Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV ở phụ nữ có thai đến khám tại bệnh viện phụ sản Hà Nội từ 1-2010 đến 6-2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.51 KB, 77 trang )




1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
===============


NGUYỄN HỒNG PHƢỢNG



NGHI£N CøU THùC TR¹NG NHIÔM HIV ë PHô N÷ Cã THAI
§ÕN KH¸M T¹I BÖNH VIÖN PHô S¶N Hµ NéI
Tõ 01/2010 §ÕN 06/2011

Chuyên ngành: Vi sinh vật
Mã số: 60.72.68

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn:
PGS.TS LÊ HỒNG HINH



HÀ NỘI - 2011




2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
===============


NGUYỄN HỒNG PHƢỢNG



NGHI£N CøU THùC TR¹NG NHIÔM HIV ë PHô N÷ Cã THAI
§ÕN KH¸M T¹I BÖNH VIÖN PHô S¶N Hµ NéI
Tõ 01/2010 §ÕN 06/2011

Chuyên ngành: Vi sinh vật
Mã số: 60.72.68

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn:
PGS.TS LÊ HỒNG HINH



HÀ NỘI - 2011



3
LỜI CẢM ƠN


Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ sự biết ơn vô
hạn tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo Sau đại học
Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Vi sinh trường Đại học Y Hà Nội, Ban
giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS Lê Hồng Hinh, người
thầy đã tận tình giúp đỡ, dìu dắt, đóng góp những ý kiến quý báu, tạo mọi
điều kiện thuận lợi và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Với sự kính trọng và lòng biết ơn, tôi xin được gửi tới các Giáo sư, Phó
giáo sư, Tiến sỹ trong hội đồng thông qua đề cương và hội đồng chấm luận
văn tốt nghiệp đã cho tôi nhiều ý kiến để hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin được cảm ơn khoa xét nghiệm Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nơi mà
Lãnh đạo khoa và các anh chị em đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn tới những người thân trong gia đình: cha
mẹ, chồng, hai con, anh chị em, bạn bè - những người đã hết lòng vì tôi trên
con đường sự nghiệp, đã dành cho tôi những tình cảm lớn lao, là nguồn động
viên to lớn và là hậu phương vững chắc để tôi vượt qua mọi thử thách khó
khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 201

Bác sỹ Nguyễn HồngPhƣợng



4

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là do bản thân tôi thực hiện
tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào của
tác giả khác. Các số liệu trong luận văn là số liệu thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào trước đó.

Tác giả


NGUYỄN HỒNG PHƢỢNG




5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AND : Acid deoxyribonucleic
AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
(Acquired Immunodeficiency Syndrome)
ARN : Acid ribonucleic
ELISA : Kỹ thuật miễn dịch gắn men
(Enzyme Linked Immunosorbent Assay)
HIV : Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
(Human Immunodeficiency Virus)
KN : Kháng nguyên
KT : Kháng thể
TCMT : Tiêm chích ma túy
QHTD : Quan hệ tình dục
THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông
TLPT : Trọng lượng phân tử
UNAIDS : Cơ quan liên hợp quốc tế về AIDS
(United Nation of AIDS)
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
(World Health Organization)
(-) : Âm tính
(+) : Dương tính



6
MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN 13
1.1. Đại cương về HIV /AIDS 13
1.1.1. Lịch sử phát hiện HIV 13
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên Thế giới 14
1.1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt nam 15
1.2. Đặc điểm Virus học của HIV 16
1.2.1. Hình thái cấu trúc virus 17
1.2.2. Chu trình nhân lên của HIV 18
1.3. Các giai đoạn biểu hiện lâm sàng do HIV gây ra 19
1.4. Lâm sàng nhiễm HIV/AIDS ở thai phụ 21
1.5. Các phương pháp xét nghiệm HIV 23
1.6. Các đường lây truyền HIV 26
1.7. HIV và thai nghén 27
1.8. Các đường lây truyền mẹ con 30
1.8.1. Lây truyền HIV từ mẹ sang con khi mang thai 31

1.8.2. Lây truyền trong khi chuyển dạ 31
1.8.3. Lây truyền qua sữa mẹ 32
1.9. Xét nghiệm chẩn đoán HIV ở phụ nữ có thai và trẻ em 32
1.9.1. Đối với phụ nữ có thai 32
1.9.2. Đối với trẻ em 32
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 34
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34
2.2. Thời gian – Địa điểm nghiên cứu 34
2.3. Vật liệu nghiên cứu 35
2.3.1. Bệnh phẩm 35
2.3.2. Trang thiết bị, dụng cụ 35



7
2.3.3. Sinh phẩm xét nghiệm HIV 35
2.4. Phương pháp nghiên cứu 35
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 35
2.4.2. Mẫu và cỡ mẫu 35
2.4.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu 36
2.5. Kỹ thuật xét nghiệm 37
2.5.1. Lấy bệnh phẩm 37
2.5.2. Chẩn đoán HIV theo phương cách III 38
2.5.3. Kỹ thuật thực hiện 38
2.6. Sai số và khống chế sai số 43
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 43
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 44
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

3.1. Tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai 45
3.2. Các yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ có thai 46
3.2.1. Liên quan theo nhóm tuổi 46
3.2.2. Liên quan theo nghề nghiệp 47
3.2.3. Liên quan theo trình độ học vấn 48
3.2.4. Liên quan theo địa dư 49
3.2.5. Liên quan theo tình trạng hôn nhân 49
3.2.6. Liên quan theo tình trạng quản lý thai 50
3.2.7. Liên quan theo thai lần thứ mấy 50
3.2.8. Liên quan theo thời điểm phát hiện có HIV 51
3.2.9. Liên quan theo nguồn lây dẫn đến HIV/AIDS 52
3.2.10. Liên quan theo tình trạng nhiễm HIV của chồng 53
3.2.11. Liên quan theo trình độ học vấn của chồng 54
3.2.12. Liên quan theo nghề nghiệp của chồng 55
3.2.13. Liên quan theo hiểu biết của thai phụ về đường lây truyền
HIV/AIDS 56



8
3.2.14. Liên quan theo hiểu biết của thai phụ về cách phòng tránh lây
nhiễm HIV/AIDS cho những người xung quanh 57
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 58
4.1. Về tỷ lệ thai phụ có HIV 58
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm HIV ở phụ nữ có thai tại
BVPSHN 59
4.2.1. Liên quan theo nhóm tuổi 59
4.2.2. Liên quan theo nghề nghiệp 60
4.2.3. Liên quan theo trình độ học vấn 60
4.2.4. Liên quan theo địa chỉ thường trú 61

4.2.5. Liên quan theo tình trạng hôn nhân. 61
4.2.6. Liên quan theo tình trạng quản lý thai 62
4.2.7. Liên quan theo có thai lần thứ mấy 62
4.2.8. Liên quan theo thời điểm phát hiện có HIV 63
4.2.9. Liên quan theo nguồn lây nhiễm HIV của vợ và chồng 65
4.2.10. Liên quan theo tình trạng nhiễm HIV của chồng/ bạn tình 65
4.2.11. Liên quan theo trình độ học vấn của chồng 65
4.2.12. Liên quan theo nghề nghiệp của chồng và bạn tình 66
4.2.13. Liên quan theo hiểu biết của thai phụ về nguồn lây truyền
HIV/AIDS 66
4.1.14. Liên quan theo hiểu biết của thai phụ về cách phòng tránh lây
nhiễm HIV cho những người xung quanh 67
KẾT LUẬN 68
KIẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC





9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến đẻ tại các bệnh viện phụ sản . 28
Bảng 1.2. Ước tính nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con khi không được điều trị 30
Bảng 3.1. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính 45
Bảng 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi của những thai phụ HIV dương tính 46
Bảng 3.3. Phân bố theo nghề nghiệp của những thai phụ HIV dương tính 47

Bảng 3.4. Phân bố theo trình độ học vấn của thai phụ HIV dương tính 48
Bảng 3.5. Địa chỉ của thai phụ HIV dương tính 49
Bảng 3.6. Tình trạng hôn nhân của thai phụ HIV dương tính 49
Bảng 3.7. Tình trạng quản lý thai của thai phụ HIV dương tính 50
Bảng 3.8. Lần mang thai của thai phụ HIV dương tính 50
Bảng 3.9. Thời điểm phát hiện HIV của thai phụ 51
Bảng 3.10. Nguồn lây nhiễm dẫn đến HIV/AIDS của thai phụ 52
Bảng 3.11. Đường lây nhiễm dẫn đến HIV/AIDS của chồng 52
Bảng 3.12. Tình trạng nhiễm HIV của chồng 53
Bảng 3.13. Trình độ học vấn của chồng 54
Bảng 3.14. Nghề nghiệp của chồng 55
Bảng 3.15. Sự hiểu biết của thai phụ về đường lây truyền HIV/AIDS 56
Bảng 3.16. Hiểu biết của thai phụ về về cách phòng tránh lây nhiễm
HIV/AIDS cho những người xung quanh 57




10
DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ sơ sinh từ mẹ nhiễm HIV 30
Sơ đồ 2.1: Nguyên lý kỹ thuật Determine 39
Sơ đồ 2.2: Nguyên lý kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng (SERODIA) 40
Sơ đồ 2.3: Nguyên lý kỹ thuật ELISA 42








DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ hình thể và cấu trúc phân tử của HIV 17













11




ĐẶT VẤN ĐỀ

Đại dịch HIV/AIDS đã và đang là một trong những vấn đề sức khỏe
lớn trên toàn Thế giới và được coi là một trong những bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm đang thử thách loài người. HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng đến
sức khỏe, tính mạng của từng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn
hóa, xã hội, nòi giống của mỗi quốc gia cũng như của toàn nhân loại

[25],[37],[38]. Bất chấp những nỗ lực trên toàn cầu, tỷ lệ lây nhiễm
HIV/AIDS vẫn không ngừng gia tăng. Theo số liệu của UNAIDS cung cấp,
tính đến tháng 12/2010, toàn thế giới có 33,3 triệu người nhiễm HIV đang còn
sống trong đó có 15,9 triệu là phụ nữ và 2,5 triệu trẻ em dưới 15 tuổi [18].
Tại Việt Nam, theo số liệu của cục phòng chống AIDS – Bộ Y tế, tính
đến quý III/2011, Việt Nam có 185.623 người được phát hiện có HIV trong
đó có 44.701 bệnh nhân AIDS và 49.912 người đã tử vong [20]. Đại dịch đã
lan sang những đối tượng được coi là có nguy cơ thấp như phụ nữ có thai, các
công chức, người có trình độ học vấn cao . Tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai
đã tăng từ 0,02% năm 1995 lên 0,37% năm 2005 [15], [17]. Nếu những người
mẹ này không được tư vấn và điều trị dự phòng thì tỷ lệ lây nhiễm cho con
của họ sẽ lên đến 30%, ngược lại, tỷ lệ này sẽ chỉ 2-6% nếu họ được tư vấn và
hỗ trợ về y tế [42], [43].



12
Như vậy, với 1,5 triệu phụ nữ mang thai mỗi năm, Việt Nam sẽ có
khoảng 6.000 phụ nữ nhiễm HIV đẻ con, vì thế nếu không được dự phòng lây
truyền mẹ con sẽ có khoảng gần 2000 trẻ lây nhiễm HIV từ mẹ [13], [29].
Nguyên nhân chính của nhiễm HIV/AIDS ở trẻ em là do việc lây truyền HIV
từ mẹ trong quá trình mang thai, chuyển dạ đẻ và cho con bú [26].
Cùng với tốc độ lây nhiễm HIV gia tăng như hiện nay thì tỷ lệ phụ nữ
mang thai nhiễm HIV cũng tăng lên nhanh chóng, đó là vấn đề lớn đặt ra cho
ngành Y tế và cho toàn xã hội trong công tác phòng chống lây nhiễm
HIV/AIDS nói chung, và từ mẹ sang con nói riêng.
Ở Việt Nam, mục tiêu của chương trình quốc gia về phòng lây truyền
HIV từ mẹ sang con đến năm 2010 là khống chế tỷ lệ trẻ em lây nhiễm HIV
từ mẹ xuống dưới 10%; 90% phụ nữ mang thai được tư vấn và xét nghiệm
HIV; 100% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng [12]. Như

vậy việc đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở phụ nữ có thai và một số đặc điểm
của các đối tượng này sẽ giúp các bác sỹ lâm sàng có những can thiệp cần
thiết làm giảm tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con. Tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
mỗi năm có khoảng 40.000 - 50.000 thai phụ đến khám và làm xét nghiệm
HIV nhưng hiện chưa có thống kê nào về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm HIV ở phụ nữ có
thai đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 1/2010 đến 6/2011” với 2
MỤC TIÊU:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai tại Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội từ 1/2010 đến 6/2011.
2. Mô tả một sô các yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm HIV và
một số kiến thức về phòng tránh lây nhiễm từ mẹ sang con trên
những thai phụ có kết quả xét nghiệm HIV dƣơng tính.



13
Chƣơng 1
TỔNG QUAN

1.1. Đại cƣơng về HIV /AIDS
1.1.1. Lịch sử phát hiện HIV
Tháng 6/1981 Bác sỹ Michael Gottlieb đã mô tả 5 ca bệnh là những
nam thanh niên đồng tính luyến ái bị viêm phổi nặng do Pneumocystis carinii
ở Los Angeles (Mỹ) [15], [16].
Trước đó, 3/1981 nhiều trường hợp ung thư da Sarcoma Kaposi là một
bệnh vốn lành tính mà gây tử vong, đã được báo cáo ở New York.
Điều đặc biệt là những bệnh nhân này đều thấy suy giảm miễn dịch
trầm trọng cả về số lượng và chức năng của tế bào miễn dịch mặc dù trước đó
họ hoàn toàn khỏe mạnh với hệ thống miễn dịch phát triển bình thường.

Những năm sau đó người ta thấy căn bệnh tương tự ở những người mắc
bệnh ưa chảy máu được truyền máu nhiều lần (Hemophylie, Hemogenie); ở
những người nghiện chích ma túy, những người dân Haiti có quan hệ tình dục
khác giới và những đúa con sinh ra từ những người mẹ trong nhóm bị bệnh.
Các bệnh án này chứng minh giả thuyết căn nguyên gây bệnh là do một loại
virus (tương tự như virus viêm gan) lan truyền qua đường máu, đường sinh
dục và từ mẹ sang thai nhi.
Trên thực tế bệnh có từ trước năm 1981, bằng chứng là người ta đã tìm
thấy kháng thể HIV ở các mẫu máu bảo quản ở Zaire (1959), ở Hoa kỳ (1970)
cũng như ở Copenhaghen (1977) và Paris (1978).
Tháng 5/1983 Lucmotagnier và cộng sự ở Viện Paster Paris đã phân lập
được virus gây bệnh khi sinh thiết hạch ở một bệnh nhân bị viêm hạch toàn
thân và đặt tên là LAV ( Lymphadenophathy Associated Virus) thuộc họ
Retrovirus.



14
Tháng 5/1984 Robert Gallo và cộng sự cũng phân lập được virus tương
tự ở tế bào lympho T ở người bệnh được gọi tên là HTLV III ( Human T
Lymphocytotropic Virus type III). Cũng trong năm đó J Levy phân lập được
virus có liên quan đến AIDS và đặt tên là ARV ( AIDS Related Virus).
Năm 1986 Hội nghị định danh quốc tế họp ở Geneve thống nhất tên gọi
cho Virus này là HIV-1 (Human Immunodeficiency Virus nhóm 1) [22].
Cũng năm 1986, Montagnier và cộng sự lại phân lập được HIV-2 ở Tây
Phi có cùng phương thức lây truyền, nhưng thời gian ủ bệnh dài hơn HIV-1
và chủ yếu gặp ở tây Phi.
Tháng 3/1985 người ta bắt đầu sử dụng các bộ sinh phẩm để phát hiện
kháng thể kháng HIV bằng kỹ thuật gắn men ELISA.
Như vậy, HIV tuy phân lập được từ năm 1983 nhưng khi thử lại với

HIV-1, HIV-2 trên huyết thanh của những bệnh nhân ở Zaire được cất giữ từ
năm 1959 và trên bệnh phẩm của một bệnh nhân Zaire cất giữ từ năm 1976
người ta thấy dương tính với HIV-1. Điều này chứng tỏ HIV có thể đã xuất
hiện từ thập kỷ 60-70 của thế kỷ trước, nhưng phải đến những năm của thập
kỷ 80 mới bùng nổ thành đại dịch [19], [35].
1.1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên Thế giới
Theo báo cáo của UNAIDS và WHO, kể từ khi phát hiện năm 1981 đến
cuối năm 2008 có trên 60 triệu người nhiễm HIV, trong đó có trên 25 triệu
người chết do AIDS. Cho dù những năm gần đây chúng ta đã đạt được nhiều
tiến bộ trong công tác phòng chống AIDS, bao gồm cả việc tiếp cận điều trị
bằng thuốc kháng retrovirus (ARV) và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS ở
nhiều khu vực trên thế giới, nhưng trong năm 2009 đại dịch AIDS vẫn lấy đi
1,8 triệu sinh mạng, trong đó có khoảng 260.000 trẻ em, đồng thời số người
lớn và trẻ em mới nhiễm HIV năm 2009 là 2,6 triệu, đưa tổng số người nhiễm



15
HIV/AIDS còn sống trên toàn thế giới là 33,3 triệu người, trong đó có 15,79
triệu phụ nữ và 2,5 triệu trẻ em [19].
Nhìn chung, đến năm 2009, dịch HIV đã bị hạn chế ở mức ổn định tại
nhiều khu vực trên thế giới, tuy nhiên tỷ lệ hiện nhiễm HIV vẫn tiếp tục gia
tăng ở một số khu vực khác như Đông Âu, Trung Á và một số vùng của châu
Á do tỷ lệ mới nhiễm HIV còn ở mức cao.Ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương, đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục gia tăng . Theo dự báo, số trường hợp
nhiễm HIV/AIDS ở châu Á có thể lến đến 10 triệu người vào năm 2010, va
mỗi năm sẽ có thêm khoảng 500.000 trường hợp mới nhiễm HIV nếu các
quốc gia không tăng cường các hoạt động nhằm ngăn chặn sự lây lan của loại
vi rút này. Khu vực Cận Sahara của châu Phi vẫn là nơi chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất bởi dịch HIV. Gần 71% tổng số trường hợp mới nhiễm HIV trong

năm 2009 là dân của các nước trong khu vực này (với khoảng 1,9 triệu người
mới nhiễm), tiếp theo, vị trí số 2 vẫn là khu vực Nam và Đông Nam Á, với
260.000 người mới nhiễm HIV trong năm vừa qua, cao hơn 110.000 người so
với khu vực. Tiếp theo là Mỹ La Tinh, mới có 170.000 người mới nhiễm HIV
trong năm 2008 [21].
1.1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Việt nam
Tại Việt nam, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ
Chí Minh vào tháng 12 năm 1990. Đến năm 1993 dịch bùng nổ ở nhóm
nghiện chích ma túy tại thành phố Hồ Chí Minh với số người phát hiện là
1148 người. Từ đó đến nay , con số người mới nhiễm và số người chết do
AIDS không ngừng tăng lên .Theo số liệu của cục phòng chống HIVAIDS,
tính đến cuối tháng 6/2011, toàn quốc có 185.623 người nhiễm HIV, trong đó
có 44.701 ca phát triển thành AIDS và 49.912 trường hợp tử vong [20]. Dịch
lan rộng ở hầu khắp các tỉnh thành phố trên cả nước, tập trung ở các nhóm đối



16
tượng có nguy cơ cao: nghiện chích ma túy , gái mại dâm, bệnh nhân lao…
Qua điều tra, khoảng 60% người nhiễm HIV ở Việt nam là do tiêm chích ma
túy, số còn lại phát sinh từ gái mại dâm và các đối tượng khác. Hành vi tình
dục không an toàn và sử dụng ma túy theo con đường tiêm chích chính là yếu
tố làm dịch HIV lan tràn ở Việt nam.
Điều đáng nói hơn nữa là HIV/AIDS đã lan sang nhóm có nguy cơ lây
nhiễm thấp như nhóm phụ nữ có thai, thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân
sự… Tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ có thai tăng lên rõ rệt từ 0,02% năm 1994,
0,08% năm 1998, 0,2% năm 2000, 0,34% năm 2001 và 0,37% năm 2005 [27].
Hàng năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu phụ nữ sinh con, điều này có nghĩa
là mỗi năm sẽ có gần 6000 phụ nữ nhiễm HIV đẻ con [13], [29]. Những người
mẹ này nếu không được tư vấn và điều trị tốt sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền

sang con của họ, từ đó dẫn đến tăng tỷ lệ mới nhiễm HIV/AIDS cũng như
những gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.
1.2. Đặc điểm Virus học của HIV
Họ Retroviridae có 5 nhóm lớn được phân loại dựa theo đặc điểm cấu
trúc và khả năng gây bệnh. HIV thuộc nhóm Lentivirus gây nhiễm trùng chậm
gồm 3 loại virus là HIV-1, HIV-2 gây AIDS ở người và SIV gây suy giảm
miễn dịch ở khỉ.
HIV có hai týp huyết thanh là HIV-1 và HIV-2, týp huyết thanh HIV-2
chủ yếu lưu hành ở châu Phi, còn týp huyết thanh HIV-1 lưu hành toàn cầu.
Týp huyết thanh HIV-1 có 3 nhóm lớn (M, N và O), nhưng trên 90% những
trường hợp nhiễm là do HIV thuộc nhóm M. Phân tích trình tự vùng gen Env
và Gag, nhóm M có 9 phân nhóm nhỏ và các phân nhóm phức hợp được ký
hiệu từ A đến H. Các phân týp HIV lưu hành khác nhau tùy thuộc từng châu
lục. Việt Nam chủ yếu lưu hành các phân týp E, B và AE.



17
1.2.1. Hình thái cấu trúc virus
Hạt virus hoàn chỉnh có hình cầu, đường kính 80-120 nm, cấu tạo 3 lớp:

Hình 1.1: Sơ đồ hình thể và cấu trúc phân tử của HIV
- Lớp vỏ ngoài là màng lipid kép, gắn trên màng này là các gai nhú.
Bản chất các gai nhú là các phân tử glycoprotein có trọng lượng
phân tử (TLPT) 160 kilodaton (gp160) cấu tạo bởi 2 thành phần:
glycoprotein màng ngoài có TLPT 120 kilodaton (gp120) là một
kháng nguyên dễ biến đổi và glycoprotein xuyên màng có TLPT là
41 kilodaton (gp41). Với HIV-2 là gp125 và gp36.
- Lớp capsid gồm 2 lớp protein: lớp ngoài hình cầu được cấu tạo bới
các phân tử protein có TLPT là 17 kilodaton (p17) với HIV-1 và p

16 với HIV-2. Lớp trong có hình trụ được cấu tạo bởi các phân tử
protein có TLPT là 24 kilodaton (p24). Đây là kháng nguyên rất
quan trọng để chẩn đoán HIV/AIDS sớm và muộn.
- Lớp lõi là những thành phần ở bên trong lớp capsid gồm có bộ gen
và các enzym.



18
Bộ gen của HIV chứa các gen sau:
- Các gen cấu trúc đó là gen Gag mã hóa cho các kháng nguyên đặc
hiệu nhóm (Group specific antigen); gen Pol (Polymerase) mã hóa
cho các enzym reverse transcriptase (RT), protease và
endonuclease; gen Env (Envelop) mã hóa cho các glycoprotein lớp
vỏ bao ngoài.
- Các gen điều hòa quá trình nhân lên của HIV đó là gen Tat, Nef, Rev
và các gen mã cho các protein khác như gen Vif, Vpr, Vpu, … [4];
[43]; [47]
Các enzym của HIV bao gồm:
- Enzym sao chép ngược (Reverse transcriptase - RT), dạng hoạt
động của nó là p66/51 ở HIV-1 và p68 ở HIV-2. Enzym này có chức
năng sao mã bộ gen virus thành ADN bổ sung.
- Enzym protease (p12) có vai trò tách polyprotein được mã hóa bới
gen Gag và Pol thành các phân tử hoạt động.
- Enzym endonuclease (p31 ở HIV-1 và p34 ở HIV-2) có vai trò tích
hợp ADN phụ thuộc ARN của virus vào tế bào chủ.
1.2.2. Chu trình nhân lên của HIV
Sau thời gian bị nhiễm virus, những tế bào bị nhiễm virus sẽ di chuyển
đến tổ chức lympho ngoại vi, tại đây virus nhân lên nhanh chóng. Quá trình
này diễn ra qua các giai đoạn theo sơ đồ vòng đời của virus.

Giai đoạn hấp phụ của virus lên bề mặt tế bào: HIV bám vào bề mặt
tế bào cảm thụ nhờ sự phù hợp giữa thụ thể đặc hiệu tế bào với gp120 của
virus. Trong đa số các trường hợp, các thụ thể này là các phân tử CD4 của tế
bào lympho T hỗ trợ hoặc một số tế bào khác như bạch cầu đơn nhân lớn, đại



19
thực bào và một số tế bào dòng đơn nhân lớn, đại thực bào và một số tế bào
dòng lympho.
Giai đoạn xâm nhập vào tế bào: Nhờ phân tử CD4 và các đồng thụ thể
CCR5 với đại thực bào và CXCR4 với tế bào lympho T, virus được hòa màng
vỏ của HIV với màng tế bào và xâm nhập vào tế bào chủ.
Giai đoạn tổng hợp các thành phần của hạt virus: Nhờ enzym RT,
ADN bổ sung của HIV được tạo thành từ khuôn mẫu ARN của nó, đầu tiên là
phân tử lai ARN-ADN, sau đó ARN được tách ra khỏi ADN nhờ ARN-ase và
sợi ADN bổ trợ mới được tổng hợp thành ADN chuỗi kép.
- ADN chuỗi kép chui vào nhân tế bào chủ và tích hợp vào ADN tế bào
nhờ sự xâm nhập. ADN bổ sung HIV sao mã thành ARN bộ gen, mARN, các
protein cần thiết của HIV.
Giai đoạn lắp ráp: Từ các thành phần đã được tổng hợp, các hạt HIV
mới được lắp ráp ở bào tương tế bào. Các hạt virus tiến gần màng sinh chất và
đẩy màng nảy chồi.
Giai đoạn giải phóng virus ra khỏi tế bào: Các hạt virus HIV giải
phóng ra khỏi tế bào bằng cơ chế nảy chồi và tiếp tục gây nhiễm cho những tế
bào mới.
1.3. Các giai đoạn biểu hiện lâm sàng do HIV gây ra
Theo phân loại của WHO có 4 giai đoạn.
Giai đoạn sơ nhiễm:
Chỉ có 20 – 50% có biểu hiện lâm sàng với bệnh cảnh giống như nhiễm

các virus khác.
- Hội chứng giả bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng hoặc giả
cúm: sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ.



20
- Sưng hạch ở một số nơi như cổ, nách.
- Phát ban dạng sởi hoặc sần ngứa trên da.
- Một số trường hợp biểu hiện viêm màng não nước trong.
Những biểu hiện này sẽ hết trong vòng 7 – 10 ngày.
Giai đoạn suy giảm miễn dịch sớm (số lượng TB CD4 > 500 TB/ml)
Bệnh nhân không có biểu hiện gì trên lâm sàng nhưng trong máu có
HIV và trở thành nguồn lây cho người khác qua hành vi nguy cơ của họ. Giai
đoạn này kéo dài từ 5 – 20 năm hoặc lâu hơn. Thường có các xu hướng phát
triển sau:
- Trở thành người mang IHV trong nhiều năm nhưng vẫn mạnh khỏe
nếu người nhiễm thay đổi hành vi, luyện tập thể chất, chế độ sinh
hoạt hợp lý và thường xuyên theo dõi sức khỏe.
- Diễn biến thành AIDS.
Giai đoạn này tải lượng virus trong máu thấp nhân lên chủ yếu ở hạch
gây ra bệnh lý hạch toàn thân dai dẳng PGL (Persistent Generalised
Lymphodenopathy). Sự xuất hiện hạch không có giá trị tiên lượng nhưng sự
mất đi của nó báo hiệu bệnh diễn biến thành AIDS nhanh hơn.
Giai đoạn suy giảm miễn dịch trung gian (200 TB/ml < TB CD4 <
500 TB/ml)
- Sốt kéo dài trên 38
o
C mà không có nguyên nhân.
- Sút cân: thường gặp, sụt dưới 10% trọng lượng cơ thể mà không có

lý do.
- Biểu hiện ở da, niêm mạc: nấm miệng, sần ngứa, viêm nang lông
nhiễm khuẩn, viêm lợi, loét miệng, zona ở da.



21
Giai đoạn suy giảm miễn dịch nặng nề (TB CD4 < 200 TB/ml)
Ở giai đoạn này bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhiễm trùng cơ hội nặng
hoặc u ác tính của ADIS.
- Hội chứng suy mòn: sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể, sốt kéo
dài trên 1 tháng, tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng.
- Viêm phổi do Pneumocystic carinii, Toxoplasma não, nấm thực
quản, lao ngoài phổi, Kaposi sarcoma,
1.4. Lâm sàng nhiễm HIV/AIDS ở thai phụ
Giai đoạn 1:
- Không có triệu chứng hoặc bệnh lý hạch lympho toàn thân dai dẳng.
- Hoạt động mức độ 1: hoạt động bình thường.
Giai đoạn 2:
Có một trong các biểu hiện sau:
- Sút cân dưới 10% trọng lượng cơ thể.
- Biểu hiện nhẹ tại da và niêm mạc: nấm miệng, viêm tiết bã nhờn,
- Zona.
- Nhiễm trùng hô hấp trên tái phát.
- Hoạt động mức độ 2: có biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn hoạt động
bình thường.
Giai đoạn 3:
Có 1 trong các biểu hiện sau:
- Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
- Tiêu chảy mãn tính không rõ nguyên nhân trên 1 tháng.




22
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân trên 1 tháng.
- Nhiễm nấm Candida ở miệng.
- Lao phổi trong vòng 1 năm gần đây.
- Nhiễm khuẩn nặng: viêm phổi, viêm đa cơ mủ, nhiễm trùng xương
khớp,
- Hoạt động mức độ 3: nằm liệt giường dưới 50% số ngày trong tháng
trước đó.
Giai đoạn 4:
Có 1 trong các biểu hiện sau:
- Hội chứng suy mòn do HIV: sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể,
tiêu chảy mãn tính không rõ căn nguyên trên 1 tháng, sốt kéo dài
không rõ nguyên nhân trên 1 tháng.
- Viêm phổi do Pneumocystis carinii.
- Bệnh do Toxoplasma ở não.
- Bệnh do Cryptosporidia có tiểu chảy trên 1 tháng.
- Nhiễm nấm Cryptococcus ngoài phổi.
- Bệnh do Cytomegalovirus ở cơ quan khác ngoài gan, lách, hạch.
- Nhiễm virus Herpes simplex da và niêm mạc trên 1 tháng hoặc ở nội
tạng,
- Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển.
- Bệnh nấm Candida thực quản, khí quản, phế quản hoặc phổi.
- Nhiễm khuẩn huyết Samonella không phải thương hàn.
- Lao ngoài phổi.




23
- U lympho.
- Kaposi sarcoma.
- Bệnh lý não do HIV.
- Hoạt động mức độ 4: nằm liệt giường trên 50% số ngày trong tháng
trước đó.
1.5. Các phƣơng pháp xét nghiệm HIV
Các phương pháp xét nghiệm HIV có thể được chia thành hai phương
pháp chính: [5], [8], [11].
- Phương pháp trực tiếp.
- Phương pháp gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp: Phát hiện trực tiếp HIV thông qua một số kỹ
thuật xét nghiệm như:
 Xét nghiệm tìm KN p24 của HIV.
 Tìm gen của HIV là ARN hoặc ADN tiền virus: phản ứng PCR định
tính và kỹ thuật định lượng (bDNA, Amplicor HIV-1, Real Time
PCR).
 Nuôi cấy phân lập virus.
Phương pháp gián tiếp.
Phương pháp gián tiếp: Phát hiện HIV trong cơ thể người bệnh gián
tiếp thông qua KT kháng HIV.
Phương pháp gián tiếp phát hiện KT thường được dùng trong chẩn
đoán nhiễm HIV, các kỹ thuật phát hiện KT có thể chía thành hai loại xét
nghiệm sàng lọc và xét nghiệm khẳng định.



24
Xét nghiệm sàng lọc (còn gọi là xét nghiệm ban đầu) là cơ sở để phát

hiện mẫu bệnh phẩm có KT HIV dương tính. Xét nghiệm sàng lọc cần phải có
độ nhạy cao.
 Kỹ thuật ngưng kết hạt vi lượng (Serodia): những hạt gelatin đã
được gắn kháng nguyên HIV sẽ bị ngưng kết nếu trong huyết thanh
hay huyết tương có chứa kháng thể chống HIV.
 Kỹ thuật miễn dịch gắn men (ELISA): đây là test thông dụng nhất
tìm các kháng thể HIV đặc hiệu trong huyết thanh. Xét nghiệm
ELISA dựa vào phản ứng kết hợp giữa KN và KT. Các KN để làm
phản ứng được lấy từ HIV toàn phần bị phá vỡ, protein tái tổ hợp và
những mảnh peptide tổng hợp của cả HIV-1 và HIV-2. ELISA ra
đời càng sau càng hoàn thiện về độ nhạy và độ đặc hiệu cũng như
khả năng rút ngắn giai đoạn cửa sổ.
 Các thử nghiệm nhanh: Thử nghiệm nhanh cho kết quả trong vòng
45 phút, thường là dưới 15 phút, các kết quả xét nghiệm dương tính
thường được hiển thị dưới dạng chấm hoặc vạch màu. Các thử
nghiệm nhanh chủ yếu theo các nguyên lý sau:
o Miễn dịch chấm thấm (Immunodot), ví dụ: Dipstick – HIV1/2
o Miễn dịch lọc (Immunofiltration): HIV spot, Multi – Spot
HIV1/HIV2
o Miễn dịch sắc ký (Immunochromatography): Determine HIV1/2
Xét nghiệm khẳng định (còn gọi là xét nghiệm bổ sung) để khẳng định
một mẫu dương tính với xét nghiệm sàng lọc ban đầu có thực sự có KT đặc
hiệu với HIV không, thường là xét nghiệm có độ đặc hiệu cao.



25
Xét nghiệm khẳng định đòi hỏi có độ đặc hiệu rất cao để xác định
những kết quả xét nghiệm sàng lọc có thực sự dương tính với kháng thể đặc
hiệu HIV không.

 Thử nghiệm miễn dịch điện di Western Blot: xác định các kháng thể
đặc hiệu đối với các kháng nguyên khác nhau của HIV, tuy nhiên
giá thành đắt, kỹ thuật khó, đòi hỏi trình độ người đọc kết quả và
mất 6 giờ để có kết quả.
 Thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang (IFA)
 Kỹ thuật kết tủa miễn dịch phóng xạ (RIPA) dành cho những trường
hợp kết quả Western Blot nghi ngờ hay khó nhận định, chỉ làm
trong phòng thí nghiệm đặc biệt đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ.
Các phương cách xét nghiệm HIV.
Để chẩn đoán nhiễm HIV nếu dùng những xét nghiệm khẳng định là rất
tốn kém, ở những nước đang phát triển thì khả năng đó là không thể thực hiện
được. Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phối hợp các xét nghiệm
ELISA hoặc các xét nghiệm đơn giản / nhanh cũng cho kết quả đáng tin cậy
như xét nghiệm WB nhưng giá thành hạ hơn. Việt Nam dựa vào chiến lược
xét nghiệm của Tổ chức T tế thế giới đã đưa ra các phương cách xét nghiệm
HIV theo quyết định số 1418/QĐ-BYT ngày 05/05/2000 của bộ trưởng Bộ y tế.
Xét nghiệm HIV là khẳng định tình trạng một người có bị nhiểm
HIV hay không. Có 4 mục tiêu của xét nghiệm HIV:
- Giám sát HIV/AIDS
- An toàn truyền máu
- Chẩn đoán HIV/AIDS
- Nghiên cứu khoa học

×