Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu thực trạng hoạt động y tế trường phổ thông tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ năm học 2007 - 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.09 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ðẠI HỌC Y HÀ NỘI



LÊ THỊ THANH HƯƠNG






NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ðỘNG Y TẾ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN TAM NÔNG
TỈNH PHÚ THỌ NĂM HỌC 2007 - 2008







LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC







Hà nội - 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ðẠI HỌC Y HÀ NỘI



LÊ THỊ THANH HƯƠNG





NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ðỘNG Y TẾ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN TAM NÔNG
TỈNH PHÚ THỌ NĂM HỌC 2007 - 2008

Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60.72.73


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
TS. Chu Văn Thăng






Hà nội - 2008

MỤC LỤC
Trang

ðẶT VẤN ðỀ ………………………………………………… 1

Chương 1 : TỔNG QUAN ……………………………………

3

1.1. Tổng quan về y tế trường học ……………………… 3

1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học……… 7

1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học ………

9

Chương 2 : ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
12

2.1. ðịa ñiểm nghiên cứu………………………………………… 12

2.2. ðối tượng nghiên cứu ………………………………………

12

2.3. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………


12

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………… 20

3.1. ðặc ñiểm về ñối tượng nghiên cứu ……………………… 20

3.2. Hoạt ñộng y tế trường học phổ thông huyện Tam Nông – Phú
Thọ năm học 2007 – 2008 …………………………………


22

3.3. Một số khó khăn có ảnh hưởng ñến triển khai các hoạt ñộng
YTTH phổ thông huyện Tam Nông năm học 2007 – 2008………

32

Chương 4 : BÀN LUẬN ……………………………………… 40

4.1. Thực trạng hoạt ñộng y tế trường học phổ thông tại huyện Tam
Nông – Phú Thọ trong năm học 2007 – 2008………………

40

4.2. Một số những khó khăn có ảnh hưởng ñến hoạt ñộng y tế
trường học phổ thông tại huyện Tam Nông năm học 2007 – 2008

49

4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ………………………


55

KẾT LUẬN …………………………………………………… 56

1. Thực trạng hoạt ñộng YTTH tại Tam Nông – Phú Thọ năm học
2007 – 2008 …………………


56

2. Khó khăn trong việc triển khai các hoạt ñộng YTTH tại huyện
Tam Nông – Phú Thọ năm học 2007 – 2008 ………

57

KIẾN NGHỊ …………………………………………………

58



LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nỗ lực nghiên cứu thực hiện ñề tài, thời ñiểm hoàn thành
khoá luận là lúc tôi xin phép ñược bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình ñến
những người ñã hướng dẫn, dìu dắt và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi
xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Chu Văn Thăng – Trưởng Bộ môn Sức
khỏe môi trường, Chủ nhiệm ñề tài cấp Bộ, người ñã cho phép tôi, ñã hết sức
tận tình, chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Y tế công cộng
ñã mang lại cho tôi những kiến thức cơ bản ñể tôi có thể hoàn thành tốt bản
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng ðào tạo Sau ñại học
và các thầy cô giáo trường ðại học Y Hà Nội ñã giảng dạy và tạo mọi ñiều
kiện cho tôi trong suốt 2 năm học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh ñạo, các cán bộ phòng Giáo dục
ñào tạo huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu, thu thập thông tin cho bản luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn Lãnh ñạo, các ñồng nghiệp tại cơ quan nơi tôi
công tác và gia ñình tôi ñã tạo ñiều kiện, ñộng viên, khuyến khích về thời
gian, vật chất và tinh thần ñể tôi hoàn thành tốt bản luận văn này.

Học viên


Lê Thị Thanh Hương



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi (ñược phép của
Chủ nhiệm ñề tài cấp Bộ). Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa ñược công bố trong công trình nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Tác giả



Lê Thị Thanh Hương


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BHYT Bảo hiểm y tế
GD-ðT Giáo dục ñào tạo
GDSK Giáo dục sức khỏe
HðNK Hoạt ñộng ngoại khóa
HS Học sinh
NCSK Nâng cao sức khỏe
PC Phòng chống
PVS Phỏng vấn sâu
SK Sức khỏe
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TLN Thảo luận nhóm
TT Tuyên truyền
TTYT Trung tâm y tế
TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng
VSMT Vệ sinh môi trường
YTTH Y tế trường học
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
YTCC Y tế công cộng
UBND Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ðỒ
Trang

Bảng 3.1 ðặc ñiểm các trường phổ thông tại Huyện Tam Nông năm học 2007 – 2008 20
Bảng 3.2 ðặc ñiểm của học sinh ñược phỏng vấn 21
Bảng 3.3 ðặc ñiểm của cán bộ y tế trường học ñược phỏng vấn 22
Bảng 3.4 Các chương trình y tế trường học ñã thực hiện trên ñịa bàn Huyện Tam
Nông từ 2001 – 2008
22
Bảng 3.5 Tỷ lệ % cán bộ y tế trường học thực hiện các hoạt ñộng chương trình YTTH 23
Bảng 3.6 Tỷ lệ % học sinh tham gia các hoạt ñộng ngoại khoá về nâng cao sức
khoẻ và phòng chống các bệnh trường học theo cấp học
26
Bảng 3.7 Phân loại số cán bộ YTTH theo cấp học năm học 2007 – 2008 27
Bảng 3.8 Phân loại số cán bộ YTTH theo trình ñộ chuyên môn 28
Bảng 3.9 Số năm làm việc và số năm làm công tác YTTH của các cán bộ YTTH
theo cấp năm học 2007 – 2008
28
Bảng 3.10 Tỷ lệ % cán bộ YTTH ñược tập huấn ít nhất một lần về công tác YTTH
trong 5 năm trở lại ñây (2002 – 2008) theo cấp học
29
Bảng 3.11 Tỷ lệ % cán bộ YTTH có kiến thức về 5 nội dung chủ yếu của YTTH
theo cấp học năm học 2007 – 2008
29
Bảng 3.12 Tỷ lệ % cán bộ YTTH tiến hành giảng dạy các nội dung giáo dục sức
khoẻ theo cấp học năm học 2007 – 2008
30
Bảng 3.13 Tỷ lệ % cán bộ YTTH tiến hành các hình thức giáo dục sức khoẻ theo
cấp học năm học 2007 – 2008
31
Bảng 3.14 Tỷ lệ % cán bộ YTTH không có khả năng thực hiện các hoạt ñộng ñể
nâng cao sức khoẻ cho học sinh năm 2007 – 2008
32

Bảng 3.15 Ngân sách dành cho các hoạt ñộng về YTTH của tỉnh Phú Thọ 5 năm
qua (2003 – 2008)
34
Bảng 3.16 ðánh giá của cán bộ YTTH về mức ñộ an toàn của trường học cho sức
khoẻ của học sinh, giáo viên nhà trường năm học 2007 – 2008
36
Bảng 3.17 Tổng hợp ý kiến của các ñối tượng phỏng vấn sâu về các ñơn vị thực sự
tham gia vào công tác YTTH năm học 2007 – 2008
37
Bảng 3.18 Văn bản hướng dẫn cơ chế phối hợp hoạt ñộng YTTH của cấp huyện
năm học 2007 – 2008
38
Bảng 4.1 So sánh giữa 4 nội dung của trường học nâng cao sức khỏe và thực tế
triển khai tại huyện Tam Nông năm học 2007-2008
41
Bảng 4.2 Ý kiến của cán bộ ngành giáo dục về tỷ lệ % học sinh tham gia BHYT
tại tỉnh Phú Thọ và huyện Tam Nông
54
Biểu ñồ 3.1

Tỷ lệ % học sinh ñược khám sức khỏe ñịnh kỳ tại trường theo cấp học 24
Biểu ñồ 3.2

Tỷ lệ % học sinh ñược khám phát hiện cận thị trong vòng 6 tháng và
một năm học qua theo cấp học
25
Biểu ñồ 3.3

Tỷ lệ % học sinh có hồ sơ theo dõi sức khỏe tại trường theo cấp học 25
Biểu ñồ 3.4


Tỷ lệ % học sinh tham gia tuyên truyền phòng bệnh cận thị và cong vẹo
cột sống theo cấp học
27


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1995), Nghiên cứu mối liên quan giữa một số yếu tố
môi trường sống và tình hình sức khỏe-bệnh tật ở học sinh tiểu học một số
ñịa phương miền núi phía Bắc, Luận án Phó tiến sỹ khoa học Y dược năm
1995, ðại học Y Hà Nội, tr. 79-130
2. Nguyễn Võ Kỳ Anh (1997), Nhà trường phải là môi trường nâng cao sức
khỏe học sinh, Tạp chí giáo dục thể chất số 7/1997, tr. 7-8
3. Vũ Thị Lâm Bình (2002), Tình hình chấn thương ở học sinh hai trường
trung học cơ sở huyện Yên Mô- Ninh Bình từ 9/2000 ñến 8/2001, Luận
văn tốt nghiệp bác sỹ khóa 1996-2002, ðại học Y Hà Nội (tr. 35-36)
4. Bộ giáo dục ñào tạo (2001), Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học
(ban hành theo quyết ñịnh số: 14/2001/Qð-BGD&ðT ngày 3/5/2001 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ðào tạo), ngày 3/5/2001
5. Bộ Y tế (1998), Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe học sinh, Nhà xuất bản y
học, Hà Nội, tr. 125-130
6. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục ñào tạo, Tổ chức Y tế thế giới (2002), Hướng dẫn
thực hiện trường học nâng cao sức khỏe
7. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục ñào tạo, Tổ chức Y tế thế giới (2002), Nâng cao
hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường tiểu học
8. ðinh Thị Kim Chi và cộng sự (2000), Một số nhận xét về tình hình thể
lực và các bệnh tật thường gặp của học sinh huyện Cát Hải, Hải phòng,
Công trình nghiên cứu khoa học trường ðại học Y Hải Phòng, tạp chí Y
học thực hành số 425, tr. 165

9. Nguyễn Hữu Chỉnh (2003), Tình trạng nhiễm giun ñường ruột, cân nặng,
chiều cao, các yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học lớp 1-3 tại xã Dũng
Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng, Báo cáo khoa học tại hội nghị quốc tế y học
lao ñộng và vệ sinh môi trường lần thứ I năm 2003, Nhà xuất bản Y học,
tr. 768-75
10. Trần Văn Dần (1999) Một số nhận xét về tình hình sức khoẻ và bệnh tật
của học sinh trong thập kỷ 90. Tài liệu tập huấn về công tác y tế trường
học, 9/1999.
11. Trần Văn Dần (2003), Một số nhận xét về tai nạn chấn thương ở học sinh
trung học cơ sở của một số trường phổ thông ở Ninh Bình, Báo cáo khoa

học tại hội nghị quốc tế y học lao ñộng và vệ sinh môi trường lần thứ I
năm 2003, Nhà xuất bản Y học, tr. 776-81
12. Trần Văn Dần (2005), Nghiên cứu về bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh
phổ thông Hà Nội. Thực trạng và giải pháp dự phòng. Báo cáo kết quả ñề tài
khoa học công nghệ cấp Bộ
13. Trần Văn Dần và cộng sự (2003), Tình hình tai nạn thương tích ở học
sinh phổ thông (tiếng Việt).
14. Trần Văn Dần và cộng sự (2004), Bệnh cong vẹo cột sống và cận thị học
ñường ở học sinh miền núi tỉnh Hòa Bình (tiếng Việt).
15. Trần Văn Dần và cộng sự (2004), Sức khỏe lứa tuổi, Sách dành cho sinh
viên ñại học và sau ñại học, Trường ñại học Y Hà Nội
16. Trần văn Dần và cộng sự (2005), ðề cương nghiên cứu về bệnh cong vẹo
cột sống ở học sinh phổ thông Hà Nội- Thực trạng và giải pháp dự phòng
17. Trần Văn Dần, Nguyễn Võ Kỳ Anh (1997), Vệ sinh trường học. Vệ sinh
môi trường - Dịch tễ, tập I – Nhà xuất bản Y học 1997, tr. 158-175
18. Nguyễn Bích Diệp (2003), ðánh giá sự phù hợp của bàn ghế với ñặc ñiểm
nhân trắc của học sinh hai trường tiểu học ở Hải Phòng, Báo cáo khoa học
tại hội nghị quốc tế y học lao ñộng và vệ sinh môi trường lần thứ I năm
2003, Nhà xuất bản Y học, tr. 782-90

19. Nguyễn Bích Diệp (2005), ðánh giá sự phù hợp của bàn ghế với kích
thước cơ thể của các em học sinh tại một số trường trung học cơ sở, Báo
cáo khoa học tại hội nghị quốc tế y học lao ñộng và vệ sinh môi trường lần
thứ II năm 2005, Nhà xuất bản Y học, tr. 638-47
20. Trần Thị Dung (2005), Nhận xét tình hình bệnh mắt ở một số trường tiểu
học và trung học cơ sở tại tỉnh Lai Châu (năm học 2001-2002), Báo cáo
khoa học tại hội nghị quốc tế y học lao ñộng và vệ sinh môi trường lần thứ
II năm 2005, Nhà xuất bản Y học, tr. 648-56
21. Trần Thị Dung (2007), ðánh giá tỷ lệ cận thị giả ở một trường tiểu học
Hà Nội, Báo cáo khoa học toàn văn tại hội nghị khoa y học lao ñộng và vệ
sinh môi trường năm 2007, Nhà xuất bản Y học, tr. 402-09
22. Vũ Quang Dũng (2001), Nghiên cứu thực trạng cận thị học ñường và một
số yếu tố nguy cơ ở một số trường học phổ thông tại Thái Nguyên, Luận
văn Thạc sỹ Y học, ðại học Y Hà Nội, tr. 22-7
23. Phạm Văn Hán (1998), ðánh giá hiện trạng vệ sinh và các bệnh liên quan
trong học ñường tại thị trấn Minh ðức, Thủy Nguyên, Hải Phòng, Tạp chí
Y học thực hành, 5/1998.

24. Trần Công Huấn (2005), Tình hình cận thị trong học sinh một số khu vực
thành phố, thị xã, nông thôn nước ta và mối liên quan với trường ñiện từ
trong môi trường học tập, sinh hoạt, Báo cáo khoa học tại hội nghị quốc tế
y học lao ñộng và vệ sinh môi trường lần thứ II năm 2005, Nhà xuất bản Y
học, tr. 657-62
25. Dương Thị Hương (2003), Một số nhận xét về ñiều kiện học tập liên quan
tới sức khỏe của học sinh Hải Phòng, Báo cáo khoa học tại hội nghị quốc
tế y học lao ñộng và vệ sinh môi trường lần thứ I năm 2003, Nhà xuất bản
Y học, tr. 795-801
26. ðào Thị Mùi và cộng sự (2008), Những biến ñổi về kiến thức và thực
hành phòng tránh cong vẹo cột sống học ñường của một nhóm học sinh
tiểu học sau hai năm thử nghiệm biện pháp can thiệp, Tạp chí Y học Thực

hành số 5/2008, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
27. ðồng Trung Kiên (2005), Một số nhận xét về sức khỏe học sinh và ñiều
kiện học tập tại một số trường học tại thành phố Hải Phòng, Báo cáo khoa
học tại hội nghị quốc tế y học lao ñộng và vệ sinh môi trường lần thứ II năm
2005, Nhà xuất bản Y học, tr. 672-80
28. Liên tịch Y tế- Giáo dục và ñào tạo (2001), số 03/2000/TTLT-BYT-
BGD&ðT, Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường
học, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và ðào tạo Nguyễn Minh Hiển và Bộ
Trưởng Bộ Y tế ðỗ Nguyên Phương ký ngày 1/3/2001
29. Nguyễn Tuấn Linh (2008), Nghiên cứu thực trạng cán bộ y tế trường học
tại tỉnh Phú thọ năm 2007, Khoá luận tốt nghiệp bác sĩ ña khoa 2002-2008,
ðại học Y Hà Nội
30. Tôn Kim Long (2004), Nghiên cứu tình hình hen-viêm mũi dị ứng ở học
sinh một số trường trung học phổ thông nội thành Hà nội năm 2003, Luận
văn Thạc sỹ y học, ðại học Y Hà Nội tr. 62-3
31. Nguyễn Văn Liên (1999), ðánh giá tình hình cận thị trong học sinh ở tỉnh
Nam ðịnh, luận văn Thạc sỹ y học, ðại học Y Hà Nội
32. Trần Thị Hồng Loan (1998), Tình trạng thừa cân và các yếu tố nguy cơ ở
học sinh 6-11 tuổi tại một quận nội thành, TP Hồ Chí Minh, Luận văn
Thạc sỹ dinh dưỡng cộng ñồng, ðại học Y Hà Nội tr. 67-68
33. Trịnh Hồng Lân (2005), Thực trạng sức khỏe môi trường của học sinh
một số trường tiểu học và trung học cơ sở thuộc khu vực ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo khoa học tại hội nghị quốc tế y học lao
ñộng và vệ sinh môi trường lần thứ II năm 2005, Nhà xuất bản Y học, tr.
681-89

34. Lê Thị Bích Nga (2004), Nhận xét tình trạng bất thường răng mặt của học
sinh từ 12-15 tuổi trường THCS Trần Phú – Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ
y học, ðại học Y Hà Nội tr. 56-7
35. Nguyễn Hữu Nghị (2007), Tỷ lệ hiện mắc cận thị, cong vẹo cột sống và

một số yếu tố nguy cơ trên học sinh khối 8 trường trung học cơ sở Nguyễn
Chí Diểu thành phố Huế, Báo cáo khoa học toàn văn tại hội nghị khoa y
học lao ñộng và vệ sinh môi trường năm 2007, Nhà xuất bản Y học, tr.
375-82
36. Chu Thị Vân Ngọc (2007), Thực trạng một số trang thiết bị học tập và
thời gian biểu học sinh hai trường tiểu học Hà Nội, Báo cáo khoa học toàn
văn tại hội nghị khoa y học lao ñộng và vệ sinh môi trường năm 2007, Nhà
xuất bản Y học, tr. 388-94
37. ðặng Anh Ngọc (2002), Bước ñầu tìm hiểu tật cận thị và một số yếu tố
ảnh hưởng của học sinh ở hai trường tiểu học nội và ngoại thành Hà Nội,
Báo cáo khoa học toàn văn, Hội nghị khoa học Quốc tế Y học Lao ñộng và
vệ sinh môi trường lần I, Hà Nội 11/2003, tr.802-810
38. ðặng Anh Ngọc (2005), Một số ảnh hưởng tới sức khỏe và thị giác liên
quan ñến thói quen và gánh nặng và thời gian biểu học tập của học sinh,
Báo cáo khoa học tại hội nghị quốc tế y học lao ñộng và vệ sinh môi
trường lần thứ II năm 2005, Nhà xuất bản Y học, tr. 701-09
39. ðặng Anh Ngọc (2007), ðiều kiện vệ sinh chiếu sáng, khoảng cách mắt
bàn với nguy cơ giảm thị lực ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở, Báo
cáo khoa học toàn văn tại hội nghị khoa y học lao ñộng và vệ sinh môi
trường năm 2007, Nhà xuất bản Y học, tr. 383-88
40. ðặng ðức Nhu (2001), Tìm hiểu tình hình cận thị và cong vẹo cột sống ở
học sinh quận Hoàn Kiếm Hà Nội, khóa luận tốt nghiệp bác sỹ ña khoa
năm 2001, ðại học Y Hà Nội.
41. Hoàng Văn Phong (2001), Nghiên cứu xây dựng mô hình thí ñiểm phòng
chống chấn thương dựa vào cộng ñồng học sinh trường trung học cơ sở
Lim, Tiên Du, Bắc Ninh từ tháng 9/2000 ñến 8/2001, Luận văn Thạc sỹ Y
tế công cộng, ðại học Y Hà Nội tr. 72-73
42. Nông Thanh Sơn (2000), Nghiên cứu tình hình cong vẹo cột sống và cận
thị của học sinh phổ thông khu vực thành phố và huyện ðồng Hỷ, Thành
phố Thái Nguyên, ñề tài cấp Bộ tháng 12-2000

43. Nguyễn Trọng Tài (2006), Nhận thức của sinh viên ñại học Y Hà Nội về
nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh cận thị học ñường năm 2006,
khóa luận tốt nghiệp bác sỹ ña khoa năm 2006, ðại học Y Hà Nội.

44. Nguyễn Chí Tâm (1996), Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng và một số yếu
tố liên quan ở học sinh 11-14 tuổi tại một xã vùng nông thôn, Luận văn
Thạc sỹ dinh dưỡng cộng ñồng, ðại học Y Hà Nội tr. 62
45. Vũ ðức Thu, Chu Văn Thăng, Lê Thị Thanh Xuân và cộng sự (2003),
Tình hình cong vẹo cột sống và cận thị của học sinh thành phố Hà Nội.
Thực trạng và giải pháp phòng ngừa, ðề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ mã
số B2000-40-87, phối hợp với Vụ giáo dục thể chất, Bộ giáo dục và ðào
tạo, 78 tr.
46. Hoàng Thị Minh Thu (2003), Tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu
tố liên quan ở học sinh 6-11 tuổi tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Luận văn
Thạc sỹ y tế công cộng, ðại học Y Hà Nội, tr. 80
47. Hoàng Văn Tiến (2006), Nghiên cứu tình hình cận thị ở học sinh lớp 3,
lớp 7, lớp 10 của một số trường phổ thông thuộc quận Hoàn Kiếm Hà Nội
và thử nghiệm mô hình can thiệp, Luận án tiến sỹ Y học, ðại học Y Hà
Nội tr. 123
48. Hoàng Văn Tiến, Vũ Thị Kim Thoa (2005), Kết quả nghiên cứu xây
dựng mô hình can thiệp phòng chống cận thị ở học sinh một số trường tiểu
học Hà Nội, ðề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2004-2005.
49. Tổ chức Plan tại Việt Nam (2004) “Thực trạng hoạt ñộng y tế trường học
và ñịnh hướng xây dựng mô hình nâng cao sức khỏe trường học”. Báo cáo
kết quả năm 2004, 97 tr.
50. Hồng Xuân Trường (2000), Nghiên cứu một số yếu tố môi trường liên
quan ñến sức khỏe, bệnh tật học sinh Khơ Me tỉnh Kiên Giang và áp dụng
một số giải pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ Y học, ðại học Y Hà Nội
51. Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế (2002), Báo cáo tổng hợp tình hình y tế
trường học năm 2002

52. Ngô ðức Xương (1997), Nghiên cứu tình hình suy giảm thính lực ở học
sinh tiểu học thành phố Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên
khoa cấp II, ðại học Y Hà Nội, tr. 56-7

Tiếng Anh
53. Avertisor E. S (1998), A three-factor theory of myopia origin: Can we
treat myopia or it’s progression? Moscow hemhotz research institute of
ophthalmology international Symptom swims on myopia, Moscow. Dec 6
- 8, 1998.

54. Del Rosso, J.M., & T. Marek (1996), Class action: Improving school
performance in the developing world through better health and nutrition.
Washington, DC: The World Bank, 1996
55. Drake L.J., C. Maier, M. Jukes, A. Patrikios, D.A.P. Bundy, A.
Gardner, & C. Dolan (2002). School age children: their health and
nutrition. SCN News 25 (2002): 4-30.
56. Favin, M., M. Yacoob, & D. Bendahmane (1999). Behavior first: A
minimum package of environmental health behaviors to improve child
health. Environmental Health Project, Applied Study No. 10. USAID,
1999.
57. FRESH (2002). School Health at a glance. Fact sheet. Washington DC:
World Bank, 2002
58. FRESH (2002). School health toolkit. Washington, DC: World Bank,
2002.
59. Kalikivavi - V; Naduvida T. J (1997), Visual impairment in school
children in Southern India, Indian - J - Opthalmol. - 1997 Jun.
60. Koukvurakis - I, Giaourakis - G, Kouvidis – G (1997), Screening
School children for Scoliosis on the of Crete, Spinal Deirdre, 1997.
61. Luke Long; Juang Lin (1998), Study of myopia among aboriginal school
children In Taiwan ACTA - Ophthalmologic (1998).

62. Maier, C. (2000), School based health and nutrition programmes:
Findings from a survey of donor and agency support. Oxford, UK:
Partnership for Child Development, April 2000
63. Montresor, A., D.W.T. Crompton, T.W. Gyorkos, & L. Savioli (2002).
Helminth control in school-age children: A guide for managers of control
programmes. Geneva: WHO, 2002.
64. Snel, M. (2003), School sanitation and hygiene education: Thematic
overview paper. Delft, the Netherlands: IRC International Water and
Sanitation Resource Centre, 2003.
65. WHO, UNESCO, UNICEF, and the World Bank (2000). Focusing
resources on effective school health: A FRESH start to enhancing the
quality and equity of education. World Education Forum 2000, Final
Report
66. World Bank (2003). School deworming at a glance. Information sheet.
March, 2003
67. World Health Organization (1995), Global School Health Initiative

68. World Health Organization (1998), What is a health-promoting school
69. World Health Organization (2003), Improving health through schools:
national and international strategies
70. World Health Organization (2007), Global school-based student health
survey (GSHS)
71. World Health Organization (2007), WHO Information Series on School
Health
72. World Health Organization (1996). Improving school health
programmes: Barriers and strategies. WHO/HPR/HEP/96.2. Geneva, 1996
73. World Health Organization (1996). Research to improve implementation
and effectiveness of school health programmes. WHO/HPR/HEP/96.3.
Geneva, 1996
74. World Health Organization (2003). Skills for health: Skills-based health

education including life skills: An important component of a child-
friendly/health-promoting school. The World Health Organization's
Information Series on School Health, Document 9. Geneva, 2003
75. World Health Organization (1997). Strengthening interventions to
reduce helminth infections; as an entry point for the development of
Health-Promoting Schools. WHO Information Series on School Health.
WHO/SCHOOL/96.1. Geneva, 1997.
76. World Health Organization (1998). WHO Global School Health
Initiative. Health promoting schools: A healthy setting for living, learning
and working. WHO/HPR/HEP/98.4. Geneva, 1998
1
ðẶT VẤN ðỀ

Công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho học sinh luôn là
mối quan tâm hàng ñầu của toàn xã hội. Cho tới nay, ñã có rất nhiều văn bản,
chỉ thị, quyết ñịnh do Thủ tướng Chính phủ, hai Bộ Y tế và Bộ Giáo dục ðào
tạo ban hành chỉ ñạo, hướng dẫn thực hiện nhằm tăng cường công tác y tế tại
các trường học [4], [5], [6], [7], [28], [47], [49], [51]. Công tác y tế trường
học ñã và ñang ñược các ngành các cấp, phụ huynh học sinh và nhân dân
quan tâm. ðặc biệt bên cạnh ñó, nhiều tổ chức quan tâm ñã và ñang có các
chương trình dự án tài trợ nhằm nâng cao sức khỏe trường học như Quĩ Nhi
ñồng liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức y tế thế giới (WHO), Ngân hàng thế
giới (WB), tổ chức Plan tại Việt nam, Tổ chức mắt hột quốc tế v.v. [49]
Trong những năm qua ðảng và Nhà nước ñã quan tâm ñầu tư phát triển
giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng ñầu’. Phát triển sự nghiệp giáo dục
là trách nhiệm không phải của riêng một cá nhân nào mà là của toàn xã hội.
Bên cạnh việc cải tiến các chương trình giáo dục, ñào tạo bồi dưỡng ñội ngũ
giáo viên, Nhà nước ñã ñầu tư xây dựng cơ sở vật chất (trường lớp, bàn
ghế…), cung cấp trang thiết bị phù hợp theo lứa tuổi học sinh cho các trường
học. Tuy nhiên, cho ñến nay y tế trường học còn nhiều vấn ñề cần ñược quan

tâm [49], [51].
Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học năm 2002 của Bộ Y
tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong ñó 40/61
tỉnh thành có ban chỉ ñạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế và Bộ
Giáo dục và ðào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế – giáo dục hướng
dẫn các cấp thực hiện [51]. Chưa có tỉnh nào có ñủ ban chỉ ñạo y tế trường
học cấp huyện. Các hoạt ñộng y tế trường học triển khai chưa nhiều, nơi có
triển khai cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch ñẹp,
cung cấp nước uống cho học sinh, các công trình vệ sinh có tiến bộ nhưng
cũng chỉ ñạt khoảng 50% yêu cầu, công tác khám sức khoẻ ñịnh kỳ, quản lý
hồ sơ sức khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy ñịnh. Toàn quốc chưa có số
liệu chính thức về các bệnh trường học như cận thị và cong vẹo cột sống ở
học sinh [51]
Có nhiều khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện hoạt ñộng YTTH chưa
ñược giải quyết như vấn ñề ñội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt
ñộng y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục) chưa
ñược xác ñịnh rõ ràng, vấn ñề bảo hiểm y tế học sinh chưa ñược cha mẹ học
sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói chung và cơ
sở vật chất cho y tế trường học còn rất nghèo nàn. Những vấn ñề này ñã và
2
ñang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học của
từng ñịa phương và cả nước [47], [49], [51].
Theo tài liệu vệ sinh học ñường của Bộ Y tế năm 2002, y tế trường học
gồm 5 nội dung là vệ sinh học ñường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm,
phòng chống các bệnh thường gặp khác, nha học ñường (chăm sóc vệ sinh
răng miệng) và sơ cấp cứu ban ñầu cho học sinh. Tuy nhiên việc thực hiện các
nội dung này ở các trường học hiện nay còn chưa ñồng nhất và nhiều bất cập
[49], [51]. ðã có nhiều ñề tài nghiên cứu về sức khỏe trường học, vệ sinh
trường học của các tác giả như Trần Văn Dần [10], [11], [12], [14], Nguyễn
Võ Kỳ Anh [1], [2], Nguyễn Bích Diệp [18], [19], ðặng Anh Ngọc [37], [38],

[39], Hoàng Văn Tiến [37], [38] nhưng nghiên cứu về các hoạt ñộng YTTH
cụ thể, những khó khăn trong quá trình triển khai thì còn chưa ñược ñầy ñủ
[29].
Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt ñộng y tế
trường học tại nước ta là một nhiệm vụ cần thiết, nó giúp cho các nhà quản lý
và hoạch ñịnh chính sách ñẩy mạnh các hoạt ñộng y tế trường học nhằm nâng
cao sức khỏe cho học sinh trong thời gian tới. Nhiệm vụ này ñã có một ñề tài
khoa học công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học
ở Việt Nam hiện nay và ñề xuất mô hình quản lý phù hợp” ñược thực hiện
trong hai năm 2007 - 2009 tại ba tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình, ðồng Nai)
thuộc ba miền của ñất nước.
Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ là một huyện miền núi của một tỉnh trung du
Bắc Bộ. Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu ñầy ñủ nào tại huyện về thực
trạng hoạt ñộng về y tế trường học ra sao, có những khó khăn nào ảnh hưởng
tới hoạt ñộng y tế trường học. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài
«Nghiên cứu thực trạng y tế trường phổ thông tại huyện Tam Nông tỉnh Phú
Thọ năm học 2007-2008», là một phần trong ñề tài cấp Bộ, với các mục tiêu
sau ñây :
1. Mô tả thực trạng hoạt ñộng về y tế trường học tại các trường phổ
thông tại huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ trong năm học 2007 -
2008
2. Mô tả một số khó khăn có ảnh hưởng ñến hoạt ñộng y tế trường học
tại các trường phổ thông tại huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ trong
năm học 2007- 2008
Trên cơ sở ñó ñề xuất một số giải pháp can thiệp ñẩy mạnh hoạt ñộng
YTTH tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới

3
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về y tế trường học
1.1.1. Khái niệm về trường học nâng cao sức khỏe
Theo Tổ chức y tế thế giới “Trường học nâng cao sức khỏe là trường học
trong ñó cả lời nói và việc làm ñều có những hoạt ñộng hỗ trợ và cam kết thúc
ñẩy sức khoẻ toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng ñồng nhà trường từ
tình cảm, xã hội, thể chất ñến các vấn ñề ñạo ñức” [6], [66]
Cũng theo ñịnh nghĩa này, Tổ chức y tế thế giới ñã ñưa ra bốn nội dung
hoạt ñộng cơ bản của mô hình trường học NCSK. Các nội dung này liên quan và
hỗ trợ lẫn nhau, ñó là nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường học, tổ
chức các dịch vụ sức khỏe trong trường học, xây dựng cơ sở vật chất và môi
trường trường học và thực hiện các chính sách nâng cao sức khỏe trường học [6],
[65], [66]. Cụ thể các nội dung này như sau:
- Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khoẻ trong trường học
+ Lồng ghép giáo dục sức khoẻ vào trong các môn học chính khoá của bậc
học, cấp học, ngành học.
+ Triển khai hoạt ñộng truyền thông giáo dục sức khoẻ qua các hoạt ñộng
ngoại khoá, sinh hoạt tập thể, pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh, ảnh… Biểu
dương khen thưởng kịp thời người tốt, việc tốt.
+ Tổ chức các hoạt ñộng lồng ghép truyền thông giáo dục sức khoẻ giữa nhà
trường, gia ñình và cộng ñồng.
- Tổ chức các dịch vụ sức khoẻ trường học
+ Khám và sơ cứu những trường hợp ốm ñau hoặc tai nạn.
+ Khám sức khoẻ ñịnh kỳ ñể phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh, lập hồ sơ
theo dõi sức khoẻ học sinh. ðặc biệt cần quan tâm ñến trẻ em có hoàn cảnh ñặc
biệt (trẻ bị bỏ rơi, cô ñơn, có vấn ñề về tâm lý, hay bị ñánh ñập…) ñể có biện
pháp chăm sóc giúp ñỡ.
+ Triển khai các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban ñầu (như chương trình
tiêm chủng mở rộng, phòng chống giun sán, phòng chống suy dinh dưỡng)
+ Thực hiện chương trình nha học ñường và giáo dục nha khoa, mắt học
ñường và giáo dục phòng chống tật cận thị.

+ Có tủ thuốc, có thầy thuốc phục vụ thường xuyên tại phòng sức khoẻ trường
học (còn gọi là phòng y tế nhà trường).
4
+ Tham gia bảo hiểm sức khoẻ học sinh.
- Xây dựng cơ sở vật chất và môi trường cho trường học
+ Lớp học có trang thiết bị ñúng quy cách.
+ Có sân chơi, bãi tập, dụng cụ phương tiện luyện tập thể dục thể thao ñảm bảo
an toàn.
+ Có công trình vệ sinh, nước sạch ñảm bảo hợp vệ sinh.
+ ðảm bảo có ñủ nước uống sạch.
+ Thu gom, xử lý rác và nước thải hàng ngày.
+ Trồng cây xanh ở sân, vườn trường.
+ ðảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các trường học nội trú, bán trú.
- Thực hiện các chính sách nâng cao sức khoẻ trường học
+ Không hút thuốc lá, uống rượu bia, lạm dụng ma tuý và chất kích thích.
+ Không quan hệ tình dục sớm, lạm dụng tình dục.
+ Không có hành vi bạo lực: ñe doạ, ñánh ñập, ức hiếp học sinh.
+ Không ñể xẩy ra các tai nạn thương tích ñáng tiếc.
+ Tiến hành xã hội hoá các hoạt ñộng nâng cao sức khỏe trường học
Các nội dung này ñã ñược hoạt ñộng ra sao tại các trường học ở Việt
Nam ñặc biệt là các trường học phổ thông tại huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ
năm học 2007 – 2008 là vấn ñề cần ñược nghiên cứu.
1.1.2. Các cơ sở ñể xây dựng trường học nâng cao sức khỏe ở Việt Nam
[6], [7], [49]
Tại Việt Nam có rất nhiều lý do ñể trường học cần phấn ñấu trở thành
trường học nâng cao sức khỏe, ñó là:
- Sức khoẻ của thế hệ trẻ là một nhân tố quyết ñịnh quan trọng có ảnh
hưởng ñến khả năng học tập, sáng tạo và phát triển năng khiếu của các em
khi ñang học ở trường cũng như tương lai sau này.
- Học sinh là cầu nối hữu hiệu nhất giữa gia ñình với nhà trường và

cộng ñồng, nên nếu các em ñược chăm sóc, giáo dục sức khoẻ tốt sẽ ảnh
hưởng tích cực tới mọi người trong toàn xã hội.
- Việt Nam có số lượng học sinh ñến trường cao. Trường học là nơi hầu
hết học sinh có thể tiếp cận với công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ.
- Các ñiều kiện vệ sinh của phương tiện học tập, môi trường học ñường
có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực ñến sức khoẻ của học sinh.
5
- ðầu tư cho chương trình y tế trường học sẽ là ñầu tư có hiệu quả nhất
ñể nâng cao sức khoẻ học sinh và giáo dục sức khoẻ cho cộng ñồng.

1.1.3. Các văn bản pháp lý về y tế trường học tại Việt Nam [47], [49], [51]
Chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trẻ em lứa tưổi trường học ñã
ñược ðảng, Chính phủ quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về sức khỏe
học sinh của các tác giả ñã ñược công bố. Tiêu chuẩn xây dựng trường lớp,
tiêu chuẩn chiếu sáng, bàn ghế học tập ñã ñược quy ñịnh trong ñiều lệ vệ sinh,
bảo vệ sức khỏe từ năm 1964. Thông tư liên bộ Y tế, Giáo dục số 32/ TTLB
ngày 27/2/1964 ñã hướng dẫn công tác vệ sinh trường học. Thông tư cũng ñã
quy ñịnh nhiệm vụ cho trạm y tế xã chăm lo sức khỏe học sinh trong trường
học ở xã. Liên bộ cũng ñã xây dựng thí ñiểm ñược trường Tán Thuật (Thái
Bình) trở thành lá cờ ñầu về phong trào thể dục vệ sinh. [49]
Trong thời kì chiến tranh phá hoại leo thang ra miền Bắc ngày càng ác
liệt, các trường học phải sơ tán về nông thôn, miền núi. Bộ Y Tế ñã tiến hành
ñiều tra sức khỏe, bệnh tật của trên 20.000 học sinh ở 13 tỉnh thành phố trong
2 năm học 1966- 1967 và 1967-1968. Kết quả ñiều tra cho thấy thể lực của
học sinh bị giảm sút, tình hình bệnh tật tăng. Trước tình hình ñó, Chính phủ
ñã ban hành chỉ thị 46/TTG ngày 2/6/1969 giao trách nhiệm cho các ngành
các cấp phối hợp thực hiện giữ gìn và nâng cao sức khỏe học sinh, trong ñó có
quy ñịnh: Ngành Y tế phải coi học sinh là một trong những ñối tượng phục vụ
chính của mình, phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục tổ chức mạng lưới,
bảo ñảm thực hiện chế ñộ phòng bệnh cho học sinh, giáo viên. [49]

Năm 1973 có thông tư liên bộ 09/LB/YT-GD ngày 7/6/1973 hướng dẫn
y tế trường học, trong ñó có phân cấp việc khám chữa bệnh và quản lí sức
khỏe học sinh từ tuyến y tế xã ñến bệnh viện tỉnh, thành phố. Trong thời gian
này công tác y tế trường học ñã có nhiều chuyển biến và thu ñược kết quả tốt.
Nhiều công trình nghiên cứu về tình hình thể lực, bệnh tật, ñiều kiện học tập,
giảng dạy, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, cải thiện chiếu sáng lớp học, thử
nghiệm các chương trình tài liệu giáo dục trong trường học ñã ñược tiến hành.
[49]
ðến năm 1982 có thông tư liên bộ số 13/ LB - GD - YT. Ngày 9/ 6/
1982 về việc ñẩy mạnh công tác vệ sinh trường học. Nhưng tiếc rằng sau khi
ban hành ñã thiếu sự chỉ ñạo thực hiện ñể phù hợp với tình hình mới của ñất
nước. [49]
Cuối thập kỉ 80, với sự tài trợ của UNICEF, môn học giáo dục sức khỏe
ñã ñược thí ñiểm giảng dạy ở bậc tiểu học của một số trường thuộc các tỉnh
tham gia dự án và ñến năm 1996 môn học Giáo dục sức khỏe ñược coi là một
trong 9 môn học bắt buộc ở bậc tiểu học và ñược triển khai ñại trà trong cả
6
nước. Với phương pháp dạy và học tích cực, lấy học sinh làm trọng tâm, môn
học này ñã có tác dụng góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe học sinh. Với dự
án vệ sinh môi trường và nước sạch trong trường tiểu học với sự tài trợ của
UNICEF và của chương trình quốc gia nước sạch - vệ sinh môi trường ñã xây
dựng hơn 6.000 công trình vệ sinh (nhà tiêu) và giếng nước ở các trường tiểu
học của cả nước. [49]
Trong thời gian này cũng có các ñợt ñiều tra về phát triển thể lực và sức
khỏe học sinh. Các hội nghị khoa học về thể chất và sức khỏe trường học toàn
ngành giáo dục và ñào tạo ñã ñược tổ chức 2 năm một lần và bộ Giáo dục và
ñào tạo ñã xuất bản tuyển tập NCKH giáo dục thể chất và sức khỏe trong
trường học các cấp (1996, 1998, 2000). Công trình ñiều tra sức khỏe thế hệ trẻ
Việt Nam và nhiều nghiên cứu sức khỏe lứa tuổi trường học ñã ñược tiến
hành. Thông tư số 23/TTLB-BYT-BGD&ðT ngày 21/10/1987 liên Bộ Y tế-

Giáo dục ñào tạo về công tác nha học ñường [49]
Năm 1997 Bộ Y Tế ñã tổ chức nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức y
tế trường học trong tình hình mới theo mã số ñề tài khoa học cấp nhà nước
theo mã số KHCN 11 - 06. Kết quả của ñề tài ñã giúp cho việc ñề xuất một số
kiến nghị tập trung vào củng cố và phát triển mạng lưới y tế trường học, tăng
cường các văn bản pháp lí chỉ ñạo hướng dẫn các nội dung hoạt ñộng trong
những năm tới [51]
Các văn bản, chỉ thị, quyết ñịnh ñược Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và ðào
tạo ban hành trong thời gian từ năm 1995 tới nay có liên quan tới y tế trường
học là
- Chỉ thị số 10/GD-DT ngày 30/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
ðào tạo về việc tăng cường phòng, chống AIDS và các tệ nạn xã hội trong
trường học.
- Chỉ thị số 08/GD-DT ngày 12/5/1997 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và
ðào tạo về việc tăng cường công tác vệ sinh trong trường học
- Năm 1998 có thông tư liên bộ Giáo dục ðào tạo và Y tế số 40/ 1998/
TTLT- BGDðT- BYT ngày 14/ 7/ 1998 có hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y
tế học sinh thay cho thông tư số 14/ TTLB ngày 19/ 9/1994 của liên bộ
GDðT – YT.
- Thông tư số 03/TTLB-BYT-BGD&DT ngày 1/3/2000 liên Bộ Y tế -
Giáo dục ðào tạo về việc hướng dẫn công tác y tế trường học
- Quyết ñịnh số 1221/2000/Qð-BYT ngày 18-4-2000 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về việc ban hành Qui ñịnh về vệ sinh trường học. Nội dung của bản quy
ñịnh này bao gồm vệ sinh môi trường học tập, vệ sinh các phương tiện học tập
7
cuả trường học, vệ sinh các nhà ở, nhà ăn các trường có học sinh nội trú, bán
trú; quy ñịnh về kiểm tra, thanh tra xử lí những trường hợp vi phạm.
- Quy chế giáo dục thể chất và y tế trường học bán hành theo quyết
ñịnh số 14/ 2001/ Qð-GDðT ngày 3/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
ðào tạo trên cơ sở các văn bản pháp quy hướng dẫn về y tế trường học ñược

ban hành trong những năm ñầu thế kỉ 21 này, hai ngành Y tế – Giáo dục và
ðào tạo từ trung ương ñến ñịa phương ñã dẫn ñến khôi phục và phát triển
mạng lưới y tế trường học, triển khai các hình thức nâng cao sức khỏe học
sinh.
- Chỉ thị số 36/GD-DT ngày 10/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
ðào tạo về việc phòng, chống hút thuốc lá trong trường học.
- Chỉ thị số 53/2003/CT-BGD&ðT ngày 13/11/2003 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và ðào tạo về an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục và
ñào tạo
- Chỉ thị số 54/2003/CT-BGD&ðT ngày 24/11/2003 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và ðào tạo về việc phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở
giáo dục
- Quyết ñịnh số 6728/Qð-BGD&ðT ngày 25/11/2005 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và ðào tạo về việc ban hành Kế hoạch khẩn cấp của ngành Giáo
dục về phòng chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và ñại dịch cúm A (H5N1) ở
người
- Chỉ thị số 23/2006/CT-TTg ngày 12/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học
1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về y tế trường học

Từ thế kỉ thứ 19 nhiều nước ở châu Âu ñã có những chủ trương và
phương pháp thực hiện y tế trường học. Các nhà nghiên cứu tập trung vào
việc thống kê xây dựng trường sở và bắt ñầu ñưa ra những tiêu chuẩn vệ sinh
trong lĩnh vực này.
Năm 1877 tác giả Babinski ñã cho xuất bản cuốn sách giáo khoa về vệ
sinh học, tác giả Breslauer, Herman Cohn từ năm 1864 ñã nghiên cứu sự tăng
nhanh bệnh cận thị trường học có liên quan ñến chiếu sáng [49].
Trong những năm cuối thế kỉ thứ 19 hệ thống y tế trường học ñã phát
triển và các bác sĩ, y tá trường học với nhiệm vụ khám sức khỏe ñịnh kì và
khám chuyên khoa. Trọng tâm công tác y tế trường học là phòng chống bệnh

dịch và tổ chức quản lí công tác tiêm chủng.
8
ðến thế kỉ 20 ñã có sự cộng tác chặt chẽ giữa bác sĩ trường học với các
cơ sở phòng lao và ñã ñánh dấu một bước tiến bộ theo ñường lối dự phòng.
Từ năm 1960 người ta ñã phát hiện ra hiện tượng gia tốc phát triển cơ
thể trẻ em ở lứa tuổi trường học. Những công trình nghiên cứu về sự mệt mỏi
của trẻ em trong học tập ñã ñược trình bày tại hội nghị quốc tế ở Tây Ban Nha
và sự thống nhất tổ chức y tế trường học và vệ sinh trường học cũng ñược ñề
cập tới. Những công trình nghiên cứu về xây dựng trường sở, chiếu sáng và
trang thiết bị ñồ dùng học tập giảng dạy ñặc biệt là những nghiên cứu về bàn
ghế học sinh ñã ñược chú trọng tới.
Năm 1981 Vermer Kneist, viện vệ sinh xã hội Cộng Hòa Dân Chủ ðức
ñã công bố mô hình xây dựng y tế trường học với nhiệm vụ của thầy thuốc
trường học và mối liên quan của các tổ chức xã hội [49].
Edith Ockel (1973) nghiên cứu về gánh nặng của trẻ em trong học tập
và chỉ rõ những em có hiệu suất học tập thấp có sự diễn biến về huyết áp và
tần số mạch khác với trẻ em trung bình và với trẻ em có hiệu suất học tập cao
trong giờ học và ñã ñề xuất cải thiện chế ñộ học tập nhằm nâng cao hiệu suất
trong học tập [49].
Những nghiên cứu về sức chịu ñựng về sinh lí của trẻ em trong
luyện tập thể dục thể thao ñã ñưa ra những quy ñịnh chế ñộ luyên tập
riêng cho những học sinh bị bệnh mãn tính như tim mạch, hô hấp và
giờ ñây vệ sinh ñã ñược ñưa vào thành môn học chính khóa ở các trường
phổ thông trên thế giới.
Nhằm ñẩy mạnh công tác y tế trường học, năm 1995, Tổ chức Y tế thế
giới ñã xây dựng sáng kiến y tế trường học toàn cầu (Global School Health
Initiatives) nhằm tăng số lượng các “trường học nâng cao sức khỏe” (Health-
Promoting Schools). Sáng kiến này nhằm mục ñích nâng cao sức khỏe cho
học sinh, cán bộ trường học, gia ñình và thành viên của cộng ñồng thông qua
trường học. Mặc dù có nhiều ñịnh nghĩa khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và

hoàn cảnh của mỗi nước, một trường học nâng cao sức khỏe ñược hiểu là
trường học có môi trường khỏe mạnh ñể sinh hoạt, học tập và làm việc [65],
[66], [67], [69], [76]. Cơ sở ñể Tổ chức Y tế thế giới xây dựng ra sáng kiến
này là dựa vào tuyên ngôn Ottawa về nâng cao sức khỏe (1986), tuyên bố
Jakarta tại Hội nghị quốc tế lần thứ 4 về nâng cao sức khỏe (1997) và ñề xuất
của nhóm chuyên gia TCYTTG về giáo dục và nâng cao sức khỏe trường học
toàn diện (1995).
Hưởng ứng mục tiêu của Tổ chức y tế thế giới, nhiều nước trong khu
vực ñã ñẩy mạnh công tác y tế trường học, ñặc biệt có mô hình FRESH của
Inñônêxia [70], [72], [73], [74], [75]. Tuy nhiên ở một số nước trong khu vực,
9
làm thế nào ñể có mô hình quản lý công tác y tế trường học vẫn ñang là vấn
ñề quan tâm của các nhà hoạch ñịnh chính sách khi vấn ñề này ñòi hỏi không
chỉ sự nỗ lực của một ngành y tế hay giáo dục mà cần có sự phối hợp ñồng bộ
liên ngành [69], [70], [72], [74].

1.3. Các nghiên cứu tại Việt Nam về y tế trường học
Trong những năm qua ðảng và Nhà nước ta ñã quan tâm ñầu tư phát
triển giáo dục, coi “Giáo dục là quốc sách hàng ñầu’. Phát triển sự nghiệp
giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. Cùng với việc cải tiến các chương
trình giáo dục, ñào tạo bồi dưỡng ñội ngũ giáo viên, Nhà nước ñã ñầu tư xây
dựng cơ sở vật chất (trường lớp, bàn ghế…), cung cấp trang thiết bị phù hợp
theo lứa tuổi cho các trường học, công tác y tế trường học cũng ñược quan
tâm chỉ ñạo. Công tác y tế trường học ñã và ñang ñược các ngành các cấp,
phụ huynh học sinh và nhân dân quan tâm. ðặc biệt nhiều tổ chức quan tâm
ñã và ñang có các chương trình dự án tài trợ nhằm nâng cao sức khỏe trường
học như Quĩ Nhi ñồng liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức y tế thế giới
(WHO), Ngân hàng thế giới (WB), tổ chức Plan tại Việt nam, Tổ chức mắt
hột quốc tế v.v [49]. Tuy nhiên, cho ñến nay y tế trường học còn nhiều vấn ñề
cần ñược quan tâm [51].

Cho tới nay ñã có nhiều nghiên cứu về tình hình bệnh trường học (cận
thị và cong vẹo cột sống) cũng như ñiều kiện học tập ảnh hưởng tới sức khỏe
của học sinh. Tác giả Trần Văn Dần và cộng sự (1998) nghiên cứu cho thấy tỷ
lệ cận thị ở học sinh tiểu học là 9,6%, ở THCS là 36,5% và phổ thông trung
học là 24%. Tỷ lệ cận thị học sinh thành phố Hồ Chí Minh và ở Hà nội cao
như nhau [17]. Năm 2005, tác giả Trần Văn Dần cùng cộng sự ðào Thị Mùi
nghiên cứu tình hình cong vẹo cột sống ở học sinh thành phố Hà nội cho kết
quả tỷ lệ bị cong vẹo cột sống nói chung ở học sinh các cấp là 18,9% [12],
[16]. Các yếu tố nguy cơ chủ yếu liên quan tới bệnh cong vẹo cột sống học
ñường trong nghiên cứu này là bàn ghế học sinh (chưa ñúng kích cỡ, sai qui
cách), tư thế ngồi học của học sinh (ngồi sai tư thế), sự thiếu hụt về kiến thức,
thực hành phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống học ñường của học sinh, cha
mẹ và giáo viên [12].
ðào Thị Mùi và cộng sự (2008) sau ñánh giá thử nghiệm biện pháp
phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống cho học sinh trường tiểu học Cổ Bi trong
hai năm học 2005-2006 và 2006-2007 cho kết quả tư thế ngồi học sai của học
sinh tiểu học là vấn ñề bức xúc nhất và việc sửa chữa tư thế ngồi học sai cho
học sinh tiểu học là rất khó khăn, ñòi hỏi công sức và sự kiên trì của các giáo
viên chủ nhiệm [26].
10
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ñiều kiện và trang bị học tập tại các
trường học hiện nay chưa phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh và không ñáp ứng
ñược yêu cầu phát triển thể lực của học sinh. Nghiên cứu của Dương Thị
Hương (2003) trên 2000 học sinh tiểu học và THCS tại 4 trường ở Hải Phòng
cho thấy 100% bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, chiếu sáng
trong phòng học yếu, nhất là mùa ñông [25]. Một số tác giả khác nghiên cứu
cho kết quả bàn ghế hiện nay rất không phù hợp với học sinh, ñặc biệt là ghế
quá cao, hoặc quá sâu, hẹp, không phù hợp với ñặc ñiểm nhân trắc của học
sinh [18], [19], [27]
Cho tới nay tại Việt Nam, mặc dù có nhiều nghiên cứu về y tế trường

học ñã ñược công bố nhưng các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào tình
hình sức khỏe học sinh, ít có nghiên cứu về các hoạt ñộng YTTH. Các nghiên
cứu tập trung vào tìm hiểu bệnh trường học ở học sinh (cong vẹo cột sống,
cận thị), tai nạn thương tích ở học sinh và một số yếu tố ảnh hưởng như
nghiên cứu của Trần Văn Dần [10], [13], [14], [12], nghiên cứu về cận thị và
cong vẹo cột sống của Vũ ðức Thu, Chu Văn Thăng [45], Trần Thị Dung
[20], [21], Trần Công Huấn [25], Nguyễn Văn Liên [31], Nguyễn Hữu Nghị
[35], ðặng Anh Ngọc [37], [38], [39], Hoàng Văn Tiến [47], [48], nghiên cứu
mối liên quan giữa môi trường sống và sức khỏe của học sinh như Nguyễn Võ
Kỳ Anh [1]. Bên cạnh ñó một số can thiệp cũng ñã ñược tiến hành nghiên cứu
ñánh giá như mô hình thí ñiểm phòng chống chấn thương dựa vào cộng ñồng
học sinh trường THCS của Hoàng Văn Phong năm 2001 [41], mô hình phòng
chống cận thị của Hoàng Văn Tiến năm 2005 [48], mô hình thử nghiệm biện
pháp phòng tránh bệnh cong vẹo cột sống cho học sinh tiểu học của ðào Thị
Mùi từ 2005-2007. Về hoạt ñộng YTTH, cho tới nay ñã có một nghiên cứu
của tổ chức Plan tại Việt Nam năm 2005 [49] và báo cáo tổng hợp của Vụ Y
tế dự phòng- Bộ Y tế năm 2002 [51]
Theo báo cáo tổng hợp tình hình y tế trường học năm 2002 của Bộ Y
tế, chỉ có 44/61 tỉnh thành phố có báo cáo về y tế trường học, trong ñó 40/61
tỉnh thành có ban chỉ ñạo cấp tỉnh theo hướng dẫn của liên Bộ Y Tế và Bộ
Giáo dục và ðào tạo, 30/61 tỉnh có văn bản liên ngành y tế và giáo dục hướng
dẫn các cấp thực hiện. Chưa có tỉnh nào có ñủ ban chỉ ñạo y tế truờng học cấp
huyện. Các hoạt ñộng y tế trường học triển khai chưa nhiều, nơi có triển khai
cũng chỉ có một số nội dung như tạo phong trào xanh sạch ñẹp, cung cấp
nước uống cho học sinh, các công trình vệ sinh có tiến bộ nhưng cũng chỉ ñạt
khoảng 50% yêu cầu, công tác khám sức khoẻ ñịnh kỳ, quản lý hồ sơ sức
khoẻ hầu hết chưa thực hiện theo quy ñịnh. Toàn quốc chưa có số liệu chính
thức về các bệnh trường học như cận thị và cong v
ẹo cột sống ở học sinh…
[51].

11
Có nhiều khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện hoạt ñộng YTTH chưa
ñược giải quyết như vấn ñề ñội ngũ cán bộ y tế trường học, kinh phí cho hoạt
ñộng y tế trường học, trách nhiệm của mỗi ngành (Y tế và Giáo dục) chưa
ñược xác ñịnh rõ ràng, vấn ñề bảo hiểm y tế học sinh chưa ñược cha mẹ học
sinh và các nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất nhà trường nói chung và cơ
sở vật chất cho y tế trường học còn rất nghèo nàn. Những vấn ñề này ñã và
ñang là trở ngại cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả y tế trường học của
từng ñịa phương và cả nước [47], [49], [51].
Theo tài liệu vệ sinh học ñường của Bộ Y tế năm 2002, y tế trường học
gồm 5 nội dung là vệ sinh học ñường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm,
phòng chống các bệnh thường gặp khác, nha học ñường (chăm sóc vệ sinh
răng miệng) và sơ cấp cứu ban ñầu cho học sinh. Tuy nhiên việc thực hiện các
nội dung này ở các trường học hiện nay còn chưa ñồng nhất và nhiều bất cập
[49], [51]. Mặc dù ñã có nhiều ñề tài nghiên cứu về sức khỏe trường học, vệ
sinh trường học của các tác giả như Trần Văn Dần [10], [11], [12], [14],
Nguyễn Võ Kỳ Anh [1], [2], Nguyễn Bích Diệp [18], [19], ðặng Anh Ngọc
[37], [38], [39], Hoàng Văn Tiến [37], [38] nhưng nghiên cứu về các hoạt
ñộng YTTH cụ thể, những khó khăn trong quá trình triển khai thì còn chưa
ñược ñầy ñủ [29].
Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt ñộng y tế
trường học tại nước ta là một nhiệm vụ cần thiết, nó giúp cho các nhà quản lý
và hoạch ñịnh chính sách ñẩy mạnh các hoạt ñộng y tế trường học nhằm nâng
cao sức khỏe cho học sinh trong thời gian tới. Nhiệm vụ này ñã có một ñề tài
khoa học công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học
ở Việt Nam hiện nay và ñề xuất mô hình quản lý phù hợp” ñược thực hiện
trong hai năm 2007-2009 tại ba tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình, ðồng Nai) thuộc
ba miền của ñất nước.
Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ là một huyện miền núi của một tỉnh
trung du Bắc Bộ. Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu ñầy ñủ nào tại huyện

về thực trạng hoạt ñộng về y tế trường học ra sao, có những khó khăn nào
ảnh hưởng tới hoạt ñộng y tế trường học. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài « Nghiên cứu thực trạng y tế trường phổ thông tại huyện Tam
Nông tỉnh Phú Thọ năm học 2007-2008», là một phần trong ñề tài cấp Bộ,
nhằm cung cấp các thông tin cần thiết ñể từ ñó ñề xuất một số giải pháp
can thiệp ñẩy mạnh hoạt ñộng YTTH tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
trong thời gian tới

×