Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.64 KB, 19 trang )

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA
VIỆT NAM.
I. XU THẾ HÀNH ĐỘNG CHỐNG LẠI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trải qua các
biến động bất thường của khí hậu toàn cầu. Trên bề mặt Trái đất,
khí quyển và thủy quyển không ngừng nóng lên làm xáo động
môi trường sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy với đời sống
loài người.
Các công trình nghiên cứu quy mô toàn cầu về hiện tượng
này đã được các nhà khoa học ở những trung tâm nổi tiếng trên
thế giới tiến hành từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX. Hội nghị quốc tế
do Liên hiệp quốc triệu tập tại Rio de Janeiro năm 1992 đã thông
qua Hiệp định khung và Chương trình hành động quốc tế nhằm
cứu vãn tình trạng “xấu đi” nhanh chóng của bầu khí quyển Trái
đất, vốn được coi là nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng hiểm
họa. Tổ chức nghiên cứu liên chính phủ về biến đổi khí hậu của
Liên hiệp quốc (IPCC) đã được thành lập, thu hút sự tham gia của
hàng ngàn nhà khoa học quốc tế. Tại Hội nghị Kyoto năm 1997,
Nghị định thư Kyoto đã được thông qua và đầu tháng 2/2005 đã
được nguyên thủ 165 quốc gia phê chuẩn. Nghị định thư này bắt
đầu có hiệu lực từ 10/2/2005. Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định
thư Kyoto ngày 25/9/2005. Mới đây, hội nghị lần thứ 12 của 159
nước tham gia hiệp định khung về khí hậu, phiên họp thứ 2 của
các bên tham gia Nghị định thư Kyoto đã được Liên hiệp quốc tổ
chức tại Nairobi, thủ đô Kenya.Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn
1
cầu đã và đang rấy lên hồi chuông báo động đối với toàn thể nhân
loại chúng ta, bằng chứng là những biểu hiện ngày càng phức tạp,
khó lường trước được. Chính những điều đó đòi hỏi toàn nhân
loại chúng ta phải luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng chống lại
những biến tướng xấu ngày càng đa dạng của khí hậu toàn cầu.


II. Hiện tượng và bản chất tăng nhiệt độ bề mặt trái đất.
Theo các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên cứu có
uy tín hàng đầu trên thế giới công bố trong thời gian gần đây cung
cấp cho chúng ta nhiều thông tin và dự báo quan trọng. Theo đó,
nhiệt độ trung bình trên bề mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng
80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh trong khoảng 25
năm nay (từ 1980 đến 2005). Mới đây, ông Mark Lowcok, quan
chức của Bộ Phát triển Quốc tế Anh đã đến thăm Việt Nam và có
buổi thuyết trình về “Báo cáo Stern” do các nhà khoa học Anh
xây dựng, được chính phủ Anh công bố về vấn đề biến đổi khí
hậu toàn cầu. Báo cáo cho rằng nếu không thực hiện được chương
trình hành động giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị
định thư Kyoto, đến năm 2035 nhiệt độ bề mặt địa cầu sẽ tăng
thêm 2°C. Về dài hạn, có hơn 50% khả năng nhiệt độ tăng thêm
5°C.
Hiện tại, Trái đất đang từng ngày từng giờ nóng lên với tốc
độ như vậy với chiều hướng có thể còn nhanh hơn nữa. Vậy,
nguyên nhân nào đã gây ra hiện tượng vỏ Trái đất ấm lên ? Dưới
đây tổng hợp những kiến giải chính rút ra từ các công trình
nghiên cứu và kết quả thảo luận ở các hội nghị quốc tế.
2
Loại ý kiến thứ nhất được đại đa số các nhà khoa học nhất
trí, đó là việc tăng hàm lượng khí CO
2
và các loại khí thải tạo hiệu
ứng nhà kính do hoạt động con người gây ra trong bầu khí quyển
Trái đất. Nguyên nhân này chiếm 90, thậm chí 99% mức gia tăng
của nhiệt độ bề mặt Trái đất hiện đang được báo động. Rõ ràng
mối liên quan giữa quá trình gia tăng hàm lượng CO
2


và các khí
thải gây hiệu ứng nhà kính do con người gây ra với sự gia tăng
nhiệt độ bề mặt Trái đất đã được minh chứng qua các số liệu mấy
thế kỷ và nhất là trong vài thập kỷ gần đây.Theo những nghiên
cứu khoa học thì nhiệt độ bề mặt Trái đất có được là nhờ hấp thụ
nhiệt từ Mặt trời và nhận dòng nhiệt của chính mình tỏa ra từ bên
trong lòng đất. Sự có mặt của một hàm lượng khí CO
2

cần thiết
trong bầu khí quyển vốn là tấm áo giáp ngăn chặn bức xạ nhiệt
(bức xạ hồng ngoại) từ Trái đất thoát vào vũ trụ mênh mông lạnh
lẽo. Thiếu nú thỡ mặt đất sẽ không có được một nhiệt độ điều hòa
cho sự sinh sôi phát triển sự sống. Các công trình nghiên cứu áp
dụng công nghệ hiện đại cho chúng ta biết suốt thiên niên kỷ
trước khi có cuộc cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO
2
trong khí quyển dao động ở mức 280 phần triệu (ppm). Tuy
nhiên, tính từ đầu thế kỷ XIX đến nay hàm lượng đú đó tăng liên
tục đến 360 ppm. Số liệu quan trắc trong 4 thập kỷ gần đây cho
thấy, cứ mỗi thập kỷ hàm lượng CO
2

trong khí quyển lại tăng 4%.
Nói cách khác, hiệu ứng nhà kính do khí CO
2

gây ra là quá mức
cần thiết, gây tăng nhanh nhiệt độ bề mặt địa cầu kéo theo nhiều

hệ lụy như đã nêu trên. Có thể nói rằng những cứ liệu và luận giải
3
đã được nêu ra là đầy sức thuyết phục. Điều đáng tiếc là cho đến
nay, Hoa Kỳ là nước xả khí thải gây hiệu ứng nhà kính

nhiều nhất
vào khí quyển (trên 30% tổng khí thải công nghiệp) vẫn chưa phê
chuẩn Nghị định thư Kyoto.
Loại ý kiến thứ hai tuy thừa nhận vấn đề gia tăng nhiệt độ do
hiệu ứng nhà kính, song cho rằng cần nhấn mạnh hơn đến chu kỳ
nóng lên của Trái đất do hoạt động nội tại. Hiện tượng nhiệt độ
bề mặt Trái đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng tự nhiên xảy
ra có tính chu kỳ trong lịch sử hình thành và phát triển của Trái
đất. Không phải chỉ bây giờ, lịch sử Trái đất hàng triệu triệu năm
đã trải qua nhiều lần nóng lên rồi lại lạnh đi kéo theo những biến
động to lớn trong đời sống sinh vật trên Trái đất, làm thay đổi cả
diện mạo địa hình lục địa và đại dương. Tính từ 1,6 triệu năm đến
nay đó cú 5-6 chu kỳ biến động lớn. Đó là các thời kỳ băng hà
kéo theo mực nước biển hạ thấp (biển lùi) và các thời kỳ gian
băng (băng tan) kéo theo mực nước biển dâng cao (biển tiến).
Vào các thời kỳ băng hà, nhiệt độ bề mặt Trái đất khô lạnh. Vào
thời kỳ gian băng nhiệt độ bề mặt Trái đất đan xen giữa nóng ẩm
và khô hạn. Vào các thời kỳ đó, biên độ dao động của nước biển
(dâng, hạ) lên đến hàng chục, hàng trăm mét. Mỗi chu kỳ kéo dài
hàng vạn, chục vạn năm. Mỗi chu kỳ như vậy còn được chia ra
các chu kỳ ngắn hơn với thời gian kéo dài nhiều trăm năm đến
nghìn năm với biên độ dao động mực nước biển 2-3 m hoặc hơn.
Khí thải CO
2


làm tăng hiệu ứng nhà kính là hiện tượng do con
người gây ra trong mấy trăm năm gần đây. Theo nh ta đã trình
4
bày ở trên thì cả hai nguyên nhân trên đều có cơ sở thực tế và
chỳng cựng tác động gây ra tình trạng Trái đất nóng lên một cách
bất thường như hiện nay. Do đó, cần phải nhìn nhận hiện tượng
nóng lên của Trái đất hiện nay bằng quan điểm biện chứng: chu
kỳ nóng ấm của Trái đất mang tính nội sinh tự nhiên và tính
ngoại sinh được đẩy nhanh và nã trở nên nghiêm trọng hơn do
những tác động của khí thải công nghiệp và hiệu ứng nhà kính.
III. Những hiểm họa khí hậu đã, đang và sẽ xảy ra đối việt nam.
Thời kỳ băng hà cuối cùng của địa cầu trong kỷ Đệ tứ (băng
hà Wurm 2) lạnh nhất cách đây khoảng 18.000 năm. Thời đó,
biển lùi xa về phía đông. Các tài liệu khoan thăm dò dầu khí đã
ghi nhận dấu vết đường bờ biển thời đó nằm trên thềm lục địa ở
độ sâu 100-120 m so với mực nước biển hiện tại. Thời đó, toàn bộ
vùng Vịnh Bắc Bộ và thềm Sunda (nối liền Nam Bộ Việt Nam
với Indonesia), vịnh Thái Lan còn là đất liền. Nhiệt độ trung bình
hàng năm ở Việt Nam vào thời băng hà lạnh nhất đó dự đoán thấp
hơn so với ngày nay khoảng 5-7°C. Băng bắt đầu tan và mực
nước biển bắt đầu dâng lên từ khoảng 15.000 năm cách nay. Nhiệt
độ Trái đất cũng như đường bờ biển đạt đến mức như bây giờ vào
khoảng 10.000 năm cách nay. Tuy nhiên, Trái đất vẫn tiếp tục
nóng lên và băng tiếp tục tan, biển vẫn tiến lấn sâu hơn vào so với
đường bờ hiện tại. Nhiều bằng chứng thực vật ở Đông Nam Á cho
thấy, nhiệt độ trung bình ấm hơn ngày nay chừng 2°C ở khoảng
8.000 năm cách nay, nhưng phải đến khoảng 6.000-5.000 năm
5
cách nay, băng mới ngừng tan và nước biển mới dừng ở độ cao 4-
6 m so với mực nước biển ngày nay (biển tiến Flanđri).

Các nhà nghiên cứu khảo cổ Việt Nam đã phát hiện nhiều
bằng chứng về con người trong lịch sử đã chịu ảnh hưởng của các
đợt biển tiến do nhiệt độ Trái đất ấm lên đó. Do mực nước biển
dâng cao hơn ngày nay 4-6 m, biển lấn sâu vào lục địa có chỗ tới
hàng trăm km. Dấu tích đường bờ biển đương thời xuất lộ ngay ở
sỏt rỡa Hà Nội, đến tận sỏt chõn cỏc dãy núi đá vôi thuộc Hà Tây,
Ninh Bình, Thanh Hóa và các tỉnh miền Trung. Biển phủ ngập
hầu như toàn bộ đồng bằng Nam Bộ. Sau đó, biển đó rỳt, để lại
một đồng bằng phù sa màu mỡ vào khoảng 3800-3500 năm cách
nay, tạo điều kiện cho sự xuất hiện nở rộ những làng trồng lúa
sớm trong lịch sử Việt Nam. Nhưng đến khoảng 3200 năm, các
nhà khảo cổ phát hiện những chứng cứ cư dân đương thời rời
chân nỳi lờn cư trú trờn cỏc đỉnh núi cao trong các đồng bằng ven
biển từ Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình ra đến Quảng Ninh.
Thức ăn họ để lại trờn cỏc chỏm núi đá đó bao gồm nhiều loại
nhuyễn thể biển. Điều đó phản ánh một đợt biển tiến có tính đột
biến đã diễn ra. Những tài liệu nghiên cứu chi tiết về địa chất học
và khảo cổ học còn cho biết, từ đó đến nay, xu hướng chung là
biển lùi, song vẫn có một số chu kỳ tiến, lùi với biên độ dao động
mực nước biển trên dưới 2-3 m vào khoảng trước 3000 năm, sát
trước và sau công nguyên và khoảng 1000-1200 năm sau công
nguyên đến nay.
6
Những điều trình bày sơ lược trên đây cho thấy, nếu chu kỳ
biển tiến, lùi với biên độ thời gian khoảng 800-1000 năm thì hiện
tại chúng ta đang ở đoạn cuối của chu kỳ biển tiến hiện đại, không
loại trừ tốc độ sẽ nhanh hơn nhiều hoặc có đột biến. Như vậy,
mực nước biển dâng đang xảy ra nằm trong chu trình chung của
biến động, cộng thêm tác động nhanh do hiệu ứng nhà kính gây
ra, làm cho chúng ta phải nhìn nhận vấn đề một cách cảnh giác

hơn, chứ không phải ngược lại. Dù nguyên nhân nào thì việc nhận
thức được để có kế hoạch ứng phó, vì sự tồn tại và phát triển bền
vững cho mỗi quốc gia dân tộc cũng như toàn nhân loại là điều
con người có thể và cần phải làm.
Trong tình hình biển tiến hiện nay, bà Susmita Dagupta,
chuyên gia kinh tế, đồng tác giả của báo cáo “Ảnh hưởng khi mực
nước biển tăng lên ở các nước phát triển: Phân tích so sánh” do
Ngân hàng Thế giới công bố hồi đầu năm nay cho biết: mực nước
biển chỉ cần dõng thờm 1 m thì sẽ gây nên hiểm họa lớn đối với
các nước cú vựng dân cư và đời sống kinh tế tập trung ở cỏc vựng
đồng bằng thấp dọc ven biển. Việt Nam là một trong những nước
sẽ bị tác động lớn; khi đó sẽ có đến 10,8% dân số Việt Nam bị tác
động nặng nề, do có 2 đồng bằng thấp chủ yếu là đồng bằng Sông
Hồng và đồng bằng Cửu Long.
Về phía Việt Nam, chúng ta thấy gì và nghĩ gì về những hiểm
họa này trước thực tế và thực tiễn Việt Nam ?Cần phải khẳng
định rằng những biến động thời tiết bất thường gây thiệt hại lớn
cho đời sống dân cư và đất nước mà chúng ta gọi là thiên tai cần
7
được nghiên cứu, xem xét theo chiều hướng có sự báo động toàn
cầu về gia tăng nhiệt độ bề mặt Trái đất và mực nước biển ngày
càng dâng cao. Cụ thể của những hiện tượng đó là: nhiệt độ khí
quyển và thủy quyển tăng lên kéo theo những biến động khác
thường (hiện tượng El Nino) làm cho chế độ thời tiết gió mùa bị
xáo động bất thường; bão có xu hướng gia tăng về cường độ, bất
thường về thời gian và hướng dịch chuyển; thời tiết mùa đông nói
chung ấm lên, mùa hè núng thờm; xuất hiện bão lũ và khô hạn bất
thường. Hiện tượng ngập ỳng vựng đồng bằng châu thổ mở rộng
vào mùa mưa lũ, các dòng sông tăng cường xâm thực ngang gây
sạt lở lớn cỏc vựng dân cư tập trung ở 2 bờ trên nhiều khu vực từ

Bắc chí Nam.
Trên thực tế, từ cuối năm 2007 cho đến 2008 tình trạng thời
tiết cực đoan đã diễn ra ở nhiều khu vực trong cả nước: Phía bắc
rét đậm rét hại giết chết nhiều gia súc, trong khi miền Trung xảy
ra lũ bất thường, còn ở miền Nam nhiều địa phương bị hạn hán.
Đặc biệt, vụ ngập lụt lịch sử tại Hà Nội đã trở thành minh chứng
sống động nhất về hậu quả của biến đổi khí hậu. Vụ này cũng
thực sự gây sốc đối với người dân và chính quyền bởi mức độ và
quy mô rất lớn của nó, chính sự kiện này đã làm cho cuộc sống
của người dân cũng như các hoạt động kinh tế của toàn khu vực
Hà nội và các khu vực xung quanh bị đảo lộn và thiệt hại nghiêm
trọng.Thực nghiệm cho thấy các hiện tượng trên cũng đồng thời
tạo cồn, bãi bồi, lấp dòng chảy cỏc sụng, nhánh sông ở vùng hạ
8
du; ở những sụng đó xây dựng hệ thống đê kiên cố thỡ cú hiện
tượng bồi lấp ngay chính dòng sông cũng như tuyến khống chế
giữa hai bờ đê, tạo nên thế địa hình ngược; những dòng sông nổi
cao hơn cả đồng bằng hai bên sông. Vào mùa khô, hiện tượng phổ
biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du, hiện
tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa.
Ở vùng ven biển, đã thấy rõ hiện tượng vùng ngập triều cửa
sông mở rộng hình phễu (hiện tượng estuary) trên những diện
rộng, nhất là ở hạ du các hệ thống sụng nghốo phù sa. Rõ nhất là
vùng hạ du hệ thống sông Thái Bình - Bạch Đằng, ở vùng ven
biển Hải Phòng, Quảng Ninh và hệ thống sông Đồng Nai, ở vùng
ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Vào mùa
khô, các nhánh sông và dòng sông ở các khu vực này đã không
thể đóng vai trũ tiờu thoỏt nước về phía biển, biến thành những
dòng sông, kờnh tự đọng với mức độ ô nhiễm nhân tạo gây nguy
hại cho đời sống của những vùng dân cư đông đảo (thuộc diện

này có thể kể đến cả vùng rộng lớn thuộc các lưu vực sông Nhuệ,
sụng Đỏy, Chõu Giang ở phía tây nam Hà Nội và các tỉnh Hà
Tây, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình).
Hiện tượng sạt lở bờ biển trên nhiều đoạn kéo dài hàng chục,
hàng trăm km với tốc độ phá hủy bờ sâu vào đất liền hàng chục,
thậm chí hàng trăm mét, là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong
nhiều năm gần đây, liên quan đến sự tàn phá do gia tăng bóo,
súng lớn và sự thay đổi của động lực biển ở đới bờ.Đó cũng là
một trong những hệ quả của việc những cánh rừng phòng hộ và
9
rừng ngập mặn bị tàn phá nghiêm trọng mà chưa có kế hoạch
trồng mới và phát triển lâu dài.Hơn thế nữa,hiện tượng hình thành
các cồn cát chắn và tái trầm tích bồi lấp luồng vào các cửa sông,
gây trở ngại lớn cho hoạt động vận tải ra, vào các cảng biển,
khiến cho những công trình nạo vét rất tốn kém đều nhanh chóng
bị vô hiệu hóa.
IV. CHÍNH PHỦ VÀ CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ĐỂ
NGĂN NGỪA VÀ ĐỐI PHÓ VỚI HIỂM HỌA NÀY ?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các hiện tượng
như đã nêu trên xảy ra còn có tác động của nhiều yếu tố, như
lượng nước và phù sa của các lưu vực sông; hoạt động nâng, hạ
của kiến tạo địa chất hiện đại; tác động bất thuận chiều của các
công trình nhân tạo, sù suy giảm của hệ thống rừng phòng hộ và
rừng đầu nguồn v.v Vì vậy, càng rất cần được chú trọng nghiên
cứu, xem xét.Một câu hỏi được đặt ra là Việt Nam chóng ta cần
phải làm gì để ứng phó với hiểm họa đang được báo động ? Đó là
một vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải có một chiến lược mang tầm
vóc và quy mô to lớn vừa trước mắt, vừa lâu dài, được đưa ra và
thực hiện một cách nghiêm túc với sự tham gia của toàn xã hội
mới mong thu được những hiệu quả đáng kể.Cụ thể như sau:

Trước hết,Việt Nam cần tham gia một cách chủ động và tích
cực vào các chương trình do Liên hiệp quốc chủ trì về biến đổi
khí hậu toàn cầu. Các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính
sách và quy hoạch, chiến lược phát triển cần được tổ chức và huy
động tham gia một chương trình nghiên cứu cấp quốc gia. Nhà
nước cần đầu tư thích đáng cho chương trình này. Chương trình
10
cần được kết nối với các chương trình quốc tế và khu vực để có
thể tiếp nhận thành quả nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu có
uy tín trên thế giới, tiếp nhận sự viện trợ, giúp đỡ quốc tế. Hơn
thế nữa, nhà nước phải thường xuyên đưa sinh viên và các cán bộ
có năng lực về lĩnh vực dự báo, môi trường…sang du học tại các
nước có nền khoa học tiên tiến, hiện đại để có điều kiện tiếp thu,
học hỏi những thành tựu khoa học, cũng như những bài học mà
họ đã trải qua, đã thành công đem về phục vụ cho công cuộc
nghiên cứu, ứng dụng của nước nhà. Mặt khác, thông qua việc
nghiên cứu thực tế và thực tiễn, Việt Nam có thể đóng góp vào
vấn đề đang được các tổ chức quốc tế bàn luận. Các vị lãnh đạo
cao cấp nước ta cần dành thời gian, chủ động tham gia các hội
nghị quốc tế do Liên hiệp quốc chủ trì về vấn đề này. Việc tham
gia của chúng ta trong thời gian qua rõ ràng là còn thụ động
nhưng có thể nói rằng các nhà khoa học Việt Nam có thể và cần
được tổ chức tham gia nghiên cứu vấn đề hệ trọng này vì đó là xu
thế và sứ mệnh đòi hỏi tất cả các nước trên thế giới phải cùng
nắm tay chống lại sự suy giảm của khí hậu.
Việt Nam, một nước đang phát triển trong thời kỳ công
nghiệp hóa, nằm trong nhóm nước dễ bị tổn thương bởi các vấn
đề môi trường do biến đổi khí hậu gây ra, như lũ lụt, hạn hán, bão
Bên cạnh đó, với đường bờ biển dài, vấn đề mực nước biển
dâng cao có thể làm mất 12,2% diện tích của lãnh thổ và đe dọa

tới chỗ sinh sống của 17 triệu người.Điều đó ảnh hưởng rất lớn
đến đời sống của nhân dân cũng như đến việc phát triển kinh tế
11
trong hiện tại và trong tương lai của nước ta. Chính vì vậy,
chương trình quốc gia về biến động khí hậu toàn cầu tác động vào
Việt Nam cần được tổ chức nghiên cứu, rà soát, kiểm định lại
những kết quả nghiên cứu đó cú từ trước tới nay, thực hiện một số
đề tài nghiên cứu có mục tiêu hướng tới những kết luận khoa học
tin cậy, dự báo được chiều hướng biến động cả trước mắt cũng
như ở tầm trung hạn, dài hạn (được hiểu theo nghĩa tính bằng thập
kỷ và thế kỷ). Các kết luận khoa học phải trở thành cơ sở cho việc
hoạch định các quy hoạch, chiến lược và chính sách vì sự nghiệp
phát triển bền vững cho tương lai đất nước, đặc biệt là quy hoạch
xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia, xây dựng các đô thị
và vùng tập trung dân cư, các khu, cụm công nghiệp Trọng tâm
của chương trình cần: tăng cường đầu tư, tổ chức các công tác
điều tra cơ bản và mạng quan trắc sự biến đổi nhiệt độ, những
biến động về quy luật vận động của khí quyển và thủy quyển và
về vận động kiến tạo hiện tại ở Việt Nam, áp dụng những thiết bị
và công nghệ tiên tiến hiện nay. Dự án VinaSat hiện tại cũng cần
phải tính ngay đến yêu cầu này.
Một việc mà chóng ta cần làm ngay bây giê đó là tích cực
tham gia Nghị định thư Montreal về giảm khí thải CFCs, Nghị
định thư Kyoto về giảm khí thải CO
2
và các khí thải gây hiệu ứng
nhà kính, trước hết Việt nam chóng ta cần phát huy kết quả và
thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện chương trình quốc gia đã được
triển khai về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế tối đa nạn
cháy rừng, phục hồi nhanh chóng hệ sinh thái rừng ngập mặn đã

12
bị tàn phá nặng nề. Đặc biệt, Việt Nam cần phải có một chiến
lược đúng, đáp ứng nhu cầu gia tăng rất nhanh chóng về năng
lượng, nhất là điện năng, phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Nêu
cao yêu cầu tiết kiệm năng lượng, hạn chế đến mức cần thiết việc
sử dụng nguyên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí đốt), sớm có kế
hoạch phát triển năng lượng sạch.
Một mặt, chúng ta cần chủ động, tích cực thực hiện phần
trách nhiệm quốc gia của mình, mặt khác chúng ta cũng tích cực
lên tiếng đũi cỏc nước phát triển thực hiện cam kết thiên niên kỷ
của Liên hiệp quốc và các Hiệp định, Nghị định thư quốc tế về
bảo vệ môi trường Trái đất vì sự sống còn của nhân loại. Tổng
kết, rút ra các kinh nghiệm thành công và chưa thành công của
cha ông ta trong nhiều thế kỷ qua, chính những kinh nghiệm đó là
kết quả của việc ứng phó với các loại “thiờn tai” thường xuyên
xảy ra ở cỏc vựng đồng bằng thấp, vùng ven biển trong thời cận
hiện đại;cần đẩy mạnh xây dựng mạng kênh mương rộng lớn
phục vụ việc tưới và tiêu nước cho đồng bằng; gia cố hệ thống đê
điều; xây dựng các công trình hồ thủy điện - thủy lợi điều tiết ở
thượng nguồn; từng bước xây dựng tuyến đê biển từ Bắc vào
Nam kết hợp xây dựng các cống điều tiết thoát lũ và ngăn mặn ở
các cửa sông; xây dựng các công trình kè bờ chống sạt lở sông và
biển; nạo vét dòng chảy cửa sông, luồng vào cảng; bơm thoát
nước cưỡng bức đối với nạn úng, ngập sâu và ô nhiễm nặng tại
các vùng đất thấp ở đồng bằng và ven biển. Đặc biệt, những hệ
thống công trình có quy mô lớn, xây dựng bền vững lâu dài, như
13
hệ thống công trình “chung sống với lũ” ở đồng bằng Cửu Long,
tuyến đê biển Bắc-Nam, cần được hoạch định có căn cứ khoa học
về tuyến, về nền móng, để những công việc được thực hiện ngày

nay còn được tiếp nối thuận lợi cho nhiều thế hệ mai sau.
Việt nam cần luôn luôn nhấn mạnh yêu cầu phát triển nhanh,
song phải bền vững, trong đú có yếu tố bảo vệ môi trường sinh
thái; Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X mới
đõy về chiến lược biển dài hạn cũng đã nhấn mạnh vấn đề bảo vệ
môi trường gắn liền với phát triển nguồn lợi của biển.Song song
với quá trình bảo vệ môi trường gắn liền với phát triển nguồn lợi
của biển, chúng ta không thể thờ ơ trước lời kêu cứu đã từ rất lâu
của rừng. Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn) Phạm Minh Thoa nhận định: Tài nguyên
rừng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng chưa được
quản lý bền vững. Mất rừng và suy thoái rừng trên thế giới đã làm
phát thải khoảng 18% tổng lượng khớ gõy hiệu ứng nhà kính,
đang góp phần làm tăng thờm tớnh cực đoan của khí hậu toàn cầu
và là một trong những nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu. Biến
đổi khí hậu có quan hệ tương tác biện chứng với lâm nghiệp. Lâm
nghiệp vừa chịu tác động không tốt của biến đổi khí hậu đồng
thời lại là công cụ đắc lực có tác dụng giảm thiểu ảnh hưởng của
nó. Vì vậy, để chủ động thích ứng và giảm thiểu tác hại của biến
đổi khí hậu, lâm nghiệp đã và đang được coi là một lĩnh vực quan
trọng trong Khung chương trình hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn mà nhà nước ta
14
đã đề ra. Vậy vấn đề quan trọng nhất để thực hiện các biện pháp
trên mà chúng ta chưa đề cập đến là gì ? Đó là nguồn vốn mà
chúng ta hiện có là bao nhiêu, các biện pháp huy động và sử dụng
vốn sao cho có hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia WB, các
nguồn tài chính truyền thống (ODA, ngân sách) dành cho việc đối
phó với biến đổi khí hậu của Việt nam là không đủ và không hiệu
quả để thực hiện các mục đích nói trên. Tuy nhiên, ông Dean

Cira, Điều phối viên Ban Phát triển đô thị của WB tại Việt Nam
cho rằng, Chính phủ các nước có thể tiếp cận với những cơ chế
cấp vốn mới dành cho phát triển công nghệ sạch… (ở Việt Nam,
WB cũng đang cấp vốn cho một số dự án thoát nước ở vùng
duyên hải), nhưng để tiếp cận được nguồn vốn này, phải có sự đề
xuất chủ động từ Chính phủ, WB sẽ dựa trên nhu cầu của Việt
nam để thực hiện.
Một điều quan trọng không thể thiếu được khi đã có những
chiến lược dài và trung hạn , có những nguồn vốn nội lực và vốn
vay nước ngoài là làm thế nào để mọi người cùng biết và cùng
thực hiện vì mục tiêu chống lại biến đổi khí hậu? Đó là việc
chúng ta không nên chỉ tuyên truyền chung chung mà cần bằng
những con số, hình ảnh, ví dụ cụ thể. Cần bằng thực tế, bằng
những nghiên cứu từng vùng sinh thái cụ thể, tổ chức tuyên
truyền cho từng vùng kinh tế cụ thể bởi mỗi vùng sẽ bị ảnh hưởng
khác nhau do biến đổi khí hậu.
Ví dụ như, vùng sinh thái Tây Bắc sẽ bị ảnh hưởng về biến
đổi khí hậu khác với Duyên hải miền Trung, khác với miền Tây
15
Nam Bộ. Cũng như thế, Đồng bằng sông Hồng sẽ chịu ảnh hưởng
khác xa với ĐB sông Cửu Long. Đặc biệt cần có sự phối hợp giữa
các sở, ngành, hội, Trung ương - địa phương tránh tình trạng
mỗi nơi một phách,khiến cho quá trình tổ chức, điều hành gặp
nhiều khó khăn, nguồn vốn sử dụng đạt hiệu quả thấp.
V. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ THỰC HIỆN.
Thực nghiệm cho thấy những công việc mà chóng ta đã làm
không phải chúng ta không có những kinh nghiệm nhất định trong
việc ứng phó với tai biến do nước biển dâng. Nhưng đó là việc
biển dâng tiệm tiến. Vấn đề của báo động toàn cầu hiện nay mới
chỉ là có nhiều khả năng biển sẽ dâng nhanh hơn và không loại trừ

đột biến lớn, đưa đến hiểm họa hay thảm họa lớn cho nhân loại.
Quả thật, nhận thức và suy nghĩ của chúng ta về vấn đề này cũn
quỏ ớt. Có thể nói những kinh nghiệm lịch sử của nhân loại đã
được các nhà nghiên cứu thế giới đề cập từ lâu nhưng vì sao
những nền văn minh rực rỡ của nhân loại, như các nền văn minh
Lưỡng Hà, Ai Cập ở Trung Cận Đông - Bắc Phi, các nền văn
minh Maya và Inca ở Trung và Nam Mỹ bị suy tàn, thậm chí biến
mất một cách khó hiểu ? Nguyên nhân gốc rễ của các hiện tượng
trên chắc chắn là hệ quả của sự biến đổi khí hậu lớn có tính toàn
cầu, biểu hiện cụ thể ở từng khu vực, lãnh thổ. Cũng không phải
không có lý khi gần đây xuất hiện các thông tin về việc Bộ Môi
trường Nhật Bản cho biết sẽ cần hơn 64,5 tỷ USD để đối phó với
mực nước biển dâng cao do băng tan ở hai cực. Phía Nhật Bản
ước tính nếu mực nước biển tăng thêm 1 mét, 90% số bãi biển của
16
nước này sẽ bị “nuốt chửng”, sản lượng lúa sẽ giảm 50% Các
nguồn tin cũng cho biết Trung Quốc đang xem xét việc xây dựng
hệ thống đê kiên cố dọc suốt bờ biển, một kế hoạch được coi là
xây dựng một “Vạn lý trường thành mới”.
Rõ ràng vấn đề đặt ra vừa có yêu cầu bức xúc trước mắt, vừa
có tầm quan trọng chiến lược lâu dài, cần có sự báo động và hành
động trước khi quá muộn.Tóm lại, biến đổi khí hậu là vấn đề của
toàn thế giới, không có một nước nào có thể có đủ năng lực để cải
tạo bầu không khí trong khi các nước khác thì rửng rưng trước sự
suy giảm khí hậu ngày một rõ nét xảy ra xung quanh cuộc sống
của chúng ta.Điều đó càng nhấn mạnh rằng, chỉ có chung tay góp
sức giữa các nước trên thế giới thì mới mong chống đỡ cũng như
phục hồi bầu không khí trong một tương lai gần nhất.Thông điệp
mà các nhà khoa học muốn gửi tới toàn bộ nhân loại ở đây là:Hãy
giữ lấy bầu không khí và làm cho nó luôn trong lành,đó là tài sản

vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho bạn, nó là sự sống của chính
bản thân bạn.

17
Danh mục tài liệu tham khảo:
1.Báo lao động cuối tuần, trang nhất số 07 ngày 15/ 02/ 2009.
2.Báo lao động điện tử thứ 05/ 19/ 03/ 2009.
3.Báo điện tử Đảng cộng sản Việt nam ngày 21/ 02/ 2009.
18
MỤC LỤC
Trang
19

×