Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu gạo của tổng công ty lương thực thực phẩm miền Nam Vinafood 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.54 KB, 14 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới, hoạt động thương mại quốc tế diễn ra hết sức sôi nổi,
mạnh mẽ. Tuy là một nước nông – công nghiệp nhưng Việt Nam cũng góp một
phần vào nền thương mại thế giới qua các hoạt động xuất khẩu nông sản mà gạo
là sản phẩm khá nổi bật.
Tự hào là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Nguồn ngoại tệ thu được từ
hoạt động này là nguồn vốn không nhỏ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Nhìn chung, thị trường
gạo ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật công nghệ,… Do
đó, từ những năm 2007, 2008 đến nay, các nhà xuất khẩu gạo nước ta đã tập
trung thực hiện nhiều chiến lược, giải pháp nhằm đầy mạnh xuất khẩu gạo, giữ
vững và nâng cao sản lượng gạo xuất ra thế giới.
Tổng công ty lương thực miền Nam Vinafood 2 – doanh nghiệp Nhà nước
giữ vai trò vị trí quan trọng trong ngành lương thực, đặc biệt là xuất khẩu gạo.
Để khẳng định vai trò của xuất khẩu gạo đối với sự phát triển của nền kinh tế
Việt Nam đồng thời đưa ra định hướng và một số giải pháp chiến lược nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. Nhóm
chúng tôi đưa ra
“GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU GẠO CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM
VINAFOOD 2”
.
1
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM.
1) Giới thiệu ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.
− Năm 2009, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới
sau Thái Lan. Nếu trong năm 2009, Thái Lan xuất khẩu 8,57 triệu tấn
gạo, trị giá 5 tỉ USD thì khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là
5,950 triệu tấn, chiếm 15% tổng mậu dịch gạo của toàn cầu.
Tên nước 2008/2009 2009/2010
1 Thailand (Thái Lan) 8.570 10.000


2 Vietnam (Việt Nam ) 5.950 5.500
3 United State (Hoa Kỳ) 3.100 3.150
4 Pakistan 3.000 3.800
5 India (Ấn Độ) 2.000 2.000
6 Myanma 1.052 800
7 Uruguay 926 750
8 Cambodia (Campuchia) 800 800
9 China (Trung Quốc) 760 1.500
10 Brazil (Braxin) 650 300
Thế giới 29.029 30.845
Thống kê-dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ về 10 nước xuất
khẩu gạo
(Nguồn: Vinanet thuộc Bộ Công Thương Việt Nam)
− Hiện nay Việt Nam có trên 200 nhà xuất khẩu gạo. Trong đó, chiếm thị
phần nhiều nhất là Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tổng công ty
Lương thực Miền Nam (61%).
2) Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam.
− Gạo Việt Nam xuất khẩu đi gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Mali, Hong Kong, Campuchia,…
2
− Hiện nay, có thể khẳng định châu Á là thị trường truyền thống của gạo
Việt Nam (chiếm đến 61,68% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo). Trong
đó, Philippines, Malaysia là hai thị trường mà Việt Nam xuất khẩu gạo
nhiều nhất.
 Xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đóng góp hơn một nửa
thị phần của toàn khu vực châu Á (chiếm tới 35% tổng kim ngạch
xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009). Năm 2009, Việt Nam xuất
khẩu sang đây gần 1,7 triệu tấn gạo, trị giá hơn 912 triệu USD.
 Thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo của hạt gạo Việt Nam phải kể
đến là Malaysia, từ vị trí thứ ba trong năm 2008 đã vươn lên thứ hai

với hơn 611.000 tấn, trị giá khoảng 271 triệu USD.
 Các quốc gia và lãnh thổ châu Á nằm trong nhóm 10 thị trường xuất
khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009 còn có
o Singapore (329.000 tấn và 134 triệu USD).
o Đông Timo (242.000 tấn và 97 triệu USD).
o Đài Loan (203.000 tấn và 81 triệu USD).
o Iraq (168.000 tấn và 68 triệu USD).
II. TỒNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM VINAFOOD 2
1) Giới thiệu về công ty.
a) Lịch sử hình thành.
− Năm 1975, Tổng công ty được thành lập với tên gọi Tổng công ty lúa
gạo miền Nam.
− Tháng 7/1978: Tổng công ty được đổi tên thành Tổng công ty lương
thực miền Nam.
− Tháng 9/1986: Tổng công ty được đổi tên thành Tổng công ty lương
thực khu vực II.
− Tháng 11/1987: Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định
thành lập Tổng công ty lương thực Trung ương (Vinafood). Lúc này,
3
Tổng công ty trở thành Cơ quan đại diện Tổng công ty lương thực trung
ương đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
− Tháng 01/1990: thành lập lại Tổng công ty lương thực Trung ương II
(Vinafood II).
− Tháng 5/1995: Tổng công ty lương thực miền Nam được thành lập trên
cơ sở tổ chức lại Tổng công ty lương thực Trung ương II, Công ty
lương thực Trung ương III và các đơn vị kinh doanh lương thực từ
Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào. Tổng công ty lúc này còn được gọi là
Tổng công ty 91 (hạng đặc biệt).
− Tháng 7/2003: Tổng công ty bắt đầu thực hiện lộ trình sắp xếp, chuyển
đổi doanh nghiệp Nhà nước và thí điểm chuyển sang tổ chức hoạt động

theo mô hình công ty mẹ-công ty con.
− Tháng 12/2005: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 333/2005/QĐ-
TTg ngày 14/12/2005 về việc thành lập Công ty mẹ - Tổng công ty
lương thực miền Nam; Sau đó, ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động
của Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
− 01/3/2007: sau khi thực hiện xong các trình tự thủ tục pháp lý cần thiết,
Tổng công ty lương thực miền Nam đã chính thực chuyển sang hoạt
động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
− Tổng công ty lương thực miền Nam Vinafood 2 kinh doanh các ngành
nghề như: mua bán, chế biến, bảo quản lương thực, thực phẩm, kinh
doanh bất động sản, chăn nuôi, chế biến thủy sản, quảng cáo thương
mại, tiếp thị,… nhưng hoạt động chủ yếu và nổi bật nhất là hoạt động
xuất khẩu gạo.
b) Các loại gạo chủ yếu công ty xuất khẩu.
− Gạo 25% tấm chủ yếu xuất khẩu vào thị trường châu Phi.
− Gạo 5% tấm chủ yếu xuất khẩu vào thị trường châu Á như Malaysia,
Philippines,….
2) Vị thế và vai trò.
4
− Tổng công ty lương thực miền Nam Vinafood 2 là doanh nghiệp Nhà
nước 100%, giữ vai trò vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành lương
thực ở Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu gạo, thời gian gần đây luôn là
đơn vị xuất khẩu gạo chính của cả nước, cùng với Tổng công ty lương
thực miền Bắc Vinafood 1 chiếm 61% thị phần xuất khẩu gạo của cả
nước.
− Vinafood 2 được ủy quyền đại diện cho các doanh nghiệp trong nước
tham gia dự thầu và thắng thầu các hợp đồng cấp Chính phủ trong thời
gian qua.
3) Hoạt động xuất khẩu gạo của Vinafood 2 trong những năm
gần đây

− Vào những tháng cuối năm 2007, ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam
đối mặt với nhiều khó khăn. Việc thu mua gạo gặp trở ngại do giá gạo
trong nước tăng cao cùng với nguồn cung bị hạn chế bởi nhiều yếu tố.
Trước diễn biến phức tạp đó, việc thu mua gạo của công ty Vinafood 2
cũng gặp khó khăn đáng kể. Nhìn chung lượng gạo xuất khẩu giảm đi 1
triệu tấn so với năm 2006 (4 triệu tấn).
− Tuy nhiên, với sự thay đổi kịp thời trong việc điều hành và lên kế
hoạch cân đối giữa lượng gạo xuất khẩu cũng như giá thu mua. Tình
hình xuất khẩu gạo của công ty năm 2008 có những chuyển biến rõ nét,
tiêu biểu là đã xuất được 100.000 tấn gạo loại 5% tấm sang Malaysia.
Đây là hợp đồng có sản lượng lớn nhất được ký trong vòng 02 tháng
trong năm. Điều này có tác động tích cực tới tình hình mua bán lúa gạo
trong nước khi thị trường trầm lắng và giá cả đi xuống.
− Cũng trong năm này, công ty được ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt
Nam BIDV cung ứng vốn và các dịch vụ tài chính để đảm bảo sản xuất
kinh doanh hiệu quả, ổn định nguồn thu mua, xuất khẩu lúa gạo và các
5

×