Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 29 trang )

THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 1

Mục Lục

I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 3
1. Nguyên nhân hình thành. 3
2. Thi công cáp dự ứng lực. 3
a. Cáp. 3
b. Thiết bị. 3
c. Công tác lắp đặt cáp. 3
d. Công tác kéo căng cáp. 6
e. Công tác bơm vữa. 8
f. Quy trình bơm vữa. 8
g. Thử vữa. 9
II. CÔNG TRÌNH THỰC TẾ. 10
1. Giới thiệu về công trình. 10
2. Thi công sàn dự ứng lực. 11
a. Lắp dựng giàn giáo, thi công cop pha. 11
b. Bố trí thép dự ứng lực và thép cấu tạo 12
c. Đổ bê tông cho sàn. 16
d. Kéo căng cáp. 21
e. Bơm vữa. 24
Tài Liệu Tham Khảo 27
Phụ Lục Hình 28







THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 2

Lời mở đầu
iện nay, “ Tấc đất, tấc vàng” câu nói đó đúng với tình trạng hiện giờ. Với việc dân số
ngày càng tăng, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Chính vì vậy, mà
có xu hướng những thành phố lớn ngày càng đất chật người đông.
Để giải quyết một phần vấn đề, những tòa nhà chọc trời hay chung cư cao tầng
dần dần được xây lên ngày càng nhiều hơn. Trong các công trình dân dụng và công
nghiệp, thì sàn chiếm một chi phí không hề nhỏ, chính vì vậy mà các giải pháp kết cấu
được các nhà thiết kế và chủ đầu tư quan tâm là ứng dụng sàn phẳng ứng lực trước trong
kết cấu của tòa nhà, và sàn dự ứng lực trước là một giải pháp không tồi để thay thế cho
sàn bê tông cốt thép như từ trước giờ.
Qua một quá trình được sử dụng thì sàn bằng cáp dự ứng lực trước ngày càng
khẳng định được vị thế của mình, từ việc cần ít bê tông hơn, cho phép tháo coppha sớm
hơn, khoảng không gian phía trên rộng rãi hơn do sàn ít dầm hoặc không có dầm, Tạo
nên môi trường sống bền vững, thân thiện với môi trường.
Để làm được bài tiểu luận này trước tiên em xin cám ơn thầy Nguyễn Ngọc Hiếu
đã giúp chúng em có cơ hội đi thực tế, và sau đó là cám ơn hai anh khóa XD04 của trường
đã tạo điều kiện cho chúng em tham quan công trình đang xây giúp chúng em được mở
mang thêm tầm hiểu biết của mình.
Em xin chân thành cám ơn!!!





H

THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 3

I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
1. Nguyên nhân hình thành.
Trong một công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, sàn nhà là bộ phận
chiếm tỷ lệ lớn, chịu lực phức tạp và có cấu tạo rất đa dạng. Đối với công trình ít
tầng hay nhiều tầng thì giá thành chi phí cho sàn chiếm một tỷ lệ lớn. Như vậy, để
tiết kiệm chi phí cho công trình xây dựng dân dụng, giảm thời gian thi công… thì
một trong những giải pháp kết cấu được các nhà thiết kế và chủ đầu tư quan tâm
là ứng dụng sàn phẳng ứng lực trước trong kết cấu của tòa nhà.
Sàn bê tông ứng lực trước hay còn gọi là sàn không dầm được sử dụng rộng rãi tại
nhiều nước, Ở Việt Nam, đối với các công trình nhà dân thì sàn phẳng vẫn được
coi là phương pháp thi công mới lạ. Tuy nhiên, tại các công trình lớn thì việc thi
công sàn nhà này được sử dụng khá phổ biến. Việc ứng dụng sàn phẳng trong các
công trình cao tầng hiện nay phát huy nhiều ưu điểm như:
 Tạo được độ thông thoáng cho ngôi nhà, tạo được không gian trần đẹp,
 Thi công nhanh và có độ bền cao.
 Theo các chuyên gia trong ngành xây dựng thì so với bê tông cốt thép
thông thường, sàn phẳng ứng lực trước cho phép có tỷ lệ chiều cao công
trình lớn hơn.
2. Thi công cáp dự ứng lực.
a. Cáp.
Chất lượng cáp theo tiêu chuẩn ASTM A416 Grade 270Ksi hoặc chứng nhận
tương đương.
Đầu neo sống gồm có đế neo, khóa neo và nêm.
Đầu neo chết được tạo ra từ những sợi cáp trong đường cáp được đánh rối. Đầu
rối có hình củ hành với đường kính 40mm, có tác dụng làm tăng khả năng liên kết
của đầu neo chết với bê tông.

Ống gen tạo đường cáp được làm từ các tấm thép mạ màu dày tối thiểu là 0,2mm,
với gờ xoắn hình ốc. Chiều dài mỗi ống gen từ 4m đến 6m…
b. Thiết bị.
Kích thủy lực kéo cáp: có tác dụng kéo các sợi cáp trong đường cáp.
Máy bơm thủy lực: có tác dụng truyền áp lực cho kích thủy lực theo đúng lực thiết
kế, áp lực này được đo bằng đồng hồ đo áp.
Máy kích tạo đầu neo chết.
Máy trộn vữa: được thiết kế cho việc trộn và đào vữa.
Máy bơm vữa: vừa hút vữa từ máy trộn, sau đó bơm cho từng đường cáp.
c. Công tác lắp đặt cáp.
Đầu neo sống: Đế neo của đầu neo sống được gắn với khuôn neo bằng kẽm buộc.
Đuôi của đế neo được gắn ống nối đầu sống bằng kẽm buộc. Sau đó, đế neo và
khuôn neo được cố định vào ván khuôn thành của dầm sàn theo đúng cao độ và vị
trí theo bản vẽ thiết kế.
 Khi lắp đế neo, phải đảm bảo lỗ gắn vòi bơm vữa trên đế phải được lật lên
trên.
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 4

 Tại giao điểm của trục đường cáp và ván khuôn thành thì ván khuôn thành
phải được đục lỗ để cáp có thể luồn qua được.
 Trục của đế neo phải được lắp trùng với trục đường cáp. Vị trí liên kết đế neo
và khuôn neo được bịt kín bằng băng keo để không cho vữa bêtông rò rỉ vào.


Tạo đầu neo chết cho đường cáp.
 Những sợi cáp thừa ra khỏi ống nối đầu chết một đoạn 1050mm –
1150mm được đánh rối bằng kích tạo đầu neo chết.
 Đoạn cáp thừa sau khi được đánh rối gọi là đầu neo chết và có chiều dài là

1000mm ~ 1100mm.

Rải và lắp đặt đường cáp.
 Cao độ của đường cáp được đánh dấu lên trên coffa dầm dọc theo đường
cáp, việc đánh dấu thể hiện phương ngang va phương đúng và đảm bảo
đúng với bản vẽ cao độ đường cáp.
 Dùng chân chống lắp cho đường cáp theo cao độ trên bản vẽ thi công.
 Khoảng cách thông thường giữa các chân chống là 750mm tới 1000mm
hoặc theo những ghi chú khác trên bản vẽ thi công.
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 5

 Chân chống đặt trên ván khuôn đáy và được cố định vào cốt thép sàn bằng
kẽm buộc.
 Những đường cáp nằm trong dầm được kê trên thanh đỡ nằm ngang,
thanh đỡ gắn cố định vào thép đai hoặc được treo cố định vào thép chủ
phía trên.
 Tại các điểm cao nhất và thấp nhất của đường cáp thì đường cáp có thể cố
định vào lớp thép trên cùng và lớp thép dưới cùng để đạt được cao độ
thiết kế mà không cần chân chống.
 Đường cáp được cố định với chân chống bằng kẽm buộc để tránh bị di
chuyển trong quá trình đổ bêtông.
 Độ lệch của trục cáp cho phép so với bản vẽ thi công không được quá
±5mm theo phương đứng và ±100mm theo phương ngang.
 Chỉnh thẳng đường cáp bằng mắt và cố định các thanh đỡ trước khi đổ
bêtông.
Nâng các đường cáp gia công lên vị trí cần lắp đặt.
 Những đường cáp gia công sẵn sẽ được nâng lên vị trí lắp đặt bằng khung
nâng và cần cẩu tháp do nhà thầu chính cung cấp.

 Đặt đường cáp vào khung nâng một cách cẩn thận để tránh bị rơi trong khi
nâng. Nâng chậm các đường cáp lên đúng vị trí lắp đặt.
 Lấy đường cáp ra khỏi khung nâng khi lên tới vị trí lắp đặt, đặt những
đường cáp này vào đúng vị trí tập kết để chuẩn bị cho việc lắp đặt đường
cáp.
Lắp đặt neo chết.
 Sau khi rải và lắp đặt đường cáp vào đúng vị trí, Đầu neo chết được chỉnh
lại cho đúng hình dạng, vị trí và cao độ.
 Phần đầu rối ở đầu neo chết được cố định bằng kẽm buộc.
 Trục đầu neo chết phải được đặt trùng với trục của đường cáp.
Lắp van bơm vữa và vòi bơm vữa.
 Đục một lỗ có đường kính 10mm xuyên qua bề mặt ống gen của đường
cáp, đặt van bơm vữa tại vị trí này để vữa có thể đi từ ống gen ra vòi bơm
vữa hoặc ngược lại. Van bơm vữa được cố định bằng kẽm buộc và giữ chặt,
kín bằng băng keo dính.
 Van bơm vữa được đặt ở các điểm cao nhất của đường cáp, khoảng cách
giữa các van bơm vữa từ 15m đến 20m. Ngoài ra, van bơm vữa còn được
gắn tại ống nối ống gen với đầu neo chết.
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 6

 Gắn vòi bơm vữa cho tất cả các van bơm vữa của đường cáp, đầu neo sống
và đầu neo chết.
 Vị trí liên kết vòi bơm vữa và van bơm vữa được cố định bằng kẽm buộc.
 Trong trường hợp vòi bơm vữa được đặt trong cột hoặc vách cứng, vòi
bơm vữa phải được lắp đặt xuyên qua ván khuôn cột hoặc vách cứng khi
lắp đặt ván khuôn.
 Tất cả vòi bơm vữa phải được khoá chặt ngay sau khi lắp đặt để tránh vữa
bê tông có thể chui vào ống gen cáp trong quá trình đổ bêtông.

Hoàn thiện trước khi đổ bê tông
 Bảo vệ các đoạn cáp thừa ra khỏi đầu neo sống bằng ống gen.
 Kiểm tra lại mọi chi tiết để đảm bảo chất lượng trước khi đổ bêtông theo
qui trình kiểm tra lắp đặt cáp dự ứng lực.
d. Công tác kéo căng cáp.
Chuẩn bị kéo căng.
 Sau khi đổ bê tông được 48 tiếng, nhà thầu chính phải tháo ván khuôn
thành, để sau đó nhà thầu DƯL sẽ tháo khuôn neo.
 Làm sạch các vết vữa ximăng dính trên bề mặt của đế neo do quá trình đổ
bêtông.
 Kiểm tra các sợi cáp có bị khuyết tật hay không? Nếu có khuyết tật, phải
báo cáo cho nhà thầu chính hoặc tư vấn giám sát để có biện pháp xử lý.
 Lắp khoá neo vào đế neo và gắn chặt nêm cho từng sợi cáp.
 Đánh tên cho mỗi đường cáp theo bản vẽ thi công bằng sơn.
 Kiểm tra chứng chỉ kiểm định kích thuỷ lực, đồng hồ đo áp trước khi sử
dung. Nếu quá 6 tháng, kích thuỷ lực và đồng hồ đo áp phải được kiểm
định lại trước khi đem ra công trường để kéo căng. Kích thuỷ lực và đồng
hồ đo áp phải được kiểm định định kì 6 tháng 1 lần.
 Kiểm tra vận hành thử máy bơm thuỷ lực, kích kéo căng, đồng hồ đo áp,
nguồn điện, ống nối thuỷ lực để đảm bảo toàn bộ hệ thống trong tình trạng
làm việc bình thường.
 Chỉ được kéo căng cáp khi bêtông đạt được cường độ yêu cầu theo bản vẽ
thiết kế và có văn bản cho phép kéo căng của nhà thầu chính hoặc tư vấn
giám sát.
 Lực kéo và trình tự kéo phải tuân thủ theo đúng chỉ định trong bản vẽ thi
công.
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 7












Các bước kéo căng các đường cáp.
 Trước khi kéo căng kiểm tra sự làm việc của kích, đầu neo và nêm của kích
hoạt động bình thường. Kéo căng cáp được thực hiện một lần mỗi đường
cáp tròn.
 Kích được luồn qua sợi cáp, ép sát vào mặt khoá neo rồi tiến hành kéo
căng.
 Kéo khử chùng với áp lực kéo: 5 Mpa.
 Xịt sơn cho từng sợi cáp.
 Hồi kích về lại áp lực 0.0 Mpa và sau đó tiến hành kéo (với áp lực tăng
10Mpa) như sau:
Lần 01: 5 Mpa.
Lần 02: 15 Mpa. Đo độ giãn dài Lần 03: 25 Mpa. Đo độ giãn dài
 Và kéo đến khi đạt áp lực cho lực thiết kế qui định.
 Hồi kích về bằng cách giảm áp lực xuống bằng 0 và tháo kích thuỷ lực ra
khỏi sợi cáp vừa kéo.
 Lặp lại các bước như trên cho các đường cáp tiếp theo.
 Ghi lại tên, lực kéo căng và độ giãn dài của đường cáp vào báo cáo kéo căng
tại hiện trường.
 Cáp thừa ngoài đầu neo sẽ không được cắt cho đến khi có sự đồng ý của tư
vấn giám sát.


THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 8

e. Công tác bơm vữa.
Chuẩn bị bơm vữa.
 Dựa trên kết quả kéo căng và biên bản cắt cáp được tư vấn giám sát duyệt
thì tiến hành cắt các đoạn cáp thừa ra bên ngoài khoá neo. Đoạn cáp thừa
còn lại sau khi cắt là 20mm kể từ khoá neo.
 Nhà thầu chính tiến hành bịt những lỗ do khuôn neo tạo ra bằng hỗn
hợp vữa cát và ximăng (tỷ lệ xi măng/cát là 1:1) nhằm bảo vệ đầu neo
sống.
 Bơm vữa phải được tiến hành trong vòng 28 ngày kể từ ngày kéo căng cáp.
 Tỷ lệ trộn vữa là:
 Tỷ lệ nước ( lít)/ xi măng (kg) : 36%- 40% theo trọng lượng xi
măng.
 Sika Intralast Z (kg): 1% - 2% theo trọng lượng xi măng.
 Sikament NN ( lít): 0.6% - 2% theo dung lượng xi măng
 Độ chảy: 14 – 28 giây.
 Cường độ nén: tối thiểu 30N/mm
2
sau 28 giây.
 Thời gian trộn: tối thiểu 4 phút.
f. Quy trình bơm vữa.
Vữa được bơm vào ống gen qua van bơm vữa tại đầu neo chết hoặc đầu neo sống
(gọi là miệng bơm).
Phải kiểm tra vữa trào ra các van bơm vữa trên đường cáp cho đến khi vữa không
còn bọt khí và thành phần của vữa đều giống như trong máy trộn trước khi đóng
van bơm vữa lại.

Quá trình bơm vữa cho mỗi đường cáp nên được thực hiện liên tục. Nếu quá trình
bị ngưng giữa chừng trên 30 phút, đường ống cần cần phải làm sạch bằng nước
và khí nén trước khi tiếp tục bơm lại.
Nếu áp lực bơm vữa tại vòi bơm vữa đạt 1Mpa hoặc 10 bar (đối với những đường
cáp dài), miệng bơm phải được chuyển tới vòi bơm vữa tiếp theo đã được bơm
đầy và viêc bơm vữa sẽ tiếp tục từ đó. Sau khi đã thấy vữa chảy ra ở van bơm vữa
cuối đường cáp, nghĩa là toàn bộ đường cáp đã được bơm đầy, vòi bơm được
đóng lại và duy trì áp lực xấp xỉ 0.7-Mpa hoặc 7-bar trong khoảng 30 giây. Sau đó,
van bơm vữa tại miệng bơm được đóng lại.
Tất cả các vòi bơm vữa được cắt ra bằng mặt bêtông dầm sàn sau khi kết thúc việc
bơm vữa được 24 tiếng đồng hồ.
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 9

Ghi lại quá trình bơm vữa vào báo cáo.
g. Thử vữa.
Thử độ sệt của vữa:
 Kiêm tra độ sệt của vữa là kiêm tra thời gian chảy của vữa từ phễu hình
nón. Thể tích vữa thử là 1725ml. Thời gian chảy được đo bằng đồng hồ
bấm giờ. Thời gian được tính từ lúc vữa bắt đầu chảy ra khỏi phễu cho tới
lúc hết vữa.
 Thời gian chảy của vữa đạt yêu cầu là: từ 14 giây đến 28 giây.
 Việc thử độ sệt được thực hiện trực tiếp và trong khoảng thời gian 15 phút
sau khi trộn vữa.
 Nếu bị lỗi, nghĩa là khi thời gian chảy của vữa sớm hơn 14 giây thì tăng
thời gian trộn và nếu thời gian chảy của vữa lâu hơn 28 giây thì cho thêm
phụ gia Sika NN vào.



















THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 10

II. CÔNG TRÌNH THỰC TẾ.
Quá trình thi công có thể tóm gọn lại trong mô hình.

LẮP DỰNG VÁN KHUÔN







ĐỊNH VỊ ĐƯỜNG CÁP LÊN VÁN KHUÔN






LẮP ĐẶT CỐT THÉP DƯỚI







LẮP ĐẶT CÁP DỰ ỨNG LỰC







LẮP ĐẶT CỐT THÉP TRÊN








ĐỔ BÊ TÔNG







KÉO CĂNG CÁP DỰ ỨNG
LỰC







BƠM VỮA







HOÀN THIỆN


1. Giới thiệu về công trình.

Công trình ở đây là khu chung cư Tân Phước nằm trên đường Lý Thường
Kiệt của đơn vị thi công Công Ty TNHH TM – DV – XD NHẬT PHÁT THÀNH, giám sát
thi công là Thầy Tô Văn Lận của Trường Đại Học Kiến Trúc Tp.HCM.


Hình 1. Khu chung cư Tân Phước.

Nhà thầu chính trong việc thi công sàn bằng cáp dự ứng lực là nhà thầu Nam
Công.
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 11



Hình 2. Nhà thầu thi công cáp dự ứng lực

2. Thi công sàn dự ứng lực.
a. Lắp dựng giàn giáo, thi công cop pha.
Công trình lúc này đang chuẩn bị thi công sàn tầng 21. Giàn giáo sẽ được cần trục
tháp đưa lên để chuẩn bị cho giai đoạn lắp đặt giàn giáo.

Hình 3. Chuẩn bị giàn giáo.

Tiếp đó, giàn giáo sẽ được lắp dựng theo đúng trình tự.


Hình 4. Lắp dựng giàn giáo.

Sau khi lắp dựng xong giàn giáo thì tiếp đó sẽ là thi công cop pha cho sàn.


THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 12



Hình 5. Thi công Cop Pha

b. Bố trí cáp dự ứng lực và thép cấu tạo
Đầu tiên khi đóng cop pha xong, các kĩ sư sẽ đánh số trên cop pha dựa trên bản vẽ
của người thiết kế.


Hình 6. Đánh số thứ tự dựa trên bản vẽ thiết kế.

Chuẩn bị cáp, ống gen.
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 13



Hình 7. Chuẩn bị ống gen và cáp.

Sau đó cáp sẽ được luồn vào trong ống gen. Một đầu cáp là đầu neo chết sẽ dùng
máy kích để đánh rối theo hình củ hành với đường kính 40mm, tăng khả năng liên
kết giữa các đầu neo chết với bê tông.




Hình 8. Luồn cáp vào trong ống gen, và đánh rối đầu neo chết.

Cáp sẽ được đánh số thứ tự theo bản thiết kế.



Hình 9. Đánh số thứ tự cáp.

Bố trí thép cấu tạo cho sàn và bố trí thép tại một số vị trí gối.

THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 14



Hình 10. Bố trí thép trên sàn và gối.

Bố trí cáp theo đúng như số trên bản vẽ thiết kế.


Hình 11. Bố trí cáp theo bản vẽ thiết kế.

Đặt và cố định cáp đúng như cao độ đã thiết kế bằng thép kê mũ.


THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 15




Hình 12. Đặt cáp đúng cao độ như bản vẽ ( Có bản vẽ kèm theo)

Làm cục kê, cục kê được đặt dưới thép, đảm bảo sàn đủ chiều dày của lớp bảo vệ.



Hình 13. Đặt cục kê vào sàn

Đế neo của đầu neo sống được gắn với khuôn neo bằng kẽm buộc. Đuôi của đế
neo được gắn với ống nối đầu sống bằng kẽm buộc. Sau đó, đế neo và khuôn neo
được cố định vào ván khuôn thành của dầm sàn theo đúng cao độ và vị trí của bản
vẽ thiết kế.



Hình 14. Đầu neo sống
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 16

Như trên hình 14 thì đầu neo sống được gắn vòi bơm vữa, vị trí liên kết giữa vòi
bơm vữa và van bơm vữa được cố định bằng kẽm buộc. Ngoài ra, tất cả vòi bơm
vữa phải được khóa chặt ngay khi lắp đặt xong để tránh bê tông có thể chui vào
ống gen trong quá trình đổ bê tông. Các thanh cáp ở bên ngoài được bao bọc bởi
xốp, để tránh cho bê tông len vào.
Đầu neo chết sau khi lắp đặt sẽ như hình 15.




Hình 15. Đầu neo chết
Một số hình ảnh sau khi lắp đặt, bố trí thép và cáp xong.



Hình 16. Cáp dự ứng lực trước sau khi lắp đặt

c. Đổ bê tông cho sàn.
Sau khi bố trí thép và cáp xong, thì sẽ được đổ bê tông cho sàn. Trước khi đổ bê
tông sàn, cần kiểm tra lại tất cả mọi thứ: từ cốp pha xem có lổ hổng ko, có thì sẽ
được bít kín để tránh việc mất nước cho bê tông; kiểm tra đầu neo sống, đầu neo
chết; …

THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 17



Hình 17. Bít kín một số lỗ hở của cốp pha

Kiểm tra lại khoảng cách giữa các cục kê, cuối cùng là dọn dẹp, vệ sinh cốp pha,
chuẩn bị cho đổ sàn vào buổi tối.



Hình 18. Tẩy rửa cốp pha chuẩn bị cho việc thi công sàn.


Đầu tiên, để có thể đưa bê tông lên tầng 21 là sàn chuẩn bị đổ thì cần lắp đặt ống
dẫn bê tông. Một số ống và dụng cụ phục vụ cho việc thi công sàn được cần trục
đưa lên trên. Chú ý: khi lắp đặt không đặt ống bơm bê tông lên trực tiếp các
đường cáp


THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 18




Hình 19. Lắp đặt ống dẫn bê tông

Sau khi lắp đặt xong ống dẫn bê tông thì xe trộn bê tông và máy bơm tĩnh chuẩn
bị để bơm bê tông lên trên qua ống dẫn bê tông. Quá trình luân chuyển và thổi bê
tông được lưu trong video đính kèm trong đĩa với tên “ Thoi Betong” và “ Do
Betong”


Hình 20. Máy bơm tĩnh và xe trộn bê tông

Công trình có sàn diện tích khá lớn, tổng số bê tông sử dụng cho sàn là 280 m
3
,
trung bình một xe bê tông chứa 7 m
3
, sàn của công trình đã sử dụng tổng cộng 40
chuyến xe trộn bê tông.

Chính vì xe trộn bê tông được lấy từ một mẻ bê tông tại nhà máy của Bê Tông
SMC cho nên ta chỉ cần kiểm tra độ sụt của bê tông một số xe đầu tiên. Độ sụt
trong khoảng từ 14- 16 là thỏa, bê tông đó có thể đổ cho sàn.

THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 19



Hình 21. Kiểm tra độ sụt bê tông.

Bên cạnh quá trình kiểm tra độ sụt thì một phần bê tông sẽ được dùng để làm
mẩu thử để kiểm tra.

Hình 22. Mẫu thử cho sàn tầng 21.
Sau khi kiểm tra độ sụt đảm bảo thì bê tông sẽ được máy bơm tĩnh bê tông bơm
lên trên đó. Không được xả bê tông trực tiếp lên các đường cáp.



Hình 23. Bê tông được bơm đẩy lên trên.

Khi bê tông được đổ ra thì người ta sẽ đầm bê tông bằng máy đầm dùi. Và nhớ
đầm thật kĩ tại các vị trí đầu neo sống và đầu neo chết.
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 20



Hình 24. Đầm bê tông.
Trong quá trình vừa đổ bê tông vừa đầm bê tông. Thì cũng cần có người đo chiều
sàn của sàn đảm bảo như thiết kế.

Hình 25. Kiểm tra độ dày của sàn.
Ngoài việc kiểm tra độ dày của sàn thì chúng ta phải làm san nền cho sàn.

Hình 26. San nền cho sàn.
Một số hình ảnh khác trong quá trình thi công và hoàn thành đổ bê tông sàn.
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 21




Hình 27. Hoàn thiện đổ bê tông sàn.
d. Kéo căng cáp.
Khi đổ bê tông sàn xong thì cần phải bảo dưỡng bê tông cho sàn. Cụ thể cần phải
tưới nước lên bề mặt bê tông trong quá tình ninh kết nhằm:
 Giảm sự chênh lệch nhiệt trong bê tông.
 Giúp bê tông hấp thu lượng nhiệt trong quá trình giãn nở hoặc co ngót.

THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 22


Hình 28. Tưới nước cho sàn.
Sau khi đổ bê tông được 48 tiếng nhà thầu phải tháo ván khuôn thành, và sau đó

nhà thầu dự ứng lực sẽ tháo ván khuôn neo.
Làm sạch các vết vữa xi măng dính trên đế neo trong quá trình thi công.
Sau khi đã kiểm tra cáp và lắp đặt nêm cho cáp xong, kiểm tra nêm kĩ càng rồi bắt
đầu căng cáp.
Dụng cụ để kéo cáp là kích thủy lực.

Hình 29. Kích thủy lực căng cáp.
Đầu tiên, kích sẽ được luồn qua sợi cáp, ép sát vào mặt khóa neo rồi tiến hành kéo
căng, trước tiên sẽ là kéo khử chùng, với áp lực kéo 5 Mpa.
Sau đó sẽ tiến hành căng cáp. Cáp sẽ được xịt sơn để đo độ giãn dài, quá trình
căng cáp được trình bày như lý thuyết ở phần trên. Nghĩa là sẽ tiến hành kéo với
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 23

áp lực tăng 10 Mpa… Sau đó sẽ đến áp lực thiết kế quy định. Cuối cùng là sẽ giảm
áp lực xuống bằng 0 và tháo kích thủy lực ra khỏi sợi cáp vừa kéo.

Hình 30. Kéo căng cáp.
Chính nhờ các chốt nêm này mà khi căng cáp, kép cáp ra, cáp sẽ bị giữ luôn ở bên
ngoài, không thể tụt vào bên trong được.

Hình 31. Nêm giữ cáp.
Quá trình căng cáp được quay thành video, lưu trong đĩa vơi tên “Cang Cap”.
Trong quá trình căng cáp thì đã gặp sự cố là nền cao, cáp ngắn, và lỗ không đủ để
đặt kích. Nên đã đập bỏ 1 phần sàn, cáp căng từ từ. ( Quá trình xử lý sự cố được
lưu trong đĩa với tên “ XU LY SU CO”.
Sau khi công tác kéo căng được nghiệm thu, cáp thừa phục vụ kéo căng được cắt
đi để bịt lỗ hốc neo ( sau 1 ngày).
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC


GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 24


Hình 32. Xử lý đầu thừa của cáp.

e. Bơm vữa.
Quá trình bơm vữa được bơm kể từ ngày thứ 28 kể từ khi căng cáp.

Hình 33. Máy bơm vữa.
Đầu tiên, trộn xi măng, nước và các phụ gia vào trộn trong khoảng 2 phút. Sau đó
sẽ kiểm tra độ sụt của vữa. Độ sụt của vữa nằm trong khoảng từ 21-25 giây là
thỏa.
THI CÔNG SÀN CÁP DỰ ỨNG LỰC

GVHD: NGUYỄN NGỌC HIẾU Page 25


Hình 34. Kiểm tra độ sụt của vữa.
Vữa khi thỏa yêu cầu về độ sụt sẽ được bơm vào ống gen qua van bơm tại đầu neo
sống hoặc đầu neo chết.

Hình 35. Bơm vữa vào ống gen.
Áp lực bơm vữa khoảng 1 Mpa, sau khi đã thấy vữa chảy ra ở van bơm vữa cuối
đường cáp, nghĩa là toàn bộ đường cáp đã được bơm đầy. Vòi bơm được đóng lại
và duy trì áp lực 0,7 Mpa trong khoảng 30 giây, sau đó van bơm vữa tại miệng
bơm đóng lại.

×