ chi, bách cốt. Vì vậy, khí huyết không đủ sẽ làm não thiếu sự
nuôi dưỡng, lại có thêm đàm trọc tắc trở nên đầu váng, mắt hoa. Huyết hư
không nuôi dưỡng được toàn thân nên sắc mặt nhợt nhạt, mạch vô lực, huyết
hư không dưỡng được tâm nên Ýt ngủ, hồi hộp, tinh thần không minh mẫn,

15
giảm trí nhớ, ăn uống kém, chất lưỡi nhợt. Khí hư nên mệt mỏi vô lực, đoản
khí, đoản hơi, ngại nói, tự hãn, mạch tế sác[27][31][5549][43]
1.2.2 Các thể lâm sàng của huyết áp thấp theo YHCT.
Theo các tài liệu nội khoa trong YHCT của Trung Quốc gần đây như
Trung y nội khoa học của Trương Bá Du năm 1985 và “ Trung y trị liệu các
bệnh khó” của Trương Kính Nhân năm 1993 cho rằng HAT dù cho bất kỳ
nguyên nhân nào thì cũng đều thuộc hư chứng, có thể chia làm 3 thể là [20][49]:
1.2.2.1. Thể tâm dương bất túc
Với những biểu hiện trên lâm sàng như: tinh thần mệt mỏi, hoa mắt,
váng đầu, buồn ngủ, chân tay lạnh, chất lưỡi nhợt bệu, rên lưỡi trắng nhuận,
mạch trầm vô lực hoặc trầm tế.
Cơ chế bệnh sinh của thể này được lý giải do tâm chủ thần minh, là nơi
tàng thần, tâm dương hư tổn không tàng chứa được thần làm cho người bệnh
luôn cảm thấy tinh thần mệt mỏi, bất an. Tâm ở thượng tiêu, chủ về hoả là
dương ở trong dương, nay tâm dương bất túc, thì khí thanh dương không
thăng lên được, không nuôi dưỡng được cho não bộ, gây ra hoa mắt. chóng
mặt, buồn ngủ. Tâm chủ hoả, tâm dương hư suy thì tâm hoả sẽ thiếu. Dương
và hoả đều không đủ nên từ da đến chân tay lạnh, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi
trắng, mạch trầm tế.
Vì vậy phép điều trị của thể bệnh này là: ôn bổ tâm dương và bài thuốc
cổ phương thường dùng để điều trị là: “Quế chi cam thảo thang gia vị” [20]
[49] [43].
1.2.2.2. Thể tỳ vị hư nhược
16
Với những biểu hiện trên lâm sàng như: mệt mỏi, hơi thở ngắn, váng
đầu, hồi hộp, cơ nhục teo nhẽo, sợ lạnh, dÔ ra mồ hôi, ăn kém, đầy bụng, chất
lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm vô lực.
Cơ chế bệnh sinh của thể này được lý giải do tỳ vị chủ vận hoá, tỳ vị hư
làm thức ăn không tiêu hoá được, không có các chất dinh dưỡng cần thiết để

nuôi dưỡng cơ thể làm cho người bệnh mệt mỏi, hơi thở ngắn, váng đầu, hồi
hộp, cơ nhục mềm nhẽo. Tỳ chủ vận hoá thuỷ thấp, tỳ hư làm chức năng vận
hoá suy giảm nên thấp ứ lại mà hoá đàm, đàm trọc ngăn trở trung khí vận
hành mà gây ra ăn kém, đầy bụng. Tỳ hư không vận chuyển được chất tinh vi
của thuỷ cốc đi nuôi dưỡng phần cơ biểu cơ thể, làm cho vệ khí ngày một
kém đi, vệ khí suy thì người bệnh sợ lạnh, dÔ ra mồ hôi. Tỳ hư, khí huyết
không đủ làm cho chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mạch trầm vô lực.
Vì vậy, pháp điều trị của thể bệnh này là: bổ trung, Ých khí, kiện tỳ và
bài thuốc cổ phương thường dùng để điều trị là: “Hương sa lục quân gia vị”
[20] [43].
1.2.2.3. Thể khí huyết lưỡng hư.
Với những biểu hiện trên lâm sàng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,
sắc mặt nhợt, đoản khí, đoản hơi, tự hãn, hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ,
chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư, tế, vô lực.
Cơ chế bệnh sinh của thể bệnh này được lý giải do khí huyết thiếu
không đủ nuôi dưỡng phần não bộ gây ra chóng mặt, nặng thì ngã ngất. Huyết
hư không lưu thông được toàn thân nên sắc mặt nhợt nhạt, huyết thiếu không
đủ dưỡng tâm nên hồi hộp đánh trống ngực, mất ngủ. Khí huyết hư không đủ
nuôi dưỡng cơ thể gây đoản khí, đoản hơi, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng
mỏng, mạch hư, tế, vô lực.
17
Vì vậy, pháp điều trị của thể bệnh này là: bổ dưỡng khí huyết và bài
thuốc cổ phương thường dùng để điều trị là: “Quy tú thang gia giảm” [20]
[49] [43].
18
1.2.3. Một số bài thuốc y học cổ truyền thường dùng.
Trong các y văn cổ từ xưa cho tới những sách chuyên khảo của YHCT ngày
nay, đã có nhiều tác giả đưa ra các bài thuốc để điều trị chứng bệnh này như:
* Bài “Kỷ cúc địa hoàng hoàn” trong “Y cấp” chuyên chữa các chứng
huyễn vựng thể can dương thượng kháng. Đây là bài thuốc thiên về bổ phần

âm cho can thận [55].
* Bài “Quy tú thang” trong “Tế sinh phương” có tác dụng kiện tỳ,
dưỡng tâm Ých khí, bổ huyết để điều trị chứng huyễn vựng thể tâm tỳ hư
[55].
* Bài “Phù chính tăng áp thang” trong “Thiên gia diệu phương – 1989”
gồm có: Nhân sâm 10g, Mạch đông 15g, Sinh địa 20g, Trần bì 15g, A giao
15g, Chỉ sác 10g, Hoàng kỳ 30g, có tác dụng bổ khí thăng dương cũng được
dùng để điều trị chứng bệnh này [8].
* Bài “Chấn khởi nguyên khí hư hạ hãm cao” của Phùng Triệu Trương
gồm: Hoàng kỳ 1kg (tẩm nước Phòng phong), Bạch truật sao 2 kg, Phụ tử chế
0,4kg, Nhân sâm 0,6kg nấu thành cao, mỗi ngày uống 20g thì có tác dụng trợ
dương, Ých khí [43].
* Bài thuốc cổ phương trà tan "sinh mạch bảo nguyên" của Lý Đông
Viên gồm nhân sâm 26%, mạch môn 13%, ngũ vị tử 13%, hoàng kỳ 35%,
cam thảo 13%, tác dụng bổ khí điều hoà huyết mạch dưỡng âm sinh tân dịch.
* Bài bổ trung khí của Lý Đông Viên gồm nhân sâm 6 g, hoàng kỳ 16g,
bạch thược 12g, đương quy 12g, thăng ma 12g, trần bì 8g, cam thảo 6g, sài hồ
8g. Tác dụng ôn bổ, tỳ vị, thăng cử trung khí giúp điều trị chứng huyễn vựng
có hiệu quả tốt [5, 55].
19
Trong lĩnh vực châm cứu, nhiều tác giả đưa ra các phương huyệt nhưng
chung quy lại thì các huyệt chủ yếu được sử dụng để điều trị chứng bệnh này:
Tam âm giao, Tóc tam lý, huyết hải, nội quan, thần môn với thủ thuật thường
dùng là bổ pháp [23] [24] [26].
Nhìn chung các phương pháp đều tập trung vào cải thiện tình trạng khí
huyết hư, tỳ hư, đặc biệt là khí hư giúp cho bồi bổ khí huyết mạnh lên để góp
phần giải quyết các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng của chứng HAT.
1.2.4. Thành phần hoá học tác dụng dược lý và công dụng của các vị
thuốc trong sản phẩm “ Hồng Mạch Khang”.
1.2.4.1 Quy đầu ( là phần rễ chính của Đương Quy).

- Tên khoa học: Angelica sinensis (OLIV) Diels (Angelicapolymarpha
Maxim. VAR. Simensis OLIV)
Thuộc họ hoa tán Apraceae (Umbelliferac).
Quy là về, vì vị thuốc này có tác dụng dưỡng khí nuôi huyết làm cho
huyết đang rối loạn trở về chỗ cũ.
- Thành phần hoá học:
Tỷ lệ tinh dầu 0,2%, tinh dầu có tỷ trọng 0,955 ở 15
o
C màu vàng sẫm
trong; Tỷ lệ axít tù do trong tinh dầu chiếm tới 40% (40% axít tù do,
Ligastilide N-Butiliden phthalide, Avalerophenol carboxylic Acid, n-butyl
Phtalide, avalểophnol, tetradecanol, safrol, P-cynun, carraerol, cadinun,
vitamin B
12
0,25-0,40%; acid folinic, biotin).
Hoa Đương Quy nhật bản Angclin acutiloba (Sieb et zuce). Kiitagawa
Ligusticu (Sieb et zuee), người ta thấy có tinh dầu. Trong tinh dầu thành phần
chủ yếu là n- Butylidenphtalit C
12
H
12
O
12
và n- valerophenon, o-Cacboxy –axit
20
C
12
H
14
O

3.
Ngoài ra còn có n-butylphtalit C
12
H
14
O
2
, Becgapten C
12
H
8
O
4
,
Secquiteepen, Seyrola và một Ýt B
12
.
- Tác dụng dược lý:
+ Chống thiếu máu, giảm mỡ máu, điều tiết chấn tĩnh hệ thống thần
kinh, tăng tốc độ lưu huyết, cải thiện lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ tim,
chống loạn nhịp tim, tăng khả năng nhận ô xy của hồng cầu, ức chế kết tập
tiểu cầu, chống hình thành máu đông, tăng khả năng miễn dịch không đặc
hiệu, hưng phấn cơ trơn bàng quang và ruột non [50][49]. Ngoài ra đương
quy còn có tác dụng kiểm soát Estrogen và Progesteron nhẹ giúp điều hoà
hoocmon.
- Tính vị quy kinh:
Đương quy vị ngọt, cay; tính ôn vào 3 kinh: Can, tâm, tỳ
- Công năng: Bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường hay dùng để
chữa kinh nguyệt không đều, huyết hư, đại tiện bí, táo, băng huyết, ăn kém.
Sách Đại Minh Chư gia bản thảo chép rằng “ Đương quy tiêu trừ hết phong tà

ác khí, bỏ hết thảy lao tâm lao lực, phá huyết xấu nuôi huyết mới”.
- Chủ trị:
Huyết hư, sắc mặt vàng héo, chân tay xanh nhợt, kinh nguyệt không
đều, bế kinh thống kinh, kinh nguyệt quá nhiều, băng kinh, sản hậu, chấn
thương trật đả gây huyết ứ, đau mỏi, tê chân tay, tróng phong bán thân bất
toại,; lở loét ngoài da; khái suyễn, tâm huyết bất túc, tâm quý chính xung; mất
ngủ hay quên, mạch đại, bệnh hoàng đản [10][23][50][49].
- Liều lượng:
Sắc uống 10 đến 12gam một ngày,có thể tới 30 gam một ngày.
21
1.2.4.2. Ých trí nhân:
- Tên khoa học: Alpinia oxyphyla miq.
Thuộc họ gừng Zingibenaceac.
- Bộ phận dùng:
Quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Ých trí nhân.
- Thành phần hoá học:
Trong Ých trí nhân có 0,7 % tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu
là Tecpen C
10
H
16
, Sesquitecpen C
10
H
24
và Sesquitecpenancola. Năm 1958 hệ
dược thuộc viện Y học Bắc Kinh đã thấy trong Ých trí nhân có 1,71 % chất
Saponin.
- Tính vị: quy kinh
Vị cay, ôn vào kinh tỳ tâm thận

- Công năng:
Làm Êm thận, tỳ vị, cầm ỉa lỏng, có tác dụng ôn bổ tỳ thận, dùng tăng cường
các chức năng ở thận và hệ tiêu hoá.
- Ứng dông:
Chữa khó tiêu, tiêu chảy, di tinh, đái nhiều về đêm, đái dầm, di mộng
tinh, bổ tỳ vị.
- Hàn phạm vào tỳ và thận biểu hiện như đau bụng và nôn, dùng hỗn
hợp Ých chí nhân với đẳng sâm, bạch truật, can khương.
- Thận hư biểu hiện như đái dầm và di tinh dùng phối hợp Ých chí nhân
với sơn dược và ô dược.
22
- Tiêu chảy và tiết nước bọt nhiều do tỳ hư: dùng phối hợp Ých chí
nhân với phục linh, sơn dược, đẳng sâm, bán hạ.
1 2.4.3 Xuyên tiêu:
- Tên khoa học: Zanthoxylum sinulans Hance, họ cam quýt (RUlanceac)
+ Trong hạt có 1,2 % tinh dầu với thành phần chủ yếu là Limomen
(44%), Geranial (12,14%), Neral (10,95%), Linalol (6,84%) theo Nguyễn
Xuân Dũng, Paleclerq, Th. Nga, 1990)
+ Gỗ xuyên tiêu có 2 chất Phenylpropanoid là Menitinoat và
Dihydroeuspidiol và 1 abenzodioxan typlignan là nitidanin ( CA 124: 134644e).
Xuyên tiêu có các alcaloid chelerythrin, nitidin, (+) – magnoflorin, (+) –
menisperin, (+) – tembetarin, (-) – cis – N – Methylcanadin, N,N,N – Trimethyl
tryptamin và (+) – Isotembetarin ( Masataka Moriyasu và cộng sự 1997)
+ Rễ có các alcaloid nitidin clorid, Oxynitidin, Dihydro nitidin, 6-
methoxy – 5, 6 – Dihydro – chelerythorin, - & - alocryptopin, Skimiamin.
- Tác dụng dược lý:
Các hoạt chất nitidin và chelerythrin có tác dụng chống ung thư. Thí
nghiệm trên chuột nhắt trắng cấy ghép u báng Ethrlich, thuốc có tác dụng kéo
dài thời gian sống của chuột thí nghiệm. Tác dụng này có liên quan đến khả
năng ức chế sinh tổng hợp DNA và giảm chỉ số gián phân tế bào của thuốc.

Đối với tế bào ung thư phổi Lewis và K nền họng, các hoạt chất trên cũng có
tác dụng tương tự. Trên lâm sàng đối với bệnh bạch cầu hạt mạn tính, thuốc
cũng có tác dụng nhất định.
Thí nghiệm trên chuột cống trắng gây phù bàn chân bằng Carragenin,
hoạt chất nitidin có tác dụng chống viêm rõ rệt, liều có tác dụng ức chế viêm
50 % - ED50 = 100mg/ kg thể trọng.
23
- Tính vị: vị cay, tính ôn
- Quy kinh: vào phế và tỳ thận
- Công năng:
Rễ xuyên tiêu có tác dụng khu phong, hoạt huyết, thông lạc, tiêu thũng,
chỉ thống. Quả vị cay đắng, thơm tính Êm có tác dụng tán hàn trừ thấp, ôn
trung trợ hoả, trị giun.
- Công dụng:
Ôn trung, tán hàn, hoạt huyết thông lạc, thúc đẩy lưu thông khí huyết,
trợ giúp tiêu hoá, giúp cải thiện các triệu chứng nôn nao, hoa mắt, chóng mặt
Ở nước ta dùng rễ xuyên tiêu làm thuốc chữa sốt, ra mồ hôi, sốt rét, tê
thấp, đau nhức xương khớp, đau họng, đau răng. Quả làm thuốc giúp tiêu hoá,
trị giun sán, đau bụng nôn mửa.
Trung Quốc đã có báo cáo lâm sàng dùng xuyên tiêu trong những
trường hợp sau đây: Điều trị đau dây thần kinh, đau đầu, đau phong thấp tác
dụng tốt.
Liều lượng:
Ngày dùng từ 8 đến 10 gam

24
Chương 2
Chất liệu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Chất liệu nghiên cứu
Sản phẩm “ Hồng mạch khang” của công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn

Y dược Quốc tế(IMC) sản xuất theo bản quyền công nghệ cuả công ty hữu
hạn dược phẩm” Nhất Hân Hoa” tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc.
2.1.1 Thành phần sản phẩm gồm:
Cao Ých trí nhân 150mg
Cao quy đầu 25mg
Cao xuyên tiêu 40mg
Các thành phần phụ khác: tá dược
Khối lượng tịnh 22,8gam
2.1.2. Dạng bào chế:
Viên nén đóng lọ mỗi lọ 28 viên, hàm lượng mỗi viên là 0,8g
2.1.3. Tính chất sản phẩm:
Là thực phẩm chức năng, không phải thuốc
2.1.4. Liều dùng:
Người lớn ngày uống 4 đến 6 viên chia 2 lần
Liệu trình nên uống từ 2 đến 6 tháng
2.1.5. Nơi sản xuất:
25

×