Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Hệ thống ôn tập và cách thức làm bài thi môn kỹ năng giao tiếp và thuyết trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.07 KB, 15 trang )

Hệ thống ôn tập và cách thức làm bài thi môn kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
Chương I Ý cần nắm vững
Khái niệm Giao tiếp +Xác lập và vận hành (tạo dựng và duy trì)
+quan hệ xã hội …
+thỏa mãn nhu cầu (nhu cầu trao đổi thông tin, cảm xúc …)
Vai trò 3 vai trò
+ ĐK tất yếu trong hoạt động (Hoạt động mang tính tập thể nhất thiết cần
phải có giao tiếp, con người là thực thể mang tính cộng đồng, xh cao =>
ko thể thiếu GT)
+ Hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách (qua GT con người học
hỏi, rút kn từ nhau => phát triển nhân cách)
+ Tiền đề XH phát triển (GT hiệu quả sẽ tạo thành sự thông cảm thấu
hiễu lẫn nhau, xh đoàn kết, công việc được phối hợp trôi chảy, mọi việc
sẽ thông suốt … => Xh sẽ phát triển)
Nguyên tắc 5  Tôn trọng (đối tác trong giao tiếp)
 Hợp tác (đôi bên cùng có lợi)
 Kiên nhẫn (thông cảm, cùng chấp nhận)
 Rõ ràng
 Ngắn gọn
Chức năng 2 nhóm 1. Thuần túy XH (chức năng này hàm ý GT là sự tương tác giữa chủ
thể với đối tượng khác) gồm 4 chức năng:
 Thông tin: Thông qua quá trình giao tiếp, chủ thể và đối tượng sẽ
tiếp nhận được những thông tin mới
 Điều khiển: Qua giao tiếp, con người bị ảnh hưởng và điều chỉnh
hành vi của mình. VD Ám thị, thuyết phục, bắt chước…
 Phối hợp: Giao tiếp là cầu nối giữa các bộ phận, các cá nhân trong
việc thực thi các mục tiêu chung
 Kích thích: Giao tiếp có thể tạo ra giá trị tinh thần thúc đẩy hoạt
động của con người
2. Tâm lý XH gồm 3 chức năng
 Tạo lập mối quan hệ: Thông qua hoạt động giao tiếp, mối quan hệ


giữa con người với con người được hình thành, duy trì và phát triển
 Cân bằng cảm xúc: Tâm sự, chia sẻ là một nhu cầu không thể thiếu
của con người và giao tiếp sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu này
 Phát triển nhân cách: Qua giao tiếp chúng ta nhận thức được các
chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, từ đó
hình thành những nhân cách, phẩm chất…
Giao tiếp trực tiếp
và gián tiếp
- Giao tiếp trực tiếp.
Là loại giao tiếp phổ biến, các chủ thể trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với
nhau. Ví dụ: trò chuyện trực tiếp, phỏng vấn, thảo luận, đàm phán ưu
điểm cơ bản:
+ Sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (nét mặt, ánh
mắt, ) để truyền cho nhau những ý nghĩ và tình cảm của mình. Lượng
thông tin trao đổi trong giao tiếp rất phong phú và đa dạng.
+ Có thể nhanh chóng nắm bắt được ý kiến của người đối thoại.
+ Có thể điều chỉnh quá trình giao tiếp kịp thời, chính xác.
Tuy nhiên, loại hình này thường bị hạn chế ở mặt không gian và
thường bị chi phối bởi yếu tố ngoại cảnh khi giao tiếp trực tiếp.
- Giao tiếp gián tiếp.
Là loại giao tiếp mà các chủ thể tiếp xúc, giao tiếp thông qua các
phương tiện trung gian như: điện thoại, thư từ, fax, người thứ ba,
Loại hình này ít bị hạn chế ở mặt không gian vì có thể giao tiếp ở
mọi nơi và với số lượng lớn đối tượng khác nhau. Nhưng sự phản hồi
thông tin chậm (nhất là với hình thức văn bản, thư từ, ), và khó nắm
bắt rõ những khía cạnh tế nhị của thông tin.
- Giao tiếp chính thức.
mang tính chất chức trách, công vụ, quy định, theo một quy trình,
thể chế. Như hội họp, hội nghị, đàm phán, Trong giao tiếp chính thức,
vấn đề cần trao đổi, bàn bạc, thảo luận thường được xác định trước;

thông tin cũng được các chủ thể cân nhắc kỹ càng trước khi truyền tải, vì
vậy, chúng thường có tính chính xác cao.
- Giao tiếp không chính thức.
Là loại giao tiếp mang tính chất cá nhân, riêng biệt, không câu nệ
vào thể thức tiến hành, chủ yếu dựa vào sự hiểu biết lẫn nhau giữa các
chủ thể. Ví dụ: bạn bè gặp gỡ, trò chuyện riêng tư với nhau, hay nhà lãnh
đạo nói chuyện riêng với nhân viên của mình,
Trong hoạt động quản trị, loại hình giao tiếp này sẽ tạo ra được một
bầu không khí thân tình, cởi mở gần gũi và hiểu biết lẫn nhau. Chúng ta
có thể thổ lộ những nỗi niềm, suy nghĩ riêng mang tính chất tâm sự mà
không e ngại điều gì, có thể tự do trao đổi những nội dung, vấn đề mà
các cá nhân trong tổ chức mong muốn
Vị thế biểu hiện mối tương quan giữa những người giao tiếp với
nhau, nó nói lên ai mạnh hơn ai, ai cần ai, ai phụ thuộc vào ai trong giao
tiếp
- Giao tiếp ở thế mạnh.
Là đặc trưng của chủ thể nhận biết được tính chủ động, quyền uy về
tâm lý, quyền hạn, tính ưu việt của mình thể hiện trong khi giao tiếp.
Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống là khi giao tiếp hay ra lệnh, ngạo mạn,
chỉ trỏ hoặc huấn thị: “anh không được ”, “anh phải ”.
- Giao tiếp ở thế yếu.
Ở vị thế này, chủ thể giao tiếp thường chịu sự tác động, ảnh hưởng,
lấn át của đối tượng, gây nên trạng thái khúm núm, sợ sệt, dùng từ ngữ
hạ thấp mình hay sự quy lụy. Hoặc khi nhận biết được đối tượng mạnh
hơn mình thì tỏ ra thận trọng, ngại xung đột
- Giao tiếp ở thế cân bằng.
Là đặc trưng của các chủ thể tương xứng với nhau, không dễ dàng
chịu ảnh hưởng của người khác. Họ luôn biết bình tĩnh và khách quan
phân tích sự việc một cách có lý trí trong quá trình giao tiếp. Vì vậy, khi
nói chuyện, chúng ta cần phải nói bằng giọng điệu thương lượng để gạt

bỏ tâm lý cảnh giác của họ như “tôi nghĩ ”, “ anh thấy thế nào?”. Sau
một thời gian, chúng ta có thể trở thành bạn bè của họ.
Trong giao tiếp, chúng ta cần đánh giá đúng vị thế của mình và của
người đối thoại để có thể ứng xử và thể hiện thái độ một cách hợp lý.
Tùy từng tình huống GT mới có thể kết luận là GT nào là ở thế yếu hay
thế mạnh. Nó ko phụ thuộc vào địa vị XH của chủ thể. VD: trong cuộc
họp cơ quan anh ở thế mạnh vì là sếp, nhưng có thể trong cuộc họp gia
đình anh ở thế yếu vì tôi là trưởng họ, bề trên của anh.
Hoàn thiện truyền
thông cá nhân
*. Đối với người phát tin cần tập trung vào các khía cạnh sau:
+ Xác định rõ nội dung cần truyền đạt là cái gì? (What?).
+ Trả lời được câu hỏi tại sao lại phải truyền đạt những nội dung đó
(Why?).
+ Tìm hiểu xem những thông điệp cần được truyền đạt cho ai và sẽ được
truyền đạt cho ai? (Who?).
+ Trả lời khi nào thì cần truyền đạt các thông điệp (When?)
+ Tìm hiểu xem truyền đạt thông điệp ở đâu cho hiệu quả (Where?).
+ Lựa chọn phương pháp nào, cách thức nào? (How?)
*. Đối với người nhận tin.
Để giao tiếp đạt hiệu quả cao, không chỉ cần người phát tin chú ý chuẩn
bị, chú ý các khía cạnh quan trọng mà cả người nhận tin cũng cần có thái
độ và chú ý tới các khía cạnh sau:
+ Cần chú ý lắng nghe (trong giao tiếp nói), đọc (trong giao tiếp viết) chú
ý tập trung tuy duy để hiểu rõ thông điệp của người phát là gì? (What?).
Nắm rõ được thông điệp sẽ giúp người nhận có thể nhận biết được ý đồ
mục đích (Why?).
+ Chú ý nhìn nhận người truyền tin là ai (Who?),
+ Người nhận tin cần tránh những mặc cảm hay những thành kiến đối với
người truyền tin mà trái lại cần cởi mở để phân tích đón nhận các thông

điệp trong một bầu không khí thân thiện. Đặc biệt trong những thông
điệp tiêu cực, người tiếp nhận cần bình tĩnh, kiềm chế những xúc động
ban đầu để đưa ra những phản ứng phù hợp.
Ngoài ra các yếu tố nhiễu tác động lên quá trình giao tiếp cần được kiểm
soát tốt để nâng cao được hiệu quả của quá trình giao tiếp.
Tổ chức Khái niệm: - Tổ chức bao giờ cũng phải có sự tham gia của con
người và phải từ hai người trở lên
- Tổ chức bao giờ cũng có mục đích và mục đích
- Tổ chức phải có cơ cấu và hình thái nhất định để qua đó
các cá nhân, các bộ phận có thể phối hợp hành động
Mạng thông tin tổ + Mạng hình sao: Ở đây có một người đóng vai trò trung tâm và giao tiếp
chức với tất cả các thành viên trong nhóm, nhưng các thành viên còn lại thì
không giao tiếp với nhau.
+ Mạng hình tròn: Mỗi thành viên sẽ giao tiếp với hai thành viên khác để
tạo thành một vòng trong khép kín.
+ Mạng dây chuyền: Đây là mạng thông tin phổ biến ở các tổ chức lớn có
tính chuyên môn hóa cao. Mạng này thể hiện các luồng thông tin từ trên
xuống và từ dưới lên. Các thông tin từ dới lên thường phải qua các bộ lọc
ở các cấp trung gian để giảm tải cho các cán bộ cấp cao.
+ Mạng đan chéo: là dạng rất phổ biến trong hoạt động thường nhật của
các tổ chức khi mà mọi thành viên đều có thể trao đổi thông tin liên lạc
với nhau qua đó có thể phối hợp tốt công việc. Mạng này cho phép các
thành viên có thể có nhiều cơ hội để hiểu biết lẫn nhau và phối hợp hành
động.
+ Mạng hỗn hợp: Khi nhìn vào tổng thể một tổ chức chúng ta sẽ thấy tổ
chức sẽ thường áp dụng mạng tổng hợp. Ở đó một số bộ phận sẽ sử dụng
mạng đan chéo, một số khác lại sử dụng mạng dây chuyền, có khi lại sử
dụng mạng hình sao. Ví dụ như các nhân viên và trưởng phòng phòng
nghiên cứu và phát triển sẽ sử dụng mạng đan chéo để phối hợp làm việc
với nhau. Nhưng trưởng phòng sẽ phải sử dụng mạng dây chuyền lên

tổng giám đốc thông qua trưởng bộ phận Marketing.
Luồng thông tin + Luồng thông tin xuống dưới.
Luồng thông tin xuống dưới khởi đầu từ những cá nhân ở các cấp cao
hơn đến những cá nhân ở các cấp thấp hơn. Những thông tin đi xuống
dưới phổ biến nhất là những tài liệu hướng dẫn công tác, các bản ghi nhớ
chính thức, các văn bản chính sách, các quy định thủ tục, các sổ tay tham
khảo và những ấn phẩm của công ty hay tổ chức.
+ Luồng thông tin lên trên. Những biện pháp được sử dụng rộng rãi để
đảm bảo truyền đạt thông tin lên trên bao gồm những thùng thư góp ý,
các cuộc họp nhóm, các báo cáo cho các giám sát viên, những thủ tục
trình bày yêu cầu hay điều phàn nàn
+ Luồng thông tin ngang.
Trong thiết kế của các phần lớn các tổ chức thường hay xem nhẹ việc
đảm bảo điều kiện cho luồng thông tin ngang. Khi giám sát viên của
phòng kế toán truyền đạt thông tin cho giám đốc Marketing về những
khoản chi phí của ngân sách quảng cáo thì luồng thông tin đó là luồng
thông tin ngang.
+ Luồng thông tin chéo.
Mặc dù việc truyền đạt thông tin chéo chắc chắn là kênh thông tin ít được
sử dụng nhất trong các tổ chức, nó vẫn có ý nghĩa quan trọng trong
những tình huống mà các thành viên không thể trao đổi thông tin một
cách hiệu quả qua những kênh khác. Ví dụ, giám đốc tài chính của một tổ
chức lớn có thể muốn tiến hành phân tích chi phí phân phối, và một phần
phân tích đó có thể đòi hỏi lực lượng bán hàng gửi báo cáo đặc biệt trực
tiếp cho giám đốc tài chính chứ không thông qua các kênh truyền thống
trong bộ phận Marketing.
Giao tiếp Ngôn Ngôn ngữ là quá trình con người sử dụng một thứ tiếng nào đó để giao
ngữ và phi ngôn
ngữ
tiếp và tư duy. Nói cụ thể hơn, ngôn ngữ chính là lời nói hay chữ viết

* Nội dung ngôn ngữ: Là nghĩa của từ ngữ mà chúng ta nói hay viết, ý
mà chúng ta muốn chuyển đến người nghe hay người đọc
Phong cách ngôn ngữ:
Phong cách ngôn ngữ được thể hiện qua lối nói, lối viết, tức là cách
dùng từ ngữ để diễn đạt ý trong giao tiếp:
Lối nói thẳng (lối nói cơ giới) là nói thẳng, viết thẳng ra những ý nghĩ
của mình, cái mình muốn, mình cần, cái mình biết, không quanh co,
không vòng vèo, không ẩn ý.
Lối nói lịch sự: Ngôn từ hình thái với các động từ, mệnh đề tình thái (lối
nói tình thái), làm cho các cảm nghĩ, thái độ được biểu lộ một cách nhã
nhặn, lịch thiệp
Lối nói ẩn ý: Nói một điều khác hàm chứa điều muốn nói để làm người
nghe nghĩ đến hoặc liên tưởng đến điều đó một cách nhẹ nhàng, tế nhị,
khéo léo, đòi hỏi một sự tinh tế ở người nói và người nghe
Lối nói mỉa mai, châm chọc
Phi ngôn ngữ Ánh mắt
- Nhìn thẳng vào người đối thoại.
- Không nhìn chăm chú vào người khác.
- Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt, hoặc không
thèm để ý.
- Không đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm.
- Không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác
Nét mặt
Nụ cười
Khoảng cách:
Khoảng cách công cộng (public zone, >3.5m)
Khoảng cách xã hội (social zone, 1.2 – 3.5m)
Khoảng cách cá nhân (personal zone, 0.45 – 1.2m)
Khoảng cách thân mật (intimate zone, 0 – 0.45m)
Hiện tượng tâm lý

trong GT
- Lây lan
- Ám thị
- áp lực số đông (Slide)
- bắt chước
Johary Slide
Yếu tố tâm lý Động cơ
Vô thức và các cơ chế tự vệ
Thế giới quan
Cảm xúc, tình cảm
Tính cách
Khí chất
Chương 2: Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe Cần nắm vững
Phân biệt Nghe và
lắng nghe
Khái niệm: đọc
trong Slide
Nghe: Nhận tiếng, âm thanh bằng tai, cảm nhận bằng tai ý người nói
Lắng nghe: hoạt động tâm lý có hướng đích (tức là có chủ định nghe ai, cái gì
…) có ý thức (tức là có mục đích khi nghe) thể hiện sự tập trung, chú ý,
ngoài sự im lặng để đôi tai nghe trực tiếp, còn nghe bằng cả ánh mắt, bằng sự
phân tích, tổng hợp để nhận biết thông tin một cách nhiều chiều, hiểu rõ hơn
về lượng thông tin vừa thu được từ người truyền đạt.
Vai trò, lợi ích của
Lắng nghe
- Thỏa mãn nhu cầu của đối tượng, lắng nghe người ta nói, chứng tỏ bạn biết
tôn trọng người khác, thỏa mãn nhu cầu tự trọng.
- Thu thập được nhiều thông tin hơn. Lắng nghe => khuyến khích người khác
nói => thu được nhiều thông tin

- Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với người khác. Lắng nghe thể hiện thông cảm,
chia sẻ với người khác => có đc tình cảm => mối quan hệ tốt đẹp, kết quả sẽ
là sự hợp tác trong hoạt động.
- Tìm hiểu được người khác một cách tốt hơn. Lắng nghe giúp nắm bắt được
tính cách, tính nết và quan điểm , vì nó sẽ bộc lộ trong khi nói.
- Lắng nghe giúp chúng ta giải quyết được nhiều vấn đề, mâu thuẫn. Lắng
nghe => khuyến khích người ta nói, hai bên sẽ phát hiện ra những nguyên
nhân dẫn đến mâu thuẫn và cùng nhau đưa ra các giải pháp để thoát ra sự
xung đột đó.
Rào cản trong lắng
nghe
3 loại
+Rào cản từ phía người nói:
- Khả năng truyền đạt của người nói
- Uy tín của người nói
+Rào cản từ phía người nghe
- Tốc độ suy nghĩ
- Không được tập luyện
- Thiếu sự quan tâm và kiên nhẫn
- Thiếu sự quan sát bằng mắt
- Thành kiến tiêu cực
- Thói quen xấu khi lắng nghe như giả bộ chú ý, Hay cắt ngang, Đoán
trước thông điệp, Nghe một cách máy móc, Buông trôi sự tập trung,
chú ý
+Rào cản từ khách quan, môi trường bên ngoài.
- Sự phức tạp của vấn đề
- Ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài (nhiễu như tiếng ồn …)
5 cấp độ của Lắng
nghe
1. Lờ đi, không nghe gì cả.

2. Giả vờ nghe.
3. Nghe có chọn lọc.
4. Nghe chăm chú.
5. Nghe thấu cảm: tự đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được họ có cảm
nghĩ, cảm xúc như thế nào, để lắng nghe thấu cảm phải nghe bằng tai – bằng
mắt – bằng cả trái tim
Một số kỹ năng và
chú ý để lắng nghe
hiệu quả
Slide
Đặt câu hỏi Khái niệm: Slide. Cần nhớ “mục đích chính là để thu thập thông tin” không
phải mục đích duy nhất. Câu hỏi còn có mục đích khác như: Khởi tạo suy
nghĩ, Khuyến khích tham gia, Tìm kiếm sự đồng tình ủng hộ, Tạo môi trường
thân thiện, Mục đích khác (Tiếp xúc, đề nghị, hãm thắng, kết thúc vấn đề)
Vai trò câu hỏi Với người hỏi và với người đc hỏi (Slide)
Nguyên tắc đặt câu
hỏi có 4 nguyên
tắc
- Xác định rõ mục đích đặt câu hỏi (tránh đặt câu hỏi vô lý, câu hỏi vu
vơ)
- Đặt câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu (để đối tượng ko hiểu lầm, hiểu sai ý
hỏi)
- Tìm hiểu thông tin về đối tượng (để dùng từ, cách hỏi phù hợp)
- Lắng nghe người trả lời (thể hiện sự tôn trọng trong GT)
Phân loại câu hỏi - Câu hỏi Đóng: phương án lựa chọn câu trả lời của người đc hỏi là hữu
hạn. Điển hình nhất là câu hỏi có/không; đúng/sai; chưa/rồi … hoặc
chọn vài đáp án kiểu ABCD. Người đc hỏi ko phải động não nhiều chỉ
cần xác nhận, hay phủ nhận ý được hỏi. Thậm chí đôi khi chỉ cần dùng
hành động (ngôn ngữ cơ thể) để trả lời (gật hoặc lắc đầu).
- Câu hỏi Mở: thường mang đến câu trả lời dài, người đc hỏi tư duy, suy

nghĩ để hình thành câu trả lời thích hợp, đáp án cho câu hỏi không xác
định, thường là những câu hỏi có từ để hỏi như cái gì, ở đâu, khi nào,
tại sao, như thế nào, ai …? Người đc hỏi phải động não tư duy nhiều
khi tìm, chọn lựa, sắp xếp ý trả lời hợp lý …
Các dạng câu hỏi
thường gặp
5 dạng (Slide)
Một số sai lầm khi
đặt câu hỏi
Cái này quan trọng nhớ để ý kỹ
Chú ý hỏi theo suy nghĩ thắng – thua là hỏi kiểu móc, hỏi xoáy, hỏi để
người khác ngượng, lâm vào thế bí, không thể trả lời đc …
Hỏi để khai thác và điểu khiển đối tác là hỏi kiểu ngầm hàm ý ra lệnh
(câu hỏi đề nghị), bắt ép, dọa nạt (kiểu: mày có khai không thì bảo?)
Mô hình 5W1H Quá dễ nếu ai đã từng học tiếng Anh
Thư tín Thư tín là loại văn bản được viết để trao đổi thông tin giữa các cá nhân hoặc
tổ chức.
Đây là loại hình giao tiếp gián tiếp, thông tin được chuyền tải chủ yếu bằng ngôn
ngữ (không có phi ngôn ngữ)
Cấu trúc thư
(trường hợp
đề thi bắt
phải viết
một bức
thư)
Tiêu đề : Với thư tín thương mại, tiêu đề bao gồm các thông tin như: Logo, tên công ty, địa chỉ, điện thoại,
fax, email, Thông thường các công ty dùng giấy in sẵn tiêu đề của công ty để gửi thư.
Ngày, tháng, địa danh: Phải ghi rõ địa danh, ngày, tháng, năm trên góc phải của là thư ở thư tín thông
thường và thư tín thương mại.
Tên và địa chỉ người nhận: Địa chỉ người nhận trên thư cũng là địa chỉ ngoài phong bì. Địa chỉ trên thư này

làm cho việc lưu hồ sơ được thuận tiện hơn. Ngoài ra, khi dùng bao thư có cửa sổ thì không phải ghi lại địa
chỉ ngoài phong bì.
Lời chào mở đầu thư: Lời chào mở đầu phải phù hợp với người nhận, nếu là người nhận cụ thể thì phải nêu
đầy đủ chức danh(nếu có) và tên ở phần địa chỉ phía trên. Nếu là thư tín thương mại thường lời chào mở đầu
là: Thưa Ông hoặc Thưa Bà…
Nội dung: Chủ đề của thư được nêu ngay sau phần chào hỏi, điều này giúp cho người đọc thấy được ngay
vấn đề cần giải quyết hoặc biết ngay được nội dung thông tin của người gửi và thư sẽ được chuyển ngay đến
người đang quan tâm. Phần chính của thư thông thường gồm 3 phần: Đoạn mở đầu, Đoạn chính, Đoạn kết.
Đoạn chính của thư tín có thể có nhiều hơn 1 đoạn tùy theo từng trường hợp cụ thể.
- Nội dung của là thư, người viết phải trả lời các câu hỏi:
+ Mục đích của lá thư này là gì?
+ Người gửi hy vọng đạt được gì qua lá thư này?
+ Cách hay nhất để đạt được mục đích là gì?
Lời chào kết thúc Là lời chào lịch sự, thể hiện sự tôn trọng người nhận. Chữ đầu của lời chào kết nên viết
thẳng hàng với chữ đầu của dòng ngày tháng. Lời chào kết thúc là một yêu cầu mang tính bắt buộc báo hiệu
kết thúc lá thư. Cũng giống như lời chào mở đầu, lời chào kết thúc phải phù hợp với từng hoàn cảnh và phải
tương xứng với lời chào mở đầu. Đối với thư tín thương mại, tên công ty đặt ở dòng tiếp theo lời chào kết
thúc thư khi người gửi đại diện cho tổ chức.
Ký, ghi rõ họ tên và chức vụ (nếu có) Trong viết thư tín thông thường hay thư tín thương mại thì rất cần
thiết phải dùng bút ký và ghi rõ họ tên người viết lá thư này. Không được dùng dấu, hay ký bằng dấu tên
mình vì người nhận thư cảm giác họ không được tôn trọng. Thư tín thương mại nên ghi rõ tên và chức danh
người gửi sau khi đã ký tên Thư thông thường, không cần ghi chức vụ. Ở cuối thư không dùng cụm từ “Ký
tên” mà dùng cụm từ “người viết thư”
Tái bút: sử dụng khi vấn đề nêu ra không liên quan đến nội dung chính của thư hoặc những phát sinh sau khi
hoàn tất thư. Nên sử dụng phần này khi thật sự cần thiết.
Nguyên tắc
thư tín
- Tính rõ rang: Rõ ràng trong từng câu, từng chữ, từng ý để người nhận hiểu đúng ý tứ của người gửi. Trên
cơ sở đó, người nhận sẽ giải quyết công việc hiệu quả hơn hoặc gửi thư phúc đáp đúng với mong muốn
của người gửi thư hơn

- Tính chính xác Đối với thư giao dịch thương mại, các thông tin liên quan đến vấn đề cần đề cập đến trong
thư như: ngày, giờ hội họp, giao hàng, hình thức thanh toán…cần phải kiểm tra cẩn thận để đảm bảo
không có bất cứ sai sót nào trước khi chuyển thư đến khách hàng, bạn hàng, đối tác.
- Tính cụ thể: phải làm nổi bật nội dung chính của thư, trên cơ sở đó đưa ra các vấn đề cần bàn bạc, trao đổi
hoặc trả lời, của bên nhận thư một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời
- Tính hoàn chỉnh: Tính hoàn chỉnh bao hàm các nội dung, thông tin trong thư
phải có đầy đủ các điều kiện cần thiết, các yêu cầu cụ thể nếu có, không thực
hiện tốt nguyên tắc này, sẽ làm cho người nhận không biết phải xử lý tình
huống như thế nào khi bị thiếu thông tin
- Tính nhất quán Các ý trong thư phải được sắp xếp một cách logic, có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau và đảm bảo tính nhất quán
- Tính lịch sự: Ngôn ngữ sử dụng trong thư tín cần thể hiện được tính lịch sự, rõ
ràng, tôn trọng người nhận
- Tính thận trọng: cân nhắc cách dùng từ ngữ, câu văn, cách nêu, đặt vấn đề …
Phân loại
thư tín (2
loại)
1. Thư Giao dịch thương mại:
-Thư khiếu nại
- Thư đặt hàng
- Thư trả lời hoặc từ chối thư khiếu nại
- Thư xác nhận hoặc từ chối thư đặt hàng
- Thư thuyết phục
- Một số loại thư khác
Thư GD thương mại đều hàm chứa đằng sau một thương vụ, một giao dịch nào đó đã, đang, hoặc sắp xảy
ra hoặc là kết quả của GD đó (thư khiếu nại về SP) …
2. Thư xã giao trong kinh doanh: thư này không nói về thương vụ,giao dịch … mà chỉ đơn thuần thể
hiện sự quan tâm giữa các đối tác với nhau
-Thư chúc mừng
-Thư mời

-Thư cảm ơn
-Thư chia buồn
-Thư thăm hỏi
Kết cấu cách viết từng loại thư xem Slide
Thư điện tử
Chú ý sử dụng thư điện tử (silde)
Gọi điện thoại Khái niệm: Là quá trình giao tiếp gián tiếp nhằm trao đổi và tiếp nhận thông tin
giữa chủ thể này với chủ thể khác để thực hiện mục đích đề ra.
Đặc điểm
(quan trọng)
• Là quá trình giao tiếp gián tiếp: sử dụng phương tiện trung gian là điện thoại
• Trao đổi và tiếp nhận thông tin: cũng giống như các loại hình GT khác, GT qua đt cũng là chủ
yếu để trao đổi tt
• Mang tính bất ngờ: phần lớn các cuộc giao tiếp qua điện thoại đều rất bất ngờ. Tính bất ngờ thể
hiện ở chủ thể nhận cuộc gọi qua điện thoại, bởi lẽ bản thân người nhận cuộc gọi khó dự đoán
trước được xem ai gọi điện thoại? Gọi để nhằm mục đích gì?
• Có thể bị gián đoạn bất cứ lúc nào: mất sóng, hết pin, hết tiền, đang nói bị cướp giật điện thoại
• Phương tiện giao tiếp “giọng nói”: không phải là giao tiếp mặt đối mặt nên các chủ thể tham gia
giao tiếp không quan sát được sự thay đổi trong hành vi, cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ cơ thể…của
các bên tham gia giao tiếp. Vì lẽ đó, phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của giao tiếp qua điện
thoại là giọng nói của các bên. Giọng nói thể hiện đầy đủ tính chất của cuộc giao tiếp bởi nó vừa
là công cụ truyền đạt thông tin vừa thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của người tham gia giao
tiếp.
Vai trò (quan
trọng)
- Tiết kiệm về thời gian của các bên liên quan: ko có ĐT doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí khi phải cử
người đến tận nơi cung cấp những thông tin từ đơn giản đến phức tạp cho khách hàng, bạn hàng, đối
tác. Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí
khi giao tiếp qua điện thoại với khách hàng, bạn hàng, đối tác.
- Truyền đạt thông tin nhanh chóng, kịp thời

- Tiết kiệm chi phí: so với việc phải đi lại gặp mặt trực tiếp. Cước điện thoại có xu hướng ngày càng rẻ.
Kỹ năng nhận
cuộc gọi
Chuẩn bị trước khi nhận cuộc gọi và khi bắt đầu nhấc điện thoại
- Trước khi nghe chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ giao tiếp qua điện thoại như: Giấy, bút, các văn bản giấy
tờ có liên quan đến vị trí công việc (nếu có).
- Chú ý chuẩn bị hơi thở và giọng nói.
- Cố gắng nhấc điện thoại trước tiếng chuông thứ 3 với giọng nói và hơi thở nhẹ nhàng, vui vẻ. Khi nhấc điện thoại
cần xưng tên, bộ phận phòng ban, công ty và đưa ra lời đề nghị được giúp đỡ.
Trong quá trình nhận cuộc gọi
- khéo léo hỏi tên khách hàng càng sớm càng tốt. Trả lời các yêu cầu của khách hàng rõ ràng, ân cần, nhiệt tình
- Tập trung vào thông tin mà khách hàng đang quan tâm, biểu lộ sự đồng cảm với quan điểm của khách hàng
- Đưa ra các giải pháp đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nếu tình huống không thể có cấu trả lời ngay thì hẹn khách
hàng rõ thời gian và xin phép được liên lạc lại.
- Khéo léo kiểm tra lại thông tin từ khách hàng để đảm bảo rằng họ đã hiểu đúng ý.
Kết thúc cuộc đàm thoại
- Cần chào tạm biệt khách hàng một cách thân thiện, lịch sự. Có thể dùng các mẫu câu sau:
+ Cảm ơn anh/chị….rất vui được….
+ Cảm ơn anh/chị….đã cho biết….
+ Nói chuyện với anh/chị rất….Cảm ơn về những chia sẻ của anh/chị
+ Mong có dịp được phục vụ anh/chị…
Chú ý để nhận cuộc gọi hiệu quả
- Không bao giờ trả lời điện thoại bằng các từ: cái gì? Ai đó? Ông/bà muốn gì? Alô
- Khi nhấc điện thoại phải xưng danh, chức vụ, công ty và hỏi tên người gọi nếu họ không xưng danh.
- Chú ý ghi lại thông tin một cách chính xác và trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách chính xác, thân thiện.
- Nếu phải chuyển cuộc gọi cần chuyển đến đúng người mà khách hàng cần gặp. Khi chuyển cuộc gọi cần giải thích để
khách hàng hiểu lý do họ phải đợi chuyển cuộc gọi.
- Nhứng thác mắc hoặc yêu cầu của khách hàng mà không thể trả lời ngay được, cần hẹn rõ thời gian liên lạc lại với
khách hàng và thực hiện đứng lời hứa đó.
Kỹ năng gọi

điện thoại
Chuẩn bị trước khi gọi
- chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ: Giấy, bút, các văn bản giấy tờ có liên quan (nếu có).
- Chuẩn bị hơi thở và giọng nói. hơi thở và giọng nói giúp chúng ta nói chuyện một cách tự nhiên và
nồng nhiệt
- Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nội dung cần đàm thoại.
Trong khi gọi
- Khi gọi điện thoại cần gửi lời chào thân thiện đến khách hàng, bạn hàng, đối tác. Giới thiệu bản thân
và tên phòng ban, công ty.
- Lịch sự nói rõ tên và chức vụ người cần gặp
- Chú ý cách thức đặt câu hỏi khai thác thông tin và tập trung chú ý lắng nghe để có thông tin trọn vẹn
- Trong khi gọi điện thoại, cần ghi nội dung cuộc gọi một cách rõ ràng, cẩn thận.
- Trước khi kết thúc cuộc gọi, cần nhắc lại thông tin chính để chứng tỏ rằng mình thật sự lắng nghe và
để kiểm chứng
Kết thúc cuộc gọi
- Kết thúc cuộc gọi một cách tích cực. Cần gửi lời hỏi thăm đến sức khỏe, công việc và nói lời cảm ơn
trước khi kết thúc đàm thoại. Nếu cần trao đổi tiếp, nên đưa ra thời gian hện cụ thể, rõ rang để giao
tiếp lần sau dễ dàng đạt mục đích hơn.
Chú ý để cuộc gọi đạt hiệu quả
- Trước khi gọi: Cần chú ý chuẩn bị các công cụ hỗ trợ trong giao tiếp như đã trình bày ở trên, các văn
bản, giấy tờ liên quan cần bàn bạc, trao đổi. Lường trước các tình huống có thể xảy ra khi đặt câu hỏi
với khách hàng, bạn hàng, đối tác.
- Trong khi gọi: Cần chú ý phán đoán thái độ, cảm xúc, tâm trạng của người nghe để ứng xử cho phù
hợp. Tập trung vào mục đích cuộc gọi. Cần sử dụng những câu ngắn, rõ ràng với thông điệp có ý
nghĩa và thiện chí. Tránh dung các từ ngữ liên quan chuyên ngành hoặc trong khi nói thỉnh thoảng
đệm một vài từ tiếng Anh…
- Sau khi gọi: đọc lại những thông tin đã ghi, lên kế hoạch triển khai phương án hành động tiếp theo.
Chuẩn bị các thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề trao đổi trong cuộc gọi. Chú ý không để thiếu sót
trong khâu này.
Kỹ năng nhắn

tin
Silde
Làm việc nhóm
Khái niệm nhóm cần chú ý
- Từ 2 nhân mạng chở lên
- Mục tiêu, quy chuẩn chung
- Các thành viên có liên hệ ảnh hưởng tác động qua lại lên nhau và có những đặc điểm tương đồng
Phân loại nhóm
+Chính thức: hình thành do nhu cầu của tổ chức (công ty, phòng ban trong công ty …)
+Không chính thức: nhu cầu cá nhân (nhóm bạn bè)
Giai đoạn hình
thành
5 giai đoạn:
- Hình thành: hình thành mục tiêu, tập hợp thành viên (chú ý về yêu cầu SMART khi xây dựng mục
tiêu nhóm
- Xung đột: Công việc bắt đầu được triển khai một cách chậm chạp, đầy trắc trở. Giai đoạn này xảy ra
khi các thành viên xung đột nhau về cách làm việc, công việc phân công và chia sẻ trách nhiệm
- Chuẩn hóa: Các tiêu chuẩn được hình thành và hoàn thiện. Những phương pháp làm việc được hình
thành và toàn bộ nhóm đều nhận biết được điều đó. sự giảm bớt xung đột nội bộ. Quan hệ bạn bè,
đồng hình thành Các thành viên nhóm tin tưởng lẫn nhau, gắn kết với nhau qua công việc, mục tiêu
chung.
- Ổn định: hoạt động trôi chảy, nhóm làm việc đã ổn định, thành viên hòa hợp nhau, tạo ra năng suất
làm việc cao, mọi tiềm năng của cá nhân và tập thể nhóm được phát huy, vấn đề được giải quyết hiệu
quả, các mâu thuẫn không còn xảy ra.
- Kết thúc / tan rã: Giai đoạn này các thành viên đã hoàn thành mục tiêu chung (hoặc không hoàn
thành mục tiêu). Nhiệm vụ hoàn thành thì nhóm sẽ kết thúc vai trò (các nhóm nghiên cứu, nhóm dự
án thường kết thúc như vậy). Các cá nhân có thể được tập hợp, xây dựng thành các nhóm mới với
mục tiêu mới.
4 nguyên tắc - Định hướng: Định hướng nhóm vào việc cùng thực hiện mục tiêu chung. Nhóm không phải là
một công cụ phục vụ cho mục đích riêng của cá nhân nào đó. Các thành viên trong nhóm phải

làm việc cùng nhau, chia sẻ lợi ích với nhau. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, nhóm phải xây
dựng mục tiêu chung và truyền thông hiệu quả mục tiêu này đến các thành viên trong nhóm.
Qua đó các thành viên có thể hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của mục tiêu chung đó
- Phù hợp: Mỗi thành viên đều có một vị trí thích hợp để phát huy hết khả năng của mình. Việc
tổ chức, sắp xếp các vị trí cho các thành viên có ảnh hưởng lớn đến tình hình chung của cả
nhóm, Đúng người đúng việc
- Liên kết: đoàn kết nhóm và cũng đồng thời tìm, chấn chỉnh, loại bỏ ra những thành viên là
“mắt xích yếu” có thể làm hại đến sợi dây liên kết của nhóm. (thành phần chống đối, tư lợi,
phá hoại …)
- Ảnh hưởng: phát huy tầm ảnh hưởng của những là lãnh đạo và tìm kiếm những nhà lãnh đạo
tiềm năng cho tổ chức. đó là những người có tầm ảnh hưởng đến nhóm. Người có sức ảnh
hưởng là những người có thể tác động lên những cá nhân khác và được hưởng ứng. Người ảnh
hưởng có khả năng truyền nhiệt, sức mạnh cho những người xung quanh họ.
4 tiêu chí để
nhóm làm việc
hiệu quả
- Có mục tiêu chung: đảm bảo mục tiêu chung thỏa mãn SMART và đc truyền thông hiệu quả đến các
TV
- Các thành viên phải có sự tương tác hiệu quả: sự phối hợp, cộng tác giữa các tv phải tốt
- Nhóm phải hoạt động dựa trên quy tắc: nội quy, quy chế, thưởng phạt phải rõ rang, hiệu quả, hợp tình
hợp lý…
-Vai trò, trách nhiệm rõ ràng của các thành viên: phân chia nhiệm vụ quyền lợi, trách nhiệm phải hợp lý.
Quyền lợi phải tương xứng với trách nhiệm
4 tiêu chí để tiến
hành phân công
nhiệm vụ
Khi phân công nhiệm vụ cho các thành viên cần chú ý
 Thái độ
 Kiến thức
 Kỹ năng

 Kinh nghiệm
Của họ để giao đúng nguời đúng việc
Phong cách điều
hành nhóm có 3
phong cách
 Phong cách chuyên quyền: một mình tôi quyết, đừng có tranh cãi
 Phong cách tự do: các ông thích làm gì thì làm, đừng hỏi tôi
 Phong cách cộng tác: Chúng ta cùng ngồi bàn bạc để tìm ra p/án tốt nhất
Xung đột
Khái niệm Slide
2 loại xung đột; Tích và Tiêu cực.
Tích cực: xung đột nếu đc giải quyết sẽ đem lại điều tốt, sự phát triển cho nhóm (VD: xung đột xem
phương án nào tốt hơn).
Tiêu cực: ngc lại sẽ gây hại cho dn (vd xung đột quyền lợi của GĐ và NV hay PGĐ)
5 cách giải
quyết xung đột
 Cứng rắn, áp đảo (cá mập): tao sẽ thịt mày
 Né tránh (con rùa) : Em có làm gì đâu (chưa kịp xảy ra xung đột đã né)
 Nhường nhịn, xoa dịu (gấu bông) : Em xin anh, anh tha cho em
 Thỏa hiệp (con chồn) : Anh cho em cái lọ, e đưa anh cái chai (Tôi nhường anh cái này anh
nhường tôi cái khác hay tôi nhường anh lúc này anh nhường tôi lúc khác)
 Hợp tác (chim cú) : cứ bình tĩnh, anh em mình ngồi xuống bàn bạc đã (cùng nhau bắt tay để
xd một p/án hợp lý nhất cho các bên MT)
Đánh giá kết
quả
- XD tiêu chí đánh giá, thước đo đánh giá (đo bằng tiền hay sp, bao nhiêu tiền or sp mới đạt yêu
cầu …)
- Đo lường kêt quả thực tế giựa trên tiêu chí và thước đo đã đc xác định ở trên
- Thưởng phạt (nếu làm tốt/kém hơn yêu cầu thì sẽ thế nào ?)
Phỏng vấn KN và vai trò Slide

Các dạng 3 dạng:
• Phỏng vấn sàng lọc (screening interview): loại bỏ những ứng viên không thích hợp. Kiểu như lọc hồ

• Phỏng vấn chọn lựa (Hiring interview): chọn lựa những ứng viên đủ tiêu chuẩn. Tìm người tốt
nhất
• Phỏng vấn xác nhận (Confirmation interview): xác nhận lại sự lựa chọn ứng viên. Thường với
những vị trí tuyển dụng quan trọng hay phải đòi hỏi nhiều kỹ năng đặc biệt (ví dụ: bảo vệ nguyên thủ ).
Chú ý trước,
trong và sau
khi phỏng vấn
của người PV
và Ứng viên
Slide đã ghi khá chi tiết và dễ hiểu, nếu giải thích ra ở đây thì phải chăng lại là quá coi thường
các bạn sinh viên ư?
Thuyết trình Cần nhớ
Khái niệm Slide
Tìm hiểu người nghe
 Quy mô
 Tuổi trung bình
 Định kiến
 Trình độ
 Mục đích
Một số cách sắp xếp ND bài thuyết
trình cho Logic
Slide
Một số lỗi khi thiết kế Slide
 Màu sắc quá lòe loẹt
 Quá nhiều chữ
 Màu nền và chữ không nổi bật
 Quá nhiều hiệu ứng

 Quá nhiều hình ảnh, biểu tượng
 Chữ quá to hoặc quá nhỏ
Mở đầu bài thuyết trình
 Chào hỏi
 Giới thiệu một cách khái quát về nội dung
 Chỉ ra nội dung chính được đề cập đến
 Nói rõ thời gian thuyết trình
Một số CÁCH THỨC MỞ ĐẦU HẤP
DẪN
 Dẫn nhập trực tiếp
 Dẫn nhập theo lối tương phản, đưa ra các con số thông kê
 Dẫn nhập từ từ theo lối kể chuyện
 Dẫn nhập bằng cách đặt câu hỏi
 Dẫn nhập bằng cách trích dẫn
 Dẫn nhập bằng cách gây sốc
Thực hiện thuyết trình cần chú ý
 Ngôn ngữ nói
 Ngôn ngữ cơ thể
 Giao lưu khán giả
 Giải quyết câu hỏi
 Kiểm soát thời gian.
Kết thúc thuyết trình
 Tóm tắt điểm chính
 Khơi gợi ý tưởng mới
 Giải đáp thắc mắc.
Các lỗi về ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
trong thuyết trình
Slide
Kỹ năng báo cáo miệng.
Cũng giống như thuyết trình, báo cáo miệng là quá trình truyền đạt những thông điệp đã được xác định trước cho

một nhóm nhỏ người nghe cũng đã được xác định.Về cơ bản, việc chuẩn bị cho một bài thuyết trình và một bản báo
cáo miệng là giống nhau. Tuy nhiên, cũng có một số khác biệt như sau:
Thuyết trình Báo cáo miệng
Đối tượng
Xác định được một chách chung chung
đối tượng nghe
Đã được xác định rõ là những ai một cách rất cụ thể
Bản chất
- Thường mang tính “công chúng”: nói
trước nhiều người (quen biết và không
quen biết), dưới một không gian rộng
lớn và xa lạ.
- Thường mang tính chất “nội bộ”: trước nhóm người
(người quen biết: đồng nghiệp, lãnh đạo cấp trên…), và
được tiến hành trong bầu không khí thân mật hơn.
Nội dung
- Người thuyết trình trình bày về một
vấn đề hoặc nội dung nào đó.
- Người báo cáo và người nghe cùng quan tâm và hiểu
biết vấn đề.
Mục đích - Thuyết phục và truyền đạt thông tin. - Truyền đạt thông tin và phân tích thông tin.
Thời gian
- Tương đối dài. - Tuơng đối ngắn. Vì vậy ta cần chuẩn bị một dàn ý cẩn
thận và súc tích hơn.
Phương thức
giao tiếp
- Chủ yếu là giao tiếp một chiều: người
thuyết trình nói và truyền đạt thông tin,
và nhóm người còn lại nghe và tiếp thu
thông tin.

- Phần lớn là giao tiếp hai chiều: bạn báo cáo và dành
thời gian thảo luận và trả lời những câu hỏi từ phía
người nghe. Qua đó, những vấn đề đưa ra sẽ cùng được
làm sáng tỏ và buổi báo cáo trở nên hiệu quả hơn.
Các bước 3 bước:
- Phần mở đầu: Sử dụng cách dẫn nhập trực tiếp bằng cách giới thiệu chủ đề, mục đích và những vấn đề chính cần báo cáo.
Ví dụ: “Thưa các đồng chí, hôm nay tôi xin được trình bày báo cáo về “Các vấn đề triển khai chiến được phát triển sản phẩm mới
của công ty…”
- Phần nội dung: Trình bày các ý chính với các thông tin có tính chính xác, thực tế cao. Có thể sử dụng các số liệu thống kê, các
bản báo cáo trước đó, bảng biểu, mô hình, máy chiếu… để minh họa cho nội dung mà chúng ta trình bày.
- Phần kết: Đưa ra các kết luận và minh họa bằng những bằng chứng xác thực, nổi bật nhất.
Ví dụ: “Qua những số liệu đã được thu thập và trình bày ở trên, theo tôi thì…”
Kinh nghiệm khi làm bài
1. Đối với câu lựa chọn đúng sai có giải thích: nên đi theo chiến lược sau
- Chọn Đ or S
- Đưa, nêu ra một chút lý thuyết liên quan
- Giải thích vấn đề đó theo cách hiểu của mình
- Đưa ra ví dụ, tình huống trong cuộc sống minh họa
Ví dụ:
Không thể dùng câu hỏi để mở đầu cho một tình huống giao tiếp
Trả lời: Sai
Giải thích: (đầu tiên nên đưa ra khái niệm câu hỏi)
Câu hỏi là … CMNR (lý thuyết)
Câu hỏi có các chức năng … GATO (lý thuyết)
Trong đó câu hỏi có chức năng dùng để Tiếp xúc, người ta có xu hướng sử dụng câu hỏi để tiếp
xúc với nhau, câu hỏi đc sử dụng với mục đích giống với lời chào (VD như có khỏe không? Đi
đâu đấy, dạo này thế nào …?) (Giải thích vấn đề đó theo cách hiểu của mình)
Ví dụ minh họa: khi hai người bạn thân lâu ngày không gặp nhau và tình cờ gặp nhau trên
đường, họ có thể sẽ … ah. Đi đâu đấy? có khỏe không? dạo này tình hình sao ? sau những câu
thăm hỏi tiếp xúc kiểu như vậy họ mới bắt đầu nói, trao đổi thông tin thực sự (tiến hành chức

năng thông tin của giao tiếp). Tuy vậy không dễ để phân tách rõ rang liệu một GT nào là để thực
hiện một chức năng nào đó. Thường một hành vi GT nào đó có thể đồng thời thực hiện vài chức
năng khác nhau. Ví dụ câu hỏi “dạo này thế nào?” cũng có thể vừa để lấy thông tin (chức năng
thông tin) và vừa để là tiếp xúc.
2. Đối với câu lựa chọn ABCD cần nắm vững lý thuyết phần đó. Loại trừ ngay ra những
phương án không hợp lý, ngớ ngẩn hay chung chung (vì đề bài sẽ là chọn đáp án Đúng nhất
thế nên có thể có vài đáp án chung chung nghe có vẻ luôn đúng)
Và cuối cùng hãy tự tin vào chính mình, hãy dũng cảm và tiến lên. Chúc các bạn thi tốt.
Tài liệu được viết rất vội vàng để kịp thời ra trước ngày thi nên còn nhiều thiếu sót, xin được sự
thông cảm của tất cả mọi người.

×