Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

BÀI GIẢNG MÔN ĐỊA LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.05 KB, 53 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA
KHOA DU LỊCH

BÀI GIẢNG
địa lý
TP. TUY HÒA - 2010
CHƯƠNG 1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
1.1. Tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá
trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể sử dụng nhằm thỏa
mãn nhu cầu du lịch. Là yếu tố cơ bản để hình thành các khu, điểm du lịch nhằm tạo
ra sự hấp dẫn.
Địa hình.
1.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ có ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển du lịch. Nếu quốc gia hay vùng lãnh thổ có vị trí thuận lợi sẽ thúc đẩy
quá trình phát triển du lịch.
Việt Nam nằm ở bờ Đông bán đảo Đông Dương, gần đường biển quốc tế. Đây
là vùng kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh. Đây chính là điều kiện thuận
lợi cho Việt Nam phát triển du lịch nói riêng và kinh tế nói chung.
1.1.1.2. Địa hình
Địa hình là sản phẩm của quá trình địa chất lâu dài, là nơi sinh sống, hoạt động
của con người trong. Đối với hoạt động du lịch thì đặc điểm hình thái địa hình có vai
trò đặc biệt quan trọng.
a. Các đơn vị hình thái chính của địa hình: núi, đồi, đồng bằng, chúng được phân biệt
ở độ cao địa hình.
- Địa hình đồng bằng: Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, đơn điệu nhưng đây
là nơi quần cư đông đúc, có trình độ phát triển kinh tế cao, có nhiều công trình văn


hoá nên nó có tác động lớn đến hoạt động du lịch.
- Địa hình vùng đồi (trung du): Có không gian thoáng đãng, loại địa hình này
có tác động mạnh tới tâm lý du khách ưa dã ngoại. Loại hình này phù hợp với các loại
hình du lịch cắm trại, tham quan. Hơn nữa tại các vùng trung du có dân cư tập chung
đông đúc, kinh tế phát triển, có nhiều di tích khảo cổ học và nhiều tài nguyên văn hoá
độc đáo. Dựa vào những dạng tài nguyên này có thể phát triển các loại hình du lịch
tham quan theo chuyên đề.
- Địa hình miền núi: Là dạng địa hình có ý nghĩa lớn đối với phát triển du lịch
vì có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình. Miền núi có không gian thoáng dãng, khí
hậu trong lành, mát mẻ. Miền núi có nhiều sông, suối, thác nước, hang động và nhiều
loại động thực vật hoang dã quý hiếm có giá trị, miền núi còn là nơi cư trú của các
đồng bào dân tộc thiểu số đến nay còn giữ được những giá trị văn hoá truyền thống.
Loại địa hình này phù hợp để phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch
nghỉ dưỡng, hội thảo, hội nghị, thể thao, nghiên cứu
b. Các đơn vị hình thái đặc biệt.
- Địa hình karstơ: là dạng địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước
trong các đá dễ hoà tan (đá vôi, đolômít, thạch cao ). Ở Việt Nam chủ yếu là đá vôi,
chiếm khoảng 50.000 km
2
, tập chung chủ yếu ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần
nhỏ ở Kiên Giang. Dang karstơ được quan tâm nhiều nhất là hang động và karstơ
ngập nước.
Cảnh quan thiên nhiên và văn hoá của hang động karstơ là một dạng tài nguyên
rất hấp dẫn đối với du khách. Hiện nay trên thế giới có khoảng 650 hang động được
sử dụng cho du lịch hàng năm và thu hút hàng triệu lượt khách tới tham quan. Đáng
chú ý là hang Flint Mammauth Cave System dài 530 km ở Hoa Kỳ, hang Rescau
Jecau Bernard ở Pháp sâu 1535m.
Ở Việt Nam có rất nhiều hang động nổi tiếng, đáng chú ý nhất là động Phong
Nha (Quảng Bình) tuy không dài và không sâu như các hang động nổi tiếng khác
nhưng rất đẹp. Động Phong Nha- Bố TRạch- Quảng Bình dài gần 8km được coi là

một trong nhiều hang động đẹp nhất thế giới, được công nhân là di sản thiên nhiên
của thế giới.
Ở Việt Nam địa hình karstơ ngập nước được chú ý nhiều nhất bởi nó có giá trị
rất lớn đối với hoạt động du lịch. Vịnh Hạ Long, một trong những di sản của thế giới
có thể du ngoạn bằng tàu thuyền.
Ngoài ra Ở Việt Nam còn có nhiều dạng Karstơ khác như karstơ đồng bằng ở
vùng Tam Cốc- Bích Động (Ninh Bình) cũng được coi là Hạ Long trên cạn. Kiểu
karstơ núi đá vôi ở Cao Bằng, Bắc Sơn, Kẻ Bàng
- Dạng địa hình ven bờ: Các kho chứa nước lớn (đại dương, biển, sông, hồ) có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển du lịch. Địa hình ven bờ có thể có thể
khai thác cho hoạt động du lịch với nhiều mục đích khác nhau như tham quan, dã
ngoại, nghỉ dưỡng, tắm biển, thể thao nước
- Ở Việt Nam với 3260km bờ biển với 125 bãi biển và nhiều bãi tắm đẹp đang
được khai thác. Các bãi biển ở Việt Nam phân bố trải dài từ Bắc vào Nam đáng chú ý
nhất là các bãi biển như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước,
Sa Huỳnh, Văn Phong, Nha Trang, Ninh chữ, Cà Ná, Vũng Tàu Bãi biển Việt Nam
khá bằng phảng với độ dốc trung bình khoảng 2- 3
0
, chưa bị ô nhiễm. Đây là một tiềm
năng to lớn để phát triển các loại hình du lịch biển như tham quan, nghỉ dưỡng, vui
chơi giải trí, hội nghị, hội thảo
Ngoài biển Đông và vịnh Thái Lan Việt Nam có tổng thể gần 3000 hòn đảo
lớn nhỏ dáng chú ý nhất là quần đảo Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Phú Quốc rất có giá
trị để phát triển du lịch biển.
Bên cạnh đó trong đất liền Việt Nam còn có rất nhiều sông, suối, ao, hồ có thể
phát triển du lịch đáng chú ý nhất là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long.
Từ cảng Sài Gòn thông qua hệ thống sông Mê Kông ta có thể xây dựng tuyến du lịch
sông nước tới thủ đô Phnom- Pênh và tới Miama.
1.1.1.3. Khí hậu.
Khí hậu là một dạng tài nguyên quan trọng được khai thác cho các chiến lược

phát triển khác nhau của du lịch.
- Tài nguyên khí hậu thích hợp cho sức khoẻ của con người
Khí hậu thích hợp cho sức khoẻ của con người là sự tổng hợp các nhân tố về
nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố như áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời thích hợp
cho sức khoẻ của con người.
Trên bề mặt trái đất khí hậu được phân hoá khác nhau. Có nơi khí hậu thích
hợp với sức khoẻ của con người, có nơi không thích hợp (quá nóng hoặc quá lạnh) vì
thế diễn ra dòng chảy du khách từ những vùng có khí hậu ít thích hợp tới những vùng
thích hợp với sức khoẻ của con người.
Ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối thích hợp cho sức khoẻ
của con người. Các công trình nghiên cứu về con người Việt Nam cho thấy khí hậu
thích hợp nhất với con người Việt Nam là nhiệt độ trung bình hàng tháng khoảng 15-
23
0
C và độ ẩm tuyệt đối từ 14- 21mb. Tại Đà Lạt nhiệt độ trung bình tháng khoảng
16,4- 19,7
0
C, độ ẩm trung bình từ 13,8- 19,8mb. Ở Sapa từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt
độ trung bình tháng 15,6- 19,8
0
C, độ ẩm trung bình tháng khoảng 15,7- 20,3mb.
Chính điều kiện thiên nhiên ưu đãi này nên Đà Lạt và Sapa đã trở thành những trung
tâm nghỉ dưỡng nổi tiếng ở nước ta.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng.
Các điều kiện khí hậu có liên quan rất nhiều đến việc chữa bệnh, thậm chí còn
được coi như một liệu pháp quan trọng. Một số bệnh về huyết áp, tim mạch, thần
kinh, hô hấp rất cần thiết được điều trị có sự kết hợp giữa các biện pháp y học với các
điều kiện thiên nhiên. Các điều kiện thuận lợi về áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng, lượng ôxi và độ trong lành của không khí tỏ ra rất hiệu quả trong việc chữa
bệnh và an dưỡng, có tác dụng nhanh chóng làm lành bệnh và phục hồi sức khoẻ của

con người. Phần lớn các nhà an dưỡng, nhà nghỉ được xây dựng cạnh các hồ nước,
ven biển, và các vùng núi có khí hậu tốt, thích hợp.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao,
vui chơi giải trí.
Các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu lượn, khí cầu,
thả diều, thuyền buồm, lặn rất cần thiết có điều kiện thời tiết thích hợp như hướng
gió, tốc độ gió, quang mây, không có sương mù.
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch.
Các hoạt động du lịch diễn ra một cách thuận lợi khi và chỉ khi có các điều kiện
khí hậu thuận lợi như số ngày có thời tiết tốt, nắng dáo, không có mưa, không có
những diễn biến về thời tiết phức tạp.
Khí hậu được phân hoá theo mùa vụ, theo độ cao, theo vĩ tuyến có ảnh hưởng
mạnh đến việc tổ chức các hoạt động du lịch. Sự phân hoá mạnh của khí hậu tạo ra
tính mùa vụ du lịch.
Phụ thuộc vào khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc một
vài tháng.
+ Mùa du lịch cả năm (liên tục): thích hợp các loại hình du lịch chữa bệnh ở
các suối nước khoáng, du lịch trên núi (cả mùa đông và mùa hè). Tại các vùng khí
hậu nhiệt đới như các tỉnh phía Nam nước ta mùa du lịch diễn ra gần như quanh năm.
+ Mùa đông là mùa du lịch trên núi. Sự kéo dài mùa đông có ảnh hưởng đến
khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông và các loại hình du lịch mùa đông khác.
+ Mùa hè là loại hình du lịch quan trọng nhất. Vì có thể phát triển nhiều loại
hình du lịch như loại hình du lịch biển, các loại hình du lịch trên núi và ở khu vực
đồng bằng, đồi.
Để khắc phục tính chất mùa vụ do tài nguyên khí hậu gây ra rất cần thiết phải
đa dạng hoá các loại hình du lịch và tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, thích hợp ở
mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở
đến những kế hoạch hoạt động du lịch như bão trên biển và các vùng duyên hải, hải
đảo, gió mùa đông bắc, gió mùa khô nóng, lũ lụt trong mùa mưa ở Việt Nam.
Ví dụ khách du lịch thường tắm biển ở những vùng có số ngày mưa tương đối

ít, số ngày nắng nhiều và có nhiều ánh nắng mặt trời.
1.1.1.4. Tài nguyên nước.
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý đối với sự sống, nước có số lượng lớn
(3/4 bề mặt trái đất là nước) tuy nhiên nước rất dễ bị ô nhiễm. Đối với hoạt động du
lịch nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
- Nước bề mặt:
Bao gồm ở ao, hồ, sông ngòi, biển, đại dương. Người ta còn chia ra thành hai
loại là nước ngọt và nước mặn. Nước bề mặt tạo ra khung cảnh thoáng đãng, thơ
mộng, không khí trong lành do đó rất thích hợp để phát triển các loại hình du lịch
nghỉ ngơi, vui chơi giải trí gắn liền với nước.
Ở Việt Nam nhiều nơi có nguồn nước bề mặt có phong cảnh đẹp. Ví dụ: Sông
Hương (Huế), Sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long), các bãi biển có phong
cảnh đẹp như Hạ Long, Cửa Lò, Non Nước, Nha Trang, Vũng Tàu
- Nước ngầm:
Bao gồm các mỏ nước khoáng, các suối nước nóng ngầm trong lòng đất.
Nguồn nước này trong du lịch có giá trị sử dụng để làm nền tảng xây dựng các khu du
lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
Ở Việt Nam có rất nhiều các nguồn nước khoáng và suối nước nóng.
Ví dụ: Các suối nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang),
Quang Hanh (Quảng Ninh), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình
Châu (Bà Rịa- Vũng Tàu), suối nước nóng Bang (Lệ Thuỷ- Quảng Bình)
1.1.1.5. Sinh vật.
Sinh vật là một nguồn tài nguyên không chỉ có giá trị kinh tế, sinh thái mà nó
còn có giá trị lớn đối với hoạt động du lịch nhất là các khu rừng nguyên sinh thuần
chủng. Tài nguyên sinh vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên đẹp và
sống động hơn. Không phải mọi tài nguyên sinh vật đều là đối tượng tham quan của
khách du lịch. Để phục vụ cho những mục đích du lịch khác nhau người ta đã đưa ra
các chỉ tiêu sau đây:
- Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch:
+ Thảm thực vật phong phú độc đáo và điển hình.

+ Có một số động vật (thú, chim, bò sát, côn trùng, cá ) phong phú hoặc điển
hình cho vùng.
+ Có các loại có thể khai thác làm đặc sản phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
+ Động- thực vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến có thể
quan sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc có thể nghe được tiếng hót, tiếng kêu hoặc
chụp ảnh được.
+ Đường giao thông thuận tiện cho việc đi lại, quan sát vui chơi của du khách.
- Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn, thể thao:
Quy định loài được săn bắn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số lượng,
quỹ gen. Ngoài ra, khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tương đối rộng, có địa
hình tương đối dễ vận động, xa khu dân cư, bảo đảm tầm bay của đạn và đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho du khách. Phải cấm dùng súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm.
- Chỉ tiêu đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học:
+ Nơi có hệ động thực vật phong phú và đa dạng.
+ Nơi còn tồn tại loài quý, hiếm.
+ Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh.
+ Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý.
Tại Việt Nam có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, là nơi cư ngụ của nhiều
loài động và thực vật. Hiện nay đã phát hiện được khoảng 11.000 loài thực vật và
2000 loài động vật trong đó có một số loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm là nhân
tố quan trọng để các vườn quốc gia Việt Nam trở thành những điểm tham quan du
lịch hấp dẫn.
Để bảo vệ đa dạng sinh thái ở Việt Nam, chính phủ Việt Nam đã chú trọng xây
dựng hệ thống các khu vường quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng dự trữ
sinh quyển trên đất liền, trên bán đảo và vùng biển. Đây là nền móng giúp cho du lịch
Việt Nam có thể phát triển bền vững.
Tính đến năm 2003 tại Việt Nam đã có 28 vườn quốc gia, 60 khu bảo tốn thiên
nhiên, 4 khu dự trữ sinh quyển và 39 khu bảo tồn cảnh quan với diện tích là
2.549.675ha chiếm 21% diện tích đất lâm nghiệp có rừng và 7,7% diện tích cả nước.
Vườn quốc gia Ba Bể với hồ tự nhiên và dệ thống núi đá vôi được đánh giá là

loại cổ nhất trên thế giới, đang được UNESCO xét đưa vào danh mục di sản thiên
nhiên thế giới.
Ngoài ra còn có một số khu rùng, di tích lịch sử, môi trường tiêu biểu có giá trị
khác như: Hương Sơn (Hà Nội), Hoa Lư (Ninh Bình), Sầm Sơn (Thanh Hoá), rừng
thông (Đà Lạt),
* Một số hệ sinh thái đặc biệt đang được khai thác vào hoạt động du lịch ở Việt
Nam.
Hệ sinh thái rừng ngặp mặn (Đồng bằng Sông Cửu Long)
Hệ sinh thái san hô ở (Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Bình Thuận, Bà
Rịa- Vũng Tàu ).
* Các điểm tham quan sinh vật:
Các vườn thú, vườn bách thảo ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Viện bảo tàng sinh vật học ở Hải Phòng, Nha Trang
Các sân chim, vườn chim ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.
Là những tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người tạo
ra.
1.1.2.1. Các di tích lịch sử văn hoá.
Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu
và các tác phẩm có giá trị, lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hoá
khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá xã hội-
(Theo luật di sản).
Các di sản văn hoá là nên tảng để phát triển các loại hình du lịch văn hoá.
- Các di sản văn hóa thế giới.
Trong thế giới cổ đại người ta xác định 7 kỳ quan văn hoá của thế giới. Nó tập
trung ở những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại đó là Kim tự tháp (Ai Cập),
Vườn treo Babilon (I Rắc), Tượng khổng lồ Heliôt trên đảo Rốt (Hy Lạp), Lăng mộ
vua Môsôlut ở Halicacnas (Thổ Nhĩ Kỳ), đền thờ nữ thần Actêmis ở Êphedơ (Thổ
Nhĩ Kỳ), tượng thần Dớt trong ngôi đền Olympia (Hi Lạp), ngọn hải đăng cao nhất
thế giới Alêcxandria (Ai Cập). Trong các kỳ quan văn hóa trên của cổ đại nay chỉ còn

duy nhất kim tự tháp (Ai Cập) là còn tồn tại.
Bất cứ một quốc gia nào nếu có được những di tích được công nhân là di sản
văn hoá thế giới thì đó không chỉ là những vinh dự lớn của dân tộc, mà nó còn là một
tài nguyên du lịch vô giá, nó có sức hấp dẫn lớn để thu hút khách du lịch đặc biệt là
du khách quốc tế.
Tính đến tháng 7 năm 2004, WHO đã công nhận 788 di sản trong đó có 154 di
sản tự nhiên, 611 di sản văn hóa và 23 di sản hỗn hợp.
Việt Nam đã vinh dự được WHO công nhận 5 di sản trong đó có 3 di sản văn
hóa là Cố đô Huế (Thừa Thiên), Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An (Quảng Nam).
Hai di sản thiên nhiên là: Hạ Long (Quảng Ninh) và vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ
Bàng (Quảng Bình).
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hiện cũng được WHO công nhận
là di sản văn hóa thế giới.
- Các di tích lịch sử cấp quốc gia và cấp địa phương.
+ Các di tích khảo cổ học.
Các di tích khảo cổ học có thể bị vùi lấp trong lòng đất hoặc hiện diện trên mặt
đất. Có quan điểm cho rằng, các di tích khảo cổ (còn gọi là di chỉ khảo cổ) bao gồm
hai loại di chỉ cư trú và di chỉ mộ táng. Di chỉ cư trú có thể là các di chỉ hang động
hoặc di chỉ ngoài trời, thường phân bố trên các thềm sông cổ, các bãi hoặc sườn đồi,
nơi gần nước. Phạm vi của các di tích khảo cổ có thể được mở rộng hơn, ngoài các di
chỉ cư trú và mộ táng còn có cả các công trình kiến trúc cổ, những tàu thuyền cổ bị
đắm Trong lịch sử cổ đại, nhiều thành phố cảng bị san phẳng, bị vùi lấp do thiên tai,
dịh hoạ, sau này đã được các nhà khảo cổ phát hiện, nghiên cứu và tái tạo. Những
thành phố cổ Hy Lạp cổ đại trên bờ biển Đen hoặc Địa Trung Hải trong đó phải kể
đến thành Tơroa.
+ Các di tích lịch sử:
Di tích lịch sử là những di tích ghi nhận các sự kiện lịch sử hoặc các đặc điểm
lịch sử tiêu biểu của các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của mình. Lịch sử
của mỗi quốc gia là một quá trình lâu dài với nhiều sự kiện được ghi dấu lại. Do vậy
chỉ những di tích nào gắn với các điều kiện tiêu biểu mới được coi là các di tích lịch

sử. Các di tích lịch sử của nước ta bao gồm:
Di tích ghi dấu về dân tộc học: sự ăn, ở, sinh hoạt của các tộc người.
Di tích ghi dấu các sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định
đến chiều hướng của một đất nước, một địa phương (Bến Bình Than nơi diễn ra hội
nghị Diên Hồng, cây đa Tân Trào, ).
Di tích ghi dấu ấn chiến công chống xâm lược (Bạch Đằng, Đống Đa, Điện
Biên Phủ ).
Di tích ghi dấu những kỷ niệm về người anh hùng dân tộc (Di tích Nguyễn Trãi
ở Côn Sơn, Tượng Bác Hồ trên đảo Cô Tô ).
Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động (công trình thuỷ nông Bắc Hải
Hưng, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình).
Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc và phong kiến (chuồng cọp Côn Đảo, làng
Mỹ Sơn, trại giam Phú Lợi ).
Ngoài ra còn có các di tích ghi dấu lịch sử đấu tranh cách mạng, thường là các
di tích gắn liền với cuộc đời và hoạt động của các vị lãnh tụ cách mạng hoặc gắn với
những sự kiện lịch sử trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Các di tích văn hóa nghệ thuật.
Các di tích văn hóa- nghệ thuật là dạng đặc biệt của các di tích lịch sử văn hóa
bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị hoặc các tác phẩm nghệ thuật khác như
tượng đài, các bức hoạ, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều các di tích
nghệ thuật nổi tiếng như tháp Eiffel, Khải hoàn môn (Pháp), các ngôi đình làng, văn
miếu Quốc Tử Giám, nhà thờ Phát Diệm, toà thánh Tây Ninh
Thực ra rất khó phân biệt các loại hình di tích lịch sử với các di tích văn hóa-
nghệ thuật, bởi bản thân các di tích văn hóa đều mang trong mình những giá trị lịch
sử và cũng như vậy ở mỗi di tích lịch sử cũng mang trong mình các giá trị của văn
hóa. Hay nói cách khác chúng là các sản phẩm của văn hóa. Chính vì vậy người ta
thường gọi chung là loại hình di tích lịch sử- văn hóa- nghệ thuật.
Ở Việt Nam các di sản văn hóa là biểu hiện sinh động nhất về văn hóa người
Việt, nó là những chứng cớ khách quan cho quá trình hình thành và phát triển của dân
tộc Việt Nam. Tính đến năm 2003 Việt Nam có 2717 trong tổng số 4 vạn di tích tháng

cảnh được xếp hạng quốc gia.
1.1.2.2. Các lễ hội.
Lễ hội là một loại hình văn hóa đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của mỗi
dân tộc.
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân sau những ngày lao
động vất vả, hoặc là một dịp để mọi người hước về một sự kiện lịch sử trọng đại của
đất nước, hoặc liên quan đến sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần
là những hoạt động có tính chất vui chơi, giải trí. Do vậy lễ hội có tính hấp dẫn cao
với du khách. Bất cứ lễ hội nào cũng có hai phần là phần lễ và phần hội.
Phần lễ: các lễ hội dù lớn hay nhỏ đều có phần lễ. Đó là những nghi thức trang
nghiêm, trọng thể mơ đầu cho ngày hội. Phần lễ có ý nghĩa quan trọng và thiêng
liêng, chứa đựng những giáp trị văn hóa truyền thống, giá trị thẩm mỹ và triết học sâu
sắc của cộng đồng. Nó mang trọn ý nghĩa hấp dẫn của lễ hội đối với du khách. Phần
nghi lễ là phần hạt nhân của lễ hội.
Phần hội diễn ra những hoạt động điển hình tượng trưng cho tâm lý cộng đồng,
văn hóa dân tộc, chứa đựng những quan niệm của dân tộc đó với thực tế lịch sử, với
xã hội và thiên nhiên. Trong hội thường tổ chức những chò chơi, thi đấu, biểu diễn
Ví dụ: Hội làng Phương Lâm (Hà Nam) phần hội bao gồm các chò chơi như đô
vật, bóng đá, kéo co
Cũng có những lễ hội mà phần lễ và phần hội hoà quyện vào nhau trong đó
trọng tâm là phần hội nhưng bản thân phần hội đã mang trong mình ý nghĩa tâm linh
của phần lễ.
Ví dụ: hội chọi trâu (Đồ Sơn).
1.1.2.3. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học.
Các đối tượng gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về cư
trú, tổ chức xã hội, về kiến trúc cổ, về thói quen trong cách ăn uống sinh hoạt, các nét
truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc, trong các làng
nghề truyền thống.v.v.
Thông thường, mỗi dân tộc trên thế giới đều có những tập tục riêng, về cư trú,
về tổ chức xã hội, về sinh hoạt, về trang phục, về ẩm thực, về ca múa nhạc Tất cả

những điều đó có sức thu hút du lịch rất lớn. Người Tây Ban Nha ở vùng Địa Trung
Hải với nên văn hóa Phlamangô và truyền thống đấu bò là đối tượng du lịch hấp dẫn
nghỉ hè ở Châu Âu.
Ở Việt Nam với 54 thành phần dân tộc, trong đó có 53 tộc người thiểu số, chủ
yếu cư trú và sinh sống ở những vùng miền núi xa xôi. Nhiều tộc người vẫn còn giữ
được những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của mình, đặc biệt là các dân tộc Tày,
Nùng, Dao, Mường (ở miền Bắc). Các tộc người Chăm, Giarai, Êđê, Bana (miền
Trung và Tây Nguyên). Khơme, Hoa (Đồng bằng sông Cửu Long). Những giá trị văn
hóa truyền thống của tộc người này có giá trị rất lớn đối với hoạt động du lịch.
1.1.2.4. Các đối tượng thể thao văn hóa và hoạt động nhân thức khác.
Các sự kiện thể thao có tác động mạnh đến hoạt động du lịch đặc biệt là các sự
kiện lớn.
Ví dụ: Olympic, World cup
Các đối tượng văn hóa như các trường đại học lớn, các thư viện lớn, các viện
bảo tàng, và cả các hội chợ triển lãm thương mại, du lịch cũng thu hút một lượng lớn
khách du lịch.
1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
1.2.1. Cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng của nghành du lịch bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, thông
tin liên lạc, hệ thống cấp thoát nước và cung cấp điện.
- Hệ thống giao thông vận tải: Du lịch gắn với sự dịch chuyển của con người
trên một khoảng cách nhất định vì vậy nó phụ thuộc vào hệ thống đường xá và
phương tiện giao thông. Một đối tượng có thể hấp dẫn với đối tượng du khách nhưng
không thể khai thác được vì thiếu hệ thống đường xá. Việc phát triển giao thông nhất
là tăng phương tiện vận chuyển (công cộng và cá nhân) cho phép nhanh chóng khai
thác nguồn tài nguyên du lịch mới. Chỉ có thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện
và nhanh chóng thì du lịch mới trở thành hiện tượng trong xả hội.
Mỗi loại phương tiện giao thông có những đặc điểm riêng biệt. Giao thông
bằng ô tô rất cơ động tạo điều kiện cho du khách đi du lịch dễ dàng theo lộ trình lựa
chọn. Giao thông bằng đường sắt có giá rẻ, vận chuyển được một số lượng lớn du

khách tuy nhiên sự cơ động không cao. Giao thông bằng hàng không rút ngắn thời
gian vận chuyển, khắc phục được sự bất lợi địa hình tu nhiên giá thành lại đắt. Giao
thông bằng đường biển giá thành thấp, có thể kết hợp được các loại hình du lịch tham
quan giải trí dọc ven sông và ven biển, tuy nhiên loại hình vận chuuyển này chậm.
Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, nhưng cũng có các
phương tiện giao thông được sản xuất chuyên cho mục đích phục vụ nhu cầu du lịch
như (ô tô, tàu thuỷ, máy bay đặc biệt, đường dây cáp cheo ).
- Thông tin liên lạc: là một phần trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch. Nó
là điều kiện cần thiết để đảm bảo sự giao lưu cho khách du lịch nội địa và quốc tế.
Nhu cầu thông tin liên lạc là những nhu cầu trao đổi tin tức của xã hội được thoả mãn
bằng nhiều loại hình thông tin khác nhau.
- Hệ thống công trình cấp điện, nước: các sản phẩm của nó phục vụ trực tiếp
cho nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của du khách.
Như vậy cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy cho mọi hoạt động kinh tế trong đó
có hoạt động du lịch.
1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Du lịch là một ngành dịch vụ có liên quan tới rất nhiều nghành nghề trong xã
hội, Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất quan trọng, nó quyết dịnh đến chất lượng
sản phẩm du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong lĩnh vực hoạt động du lịch bao gồm: cơ sở vật
chất kỹ thuật của nghành du lịch và những nghành kinh tế khác có liên quan như
thương nghiệp, dịch vụ Cơ sở vật chất kỹ thuật và tài nguyên du lịch có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến công suất, thể loại, thứ hạng của hầu
hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên
du lịch là cơ sở xác định công suất của các công trình phục vụ du lịch, sức hấp dẫn
của chúng quyết định đến các thứ hạng của cơ sở dịch vụ du lịch này. Hay nói cách
khác sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch với cơ sở vật chất- kỹ thuật giúp cho
cơ sở phục vụ hoạt động có hiệu quả hơn, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm.
Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý các cơ sở vật chất kỹ thuật trên
các vùng lãnh thổ của đất nước và tiền đề căn bản để hình thành các trung tâm du

lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm nhiều thành phần, mang
những chức năng khác nhau và có ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện sản
phẩm du lịch. Đánh giá cơ sở vật- chất kỹ thuật căn cứ vào ba tiêu chí chủ yếu:
- Đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho nghỉ ngơi du lịch.
- Đạt hiệu quả kinh tế tối ưu trong quá trình xây dựng, khai thác cơ sở vật chất-
kỹ thuật.
- Thuận tiện cho việc đi lại của du khách từ các nơi đến.
Để đảm bảo cho việc tham quan du lịch trên quy mô lớn, cấn phải xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật tương ứng như:
+ Các cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú: Khâu trung tâm của cơ sở vật chất kỹ
thuật là các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn, ngủ cho du khách. Cơ sở phục vụ ăn
uống và lưu trú bao gồm các công trình đảm bảo việc ăn nghỉ cho du khách như các
hệ thống nhà hàng, quán ăn, khách sạn, nhà trọ
+ Mạng lưới các của hàng phục vụ thương nghiệp: là thành phần trong cơ cấu
trong cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Mục đích của chúng là đáp ứng nhu cầu
mua sắm của du khách về các loại hàng hoá và thực phẩm.
+ Các cơ sở thể thao: Chúng đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách và
làm phong phú cho sản phẩm du lịch.
+ Các cơ sở y tế phục vụ du lịch: Đáp ứng nhu cầu chữa bẹnh của du khách,
các cơ sở y tế có thể được xây dựng ở các khu du lịch hoặc các khách sạn lớn.
+ Các công trình phục vụ thông tin văn hóa: bao gồm các trung tâm văn hóa,
nhà chiếu phim, các câu lạc bộ văn hóa nhằm phục vụ cho mục đích tìm hiểu kiến
thức văn hóa của du khách.
+ Các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ xung khác: nhằm đáp ứng các nhu cầu
khác nhau của du khách. Ví dụ: tiệm giặt ủi, là, cắt tóc, xăng dầu, rạp chiếu phim
Các công trình này được xây dựng nhằm phục vụ dân địa phương là chủ yếu.
1.3. Các nhân tố khác
Nhu cầu đi du lịch của du khách bắt nguồn từ những nguyên nhân:
- Thu nhập: Thu nhập càng cao thì nhu cầu đi du lịch càng lớn.

- Trình độ văn hoá: Trình độ văn hóa càng cao thì nhu cầu đi du lịch càng lớn.
- Truyền thống đi du lịch (phong tục tập quan: Truyền thống đi du lịch cũng là
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Ví dụ truyền thống đi du lịch (tránh rét của
cư dân các nước Châu Âu).
- Thời gian dảnh dỗi: Người ta chỉ có thể tiến hành đi du lịch được trong một
khoảng thời gian dảnh nhất định. Nếu trong năm thời gian dảnh dỗi càng nhiều thì
người ta có thể tổ chức được nhiều chuyến đi du lịch với thời gian đi du lịch dài hơn.
- Nhân tố chính trị: du lịch chỉ có thể phát triển được ở những nơi, những quốc
gia có nền chính trị ổn định (không ai muốn đi du lịch tới những nơi có chiến tranh,
bạo lực và sự bất ổn về chính trị.
- Nguyên nhân khác cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch đó là các yếu
tố về thiên nhiên: bão, lũ lụt, hạn hán, bệnh dịch
Chương 2. SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ DU LỊCH VIỆT NAM
2.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch.
Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các
đối tượng du lịch và các cơ sở dịch vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các
nguồn tài nguyên du lịch (thiên nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác
nhằm dạt hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường cao nhất.
2.2. Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch.
2.2.1. Điểm du lịch.
Điều 24. i u ki n c công nh n l i m du l ch (lu t du l ch Vi tĐ ề ệ để đượ ậ à đ ể ị ậ ị ệ
Nam)
1. i m du l ch có các i u ki n sau ây c công nh n l i m duĐ ể ị đủ đ ề ệ đ đượ ậ à đ ể
l ch qu c gia:ị ố
a) Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách
du lịch;
b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ
ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm.
2. Điểm du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là điểm du lịch địa
phương:

a) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch;
b) Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ
ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm.
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ điểm du
lịch có quy mô nhỏ. Trên bản đồ du lịch, người ta thể hiện điểm du lịch bằng những
điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế dù quy mô rất nhỏ, điểm du lịch cũng chiếm
một diện tích nhất định trong không gian. Sự chênh lệch diện tích giữa các điểm du
lịch có thể là rất lớn. Ví dụ: Điểm du lịch Cúc Phương và điểm du lịch Văn miếu
Quốc Tử Giám
- Các điểm du lịch được lối với nhau thành tuyến du lịch.
2.2.2. Trung tâm du lịch.
- Trung tâm du lịch là một cấp rất quan trọng trong hệ thống phân vị trong phân
vùng du lịch. Trung tâm du lịch là sự kết hợp của các điểm du lịch cùng loại hay khác
loại với mật độ dày đặc trên một lãnh thổ nhất định và được khai thác một cách đồng
bộ.
- Nguồn tài nguyên du lịch ở đây tương đối tập trung và được khai thác một
cách cao độ. Có thể tài nguyên không thật đa dạng (về loại hình), song điều kiện cần
thiết là phải tập trung và có khả năng lôi quấn khách du lịch ở mức độ cao.
- Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phong phú đủ để đón,
phục vụ và lưu khách du lịch lại trong một thời gian dài.
- Trung tâm du lịch có khả năng tạo vùng du lịch. Về cơ bản trung tâm du lịch
là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân của vùng du lịch. Chính nó đã
tạo dựng bộ khung để vùng du lịch hình thành và phát triển. Theo cách nói thông
thường, đây là các “cực” để thu hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi tác động của
vùng.
- Về phương diện lãnh thổ trung tâm du lịch có diện tích tương đương với diện
tích một tỉnh hay một thành phố, trong đó có các điểm du lịch kết hợp với các điểm
dân cư và môi trường xung quanh.
-Trung tâm du lịch có khả năng thu hút khách du lịch quốc tế và nội địa rất lớn.
2.2.3. Tiểu vùng du lịch.

- Tiểu vùng du lịch là tập hợp các điểm du lịch và trung tâm du lịch (nếu có).
Về quy mô, tiểu vùng du lịch là vùng lãnh thổ có diện tích bao chùm nên vài tỉnh.
Tuy vậy, sự chênh lệch về diện tích các tiểu vùng du lịch cũng khá lớn.
- Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số lượng và
đa dạng về chủng loại.
- Trong thực tế ở nước ta, có thể có hai loại hình tiểu vùng du lịch: tiểu vùng du
lịch đã hình thành (tiểu vùng du lịch thực tế) và tiểu vùng du lịch đang hình thành
(tiềm năng).
- Giữa hai loại tiểu vùng du lịch có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát
triển. Loại tiểu vùng thứ nhất tập trung nhiều tài nguyên và được khai thác mạnh.
Loại tiểu vùng du lịch thứ hai do những điều kiện nhất định mà tiềm năng chưa được
tiến hành khai thác.
2.2.4. Á vùng du lịch.
- Á vùng du lịch là sự tập hợp các điểm du lịch, các trung tâm du lịch (nếu có)
và các tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất với mức tập hợp cao hơn, vai trò
của cơ sở hạ tầng lớn hơn, các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch rộng lớn hơn.
Xét về các mối quan hệ dân cư, quần cư và cung cấp những nhu cầu vật chất cho
khách du lịch thì Á vùng du lịch bao gồm cả những địa phương không có những điểm
tài nguyên du lịch. Các mối liên hệ bên trong cũng đa dạng hơn.
- Trong Á vùng du lịch có nhiều loại tài nguyên du lịch. Ở chừng mực nhất
định, chuyên môn hoá bắt đầu thể hiện, mặc dù có thể chưa đậm nét. Sự hình thành và
phát triển của Á vùng du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có thể trong một vùng
du lịch, sự phân hoá lãnh thổ chưa dẫn đến sự hình thành các Á vùng. Trong trường
hợp ấy, hệ thống phân vị chỉ có 4 cấp: Điểm du lịch- Trung tâm du lịch- Tiểu vùng du
lịch- Vùng du lịch.
2.2.5. Vùng du lịch.
Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là một sự kết hợp lãnh
thổ của các Á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và các điểm du lịch có những đặc
trưng riêng về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch là một thể thống
nhất của các đối tượng và các hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội bao gồm hệ

thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế- xã hội xung quanh với chuyên môn hoá
trong lĩnh vực hoạt động du lịch.
- Nói tới vùng du lịch không thể không đề cập tới chuyên môn hoá, nó chính là
bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn vùng kia.
- Các mối liên hệ nội, ngoại vùng rất đa dạng, dựa trên nguồn tài nguyên, cơ sở
hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của vùng.
- Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều
tỉnh. Ngoài ra với hoạt động du lịch mạnh mẽ, nó bao chiếm cả các khu vực không du
lịch (điểm dân cư, các khu vực không có tài nguyên, và cơ sở du lịch), nhưng có mối
liên hệ chặt chẽ với kinh tế du lịch.
- Cũng như các tiểu vùng du lịch, người ta chia ra thành vùng du lịch đang hình
thành (vùng du lịch tiềm năng) và vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch thực tế).
Ở nước ta có thể có tiểu vùng du lịch thực tế và tiểu vùng du lịch tiềm năng. Song
trên bình diện du lịch, chúng ta chưa có vùng du lịch đã hình thành. Quan niệm này
phù hợp với thực tế khách quan đang diễn ra ở nước ta về phương diện du lịch.
- Vùng du lịch là một thực tế khách quan, tồn tại ngoài ý muốn của con người.
Nói như vậy không có nghĩa là con người không có vai trò gì trong việc hình thành và
phát triển của các vùng. Con người, thông qua công tác phân vùng du lịch, có thể thúc
đẩy sự ra đời và phát triển các vùng du lịch nếu như những nghiên cứu của họ tôn
trọng các quy luật và thực tế phát triển khách quan. Ngược lại, nếu việc nghiên cứu
hoàn toàn chủ quan, không chú ý đến thực tế khách quan thì con người sẽ phải trả giá
đắt cho hành động của mình.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu chính.
2.3.1. Số lượng, chất lượng tài nguyên và sự kết hợp các dạng tài nguyên theo lãnh thổ
2.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.3.3. Trung tâm tạo vùng
2.4. Sự phân hoá lãnh thổ du lịch
2.4.1. Vùng du lịch Bắc Bộ: Gồm 28 tỉnh thành phố.
2.4.1.1. Tiểu vùng du lịch trung tâm bao gồm 13 tỉnh và thành phố:
Trung tâm du lịch Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,

Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hoà Bình
2.4.1.2. Tiểu vùng du lịch Đông Bắc gồm 2 tỉnh và thành phố:
Hải Phòng và Quảng Ninh.
2.4.1.3. Tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc gồm 6 tỉnh:
Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
2.4.1.4. Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc gồm 5 tỉnh:
Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.
2.4.1.5. Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ gồm 2 tỉnh:
Nghệ An và Hà Tĩnh.
2.4.2. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh thành phố)
2.4.2.1. Tiểu vùng du lịch phía Bắc gồm 2 tỉnh:
Quảng Bình, Quảng Trị.
2.4.2.2. Tiểu vùng du lịch phía Nam gồm 4 tỉnh:
Trung tâm du lịch Huế, Đà Nẵng và hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.
2.4.3. Vùng du lịch Nam Bộ và NamTrung Bộ.
2.4.3.1. Á vùng du lịch Nam Trung Bộ.
- Tiểu vùng du lịch duyên Hải gồm 5 tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh
Thuận, Bình Thuận.
- Tiểu vùng du lịch Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Lâm Đồng.
2.4.3.2. Á vùng du lịch Nam Bộ.
- Tiểu vùng du lịch Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố: Trung tâm du lịch Tp. Hồ
Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh.
- Tiểu vùng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh thành phố: Long An,
Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc TRăng,
An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
CHƯƠNG 3. CÁC VÙNG DU LỊCH VIỆT NAM
3.1.Vùng du lịch Bắc Bộ
3.1.1.Khái quát
Vùng du lịch Bắc Bộ bao gồm 28 tỉnh từ Hà Giang (tỉnh cực bắc) tới Hà Tĩnh, Thủ

đô Hà Nội là trung tâm du lịch của cả vùng, có tam giác tăng trưởng du lịch là Hà Nội- Hải
Phòng- Quảng Ninh.
Diện tích của vùng là 149.432 km
2
chiếm 45,4% diện tích của cả nước. Dân số là
37,1 triệu người (2003), chiếm 45,9% dân số của cả nước. mật dộ dân số bình quân là 249
người/ 1km
2
.
Vùng du lịch ở Bắc Bộ gồm 7 tỉnh ở phía Bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng,
Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên tiếp giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và
Vân Nam của Trung Quốc. Có 6 tỉnh phía Tây là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp giáp với 5 tỉnh của Lào là Phong Xa Lì, Luông Phra Băng, Xiêng
Khoảng, Hủa Phăn, Khăm Muộn. Đặc biệt toàn bộ phía Đông của vùng này tiếp giáp vịnh
Bắc Bộ với bờ biển dài gần 1.000 km và có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ.
Vùng du lịch Bắc Bộ biểu hiện đầy đủ và tập chung nhất về đất nước con người Việt
Nam.
3.1.1.1.Về thiên nhiên
- Vùng này rất phong phú và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt
đới gió mùa.
- Vùng này có những núi non hùng vĩ hiểm trở, xuất hiện sớm nhất trên lãnh thổ Việt
Nam (cách đây hàng trăm triệu năm), tiêu biểu là dãy núi Hoàng Liên Sơn với đỉnh
Phanxipăng (cao 3145m), cao nhất bán đảo Đông Dương.
- Trên lãnh thổ của vùng này có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên với
những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh phong phú về số lượng loài động, thực vật, trong đó
có nhiều loài được xếp vào dạng quý hiếm của thế giới.
- Nơi đây có đồng bằng châu thổ sông Hồng là đồng bằng lớn thứ hai của cả nước
được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Có vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, có nhiều hải cảng tốt
và bãi biển đẹp.

3.1.1.2.Về khí hậu
- Vùng này có khí hậu rất đặc sắc, quanh năm có ánh nắng mặt trời chan hoà. Trên
vùng núi cao bị rét vào mấy tháng mùa đông nhưng lại rất mát mẻ vào mùa hè.
- Những vùng thấp và ven biển khí hậu ôn hoà, dồi dào nhiệt lượng ẩm, thích nghi
với sự phát triển của các loài động, thực vật nhiệt đới.
3.1.1.3.Về con người
Trải qua 4.000 với sự thăng trầm của lịch sử qua nhiều thời kỳ, nhiều chế độ khác
nhau. Mảnh đất nơi đây đã hun đúc nên những con người cần cù chịu khó, có lòng yêu nước
và tự hào dân tộc mãnh liệt. Chính vì thế nơi đây còn tồn tại rất nhiều các di tích lịch sử, lưu
truyền biết bao truyền thuyết dân gian, để lại cho hậu thế nhiều công trình văn hóa nghệ
thuật có giá trị với các danh nhân kiệt xuất của dân tộc như: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Hồ Chí Minh
Cư trú trong nhiều vùng tự nhiên, kinh tế khác nhau, con người ở đây có nhiều phong
tục tập quán, nếp sống sinh hoạt và lao động, tín ngưỡng và tôn giáo không giống nhau.
Điều đó đã tạo nên những đặc trưng đa dạng, kỳ thú và có sức hấp dẫn lớn không những đối
với người nước ngoài mà ngay cả đối với người trong nước. Đặc biệt là một số vùng cư trú
của người Mường ở Hòa Bình, Thanh Hoá, người Thái ở Tây Bắc, người Tày, người Nùng
vùng Đông Bắc, một số làng quê truyền thống ở Hà Tây, Hà Nam, Bắc Ninh
3.1.1.4. Điều kiện kinh tế văn hoá
- Vùng du lịch Bắc bộ với truyền thống sản xuất nông nghiệp. Với những nông sản
nhiệt đới tiêu biểu như gạo tám thơm, nếp cái hoa vàng, nhãn Hưng Yên, cam Bố Hạ, bưởi
Đoan Hùng, vải Thanh Hà, chè Thái Nguyên và các loại rau hoa củ quả ngon nổi tiếng khác
ít nhiều cũng có tác động đến các hoạt động du lịch của vùng.
Các mặt hàng thu công mỹ nghệ sử dụng các nguyên liệu trong nước như mây tre đan
Ngọc Động, chống Đọi Sơn (Hà Nam) và các mặt hàng khác như gốm sứ, sơn mài, thêu,
chạm khắc, đúc đồng, mỹ nghệ vàng bạc, chế biến các sản phẩm từ cói với trình độ thẩm
mỹ cao
Người dân nơi đây cần cù lao động, thông minh sáng tạo, giàu lòng mến khách, tạo
những điều kiện xã hội rất thuận lợi cho hoạt động du lịch.
3.1.2. Tài nguyên du lịch

3.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
+ Vùng du lịch Bắc Bộ có nhiều cảnh đẹp. Cảnh thiên nhiên ở đây có những nét hùng
vĩ thơ mộng của núi rừng như thị trấn ở Sa Pa với độ cao khoảng 1500m so với mực nước
biển, thác Bản Giốc, thác Đầu Đẳng (Cao Bằng), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình),
Ba Vì (Hà Nội), Cát Bà (Hải Phòng), Hạ Long (Quảng Ninh), Chùa Hương (Hà Nội)
+ Có nhiều vườn quốc gia có giá trị trong hoạt động du lịch:
Bảng 1: Vườn quốc gia thuộc vùng du lịch Bắc Bộ.
Tên
VQG
Thuộc địa
bàn tỉnh
Diện tích
(ha)
Năm
thành lập
Đặc điểm chung
Ba Bể Bắc Cạn 7.610 1997 Rừng và hồ trên núi đá vôi. ĐV: linh
trưởng, voọc mũi hếch
Ba Vì Hà Nội 7.377 1977 Rừng Á nhiệt đới, có nhiều loài bách
xanh, thông, tre.
Bái Tử
Long
Vân Đồn-
Quảng Ninh
15.738 2001 Rừng trên đảo
Bến Én Thanh Hoá 16.634 1986 Rừng nhiệt đới thường xanh, ưu thế lim,
ĐV: voi, hổ
Cát Bà Hải Phòng 15.200 1986 Rừng nhiệt đới trên núi đá vôi, kim giao.
ĐV: voọc đầu trắng, khỉ vàng.
Cúc

Phương
Ninh Bình 22.200 1962 Rừng trên núi đá vôi, hệ thống thực vật
phong phú. TV: kim giao, chò ĐV:
voọc đầu trắng.
Hoàng
Liên Sơn
Sa Pa-
Lào Cai
29.845 2002 rừng Á nhiệt đới thường xanh
Pù Mát Nghệ An 91.113 2001 Các kiểu rừng khu vực miền Trung. ĐV:
sao la, mang lớn
Tam Đảo Vĩnh Phúc 36.883 1989 Rừng á nhiệt đới, sam bông, pơmu. ĐV:
voọc mũi hếch, voọc đen.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×