Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

hệ thống hóa phương pháp quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước vùng ven biển đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 27 trang )

.







































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ




PHẠM THANH VŨ





HỆ THỐNG HÓA PHƢƠNG PHÁP QUY HOẠCH
CHIẾN LƢỢC SỬ DỤNG BỀN VỮNG
TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ NƢỚC VÙNG VEN BIỂN
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG








NGÀNH MÔI TRƢỜNG ĐẤT VÀ NƢỚC
MÃ SỐ: 62440303


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ





2014
Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Cần Thơ

Hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN HIẾU TRUNG
GS. TS. LÊ QUANG TRÍ
Phản biện 1:

Phản biện 2:




Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp
Trường họp tại:
Vào lúc: Ngày tháng năm

Luận án có thể tìm ở:
+ Thư viện Quốc gia Việt Nam

+ Trung tâm thông tin – Tư liệu
+ Thư viện trường

1

Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng ven biển thì xảy ra các mâu thuẫn giữa các mục tiêu trong khai
thác và sử dụng tài nguyên đất và nước qua các vấn đề như nhiễm
phèn, xâm nhập mặn, chất lượng nước và môi trường nước đang là
vấn đề khó khăn giữa các mục đích sử dụng đất đai (S.P.Kam et al.,
2006; Tuong, T.P et al., 2003) ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương
thực. Hệ thống công trình ngăn mặn được xây dựng để bảo vệ vùng
sản xuất lúa (Gallop et al., 2003; Hoanh et al., 2003; Can, 2005) kết
quả này mở rộng được diện tích canh tác lúa. Tuy nhiên, các công
trình thủy lợi phục vụ sản xuất lúa trước đây, không phù hợp cho
nuôi tôm dẫn đến trở ngại trong việc cấp nước, hạn chế việc thoát
nước thải từ sản xuất, góp phần lây lan dịch bệnh, phèn hóa ảnh
hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Vấn đề biến đổi khí hậu và nước biển dâng có ảnh hưởng rất lớn tới
sử dụng và quản lý đất và nước vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) (Carew-Reid. 2009). Sự phát triển bền vững của
vùng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, đặc thù là sản xuất nông nghiệp sẽ là
lĩnh vực chính bị ảnh hưởng lớn do sự thay đổi về môi trường đất và
nước (Dang Kieu Nhan et al., 2011). Hiện nay, các phương pháp quy
hoạch sử dụng đất đai chưa cụ thể hóa trong tiến trình thực hiện, chưa
được sự đồng thuận cao và chưa lường trước được các yếu tố mang
tính chắc chắn thấp vào phân tích các kịch bản quy hoạch làm cho kết
quả mang lại hiệu quả chưa cao. Việc ứng dụng công nghệ thông tin

và các công cụ để quản lý và phân tích dữ liệu về điều kiện tự nhiên
và bố trí sử dụng đất đai nhằm nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ
quyết định cho quy hoạch sử dụng đất đai vùng ven biển ĐBSCL với
các phương pháp tiếp cận khác nhau như: vai trò của các công cụ hỗ
trợ trong tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên môn của cộng đồng,
đánh giá đa mục tiêu và mô hình tối ưu hoá mục tiêu. Như vậy, việc
xây dựng một phương pháp quy hoạch chiến lược để quản lý tổng
hợp tài nguyên đất và nước phù hợp với điều kiện cụ thể ở vùng ven
biển là rất cần thiết.

2

2. Mục tiêu nghiên cứu
* Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về các phương pháp
quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước đang được áp dụng ở
ĐBSCL.
* Đánh giá khả năng kết nối giữa các công cụ hỗ trợ đang được ứng
dụng và phổ biến cho quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước.
* Xây dựng khung quy hoạch chiến lược sử dụng đất đai cho ĐBSCL
trên cơ sở hệ thống hóa và kết nối các công cụ cùng phương pháp để ứng
dụng vào điều kiện cụ thể tỉnh Bạc Liêu.
* Đánh giá kết quả ứng dụng khung quy hoạch chiến lược cho sử
dụng đất đai ở Bạc Liêu và xác định được các điều kiện cần thiết để nhân
rộng ứng dụng cho vùng ven biển ĐBSCL.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nội dung chính là hệ thông hóa phương pháp quy hoạch sử dụng đất
đai trên cơ sở phương pháp FAO, 1993 cho chiến lược sử dụng bền
vững tài nguyên đất và nước ở vùng ven biển ĐBSCL, từ đó bổ sung
thêm những vấn đề tiếp cận mới để xây dựng một phương pháp phục
vụ cho quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên đất và

nước ven biển ĐBSCL. Quy hoạch sử dụng tài nguyên đất và nước
cho sản xuất nông nghiệp.
Việc xây dựng phương pháp dựa trên kết quả ứng dụng vào điều kiện
nghiên cứu cụ thể tại tỉnh Bạc Liêu. Bạc Liêu là tỉnh ven biển có đặc
trưng của vùng ven biển ĐBSCL vì tỉnh Bạc Liêu là tỉnh có 03 vùng
sinh thái: mặn, ngọt và lợ. Vùng bị ảnh hưởng bởi cả 02 chế độ triều
biển Đông và biển Tây nên điển hình cho vấn đề về tài nguyên nước.
- Bạc Liêu chịu các tác động và thách thức do biến đổi khí hậu giống
như các tỉnh ven biển khác ở ĐBSCL như nhiệt độ tăng, xâm nhập
mặn, nước biển dâng gây ngập lụt ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông
nghiệp và thủy sản nên là một điểm để chọn nghiên cứu điển hình
cho việc ứng dụng quy hoạch chiến lược trong sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai bền vững là hợp lý và đại diện.


3

4. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa các phương pháp quy hoạch sử dụng bền vững tài
nguyên đất và nước đang được áp dụng ở ĐBSCL trên cơ sở các kết
quả nghiên cứu thực tế trước đây ở ĐBSCL và tài liệu có liên quan.
Phân tích khả năng ứng dụng và kết nối các công cụ hỗ trợ quy hoạch
sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước đang được sử dụng phổ
biến hiện nay. Tổng hợp để xây dựng khung quy hoạch chiến lược về
sử dụng đất đai và áp dụng khung này vào điều kiện cụ thể tỉnh Bạc
Liêu. Đánh giá kết quả ứng dụng khung quy hoạch chiến lược về sử
dụng đất đai ở Bạc Liêu và phân tích và xác định các yếu tố cần thiết
cho khả năng nhân rộng ứng dụng cho vùng ven biển ĐBSCL.
5. Cấu trúc luận án
Luận án được phân thành 05 chương:

Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương 5: Kết luận và đề nghị
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Sử dụng đất đai trong thời gian tương lai có thay đổi so với hiện tại.
- Sự phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng và tác động đến sự thay
đổi sử dụng đất đai. Chiến lược thích ứng của nông dân và vai trò của
các chuyên gia chuyên môn sẽ khác nhau tùy theo điều kiện khả năng
và mục tiêu sinh kế của người dân.
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự thay đổi sử dụng đất đai và sinh
kế của người dân. Giải pháp chính sách giúp nông dân thích ứng với
biến đổi khí hậu cần quan tâm đến bối cảnh cụ thể của sinh kế của
nông dân và nâng cao năng lực thích ứng của nông dân ngay thời
điểm hiện tại là cần thiết, làm cơ sở cho chiến lược thích ứng trong
tương lai.

4

7. Điểm mới của luận án
So với các công trình nghiên cứu gần đây, nghiên cứu tập trung vào
một số điểm mới cơ bản như sau:
- Hoàn thiện hơn và bổ sung về mặt cơ sở lý luận đối với phương
pháp quy hoạch sử dụng tài nguyên đất và nước kết hợp với điều kiện
tự nhiên và kinh tế xã hội. Mối liên kết của các công cụ trong việc
thực hiện tiến trình quy hoạch.
- Kết hợp với vấn đề an ninh lương thực, ổn định và thích ứng với
điều kiện thay đổi của tự nhiên.
- Sử dụng phương pháp tiếp cận giữa định tính và định lượng kết hợp

với mô hình toán để giải quyết vấn đề.
- Phân tích đánh giá các tác động tích cực/tiêu cực lên các hoạt động
trong quy hoạch.
Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Sử dụng đất đai
Người dân ĐBSCL phải đối mặt với những vấn đề như ngập lũ, xâm
nhập mặn, nhiệt độ và lượng mưa thay đổi bất thường là những yếu
tố tự nhiên có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và
đời sống nông dân (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009; Dang Kieu
Nhan et al., 2011). ĐBSCL có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng (Carew-Reid, 2009). Những tác
động cực đoan như mưa hay hạn hán bất thường hoặc xâm nhập mặn
ảnh hưởng đến sinh thái, sản xuất nông nghiệp, sinh kế và đời sống
cư dân (Lê Anh Tuấn, 2010). Trong tương lai, thay đổi lưu lượng và
chất lượng nước của sông Mekong do gia tăng sử dụng nước ở
thượng nguồn (Brown & Jirayoot, 2010; Hart et al., 2001) và hiểm
họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu cũng được dự đoán sẽ xảy ra với
tần suất và cường độ ngày càng tăng ở ĐBSCL (Chaudhry &
Ruysschaert, 2007; Carew-Reid, 2008). Dự đoán có thể gây tổn thất
lớn đến việc sản xuất nông nghiệp cho cả vùng ngọt và vùng ven
biển, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân, an ninh lương

5

thực và xuất khẩu nông sản của cả nước. Tồn tại các mâu thuẫn xung
đột các mục đích sử dụng đất giữa vùng ngọt, lợ (Tôm và Lúa); giữa
phát triển kinh tế và bảo tồn rừng ngập mặn (Tôm và Rừng) cả khu
vực bên trong và ngoài vùng nhiễm mặn (Nguyen Hieu Trung, 2006).
2. Đánh giá đất đai

Qua các hệ thống đánh giá đất đai cho thấy theo thời gian và tình
hình sử dụng đất đai, từ việc đánh giá chỉ tập trung vào yếu tố tự
nhiên như trước đây và việc phân tích hệ thống canh tác dần dần
quan tâm đến yếu tố kinh tế trong việc chọn lựa kiểu sử dụng đất đai
trên cơ sở thích nghi tự nhiên. Nhưng để tiến đến phát triển bền vững
cần phải đánh giá và phân tích định lượng về mặt kinh tế xã hội, điều
kiện môi trường và yếu tố rủi ro.
Các nghiên cứu đánh giá đất đai đầu tiên ở Việt Nam được thực hiện
bởi chương trình 60-02 ở ĐBSCL, nghiên cứu ở Thạnh Hoá, Giá Rai
là những nghiên cứu áp dụng trên vùng đất phèn. Phương pháp đánh
giá đất đai chủ yếu dựa vào các điều kiện tự nhiên, ít chú ý đến sự lựa
chọn và mô tả kiểu sử dụng đất liên quan đến các điều kiện về kinh tế
xã hội (Minh và ctv, 1990 lược trích trong Lê Quang Trí 2010). Việc
sử dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976) để đánh giá
thích nghi đất đai cho vùng đất phèn nặng ở ĐBSCL gặp nhiều khó
khăn. Vì thế một số nghiên cứu hệ thống đánh giá đất cho khu vực
đất phèn nầy được nghiên cứu bởi Tri, L.Q. (1990); M.E.F. van
Mensvoort & ctv, 1992 lược trích trong Lê Quang Trí 2010. Tuy
nhiên vấn đề khó khăn là làm sao xác định được các yếu tố trên từng
đơn vị đất đai và phân tích mối quan hệ giữa định tính và định lượng
phù hợp với điều kiện thực tế và được chấp nhận của cộng đồng (Lê
Quang Trí và ctv, 2011, Lê Thị Linh, 2012). Việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong đánh giá đất đai bền vững, phân tích tầng bậc
AHP kết hợp với GIS (Lê Cảnh Định và ctv, 2005) .
3. Quy hoạch sử dụng đất đai
FAO, 1993 định nghĩa quy hoạch sử dụng đất là sự đánh giá tiềm
năng của đất và nước có hệ thống, lựa chọn thay thế cho việc sử dụng
đất và điều kiện kinh tế và xã hội để sử dụng đất đai tốt nhất.

6


Quy hoạch chiến lược là công tác lập quy hoạch theo các chiến lược
sử dụng đất đai nhằm mục đích đạt được mục tiêu phát triển chung và
điều chỉnh cho phù hợp với các thay đổi của điều kiện tự nhiên và
kinh tế xã hội. Vấn đề trong quy hoạch sử dụng đất đai: phương pháp
tiếp cận trong tính đa dạng sử dụng đất đai là tổng hợp các mục đích
sử dụng đất đai khác nhau với các mục tiêu khác nhau. Qua đó,
nghiên kết hợp kế hoạch của nhiều bộ phận, nhiều ngành khác nhau.
Sự chọn lựa các phương án sử dụng đất đai có thể được sử dụng như
một công cụ trò chơi để phân tích tác động của các giả thuyết khác
nhau hoặc các kịch bản xây dựng bởi các nhà hoạch định.
Tóm lược chương 2:
Tổng hợp vấn đề trong sử dụng đất đai và các yếu tố ảnh hưởng đến
bền vững trong sử dụng đất đai. Hệ thống các phương pháp quy trình
và kết quả đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất đai. Nghiên cứu
đã đánh giá để tổng hợp thành các hợp phần trong tiến trình quy
hoạch.
Chƣơng 3
PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1 Hệ thống hóa các phƣơng pháp quy hoạch sử dụng bền vững
tài nguyên đất và nƣớc đang đƣợc áp dụng ở ĐBSCL trên cơ sở
các kết quả nghiên cứu thực tế trƣớc đây ở ĐBSCL và tài liệu có
liên quan.
3.1.1 Thu thập thông tin và xác định vấn đề trong sử dụng đất
đai
Ứng dụng các công cụ (PRA, SWOT, lịch sự kiện) trong phân tích sử
dụng đất đai, thông tin đầu vào có vai trò rất quan trọng trong việc
xác định vấn đề và phân tích vấn đề. Kết quả này cung cấp thông tin
liên quan đến điều kiện hiện tại, thuận lợi, khó khăn và những tác
động tích cực/tiêu cực liên quan đến sử dụng đất đai.

3.1.2 Đánh giá đất đai làm cơ sở nền tảng cho quy hoạch sử dụng
đất đai

7

Áp dụng quy trình đánh giá theo FAO, 1976 và 2007 định tính và
định lượng kết hợp với phân tích tính bền vững qua mô hình hỗ trợ
quyết định (DPSIR).
3.1.3 Ứng dụng mô hình toán trong quy hoạch sử dụng đất đai
Phương pháp quy hoạch tiếp cận theo phân tích hệ thống, hỗ trợ phân
tích giải quyết vấn đề và đề xuất phương án tốt nhất (LUPAS). Khác
với các phương pháp trước đây, bài toán được thực hiện trên cơ sở đa
mục tiêu và thay đổi các hàm ràng buộc. Kết quả mô hình được kiểm
chứng qua các chỉ tiêu phát triển của địa phương.
3.2 Phân tích khả năng ứng dụng và kết nối các công cụ hỗ trợ
quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất và nƣớc đang đƣợc
sử dụng phổ biến hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa các tài liệu nghiên cứu và phương pháp quy hoạch
trước đây, bổ sung và hoàn thiện các công cụ hỗ trợ và phân tích
trong tiến trình quy hoạch sử dụng tài nguyên đất và nước.
3.3 Tổng hợp để xây dựng khung quy hoạch chiến lƣợc về sử
dụng đất đai và áp dụng khung này vào điều kiện cụ thể tỉnh Bạc
Liêu.
3.3.1 Nguồn số liệu
Nguồn số liệu thu thập từ các kết quả khảo sát, điều tra thực tế qua
phiếu điều tra, các chương trình, đề tài nghiên cứu trước đây, số liệu
thống kê, kiểm kê.
3.3.2 Phƣơng pháp khảo sát, điều tra thu thập số liệu
Các phương pháp tiếp cận sau đây được thực hiện: PRA, KIP, điều
tra nông hộ, SWOT, lịch sự kiện, phương pháp xử lý số liệu, phương

pháp thống kê, sau khi thu thập được số liệu, để giảm thiểu sai số
chọn mẫu, trong quá trình xử lý, tác giả đã sử dụng thống kê mô tả để
lọc bỏ nhiễu. Vùng nghiên cứu cụ thể tại tỉnh Bạc Liêu, với 20 cuộc
PRA, 300 phiếu điều tra và 09 mô hình canh tác chính trong sản xuất
nông nghiệp.
3.3.3 Phƣơng pháp đánh giá đất đai và quy hoạch bền vững

8

- Sử dụng mô hình mDSS phân tích tổng hợp các yếu tố và đề xuất
mô hình sử dụng đất đai. Mô hình này thể hiện được mối quan hệ
nhân quả giữa nhóm các yếu tố và xác định được các yếu tố trong
đánh giá bền vững giúp cho việc ra quyết định được tốt hơn
(Kristenen. P, 2004). Phương pháp theo FAO (1976, 2007): đánh giá
thích nghi tự nhiên kết hợp với kinh tế xã hội, đề xuất các kiểu sử
dụng đất đai, hệ thống sử dụng đất đai và hệ thống canh tác cho từng
tiểu vùng cụ thể (chia nhỏ các vùng thích nghi ra thành từng tiểu
vùng khác nhau). Phương pháp mô hình toán tối ưu trong quy hoạch
sử dụng tài nguyên đất đai. Phương pháp thực hiện được thể hiện qua
Hình 3.1

Hình 3.1. Phương pháp ứng dụng mô hình toán trong quy hoạch
3.4 Đánh giá kết quả ứng dụng khung quy hoạch chiến lƣợc về sử dụng
đất đai ở Bạc Liêu và phân tích và xác định các yếu tố cần thiết cho khả
năng nhân rộng ứng dụng cho vùng ven biển ĐBSCL.
Trên cơ sở kết quả kiểm chứng từ khả năng ứng dụng vào điệu kiện
thực tế tỉnh Bạc Liêu kết hợp với hệ thống từ lý luận và thực tiễn,
đánh giá khả năng của phương pháp tổng hợp.
Tóm lược chương 3:
Các yếu tố

điều kiện tự
nhiên
Điều kiện
kinh tế xã hội
Chính sách
(1) Xác định
các yếu tố
bền vững
(HT - BĐKH)
Kịch bản sử dụng
đất đai
(2) Mô hình tối ƣu hoá sử
dụng đất đai




Phân tích
kịch bản
Xác định
vấn đề

(3) Bố trí sử dụng đất đai
Thay đổi
Chọn lựa sử dụng đất đai khả thi
•Bảo tồn nguồn tài nguyên
•Cải thiện đời sống ngƣời dân
•Sử dụng đất đai thích ứng dƣới BĐKH

9


Chương 3 trình bày cơ sở lý thuyết và các phương pháp thực hiện của
luận án như: xác định vùng nghiên cứu, xác định vấn đề, nguồn số
liệu và các công cụ hỗ trợ (PRA, SWOT, lịch sự kiện), các quy trình
trong đánh giá đất đai (FAO, 1976; 2007), phân tích các yếu tố bền
vững trong mô hình hỗ trợ quyết định, phương pháp quy hoạch kết
hợp giữa đánh giá định tính, định lượng và mô hình toán tối ưu
(LUPAS) gắn với kiểm chứng thực tế để đưa ra phương pháp phù
hợp với thực tế.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Hệ thống hóa các phƣơng pháp quy hoạch sử dụng bền vững
tài nguyên đất và nƣớc đang đƣợc áp dụng ở ĐBSCL
4.1.1 Hợp phần xác định vấn đề trong sử dụng đất đai và các yếu
tố ảnh hƣởng đến sử dụng bền vững tài nguyên đất và nƣớc
Trong phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai theo FAO (1993),
bước xác định vấn đề ở bước 3.

Hiện nay các phương pháp này đã và đang được áp dụng rộng rãi
nhằm thay thế và bổ sung những hạn chế của các phương pháp truyền
thống trước đây (Ticheler et al, 2000) và Feitsma et al (2002) đã phải
đối mặt với những khó khăn liên quan đến vấn đề thu thập thông tin,
thiếu dữ liệu, quy mô vùng và hạn chế về thời gian. Như vậy, nghiên
cứu đã sử dụng các công cụ để xác định các thông tin và vấn đề của
vùng nghiên cứu được hiệu quả và đáp ứng với yêu cầu phân tích
(Hình 4.1, 4.2).

Hộp thông tin:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan.
Bước 2: Tổ chức công việc

Bước 3: Phân tích vấn đề
(FAO, 1993)

10


Hình 4.1. Hợp phần xác định vấn đề trong sử dụng đất đai


Hình 4.2. Các mức độ tham gia vào trong tiến trình quy hoạch
Kết quả nghiên cứu của hợp phần này đưa ra kết quả đánh giá chung,
chia sẽ những đặc thù và tính dễ bị tổn thương làm tiền đề cơ sở và
nền tảng cho các hợp phần tiếp theo. Những yếu tố tác động đến hệ
thống sử dụng đất đai cũng là nền tảng xác định các yêu cầu sử dụng
đất đai cho đánh giá tiềm năng của đất đai.

Điều tra nhanh có
sự tham gia của
cộng đồng
(PRA)

Phân vùng tài
nguyên TN
KTXH

Hiệu
quả sử
dụng
tài
nguyên

Quan
điểm
của
người
dân và
chính
quyền
địa
phương
Điều tra
phỏng vấn nông
hộ
(phiếu điều tra)

Tiềm
năng
của
nông
hộ về
TN,KT,
XH

Xác
định
các
thành
phần
sản
xuất
nông

nghiệp
XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
VẤN ĐỀ
1: thiết lập mục tiêu và
các tƣ liệu liên quan
(thông tin cơ bản về vùng
nghiên cứu, cơ quan liên
quan, mục đích, vấn đề và
cơ hội, ràng buộc, phạm
vi và giai đoạn, chủ thể
tham gia)
2: Tổ chức công việc
(xác định các hoạt động
thực hiện, kế hoạch và
phương pháp).
3: Phân tích vấn đề

11

4.1.2 Hợp phần đánh giá thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội và môi trƣờng
Theo phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai FAO (1993) để xác
định các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng, đánh giá và đề xuất sử
dụng đất đai được thực hiện qua bước 4 và bước 5 cụ thể qua hộp
thông tin:


Hình 4.3. Hợp phần đánh giá thích nghi đất đai bền vững
Trong phần đánh giá đất đai của FAO (1976) có đề cập đến vấn đề
đánh giá chất lượng đất đai về mặt kinh tế để hổ trợ cho việc chọn lựa

kiểu sử dụng đất đai trong từng thời kỳ trên cơ sở thích nghi đất đai
Hộp thông tin:
Bước 4: xác định cơ hội cho sự thay đổi
Bước 5: Đánh giá thích nghi đất đai (FAO, 1993)
ĐÁNH GIÁ
ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN
FAO, 1976

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU
KIỆN KINH-TẾ XÃ
HỘI
FAO, 2007 - DPSIR
Đối chiếu, phân vùng
thích nghi đất đai
kiểm chứng thực tế
Hiệu chỉnh
Bối cảnh tương lai:
biến đổi khí hậu
Xác định các mục tiêu cho
đánh giá

Đề xuất kiểu sử
dụng đất đai
triển vọng
Phân tích các mục tiêu theo
từng LUTs

Chuẩn hoá và xác định
điểm đánh giá mục tiêu


Phân tích độ nhạy

Bối cảnh hiện tại

Khảo sát xây
dựng bản đồ
đơn vị đất đai

Kết quả
khảo sát
điều kiện tự
nhiên và
KTXH
(PRA, Nông
hộ)

12

về mặt tự nhiên. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này
nên tất cả các kết quả đánh giá thích nghi đất đai cho các kiểu sử
dụng đất đai thường chỉ tạm dừng ở phần đề xuất vùng thích nghi.
Trong phần nghiên cứu này đã kết hợp quy trình FAO 1976 và 2007
kết hợp với kết quả tổng hợp điều tra PRA và người dân (Hình 4.3).
Trong điều kiện trước đây kết quả chưa thể bố trí quy hoạch sử dụng
đất đai và cũng như chưa đưa ra được các yếu tố tác động bên ngoài
mang tính rủi ro như biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.
4.1.3 Ứng dụng mô hình quy hoạch tuyến tính trong khai thác và
phân tích các kịch bản quy hoạch sử dụng đất đai


Hình 4.4. Hợp phần phân tích hệ thống trong quy hoạch
sử dụng đất đai.
Qua một số kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy mô hình này sẽ
đưa ra những chọn lựa sử dụng đất đai cho mỗi kịch bản bởi sự tối ưu
hoá các mục tiêu chức năng dưới các hàm mục tiêu ràng buộc, xác
định và phân tích mâu thuẫn trong mục tiêu sử dụng đất đai và nguồn
tài nguyên đất đai, xác định tính hiệu quả các chính sách của chính
Kết quả đánh giá
thích nghi đất đai
(Mục 4.1.2)
Thiết lập năng suất và
mối quan hệ giữa đầu
vào và đầu ra
Xác định các yếu tố đầu
vào và đầu ra (từ tự TN,
KT-XH và MT)
Phân tích các yếu tố
đầu vào-đầu ra

Xác lập mức
độ năng suất
Phân tích mối tương quan
giữa đầu vào và đầu ra
của các kiểu sử dụng
Đề xuất các yếu tố đầu vào và
đầu ra theo mức độ kỹ thuật
Ứng dụng mô hình quy
hoạch tuyến tính (MLGP)
Xác định các ràng
buộc, giới hạn

ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH
CHIẾN LƢỢC SỬ DỤNG NGUỒN
TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
BỀN VỮNG
Xây dựng hàm
mục tiêu

Xác định chính sách phát
triển của địa phương
Khuynh hướng thị trường
Khả năng
nguồn tài
nguyên: lao
động, nguồn
vốn,đất đai

13

quyền địa phương, phân tích không gian và sự phân bố nguồn tài
nguyên cho các loại sử dụng đất đai.
4.2 Tổng hợp và hệ thống hóa các phƣơng pháp và công cụ hỗ trợ
cho quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất và nƣớc
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và phương pháp quy hoạch sử dụng
đất đai trước đây theo FAO (1993), nghiên cứu đã đề xuất phương
pháp quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất
và nước được thể hiện chi tiết qua Hình 4.5.
4.3 Khả năng ứng dụng phƣơng pháp vào điều kiện tỉnh Bạc Liêu
4.3.1 Vấn đề sử dụng tài nguyên đất và nƣớc vùng nghiên cứu
Kết quả khảo sát cho thấy: 50% ý kiến cho rằng chất lượng nguồn
nước là yếu tố quan trọng, 19% ý kiến cho rằng chất lượng và còn lại

(31%) quan tâm đến thời gian mặn hay ngọt/năm ảnh hưởng đến mô
hình canh tác.
- Tài nguyên đất: đây là yếu tố ít biến động trong giai đoạn ngắn; tuy
nhiên trong 12 năm (1999-2012), điều kiện đất của tỉnh Bạc Liêu có
sự thay đổi khá rõ (Minh, V.Q., 2012). Kết quả đánh giá chất lượng
đất dựa vào hai đặc tính chính là phèn và mặn.


Hình 4.6. Bản đồ đất và nước tỉnh Bạc Liêu năm 2012
NĂM 2012

14


Hình 4.5. Phương pháp quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất và nước vùng ven biển
thông qua việc hệ thống hóa các phương pháp quy hoạch và công cụ hỗ trợ.

15

- Vấn đề sử dụng tài nguyên nước: Kết quả PRA cho thấy từ khoảng
năm 1998, áp lực từ nguồn nước mặn làm cho sản xuất lúa không
mang lại hiệu quả. Thêm vào đó, nuôi tôm nước mặn, lợ bắt đầu hình
thành, giá tôm trên thị trường cao. Người dân một số vùng thuộc
huyện Giá Rai (giáp Cà Mau) tự ý chuyển đổi sang từ lúa sang tôm
làm cho xâm nhập mặn có điều kiện lấn sâu vào nội đồng.
Qua Hình 4.7 cho thấy sự biến động về đơn vị nước theo những điều
kiện khác nhau ở năm trung bình, hạn và mưa nhiều. Kết quả này có
thể hỗ trợ cho việc đánh giá tiềm năng đất đai khi các vấn đề chắc
chắn xảy ra thấp. Bên cạnh đó trong nghiên cứu còn phân tích các
đơn vị nước thay đổi khi có thay đổi sự vận hành công trình, quản lý

nước.


Hình 4.7. Bản đồ mặn trong điều kiện hạn; Bản đồ mặn trong điều kiện mưa
nhiều; Bản đồ mặn trong điều kiện trung bình
- Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Bạc Liêu
Trên cơ sở khảo sát thực tế số liệu thống kê và bản đồ hiện trạng sử
dụng đất kết hợp với các công cụ để đánh giá lại thực trạng sử dụng
và các yếu tố tác động đến sử thay đổi sử dụng đất đai (lịch sự kiện).
(Hình 4.8, 4.9). Trong sự thích ứng với điều kiện tự nhiên, người dân
chú trọng đến yếu tố nước. Theo người dân, chất lượng đất ổn định
NĂM 2012

16

và ít biến động hơn chất lượng nước, nên khi nguồn nước bị thay đổi
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn mô hình canh tác.

Hình 4.8. Diện tích các kiểu sử dụng đất chính tỉnh Bạc Liêu
giai đoạn 2000-2005-2012














4.3.2 Kết quả thích nghi đất đai hiện tại và tƣơng lai
Qua các kịch bản mô phỏng sự thay đổi về thời gian mặn và độ mặn
trong điều kiện khác nhau (năm hạn, mưa nhiều và trung bình), (Hình
4.10). Đối với vùng ngọt không thay đổi. Kết quả thích nghi cho thấy
có sự thay đổi nhỏ trong vùng thích nghi I và II trong vùng ngọt. 02
vùng này thích nghi cho tất cả kiểu sử dụng lúa và màu. Vùng VII
hiện tại thích nghi cho lúa 02 vụ có khả năng thích nghi cho Tôm lúa
do mở rộng diện tích nước lợ. Tôm và thủy sản lợ cũng có thể là chọn
Hình 4.9. Lịch sự kiện thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
thời gian ở tỉnh Bạc Liêu

17

lựa trong tương lai ở các vùng III, IV, VIII, IX, X, XI, XII, XIII. Các
vùng này có thể ổn định trong tương lai gần.
Bên cạnh đó, nghiên cứu còn phân tích được các yếu tố ảnh hưởng
đến tính bền vững của các mô hình canh tác trên từng đơn vị đất đai,
giá sản phẩm, lao động, chi phí v.v. để đưa vào phân tích sự tương
tác giữa các yếu tố trong hệ thống.


Hình 4.10. Vùng thích nghi đất đai hiện tại và các kịch bản
xâm nhập mặn tỉnh Bạc Liêu
4.3.3 Ứng dụng mô hình phân tích kịch bản sử dụng đất đai
Trong quy hoạch sử dụng đất đai cần phân tích chiến lược theo từng
giai đoạn khác nhau với nhiều vấn đề, nhiều chủ thể, nhiều mục tiêu
để có thể giải quyết bài toán của địa phương như sản xuất hiện tại có

tối ưu chưa, chỉ tiêu đạt được như thế nào, cần đầu tư như thế nào,
nếu thay đổi kỹ thuật sản xuất có cải thiện không, trong điều kiện

18

biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp hay không?
Một số kết quả cho thấy


Hình 4.11. Lược đồ mô hình MGLP.
- Chiến lược sản xuất trong điều kiện hiện tại: Qua Hình 4.12 kết quả
cho thấy sử dụng đất đai trong điều kiện hiện tại chưa tối ưu về mặt
kinh tế (kịch bản 1 so với hiện tại, đường nét đứt). Tối đa hóa thu
nhập của tỉnh sản phẩm chủ yếu từ nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản có thể đạt 18.900 tỷ đồng chiếm 39,7% cao hơn giá trị hiện tại.
Bảng 4.1. Kết quả tối đa hóa thu nhập ở mức độ kỹ thuật hiện tại
Kịch
bản
Tổng
thu
(tỷ
đồng)
Sản lượng (tấn)
Sủ dụng nguồn tài nguyên
Lúa
Tôm
Muối
Màu
Lao
động

(10
9

ngày)
Vốn
(tỷ đồng)
Đất
đai
(%)
1
18.853
526.663,7
80.190,64
0
1.398.468
112,67
10.792,66
87
2
20.413
371.724,7
80.190,64
0
1.767.568
122,35
11.041,63
89
3
34.102
193.612,1

243.691,3
0
836.723,6
136,33
21.460,72
85
4
39.826
371.724,7
249.412,4
0
1.767.568
184,81
24.287,51
100
5
16.879
986.796
70.778,19
0
1.146.804
110,87
10.966,30
100
6
18.495
560.831,2
76.710,09
73.692
1.420.498

114,23
10.827,54
91
7
18.853
526.663,7
80.190,64
0
1.398.468
112,67
10.792,66
87
8
13.791
1.271.983
80.190,64
0
110.000
97,87
10.562,00
87
9
13.398
1.299.499
77.369,13
73.692
110.000
98,29
10.575,77
91


19


Hình 4.12. Kết quả phân tích các kịch bản
Bảng 4.1 cho thấy rằng khi ràng buộc nhiều mục tiêu được áp đặt
(kịch bản 5-9) thu nhập của vùng nghiên cứu không thay đổi nhiều. Ở
mức độ kỹ thuật hiện tại, mục tiêu sản lượng tôm là 77.107 tấn không
thể đạt được (kịch bản 5 và 6). Tuy nhiên, tổng thu nhập giảm khi
đưa vào các chỉ tiêu lúa, màu, muối. Do đó, trong quy hoạch cần lưu
ý khi áp đặt các chỉ tiêu, làm giảm tổng thu nhập của vùng.
- Chiến lược trong điều kiện có sự can thiệp về kỹ thuật
Qua Hình 4.13, kết quả từ kịch bản 1, 4 và 9 mô hình cho thấy: nếu
áp dụng khoa học kỹ thuật trong cải tiến và đảm bảo chất lượng
giống (tăng năng suất lên 20% và giảm chi phí 25%) sẽ đáp ứng được
chỉ tiêu của địa phương đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao
(đường màu xanh trong mạng nhện).

1: Mức độ kỹ thuật trung bình (Tech), Đất đai
(Land), Lao đông (Lab), Vốn (Cap)
4: Mức độ kỹ thuật trung bình, Đất đai (Land)
Hiện tại
Thu nhập vùng, 10
9

VNĐ

20



9: Mức độ kỹ thuật trung bình, Đất đai (Land), Lao đông (Lab), Vốn (Cap), chỉ tiêu
sản lượng lúa, muối, tôm, màu
Hình 4.13. Kết quả mô hình 1, 4 và 9 thể hiện mối liên kết giữa các yếu tố
sử dụng đất đai trong điều kiện hiện tại (2012)
- Phát triển trong điều kiện có sự can thiệp về tín dụng (chính sách
hỗ trợ vốn)
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong đầu tư phát triển sản
xuất nông nghiệp. Qua vấn đề phân tích về cơ giới hóa cho thấy
nguồn vốn là yếu tố hạn chế lớn nhất. Để trả lời câu hỏi điều kiện vốn
hiện tại sẽ đáp ứng như thế nào và giả thuyết nếu tăng lên 10-15%
vốn thì hiệu quả sản xuất mang lại như thế nào?
- Phát triển trong điều kiện biến đổi khí hậu
Qua kết quả phân tích (Hình 4.14) kết quả cho thấy rằng: giới hạn về
vốn và kỹ thuật canh tác là những giới hạn chủ yếu đến thu nhập của
tỉnh; khi ràng buộc các chỉ tiêu phát triển sẽ giảm tính hiệu quả sử
dụng đất đai và không khả thi dưới điều kiện biến đổi khí hậu và
nước biển dâng. Tối ưu hóa sử dụng nguồn lực sẵn có sẽ làm giảm
tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Xây dựng
công trình mới có thể đáp ứng với điều kiện hiện tại của tỉnh, tuy
nhiên giải pháp cứng này ít hiệu quả kinh tế hơn so với các giải pháp
mềm chẳng hạn như nâng cao kỷ thuật canh tác, tăng cường đầu tư
vốn hoặc thiết kế các hoạt động và cách thức tốt hơn trong việc vận
hành các công trình cống và hệ thống đê bao.
Qua đó cho thấy một vấn đề khi có sự tác động của điều kiện tự nhiên
thay đổi thì nguồn lực hiện tại không thể đáp ứng được hiệu quả kinh
tế so với hiện tại. Điều này rõ ràng sự thay đổi điều kiện tự nhiên có
tác động lớn đến hiệu quả kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, trong điều kiện
có tác động của giải pháp công trình, hiệu quả kinh tế có cải thiện và

21


phát triển tốt hơn hay không? Đây cũng là một vấn đề cần phải phân
tích.


Hình 4.14. Thu nhập của vùng ở các kịch bản khác nhau (a) năm
bình thường và năm bình thường có cải tiến kỷ thuật (b) năm hạn, năm nhiều
nước và năm bình thường (c) năm hạn với các kịch bản biến đổi khí hậu và công
trình mới (d) năm nhiều nước với kịch bản biến đổi khí hậu và công trình mới.
4.3.4 Đánh giá chung
Phương pháp tổng hợp đã được ứng dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh
Bạc Liêu. Trên cơ sở các vấn đề được xác định chuyển thành các hàm
mục tiêu (lợi nhuận, nhu cầu lao động, vốn), các ràng buộc (thích nghi

22

đất đai, chỉ tiêu phát triển, khả năng lao động), các vấn đề không chắc
chắn xảy ra trong tương lai (biến động giá, rủi ro năng suất, tác động hệ
thống công trình, kỹ thuật, quản lý nước). Xây dựng được 09 kịch bản
với các điều kiện khác nhau được phân tích trong môi trường toán học
(mô hình GAMS). Thể hiện sự tương giữa các yếu tố trong hệ thống,
cân bằng hài hòa giữa các tiêu chí để đưa ra phương án sử dụng đất tối
ưu, mô hình này được kiểm định thông qua so sánh kết quả với điều
kiện thực tế của địa phương để hiệu chỉnh cho phù hợp.
4.4 Đánh giá kết quả ứng dụng khung quy hoạch chiến lƣợc về sử
dụng đất đai ở Bạc Liêu và phân tích và xác định các yếu tố cần
thiết cho khả năng nhân rộng ứng dụng cho vùng ven biển
ĐBSCL.
Phương pháp tổng hợp hỗ trợ toàn bộ quy trình quy hoạch, từ việc
thu thập thông tin, xác định và phân tích vấn đề đến phân tích các

kịch bản sử dụng đất đai và lên bản đồ quy hoạch. Sử dụng các công
cụ tiếp cận trong phân tích, kết hợp phương pháp đánh giá đất đai và
mô hình toán trong quy hoạch. Về đưa ra phương án quy hoạch, các
phương pháp trước đây dựa trên cơ sở thích nghi đất đai hiện tại và
phân tích tác động kinh tế xã hội và môi trường đề xuất phương án,
kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương.
Bảng 4.2: So sánh khung quy hoạch với các phương pháp khác
Thông tin
FAO, 1993
Việt Nam
Khung quy hoạch
Các bước thực
hiện
10 bước
7 bước
3 bước
Loại hình
Khung hướng
dẫn quy hoạch
Thông tư
29/2014-TT-
BTNMT
Phương pháp hỗ trợ quyết
định quy hoạch
Khả năng ứng
dụng
Quy hoạch sử
dụng đất
Quy hoạch sử
dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất nông
nghiệp
Công cụ áp
dụng
Phỏng vấn
phiếu
PRA
Phỏng vấn phiếu
PRA
SWOT
Phỏng vấn phiếu
Chủ thể tham
gia
Đơn, đa
Đơn
Đa chủ thể
Xu hướng
Từ trên xuống
Từ trên xuống
Từ trên xuống và từ dưới lên.

23

Xác định các
yếu tố trong
sử dụng đất
đai
Không
Không
Ứng dụng DPSIR trong xác

định các yếu tố ảnh hưởng
đến sử dụng đất đai bền vững.
Phương pháp
đánh giá đất
đai
FAO, 1976
thích nghi đất
đai định tính
FAO, 1976. Thích
nghi đất đai định
tính
FAO, 1976, 2007. Kết hợp
giữa định tính và định lượng
Xây dựng
phương án bố
trí sử dụng
Phân tích kinh
tế xã hội, môi
trường từ kết
quả thích nghi
đất đai
Các chỉ tiêu phát
triển KTXH.

- Mục tiêu
- Ràng buộc: tài chính, nhân
lực, tự nhiên và vấn đề thực tế
của vùng.
- Định hướng, chính sách và
các vấn đề không chắc chắn.

Công cụ áp
dụng
-
-
LUPAS trong môi trường
GAMS.
4.5 Tóm lƣợc chƣơng 4
Nghiên cứu đã hệ thống hóa được phương pháp tổng hợp trên cơ sở
gắn kết các công cụ hỗ trợ với các phương pháp, quy trình trong đánh
giá và quy hoạch sử dụng đất đai kết hợp với mô hình toán phân tích
sự tương tác các yếu tố trong hệ thống. Phương pháp giải quyết được
các điều kiện thực tế đang gặp phải trong công tác quy hoạch sử dụng
đất đai ở tỉnh Bạc Liêu nên có thể áp dụng cho các tỉnh khác ở vùng
ven biển ĐBSCL.

×