Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

sổ tay phóng viên tin và phóng sự truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.62 KB, 89 trang )

NEIL EVERTON
SỔ TAY PHÓNG VIÊN
TIN VÀ PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
Người dịch: Lê Phong
Hiệu đính: Trần Bình Minh
1
Quỹ Reuters xuất bản năm 1999
2
MỤC LỤC
1. Giới thiệu
2. Nghề làm báo
3. Khảo sát
4. Khảo sát hình ảnh
5. Thảo luận nội dung tin, bài
6. Thế nào là Câu Chuyện (tin, bài)?
7. Kết cấu
8. Ghi hình
9. Phương pháp ghi hình
10. Dựng
11. Phỏng vấn
12. Dẫn tại hiện trường
13. Kể chuyện bằng hình ảnh
14. Sử dụng âm thanh
15. Bắt đầu viết bài
16. Viết lời dẫn
17. Viết cô đọng
18. Công thức 20:20
19. Chủ động hay bị động?
20. Quảng cáo và Gợi mở
21. Hình cấy
22. Đồ họa , bảng chữ


23. Viết theo hình
24. Sự hùng biện của im lặng
25. Văn phong
26. Tầm quan trọng của việc viết lại
27. Kết nối với khán giả
28. Hiệu đính
29. Cách đọc (lời) tin, bài
30. Đặc quyền của người viết
31. Công việc cần làm lúc rỗi rãi
32. Tác giả
33. Phụ lục
3

4
GIỚI THIỆU
Cuốn sách này được viết dựa trên cơ sở một loạt các lớp huấn luyện do Quỹ
Reuters, hãng Truyền hình Reuters, Hãng Phát thanh và Truyền tình Anh
BBC và Hãng Phát thanh và Truyền hình Canada CBC tiến hành.
Ngày nay, truyền hình đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Số
người xem thời sự giảm đi. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy khán giả thiếu ý
thức ràng buộc vào nhiều vấn đề mà họ xem trong các chương trình thời sự.
Phóng viên thời sự than vãn thiếu kỹ năng nghề nghiệp; họ nói nhiều phỏng
vấn không có trọng tâm; bài viết cẩu thả; và ít coi trọng khả năng kể chuyện
của hình ảnh.
Cuốn sách này trình bày những kỹ năng cơ bản. Dựa trên những quan sát và
kinh nghiệm của một số nhà báo và giảng viên phát thanh, truyền hình tầm
cỡ ở châu Âu và Bắc Mỹ, sách này là cuốn hướng dẫn đơn giản giúp tạo
những thói quen tốt.
Tác giả George Leornard nói tất cả chúng ta đều là học trò trên con đường
tiến tới hoàn thiện - và chúng ta luôn là học trò. Không bao giờ muộn khi

nhìn lại những thói quen cũ (có lẽ là xấu).
Và để tạo những thói quen tốt mới.
5
NGHỀ LÀM BÁO
Một trong những vấn đề khó nhất là định nghĩa thế nào là câu chuyện (tin,
bài). Và là phóng viên, bạn cần phải biết điều này. Dưới đây là một vài suy
nghĩ từ khắp nơi trên thế giới:
- "Tin tức là quá trình làm thay đổi trong 1 thế giới đang thay đổi, tạo
nền nếp cho cuộc sống của nhân loại" (Julius Reuters)
- "Tin tức là lịch sử đúng như nó diễn ra. Thành cổ Pompeii bị phá
hủy là một tin, nhưng chúng ta bây giờ gọi nó là gì nhỉ?" (Arthur
Christiansen, cựu biên tập viên tờ London Daily Epxress).
- "Tin tức là nghệ thuật lừa gạt kẻ thù mà không làm thất vọng những
người bạn của mình" (Gosef Goebbels).
- "Tin tức là những gì mà ngài tổng biên tập của tôi nói là tin" (phóng
viên học việc)
- "Tin tức là những gì chính phủ của tôi gọi là tin" (cán bộ Bộ Thông
tin).
- "Chó cắn người không phải là tin, người cắn chó mới là tin"
Định nghĩa truyền thống gọi tin là cái gì đó mới, có thực và thú vị. Nhưng
nó lại gợi ra nhiều câu hỏi khác:
• Mới với ai?
• Sự thật của ai?
• Thú vị như thế nào?
Sau đây là 1 vài trắc nghiệm bạn có thể áp dụng với những tin, bài sắp được
đưa ra thảo luận:
• Có mới không? (Bạn không thấy ai trong phòng tin biết chuyện này).
• Có phải đây là diễn biến mới của 1 câu chuyện cũ? (Người ta nói:
"Tôi chưa nghe điều đó về anh ta, cô ta hay nó").
• Chuyện đó có ảnh hưởng đến những người khác ngoài nhân vật chính

của câu chuyện hay không?
• Có ảnh hưởng đến người dân trong tương lai không? (Họ có thể chưa
biết điều này)
• Có giúp người dân biết được thông tin này không? (Tin mà bạn có thể
dùng.)
6
• Có phù hợp với khán giả của bạn không? (Bạn có biết khán giả của
mình là ai không?)
• Có phải là chuyện làm người ta nhíu lông mày không? (Nó có làm bạn
phải thở hít sâu khi kể chuyện này không?)
7
KHẢO SÁT (LIÊN HỆ CƠ SỞ)
Mọi tin, bài chỉ thành công khi có tiến hành khảo sát. Bạn là 1 phóng viên
giỏi phỏng vấn, hay được làm việc với nhà nhiếp ảnh tài ba, hay có kỹ năng
viết bài tuyệt vời - tất cả những điều đó chẳng là gì nếu như công việc khảo
sát được tiến hành không tốt. Thiếu tìm hiểu, khảo sát kỹ, chúng ta không
có nhiều sự lựa chọn và không thể định rõ trọng tâm của câu chuyện (tin,
bài).
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu khảo sát, chúng ta cần định nghĩa rõ ràng thế
nào là 1 câu chuyện (tin, bài) hay. Định nghĩa này sẽ khác nhau giữa các đài
truyền hình và giữa các tổ chức. Thậm chí ngay trong một đài truyền hình,
nó cũng có thể khác nhau giữa các chương trình.
Câu chuyện có thể khác nhau, nhưng các bạn có thể hỏi những câu sau với
bất cứ câu chuyện nào:
• Có phù hợp không?
• Có độc đáo không?
• Có gây cảm xúc không?
• Có ảnh hưởng đến người dân không?
• Họ có quan tâm không?
• Người ta có nói về chuyện đó không?

• Có phù hợp với mục đích của chương trình hay không?
• Có thể làm được không? (Đã có nguồn nào để làm? Có tiếp cận được
không? Có đủ thời gian không? Có đủ tài chính không?)
Và sau đó quá trình khảo sát mới bắt đầu. Trước hết xin bạn nhớ 2 điều:
• Không giả định điều gì.
• Kiểm tra mọi thứ.
Khảo sát là tìm cách lấy (moi) thông tin từ các mối liên hệ của bạn. Đây
không phải là những dịp chứng tỏ mình thạo tin đến đâu. Và bạn càng tỏ ra
ít hiểu biết hơn thì bạn càng có cơ hội đánh giá đúng khả năng giải thích vấn
đề một cách đơn giản của người bạn phỏng vấn.
8
Ghi chép
Bạn phải tìm cho mình một phương pháp tốt nhất. Cách an toàn nhất là dùng
một máy ghi âm nhỏ. Hãy hỏi trước và nếu người bạn phỏng vấn cảm thấy
không thoải mái thì đừng dùng máy. Nhưng nếu người bạn phỏng vấn không
quen trả lời để ghi âm thì sẽ ra sao khi đội quay phim xuất hiện?
Bạn đừng ngần ngại khi phải ghi chép, trừ khi nó làm cho người chúng ta
tiếp cận lo lắng. Trong trường hợp đó hãy tập trung cao để ghi nhớ, và ghi
chép lại vào lúc sớm nhất. Và không quên những thông tin cơ bản - tên, địa
chỉ, số điện thọai. Hãy kiểm tra chính tả (Không bao giờ viết sai tên họ
người mình tiếp xúc). Tên người bị viết sai chính tả sẽ hạ uy tín chương
trình của bạn và bản thân bạn một cách nhanh nhất.
Tiến hành phỏng vấn khảo sát
1. Tự giới thiệu
• Giới thiệu mình một cách rõ ràng.
• Cho biết tại sao bạn liên hệ với họ.
• Giải thích cho biết bạn cần giúp đỡ.
2. Trong khi trao đổi
• Đặt các câu hỏi mở-đóng - Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, như thế
nào?

• Đặt câu hỏi đơn giản.
• Biết mình muốn có những thông tin nào.
• Hãy tỏ ra lịch sự, quan tâm và muốn tìm hiểu.
• Đừng tỏ ra hung hăng - bạn muốn biết thông tin, chứ không tranh
luận.
• Đừng biến nó thành chuyện riêng tư. Hãy đưa ra các quan điểm trái
ngược từ phía những người cung cấp thông tin khác ("Hôm qua, ông X có
nói là… Bạn trả lời như thế nào?”)
• Ghi chép.
• Hãy hỏi thêm để làm rõ những gì bạn nắm chưa chắc.
3. Kết thúc cuộc trao đổi
• Kiểm tra tên, chức vụ, số điện thọai.
• Kiểm tra xem người được phỏng vấn ở đâu trong vài ngày/tuần tới.
• Hỏi xem họ có thể giới thiệu những người khác để bạn có thêm thông
tin.
9
• Cảm ơn họ và nói bạn có thể đến hoặc gọi lại.
Là người khảo sát (liên hệ), bạn phải luôn ghi nhớ những điểm sau:
• Hãy chú ý đến chi tiết. Kiểm tra kỹ tên, địa chỉ, chức vụ và số điện
thọai.
• Hãy nói chuyện với người được phỏng vấn. Đừng tin những người
không biết mà chỉ tưởng là những người nói hay.
• Hãy suy nghĩ về hình ảnh. Hình ảnh nào sẽ giúp thể hiện câu chuyện?
• Hãy dự đoán trước những trắc trở. Tiếng ồn, an ninh, cấm đường,
phong tục tập quán địa phương.
• Giữ gìn những ghi chép.
• Trả lại tất cả các bức ảnh và tài liệu đã mượn.
• Kiểm tra sự tín nhiệm của các nhà chuyên môn.
• Hãy duy trì các mối liên hệ.
Câu hỏi khảo sát chính - "tại sao?"

Câu hỏi tại sao sẽ cho bạn nhiều thông tin nền hơn là số thông tin bạn sử
dụng trong bài viết, nhưng nó cần để hiểu câu chuyện, xây dựng các câu hỏi
phỏng vấn, đánh giá các câu trả lời, và xét đoán mức độ tình cảm (emotion).
Câu hỏi này cũng cho phép đánh giá lời nói của những người tham gia (từ
mọi phía), tính chính xác và độ tin cậy, đặc biệt là khi họ trích dẫn những
con số thống kê và quy chế.
Đây là câu hỏi đơn giản và ngắn nhất ta có thể hỏi. Tại sao? Và chúng ta hãy
còn dùng nó chưa thường xuyên. Tại sao?
• Tại sao điều đó lại xảy ra?
• Tại sao anh lại cảm thấy thế?
• Tại sao điều đó lại quan trọng?
• Tại sao người ta lại quan tâm?
Năm quy tắc khảo sát:
1. Ném rác vào… nhặt rác ra.
2. Nếu bạn chưa chắc chắn về điều gì đó, hãy tìm cách hiểu thấu đáo.
3. Nếu một dự án không thành công ở giai đoạn khảo sát thì sẽ chỉ tồi tệ
hơn trên hiện trường.
4. Giữ các ghi chép.
5. Giữ lời hứa.
10
11
KHẢO SÁT HÌNH ẢNH
Các sự kiện thời sự diễn ra như các cuộc nổi loạn đều có sự phát triển riêng
của nó. Nhìn chung, với những sự kiện này, bạn chỉ ghi lại được những gì có
thể.
Tuy nhiên, nhiều tin, bài liên quan đến hình ảnh và sự kiện mà ở mức độ nào
đó, nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta cần hình ảnh hóa những
ý tưởng chính trong quá trình nghiên cứu, khảo sát câu chuyện (tin, bài) và
lập kế họach quay phim.
Trong khi lắng nghe để lấy thông tin, bạn cũng phải thấy hình ảnh. Máy

quay sẽ ghi hình cái gì? Hình ảnh nào sẽ minh họa cho vấn đề này, vấn đề
kia? Làm thế nào để minh họa thái độ của người tham gia cuộc vận động/
nạn nhân/ linh mục?
Khi kết thúc khảo sát cũng là lúc bạn có ý tưởng vững chắc về những hình
ảnh mô tả câu chuyện của mình. Làm như vậy sẽ phát triển kỹ năng hình ảnh
hóa sự vật. Phải mất nhiều thời gian thực hành để ghép nội dung câu chuyện
với những hình ảnh như bạn thấy trong các rạp chiếu bóng ngay trong đầu
mình.
• Luôn hỏi chúng ta sẽ nhìn thấy/ quay được cái gì?
• Hỏi xem nơi xảy ra câu chuyện trông như thế nào?
• Hỏi xem có âm thanh nào nổi bật không? (âm thanh gợi mở hình
ảnh!!)
• Hỏi về tâm trạng và không khí xung quanh.
• Hỏi xem người ta làm gì khi họ chờ đợi/ xem/ giúp đỡ.
• Yêu cầu người cung cấp tin "vẽ một bức tranh".
Có nhiều cách phát triển khả năng hình ảnh hóa của bạn.
Quan sát. Hãy quan sát kỹ những người xung quanh. Quan sát họ đọc sách,
hay nói chuyện hay đi mua bán. Hãy đặt mình vào vị trí một máy quay
phim. Hình dung mình là máy quay và quay những người đó. Hãy lấy khuôn
12
hình xung quanh từng hành động riêng lẻ. Hãy hình dung mỗi một khuôn
hình sẽ là một cảnh trong bộ phim truyện nhỏ.
Sau đó hãy tự hỏi khuôn hình nào là hình ảnh chủ chốt - cảnh chính diễn tả
hành động, tâm trạng hay nhân vật.
Bây giờ hãy nghĩ tới một hành động khác và hình dung ra một hình ảnh tóm
tắt hành động đó.
Hãy thử nghĩ ra những chi tiết, những cú quay cận cảnh. Hình ảnh nào đặc
trưng cho một người già? Hình toàn cảnh một cụ già đứng trên đường? Hay
cú quay cận bàn tay run run nắm cây gậy?
Một khi đã hình dung được những hình ảnh chính, ta phải sắp xếp các

trường đoạn cảnh - các hình ảnh chính được sắp xếp theo thứ tự nào sẽ lột tả
câu chuyện một cách hữu hiệu.
Hãy dùng kịch bản phân cảnh (storyboard) để phác họa những hình ảnh
chính. Hãy thử kể câu chuyện một cách đơn giản (ngủ dậy, làm bánh gatô)
chỉ bằng 6 hình ảnh trên kịch bản phân cảnh.
Tóm lại, hãy hỏi nhiều lần: "Cái gì sẽ xảy ra? Tôi sẽ thấy cái gì? Chúng ta sẽ
ghi hình cái gì?"
"Đó không phải là câu chuyện bằng hình ảnh"
Một số câu chuyện có ít hình ảnh. Sau đây là những ví dụ về việc chúng ta
có thể làm để xử lý vấn đề này:
• Minh họa gián tiếp
Băng hình tư liệu về một sự kiện trước, tương tự.
Những gì còn lại của một sự kiện đã xảy ra.
Các mô hình.
• Đồ họa
Bản đồ, hoạt hình.
Các hình ảnh đã xử lý.
Các bức ảnh tĩnh.
• Minh họa không khí xung quanh
13
Các bước chân đi, bánh xe quay, các cú quay chi tiết khuôn mặt và máy
móc, ánh phản chiếu, cây cối, đám mây, mặt trời lặn.
Hãy nhìn một hình ảnh với mọi ý nghĩa của nó
• Thực tế: chuyển tải thông tin trực tiếp.
• Môi trường: tạo dựng bối cảnh. Tượng Nữ thần Tự do, tháp Effel,
đồng hồ Big Ben.
• Diễn giải: liên tưởng hình ảnh. Bước chân nặng nề gợi sự mệt mỏi.
• Tượng trưng: quốc kỳ, biểu tượng của các công ty.
14
THẢO LUẬN NỘI DUNG TIN, BÀI

Cuộc thảo luận này là nơi các ý tưởng được đem ra tranh luận gắt gao, được
lựa chọn, bị phản đối và đôi khi bị bác bỏ. Mục đích của cuộc thảo luận là
chọn một ý tưởng và xem còn gì hay hơn thế không.
• Có phù hợp với mục đích của chương trình không?
• Hôm nay có phải là lúc làm việc đó không?
• Với những nguồn hiện có, có đủ để thực hiện nó hay không?
• Nó ảnh hưởng như thế nào đến sự cân bằng của cả chương trình?
• Cần phải khảo sát thêm?
• Cần phải xác định lại trọng tâm (focus)?
• Thực hiện phóng sự này vào ngày mai hay tuần tới có tốt hơn không?
Thảo luận là diễn đàn trao đổi ý kiến, kiến nghị về hình ảnh và tìm các cơ sở
để giúp thực hiện tin, bài.
Nếu bạn đem câu chuyện ra thảo luận, và tranh luận đến nơi đến chốn, cần
tìm hiểu cái gì đang diễn ra, có những vấn đề gì trong cộng đồng của bạn.
Nắm bắt thông tin … và không chỉ về những chủ đề mà bạn quan tâm. Bạn
cần theo kịp sự phát triển trong mọi lĩnh vực… đặc biệt là đời sống chính
trị tại địa phương và nền kinh tế. Hãy là một người mẫn cảm.
Khi tranh luận cần ghi nhớ một số điều "Nên" và "Không Nên":
Không Nên
• Nói: "Chuyện chẳng có gì lắm, nhưng…"
• Nói: "Tôi không biết là chúng ta có nên làm cái này…"
• Nói: "Tôi chưa kiểm tra kỹ, nhưng…"
• Đánh giá thấp câu chuyện.
• Đánh giá cao câu chuyện. Điều này còn thậm tệ hơn đánh giá thấp.
Chí ít bạn đánh giá thấp và thoát khỏi điều đó thì câu chuyện tốt hơn. Đánh
giá cao và bạn kết thúc với sự thất vọng và bực tức từ phía lãnh đạo khi họ
duyệt bài (hiệu đính). Trí tưởng tượng về giải thưởng Pulitzer của họ tan vỡ
ngay sau cái "1 phút 30 giây".
15
Nên

• Trình bày trọng tâm câu chuyện một cách tự tin.
• Giải thích ảnh hưởng của nó tới người xem.
• Có cách xử lý câu chuyện trong đầu.
• Biết cách thực hiện tin, bài (câu chuyện). Khi nào chuẩn bị xong? Chi
phí bao nhiêu? Cần những nguồn nào?
• Câu chuyện được thảo luận phải đưa ra trên cơ sở khảo sát chu đáo.
• Hãy chân thật.
Nếu trước đây bạn chưa từng là người bán hàng thì cần có thực hành để có
thể tranh luận quyết liệt về nội dung câu chuyện. Bạn đừng ngại nếu đưa ra ý
tưởng mà không được chấp nhận trong cuộc thảo luận. Nếu bạn thực sự tin
rằng câu chuyện đáng làm thì hãy xin gặp riêng người phụ trách tin hoặc
tổng biên tập tin thời sự.
16
THẾ NÀO LÀ CÂU CHUYỆN (TIN, BÀI)?
Nhiều câu chuyện bất thành vì chúng ta không dành đủ thời gian để xác định
chính xác câu chuyện đang kể là gì.
• Chúng ta bị cuốn hút bởi những yếu tố khác, và rồi không thể bỏ
những yếu tố kém quan trọng.
• Chúng ta tiến hành khảo sát kỹ lưỡng, và rồi cố đưa hết tất cả vào bài.
• Chúng ta chưa nhận thấy cần phải kể câu chuyện một cách đơn giản,
dễ hiểu.
Hãy nhìn vào bất cứ câu chuyện nào, cốt truyện phim nào, bài hát nào,
chuyện hư cấu nào… thuộc nền văn hóa nào, ngôn ngữ nào thì chúng đều có
3 thành phần sau:
• Chủ thể: ai đó…
• Hành động: …làm gì đó
• Động cơ: …vì…
Một câu chuyện thực sự thu hút chúng ta thường có chủ thể gắn liền với
xung đột hay sự thay đổi.
Nên khi tìm trọng tâm của câu chuyện phải nhận biết một cách chắc chắn

nguồn gốc xung đột hay căng thẳng, trở ngại phải vượt qua, hành trình phải
thực hiện.
Không bao giờ nhầm lẫn Trọng tâm (Focus) với Chủ đề (Topic) hay đề tài.
Nếu nói trọng tâm của câu chuyện là về việc cắt giảm phúc lợi xã hội thì
chưa đủ cụ thể. Đó chắc chắn là chủ đề - chứ không thể là trọng tâm. Vậy
khía cạnh nào của câu chuyện chúng ta cần giải quyết? Phải làm thế nào để
hiểu câu chuyện/ vấn đề? Có khuôn mặt/ câu chuyện nào mà khán giả có thể
liên tưởng tới không? Ai thắng? Ai thua? Có gì thay đổi trong quá trình diễn
ra câu chuyện?
17
Trọng tâm (Focus) là công cụ xác định chính xác khía cạnh nào của câu
chuyện cần phải tập trung, có xung đột hay thay đổi nào liên quan, và ai là
nhân vật chính của câu chuyện.
Chúng ta cùng tham khảo một phóng sự phát thanh của một đài khu vực của
hãng CBC. Trọng tâm của câu chuyện là gì?
Giới thiệu: Đã qua rồi nhưng không thể nào quên. Những người thợ mỏ hôm
nay tập trung ở Cape Breton để tưởng nhớ Bill Davies. Anh đã mất cách đây
73 năm trong một cuộc bãi công của thợ mỏ tại New Waterford.
Tiếng động tự nhiên: Đồng ca
Phóng viên: Ban đồng ca "Những người ở dưới sâu" hát cho khoảng 500
người tập trung tại tượng đài thợ mỏ - một đám đông lớn nhất trong nhiều
năm qua. Và đây là lần đầu tiên cháu của Bill Davies đã cất công từ
Connecticut tới đây để dự buổi lễ.
Phỏng vấn: "Các bạn cảm thấy tự hào và biết mọi người suy nghĩ gì về ngày
này và những đóng góp của cụ tôi".
Phóng viên: Bill Davies đã bị cảnh sát của mỏ than bắn chết trong cuộc bãi
công gay go năm 1925. Hôm nay, những người mất chồng, mất cha tại các
mỏ than đều đặt vòng hoa tưởng niệm. Ken Teesdale mất người con rể ở
Westray.
Phỏng vấn: "Tôi cho rằng họ đã giúp chúng ta tiếp bước. Chúng ta bị tác

động mạnh bởi bi kịch này và một khi lớn, chúng ta có thể giúp đỡ lẫn
nhau."
Phóng viên: Chủ tịch công đoàn thợ mỏ Cape Breton nói, 73 năm sau cái
chết của Davies, thợ mỏ vẫn đấu tranh vì cuộc sống tốt đẹp hơn. Steve
Drake nói với đám đông rằng Ngành công nghiệp than đang phải chịu sức
ép to lớn từ việc bãi bỏ quy định, những chuẩn mực về môi trường và khí
đốt tự nhiên. Và cuộc đấu tranh ngày nay là tranh đấu vì sự tồn vong của
ngành công nghiệp này.
Trong phóng sự trên có trọng tâm nào được xác định rõ ràng không? Có lẽ
bạn sẽ tìm thấy 3 khả năng:
18
1. Cháu của Bill Davies đến nơi cụ mình bị giết trong một cuộc bãi công
và thấy hình ảnh Davies vẫn còn lưu lại trong tâm trí nhiều người.
2. Ken Teesdale bày tỏ lòng thương nhớ của những người thợ mỏ lúc
xảy ra bi kịch.
3. Steve Drake thúc giục thợ mỏ và gia đình họ giúp đỡ công đoàn đấu
tranh vì sự tồn vong của ngành than.
Xác định trọng tâm là cam kết kể một khía cạnh của câu chuyện. Số góc
nhìn vào một câu chuyện chỉ bị hạn chế bởi thời gian dành cho khảo sát. Hãy
tìm một khía cạnh, một góc nhìn để phản ánh bức tranh lớn.
Paul Sampson, chuyên viên đào tạo của hãng CBC, gọi đó là cuộc săn tìm
"sợi chỉ" và "vật mang".
"Sợi chỉ" là một cách nói khác đến đề tài. Một câu chuyện cần hành động,
hoạt động hay nhân vật mà khán giả có thể nhận biết và theo suốt câu
chuyện.
Còn "vật mang" là phương pháp tiếp cận giúp bạn phương tiện chuyển tải
nội dung. Khảo sát cho chúng ta những trang ghi chép, những sự thật và các
mối liên hệ. Chúng có thể được viết tường tận và trình bày dưới dạng kịch
bản, phỏng vấn (clip) và hình ảnh. Chúng tôi gọi cách này là "phỏng vấn và
đưa tin" (clip and cover). Một phương pháp khác là lấy kết quả khảo sát và

tìm cách trình bày nó sinh động và hiệu quả hơn. Hãy tìm một người hay
một sự kiện minh họa hoàn cảnh đó. Hãy sử dụng họ và kinh nghiệm của họ
để kể câu chuyện từ nhiều góc độ khác nhau.
Một biên tập viên cao cấp của mạng lưới cung cấp tin của BBC cho lưu hành
bản ghi nhớ sau trong nhân viên của mình:
"Thật nguy hiểm khi cố làm quá toàn diện hay quá tinh tế. Hãy làm đơn
giản. Đôi khi phóng sự thiếu tập trung hay không thể lĩnh hội khi vài địa
điểm và nhiều ý tưởng chen chúc trong một tin ngắn. Một câu chuyện được
kể mạch lạc từ một địa điểm mạnh hay hơn là chuyện nhảy từ nơi này sang
nơi khác một cách táo bạo nhưng lạc lõng hòng vẽ lên một bức tranh rộng
rãi".
Bản ghi nhớ của BBC tiếp tục:
"Các phóng viên làm cho các vấn đề có thể tiếp cận được bằng cách kể
những câu chuyện thông qua những cuộc đời thực của những con người
19
thực. Angus Roxburgh đưa tin từ Tres-nia về nỗi thống khổ của người đàn
bà nghèo tìm kiếm chiếc máy khâu, phương tiện kiếm sống duy nhất của
mình đã mất trong chiến tranh.
Thông qua hoàn cảnh éo le của cá nhân dường như tầm thường này, người
xem có thể tìm thấy đường tới cuộc xung đột rất xa xôi, và hơn thế nữa,
hiểu được cuộc sống trong vùng có chiến tranh.
Qua các bài viết về những người thực trong những hoàn cảnh gợi sự đồng
cảm, sự quan tâm và thậm chí sự thích thú, các phóng viên đã liên kết người
xem với những sự thật lớn về thế giới mà họ đưa tin về nó.
Và nhiều khi một phóng sự khác thường giả trang một câu chuyện về lợi ích
con người "thuần túy" lại cho biết nhiều hơn về những gì diễn ra dưới bề
mặt của một xã hội đang thay đổi, hơn là nhiều bài phân tích trực tiếp.
Những phóng sự đáng nhớ nhất thường có tiếng nói của người đến di dời,
phá phách và cả người dân thường phải dời đi với cuộc sống bị xáo trộn. Đó
là sự kết hợp mang tính thuyết phục nhất".

Một điều trên hết giúp các nhà làm truyền hình thu hút sự chú ý của người
xem là: Kể một câu chuyện. Danh sách liệt kê các sự kiện thường khó hiểu
và dễ quên. Nhưng các câu chuyện thường hấp dẫn.
"Chúng ta đến với cái chung và cái tổng thể thông qua những cái cụ thể và
chi tiết" (Archibald Macleish - nhà thơ, nhà viết kịch Mỹ)
Năm 1968, Don Hewitt sáng lập và sản xuất cho đài truyền hình CBS một
chương trình tạp chí thời sự truyền hình với kinh phí thấp. Tên chương trình
là 60 Phút. Giờ đây nó trở thành một chương trình phát vào giờ cao điểm dài
nhất và thu nhiều lợi nhuận nhất trong lịch sử truyền hình. 30 năm nay,
người ta vẫn hỏi Don Hewitt bí quyết thành công của chương trình.
"Đó là 4 từ mà đứa trẻ nào cũng biết: "Mẹ kể chuyện đi". Tôi nhìn những
thứ trong các phòng chiếu phim và tôi nói: ‘Các bạn có chàng trai kia thật
thú vị và những cảnh kia thật tuyệt, nhưng câu chuyện là gì vậy?’"
Bắt tay vào câu chuyện mà không xác định trọng tâm (focus) thì giống như
lái ôtô chạy bên ngoài bờ rào của một vườn hoa. Màu sắc hiện ra nhờ nhờ và
chiếc xe tiến nhanh về phía trước. Nhưng nếu bạn dừng xe và bước vào
vườn, bạn sẽ nhìn thấy những giọt sương đọng trên những chiếc lá, ngửi
thấy mùi hương của hoa.
20
Tìm thấy trọng tâm (focus) là lại gần và được ngửi hoa. Nếu không, việc đưa
tin của bạn sẽ chỉ là cưỡi "ôtô" xem hoa. Trọng tâm là công cụ chuyển tập
hợp lộn xộn những sự kiện liên quan với nhau một cách mơ hồ thành một
câu chuyện rõ ràng. Đó là câu chuyện mà bạn muốn chọn để kể trong nhiều
sự lựa chọn sau khảo sát.
Hãy nhớ:
• Tìm trọng tâm dựa vào kết quả khảo sát tốt.
• Trọng tâm không phải là chủ đề mà chỉ là (những) điểm nhấn của chủ
đề.
• Trọng tâm luôn hướng tới người dân.
• Trọng tâm giúp giảm thời gian ghi hình vì bạn không phải quay những

gì bạn không cần.
Đừng "phải lòng" ngay với trọng tâm đầu tiên đến trong đầu. Hãy cân nhắc
kỹ lưỡng. Phải thay đổi trọng tâm nếu hoàn cảnh thay đổi. Trọng tâm là
công cụ, không phải là quy tắc.
21
KẾT CẤU
Kết cấu là một nguyên nhân khiến nhiều câu chuyện không được hay như ý
muốn.
Những chi tiết của vấn đề hóc búa có thể có ý nghĩa với tác giả đã tiến hành
khảo sát, đã phải trăn trở và cuối cùng đã ghép nối các chi tiết này với nhau.
Tác giả hiểu rõ câu chuyện, và chính vì thế mà những ghép nối có hiệu quả.
Nhưng những đoạn ghép nối chẳng có ý nghĩa gì đối với người nghe thông
tin này lần đầu tiên.
Vì vậy bạn phải kết nối những phát hiện sau khảo sát một cách đơn giản, dễ
hiểu nhất. Hầu hết các câu chuyện đều phát triển theo hướng có thể dự đoán
trước.
Trước hết, sự chú ý của người nghe bị thu hút bởi một mẩu tin lý thú, một
đoạn trích phỏng vấn, hay một âm thanh, hay một hình ảnh. Nguyên tắc vĩnh
cửu của người rao hàng trong những ngày hội là trước tiên phải đưa được
khách hàng vào lều của mình.
Sau đó thông tin mà họ cần biết được truyền đạt một cách đơn giản và nhanh
nhất. Có thể giới thiệu (các) nhân vật chính, có thể là một chút về bối cảnh
hoặc có thể là một chút về cả hai yếu tố này. Bối cảnh là nơi các câu chuyện
sống và chết ở đó. Nếu phần này quá sơ sài thì làm phần còn lại trở nên khó
hiểu. Nếu quá chú trọng, quá sâu vào bối cảnh, người xem sẽ chuyển sang
kênh khác.
Sau đó, câu chuyện mở ra. Xung đột được bộc lộ. Hầu hết những câu chuyện
hấp dẫn đều xoay quanh một ai đó cố gắng vượt qua trở ngại khó khăn,
ngoại cảnh hay nội tâm. Tranh chấp với hàng xóm, đấu tranh chống quan
liêu, với bệnh tật nghiệt ngã. Trong phần này người viết cần tìm ra cách đưa

sự căng thẳng đến tột đỉnh.
Cuối cùng các mâu thuẫn được giải quyết. Trong phim truyện, phần này
được gọi là đoạn kết. Còn trong tin, bài thời sự, nó có thể là phần tóm tắt
các điểm chính hay là gợi mở cho giai đoạn tiếp sau.
Tóm lại ta có 4 phần sau:
22
• Câu (sự chú ý).
• Bối cảnh
• Diễn biến (phát triển nội dung câu chuyện)
• Kết (tóm tắt điểm chính hoặc gợi mở)
Việc sắp xếp các thành phần kết nối trên một biểu đồ như thế này giúp tập
trung sự chú ý vào một số vấn đề sau:
• Chúng ta cần câu sự chú ý một cách ấn tượng. Ở đây âm thanh đóng
vai trò rất quan trọng. Chính nó làm cho chúng ta quay lại nhìn vào vô tuyến
khi tâm trí ta không tập trung.
• Thường thì ảnh hưởng của hình ảnh giảm xuống khi ta vào phần bối
cảnh. Điều này không tránh được vì bối cảnh thường là tư liệu (những thông
tin chuẩn bị trước, tư liệu lịch sử hay mô tả những vấn đề). Các nguồn hình
ảnh thông thường của ta là những thước hình tư liệu hay đồ họa. Bối cảnh là
phần quan trọng. Vì thiếu nó chúng ta không thể hiểu diễn biến câu chuỵện.
Nhưng nếu nó quá dài hay quá sâu, người xem sẽ tắt máy thu hình. Các câu
chuyện sống và chết cùng bối cảnh. Vì vậy, hãy cố gắng viết tốt nhất, viết
chặt chẽ và chọn hình ảnh cẩn thận.
• Diễn biến là nơi những lý lẽ xung đột (mâu thuẫn) được đưa ra hay là
nơi chúng ta gặp chủ thể gắng vượt qua những trở ngại. Ở đây, cần tạo dựng
sự căng thẳng trong quá trình phát triển kịch tính cùng chuyện kể.
• Kết có thể là tóm tắt các điểm chính hay có thể là sự gợi mở cho phần
(giai đoạn) tiếp theo của câu chuyện.
Trình bày thông tin theo các phần này như thế nào là tùy thuộc sự lựa chọn
của các bạn. Nhưng sẽ là một sự lựa chọn tồi nếu bạn đi thẳng vào phần diễn

biến mà không xác lập bối cảnh. Chìa khóa để viết tốt một tin, bài là nắm
vững và xử lý tốt thông tin (managing the information).

Thật dễ khi thu thập lượng thông tin đáng khảo sát dài đến một giờ đồng hồ
và ném nó vào kịch bản.
Nhưng khó hơn là bỏ đi những sự kiện và con số, và thay vào đó là tìm ra
cách độc đáo giúp người xem liên hệ và hiểu ý nghĩa và hàm ý của câu
chuyện.
Phóng viên thời sự của hãng NBC, Roger O'neil, nói:
23
- "Tôi tự hào kể câu chuyện hơn là đưa ra những sự kiện và con số mà không
mấy ai nhớ được. Tôi cảm thấy nhiều phóng viên địa phương mà tôi xem ở
đất nước này đã không thành công vì họ không phải là những người biết kể
chuyện".
Những người viết biết cách kể chuyện có một công thức sau:
• Hiện trạng - giới thiệu nhân vật, nói bóng gió tới xung đột, dựng
cảnh.
• Xung đột - là cái gì, ai bị tác động, ngụ ý.
• Hành động gia tăng - xung đột tăng lên.
• Đỉnh điểm - quyết định/hành động ngăn cản trở về hiện trạng (thắt
nút)
• Hàng động dịu đi - tập trung các chi tiết; hậu quả của đỉnh điểm
(climax) được tiết lộ (mở nút)
• Kết - giải quyết, hiện trạng mới.
Và khuôn mẫu đặctrưng của các bộ phim của Hollywood được thể hiện như
sau:
"Không gì quan trọng hơn trọng tâm và kết cấu" (Sidney Suissa - cựu đạo
diễn chính, Chương trình Y tế, Đài Truyền hình CBC)
24
GHI HÌNH

Ai cũng có thể hướng máy quay phim vào một cảnh và mang về những hình
ảnh quay có người và những hoạt động trong cảnh đó.
Nhưng người cầm máy quay cần có nhiều kỹ năng hơn để có những hình
ảnh "biết nói", thể hiện nội dung câu chuyện, những hình ảnh ghi lại địa
danh, không khí, tâm trạng, tính cách và kể đúng câu chuyện mà bạn muốn
kể.
Cách đầu tiên - quay tản mạn, ghi lại nhiều cảnh toàn. Hầu hết những cảnh
đó đều cần thêm lời giải thích.
Cách tiếp cận thứ hai đưa chúng ta gần với cách kể chuyện bằng hình ảnh
hơn. Ở đây hình ảnh và tiếng động tự nhiên được lựa chọn cẩn thận và nếu
có cần đến lời bình thì thường chỉ cần để tạo dựng bối cảnh và phân tích.
Để đạt được điều này cần phải làm quen với ngôn ngữ khuôn hình và bố
cục, động tác máy, ý nghĩa của góc quay và cỡ cảnh, và khả năng giao tiếp
rõ ràng với người quay phim.
Cỡ cảnh - tổng thể
- Viễn cảnh (Long Shot): Cảnh xa, không chi tiết. Thường dùng ở đầu các
trường đoạn. Toàn cảnh tạo lập địa điểm và tâm trạng. Nhưng nó thường tải
nhiều thông tin khác và có thể làm người xem nhầm lẫn.
- Toàn cảnh (Wide Shot): Cảnh rộng ghi nhận những hành động thích hợp.
- Cảnh cận (Close Shot): Tập trung vào chi tiết. Cận cảnh được xác định bởi
hiệu quả của nó, chứ không phải cách thực hiện nó như thế nào. Nên ta có
cảnh cận khi đưa máy vào gần chủ thể với ống kính góc rộng hay dùng ống
kính tele từ đằng xa. Cảnh càng cận càng tạo điểm nhấn và giúp người xem
dễ nhận biết phản ứng của chủ thể. Nhưng nhiều cảnh cận quá sẽ cướp đi sự
nhận biết của người xem về không gian và thời gian. Một loạt các cảnh cận
có thể là cách thể hiện hữu hiệu sự tò mò của người xem ở đầu các trường
25

×