Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

luận văn thạc sĩ nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ xuân và vụ thu đông 2009 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 146 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





PHẠM THU HIỀN




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG
TRONG VỤ XUÂN VÀ VỤ THU ĐÔNG 2009
TẠI THÁI NGUYÊN








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP











THÁI NGUYÊN, 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




PHẠM THU HIỀN



NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG
TRONG VỤ XUÂN VÀ VỤ THU ĐÔNG 2009
TẠI THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Trồng Trọt
Mã số: 60.62.01









LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP




NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP
2. TS. PHAN THỊ VÂN



THÁI NGUYÊN, 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

iii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn, tôi luôn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của của tập thể các thầy cô hướng
dẫn. Nhân dịp này tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các cô:
PGS.TS. Luân Thị Đẹp, TS. Phan Thị Vân - Khoa Nông học trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tuy luôn bận dộn với công việc và gia đình

song vẫn dành cho tôi sự quan tâm trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm, tập thể thầy cô giáo Khoa nông học, Khoa Sau đại học-
Trường đaị học Nông lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các em: Nguyễn Thị Thu Trang và Nguyễn Văn Hồ -
Sinh viên khóa 37, khoa Nông học- Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên đã
cùng với tôi tham gia và thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân trọng cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của tất cả bạn bè và
đồng nghiệp.
Cảm ơn bố, mẹ, các em và người tôi yêu thương đã luôn quan tâm là
điểm tựa về tinh thần và vật chất cho tôi mỗi khi tôi gặp khó khăn.
Xin chân thành cảm ơn
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thu Hiền





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng cho bảo vệ một học
vị nào, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ
nguồn gốc.

Ngày 15 tháng 10 năm 2010
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Phạm Thu Hiền













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

v
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiến 2

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học 3
1.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam 4
1.2.1.Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 4
1.2.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 8
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên 14
1.3. Ƣu thế lai 15
1.3.1. Khái niệm ưu thế lai 15
1.3.2. Các loại ưu thế lai 16
1.3.3. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai 17
1.3.4. Phương pháp đánh giá ưu thế lai 18
1.3.5. Các loại giống ngô 19
1.3.6. Các bước chọn tạo giống ngô lai 22
1.4. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô 22
1.4.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới 22
1.4.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam 26
1.4.3. Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng
suất của cây ngô 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

vi
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu 35
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 35
2.3. Nội dung nghiên cứu 35
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 35
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 35

2.4.2. Xác định cây theo dõi 37
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu 37
2.4.4. Thu thập số liệu mô hình trình diễn 41
2.5. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 41
2.6. Thu thập số liệu khí tƣợng 43
2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu 43
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khả năng sinh trƣởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ
Xuân và Thu Đông 2009 44
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưở ng , phát triển của các giống ngô thí nghiệm
vụ Xuân và Thu Đông 2009 44
3.1.1.1 Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ 46
3.1.1.2. Giai đoạn tung phấn, phun râu 46
3.1.1.3. Giai đoạn chín sinh lý 48
3.1.2 Tố c độ tăng trưởng chiều cao cây củ a cá c giống ngô thí nghiệ m vụ
Xuân và Thu Đông 2009 50
3.1.3. Động thái ra lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu
Đông 2009 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

vii
3.2. Đặc điểm hình thái của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu
Đông 2009 55
3.2.1. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá 56
3.2.1.1. Số lá trên cây 57
3.2.1.2. Chỉ số diện tích lá 58
3.2.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp 59
3.2.2.1. Chiều cao cây 60

3.2.2.2. Chiều cao đóng bắp 62
3.2.2.3. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây 63
3.3. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu
Đông 2009 64
3.3.1. Khả năng chống đổ 64
3.3.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh 68
3.3.2.1. Sâu đục thân ngô (Ostrinia nubilalis Hiibner) 70
3.3.2.2. Sâu cắn râu 71
3.3.2.3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn) 72
3.4. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2009 73
3.4.1. Trạng thái cây 74
3.4.2. Trạng thái bắp 75
3.4.3. Độ bao bắp 76
3.5. Các yếu tố cấu thàh năng suất và năng suất của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2009 76
3.5.1. Số bắp/cây 79
3.5.2. Chiều dài bắp 79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

viii
3.5.3. Đường kính bắp 80
3.5.4. Số hàng/bắp 81
3.5.5. Số hạt/hàng 81
3.5.6. Khối lượng 1000 hạt 82
3.5.7. Năng suất lý thuyết 82
3.5.8. Năng suất thực thu 83
3.6. Kết quả mô hình trình diễn giống ngô ƣu tú 86
3.6.1. Giống, địa điểm và quy mô trình diễn 87

3.6.2. Một số chỉ tiêu hình thái và năng suất của giống H08-9 và LVN99
trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên 88
3.6.3. Đánh giá và xếp hạng của người dân về giống H08-9 và LVN99
trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên 89
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 91
1. Kết luận 91
2. Đề nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CIMMYT
:
Trung tâm cải tạo giống ngô và lúa mỳ Thế Giới
CV %
:
Hệ số biến động
LSD
5%


:
Sự sai khác nhỏ nhất ở mức 0,05
P
:
Xác xuất chấp nhận
Đ/c
:
Đối chứng
NSLT
:
Năng suất lý thuyết
NSTT
:
Năng suất thực thu
M
000 hạt

:
Khối lượng nghìn hạt
TPTD
:
Thụ phấn tự do
NST
:
Ngày sau trồng
UTL
:
Ưu thế lai
X.09

:
Vụ Xuân năm 2009
TĐ.09
:
Vụ Thu Đông năm 2009
FAO
:
Tổ chức Lương thực Nông nghiệp liên hiệp quốc












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

x
DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới từ năm 1961 - 2009.
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2009
Bảng 1.3. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô trong nước từ năm 1961 đến 2009
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên

Bảng 1.6. Tương quan giữa cá c yế u tố cấ u thà nh năng suấ t vớ i năng suấ t ngô
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô lai trong vụ Xuân và
Thu Đông năm 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ
Xuân 2009 và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.3. Tốc độ ra lá của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2009
và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.4. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân
2009 và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.5. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô tham gia thí
nghiệm trong vụ Xuân và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.6. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của các giống ngô tham gia
thí nghiệm trong vụ Xuân và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.7. Khả năng chống đổ các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân 2009 và
vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân
2009 và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.9. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô tham gia
thí nghiệm trong vụ Xuân 2009 và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí
nghiệm trong vụ Xuân 2009 tại Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

xi
Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí
nghiệm trong vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.12: Năng suất thực thu của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ
Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hình thái và năng suất của giống H08-9 và LVN99

trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của nông dân đối với giống ngô H08-9 và
LVN99 trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu thị phần giống ngô lai ở Việt Nam
Biểu đồ 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm
vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên
Biểu đồ 3.2: Năng suất thực thu của các giống ngô tham gia thí nghiệm vụ
Xuân và vụ Thu Đông năm 2009




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ngô (Zea mays L) là một trong 3 cây lương thực quan trọng trong
nền kinh tế toàn thế giới. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi,
người ta sử dụng ngô làm lượng thực chính. Không chỉ cung cấp lượng thực
cho con người, ngô còn là nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi, là nguyên
liệu cho ngành công nghiệp chế biến trên toàn thế giới. Hiện nay 66% sản
lượng ngô của thế giới được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, trong đó các
nước phát triển là 76% và các nước đang phát triển là 57%. Tuy chỉ có 21%
sản lượng ngô được dùng làm lượng thực cho con người nhưng nhiều nước
vẫn coi ngô là cây lương thực chính, như: Mexico, Ấn Độ, Philipin. Ở Ấn Độ
có tới 90% sản lượng ngô, ở Philipin có 66% sản lượng ngô được dùng làm
lương thực cho con người (Dương Văn Sơn và ctv, 1997) [13].
Nhờ những vai trò quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế thế giới nên
hơn 40 năm gần đây, ngành sản xuất ngô thế giới phát triển mạnh và giữ vị trí

hàng đầu về năng suất, sản lượng trong những cây lương thực chủ yếu. Mặc dù
diện tích trồng ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước, nhưng sản lượng ngô
chiếm 1/3 sản lượng ngũ cốc trên thế giới và nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu.
Năm 1961 diện tích trồng ngô chỉ đạt 105,48 triệu ha với tổng sản lượng là
205,00 triệu tấn, nhưng đến năm 2009 diện tích trồng ngô đã đạt 159,53 triệu
ha với sản lượng 817,11 triệu tấn (theo thống kê của FAO, 2010) [34].
Hiện nay do nhu cầu sử dụng ngô không ngừng tăng, để đáp ứng đủ
nhu cầu ngô cho tiêu dùng trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn đã xây dựng chiến lược phát triển sản xuất ngô đến năm 2010 và tầm
nhìn đến năm 2020 là phải đạt 5- 6 triệu tấn vào năm 2010 và năm 2020 là 9-
10 triệu tấn. Để đạt được mục tiêu này, hai giải pháp chính được đưa ra là mở
rộng diện tích và tăng năng suất. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng ngô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

2
rất khó khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và phải cạnh tranh
với nhiều loại cây trồng khác nên tăng năng suất là giải pháp chủ yếu. Trong
giải pháp tăng năng suất thì giống được coi là hướng đột phá bởi nó có ý
nghĩa quyết định để nâng cao năng suất và chất lượng ngô. Một giống ngô lai
tốt sẽ cho sản lượng cao hơn giống bình thường từ 20 – 25%. Trong quá trình
nghiên cứ u và chọn giống ngô phù hợp với từng vùng sinh thái, việ c đá nh
giá khả năng sinh trưởng , phát triển và năng suất của các gi ống ngô trướ c
khi đưa ra sả n xuấ t đạ i trà là công việ c cầ n phả i đượ c tiế n hà nh .
Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển
của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông
2009 tại Thái Nguyên
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định một số giống ngô lai có triển vọng để giới thiệu cho sản

xuất đại trà tại Thái Nguyên, làm cơ sở cho quá trình chọn tạo giống ở các
tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đánh giá được những đặc điểm nông sinh học chính và năng
suất của các giống tham gia thí nghiệm.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được tập
đoàn giống ngô phù hợp với những điều kiện sinh thái của từng vùng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Lựa chọn ra những giống ngô lai tốt có năng suất cao, khả năng chống
chịu tốt cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
- Đề tài góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô phù hợp với điều
kiện sinh thái tại Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, nông nghiệp nông thôn có vị trí rất quan trọng. Hiện
nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp,
nông thôn và đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự
phát triển của khu vực này. Trải qua các giai đoạn phát triển, nông dân, nông
nghiệp và nông thôn đã có những đóng góp tạo nên những thành tựu lớn trong
công cuộc đổi mới. Cho đến nay, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển
tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, quan hệ sản xuất từng bước đổi mới phù
hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá. Những thành tựu
đó đã góp phần rất quan trọng vào sự ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đầy
nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển đó là hệ thống
các cây lương thực, trong đó có cây ngô. Tuy hiện nay cây lúa vẫn đang giữ
vị trí đứng đầu về sản lượng cũng như tầm quan trọng nhưng với khả năng
phát triển trong tương lai, cây ngô đã từng bước tự chứng tỏ được mình.
Ngô là cây trồng quang hợp theo chu trình C4, có tiềm năng năng suất
cao mà không một cây cốc có thể so sánh kịp. Để nâng cao hiệu quả trong sản
xuất nông nghiệp nói chung và khai thác triệt để vị trí, vai trò của cây ngô nói
riêng, công tác lai tạo những giống ngô mới có năng suất cao, phẩm chất tốt,
thích ứng rộng là một yêu cầu cấp thiết. Trong đó yếu tố giống có vai trò hết
sức quan trọng đối với việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô.
Tuy nhiên một giống chỉ được coi là thực sự phát huy hiệu quả khi
giống có tiềm năng năng suất cao và thích nghi với điều kiện sinh thái cụ thể.
Do đó muốn phát huy hiệu quả của giống cần tiến hành nghiên cứu và khảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4
nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau dựa trên một số đặc điểm nông
sinh học và năng suất.
Để xác định được những giống ngô lai có triển vọng đưa vào sản xuất
đại trà, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên,
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số
giống ngô lai thí nghiệm trong điều kiện sinh thái của tỉnh.
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU NGÔ TRÊN THẾ
GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1.Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Do có nền
di truyền rộng và thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau nên cây ngô
được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng
140 nước trồng ngô, trong đó có 38 nướ c là cá c nướ c phá t triể n cò n lạ i là cá c

nướ c đang phá t triể n (Báo cáo tổng kết 29 của ISAAA) [1]. Tổng diện tích
trồng năm 2009 lên đến 159,53 triệu ha, năng suất 5,12 tấn/ha và sản lượng
817,11 triệu tấn một năm (FAOSTAT, 2010) [34].
Ngô được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: làm lương thực, thực
phẩm, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến
Hiện nay ngô còn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất năng
lượng sinh học (ethanol), đây được coi là giải pháp cho sự thiếu hụt năng
lượng trong tương lai. Ở Mỹ, trên 90% ethanol được sản xuất từ ngô với hơn
2680 nhà máy. Trung Quốc cũng đang tập trung đầu tư xây dựng nhiều cở sở
nghiên cứu về nguồn năng lượng sinh học này với mục tiêu ethanol nhiên liệu
sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào năm 2010 và 10 tỷ lít vào năm 2020 (Ngô Sơn, 2007)
[12]. Để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ethanol, các nhà khoa học thuộc
Đại học bang Michigan (Mỹ) đã tạo ra một số giống ngô mới chuyên sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5
ethanol, giống ngô mới này cho phép tạo ra sản phẩm ethanol hiệu quả hơn và
mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu và sản xuất mà năng suất, sản
lượng và diện tích ngô trên thế giới tăng lên liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay.
Kết quả được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới từ năm 1961 - 2009.
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)

1961
105,55
1,92
205,03
2005
147,47
4,84
713,43
2006
148,83
4,75
706,69
2007
159,05
4,96
789,48
2008
161,10
5,13
826,22
2009
159,53
5,12
817,11
(Nguồn: FAOSTAT, 2010) [34]
Qua bảng 1.1 cho thấy, sản xuất ngô trên thế giới tăng lên không ngừng
cả về diện tích và năng suất. Năm 1961 năng suất ngô trung bình thế giới mới
chỉ đạt 1,92 tấn/ha, diện tích 105,55 triệu ha. Nhưng đến năm 2009 năng suất
ngô đạt 5,12 tấn/ha, gấp 3 lần và sản lượng đạt 817,11 triệu tấn, gấp 4 lần so
với năm 1961, trong khi diện tích ngô tăng không nhiều (1,5 lần).

Trong công tác cải tạo giống cây trồng trên cơ sở ưu thế lai, ngô lai là
một thành công kỳ diệu của nhân loại. Nhờ sử dụng giống ngô lai và kỹ thuật
trồng trọt tiên tiến mà năng suất ngô trên thế giới đã tăng 1,83 lần trong vòng
30 năm (1960-1990), nhất là các nước có điều kiện thâm canh như Mỹ, Trung
Quốc, Brazil. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới được trình
bày ở bảng 1.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2009
Nƣớc
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Mỹ
31,83
9,66
307,38
Trung Quốc
30,48
5,35
163,12
Brazil
13,79
3,71
51,23

Mexico
7,20
2,80
20,20
Ấn Độ
8,40
2,06
17,30
Italia
0,91
8,60
7,88
Đức
0,52
9,75
4,53
Hy Lạp
0,82
8,14
6,80
Israel
0,005
16,23
0,08
(Nguồn FAOSTAT, 2010) [34]
Mỹ là một nước phát triển có năng suất ngô tăng từ 2-3 lần trong thời
kỳ trên. Hiện nay Mỹ là nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới, chiếm hơn 40%
tổng sản lượng ngô thế giới. Theo Rinke.E (1979) [35] việc sử dụng các giống
ngô lai ở Mỹ bắt đầu từ năm 1930. Hiện nay 100% diện tích ngô của Mỹ là
trồng các giống ngô lai trong đó hơn 90% là giống ngô lai đơn (Ngô Hữu

Tình và cộng sự, 2009) [20]. Nhiều thí nghiệm ở Mỹ về các giống ngô lai đơn
đã cho năng suất đạt 25 tấn/ha/vụ. Người ta đã tính được mức độ tăng năng
suất ngô ở Mỹ trong giai đoạn 1930-1986 là 103 kg/ha/năm, trong đó sự đóng
góp do cải tiến nền di truyền là 63 kg/ha/năm vào cuối thế kỷ 19, Mỹ đã có
770 giống ngô cải lượng (Duvick D.N, 1990) [30].
Trong thời gian gần đây, nếu như phần lớn các nước phát triển năng
suất ngô tăng không đáng kể, thì năng suất ngô ở Mỹ lại có sự tăng đột biến.
Kết quả đó có được là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất. Theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

7
Ming Tang Chang và cộng sự (Minh Tang Chang et al, 2005) [33] cho biết: Ở
Mỹ chỉ còn 48% giống ngô được sử dụng được chọn tạo theo công nghệ
truyền thống, 52% là bằng công nghệ sinh học. Năng suất ngô ở Mỹ đã tăng
từ 1,5 tấn/ha vào năm 1930 đến 7 tấn/ha vào những năm 1990 (SK.Vasal et al,
1990) [36]. Năm 2009 tổng sản lượng ngô của Mỹ là 307,38 triệu tấn/ha, trên
diện tích 31,83 triệu ha.
Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích trồng ngô,
Theo dự báo, sản lượng ngô năm 2010-2011 của Trung Quốc sẽ tăng 7,1% so
với năm 2009, và vượt kỷ lục 163,12 triệu tấn năm 2009, tuy nhiên diện tích
ngô tăng không nhiều (tăng 1%). Do có trình độ khoa học kỹ thuật và thâm
canh cao nên Israel là nước đứng đầu về năng suất với 16,23 tấn/ha, năng suất
ngô thấp nhất là Ấn Độ (2,06 tấn/ha).
Trong sản xuất hiện nay có sự khác biệt rõ ràng về năng suất giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Năng suất ngô trung bình của các
nước phát triển là 7,8 tấn/ha, các nước đang phát triển là 2,7 tấn/ha. Hai
nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là:
- Tỷ lệ sử dụng giống ngô lai khác nhau trong sản xuất. Ở các nước
phát triển 90-100% diện tích ngô được trồng bằng các giống lai có ưu thế lai

cao, trong khi đó các nước đang phát triển diện tích trồng giống ngô lai rất
thấp (37% diện tích) chủ yếu là trồng các giống thụ phấn tự do (63% diện
tích) (CIMMYT, 1991-1992) [29].
- Khả năng đầu tư và trình độ thâm canh của người sản xuất.
Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình Lương thực thế
giới (IPRI, 2003) [32], vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệu
tấn, trong đó 15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi,
16% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ dùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

8
5% ngô làm lương thực nhưng ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 22%,
dự báo nhu cầu ngô trên thế giới năm 2020 được trình bày ở bảng 1.3
Bảng 1.3. Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020

Vùng
Năm 1997
(triệu tấn)
Năm 2020
(triệu tấn)
% thay đổi
Thế giới
586
852
45
Các nước đang phát triển
295
508
72

Đông Á
136
252
85
Nam Á
14
19
36
Cận Sahara - Châu Phi
29
52
79
Mỹ Latinh
75
118
57
Tây và Bắc Phi
18
28
56

(Nguồn: IPRI 2003) [32]
Như vậy đến năm 2020, nhu cầu ngô thế giới tăng 45% so với nhu cầu
năm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nước đang phát triển (72%), riêng Đông Á
nhu cầu tăng 85% so với năm 1997.
1.2.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Cây ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu
Tình, 1997) [18]. Ngô là một trong những cây màu chính, thích ứng rộng,
chịu thâm canh, năng suất cao, vì vậy cây ngô được trồng ở hầu hết các vùng
trong cả nước và có sự tăng trưởng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

Trong đó ngô lai đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và là thành tựu nổi
bật không thể phủ nhận. Trước đây năng suất ngô của nước ta rất thấp so với
năng suất ngô thế giới, do sử dụng giống địa phương và áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất còn hạn chế. Tuy nhiên chỉ trong 10 năm áp dụng sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

9
ngô lai tại Việt Nam diện tích ngô lai đã tăng từ 0% năm 1990 lên 60% năm
2000 với tốc độ tăng kỷ lục 6%/năm, đến năm 2009 tỷ lệ giống ngô lai trong
sản xuất là 95%. Tình hình sản xuất ngô trong nước giai đoạn từ năm 1961
đến 2009 được trình bày qua bảng 1.4.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô trong nước từ năm 1961 đến 2009

Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
1961
229,2
1,14
260,1
1975
229,2
1,05
280,6
1990

432,0
1,55
671,0
1994
534,6
2,14
1.143,9
2000
730,2
2,51
2.005,9
2005
1.052,6
3,60
3.787,1
2007
1.072,8
3,96
4.250,9
2008
1.140,2
4,01
4.573,1
2009
1.086,8
4,03
4.381,8


(Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN & PTNT 2010) [21]

Sản xuất ngô ở Việt Nam trải qua nhiều bước thăng trầm, đến nay đã
đạt được những thành tựu to lớn, được chia làm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Trước năm 1975 do điều kiện còn khó khăn nên cây ngô
chưa được chú trọng, vì vậy diện tích ngô chỉ đạt 229 ngìn ha, năng suất 1,14
tấn/ha, với sản lượng bình quân 260,1 nghìn tấn/năm.
Giai đoạn 2: Từ năm 1975-1994 diện tích trồng ngô tăng chậm từ 229,2
nghìn ha (năm 1975) lên 534,6 nghìn ha (năm 1994). Đầu những năm 1990
ngành sản xuất ngô Việt Nam thực sự có một bước tiến nhảy vọt, gắn liền với
việc sử dụng giống ngô lai ra sản xuất, đây là bước chuyển tiếp quan trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

10
trong chương trình phát triển ngô lai ở Việt Nam - từ giống thụ phấn tự do
sang giống ngô lai quy ước. Hàng loạt các giống ngô lai đã được mở rộng ra
sản xuất: LVN10, LVN4, LVN5, LVN9, LVN12, LVN17 Do được chọn tạo
trong nước nên các giống ngô được tạo ra có khả năng thích ứng với điều kiện
sinh thái và tập quán canh tác của người dân, giá thành giống chỉ bằng 50-
70% so với các giống nước ngoài cùng loại.
Giai đoạn 3: Từ năm 1994 đến nay, diện tích trồng ngô tăng nhanh,
đồng thời với việc tăng không ngừng về năng suất. Năm 2008 và 2009 năng
suất và sản lượng ngô cao nhất từ trước đến nay, năng suất đạt từ 4,01- 4,03
tấn/ha, sản lượng 4.381,8 – 4.573,1 nghìn tấn trên diện tích 1.086,8- 1.140,2
nghìn ha. So với năm 1990, khi chưa sử dụng giống ngô lai trong sản xuất thì
diện tích tăng trên 2,5 lần, còn sản lượng tăng trên 6,5 lần.
Trong thời gian gần đây, việc tiêu thụ ngô hàng hoá trong nước chủ yếu
do các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi, thông qua các đại lý hoặc các tư
thương thu mua gom lại, sấy khô rồi cung ứng cho các nhà máy. Hiện nay, tại
một số tỉnh như Sơn La, Hà Tây, Hòa Bình đã hình thành các cụm sấy ngô
hạt do các tư nhân tự đầu tư và thu mua ngô của dân, rồi cung cấp cho các cơ

sở chế biến thức ăn chăn nuôi.
Theo báo cáo của Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp, dự kiến
đến năm 2010, tổng nhu cầu sử dụng ngô trong cả nước là 4,8 triệu tấn và
năm 2010 là 6 triệu tấn. Trong đó sử dụng cho chế biến thức ăn chăn nuôi là
2,3 triệu tấn (2005) và 3,5 triệu tấn (2010). Dự đoán trong thời gian tới diện
tích ngô lai sẽ tiếp tục tăng cao do nhu cầu trong chăn nuôi tăng.
* Cơ hội và thách thức đối với sản xuất ngô ở Việt Nam
- Cơ hội trong sản xuất ngô ở Việt Nam
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước ta thuận lợi cho phép mở
rộng diện tích gieo trồng. Đặc biệt từ năm 1993 trở lại đây, cây ngô được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

11
phát triển mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đã và
đang hình thành các vùng sản xuất ngô thương phẩm. Khả năng tăng diện
tích gieo trồng ở nước ta còn lớn, hiện nay trong số 140 nghìn ha diện tích đất
1 vụ ở miền núi mới chỉ khai thác được khoảng 15 - 20% để trồng ngô, đậu,
lạc. Trong 180 nghìn ha ngô ở các tỉnh miền núi và cao nguyên thì mới có
khoảng 37% diện tích ngô được trồng 2 vụ. Diện tích ngô vụ đông trên đất 2
vụ lúa ở Đồng bằng và Trung du phía Bắc có thể trồng ngô lên tới 300 nghìn ha.
+ Sản xuất ngô trong nước đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các
cơ quan hữu quan.
+ Nước ta đã có nhiều thành công trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ
thuật về công nghệ sản xuất các loại hạt giống lai và các giống thụ phấn tự
do, nhiều giống ngô lai có năng suất cao đã và đang được áp dụng phổ biến
trong sản xuất. Chương trình phát triển ngô lai của Việt Nam từ năm 1991 tới
nay phát triển nhanh, có tới gần 60% diện tích ngô lai được trồng bằng các
giống trong nước, số còn lại là các giống của một số công ty nước ngoài.
+ Thu hồi vốn nhanh: Trồng ngô, nhất là ngô lai có thời gian gieo trồng

ngắn, vốn đầu tư không nhiều, dễ làm nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Công tác khuyến nông và hệ thống thông tin phát triển đã giúp cho
người dân tiếp thu nhanh về giống mới và kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất
ngô đại trà.
+ Phần lớn các tỉnh đều có chính sách trợ giá về giống và bảo hiểm giá
ngô thương phẩm cho người sản xuất ngô lai.
+ Hiện nay nhu cầu về ngô sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước lớn
hơn khả năng cung cấp nên ít khi có tình trạng dư thừa.
- Thách thức trong sản xuất ngô ở Việt Nam
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng sản xuất ngô
nước ta vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

12
+ Năng suất có sự tăng trưởng đáng kể nhưng so với thế giới năng suất
ngô của Việt Nam vẫn còn thấp, năm 2009 năng suất ngô trong nước bằng
78,71% so với trung bình thế giới, 41,72% so với năng suất trung bình của
Mỹ (FAOSTAT, 2010) [34].
+ Giá thành ngô cao, do giá giống và vật tư cao. Trừ 3 vùng ngô hàng
hóa lớn là Sơn La, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có giá thành ngô tương đối
thấp, các vùng còn lại có giá thành tương đối cao. Điều đó làm cho giá ngô
trong nước luôn cao hơn so với giá ngô thế giới từ 30-40%.
+ Mặc dù sản xuất ngô trong nước phát triển mạnh song do nhu cầu
nguyên liệu để chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng nên hàng năm nước ta
vẫn phải nhập một khối lượng đáng kể ngô làm nguyên liệu cho các nhà máy
chế biến thức ăn gia súc. Trong những năm gần đây nước ta phải nhập 500-
700 nghìn tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi.
+ Sản phẩm từ ngô còn đơn điệu.
+ Công nghệ sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức. Tuy

nhiên nếu nhập thiết bị phục vụ cho công tác này rất tốn kém.
+ Năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô còn có sự chênh
lệch khá lớn giữa các vùng.
+ Bộ giống ngắn ngày, chịu hạn, ít sâu bệnh, năng suất cao chất lượng
tốt vẫn còn thiếu, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam.
+ Ngô ở Việt Nam chưa chuyển sang sản xuất hàng hóa, với việc tăng
đầu gia súc thì nhu cầu về ngô có thể vượt quá khả năng cung ứng. Nhu cầu
đối với giống ngô ngọt, ngô nếp và ngô rau tăng nhưng hiện nay chỉ có 10%
diện tích trồng những giống ngô này.
+ Một số biện pháp kỹ thuật canh tác vẫn chưa được nghiên cứu một
cách hệ thống. Quy trình canh tác giống mới vẫn còn chưa cụ thể cho từng
giống, từng vùng, từng thời vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

13
+ Nhiều vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất ngô thế giới nói chung và
nước ta nói riêng: Khí hậu toàn cầu đang biến đổi phức tạp, đặc biệt là hạn
hán, lũ lụt ngày càng nặng nề hơn, nhiều sâu bệnh hại mới xuất hiện. Sản xuất
ngô ở nhiều nơi đang rơi vào tình trạng xói mòn, rửa trôi đất, cạnh tranh giữa
ngô và các cây trồng khác.
+ Hiện nay khi gia nhập WTO, nước ta sẽ phải nới lỏng việc hạn chế
nhập khẩu dẫn đến sự cạnh tranh về giá thành ngô trong nước với các nước
khác và có thể dẫn đến sự sụt giảm về diện tích trồng ngô trong tương lai.
+ Việc mở rộng diện tích và khai thác không bền vững ở một số địa
phương có thể dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đất, nước và môi
trường sinh sống.
Những thách thức trên đặt ra cho các nhà lãnh đạo và nghiên cứu, phát
triển ngô phải tìm ra hướng đi cụ thể nhằm phát triển cây ngô ở Việt Nam, cụ
thể trên các mặt:

- Thứ nhất phải nhanh chóng tạo ra được những giống ngô lai có năng
suất cao, chất lượng tốt và quan trọng là phù hợp với điều kiện sinh thái Việt
Nam. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, tiền của, thời gian và
muốn thành công phải áp dụng những yếu tố công nghệ cao.
- Thứ hai là phải có được hệ thống sản xuất hạt giống chất lượng tốt.
- Thứ ba là cần có hệ thống làm khô, chế biến, đóng gói công nghiệp để
đảm bảo chất lượng ngang tầm hạt giống của các công ty nước ngoài.
- Bốn là phải có chiến lược để giành lại thị trường dựa vào tiêu chí về
chất lượng cao, giá thành hạ.
* Mục tiêu cụ thể từ năm 2006 - 2010 và các giải pháp phát triển sản
xuất ngô trong nước
Nghị quyết 09/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 xác định ngô là loại cây
trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực và có định hướng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

14
- Phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá lớn tại những vùng
tập trung thâm canh nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp
sản xuất thức ăn chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi phát triển lên trình độ cao
hơn. Đồng thời phục vụ nhu cầu làm lương thực tại các vùng sử dụng ngô
theo tập quán.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh. Đây là một mục tiêu
quan trọng đối với công tác xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người dân.
- Giảm giá thành sản xuất để từng bước cạnh tranh với các sản phẩm
của các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất ngô.
Những mục tiêu trên nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng ngô trong
nước, giảm nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu thu ngoại tệ. Tuy nhiên, để đạt
được mục tiêu đó cần đưa ra các giải pháp lớn mang tính đột phá của các cấp

quản lý Nhà nước.
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên
Tỉnh thái nguyên là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, là cửa
ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng
Bắc bộ. Tỉnh có 354.110 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất
nông nghiệp là 94.563 ha. Để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển chăn
nuôi, cây ngô được coi là một trong những cây trồng chính trong sản xuất
nông nghiệp của tỉnh.
Cây ngô được trồng 3 vụ trong năm trên tất cả các loại đất: đất rẫy, gò
đồi, đất phù sa ven sông Những năm gần đây Thái Nguyên đã chuyển đổi
cơ cấu giống, sử dụng các giống ngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11,
LVN12 và một số giống ngô nhập nội như: Bioseed, 9607, DK999, NK4300
vào sản xuất. Các thành tựu khoa học kỹ thuật mới được nông dân ứng dụng
mạnh mẽ vào sản xuất ngô nên diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Thái

×