Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

báo báo thực tập tại bệnh viện nguyễn tri phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.29 MB, 46 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
PHẦN I:
GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
1.1. Giới thiệu về bệnh viện:
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tọa lạc số 468, Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận
5, Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích mặt bằng là 24.073 m
2
. Là một
bệnh viện công lập đa khoa trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện được xây dựng và khánh thành vào tháng 3 năm 1907 với tên gọi
“Dưỡng đường miễn phí”.
- Năm 1919, bệnh viện được xây thêm một số phòng và đổi tên thành “Bệnh
viện Quảng Đông”.
- Năm 1965, bệnh viện được xây kiên cố và hiện đại.
- Năm 1978, bệnh viện chính thức đổi tên thành “Bệnh viện Nguyễn Tri
Phương”.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
- Hiện nay, bệnh viện Nguyễn Tri Phương có đầy đủ các khoa lâm sàng và đã
trang bị được các máy móc hiện đại, các trang thiết bị chuẩn đoán đồng bộ
như: Siêu âm, nội soi các loại, máy LED, CT Scan, MRI 1.5 Tesla, video điện
não, hệ thống định vị phẫu thuật thần kinh, vi sinh - sinh học phân tử,…, đã
góp phần nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh, tạo được niềm tin yêu
trong xã hội. Đây là bệnh viện hạng nhất đang được xây dựng mở rộng và
nâng cấp.
- Bệnh viện được phong tặng Huân chương lao động hạng 2 (2004), ISO
9001:2000 (2005).


- Là bệnh viện đầu tiên có Khoa Nội tiết của thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách
chương trình phòng chống Đái tháo đường của thành phố.
1.2. Đặc điểm tổ chức - hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện
1.2.1. Chức năng - Nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng nhất
a) Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh
- Bệnh viện tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội
trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định.
- Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại
địa phương. Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y
khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu; khám giám định pháp y khi
cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
b) Đào tạo cán bộ
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ Y tế ở bậc trên đại học, đại
học và trung học. Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực
hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện.
c) Nghiên cứu khoa học
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
- Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc người
bệnh.
- Kết hợp các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh
viện.
d) Chỉ đạo tuyến
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo bệnh viện tuyến dưới phát
triển khoa học kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều
trị.

- Kết hợp bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc
sức khỏe ban đầu trong khu vực.
e) Phòng bệnh
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ sở Y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch.
f) Hợp tác quốc tế
- Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà
nước.
- Hiện nay, bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang hợp tác tốt với các viện trưởng
trong nước.
g) Quản lí kinh tế Y tế
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm
chỉnh quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hoạch
toán chi phí tài khám bệnh, chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ Y tế: Viện phí, bảo hiểm Y tế, đầu tư
nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
1.2.2. Các phòng ban của bệnh viện
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương hiện có các phòng ban như sau:
STT KHOA PHÒNG
1 Phòng Tổ chức cán bộ
2 Phòng Tài chính kế toán
3 Phòng Hành chánh Quản trị
4 Phòng Điều dưỡng
5 Phòng Vật tư Trang thiết bị
6 Phòng Chỉ đạo tuyến

7 Phòng Kế hoạch tổng hợp
8 Khoa Xét nghiệm
9 Khoa Nội tiêu hóa
10 Khoa Nội cơ xương khớp
11 Khoa Nội thận – Tiết niệu
12 Khoa Nội thần kinh
13 Khoa Nội tổng hợp
14 Khoa Nội tiết
15 Khoa Ngoại Tổng hợp I
16 Khoa Ngoại Tổng hợp II
17 Khoa Ngoại Thần kinh
18 Khoa Phụ sản
19 Khoa Nhi
20 Khoa Liên chuyên khoa
21 Khoa Lão
22 Khoa Cấp cứu
23 Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc
24 Khoa Khám bệnh
25 Khoa Y học cổ truyền – Vật lý trị liệu – Phục hồi
chức năng
26 Khoa Chống nhiễm khuẩn
27 Khoa Giải phẩu bệnh lý
28 Khoa Dược
29 Khoa Nội hô hấp
30 Khoa Chẩn đoán hình ảnh
31 Khoa Dinh dưỡng
32 Khoa Nội tim mạch
1.2.3. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Nguyễn Tri Phương
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương

Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
1.2.4. Khoa xét nghiệm của bệnh viện
- Có các phòng : VI SINH, SINH HÓA VÀ HUYẾT HỌC.
- Phòng vi sinh ở khoa xét nghiệm là nơi nhận mẫu và trả kết quả đa khoa. Tất
cả mẫu sẽ được chuyển sang phòng vi sinh khác đối diện bệnh viện ( ĐƠN VỊ
XÉT NGHIỆM VI SINH KỸ THUẬT CAO).
- Ngoài ra còn có phòng xét nghiệm nước tiểu, phòng ngoại chẩn ( Nơi lấy
máu, trả kết quả đa khoa, nhận bệnh phẩm của trại, trả kết quả cho trại).
- Trưởng khoa xét nghiệm là Bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Ninh.
- Nhân viên của Khoa làm việc theo lịch được sắp xếp sẵn của cô Lê Thị Thu
Thủy.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
PHẦN 2:
NỘI DUNG THỰC TẬP
2.1. Ngoại chẩn ( Lần 1: Từ 7/3/2011 đến 18/3/2011
Lần 2: Từ 13/6/2011 đến 24/6/2011)
- Được rèn luyện kỹ năng lấy máu.
- Biết được các loại ống máu dùng cho các xét nghiệm.
o Ống nắp xanh dương:
 Chất chống đông EDTA.
 Dùng làm xét nghiệm: Huyết đồ,
tuyến giáp, HbA1C, test nhanh

HIV, HBsAg, VDRL, NH
3
,…
o Ống nắp xanh lá:
 Chất chống đông CITRATE.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
 Dùng làm xét nghiệm: TQ, TCK, Fibrinogen, D-Dimer.
o Ống nắp đỏ:
 Không có chất chống đông có các
hạt nhựa.
 Dùng làm xét nghiệm: Sinh hóa –
Miễn dịch.
o Ống nắp xám:
 Chất chống đông Sodium
Flouride.
 Dùng làm xét nghiệm: Đường,
Lactat.
o Ống nắp đen, thể tích 2ml:
 Chất chống đông CITRATE.
 Dùng làm xét nghiệm: Máu lắng.
- Thứ tự ưu tiên khi bơm máu vào ống.
Ống nắp đen → ống nắp xanh lá → ống nắp xám → ống nắp xanh
dương → ống nắp đỏ
- Sau khi nhận phiếu chỉ định, phiếu xét nghiệm từ bệnh nhân, các việc phải
làm:
o Gọi bệnh nhân vào.
o Tùy theo xét nghiệm lấy ống thích hợp.

o Đối với xét nghiệm đường, mỡ phải hỏi kỹ bệnh nhân đã ăn gì chưa,
nếu chưa ăn thì mới lấy máu, đối với bệnh nhân ăn rồi phải hẹn lại vào
ngày khác.
o Lấy máu bệnh nhân.
o Khi bơm máu vào ống, phải kiểm tra lại tên, tuổi bệnh nhân, bơm máu
vào thành ống để tránh máu bị tiêu huyết, đối với ống máu lắng, ống
nắp xanh lá phải bơm máu đúng thể tích.
o Viết giấy hẹn cho bệnh nhân.
o Đem mẫu máu vào trong.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
o Nhận lại giấy hẹn và trả kết quả xét nghiệm.
2.2. Vi sinh ( Thời gian từ 21/3/2011 đến 1/4/2011)
- Thành thạo trong việc làm phết nhuộm, nhuộm Gram, nhuộm kháng acid.
- Thực hiện kỹ thuật định danh vi khuẩn:
o Cấy.
o Biết thêm về cách phân tích mẫu.
o Làm TNSH, đặt kháng sinh đồ.
o Định danh vi khuẩn, đọc kết quả kháng sinh đồ.
- Ngoải những kiến thức đã học còn được cung cấp thêm nhiều kiến thức mới.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
2.2.1. Mẫu đàm
Cấy trên các loại môi trường:
• BA: Sheep Blood Agar: Môi trường dinh dưỡng tất cả vi khuẩn đều mọc.
• CAHI:

• MC: Maconkey Agar: Môi trường chuyên biệt chỉ có trực khuẩn Gram âm mọc
(Acinetobacter / Pseudomonas).
- Nấm: Trên môi trường BA, CAHI: Khô, đục.
- Moraxella: Là cầu khuẩn Gram (-), trên BA: Vàng, bở như khoai tây.
2.2.2. Mẫu mủ
- Cấy trên BA và MC.
- Nếu là: Cầu khuẩn Gram (+) tiêu huyết β → Staphycoccus aureus,
Streptococci.
Trực khuẩn Gram (-) → Pseudomonas, E.coli.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
2.2.3. Mẫu máu
- Môi trường cấy máu: BHI, TSB.
- Theo dõi cấy máu.
o Chai cấy máu được đặt trong tủ ấm 35
o
C hay 37
o
C và theo dõi trong 5-
7 ngày. Với chai cấy máu 2 pha, mỗi ngày phải quan sát mặt thạch của
pha đặc có vi khuẩn mọc hay không. Nếu không có thì tráng pha lỏng
lên pha đặc. Có một số vi khuẩn rất dễ bị ly giải sau khi mọc trên môi
trường lỏng như Streptococcus pneumoniae hay khó mọc thành nhóm
trên pha đặc như Streptococci, vì vậy phải cấy mù lên mặt thạch
(Thạch máu hay thạch nâu) → ủ tủ ấm (CO
2
hay bình nến), sau khi ủ
chai cấy máu qua đêm hoặc 24 giờ.

HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
o Bất kì lúc nào phát hiện có dấu hiệu vi khuẩn mọc ( Trên pha đặc có
khúm vi khuẩn mọc) hay nghi ngờ vi khuẩn mọc tiến hành cấy phân
lập ngay, tốt nhất là thạch nâu có bổ sung XV( CAXV = Chocolate
Agar Isovitex) nếu không cấy trong BA, CA và làm phết nhuộm Gram
khảo sát trực tiếp. Nếu kết quả có vi khuẩn thì làm kháng sinh đồ từ
chai máu, pha đặc có vi khuẩn mọc → định danh + kháng sinh đồ.
o Sau mỗi ngày phải cấy mù để chắc chắn không có vi khuẩn mọc trong
chai cấy máu trước khi trả lời kết quả cấy máu âm tính.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
2.2.4. Mẫu nước tiểu
- Cấy trên môi trường Uri select 4.
- Kết quả:
o Hồng: ECO.
o Xanh: KLP/ EFA.
o Cam nâu: Proteus.
o Trắng: Các loại khác.
• Cấy 1 µl → ? CFU / ml
- VK ≥ 10
5

CFU/ ml → Nhiễm trùng tiểu.
- 10
5


> VK > 10
4

CFU/ ml → Nghi ngờ nhiễm trùng tiểu / Nhiễm trùng tiểu
kinh niên.
- VK < 10
4

CFU/ ml → Không có nhiễm trùng tiểu.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
2.2.5. Mẫu phân
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
2.2.6. Mẫu huyết trắng
- Làm tiêu bản khảo sát trực tiếp.
- Nhuộm Gram.
2.2.7. IDS 14 GNR: Hệ thống định danh trực khuẩn Gram âm, dễ mọc.
- Là hệ thống gồm 14 thử nghiệm sinh hóa bao gồm:
1. Đĩa giấy Oxidase: Thực hiện thử nghiệm Oxidase.
2. Bản nhựa 10 giếng chứa 10 loại đĩa giấy thực hiện 11 thử nghiệm sinh hóa.
Giếng số Kí hiệu Thử nghiệm sinh hóa
1 GLU Lên men Glucose
2 NIT Khử Nitrate → Nitrite
3 ONPG Thủy giải ONPG

4 URE Sinh Urease
5 PAD Phenyl Alanine Deaminase
6 CIT Sử dụng Citrate
7 ESC Thủy giải Esculin
8 H
2
S Sinh H
2
S
IND Sinh Indol
9 VP Voges – Proskaues
10 MLO Sử dụng Malonate
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
3. Môi trường Lysin Decarboxylase (LDC) thực hiện thử nghiệm LDC.
4. Môi trường Motility (MOB) thực hiện thử nghiệm di động.
5. Thuốc thử sinh hóa ( Tìm Nitrite, FeCl3, Kovac, KOH, α - Napthtol) thực
hiện thử nghiệm NIT, PAD, IND, VP.
- Qui trình thực hiện định danh bằng IDS 14.
- Đọc kết quả:
o Thử nghiệm sinh hóa trong bảng nhựa.
Giếng số Kí hiệu Thuốc thử thêm Kết quả thử nghiệm
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
vào (+) (-)
1 GLU Vàng Tím

2 NIT Tìm Nitrite Đỏ/ hồng Vàng nhạt
3 ONPG Vàng nhạt Không màu
4 URE Đỏ cánh sen Vàng/ đỏ nhạt
5 PAD FeCl
3
Xanh lá Vàng nhạt
6 CIT Xanh biển Xanh lá/ vàng
7 ESC Đen Không đen
8 H
2
S Đen Đen
IND Kovac Đỏ bề mặt Vàng bề mặt
9 VP KOH + α - Napthtol Đỏ Vàng nhạt
10 MLO Xanh biển Xanh lá/ Vàng
o Thử nghiệm trong môi trường LDC.
 Môi trường có Vi khuẩn mọc và có màu tím: (+).
 Môi trường có màu vàng hoặc có màu vàng tím: (-).
o Thử nghiệm trong môi trường di động (MOB).
 Vi khuẩn mọc có màu đỏ lan rộng ra khỏi đường cấy: (+).
 Vi khuẩn mọc theo 1 đường thẳng đứng, có màu đỏ theo đường
cấy: (-).
Kết quả đọc được sẽ được ghi vào phiếu.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm

2.3. Phát máu ( Lần 1 từ 4/4/2011 đến 15/4/2011
Lần 2 từ 16/5/2011 đến 27/5/2011)
2.3.1. Xác định nhóm máu hệ ABO, Rhesus bằng kỹ thuật dùng anti và kỹ thuật Gel
- Kỹ thuật dùng anti như đã được học.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
- Kỹ thuật Gel
o Yêu cầu về thiết bị.
1. ID _ Dispenser: Hệ thống pha loãng.
2. Pipette.
3. Đầu cone sử dụng cho pipette.
4. Các ống nghiệm dùng để pha loãng.
5. ID _ Working table.
6. ID _ Centrifuge 24s.
o Yêu cầu về thuốc thử
- ID _ Diluent: Dùng cho test LISS để huyền phù tế bào hồng cầu.
- Chuẩn bị mẫu máu: Chuẩn bị một dịch pha loãng hồng cầu 5% trong
ID _ Diluent 2 như sau:
1. Cho vào ống nghiệm 500 µl dung dịch ID _ Diluent 2.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
2. Thêm 50 µl máu toàn phần hay 25 µl dịch lắng hồng cầu, lắc nhẹ.
3. Để khoảng 10 phút ở nhiệt độ phòng.
o Quy trình xét nghiệm.
- Không sử dụng các ID - Card có dấu hiệu khô, có bọt khí hay tấm
kim loại bị hư.

1. Đánh dấu ID - Card bằng tên hay số của bệnh nhân, bóc bỏ tấm
nhôm ra khỏi 3 ống đầu tiên.
2. Thêm 10 µl dịch pha loãng tế bào hồng cầu 5%.
3. Ly tâm ID - Card trong 10 phút.
4. Đọc và báo cáo kết quả.
- Khi xác định nhóm máu thực hiện kỹ thuật Gel trước vì nó mất thời
gian hơn, trong lúc ly tâm Gel Card ta dùng kỹ thuật anti.
- Sau đó vô sổ kết quả dùng anti, chờ Gel Card kiểm tra lại kết quả.
Phải luôn kiểm tra tên trên ống máu và Gel Card để tránh sự nhầm
lẫn.
2.3.2. Test nhanh HIV, HBsAg, VDRL
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
- Ba xét nghiệm thường được thực hiện đối với thai phụ.
- Quay ly tâm ống máu( Có thể cho máu toàn phần vào test nhưng để dễ đọc kết
quả nên ta dùng huyết thanh).
- Viết tên bệnh nhân lên test.
- Hút 50 µl huyết thanh cho vào test ( Kiểm tra tên bệnh nhân trên ống máu và
trên test).
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
- Thứ tự cho huyết thanh vào test
VDRL → HIV → HbsAg.
- Đợi khoảng 10- 15 phút và đọc kết quả.
- Kết quả phải được vô sổ và test được kiểm tra mỗi ngày.
2.3.3. Phát máu

- Thực hiện chứng nghiệm phù hợp ( Trong môi trường nước muối và môi
trường antiglobulin).
1. Thuốc thử: Dung dịch NaCl 0,9% huyết thanh Antiglobulin, huyền dịch
hồng cầu 2- 4% của bệnh nhân và túi máu, máy quay li tâm.
2. Mẫu thử: 2ml máu kháng đông EDTA.
3. Kỹ thuật: Tiến hành trên 3 phần: Phần chính (M), phần phụ (m) và phần tự
chứng của chai máu và bệnh nhân.
- Pha huyền dịch hồng cầu 2- 4% của máu bệnh nhân và chai máu.
- Trên 3 ống nghiệm được kí hiệu M, m, Tc rồi tiến hành như sau:
o Giai đoạn môi trường muối:
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
Phần chính Phần phụ Tự chứng
M m Tc
Bệnh nhân Huyết
tương
2 giọt 2 giọt
Hồng cầu 1 giọt 1 giọt
Chai máu Hồng cầu 1 giọt
Huyết
tương
2 giọt
 Lắc đều, quay ly tâm 1000 vòng trong 1 phút.
 Đọc kết quả nếu không ngưng kết thì qua giai đoạn sau.
o Giai đoạn môi trường antiglobulin.
 Rửa Hồng cầu các ống M, m, Tc 3 lần với dung dịch NaCl
0,9% rồi nhỏ vào các ống nghiệm 1 giọt huyết thanh.
 Antiglobulin quay ly tâm 1000 vòng trong 1 phút, đọc kết quả.

 Đọc kết quả:
1. Bất kì giai đoạn nào mà phản ứng dương tính ( ngưng kết hoặc tan máu) ở phần
chính (M) thì túi máu không truyền cho bệnh nhân.
2. Nếu ở phần phụ (m) xảy ra phản ứng dương tính nhưng phần chính (M) phản ứng âm
tính thì túi máu đó có thể truyền cho bệnh nhân nhưng số lượng truyền máu ít
(Không quá 25% thể tích máu người nhận). Tốt hơn hết là dùng hồng cầu lắng nhóm
máu đó.
- Kỹ thuật phản ứng hòa hợp máu.
(Dành cho tiểu cầu đậm đặc, huyết tương tươi đông lạnh).
o 10 µl hồng cầu bệnh nhân pha loãng với 190 µl NaCl 0,9% ( Pha
loãng 5%).
o Lấy 100 µl tiểu cầu đậm đặc ( hoặc huyết tương tươi đông lạnh) pha
với 50 µl hồng cầu bệnh nhân đã pha loãng 5% ở trên.
o Quay ly tâm hỗn hợp này 15 giây.
o Đọc kết quả:
 Không ngưng kết: Phản ứng hòa hợp.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Kim Nương
Trường ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Bộ môn xét nghiệm
 Ngưng kết: Phản ứng không hòa hợp.
- Quy trình thực hiện truyền máu.
1. Định nhóm máu hệ ABO mẫu máu của người nhận và từng đơn vị máu, thành phần
máu sẽ truyền bằng phản ứng huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu (anti).
2. Định nhóm máu hệ Rhesus mẫu máu của người nhận.
3. Thực hiện xét nghiệm hòa hợp.
3.1. Truyền máu toàn phần, khối hồng cầu (hồng cầu lắng), khối bạch cầu, làm xét
nghiệm hòa hợp trong ống nghiệm ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ
phòng, bao gồm:
- Ống 1: Giữa hồng cầu của đơn vị máu, thành phần máu với huyết thanh người

nhận.
- Ống 2: Giữa huyết tương của đơn vị máu, thành phần máu với hồng cầu
người nhận.
3.2. Truyền thành phần tiểu cầu, huyết tương.
- Làm xét nghiệm hòa hợp giữa huyết tương của đơn vị máu, thành phần máu
với hồng cầu người nhận trong ống nghiệm ở môi trường nước muối sinh lý,
nhiệt độ phòng.
4. Kiểm tra túi máu trước khi phát máu.
- Kiểm tra túi máu, thành phần máu: Phát hiện các dấu hiệu sau: Tan máu, có
cục máu đông, vẩn, vật lạ, túi máu bị rách, thủng, hiện tượng đổi màu sắc lạ.
- Kiểm tra đối chiếu các thông tin về người cho và người nhận, kết quả nhóm
máu ABO, Rh, kết quả phản ứng chéo trên phiếu dự trù máu, nhãn túi máu, số
kết quả phản ứng chéo, phiếu truyền máu.
5. Hồ sơ cấp phát máu.
- Phiếu truyền máu gửi khoa điều trị.
- Hồ sơ ghi kết quả định nhóm máu, phản ứng hòa hợp lưu tại khoa xét nghiệm.
HSTH: Nguyễn Thị Hồng Vấn Trang 25

×