Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các di tích đền thờ nhà trần với phát triển du lịch thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.33 KB, 8 trang )

1

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
Khoa Văn hóa Du lịch
CÁC DI TÍCH ĐỀN THỜ NHÀ TRẦN VỚI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI BÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Văn Sáu
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền Phin
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
Chương 1 10
HỆ THỐNG DI TÍCH ĐỀN THỜ NHÀ TRẦN Ở THÁI BÌNH 10
1.1. Khái quát về tỉnh Thái Bình 10
1.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: 10
1.1.2. Dân cư, văn hóa, lịch sử Thái Bình 12
1.2. Khái quát chung về hệ thống di tích đền thờ nhà Trần ở Thái Bình 16
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống di tích đền thờ nhà
Trần ở Thái Bình 16
1.2.2. Quần thể di tích đền thờ nhà Trần ở Thái Bình 19
1.3. Lễ hội tại các di tích đền thờ nhà Trần ở Thái Bình 29
1.3.1. Khái niệm lễ hội 29
1.3.2. Mục đích, ý nghĩa của lễ hội 30
1.3.3. Diễn trình Lễ hội của các di tích đền thờ nhà Trần ở Thái Bình 33
1.4.Tiểu kết chương 1 45
Chương 2: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC DI TÍCH 47
ĐỀN THỜ NHÀ TRẦN Ở THÁI BÌNH 47


2.1. Giá trị của các di tích đền thờ nhà Trần và lễ hội tại các di tích 47
2.1.1. Giá trị của hệ thống di tích đền thờ nhà Trần xét từ góc độ lịch
sử - văn hóa 47
2.1.2. Giá trị của hệ thống di tích đền thờ nhà Trần xét từ góc độ tâm linh 48
2.1.3. Giá trị của hệ thống di tích đền thờ nhà Trần xét từ góc độ du
lịch tâm linh, văn hóa lịch sử 50
2.2. Mối tương quan giữa các di tích đền thờ nhà Trần ở Thái Bình 51
2.2.1. Mối quan hệ về vị trí địa lý (Vị trí, Khoảng cách, Giao thông). 51
2.2.2. Mối quan hệ về Đối tượng, nhân vật được thờ trong các di tích52
5

2.2.3. Mối quan hệ về Lịch sử hình thành và phát triển 53
2.2.4. Mối quan hệ về hoạt động tại các di tích 54
2.2.5. Các quan hệ khác 55
2.3.Tiểu kết chương 2 55
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN, KHAI
THÁC HỆ THỐNG DI TÍCH ĐỀN THỜ NHÀ TRẦN Ở THÁI BÌNH
ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 56
3.1. Thực trạng các hoạt động ở các di tích đền thờ nhà Trần ở Thái Bình 56
3.1.1. Hoạt động tu bổ và xây dựng tại các di tích 56
3.1.2. Hoạt động tổ chức lễ hội tại các di tích 61
3.1.3. Tổ chức quản lý hoạt động tại các di tích 64
3.2. Định hướng giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đền thờ
Nhà Trần ở Thái Bình 69
3.2.1. Định hướng phát triển đối với các di tích đền thờ Nhà Trần ở
Thái Bình 69
3.2.2. Các giải pháp cơ bản 70
3.2.3. Một số chương trình du lịch tiêu biểu ở Thái Bình 79
3.3. Tiểu kết chương 3 79
KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 85
6

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những di tích ghi dấu về các nhân
vật, sự kiện lịch sử quan trọng đã xảy ra trong quá khứ. Ở các di tích đó cũng
thường có những lễ hội riêng vừa là tưởng niệm một sự kiện trọng đại của
cộng đồng hay tưởng nhớ một thủ lĩnh có công lớn với dân với nước hoặc với
tôn giáo mà mình phụng sự.
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua biết bao thế kỉ đấu tranh chống giặc
ngoại xâm và xây dựng bảo vệ đất nước. Trải qua nhiều triều đại vua, nhiều
nhà nước được hình thành, có biết bao anh hùng dân tộc đã trở thành huyền
thoại và đi sâu vào đời sống tâm linh của người dân Việt Nam ta. Những công
trình kiến trúc được xây dựng để thờ phụng những người có công với nước
với dân, những ngôi đền được xây dựng gắn liền với đó là những lễ hội được
tổ chức để tưởng nhớ và bày tỏ lòng thành kính, biết ơn.
Thái Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, tuy còn là một tỉnh
nghèo, chưa phát triển về công nghiệp và ngành du lịch, song đang từng bước
thay da đổi thịt với hoạt động du lịch tâm linh bởi đây là vùng đất có nhiều di
tích lịch sử được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Hệ
thống các di tích lịch sử gắn với nhà Trần là các quần thể di tích đền thờ đang
là điểm thu hút khách du lịch thập phương về với Thái Bình. Trong không
nhiều các tiềm năng du lịch thì các di tích Nhà Trần ở Thái Bình là một trong
những tiềm năng văn hóa - lịch sử quan trọng để góp phần phát triển các loại
hình du lịch văn hóa - tâm linh trên địa bàn nổi danh là tỉnh lúa của đồng bằng
châu thổ Bắc Bộ. Bài khóa luận này là sự tìm hiểu và đánh giá về các di tích
như: Khu di tích Đền thờ vương triều nhà Trần (Hưng Hà), đền Đồng Bằng

(Quỳnh Phụ), đền Hét (Thái Thụy), đền A Sào (Quỳnh Phụ)…để liên kết
7

những điểm di tích đó tạo thành tuyến du lịch phát triển loại hình du lịch tâm
linh tại Thái Bình. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Các di tích đền thờ nhà
Trần với phát triển du lịch Thái Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Là một sinh viên Khoa Văn hóa Du lịch của trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, em luôn muốn tìm hiểu về những di tích lịch sử của địa phương và
đất nước. Bên cạnh đó sẽ có cơ hội để quảng bá về hình ảnh quê hương đất
nước mình với khách du lịch khắp bốn phương. Những ngôi đền thờ phụng
những anh hùng dân tộc, những lễ hội đặc sắc sẽ là điểm thu hút khách du lịch
tham gia hành trình du lịch tâm linh thú vị.
Bài khóa luận sẽ giúp:
- Tìm hiểu, nghiên cứu về các di tích và lễ hội truyền thống được
tổ chức tại các di tích gắn với nhà Trần ở Thái Bình.
- Mối quan hệ giữa các di tích đền trong hoạt động du lịch, tìm ra
những giải pháp thiết thực phát triển loại hình du lịch tâm linh ở Thái Bình.
- Đánh giá tầm quan trọng và ý nghĩa xét từ góc độ lịch sử, văn
hóa và kinh tế du lịch
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Hệ thống di tích đền thờ nhà Trần ở Thái Bình mà trọng tâm là quần
thể di tích lịch sử đền Đồng Bằng ở xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ và cụm di
tích đền Trần thuộc xã Tiến Đức huyện Hưng Hà của tỉnh Thái Bình cùng với
những sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các lễ hội đặc sắc của những
di tích này. Nghiên cứu về các di tích lịch sử gắn với nhà Trần ở tỉnh Thái
Bình trong giai đoạn hiện nay cũng như thực trạng hoạt động du lịch tại các di
tích Nhà Trần ở Thái Bình hiện nay.
4. Tình hình nghiên cứu
Là những di tích trọng điểm của Thái Bình nên quần thể di tích Nhà

8

Trần ở Thái Bình đã được quan tâm nghiên cứu sâu sắc. Nhiều đề tài nghiên
cứu về đền Đồng Bằng, cụm di tích đền Trần cũng như có nhiều bài viết về
các di tích gắn với nhà Trần. Lễ hội dân gian nói chung và lễ hội tại các di
tích đền thờ nhà Trần nói riêng đáp ứng những nhu cầu phát triển văn hóa là
một vấn đề cấp thiết không chỉ với giới nghiên cứu mà cơ bản đáp ứng nhu
cầu lễ hội và du lịch tâm linh của con người, vì lợi ích cộng đồng địa phương
và toàn dân tộc.
Đã có đề tài nghiên cứu nhưng chưa thực sự đi sâu vào từng địa
phương và đặc biệt với các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng cũng như lễ hội ở
đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ) hay cụm di tích đền thờ nhà Trần (Hưng Hà).
Thực tế cho thấy hoạt động văn hóa - tín ngưỡng cũng như hoạt động lễ hội
tại các di tích này đang chịu nhiều sức ép, tác động cả chủ quan và khách
quan dẫn đến nguy cơ giảm đi các giá trị truyền thống lâu đời của một vùng
đất địa linh nhân kiệt nên cần một sự tổ chức quản lý hợp lý để cơ sở vật chất
cũng như lễ hội truyền thống tại các di tích này tồn tại và phát triển một cách
bền vững. Khai thác các di tích này với tư cách những điểm tham quan du lịch
của Thái Bình.
Trong tình hình ấy, đề tài khóa luận sẽ góp thêm tiếng nói để giới
thiệu về cụm di tích lịch sử gắn với nhà Trần tỉnh Thái Bình với du khách
thập phương, góp phần vào sự phát triển của du lịch Thái Bình trước mắt cũng
như lâu dài.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập thông tin từ sách báo, internet.
- Kế thừa những thành tựu của các đề tài đã nghiên cứu trước đó.
- Sử dụng phương pháp điền dã, quan sát, mô tả, ghi chép để thu
thập thông tin.

9


6. Dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ đạt được
Kết quả nghiên cứu là một tập hợp thông tin, tư liệu khá đầy đủ và
quan trọng về quần thể các di tích Nhà Trần ở Thái Bình; từ đó sẽ góp phần:
- Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa dân tộc
- Bổ sung nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu tìm hiểu về đền Đồng
Bằng và các di tích đền gắn với nhà Trần ở Thái Bình.
- Giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại các di tích Nhà
Trần ở Thái Bình, chỉ ra những kết quả đã đạt được cùng với những khó khăn
đang đặt ra. Từ đó đưa ra những giải pháp để góp phần phát triển du lịch văn
hóa Thái Bình.
7. Bố cục của đề tài
* Phần 1: Phần mở đầu
Bao gồm 7 nội dung đã trình bày bên trên
* Phần 2: Phần nội dung
Bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Hệ thống di tích đền thờ Nhà Trần ở Thái Bình
- Chương 2: Mối tương quan giữa các di tích đền thờ Nhà Trần ở Thái Bình
- Chương 3: Thực trạng và định hướng bảo tồn, khai thác hệ thống di
tích đền thờ nhà Trần ở Thái Bình để phát triển du lịch


84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Minh Đức, Bùi Duy Lan (2003), Đất và người Thái Bình,
Trung tâm unesco thông tin tư liệu lịch sử - văn hóa Việt Nam, Hà Nội.
2. Đặng Hùng (2011), Long Hưng – đất phát nghiệp Vương triều Trần,

Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền
thống của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà
Nội.
4. Dương Văn Sáu (2008), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt
Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
5. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch,
Đại học Văn Hóa Hà Nội.
6. Tổng cục du lịch (2004), Non nước Việt Nam, Trung tâm công nghệ
thông tin, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
7. Tài liệu của ban quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng.
8. Một số trang Web:




×