NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 1 -
LÝ THUYẾT
1. Các tính chất kỹ thuật của đất và ảnh hưởng của nó đến kt thi công đất.
1.1- Trọng lượng riêng của đất (
γ
): Là trọng lượng của một đơn vị thể tích đất, được
xác định bằng công thức:
γ =
V
G
[g/cm
3
] hoặc [t/m
3
]
Trong đó: G - trọng lượng của khối đất có thể tích là V.
Trọng lượng riêng của đất thể hiện sự đặc chắc của đất. Thông thường, đất có trong lượng
riêng càng lớn thì càng đặc chắc.
1.2- Độ ẩm của đất (W): Là tỉ lệ phần trăm của nước có trong đất.
0
0
G
GG
W
−
=
x 100 (%)
Trong đó: G
0
- là trọng lượng khô của đất
Muốn thi công dễ dàng thì cần phải có độ ẩm thích hợp cho từng loại đất.
Thông thường theo độ ẩm của đất, người ta phân đất ra làm 3 loại:
Đất có: - W ≤ 5% : đất khô
- W ≤ 30% : đất ẩm
- W ≥ 30% : đất ướt.
Theo kinh nghiệm, ngoài hiện trường thi công, người cán bộ chỉ huy có thể xác định
tương đối chính xác độ ẩm của đất bằng cách bốc một nắm đất bóp chặt lại rồi thả ra, nếu nắm
đất vỡ rời ra là đất khô, nếu nắm đất giữ nguyên hình dạng là đất đủ ẩm, nếu nắm đất dính bét
trên tay là đất quá ướt.
1.3- Độ dốc của mái đất (i): Là góc lớn nhất của mái dốc khi đào đất (với đất nguyên
thể) hoặc khi ta đổ đống hay đắp đất mà đất không bị sạt lở.
+ Độ dốc của mái đất phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất (ϕ), độ dính của đất (C), độ
ẩm của đất (W), tải trọng tác dụng lên mặt đất và chiều sâu của hố đào (H).
+ Xác định độ dốc (i):
Từ hình vẽ 1-1 ta có: i = tgα =
B
H
Trong đó:
i - là độ dốc tự nhiên của đất;
α - là góc của mặt trượt;
H - chiều cao hố đào (mái dốc);
B - chiều rộng của hố đào (mái dốc).
Thông thường người ta cho độ soải m của mái dốc:
m =
i
1
=
H
B
= cotgα
m - còn gọi là hệ số mái dốc.
Việc xác định chính xác độ dốc của mái đất có ý nghĩa quan trọng tới sự đảm bảo an toàn
cho công trình trong quá trình thi công và giảm tới mức tối thiểu khối lượng đào.
Hình 1-1 : Độ dốc của mái đất
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 2 -
1.4- Độ tơi xốp của đất (
ρ
): là tính chất biến thiên thể tích của đất trứơc và sau khi đào.
Độ tơi xốp được xác định theo công thức:
(%)100
0
0
x
V
VV −
=
ρ
Trong đó: V
0
- thể tích đất nguyên thổ.
V - thể tích đất sau khi đào lên.
Có 2 hệ số tơi xốp: Độ tơi xốp ban đầu
0
ρ
là độ tơi xốp khi đất vừa đào lên chưa đầm
nén; và độ tơi xốp cuối cùng
ρ
là độ tơi xốp khi đất đã được đầm chặt. Đất càng rắn chắc thì
độ tơi xốp càng lớn, đất xốp rỗng có độ tơi xốp nhỏ, có trường hợp có giá trị âm.
1.5- Độ chống xói mòn của đất: là tính không bị dòng nước cuốn trôi khi có dòng nước
chảy qua.
Muốn không xói lở thì lưu tốc của dòng nước trên mặt đất không vượt quá lưu tốc cho
phép.
Lưu tốc cho phép là trị số lưu tốc mà ở đấy hạt đất bắt đầu bị cuốn đi. Đất có lưu tốc cho
phép càng lớn thì khả năng chống xói lở càng cao.
Lưu tốc cho phép của một số loại đất thông thường như sau:
- Đối với đất cát: lưu tốc cho phép: v = 0,15 - 0,80 m/s
- Đối với đất sét chắc : v = 0,80 - 1,80 m/s
- Đối với đất đá : v = 2,00 - 3,50 m/s
Những công trình bằng đất có tiếp xúc với dòng chảy cần lưu ý đến tính chất này khi
chọn đất thi công.
2. Trình bày các phương pháp hạ mực nước ngầm? Phân tích các biện pháp chống sạt lở
khi đào đất?
2.1. Hạ nước ngầm: Khi đào móng mà cốt đáy móng thấp hơn mực nước ngầm thì cần
phải lập biện pháp hạ mực nước ngầm. Muốn xác định mực nước ngầm có thể dựa vào kết
quả khoan thăm dò địa chất hoặc có thể đào một giếng thăm.
Hạ mực nước ngầm là làm cho nước ngầm hạ thấp cục bộ ở một vùng nào đó bằng cách
nhân tạo nhằm bảo đảm thông suốt quá trình thi công trong khu vực.
Có mấy cách hạ mực nước ngầm như sau:
a) Đào rãnh lộ thiên: thường áp dụng khi hố móng rộng và sâu, và mực nước ngầm ở khá
cao. Người ta đào các rãnh ở chân hố móng sâu hơn đáy móng khoảng 0,8→1m. Theo chiều
a) Khi MNN lớn b) Khi MNN nhỏ
Hình 1- 5 : Rãnh lộ thiên để hạ mực nước ngầm
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 3 -
dài rãnh cứ 10m lại đào một hố ga tích nước và đặt bơm vào các hố ga này bơm nước ra
ngoài.(hình 1-5b)
Nếu lưu lượng nước ngầm lớn mà ta bơm như trên thì đất ở đáy hố móng và bờ vách
sẽ bị trôi theo nước làm hỏng vách đất hố móng. Khi đó người ta không dùng loại hố móng
với mái dốc nghiêng được mà dùng hệ thống tường cừ để đỡ vách đất.(hình 1-5a).
Để máy bơm hoạt động tốt, thành hố tích nước không bị sạt lở và đất không chảy theo
nước, ta thường sử dụng ống sành hoặc bêtông có đk từ 40 đến 60cm và cao 1m để làm thành.
Trường hợp hố móng đào ở nơi đất cát hạt vừa và nhỏ thì ở phần dưới của hố tích
nước thường rải một lớp sỏi nhỏ.
b) Rãnh ngầm: Xung quanh hố móng
chừng 5 - 10m người ta đào một hệ thống
rãnh sâu hơn đáy móng khoảng 1-2m rồi
lấp bằng những cuộn vật liệu thấm nước
hoặc bằng các ống thấm (ống sành có khía
lỗ) xung quanh bọc bằng các tấm thấm
nước để dòng nước tiêu chảy được dễ
dàng. Để dễ thoát nước, đáy rãnh thường
phải có độ dốc khoảng 0.03-0.04. Miệng
rãnh lấp bằng đất sét không thấm nước dày
khoảng 50cm để cho nước đục trên mặt
không mang những hạt mịn thấm vào tầng
lọc ở bên dưới. Hệ thống rãnh này được dẫn
đến các hố thu nước rồi từ đó dùng máy bơm
đẩy nước ra ngoài.
c) Dùng giếng thấm: Áp dụng khi mực nước ngầm không sâu lắm, đất có lưu lượng nước
ngầm nhỏ, hệ số thấm lớn, chiều sâu hố móng không lớn. Hệ thống giếng thấm được đặt
ngoài phạm vi hố móng. Khi bơm nước trong giếng thấm, nước ngầm trong đất sẽ hạ xuống
theo hình phễu nên mỗi giếng chỉ hạ mực nước ngầm trong một phạm vi nhất định. Vì vậy,
phải căn cứ vào lưu lượng nước ngầm, công suất của máy bơm để bố trí các giếng thấm sao
cho hố móng lúc nào cũng khô.
Dùng giếng thấm có các nhược điểm là: thi công giếng tốn nhiều công, lắp ráp giếng
phức tạp và có cát lẫn trong nước khi máy bơm hút nước làm máy bơm mau hỏng.
d) Dùng ống kim lọc: Ống kim lọc dùng để hạ nước ngầm trong đất cát, đất cát lẫn sỏi,
có hệ só thấm k = 1m đến 100m/ngày đêm. Thiết bị này là một hệ thống giếng lọc có đường
kính nhỏ bố trí sát nhau theo đường thẳng ở xung quanh hố móng. Các giếng lọc nhỏ này
được nối với máy bơm chung bằng các ống tập trung nước.
Kim lọc là một ống thép nhỏ có đk 50-68mm, dài tới 10m và có 3 phần chính:
- Đoạn trên là ống thép đầu hút nước (1). Độ dài đoạn này tuỳ theo ý đồ hạ mực nước
ngầm tại vị trí hút.
- Đoạn lọc gồm 2 ống lồng vào nhau có khoảng hở ở giữa. Ống bên trong là ống thu
nước không đục lô (2), nối liền với ống hút ở trên. Ống bên ngoài là ống thấm nước có khoan
lỗ (3), đường kính lớn hơn ống đoạn trên một chút. Bên ngoài ống thấm được quấn bằng dây
thép uốn kiểu lò xo (4). Bên ngoài cuộn dây thép là lưới lọc. Bên ngoài nữa bố trí thêm một
lưới cứng và thô hơn (5) để bảo vệ lưới lọc khỏi bị hư hỏng khi hạ xuống và rút lên khỏi lỗ.
- Đoạn cuối gồm có van hình khuyên (6), van hình vành cầu (7) và bộ phận xói đất
hình răng cưa (8).
*Nguyên lý hoạt động của kim lọc:
Hình 1- 6 : Rãnh ngầm
để hạ mực nước ngầm
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 4 -
Khi đưa kim lọc vào đúng vị trí cần hạ, dùng búa gõ nhẹ cho phần đầu của kim cắm vào
đất. Sau đó nối miệng ống hút với bơm cao áp rồi bơm nước vào trong ống với áp lực cao (6-8
atm). Nước trong ống bị nén,
nó đẩy van hình khuyên đóng
lại và mở van hình cầu. Nước
theo các lỗ ở các răng nhọn
phun ra ngoài. Với áp suất lớn
trong ống, các tia nước phun
ra xung quanh làm cho đất ở
khu vực đầu kim lọc bị xói lở
kéo theo bùn đất phun lên mặt
đất. Do trọng lượng bản thân
và sức nén của người, ống kim
lọc được từ từ hạ xuống đến
độ sâu cần hạ (hình 1-7a).
Đến khi đạt độ sâu, người
ta ngừng bơm. Sau đó đổ vào
xung quanh phần lọc của ống
một lớp cát và sỏi to để tạo
thêm máng lọc. Trên miệng lỗ
ta chèn thêm một lớp đất sét
để giữ cho không khí không
lọt vào ống kim lọc.
Tiếp đó đến giai đoạn hoạt động của kim lọc. Ống hút nước của kim lọc được nối với ống
gom nước và bơm hút nước. Khi bơm hút hoạt động, nước được hút lên, nước ngầm sẽ ngấm
qua hệ thống lọc vào và đẩy van hình khuyên mở ra để tràn vào ống hút. Đồng thời do áp suất
của nước ngầm đẩy van hình cầu đóng lại không cho nước lẫn bùn đất chui vào ống kim lọc
(hình 1-7b).
Hệ thống kim lọc có ưu điểm là thi công gọn nhẹ, hiệu quả cao, kết cấu của nền đất
không bị phá huỷ như các biện pháp khác.
Sơ đồ bố trí hệ thống kim lọc tuỳ thuộc vào MNN và diện tích khu vực cần hạ.
Hình 1- 7 : Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của kim lọc
a) Khi hạ ống kim lọc vào đất b) Khi hút nước ngầm lên
Hình 1- 8 : Sơ đồ bố trí hệ thống kim lọc
a) Đối với hố đào hẹp b) Đối với công trình rộng
(1) - kim lọc (2) - ống gom nước (3) - máy bơm
(4) - mực nước ngầm (5) - mực nước hạ
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 5 -
Hệ thống kim lọc có thể bố trí theo chuỗi hoặc theo vòng khép kín tuỳ thuộc vào khu vực
cần hạ mực nước ngầm. Nếu hố đào hẹp nên bố trí một hàng chạy dọc công trình(hình 1-8a).
Nếu hố đào rộng thì bố trí hai hàng hai bên(hình 1-8b).
2.2. Các biện pháp chống sạt lở đất khi đào:
Khi thi công đào đất, ta phải giữ cho tường đất của chúng ổn định, vững chắc và không bị
sụt lở, an toàn trong suốt quá trình thi công. Muốn vậy ta phải đào theo mái dốc hoặc phải
dùng các biện pháp chống đỡ vách đất của tường hố đào.
Chống đỡ vách đất rất cần thiết trong các trường hợp sau:
- Đất có độ dính nhỏ, nếu đào theo biện pháp mái dốc thì khối lượng đào sẽ rất lớn.
- Có những trường hợp không thể đào theo mái dốc vì địa hình hoặc mặt bằng không cho
phép.
- Mực nước ngầm cao hơn cốt đáy móng.
Khi đào đất, nếu chiều sâu hố đào không lớn, đất có độ dính tốt, cốt đáy móng trên mực
nước ngầm và thời gian để ngỏ hố móng ngắn hạn thì cho phép đào thẳng đứng mà mà không
cần chống đỡ theo phạm vi giới hạn cho ở bảng sau đây:
Bảng cho chiều sâu hố đào theo vách thảng đứng
mà không cần chống đỡ đối với một số loại đất.
Thứ tự Tên các loại đất Chiều sâu cho phép (m)
1
2
3
4
Đất cát, đất sỏi đắp.
Đất cát pha sét, đất sét pha cát.
Đất thịt và đất sét.
Các loại đất rắn chắc
không quá 1,00m
không quá 1,25m
không quá 1,50m
không quá 2,00m
Hoặc chiều sâu hố đào khi đào vách thẳng đứng có thể tính theo công thức sau:
h
td
=
−
−
q
tgK
c
2
45.
21
0
ϕ
γ
Hình 1-9a : Chống sạt lở vách hố
đào bằng ván ngang với hố móng hẹp.
1. Ván ngang, 2. Thanh chống,
3. Thanh văng, 4. Nẹp đỡ.
Hình 1 - 9b : Dùng thanh chống chéo để tăng cường cho thanh chống đứng
Hình 1 - 9c : Dùng thanh giằng gia cố thành hố đào.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 6 -
Trong đó:
h
td
: chiều sâu cho phép đào thẳng đứng;
γ,c,: trọng lượng riêng, độ dính đơn vị và góc nội ma sát của đất.
K: hệ số an toàn, thường lấy K=1,5 - 2,5
q: phụ tải đè lên mặt đất.
Các giá trị γ, c hay phụ thuộc vào độ ẩm W của đất cho nên h
td
cũng phải thay đổi khi đất
khô hoặc ướt.
Khi chiều sâu hố móng đào lớn hơn, ta phải đào theo mái dốc để không bị sạt lở, nhưng
khi đó phát sinh các vấn đề như: khối lượng thi công đào đất tăng lên, mặt bằng thi công
không cho phép đào mái dốc Khi đó ta cũng đào thẳng đứng nhưng phải dùng các biện pháp
chống sạt lở cho vách hố đào. Có các biện pháp sau:
a. Chống đỡ bằng ván ngang: Sử dụng khi hố đào có độ sâu tương đối lớn (3 - 5m) mà độ
dính của đất nhỏ, ở những vùng không có hoặc có nước ngầm rất ít.
Các tấm ván dày 4-5
cm
được ghép với nhau
thành những mảng ván rộng 0,5 đến 1m. Sau khi
đào xuống một quãng bằng hoặc lớn hơn bề rộng
mảng ván thì tiến hành chống đỡ vách đất bằng
cách đặt các mảng ván áp sát vào hai bên vách đất
rồi dùng những thanh chống ngang (thanh văng
gỗ 8x10 hoặc gỗ tròn Φ12 đến 18cm) tỳ lên các
nẹp đứng 5x25x50mm. Thanh văng phải cắt dài
hơn khoảng cách giữa hai nẹp đứng 2-3cm. Khi
văng dùng búa gõ chỉnh để thanh văng vuông góc
với nẹp. Nếu thanh văng hụt thì dùng nêm chèn
cho chặt. Mảng ván trên cùng đặt cao hơn mặt đất
một ít để đất đá không lăn vào hố móng và rơi vào
đầu người.
Tiếp tục đào sâu từng đợt và áp ván chống
vách như trên cho đến khi đạt cốt thiết kế. Khi đã
đào hết độ sâu thì đặt một nẹp đứng dài suốt từ miệng đến đáy hố đào bên cạnh các nẹp phụ.
Rồi lại dùng thanh văng tỳ vào các nẹp đứng chạy suốt đó để chống đỡ và liên kết các mảng
ván với nhau. Nếu đất có độ dính tốt như đất sét và đất chắc mà độ sâu hố đào không sâu quá
3m thì có thể đặt những mảng ván thưa với khe hở 10 - 20 cm để đỡ tốn ván.
Nếu hai vách hố đào cách xa nhau thì thường dùng thanh chống chéo chống vào thanh
chống đứng ( hình 1- 9b). Chống kiểu này đơn giản, dễ thực hiện nhưng các thanh chống xiên
làm cản trở đến công tác thi công đất.
Hình 1-10 : Chống sạt lở vách
hố đào bằng ván dọc với hố móng hẹp.
1. Ván dọc, 2. Nẹp ngang,
3. Thanh văng, 4. Nẹp đỡ.
Hình 1-11 : Nối ghép ván cừ gỗ.
a) Nối kiểu đuôi én với ván dày
≤
10cm
b) Nối kiểu mộng vuông với ván dày hơn 10cm
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 7 -
Khi chiều sâu hố đào từ 2m trở lên, chiều rộng hố đào quá lớn và mặt bằng thi công cho
phép thì thường dùng thanh giằng (hình 1 - 9c). Khoảng cách đoạn giằng B phải đảm bảo:
B > H/tgϕ
Trong đó:
H - chiều sâu hố đào được tính bằng mét.
ϕ - góc nội ma sát của đất.
b. Chống đỡ bằng ván dọc:
Sử dụng khi đất có độ dính nhỏ hoặc đất
rời rạc, trong vùng đất ướt hoặc đất chảy với
chiều sâu hố đào từ 3 - 4 m. Dùng các tấm ván
dày 5cm vót nhọn một đầu đóng xuống cả hai
bên mép hố đào, đồng thời với việc móc đất
cho đến khi đạt độ sâu yêu cầu. Sau đó dùng
các thanh nẹp ngang 5x25cm liên kết các tấm
ván dọc lại với nhau rồi dùng các thanh văng
ngang kết hợp với gỗ tỳ để tạo thành một hệ
thống chống vách đất. Đối với những hố sâu thì
phải dùng nhiều tầng chống bằng ván dọc.
c. Chống đỡ bằng ván cừ: Sử dụng khi
mực nước ngầm cao, đất yếu và không ổn định. Ván cừ có thể sản xuất bằng gỗ hoặc bằng
thép. Bức tường chắn đất do ván cừ tạo nên gọi là tường cừ. Việc đào đất sẽ được tiến hành
sau khi đóng xong ván cừ.
*Ván cừ gỗ: Sử dụng khi chiều sâu hố đào không lớn, ván cừ được đóng sâu xuống dưới
đáy móng từ 0,5-0,75m. Nếu chiều sâu đóng ván cừ ≤ 2,5m thì dùng ván dày từ 5-7cm. Nếu
chiều sâu đóng ván cừ từ 3-4m thì dùng ván dày từ 8-12cm. Cách nối ghép ván cừ gỗ như sau:
Đào đến độ sâu ≥1m thì bắt đầu dùng các thanh nẹp ngang và các thanh văng để giữ ổn
định cho các tấm ván cừ. Khoảng cách giữa các thanh nẹp ngang theo chiều sâu từ 0,8-1,2m.
*Ván cừ bằng thép: áp dụng khi hố đào có chiều sâu lớn hơn 3m, áp lực của đất và nước
lớn. Dùng ván cừ thép có nhiều ưu điểm vì sẽ giảm số thanh chống ngang, giảm tối đa lượng
nước vào hố và sử dụng được nhiều lần. Tuy nhiên chi phí mua ban đầu lớn.
Theo hình dáng tiết diện, có 3 loại ván cừ thép phổ biến là: ván cừ phẳng, ván cừ khum
và ván cừ lacsen.
Hình 1 - 12 : Các dạng mặt cắt của ván cừ thép.
Hình 1 - 13 : Nối ghép ván cừ thép.
a) Ghép ván cừ khum b) Ghép ván cừ lacsen
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 8 -
Chiều dài ván cừ thép từ 8-15 m, dày từ 12-16 ly, khoảng cách giữa hai mép ván cừ từ
320-450. Với ván cừ khum và ván cừ lacsen thì hai thanh liền nhau được ghép một úp một
ngửa (hình 1-13).
Trình tự thi công: Dùng máy đóng cọc hoặc ép cọc đóng (ép) ván cừ sâu xuống dưới đáy
móng từ 0,5 đến 1m, sau đó tiến hành đào đất, đào đến độ sâu ≥1m thì bắt đầu dùng các thanh
nẹp ngang và các thanh văng để giữ ổn định cho các tấm ván cừ.
3. Trình bày đặc điểm và phương pháp đào đất bằng máy đào gầu thuận, máy đào
gầu nghịch, máy ủi? Năng suất của máy đào một gầu, máy ủi? Các biện pháp nâng cao
năng suất máy ủi?
3.1- Đào đất bằng máy đào gầu thuận:
a. Đặc điểm: Máy đào gầu thuận có tay cần và tay gầu khá ngắn nên rắn chắc và khoẻ,
đào được đất từ nhóm I đến nhóm IV với khối lượng lớn, hố đào sâu và rộng. Máy chỉ làm
việc tốt ở những nơi đất khô ráo. Sử dụng thuận tiện trong trường hợp vừa đào vừa đổ đất lên
xe để vận chuyển đi xa. Nhược điểm của loại này là phải đào thêm những đường lên xuống
cho máy và xe vận chuyển, vì vậy khối lượng đào đất tăng lên, xe tải phải lên xuống hố nhiều
lần.
Hình 1-17 : Máy đào gầu thuận đào đất theo kiểu đào dọc đổ bên.
Hình 1-18 : Máy đào gầu thuận
đào đất theo kiểu đào dọc đổ sau.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 9 -
b. Các kiểu đào: Có hai kiểu đào là đào dọc và đào ngang
* Đào dọc: Máy và ô tô chạy dọc theo khoang đào, đào thành khoang dài. Kiểu này áp
dụng khi đào các hố móng lớn như kênh mương hay
lòng đường, khi khai thác đất hay vận chuyển vật
liệu. Trong đào dọc còn chia làm hai loại sau:
- Đào dọc đổ bên: Xe ô tô đứng ngang và chạy
song song với đường di chuyển của máy đào. Cách
này phù hợp khi khoang đào rộng, vị trí đứng của ô
tô không hạn chế.
- Đào dọc đổ sau: Xe ô tô đứng sau máy đào,
lúc vào lấy đất xe ô tô phải lùi theo rãnh đào. Cách
này sử dụng khi khoang đào hẹp và sâu.
*Đào ngang: Phương đào vuông góc với với
phương di chuyển của máy đào hoặc vuông góc với
khoang đào. Kiểu này áp dụng khi khoang đào rất
rộng.
3.2- Đào đất bằng máy đào gầu nghịch:
Máy đào gầu nghịch chỉ đào được những hố
móng nông, sâu nhất là khoảng 5,5m. Thường dùng
để đào những mương rãnh nhỏ, chạy dài (phục vụ cho việc đào đường ống cấp thoát nước,
cáp điện, móng băng của các công trình xây dựng). Máy loại này đào được đất nhóm I - II với
Hình 1-20 : Các sơ đồ đào đất bằng máy đào gầu nghịch.
a) Đào ngang b)Đào dọc
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 10 -
loại có dung tích gầu đến 0.15 m
3
; đào được đất cấp III với loại có dung tích gầu chỉ đến 0,5
m
3
.
Máy này có năng suất thấp hơn máy đào gầu thuận cùng dung tích gầu nhưng nó lại đào
được ở những nơi có mạch nước ngầm, không cần đào thêm đường lên xuống cho bản thân nó
và cho ô tô vận chuyển đất. Với những công trình nhỏ, đứng riêng lẻ hay các hố móng trụ độc
lập có độ sâu không lớn thì nên dùng loại máy này.
Với máy đào này cũng có hai kiểu đào như máy đào gầu thuận.
3.3- Năng suất của máy đào một gầu:
Các máy đào một gầu làm việc theo chu kỳ nên năng suất của máy xác định theo công
thức:
P
KT
=
0
3600
ρ
s
ck
K
q
T
Trong đó: P
KT
: năng suất kỹ thuật của máy (m
3
/h)
T
ck
: chu kỳ hoạt động của máy (s)
q : dung tích của gầu (m
3
)
K
s
: hệ số xúc đất .
ρ
0
: hệ số tơi xốp ban đầu của đất.
Năng suất thực dụng của máy:
P
TD
= P
KT
.Z.K
t
Trong đó: Z: số giờ máy làm việc trong 1 ca.
P
TD
: năng suất thực dụng của máy (m
3
/ca)
K
t
: hệ số sử dụng thời gian, thường lấy K
t
= 0,8 - 0,85.
Từ các công thức ta thấy, muốn nâng cao năng suất của máy xúc ta phải giảm T
ck
và nâng
cao hệ số xúc đất K
s
và làm sao cho hệ số sử dụng thời gian là tối đa (K
t
=max).
3.4- Đào đất bằng máy ủi:
a. Đặc điểm: Máy ủi đất thường là một máy kéo có lắp thiết bị ủi để đào và vận chuyển
đất. Máy có thể làm việc độc lập hoặc kết hợp với các máy khác.
Máy ủi thường được sử dụng cho những công việc sau:
- Chuẩn bị hiện trường như nhổ gốc cây, san đất, gạt đất, gạt các bụi rậm.
- San mặt bằng công trình, công trường hoặc san nền đường vận chuyển (đường tạm).
- Bóc lớp đất thực vật hoặc lớp đất phong hoá trên bề mặt công trình.
- Đào hố móng hoặc rãnh rộng, chiều sâu không lớn đồng thời vận chuyển đất (đến đất
cấp III) đi đắp hoặc đi đổ.
- Lấp đất những chổ trũng, hào, rãnh hố móng.
- Đắp nền đất cao từ 1 đến 1.5m từ các bãi đất ở xung quanh.
b. Các sơ đồ di chuyển của máy ủi:
- Đào thẳng về lùi:
Lùi
Tiến
Đào đất Vận chuyển Đổ đất
Máy ủi chạy thẳng vừa đào vừa vận chuyển đất đến nơi đổ. Sau đó chạy giật lùi về vị trí
đào. Sử dụng sơ đồ này khi vận chuyển lấp các hố rãnh cự ly 10 đến 50m.
Hình 1-21 : Sơ đồ đào kiểu tiến quay.
Hình 1-22 : Sơ đồ đào theo kiểu bậc.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 11 -
- Đào kiểu tiến quay: Máy ủi đào đất
chạy dọc gần đến nơi đổ đất thì quay sang
bên để đổ. Sau khi đổ xong thì máy chạy
giật lùi về. Thường dùng kiểu này khi tiến
hành bạt sườn đồi, làm đường, lấp vũng.
Hoặc san mặt đất khi mặt bằng chật hẹp.
- Đào theo kiểu bậc: Máy ủi đào đất
vận chuyển đến nơi đổ , sau đó đi giật lùi về
nơi đào mới. Ap dụng cách đào này khi thi
công ở những công trình có mặt bằng rộng.
*Năng suất của máy ủi:
Kí hiệu T
CK
là thời gian làm việc của một chu kỳ làm việc của máy, ta có:
T
ck
=
0
0
t
V
LL
V
L
V
L
vcd
vc
vc
d
d
+
+
++
Trong đó: L
d
, L
vc
: quãng đường đào đất và quãng đường vận chuyển đất (m)
V
d
, V
vc
: tốc độ máy chạy khi đào , khi vận chuyển đất (m/s)
V
0
: tốc độ máy chạy về (chạy không tải) (m/s)
t
0
: tổng thời gian quay, cài số, nâng hạ bàn gạt (s)
Khi đó năng suất thực dụng của máy ủi được tính theo công thức:
P
TD
=
CK
tis
T
KKKqZ 3600
Trong đó:P
TD
: năng suất thực dụng của máy ( m
3
/ca)
Z : số giờ máy làm việc trong 1 ca.
q : lượng đất tính toán chứa trước bàn gạt ( m
3
)
K
s
: hệ số xúc đất (rơi, vãi), máy chạy càng xa càng rơi vãi nhiều
K
i
: hệ số phụ thuộc độ dốc mặt đất.
K
t
: hệ số sử dụng thời gian.
*Các biện pháp nâng cao năng suất máy ủi:
Hình 1-23 : Đào kiểu rãnh.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 12 -
1- Đào theo kiểu rãnh để tránh vương vãi đất sang hai bên bàn gạt, sau đó máy sẽ gạt nốt
phần bờ rãnh ( rộng từ 40-60 cm) (hình 1-23)
2- Lắp thêm hai cánh vào ben để tránh vãi đất sang hai bên.
3- Đường đi của máy phải bằng phẳng để giảm lượng đất rơi vãi và giảm lực cản tác dụng
vào máy.
4- Sau khi đào xong nên cho máy chạy giật lùi để tránh quay đầu xe.
5- Lợi dụng địa hình để cho máy gạt đất xuống dốc.
6- Chọn sơ đồ làm việc sao cho máy có đường đi ngắn nhất.
4. Vì sao phải gia cố nền móng? Phân tích biện pháp gia cố nền móng bằng cọc tre và
bằng cọc BTCT đúc sẵn? Phân biệt cọc chống với cọc ma sát?
4.1. Vì sao phải gia cố nền móng?
+ Sự ổn định của nền móng có ảnh hưởng quan trong đến sự ổn định của công trình bên
trên.
+ Nền móng một tập hợp nhiều lớp đất đá khác nhau. Mỗi lớp, mỗi loại hay mỗi nhóm
đất đá thể hiện một tính chất khác nhau khi chịu tải trọng. Nên khi khảo sát nền móng ta phải
chú ý đến vấn đề này, nếu không công trình xây dựng có thể sẽ bị lún không đều gây ra các
vết nứt, thậm chí bị nghiêng hay sụp đổ hoàn toàn.
+ Sự chú ý đó không chỉ giới hạn ở phạm vi dưới công trình mà tuỳ theo loại công trình
ta còn phải chú ý đến các lớp đất đá nằm dưới sâu hơn và nằm ngoài cạnh công trình.
+ Vì vậy việc nghiên cứu tỉ mỉ những tác nhân ảnh hưởng đến nền móng và xử lý những
khiếm khuyết của nền móng đảm bảo cho công trình xây dựng sử dụng lâu dàilà một vấn đề
kỹ thuật quan trọng.
+ Khi kết cấu của nền móng không đảm bảo khả năng chịu được các tác đọng bên trên thì
ta phải tìm biện pháp gia cố cho nó.
4.2. Gia cố nền móng bằng cọc tre:
+ Đây là phương pháp gia cố nền móng mang tính truyền thống từ xa xưa nhưng đến nay
vẫn còn được sử dụng rất nhiều.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 13 -
+ Phương pháp này được sử dụng cho công trình loại nhỏ trên nền đất yếu luôn luôn có
nước ngầm.
+ Tre làm cọc phải là tre già (trên 2 năm tuổi) không bị sâu kiến, cụt ngọn, phải thẳng (độ
cong cho phép là 1%l). Dùng tre tươi, chiều dày thịt từ 1÷1,5cm; đường kính nhỏ nhất là 6cm
(phổ biến là 8-10cm). Đoạn cọc dài 2-3m, đầu cọc trên cưa phẳng cách đốt 4-5cm, đầu cọc
dưới cách đốt 20cm và được vót nhọn hình móng lợn. Không được đẽo nhẵn mắt và róc tinh
tre.
+ Số lượng cọc dùng thường từ 20-25 cọc/1m
2
. Nếu đất yếu có thể từ 25-35cọc/1m
2
.
+ Dụng cụ đóng cọc là một cái vồ bằng gỗ cứng nặng 8-10kg. Khi đóng cọc không được
để vỡ đầu cọc, muốn vậy người ta thường sử dụng môt cái chụp hình nón cụt có đk miệng 10-
12cm, đk đáy 6cm và cao từ 6-10cm làm bằng tôn dày 4-5 ly. Khi đóng cọc ta chụp nó lên
đầu cọc, phương đóng phải thẳng đứng.
+ Cọc tre có tác dụng lèn ép đất nên phải đóng từ ngoài vào theo hình xoắn ốc. Với
những móng dài và rộng phải phân ra từng đoạn để đóng và trong mỗi đoạn cũng đóng theo
kiểu xoắn ốc.
Hình 1-26 : Sơ đồ đóng cọc tre
a). Móng cột. b) Móng băng
+ Khi đã đóng đủ số cọc theo thiết kế thì dùng cưa cắt phẳng đầu cọc theo một cốt nhất
định (không dùng dao rựa để chặt đầu cọc). Nếu cọc nào chưa xuống sâu mà bị vỡ đầu thì nhổ
cọc đó lên và thay bằng cọc mới. Nếu thực sự cọc bị chối thì dùng cưa cắt phẳng bỏ phần
thừa.
4.3. Gia cố nền bằng cọc bêtông cốt thép:
+ Phương pháp này hiện nay được sử dụng rộng rãi do có nhiều ưu điểm là chịu lực tốt,
liên kết với móng công trình chắc chắn, phù hợp với nhiều loại nền và tiết diện đa dạng.
+ Cọc có thể được chế tạo tại nhà máy hay đúc tại công trường. Mác bê tông cọc từ 200
#
đến 400
#
. Tiết diện cọc thông thường là hình vuông, ngoài ra còn có tiết diện hình tam giác,
tròn hoặc đa giác đều. Tiết diện cọc hình vuông có cạnh từ 20cm đến 40cm. Chiều dài cọc
phổ biến từ 3-25m, khi cọc dài thường được chế tạo thành nhiều đoạn, chiều dài mỗi đoạn bị
giới hạn bởi thiết bị vận chuyển và máy đóng (ép) cọc.
Những thép dọc chịu lực của cọc được tính toán để chịu những ứng suất phát sinh trong
cọc khi vận chuyển, dựng cọc, đóng cọc và sự làm việc của cọc trong công trình. Các cốt đai
và thép cấu tạo dùng để giữ các cốt dọc ở đúng vị trí thiết kế và chịu lực cắt.
Mũi cọc tiếp xúc trực tiếp với đất cứng, chịu lực va đập lớn nên ngoài việc cấu tạo mũi
cọc bằng đai thép dày 10ly bọc chặt các thanh thép dọc và thép dẫn, người ta còn tăng cường
các lưới thép chống va đập đk 4-6mm được đặt dày cách khoảng 10cm trong đoạn dài 1m tính
từ mũi cọc.
Đầu cọc chịu trực tiếp lực va đập của búa hoặc kích thuỷ lực, vì vậy cần gia cường thép
bằng cách đặt các lưới thép có mắt lưới 50x50mm, cách nhau 50mm, trong đoạn dài 30cm (4-
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 14 -
6 lưới). Trong đoạn dài 1m tính từ đầu cọc gia cường thêm cốt đai dày 10cm. Tuy đã gia
cường nhưng để chống nứt cho đầu cọc, khi đóng (ép) người ta trang bị thêm một đệm đầu
cọc bằng gỗ hay bằng thép bên trong đựng một lớp cát rất mịn để ngăn cách búa với đầu cọc.
Trên thân cọc còn bố trí 1 hay 2 móc cẩu cấu tạo bằng thép fi 10 hay 12. Vị trí đặt móc
cẩu được tính toán sao cho mômen âm và mômen dương xuất hiện trên cọc có giá trị gần bằng
nhau. Nếu bố trí 2 móc cẩu thì khoảng cách từ đầu (hay mũi) cọc đến vị trí đặt móc cẩu là
0,21l; còn nếu đặt 1 móc cẩu thì khoảng cách đó là 0,3l; với l là chiều dài cọc.
Hình 1-26 : Bố trí móc cẩu trên cọc.
a). Bố trí hai móc cẩu. b) Bố trí một móc cẩu.
4.4. Phân biệt cọc chống và cọc ma sát (cọc treo):
+ Cọc chống: Khi lớp đất yếu cần gia cường có chiều dày không lớn và ngay dưới lớp đất
yếu là lớp đất tốt để cọc tựa vào đó. Cọc chống làm việc với lực nén tác dụng từ đầu cọc.
+ Cọc ma sát (cọc treo): Khi lớp đất yếu có chiều dày lớn, lớp đất tốt ở khá sâu. Cọc ma
sát làm việc trên nguyên tắc dựa vào lực ma sát giữa thân cọc và đất mà có sự cân bằng giữa
tải trọng của công trình truyền xuống và phản lực của đất nền.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 15 -
Hình 1-27 : Phân biệt cọc chống và cọc ma sát.
a). Cọc chống. b) Cọc ma sát.
1. Móng công trình 2. Cọc 3. Lớp đất yếu 4. Lớp đất tốt
5. Ván khuôn là gì? Phân tích những yêu cầu kỹ thuật đối với ván khuôn? Cách lắp đặt
ván khuôn móng, cột, dầm sàn? Vẽ cấu tạo ván khuôn móng, cột, dầm sàn? Phân tích
các vấn đề khi tháo dỡ ván khuôn?
5.1. Phân loại ván khuôn
+ Ván khuôn là khuôn mẫu tạm thời được gia công bằng gỗ, kim loại hay các loại vật liệu
khác, nhằm tạo hình dáng cho kết cấu bêtông, giữ nước và vữa bêtông khỏi chảy khi đổ và
đầm bêtông, bảo vệ bê tông khi còn ướt, hạn chế nước bốc hơi nhanh. Trong khuôn, hỗn hợp
bêtông cứng dần. Sau khi bêtông đạt tới cường độ cho phép, ván khuôn được tháo ra để đem
đi đúc kết cấu khác.
+ Thông thường ván khuôn được chống đỡ ở một độ cao nhất định nhờ hệ thống đà giáo.
+ Ván khuôn có 3 thành phần chính là: ván mặt, sườn cứng và các phụ kiện liên kết.
- Ván mặt là phần tiếp xúc trực tiếp với bê tông, quyết định hình dáng kích thước và chất
lượng bề mặt kết cấu.
- Sườn cứng liên kết với ván mặt để tăng độ cứng cho ván khuôn.
- Các phụ kiện liên kết: dùng để liên kết các tấm ván khuôn với nhau và liên kết ván
khuôn với hệ thống đà chống.
5.2. Những yêu cầu kỹ thuật đối với ván khuôn
1. Yêu cầu về gia công và kết cấu ván khuôn:
a. Yêu cầu về vật liệu:
+ Sử dụng gỗ làm ván khuôn thì dùng gỗ nhóm 7 hoặc 8 còn tốt, có độ ẩm thích hợp
(18% - 23% khi ở trên khô, 23% - 45% khi ở dưới nước), dày ít nhất là 2cm và bề rộng mỗi
tấm không quá 20cm.
+ Đà chống bằng gỗ: sử dụng gỗ nhóm 6 trở xuống, khi cột chống cao thì sử dụng gỗ
nhóm 5. Có thể dùng tre, tràm, dương làm cột chống
+ Ván khuôn và đà giáo bằng kim loại nên sử dụng sao cho phù hợp với khả năng luân
chuyển nhiều lần.
b. Yêu cầu về cấu tạo:
+ Ván khuôn đà giáo phải có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, không gây khó khăn cho việc
đặt cốt thép, đổ và đầm bêtông, không làm ảnh hưởng kết cấu bêtông khi tháo ván khuôn.
+ Ghép ván khuôn phải kín khít để không làm mất nước ximăng khi đổ và đầm bêtông,
đồng thời bảo vệ được bêtông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
+ Bề mặt ván khuôn phải tạo được mặt bêtông theo thiết kế, và cần được chống dính.
+ Khi sử dụng ván khuôn cũ phải cạo sạch lớp bêtông cũ bám vào ván khuôn.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 16 -
c. Yêu cầu về độ bền, cứng:
+ Ván khuôn đà giáo phải vững chắc, an toàn khi sử dụng, không bị biến dạng khi đổ
đầm bêtông, phải bền, cứng, ổn định, không cong, vênh.
+ Kích thước ván khuôn đà giáo cho các kết cấu lớn phải được tính toán cẩn thận.
+ Ván khuôn vòm và dầm với khẩu độ lớn hơn 4m phải được bó trí có độ vồng thi công.
Trị số độ vồng được xác định theo công thức: f = 3 L /1000 trong đó L là khẩu độ của vòm
hoặc dầm.
2. Yêu cầu về lắp dựng:
+ Ván khuôn đà giáo phải được gia công lắp dựng đảm bảo đúng hình dáng, kích thước
và vị trí của kết cấu theo qui định của thiết kế. Sai lệch phải nhỏ hơn hoặc bằng trị số cho
phép theo tiêu chuẩn.
+ Sự giảm kích thước mặt cắt ngang của ván khuôn so với kích thước thiết kế phải đảm
bảo:
- Với kết cấu chịu uốn: . Chiều rộng: không được quá 5%,
. Chiều cao: không được phép giảm.
- Với kết cấu chịu kéo nén: Diện tích mặt cắt ngang không quá 5%.
5.3. Tháo dỡ ván khuôn.
1. Thời gian tháo dỡ ván khuôn: Việc tháo dỡ ván khuôn được tiến hành sau khi bêtông
đạt cường độ cần thiết tương ứng:
+ Với ván khuôn thành đứng không chịu lực được tháo dỡ khi cường độ bêtông đảm bảo
các góc và bề mặt không bị sứt mẻ hay sụt lở, tức là khi R
bt
≥ 25 kG/cm
2
(trong vòng từ 1-3
ngày tuỳ theo mác bêtông, loại ximăng và mùa khí hậu).
+ Với ván khuôn chịu lực như ván đáy dầm sàn, cột chống ván đáy chỉ được phép tháo
dỡ khi bêtông đạt cường độ tối thiểu cho phép (ghi ở bảng sau).
+ Các kết cấu ô văng, công xôn, sênô chỉ được tháo dỡ ván đáy và cột chống khi bêtông
đạt mác thiết kế và đã có đối trọng chống lật.
Loại kết cấu
Cường độ bêtông tối thiểu
cần đạt để tháo ván khuôn
(%R
28
)
Thời gian bêtông đạt
cường độ để tháo ván
khuôn (ngày)
Bản, dầm, vòm có khẩu
độ <2m
50 7
Bản, dầm, vòm có khẩu
độ 2-8m
70 10
Bản, dầm, vòm có khẩu
độ >8m
90 23
(Giá trị trong bảng áp dụng khi chưa chất tải)
2. Yêu cầu kỹ thuật khi tháo dỡ ván khuôn:
a. Trình tự tháo dỡ:
+ Khi tháo ván khuôn cần nghiên cứu sự truyền lực trong hệ ván khuôn để tháo dỡ được
an toàn. Thông thường tháo dỡ ván khuôn theo nguyên tắc cái nào lắp trước thì tháo sau, lắp
sau thì tháo trước. Ván khuôn không chịu lực tháo trước, ván khuôn chịu lực tháo sau.
+ Tháo dỡ cột chống dầm sàn theo trình tự sao cho không làm thay đổi tính chất chịu lực
của kết cấu.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 17 -
+ Khi tháo dỡ ván khuôn mái vòm, các phễu chứa nước trước hết tháo các trụ chống ở
giữa, sau đó tháo dần các trụ chống ở xung quanh theo hướng từ trung tâm ra ngoài.
+ Tháo dỡ ván khuôn dầm sàn nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau: giữ lại toàn bộ ván
khuôn và cột chống của sàn nằm kề dưới sàn sắp đổ bêtông. Với sàn dưới nữa cho phép tháo
dỡ nhưng cũng nên giữ lại các cột chống an toàn cách nhau 3m trong các dầm có nhịp lớn hơn
4m.
b. Kỹ thuật khi tháo dỡ ván khuôn:
+ Khi tháo phải có biện pháp tránh va chạm hoặc gây chấn động mạnh làm hỏng mặt
ngoài hoặc sứt mẻ góc cạnh bêtông.
+ Để dễ tháo dỡ những bộ phận đặt tạm thời trong bêtông để tạo thành những lỗ hổng
như: chốt gỗ, ống tre thì phải có biện pháp chống dính khi đổ bêtông như bôi dầu thực vật
hoặc xoay một vài lần trước khi bêtông đông cứng.
+ Trước khi tháo dỡ đà giáo chống đỡ các ván khuôn chịu lực thì phải tháo dỡ ván khuôn
ở mặt bên và kiểm tra chất lượng của bêtông, nếu chất lượng bêtông quá xấu như nứt nẻ, rỗ
mặt, nhiều lỗ hổng thì chỉ được tháo dỡ khi bêtông được xử lý và củng cố vững chắc.
+ Khi tháo dỡ ván khuôn đà giáo không được thả rơi tự do mà phải hạ từng bộ phận một,
bộ phận còn lại phải ổn định.
+ Ván khuôn đà giáo tháo dỡ xong phải cạo sạch vữa, nhổ hết đinh, sữa chữa, phân loại
và xếp vào nơi qui định.
6. Tác dụng của cốt thép trong bê tông? Các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt thép? Phân
tích các quá trình gia công cốt thép?
6.1. Tác dụng của cốt thép trong bêtông cốt thép:
+ Tác dụng chịu lực chính của cốt thép trong BTCT là chịu kéo.
+ Ngoài ra, trong một số trường hợp, cốt thép được đặt theo cấu tạo để liên kết các phần
bêtông lại với nhau.
6.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với cốt thép:
+ Cốt thép sử dụng phải phù hợp với qui định của thiết kế về loại thép, số hiệu, đường
kính Khi thay thế loại, số hiệu của cốt thép này bởi loại, số hiệu cốt thép khác thì phải dựa
vào cường độ tính toán trong tài liệu thiết kế và cường độ cốt thép thực tế để thay đổi phù
hợp. Khi thay đổi đk nhưng cùng số hiệu thì phạm vi thay đổi đk không quá 2mm đối với cốt
thép có D = 8-16mm và không quá 4mm đối với cốt thép có D>16mm.
+ Trước khi sử dụng, cốt thép phải được thí nghiệm kéo, uốn, mối hàn Nếu cốt thép
không rõ số hiệu thì phải qua thí nghiệm xác định các giới hạn bền, giới hạn chảy của thép
mới được sử dụng.
+ Trước khi gia công và trước khi đổ bêtông, cốt thép phải đảm bảo bề mặt sạch, không
dính bùn đất, dầu mỡ; không có vảy sắt và các lớp gỉ.
+ Các thanh thép bị bẹp hay giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác
không được vượt quá giới hạn cho phép là 2% đk. Nếu vượt quá giới hạn thì thanh thép đó
được sử dụng theo diện tích thực tế.
+ Cốt thép lấy ở công trình cũ có thể dùng lại nếu trước khi gia công được uốn thẳng, độ
cong vênh còn lại phù hợp qui định và có giới hạn chảy đảm bảo.
6.3. Gia công cốt thép
1. Nắn thẳng cốt thép: Trong khi vận chuyển hay bảo quản, các thanh thép thường được
uốn cong, với cốt thép có đk nhỏ thường ở dạng cuộn. Vì vậy chúng phải được làm thẳng
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 18 -
trước khi cắt uốn để việc gia công cắt, uốn, nối, buộc được chính xác và cốt thép chịu lực tốt
trong kết cấu BTCT.
+ Với cốt thép có đk nhỏ có thể làm thẳng bằng cách dùng búa đập thẳng hoặc dùng vam
khuy để nắn.
+ Vam khuy dùng để nắn cốt thép có D ≤ 10. Vam được làm bằng cốt thép tròn có đk lớn
hơn đk cốt thép cần nắn một cấp. Ví dụ nắn thép f 6 thì dùng vam f 8.
+ Vam cần để nắn thép có đk ≥ 10. Vam cần có nhiều kích cỡ và được làm bằng thép có
cường độ cao, thường là thép hợp kim. Vam cần thường được dùng kết hợp với bàn nắn bằng
thép góc hoặc bàn nắn ba chốt thép. Khi dùng vam cần nắn cốt thép to có thể lắp thêm một
đoạn ống để tăng chiều dài tay vam để nắn cho nhẹ.
+ Với thép dạng cuộn, tiện lợi nhất khi cần làm thẳng là dùng tời. Sân để kéo cốt thép nên
có chiều dài từ 30-40m; chiều rộng ít nhất là 1,5m bố trí ngay cạnh xưởng; sân phải phẳng,
mặt sân rải xỉ nhỏ; xung quanh sân có rào chắn bảo vệ và biển báo cấm người qua lại.
2. Cạo gỉ cốt thép: Cốt thép được cạo sạch gỉ sẽ làm tăng độ dính kết giữa bêtông và cốt
thép. Có các phương pháp:
+ Dùng bàn chải sắt: Đặt cốt thép lên giá, dùng bàn chải sắt cọ xát vào bề mặt cốt thép
sao cho ma sát giữa bàn chải với mặt ngoài cốt thép vừa đủ để lớp vảy gỉ bong ra, cạo hết gỉ
trên bề mặt, sau đó dùng giẻ lau sạch.
+ Với cốt thép thanh có thể dùng sức người tuốt đi tuốt lại qua đống cát hạt to, ma sát
giữa các hạt cát và cốt thép sẽ làm lớp vảy gỉ bong ra và cốt thép được làm sạch.
3. Cắt cốt thép:
a. Tính chiều dài cắt: Trước khi cắt cốt thép phải ngiên cứu bản vẽ thiết kế để xác định
chủng loại, nhóm thép, hình dạng, kích thước, đường kính, số lượng thanh và phải tính toán
chiều dài của đoạn thép cần cắt. Cần lưu ý là cốt thép sẽ bị giãn dài khi bị uốn nên khi cắt
thép để uốn phải trừ đoạn gián dài.
Trị số giãn dài phụ thuộc vào góc uốn, có thể tính như sau:
+ Khi góc uốn 45
0
cốt thép sẽ giãn dài đoạn 0,5d.
+ Khi góc uốn 90
0
cốt thép sẽ giãn dài đoạn 1 d.
+ Khi góc uốn 135
0
hay 180
0
cốt thép sẽ giãn dài đoạn 1,5d.
b. Phương pháp cắt: Sau khi tính toán được chiều dài thanh cốt thép cần cắt, ta tiến hành
cắt cốt thép. Có thể tiến hành cắt bằng thủ công hay bằng máy.
+ Cắt thủ công: thường dùng dao cắt nửa cơ khí, xấn hoặc chạm kết hợp đe, búa. Dùng
xấn cắt được cốt thép đến 12mm, dùng chạm hay dao cắt nửa cơ khí có thể cắt thép đến
20mm. Cắt bằng thủ công có năng suất thấp, chỉ áp dụng ở công trường nhỏ, có khối lượng
thép ít.
+ Cắt bằng máy chạy bằng động cơ điện: dùng để cắt những thanh thép có đk tới 40mm.
Với thép có đk nhỏ có thể chập nhiều thanh cắt cùng một lúc để tận dụng công suất máy.
4. Uốn cốt thép:
Cốt thép sau khi cắt xong phải uốn để tạo ra thanh thép có hình dạng và kích thước theo
yêu cầu thiết kế. Một thanh thép sau khi uốn ngoài yêu cầu về hình dạng và kích thước còn
yêu cầu phải thẳng và phẳng. Các loại cốt thép tròn trơn thì hai đầu phải uốn móc để đảm bảo
độ neo trong bêtông.
Thường gặp các loại uốn sau:
+ Uốn móc, góc uốn 180
0
: thép trơn,
+ Uốn vai bò, góc uốn 45
0
,
+ Uốn cốt đai, góc uốn 90
0
.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 19 -
Cốt thép có thể được uốn bằng thủ công hay bằng máy.
a) Uốn bằng thủ công:
+ Dụng cụ uốn: Dùng vam và bàn uốn để uốn. PP này thường dùng để uốn thép có
đường kính D ≤ 12mm. Nếu dùng thép ống dài nối vào đuôi vam có thể uốn được thép có đk
đến 25mm.
+ Thao tác uốn:
- Trước khi uốn cốt thép cần căn cứ vào hình dạng và kích thước thanh cốt thép cần uốn
để xác định trình tự các góc uốn.
- Lấy dấu uốn: Với cốt thép to và hình dạng phức tạp nên lấy dấu trên thanh thép, với cốt
thép nhỏ và đơn giản thì lấy dấu lên bàn uốn. Khi lấy dấu cần căn cứ các góc uốn khác nhau
để trừ bớt đoạn giãn dài khi uốn và tính thêm chiều dài móc uốn ở đầu thanh thép.
- Uốn thử: Trước khi uốn hàng loạt cần uốn thử trước một thanh cho từng loại, sau đó
kiểm tra hình dạng, kích thước xem có phù hợp với yêu cầu thiết kế không, đồng thời đối
chiếu với vạch dấu, khoảng cách giữa vị trí đặt vam và cọc tựa có phù hợp không, điều chỉnh
trước khi uốn hàng loạt.
+ Để đảm bảo độ cong chính xác và khi thao tác vam không chạm vào cọc tâm thì giữa
vam và cọc tâm phải có khoảng cách phù hợp tương ứng với từng góc uốn, cụ thể như sau:
Góc uốn Khoảng cách giữa vam và cọc tâm
45
0
(1,5 - 2)d
90
0
(2,5 - 3)d
135
0
(3 - 3,5)d
180
0
(3,5 - 4)d
trong đó d là đường kính thanh thép
+ Vị trí của vạch dấu điểm uốn trên thanh thép cũng có quan hệ với cọc tâm tuỳ thuộc
góc uốn:
- Góc uốn 90
0
: Vạch dấu điểm uốn nằm ngang với mép ngoài cọc tâm.
- Góc uốn 135
0
- 180
0
: vạch dấu điểm uốn cách mép ngoài cọc tâm một khoảng bằng
đường kính thép uốn.
b) Uốn bằng máy:
Dùng máy uốn cốt thép không những giảm nhẹ cường độ lao động mà còn cho năng suất
cao. Các máy uốn cốt thép thường dùng ở các công trường có thể uốn được các góc độ khác
nhau, với đường kính D = 6-40mm.
Nguyên lý làm việc của máy uốn: Thanh thép cần uốn được đặt giữa 3 trục (trục tựa 1,
trục tâm 4 và trục uốn 5). Trục tâm và trục uốn đặt trên cùng một đĩa quay 2. Đĩa có thể quay
theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại. Trục tựa đặt cố định trên bàn máy uốn gần đĩa quay.
Khi máy chạy, đĩa quay và thanh thép 3 được uốn quanh trục tâm, trục tựa giữ cho thanh thép
không quay theo.
Khi uốn bằng máy, vì trục tâm và trục uốn đồng thời chyển động, do đó sẽ kéo cốt thép
chuyển động về phía trước, vì vậy cách vạch dấu để uốn không khác với uốn thủ công, nhưng
khi thao tác, vị trí đặt cốt thép trên mâm khác nhau, do đó trước khi uốn thép nên uốn thử để
tìm ra vị trí vạch dấu phù hợp.
5. Nối cốt thép:
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 20 -
Nối cốt thép phải đảm bảo truyền lực từ thanh này sang thanh khác như thanh liên tục,
cường độ chịu lực của kết cấu tại mối nối phải tương đương với chỗ không nối. Có nhiều kiểu
nối cốt thép:
a) Nối buộc:
+ Việc nối buộc thực hiện theo chỉ dẫn của thiết kế. Không nối buộc ở những chỗ cong,
chỗ chịu lực lớn. Cốt thép có đk lớn hơn 16mm không nên nối buộc.
+ Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nên nối quá 25% diện tích tổng
cộng của cốt thép chịu lực với cốt thép tròn trơn và không quá 50% đối với thép có gờ.
+ Chiều dài chồng nhau của các thanh nối lấy theo giá trị ở bảng bên dưới nhưng không
nhỏ hơn 250mm với cốt thép ở vùng chịu kéo và không nhỏ hơn 200mm với cốt thép vùng
chịu nén.
Loại cốt thép
Chiều dài nối buộc
Vùng chịu kéo Vùng chịu nén
Dầm hoặc
tường
Kết cấu
khác
Đầu nối có
uốn móc
Đầu nối không
uốn móc
Cốt thép trơn cán nóng 40d 30d 20d 30d
Cốt thép có gờ cán nóng 40d 30d - 20d
Cốt thép kéo nguội 45d 35d 20d 30d
+ Khi nối cốt thép tròn trơn ở khu vực chịu kéo bắt buộc phải uốn móc.
+ Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đk 1mm, mỗi mối nối buộc ít nhất tại 3 điểm.
b) Nối hàn cốt thép:
Dùng phương pháp nối hàn sẽ tiết kiệm thép và nâng cao chất lượng công trình. Thường
dùng 2 phương pháp nối hàn là hàn đối đầu và hàn hồ quang.
* Hàn đối đầu: Hai thanh thép cần nối được đặt vào máy, hai đầu đối nhau, khi đóng
mạch điện thì đầu hai thanh thép bị nóng đỏ (do hiên tượng điện trở tiếp xúc), máy có cơ cấu
ép chặt đầu của hai thanh thép làm chúng dính vào nhau.
* Hàn hồ quang điện: là lợi dụng nhiệt độ do hồ quang điện sinh ra làm nóng chảy mặt
đầu cốt thép và đầu cuối que hàn làm cho kim loại trong que hàn chảy vào mạch hàn đã nóng
chảy tạo thành mối hàn.
Hàn hồ quang được dùng để hàn nối dài các thanh thép cán nóng có đk >8mm, và hàn tất
cả các chi tiết đặt sẵn, các bộ phận cấu tạo và liên kết các mối nối trong lắp ghép. Có các kiểu
nối hồ quang thường dùng sau:
+ Hàn chập (hàn chồng mí): Đầu nối của hai thanh thép được uốn đi một góc sao cho khi
hàn xong thì hai thanh phải đồng trục. Chiều dài đoạn chồng ghép lên nhau chính là chiều dài
đường hàn, phụ thuộc vào đường hàn một bên hay 2 bên.
+ Hàn nẹp (ốp): Để hai thanh thép cần nối thẳng trục, đối đầu nhau và cách nhau một
đoạn a (2cm ≤ a ≤ 0,5d), dùng hai thanh thép có cùng đường kính. Chiều dài đoạn ốp chính là
chiều dài đường hàn, phụ thuộc vào đường hàn một bên hay 2 bên.
+ Hàn máng lót: Cũng tương tự như hàn nẹp nhưng thay các thanh nẹp bằng một máng
tôn (hay thép góc) và chiều dài đường hàn phải ≥ 10d, dùng để hàn cốt thép có đk lớn từ 20-
40mm.
7. Phân tích đặc điểm và tính chất các loại vật liệu dùng trong bêtông? Trình bày cách
trộn bêtông bằng máy? Phân tích tóm lược các vấn đề khi đổ bêtông?
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 21 -
7.1. Vật liệu dùng trong bêtông
1. Xi măng: Ximăng là chất kết dính trong bêtông. Khi đổ bêtông, ximăng kết hợp với
nước tạo thành vữa bao bọc quanh các hạt cốt liệu và lấp đầy lỗ rỗng giữa các lỗ đó. Sau khi
đông cứng, vữa xi măng gắn chặt các hạt cốt liệu tạo thành khối liên tục và rắn chắc. Khi sử
dụng cần lưu ý: Ximăng đưa về công trường phải đúng số hiệu, đúng mác thiết kế, mỗi đợt
đều phải có giấy chứng nhận phẩm chất ximăng, cần lấy mẫu kiểm tra tính đồng đều khi giãn
nở thể tích, xac định độ dẻo tiêu chuẩn và thời hạn đông kết của ximăng theo tiêu chuẩn hiện
hành. Trong những trường hợp sau nhất thiết phải kiểm tra cường độ của ximăng ở công
trường.
+ Khi lô ximăng đã được bảo quản quá 3 tháng kể từ ngày sản xuất.
+ Nếu nghi ngờ về cường độ ximăng không phù hợp với chứng nhận của nhà máy sản
xuất ximăng.
+ Để sử dụng cường độ ximăng tương ứng với cường độ sản xuất của nó.
2. Cốt liệu:
a) Cốt liệu nhỏ: Cốt liệu nhỏ dùng cho bêtông thường là cát có đường kính dưới 5mm, là
hỗn hợp thiên nhiên của các loại nham thạch rắn và chắc (thạch anh, trường thạch) hay cát
nhân tạo được nghiền từ những loại nham thạchh rắn và chắc.
Cát dùng để chế tạo bêtông là cát vàng sạch, ít lẫn tạp chất, đúng cấp phối và phải đảm
bảo những yêu cầu sau:
+ Không lẫn những hạt sỏi, đá dăm có kích thước lớn hơn 1 mm, những hạt có kích
thước từ 5-10 mm lẫn trong cát không quá 5% trọng lượng (trường hợp đặc biệt có thể lẫn đến
10%).
+ Không lẫn nhiều bụi, bùn và đất sét hàm lượng này không vượt quá 3% trọng lượng,
nếu vượt quá qui định phải sàng hoặc rữa để loại bớt.
+ Hàm lượng mica trong cát không vượt quá 1% trọng lượng.
+ Có thể dùng cát hạt mịn (cát triền sông, ven biển) để chế tạo bêtông nhưng phải tuân
thủ những yêu cầu riêng đối với loại vật liệu này.
+ Bãi chứa cát phải khô ráo, đổ thành từng đống để tiện sử dụng, đống cát ngoài trời phải
che đậy để tránh gió bay, mưa trôi và lẫn đất.
b) Cốt liệu lớn: Cốt liệu lớn thường dùng là sỏi hoặc đá dăm, trong trường hợp đặc biệt
có thể dùng sỏi lẫn cát có trong thiên nhiên mà không cần sàn riêng cát với đá.
Đá để chế tạo bêtông là đá dăm nghiền đập từ đá thiên nhiên, sỏi dăm nghiền đập từ sỏi
và sỏi cuội thiên nhiên, không được dùng sỏi bị phong hóa. Sỏi, đá phải đúng cấp phối và
đúng các yêu cầu sau:
+ Sỏi, đá phải sạch, không lẫn bùn, đất, rác, lá cây gỗ mục.
+ Tỷ lệ những hòn dẹt, hòn thoi không quá 15%.
+ Tỷ lệ đất sét, phù sa không quá 2% khi dùng cho bêtông có mác trên 150, không quá
3% cho bêtông mác 100-150.
+ Tỷ lệ các chất lưu huỳnh không quá 1% (tính theo trọng lượng).
+ Lượng nham thạch xấu trong sỏi đá không quá 10% (tính theo trọng lượng). Riêng
bêtông ở vùng nước thay đổi thì không vượt quá 5%. Trong sỏi, đá không được lẫn đất sét
cục.
3. Nước: Nước dùng để rửa cốt liệu, trộn bêtông và bảo dưỡng bêtông phải là nước sạch,
để không ảnh hưởng xấu đến thời gian ninh kết và rắn chắc của bêtông và không gây ăn mòn
cốt thép. Thông thường các nguồn nước uống được đều có thể dùng cho bêtông được. Không
dùng nước thải từ các nhà máy, nước bẩn từ hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước hồ ao có
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 22 -
nhiều bùn, rong tảo, nước có váng dầu mỡ, nước sông có nhiều phù sa để trộn bêtông. Về mặt
kỹ thuật nước phải đạt các yêu cầu sau:
+ Độ pH: 4 ≤ pH ≤ 12,5. Nếu pH <4 tức là độ axít quá lớn sẽ ảnh hưởng đến độ đông
cứng của ximăng và sự liên kết giữa vữa ximăng và các cốt liệu.
+ Lượng SO
4
của các hợp chất sunfat ≤ 2,7 gam/1 lít nước, các chất muối ≤ 5 gam/1 lít
nước. Nếu lượng SO
4
và muối nhiều quá qui định thì bêtông có thể bị ăn mòn và dần bị phá
hoại.
+ Nước biển không dùng để trộn bêtông được. Tuy nhiên đối với các công trình tiếp xúc
với nước biển thì có thể dùng nước biển để trộn bêtông nhưng lượng muối ≤ 35 gam/1 lít
nước
4. Phụ gia: Để tiết kiệm ximăng và cải thiện các đặc tính kỹ thuật của hỗn hợp bêtông
người ta cho thêm vào bêtông các chất phụ gia làm tăng nhanh hay làm chậm đi quá trình
đông cứng của bêtông, các chất hóa dẻo hoặc các chất gia khí. Các loại phụ gia sử dụng phải
có chứng chỉ kỹ thuật được các cơ quan quản lý nhà nước công nhận. Khi sử dụng phụ gia cần
tuân theo các chỉ dẫn của nhà sản xuất.
7.2 Trộn bêtông bằng máy:
+ Máy trộn bêtông thường có 2 loại: loại có thùng trộn nghiêng đổ đổ được, dung tích từ
100-150 lít, và loại có thùng trộn không nghiêng đổ được, có dung tích 300, 400 đến 1200 lít.
+ Năng suất của máy trộn bêtông tính theo công thức:
N =
1000
K.K.n.e
21
(m
3
/h)
Trong đó: N: năng suất của máy trộn (m
3
/h).
e: dung tích thùng trộn
n: số cối trộn trong 1 giờ
K
1
: hệ số thành phẩm, K
1
= 0,65-0,72, thường lấy K
1
= 0,67
K
2
: hệ số sử dụng thời gian cho máy, K
2
= 0,9-0,95
Thời gian chu kỳ làm việc của một cối trộn phụ thuộc vào dung tích của máy, độ sụt của
vữa, chu kỳ làm việc của máy trộn bao gồm:
- Đổ cốt liệu và ximăng vào cối.
- Quay cối để trộn.
- Quay nghiêng cối để trút vữa bêtông ra.
- Trút hỗn hợp vữa.
- Quay trở về vị trí cũ.
+ Cách trộn:
- Thể tích vật liệu đưa vào thùng trộn phải phù hợp với dung tích qui định của máy,
không nên quá 10% dung tích qui định.
- Đầu tiên cho máy chạy không tải một vài vòng rồi đổ 15-20% lượng nước vào thùng,
sau đó đổ vật liệu vào thùng trộn (bằng thùng tiếp liệu) đồng thời đổ dần và liên tục phần
nước còn lại và trộn đến khi xong.
Đổ vật liệu khô vào thùng tiếp liệu theo thứ tự: Đổ một phần đá, đổ cát, đổ ximăng cuối
cùng đổ nốt lượng đá còn lại lên trên.
- Thời gian ít nhất để trộn đều một mẻ bêtông ở máy trộn (kể từ lúc đổ toàn bộ vật liệu
vào máy đến lúc bắt đầu đổ bêtông ra) được xác định theo đặc trưng kỹ thuật của thiết bị dùng
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 23 -
để trộn. Trường hợp không có các thông số kỹ thuật thì thời gian ít nhất để trộn đều một mẻ
bêtông có thể tham khảo bảng 2.3
Bảng 2.3: Thời gian trộn hỗn hợp bêtông (phút)
Độ sụt bêtông
Dung tích máy trộn (lít)
< 500 500 - 1000 > 1000
< 10
10 - 50
> 50
2
1,5
1,0
2,5
2
1,5
3
2,5
2
Theo kinh nghiệm: để bêtông đạt được các tính chất cần thiết thường cho máy trộn quay
khoảng 20 vòng.
- Thời gian trộn bêtông khô kéo dài hơn bêtông dẻo nhưng không quá 5 phút.
- Trong quá trình trộn để tránh vữa ximăng bám dính vào thành trộn, cứ sau 2 giờ làm
việc cần đổ vào thùng trộn toàn bộ cốt liệu lớn và nước của một mẻ trộn và quay máy trộn
khoảng 5 phút. Sau đó cho cát và ximăng vào trộn tiếp theo thời gian đã qui định.
- Khi trộn bêtông ở hiện trường cần lưu ý: Nếu dùng cát ẩm thì lượng cát tăng lên, nếu độ
ẩm cát tăng lên 3% thì lượng cát tăng lên 25-30% và lượng nước giảm đi. Việc hiệu chỉnh
thành phần bêtông tại hiện trường theo nguyên tắc không làm thay đổi tỷ lệ N/X của thành
phần bêtông đã thiết kế.
7.3. Các vấn đề khi đổ bêtông:
a) Chỉ dẫn chung:
+ Trước khi đổ bêtông cần kiểm tra lần cuối cùng ván khuôn, hệ thống đà giáo, sàn thao
tác, cốt thép, chiều dày lớp bêtông bảo vệ, các bộ phận chôn sẵn, dọn vệ sinh, sửa chữa các
khuyết tật, tưới nước mặt ván khuôn (nếu là ván khuôn gỗ)
Khi đổ bêtông lên lớp bêtông khô đã đổ trước đó thì phải làm sạch bêtông, tưới lên trên
một lớp hồ ximăng rồi mới đổ bêtông mới vào.
Phải có kế hoạch cung ứng đủ vữa bêtông để đổ liên tục trong một ca, một kíp.
+ Khi đổ bêtông phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép, ván khuôn và chiều dày
lớp bêtông bảo vệ cốt thép.
+ Không được đặt các vật khác lên cốt thép, muốn đi lại trong vùng đổ bêtông phải bắc
cầu , cầu không được chạm vào cốt thép. Tránh đổ bêtông va chạm vào ván khuôn và cốt
thép.
b) Chiều cao đổ bêtông: Để tránh hiện tượng phân tầng, khi đổ phải giữ hướng rơi thẳng
đứng và giảm chiều cao rơi tự do. Thông thường chiều cao rơi tự do không được quá 1,5 đến
2m. Trường hợp quá cao phải có máng dẫn hoặc ống vòi voi cho bêtông tuôn xuống đều.
c) Chiều dày đổ bêtông: Chiều dày lớp đổ bêtông phụ thuộc vào năng suất trạm trộn,
khoảng cách vận chuyển, khả năng đầm, điều kiện khí hậu, kích thước của kết cấu
Bảng 2.6: Chiều dày lớn nhất cho phép của mỗi lớp đổ bêtông.
Phương pháp đầm Chiều dày lớn nhất (cm)
1. Đầm trong (đầm dùi) 1,25 chiều dài phần công tác của đầm
2. Đầm mặt (đầm bàn)
- Kết cấu không có cốt thép và kết cấu có cốt
thép đơn
20
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 24 -
- Kết cấu có cốt thép kép 12
3. Đầm thủ công 20
Chiều dày đổ bêtông phải đảm bảo cho khâu đầm bêtông được tốt, làm cho bêtông đặc
chắc. Nếu chiều dày quá lớn, nhiều chỗ không được đầm tới hay bỏ sót, bêtông sẽ bị rỗng, rỗ,
không đạt cường độ và không đồng nhất. Vì vậy khi đổ bêtông thành đống cao, cần phải san
ra rồi mới đầm, nói chung chiều dày của lớp đổ bêtông không được quá những trị số ghi trong
bảng 2.6.
d) Mạch ngừng thi công: Bêtông phải đổ liên tục cho đến khi hoàn thành một kết cấu.
Khoảng thời gian tạm ngừng cho phép trong khi đổ bêtông mà không ảnh hưởng đến chất
lượng bêtông có thể tham khảo bảng sau:
Bảng 2.7: Thời gian tạm ngừng cho phép khi đổ bêtông không có phụ gia (phút).
Nhiệt độ trong khi đổ bêtông Ximăng Pooclăng Ximăng Puzơlan
> 30
20 - 30
10 - 20
60
90
135
90
120
180
Trường hợp vì lý do kỹ thuật kết cấu không cho phép đổ liên tục, hoặc vì lý do tổ chức
không đủ diều kiện để đổ bêtông liên tục, người ta phải đổ bêtông có mạch ngừng, nghĩa là đổ
lớp bêtông sau khi lớp bêtông trước đã đông cứng (Đối với bêtông không cốt thép thì phải sau
12 giờ mới được đổ tiếp, đối với bêtông có cốt thép thì phải đợi bêtông đạt cường độ 12÷25
kg/cm
2
mới được tiếp tục đổ, theo kinh nghiệm thì mùa đông là sau 3÷5 ngày, mùa hè sau 1÷2
ngày). Những chỗ ngừng được bố trí nhất định gọi là mạch ngừng thi công.
Mạch ngừng thi công phải đặt ở vị trí mà lực cắt và mô men uốn tương đối nhỏ, đồng thời
phải vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu, hoặc những nơi bị bắt buộc dừng do
tổ chức thi công. Cụ thể trên các kết cấu, vị trí mach ngừng được bố trí như sau:
+ Cột: bố trí ở mặt trên móng, ở chân dầm, chân vai đỡ dầm cầu trục, mặt trên dầm cầu
trục
+ Trụ chống và xà chéo: bố trí ở mặt dưới hay mặt trên của bộ phận gối đỡ nằm ở góc
giữa trụchống và xà chéo.
+ Dầm: ở cách mặt dưới bản 2-3cm, ở mặt dưới của gối đỡ.
+ Bản: bố trí ở bất kỳ vị trí nào sao cho hướng mạch ngừng song song với cạnh nhỏ của
bản.
+ Sàn sườn:
- Nếu hướng đổ bêtông song song dầm phụ thì bố trí trong khoảng 1/3 đến 2/3 nhịp dầm
phụ.
- Nếu hướng đổ bêtông song song dầm chính thì bố trí trong khoảng 1/3 đến 2/3 nhịp dầm
chính.
+ Các kết cấu phức tạp: vị trí mạch dừng phải có thiết kế qui định.
e) Xử lý mạch ngừng thi công: Khi đổ bêtông có mạch ngừng thi công thì phải xử lý sao
cho lớp bêtông mới bám chặt vào lớp bêtông cũ để đảm bảo tính liền khối của kết cấu, tiến
hành như sau:
+ Đợi bêtông đạt cường độ 25 kg/cm
2
mới đổ tiếp.
+ Trước khi đổ bêtông phải vệ sinh mạch ngừng, dùng bàn chải sắt chải sạch những màng
vữa trên mặt, làm nhám mặt bêtông cũ, tấy sạch những vết bẩn, dầu mỡ, bùn đất sau đó
dùng nước xối rửa và tưới ẩm toàn bộ mặt bêtông cũ, tưới mước ximăng để tăng sự dính kết.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI MÔN KTTC – LIÊN THÔNG TCCN LÊN CĐ – XD DD&CN - 25 -
+ Khi đổ bêtông phải tiến hành đầm kỹ để đảm bảo tính liền khối của kết cấu. Sau 3 đến
4 giờ, khi bêtông đã se mặt thì bắt đầu tưới nước và giữ cho bêtông ẩm thường xuyên, tránh
co ngót và nứt tách giữa lớp bêtông cũ và mới.
g) Đầm bêtông: Đầm bêtông là làm cho hỗn hợp bêtông được đặc chắc, bên trong không
có lỗ rỗng.
Yêu cầu khi đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian. Nếu đầm không đủ
thời gian thì bêtông không được lèn chặt, có thể bị rỗng rỗ; ngược lại nếu đầm nhiều quá thì
bêtông bị nhão ra, xảy ra hiện tượng phân tầng.
Đầm bêtông có thể tiến hành bằng tay hay bằng máy.
* Đầm bêtông bằng tay:
+ Dụng cụ đầm tay thường dùngđầm gang nặng từ 8 đến 10 kg, kết hợp với que sắt
đường kính 12mm; đầm gỗ, xà beng, gậy chọc bằng tre đặc.
+ Trước khi đầm phải san bằng lớp vữa mới đổ rồi đầm, đầm đều tay, không đầm mạnh
quá sẽ ảnh hưởng đến ván khuôn và cốt thép.
+ Khi bêtông phải đổ làm nhiều lớp thì phải chọc que đầm sâu xuống lớp dưới 5cm để
đảm bảo các lớp liên kết với nhau. Ở xung quanh ván khuôn nên dùng bàn xoa hay que tre
xăm sát ván khuôn và gõ nhẹ ở bên ngoài ván khuôn để tránh bị rỗ mặt. Đầm đến khi mặt
bêtông bắt đầu nổi lên một lớp ximăng thì dừng.
Phương pháp đầm tay chỉ dùng cho những công trình nhỏ và không có đầm máy.
* Đầm bêtông bằng máy:
+ Máy đầm bêtông làm việc theo nguyên lý chấn động, khi máy gây chấn động làm cho
lực ma sát (hay lực dính) giữa các hạt cốt liệu giảm đi, do đó chúng được lắng xuống và lèn
chặt lên nhau, tao nên độ đặc chắc cho hỗn hợp bêtông. Đồng thời cũng do chấn động, vữa
ximăng cát sẽ nổi lên bề mặt hoặc dồn ra mặt ván khuôn tạo thành một lớp bọc chắc chắn
tránh được sự xâm nhập của môi trường làm gỉ cốt thép.
+ Phương pháp đầm bằng chấn động có các ưu điểm:
- Sử dụng được các loại vữa bêtông khô nên tiết kiệm được lượng ximăng từ 10 đến 15%,
từ đó độ co ngót của bêtông giảm, cường độ, tính chống thấm và khả năng chống xâm thực
đều tăng.
- Giảm công lao động so với đầm tay tới 2 lần.
- Bêtông nhanh đạt cường độ nên rút ngắn được thời gian tháo dỡ ván khuôn.
+ Các loại đầm chấn động thường dùng: đầm chấn động trong (đầm dùi), đầm chấn động
ngoài (đầm cạnh) và đầm chấn động mặt (đầm bàn). Tùy theo kích thước, hình dáng kết cấu,
độ dày của cốt thép mà chọn loại đầm phù hợp.
+ Khi đầm bêtông bằng máy phải tuân theo các qui định sau:
- Chiều dày mỗi lớp đổ bêtông để đầm không được vượt quá trị số quy định.
- Khi đầm các kết cấu có chiều dày lớn hơn 20cm, hoặc ở nơi có diện đổ bêtông hẹp thì
dùng đầm dùi. Mỗi bước của đầm a ≥ 1,5r; với r là bán kính ảnh hưởng của đầm (r = 20 ÷
60cm). Dừng đầm khi thấy bêtông trên bề mặt đầm phẳng, vữa ximăng nổi đều, các góc kín,
nếu thấy có nhiều gợn nước có vòng tròn đồng tâm quanh đầm dùi hoặc nước đọng thành
vũng thì hỗn hợp bêtông đã bị phân tầng. Thời gian đầm một chỗ là 20 ÷ 40 giây. Khi di
chuyển đầm từ vị trí này sang vị trí khác phải rút từ từ, không được tắt động cơ để tránh để
lại các lỗ rỗng trong bêtông đã đầm.
- Khi đầm các kết cấu phẳng có độ dày nhỏ hơn 20cm nên dùng đầm mặt. Khi đầm phải
kéo từ từ, vệt đầm này đè lên vệt đầm kia từ 5 ÷ 10cm, đầm theo hai chiều vuông góc với
nhau. Thời gian đầm một chỗ là 30 ÷ 50 giây.