Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

ĐỀ TÀI: THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TNHH MTV TP FOODINCO ( Nhà máy bột mỳ Việt Ý) tại số 51 Yết Kiêu, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 42 trang )

Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc, các cô chú anh chị
phòng kĩ thuật – sản xuất, các anh chị ở bộ phận KCS và toàn thể cán bộ nhân
viên trong công ty TNHH MTV TP FOODINCO đã tạo điều kiện tốt cho
chúng em được tham quan, tìm hiểu hệ thống dây chuyền sản xuất bột mì.
Các cô chú, anh chị đã hết lòng giúp đỡ chúng em về nguồn tài liệu cũng như
sự quan tâm cần thiết để chung em hoàn thành đợt thực tập này.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới quý cô, thầy đã tận tình hướng dẫn
chúng em trong thời gian thực tập ở nhà máy.
Đà Nẵng, Ngày Tháng Năm
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Vân
Trang 1
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội càng ngày càng
phát triển, kéo theo đó con người cũng dần dần nâng cao chất lượng cuộc
sống bằng cách ý thức được là nên làm gì, ăn những gì có lợi cho sức khỏe
của bản thân và cho gia đình.
Để ứng dụng kiến thức đã học được ở nhà trường vào thực tiễn cuộc
sống. Hàng năm nhà trường tổ chức cho sinh viên năm 4 đi thực tập ở các
nhà máy, công ty, xí nghiệp…trong khoảng thời gian là 4 tuần . Nhằm giúp
cho sinh viên được tiếp xúc với môi trường làm việc công nghiệp, nắm bắt
được quy trình công nghệ, nguyên lý hoạt động và một số thiết bị tự động
hoá cao của nhà máy, xí nghiệp, công ty…Đồng thời giúp cho sinh viên biết
được chức năng nhiệm vụ của một người kỹ sư.
Sau khi được sự giới thiệu của khoa. Em được đến thực tập tại Công ty
TNHH MTV TP FOODINCO ( Nhà máy bột mỳ Việt Ý) tại số 51 Yết Kiêu,
Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Trong quá trình thực tập với sự hiểu biết của bản thân cùng với sự giúp


đỡ tận tình của các Anh Chị ở phòng Kỹ Thuật Công Nghệ, phòng KCS của
Nhà máy. Em đã tổng hợp và viết thành quyển báo cáo này.
Nội dung của báo cáo thực tập gồm 6 phần:
Phần 1 : Tổng quan về nhà máy
Phần 2 : Nguyên Liệu Sản Xuất
Phần 3 : Dây chuyền công nghệ nhà máy
Phần 4 : Các thiết bị chính trong dây chuyền.
Phần 5 : Tìm hiểu quy trình quản lý chất lượng
Phần 6: Sản Phẩm
Trang 2
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY
1.1. Địa điểm nhà máy.
Công ty TNHH MTV THỰC PHẨM FOODINCO nằm tại 51-Yết
Kiêu, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Nhà m áy được đưa vào hoạt động
từ ngày 13/10/2001 và được cổ phần hóa từ ngày 01/11/2005. Nhà máy hoạt
động theo dây chuyền công nghệ khép kín của Italia.
Nhà máy ra đời đã đáp ứng nhu cầu về thị trường và tăng thêm nguồn
thu cho ngân sách địa phương, đồng thời đáp ứng nhu cầu về việc làm cho
người dân.
1.2. Cơ cấu nhà máy.
`
Trang 3
GIAM ĐỐC
P.TCHC
TP:1
NV:4
PXSX
QĐ:1
NV:1

P.KTCN
TP:1
PTP:1
NV:4
P.TCKT
TP:1
NV:3
P.KHKD
TP:1
NV:4
KHO
BỘT
KHO
LÚA
BỘ
PHẬN
KCS
TỔ
BẢO
VỆ
CA
SX A
TỔ
ĐÓNG
BAO
TỔ
XE
NÂNG
P.GIAM ĐỐC
SẢN XUẤT

KHO
N/SAN
TỔ
BXếp
CA
SX B
CA
SX C
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
1.3. Chức năng nhiệm vụ phòng kĩ thuật.
Giúp giám đốc trong việc quản lí kỉ thuật công nghệ sản xuất, quản lí
chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xem xét yêu cầu sản xuất của phòng KHKD, đề xuất với giám đốc
kế hoạch sản xuất hàng tuần. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện sản xuất theo
kế hoạch được duyệt.
- Biên soạn va ban hành các quy trình vận hành máy móc thiết bị của
nhà máy.
- Xây dựng và kiễm tra thực hiện các quy trình kiểm soát thông số kỉ
thuật của sản xuất, đảm bảo máy móc thiết bị vận hành tốt, sản phẩm đạt tiêu
chuẩn yêu cầu.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng nguyên liệu bán thành
phẩm và thành phẩm trình giám đốc phê duyệt. Đảm bảo sản phẩm sản xuất ra
đạt tiêu chuẩn của nhà máy với hiệu quả sản xuất cao nhất, hạn chế tối đa sản
phẩm không phù hợp.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hiệu chuẩn các thiết bị đo lường phục
vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đảm bảo kết quả phân tích luôn
chính xác.
- Đề xuất kế hoạch mua hóa chất, quy định về bảo quản, pha chế hóa
chất, đảm bảo sử dụng hóa chất an toàn với độ tin cậy cao.
- Lập kế hoạch xử lí sản phẩm không phù hợp và các biện pháp

phòng ngừa.
- Phối hợp với phong KHKD theo dõi chất lượng các loại bột mì trên
thị trường. Cập nhật thông tin liên quan đến ngành công nghệ xay xát và chế
biến sản phẩm từ bột mì.
- Nghiên cứu cải tiến chất lượng các loại bột hiện có, đồng thời
nghiên cứu đề xuất các loại sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trang 4
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
- Giới thiệu cho khách hàng cách sử dụng tốt nhất các loại sản phẩm
của nhà máy. Giúp khách hàng giải quyết các vướng mắc khó khăn trong kỉ
thuật chế biến các sản phẩm từ bột mì.
- Xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch duy trì bảo dưỡng
máy móc thiết bị định kì. Lập hồ sơ theo dõi máy móc thiết bị.
- Lập biên bản và tham gia sửa chửa máy móc thiết bị khi có sự cố .
- Tham mưu với giám đốc trong việc xác định các định mức kỹ thuật
tiêu hao nguyên vật liệu, theo dõi việc thực hiên các định mức đó.
- Lập kế hoạch đào tạo tay nghề cho công nhân. Phối hợp với phòng
TCHC xây dựng quy chế nâng bậc cho công nhân. Theo dõi việc thực hiện
các cam kết về an toàn lao động, về môi trường với các cơ quan chức năng.
- Nghiên cứu công nghệ phát huy sáng kiên cải tiến kỉ thuật, đề xuất
các biện pháp và hiệu quả của sản xuất.
Trang 5
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
1.4. Mặt bằng tổng thể nhà máy.
Trang 6
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
1.5 Quy định an toàn và vệ sinh lao động
Mục đích
Góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động, đảm bảo người lao
động được làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh, hạn chế được tai nạn

lao động, bệnh nghề nghiệp và các vụ cháy nổ.
Nội dung
Công nhân trước khi vào làm việc, phải:
- Mặc áo quần BHLD theo quy định, đội mũ, tém tóc gọn gàng, mang
khẩu trang, kính chống bụi và thiết bị chống ồn.
- Rửa tay bằng xà phòng và lau khô đảm bảo sạch sẽ.
- Áo, quần, giày, mũ, găng tay,tất BHLD phải giặt sạch sẽ và đảm
bảo vệ sinh.
- Trong quá trình làm việc không được khạc nhổ, không ăn quà vặt và
hút thuốc lá ở khu vực sản xuất.
- Những người mắc bệnh truyền nhiễm như bệnh lao phổi, bệnh kiết lị
thổ tả, bệnh thương hàn thì không được làm ở khu vực chế biến, bảo
quản.Sau khi điều trị khỏi bệnh đi làm, phải có giấy xác nhận của bác sĩ
- CBCNV phải được khám kiểm tra sức khỏe một năm/lần để có
hướng điều trị và bố trí công việc hợp lí.
- Hàng tháng, tổ bảo vệ tổ chức kiểm tra đột xuất và lập biên bản xử lý
những cá nhân vi phạm quy định này.
1.6 Xử lí khí thải bằng thiết bị lọc bụi
Tại bất kì một nhà máy nào cũng đều quan tâm đến việc bảo đảm an
toàn môi trường, tại công ty TNHH MTV TP FOODDINCO đã sử dụng
phương pháp vận chuyển khí bằng động học nên việc xử lý không khí trước
khi thải ra ngoài môi trường là hết sức cần thiết. Thiết bị lọc túi vải rung giữ
bụi bằng khí nén.
Cyclon xủ lý khí thải có cấu tạo và hình dạng giống cyclone thu hồi bột
trong dây chuyền sản xuất nhưng có kích thước lớn hơn. Tại đây có cấu tử rắn
còn sót lại trong dòng khí ( chủ yếu là bột mịn khoonh lắng trong cyclone thu
Trang 7
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
hồi bột và bị cuốn theo dòng khí) sẽ lắng xuống đáy cyclone nhờ lực ly tâm,
dòng khí sẽ được quạt ra ngoài.

1.6.1 Cấu tạo thiết bị
1.6.2 Nguyên lí hoạt động
Khí bẩn qua ống dẫn khí được thổi vào trong các túi lọc hướng từ dưới
lên. Bên trong các túi lọc sẽ giữ lại bụi có lẫn trong dòng khí và chỉ cho
không khí sạch đi qua. Sau một thời gian nhất định, khí nén được thổi vào sẽ
làm cho túi lọc căng phồng lên và bụi tách ra khỏi bề mặt túi, rớt xuống phễu
hứng, sau đó được xả ra ngoài. Để cho các túi lọc đỡ bị tắt và tăng khả năng
phân ly, trong thiết bị có lắp thêm cơ cấu rung.
Trang 8
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
PHẦN 2: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
2.1 Giới thiệu sơ lược về nguyên liệu
Lúa mì hay tiểu mạch (Triticum) là một nhóm các loài cỏ đã thuần
dưỡng từ khu vực Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể,
lúa mì là thực phẩm quan trọng cho loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau
ngô và lúa gạo trong số các loại cây lương thực. Hạt lúa mì là một loại lương thực
chung được sử dụng để là bột mì trong sản xuất các loại bánh mì, mì sợi, bánh
kẹo…cũng như được lên men để sản xuất bia, rượu hay nhiên liệu sinh học.
Lúa mì là một loại cây lương thực mỗi năm chỉ trồng một vụ ( hoặc
mùa đông hoặc mù xuân). Loại lúa mì trồng mùa đông thì kém chịu lạnh hơn
lúa mì trồng mùa xuân. Ở một số vùng khô lạnh Việt Nam có thể trồng lúa mì
vào vụ Đông – Xuân với những giống thích hợp. Ở Nga, diện tích trồng lúa
mì mùa xuân chiếm 70 – 75%, còn lúa mì mùa đông chỉ khoảng 25 – 30%.
2.2. Cấu tạo của hạt lúa mì
Hạt lúa mì cấu tạo gồm 3 phần: vỏ cám, nội nhũ và phôi…
2.2.1 Thành phần của hạt lúa mì
Trang 9
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
- Nội Nhũ (83%): Là nguồn sản xuất bột mì, chứa các chất dinh
dưỡng của hạt lúa mì. Nội nhũ chứa các chất dinh dưỡng sau (% so với hạt lúa

mì): 70-75% protein, 43% axit pantothenic (Vitamin B5), 32% Riboflavin
(Vitamin B2), 12% Niacin (Vitamin B3), 6% Pyridoxine (Vitamin B6), 3%
Thiamin (Vitamin B1)
- Vỏ cám (14%): Cám được lấy ra từ vỏ lúa mì và được sử dụng
trong thức ăn động vật, gia cầm hoặc kết hợp với nội nhũ để sản xuất bột mì.
Cám mì chứa thành phần Cellulose và các chất dinh dưỡng sau (% so với hạt
lúa mì): 86% Niacin (Vitamin B3), 73% Pyridoxine (Vitamin B6), 50% axit
Pantothenic (Vitamin B5), 42% Riboflavin (Vitamin B2), 33% Thiamin
(Vitamin B1), 19% Protein
- Phôi (3%): Phôi là thành phần nảy mầm của hạt. Được sử dụng cho
thức ăn bổ sung dinh dưỡng hoặc cho gia súc. Mầm lúa chứa các chất dinh
dưỡng như sau (% so với hạt lúa mì): 64% thiamin (Vitamin B1), 26%
riboflavin (Vitamin B2), 21% pyridoxine (Vitamin B6), 8% protein, 7% axit
pantothenic (Vitamin B5), 2% niacin (Vitamin B3)
- Lớp vỏ cám làm ảnh hưởng xấu đến màu sắc của bột mì và làm
giảm giá trị thực phẩm của bột mì. Phôi có chứa enzyme và chất béo nên làm
giảm thời gian bảo quản bột. Vì vậy hai thành phần này phải được loại ra tối
đa trong quá trình sản xuất bột mì.
2.2.2 Thành phần hóa học của hạt lúa mì
Thành phần hóa học của lúa mì có: nước, protein, chất béo, tinh bột,
đường trước chuyển hóa, Đường sau chuyển hóa, xelluloza, pentoza, tro.
Ngoài các chất trên thì thành phần hóa học trung bình như sau:
- Nước: 14 – 15%
Trang 10
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
- Chất béo: 2,3 – 2,8%
- Ðường trước chuyển hóa: 0,10 – 0,15%
- Ðường sau chuyển hóa: 2,5 – 3,0%
- Tro: 1,8 – 2,0%
- Protein: 13 -15%

- Tinh bột: 65 – 68%
- Pentoza: 8 – 9 %
- Xelluloza: 2,5 – 3,0%
- Chất khoáng: 1,5 – 2,0%
2.3 Phân loại
Gồm 2 loại
- Lúa mì cứng: có hạt to, ( 45 – 60mg), để nhánh ít, chịu được nóng hơn
trong thời gian chin. Râu lúa mì cứng, khá dài và dựng theo chiều của bông
lúa. Hạt lúa mì cứng có dạng thuôn dài, có màu vàng rơm hoặc đỏ hung. Độ
trắng trong của lúa mì cứng rất cao khoảng 95 – 100%. Từ những năm 50 của
thế kỉ XX, từ giống Norin 10 của Nhật Bản, Bolao ( N.E.Borlaug) đã lai tạo
được những giống lúa mì thấp cây, năng suất cao, có thể đạt từ 6 – 8 tấn/ha
trở lên
- Lúa mì mềm: có hạt quả dính trần, màu trắng hoặc hơi hung đỏ, hình
trứng, nặng 35 – 50mg, lá có bẹ thìa là, tai có lá lông, chẹn lúa có 12- 15 bông
nhỏ, đôi khi có râu, mỗi bông có 2 – 3 hoa, tự thụ phấn. Nguồn gốc ở
Apganixtan. Ấn Độ. Ưa nhiệt độ 15 – 22 độ C, thích hợp trồng ở đất thịt pha
cát, pha vôi.
2.4 Tính chất chất vật lí của hạt lúa mì
2.4.1 Đặc trưng hình học
- Chiều dài : 5 – 10mm
- Chiều rộng: 3 – 5mm
- Chiều dày: 2.5 – 4mm
2.4.2 Độ lớn của hạt
Trang 11
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
- Độ lớn của hạt được đánh giá thông qua chỉ tiêu khối lượng 1000 hạt.
Đối với lúa mì khối lượng 1000 hạt trong khoảng 25 – 50g.
- Độ lớn của hạt lúa mì ảnh hưởng đến chất lượng bột trong quá trình
nghiền. Hạt càng lớn thì tỉ lệ nội nhũ càng cao, dẫn đến thu hồi lượng bột

trong quá trình nghiền càng nhiều
- Trong chế biến ngoài độ lớn của hạt, người ta còn quan tâm đến độ
đồng đều của hạt lúa mì. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của
hệ thống máy móc, thiết bị, đặc biệt là ảnh hưởng đến việc điều chỉnh khe hở
giữa hai trục nghiền.
2.4.3 Độ chặt và độ rỗng của khối hạt
- Đặc trưng bằng khoảng trống chứa đầy không khí trong khối hạt.
+ Độ rỗng
%100*
V
WV
s

=
+ Độ chặt
%100*
V
W
t =
- Trong đó : V là thể tích toàn khối hạt
W thể tích các phần tử rắn chiếm chỗ
+ Độ rỗng của khối hạt lúa mì khoảng 35 – 45%
2.4.4 Độ rời khối hạt
- Đặc trưng bởi tính linh động của khối hạt và được thể hiện qua góc
chảy tự nhiên của khối hạt. Đối với khối hạt lúa mì, góc chảy tự nhiên khoảng
35 – 40 độ.
2.4.5 Tính hấp thụ của khối hạt
- Khối hạt và bản thân của khối hạt đều có khả năng hấp thụ không khí
và hơi ẩm từ môi trường bên ngoài. Độ ẩm cân bằng của khối hạt phụ thuộc
Trang 12

Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
vào độ ẩm và nhiệt độ của môi trường. Độ ẩm môi trường tăng đẫn đến độ ẩm
cân bằng của khối hạt tăng.
2.4.6 Sự phân phối ẩm trong khối hạt
- Độ ẩm trong hạt phân bố không đều. Ở vỏ nước ít hơn, phần bên
trong nước nhiều hơn.
2.2.7 Tính dẫn nhiệt của hạt
Độ dẫn điện của hạt lúa mì là kém. Khối hạt nóng lên và nguội đi rất chậm.
- Ưu điểm: Hạn chế được ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài đến khối hạt.
- Nhược điểm: Tốn thời gian phơi sấy. Thời gian làm nguội sau khi
sấy chậm nên thường dẫn đến hiện tượng bốc nóng.
2.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của hạt lúa mì
- Mùi vị: mùi bình thường
- Màu sắc: Sáng tự nhiên
- Độ ẩm: 10 – 15%
- Dung trọng 730 – 840 kg/m3
-Độ trắng trong: > 40%
- Tạp chất 2 – 6%
- Hàm lượng gluten ướt: quyết định độ dẻo dai của bột mì…
 Các khái niệm, định nghĩa
- Tạp chất: những hạt lúa mì hư hỏng, tất cả các tạp chất hữu cơ và vô
cơ khác lẫn trong hạt lúa mì.
- Hạt lúa mì hư hỏng:
+ Hạt gãy: có một phần nội nhũ bị bóc trần hoặc bị mất phôi.
+ Hạt teo: những hạt lọt qua sàng với chiều rộng lỗ 1.7 mm trường hợp
áp dụng tiêu chuẩn Việt nam : TCVN 6095 : 1995 hoặc rộng 1.62 mm đối với
tiêu chuẩn của hiệp hội lúa mì Úc AWB hoặc hội lúa mì Mỹ US Wheat As
+ Hạt không bình thường
Trang 13
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO

+ Hạt mốc: khi quan sát bằng mắt thường thấy mốc đến 50% diện tích
bề mặt hay ở bên trong hạt.
+ Hạt hỏng do nhiệt:có màu nâu hạt dẻ đến màu đen do ảnh hưởng của nhiệt.
+ Hạt bị sinh vật có hại xâm nhập: hạt bị hư hỏng nhìn thấy được bằng
mắt thường do loài gặm nhấm, côn trùng, nhện mạt và các sinh vật khác tấn công.
+ Hạt nảy mầm.
+ Hạt ngũ cốc khác: không phải là lúa mì Tricum aestivm
+ Vật ngoại lai: sau khi loại bỏ nấm cựa gà, vật ngoại lai bao gồm:
 Tất cả các thành phần mẫu khác đã loại trừ các hạt ngũ cốc khác, hạt
độc hại và hạt bị thối được giữ lại trên sàng có chiều rộng lỗ 3.55 mm và tất
cả các thành phần mẫu lọt qua sàng có chiều rộng lỗ 1 mm ( theo qui ước
thành phần sau được cho là tạp chất vô cơ)
 Tất cả các thành phần hữu cơ khác không phải là hạt lúa mì, hạt ngũ
cốc, hạt bị thối, hạt lạ, mảnh rơm rạ, xác côn trùng và mảnh côn trùng… và
các thành phần vô cơ như đá và cát lọt qua lưới sàng có chiều rộng lỗ 3.55
mm và bị giữ lại trên sàng có chiều rộng lỗ 1 mm.
- Hạt độc hại, hạt bị thối, hạt bị mầm cựa gà: theo định nghĩa của tiêu
chuẩn Việt Nam: TCVN 6095 : 1995
 Yêu cầu
- Lúa mì phải có độ dòn, sạch, không có mùi lạ hay mùi chứng tỏ hạt
bị hư hỏng và hạt không có chất phụ gia và chất độc hại.
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất nhiễm bẩn khác không được
quá mức tối đa cho phép trong luật hiện hành hay theo mức tối đa cho phép
của ủy ban Codex Alimentaius mà FAO và WHO phối hợp ban hành
- Hạt lúa mì không có côn trùng sống ( quan sát bằng mắt thường )
 Những đặc tính lý học và hóa học
- Độ ẩm: không vượt quá 15.5%
- Dung trọng: không thấp hơn 70 kg / 100 lít
- Tạp chất: mức cho phép tối đa như ở bảng sau:
Trang 14

Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
Lượng tối đa hạt gãy, hạt teo, hạt không bình thường, hạt bị sinh vật gây
hại xâm nhập và hạt ngũ cốc khác không được vượt quá 15% tổng khối lượng.
- Protein tối thiểu : 11%
- Hoạt tính alpha-amylaza được biểu thị bằng chỉ số tơi không được
thấp hơn 160
Trang 15
Tạp chất Mức cho phép tối đa theo %
khối lượng
Hạt gãy
Hạt teo
Hạt không bình thường
Hạt bị sinh vật gây hại xâm
nhập
Hạt ngũ cốc khác
Vật ngoại lai
Chất vô cơ
Hạt độc hại,hạt bị thối
Hạt bị nấm cựa gà
7
8
1
2
3
2
0.5
0.5
0.05
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
PHẦN 3: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY

3.1. Dây chuyền công nghệ nhà máy.
Dây chuyền công nghệ của nhà máy được vẽ ở hình sau:
BỘT
CÁM
Nhà máy bao gồm 10 hệ thống:
1. Hệ thống tiếp nhận nguyên liệu và làm sạch sơ bộ
2. Hệ thống làm sạch lần 1
3. Hệ thống xử lý lúa mì lần 1
4. Hệ thống xử lý lúa mì lần 2
Trang 16
Tiếp nhận
và làm sạch
sơ bộ
Làm
sạch
lần 1
Xử lý
lần 1
Xử lý
lần 2
Làm
sạch
lần 1
Hệ thống
xay sàng
Si lô
chứa
Si lô
đóng
bao

Hệ thống
đóng bao
KHO
NL
KHO
BỘT
Si lô
chứa
Si lô
đóng
bao
Hệ thống
đóng bao
KHO
CÁM
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
5. Hệ thống làm sạch lần 2
6. Hệ thống xay và sàng
7. Hệ thống thu hồi và xử lý tạp chất
8. Hệ thống sản xuất phụ
9. Hệ thống xilo đóng bao
10. Hệ thống phụ trợ
3.2. Thuyết minh dây chuyền.
1. Hệ thống tiếp nhận nguyên liệu
Lúa từ nhà kho được đưa đến gàu tải BE101, gàu tải này vận chuyển
lúa lên đến tầng 4, sau đó đưa qua nam châm MS101 để tách kim loại lẫn
trong lúa, sau khi qua nam châm lúa sẽ được đưa đến cân điện tử WG101, cân
này thực hiện cân theo từng mẻ, giá trị từng mẻ tuỳ thuộc vào người vận hành
đặt và giá trị đó được cộng dồn và lưu lại trên máy tính. Cân này dùng để xác
định lượng lúa đưa vào sản xuất. Tiếp đến lúa được đưa đến máy sàng SP101

và kênh quạt hút TR101A, B để tách rác có trộn lẫn trong lúa. Lúa sau khi ra
khỏi kênh quạt hút lúa được gàu tải BE102 chuyển lên tầng 5 qua hệ thống vít
tải SC101 để đưa vào 3 Silô chứa, 3 Silô này có thể chứa 235 tấn.
2. Hệ thống làm sạch lần 1.
Lúa đã làm sạch sơ bộ được lấy ra qua 3 lưu lượng kế FC201, 202, 203
tương ứng với 3 Silô. Các lưu lượng kế này có chức năng để trộn hai hay ba
loại lúa lại với nhau theo một tỷ lệ phù hợp mà người vận hành cài đặt. Sau đó
lúa được hệ thống vít tải SC201 chuyển đến gàu tải BE201, hệ thống gàu tải
đưa lúa lên tầng 5, tiếp đó lúa được đưa qua nam châm MS201 để hút kim
loại còn trong lúa. Sau đó đưa qua cân điện tử WG201 cân này có tác dụng
cân lượng lúa trước khi gia ẩm. Lúa tiếp tục được đưa đến máy sàng SP201
và kênh quạt hút TR201A, B, C, D. Sau khi ra khỏi những loại lúa có lẫn sạn
sẽ được đưa đến máy tách sạn TS201A, B và những loại lúa khác sẽ được đưa
qua máy tách hạt CS201A, B, C, D tách ra những loại hạt lớn nhỏ khác nhau
để đưa đến gia ẩm lần một.
Trang 17
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
Sau khi qua máy tách sạn và máy tách hạt, những loại hạt đạt tiêu
chuẩn được đưa chung xuống một đường ống qua lưu lượng kế FI201. Lưu
lượng kế này có nhiệm vụ đo đếm đưa tín hiệu lên cho máy gia ẩm. Lúa sau
khi qua lưu lượng kế được đưa đến gầu tải BE201 để vận chuyển lên tầng 5.
3 . Hệ thống xử lý lúa mì lần 1.
Hệ thống gầu tải BE201 sau khi đã vận chuyển lúa từ tầng 1 lên tầng 5
cho qua máy gia ẩm DM201 máy này có nhiệm vụ phun một lượng nước phù
hợp gia ẩm cho lúa và nó được đưa đến vít tải đứng SC202 trộn đều. Sau đó
được vít tải SC203 đưa lúa xuống 3 Silo chứa để ủ, tại 3 silo này chúng ta
muốn cho vào silo nào thì chỉ việc đóng mở van SG201, 202 vào silo đó. 3
silo này có thể chứa đến 225 tấn, tuỳ thuộc vào từng loại lúa mà thời gian ủ
khác nhau, có loại ủ 16h còn có loại ủ 12h.
4. Hệ thống xử lý lúa mì lần 2.

Sau thời gian ủ trên lúa được đưa xuống qua các lưu lượng kế FC204,
205, 206 nhờ vít tải SC204 đưa đến gầu tải BE202 vận chuyển lên tầng 5 đưa
vào máy gia ẩm DM202 gia ẩm lần 2, tuỳ vào độ cứng của lúa sau gia ẩm lần
1 mà điều chỉnh lưu lượng nước đưa vào gia ẩm lần này. Lúa sau khi ra khỏi
máy gia ẩm đưa đến vít tải đứng và vít tải đưa vào 3 silo chứa để ủ, thời gian
ủ lần này ít hơn 6h đến 8h.
5. Hệ thống làm sạch lần 2.
Sau thời gian ủ lần 2 lúa từ silo đưa xuống qua van xoay RV201, 202,
203 ở đây ta muốn trộn lúa từ 3 silo với nhau thì cho RV đó làm việc. Sau đó
lúa được đưa xuống vít tải SC207 được SC này chuyển xuống gầu tải BE204
vận chuyển lên máy xát vỏ SR201 ở tầng 5. Tại đây hạt được bóc sạch vỏ, vỏ
nhờ kênh quạt TR202A, B, C, D hút vỏ riêng và lúa riêng, lượng vỏ này được
đưa đến hệ thống sản xuất phụ. Sau khi qua kênh quạt hút lúa được chuyển
đến cân điện tử WG202, cân này có nhiệm vụ cân từng mẻ để đưa đến máy
nghiền chính RM301A, B, C, D. Trước khi vào máy nghiền thì có hệ thống
Trang 18
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
nam châm MS202 hút các mạc kim loại còn sót trong lúa trước khi đưa vào
máy nghiền.
6. Hệ thống xay và sàng.
Hệ thống xay gồm 1 máy kép và 10 máy đơn. Lúa đã qua hệ thống gia
ẩm và làm sạch lần 2 được đưa đến máy nghiền chính, máy này có nhiệm vụ
xay sơ bộ đưa xuống máy đánh tơi DS301 rồi đưa lên đường ống nhờ hệ
thống quạt hút cao áp PN1 hút lên đưa vào hệ thống sàng trung tâm SF301,
302 và hệ thống sàng phụ gồm 2 máy sàng kiểu quay, 2 sàng thanh kép
SD301, 302, 5 máy hoàn thiện kiểu đa giác. Và những loại bột xay chưa đạt
sẽ được chuyển xuống các máy xay đơn khác.
Sau khi qua hệ thống sàng những loại bột đạt yêu cầu sẽ đi theo đường
F1, bột cám và tạp chất được đưa vào hệ thống sản xuất phụ. Bột theo đường
F1 và F2 sẽ được đưa đến sàng kênh vuông SF303, 304 nhờ hệ thống vít tải

SC301, 302, sau khi ra khỏi SF bột được đưa đến cân điện tử WG301, 302 để
cân lượng bột đã xay ra. Cân này cân từng mẻ rồi đưa xuống phểu thu liệu và
nhờ hệ thống may thổi BL301, 302, đưa đến may diệt côn trùng ID301, 302
diệt sạch côn trùng và đưa vào 5 silo chứa bột SL401, 402, 403, 404, 405.
Những silo này chứa khoảng 300 tấn.
Khi qua các hệ thống sàng lượng cám và tạp chất được đưa xuống vít
tải SC303 chuyển xuống cân WG303 để cân lượng cám này và số lượng bột ở
2 cân WG301, 302, nếu lượng bột thu hồi ít mà lượng cám thu hồi nhiều thì
cần điều chỉnh lại hệ thống trục của máy xay. Cám sẽ theo đường ống dẫn về
silo chứa cám SL406.
7. Hệ thống thu hồi và xử lý tạp chất.
Máy hoàn thiện kiểu đa giác FP301, 302, 303, 304, 305 được đưa
xuống vít tải SC304. Và các đường bột thu hồi từ các máy thu hồi FL301, 302
đưa đến máy nạp liệu kiểu rung AV302, sau khi bột qua AV này đường bột
A-VF301và A-VF302 được hút lên máy sàng kiểu quay. Vì nhà máy là một
Trang 19
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
hệ thống kín nên các lượng bột trong quá sản xuất không thể không rơi ra
ngoài, nhờ hệ thống thu hồi này mà nhà máy không bị thất thoát.
8. Hệ thống sản xuất phụ.
Sau các quá trình làm sạch lần 1, gia ẩm lần 1 gia ẩm lần 2 và làm sạch
lần 2 các phế phẩm như vỏ lúa, hạt vỡ hạt hư rơm rạ nhờ vít tải SC208 đưa
đến gầu tải BE205 vận chuyển lên tầng 5, qua nam châm MS203 để hút kim
loại còn lẫn trong đó. Sau đó được đưa xuống cân WG203 để cân lượng phế
phẩm này và so sánh với các cân đầu vào và đầu ra của bột.
Khi cân xong chuyển xuống máy sàng cám SF201. Vì trong lượng phế
phẩm này có lẫn bột cám mịn, nên máy sàng này có nhiệm vụ sàng và phân ra
2 loại, một đường cám cho vào silo chứa cám. Phần phế phẩm kia cho xuống
silo chứa. Silo này chứa các phế phẩm trong đó có cả những loại hạt chưa
được xay. Từ silo này phế phẩm được chuyển theo vít tải SC209 xuống nam

châm MS204 để tách kim loại lần nữa. Sau khi qua nam châm phế phẩm được
đưa vào máy nghiền kiểu búa MM201 tại đây MM201 sẽ nghiền cho ra cám,
và được hệ thống quạt hút FN202 hút về cho vào silo chứa cám. Từ silo này
cám được chuyển xuống vít tải SC210 và nhờ máy thổi BL304 thổi về silo
cám SL406.
9. Hệ thống Silo đóng bao.
Sau khi bột được đưa đến chứa trong 5 Silotrộn bột từ đây bột được
đưa xuống vít tải SC406 xuống van xoay RV401 và nhờ máy thổi BL401
chuyển đến máy diệt con trùng một lần nữa. Sau đó nhờ hệ thống quạt hút,
hút lên đưa vào máy sàng bột SF401 sàng lần cuối, sau đó đưa xuống silo
chứa bột để đi đóng bao.
Lượng cám có trong Silo chứa cám SL406 khi cần đóng bao cho xuống
vít tải SC408A, B và được chuyển lên bằng gầu tải BE401 cho vào silo chứa
cám đi đóng bao.
10. Hệ thống phụ trợ.
Trang 20
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
Hoạt dộng của nhà máy không thể tiến hành được nếu không có các hệ
thống khí nén, hệ thống quạt thổi,quạy hút, hệ thống nước,
- Hệ thống khí nén : cung cấp khí cho các piston, vệ sinh thiết bị,
- Hệ thống quạt thổi : dùng để vận chuyển nguyên liệu trong đường
ống, Hệ thống quạt hút dùng cho thiết bị lọc và thu hồi.
- Hệ thống nước : cung cấp nước cho khâu gia ẩm.
PHẦN 4: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG DÂY CHUYỀN
CÔNG NGHỆ
4.1 Máy tách tạp chất
 Công dụng: Loại bỏ các tạp chất trong lúa như dây nilon, sỏi, đá
lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các máy làm việc không bị nghẹ và bị mòn
trục, đảm bảo chất lượng bột sản xuất ra.
 Các biến đổi chủ yếu

- Vật lý: Khối lượng giảm do một phần bị tách tạp chất, các tạp chất
có kích thước lớn hơn như dây nilon, sỏi đá, mảnh kim loại…bị giữ lại trên
sàng còn các tạp chất nhẹ như cát, hạt lúa lép, hạt cám thì lọt qua sàng. Tỷ
trọng thay đổi.
- Hóa học: Giảm các thành phần vô cơ trong khối hạt được tao ra bởi
cát, đá…
- Cảm quan: khối hạt trở nên sạch, sáng, đồng đều hơn.
 Cấu tạo:
1. Nguyên liệu vào
2. Ngõ ra tạp chất thô
3. Nguyên liệu chọn
4. Tạp chất mịn
Trang 21
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
5. Thoát khí
 Nguyên lý làm việc: Nguyên liệu được vào theo cửa 1 qua lưới
sàng thô tại đây nhờ sàng chuyển động rung những tạp chất thô như: bông,
rác, rơm, đất, đã,… nằm trên sàng được tách ra theo cửa 2, còn nguyên liệu
lọt lưới sàng tiếp tục đi xuống lưới sàng mịn, tại đây các tạp chất có kích
thước nhỏ như: cát, đất, bụi v.v…được tách ra theo cửa 3. Cuối cùng sản
phẩm được đi ra ngoài theo cửa 4 và đi vào kênh hút khí. Lưới sàng rung nhờ
tác động của động cơ và cơ cấu lệch tâm.
Sự cố:
- Đứt dây curoa và vỡ ổ trục, bi của động cơ.
- Lỗ sàng bị bít, nguyên liệu không lọt qua được sàng.
Khắc phục:
- Sữa chữa, thay mới động cơ
- Vệ sinh bề mặt sàng.
Máy xát vỏ
 Công dụng: Làm sạch phôi nhũ và bụi trên hạt, đây cũng là quá

trình làm sạch sơ bộ hạt lúa để phuc vụ chế biến lúa mì sau này.
 Các biến đổi chủ yếu: chủ yếu là vật lý, liên kết giữa vỏ và nhân bị
phá vỡ do sự va đập vào thành thiết bị và với nhau.
Trang 22
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
 Cấu tạo:
- Chân đế
- Đường liệu ra
- Đường liệu vào
- Đường bụi ra
- Rô to
- Quạt hút
- Cánh vít
- Động cơ
- Trục vít
 Nguyên lý làm việc: Nguyên liệu được đưa vào cửa 1 và đi vào
trong thiết bị. Trong thiết bị có roto quay được gắn các cánh đập, khi quay các
cánh đập va chạm và ma sát với các hạt đồng thời giữa các hạt có ma sát với
nhau. Nội nhũ và bụi bám trên hạt được tách ra khỏi hạt. Sau khi tách hạt, bụi
và nhũ được quạt hút hút lên và đưa ra ngoài. Còn lại nguyên liệu sau khi tách
vỏ được đi qua hệ thống lưới lọc và ra ngoài.
Sự cố và cách khắc phục:
- Lúa ra lẫn với bụi: lưới sàng bị lủng lỗ -> thay lưới sàng.
- Không thấy có bụi: do lưới sàng bị bít hết lỗ -> định kì vệ sinh
Trang 23
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
Sàng trung tâm
 Công dụng:
- Phân loại nguyên liệu theo nhiều kích thước khác nhau
- Tăng tỉ lệ thu hồi

- Tạo ra chất lượng tốt nhất
 Các biến đổi chủ yếu
- Vật lý: Có sự phân loại các kích thước, hạt có kích thước lớn hơn
kích thước lỗ sàng bị giữ lại, ngược lại sẽ lọt qua sàng.
- Hóa học: Hàm lượng tinh bột tạo bởi nội nhũ trong sản phẩm bột mì
tăng dần, hàm lượng cellulose tạo bởi vỏ trấu giảm dần, ngược lại đối với sản
phẩm là cám mì.
- Cảm quan: Bột tăng độ trắng, độ mịn, độ đồng đều.
 Cấu tạo:
Máy sàng gồm có 6 ngăn sàng, mỗi ngăn sàng bên trong có 25 : 27 tấm lưới
sàng với kích thước lỗ sàng khác nhau. Lưới sàng gồm hai loại: inox và nilông.
Động cơ được gắn với cơ cấu lệch tâm tạo rung cho sàng.
Trang 24
Báo cáo thực tập chuyên môn Công ty TNHH MTV TP FOODINCO
 Nguyên lý làm việc: Máy hoạt động nhờ cơ cấu lệch tâm gắn liền
động cơ làm dao động rung cho sàng. Hai sàng trung tâm nhận nguyên liệu từ
tất cả các máy xay, nguyên liệu được đi vào máy sàng tạp chất bằng 18 con
đường khác nhau, qua lưới sàng và được lấy ra từ các ngăn khác nhau gồm 22
đường bột lọt lưới sàng. Còn nguyên liệu trên sàng được quay trở lại máy xay
để nghiền lại.
Sự cố:
- Lưới sàng bị rách đặc biệt là lưới sàng bằng nilong, phải vá hoặc thay mới.
- Động cơ bị trục trặc như đứt dây curoa, vỡ trục, bi, cần thay mới.
4.2
Kênh quạt hút
 Công dụng: Hút các bụi bẩn, các tạp chất nhẹ, hạt lép v.v… có lẫn
trong nguyên liệu.
Trang 25

×