Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần VINACOM việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.2 KB, 14 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
XEM CHI TIẾT TẠI: />CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Đơn vị thực tập: Công ty cổ phần VINACOM Việt Nam.
Địa chỉ: Số 9, ngỏch 16, ngõ 218, đường Trần Duy Hưng, phường Trung
Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
1. Giới thiệu về doanh nghiệp.
Công ty cổ phần VINACOM Việt Nam được ra đời theo luật doanh nghiệp
năm 1999 trên cơ sở quan điểm, đường lối chính sách của đảng và Nhà nước ta
về đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị
trường và các quan hệ kinh tế xã hội, qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị
trường Công ty quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh thương mại và xuất
nhập khẩu tổng hợp và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0103010762
ngày 30/6/2002 do sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Trụ sở chính
Công ty đặt tại: Số 9, ngách 16, ngõ 218, đường Trần Duy Hưng, Trung Hòa,
Cầu Giấy, Hà Nội. Kho hàng đặt tại số 68, đường số 7, Trung Tâm Hội Nghị
Quốc Gia Mễ Trì, Hà Nội. Công ty có các đại lý tiêu thụ sản phẩm trải dài tại
các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần VINACOM Việt Nam
- Địa chỉ: Số 9, ngách 16, ngõ 218, Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà
Nội
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103010762 do sở kế hoạch và đầu tư TP
Hà Nội cấp ngày tháng năm.
- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty:
+ Tư vấn, chuyển giao công nghệ, cung cấp giải pháp kỹ thuật, chế tạo, lắp đặt,
vận hành hệ thống thiết bị xử lý môi trường (nước cấp, nước thải, chất thải và
khí thải);
+ Kinh doanh ống nước sạch chịu nhiệt và phụ kiện BLUE OCEAN. Sản phẩm
được nhập khẩu từ Châu Âu;
+ Mua bán máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liêu, hóa chất phục vụ


ngành môi trường, sản xuất, công nghiệp và tiêu dùng (trừ các loại hóa chất nhà
nước cấm);
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác;
+ Đại lý, mua bán và ký gửi hàng hóa;
+ Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.
- Quy mô của doanh nghiệp:
+ Tổng số vốn: 8.000 triệu đồng
+ Tổng số lao động: 38 người
- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:
2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán, quan hệ tổ chức và công tác
giữa phòng kế toán với các cấp, các bộ phận khác trong doanh nghiệp:
- Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán:
Thu nhận, hệ thống hóa, xử lý thông tin và cung cấp thông tin, thu nhận thông
tin về các hoạt động kinh tế, tài chính cụ thể: Phòng kế toán lập các nghiệp vụ
HĐ quản trị
Ban Giám đốc
Phòng
Kinh
doanh
Phòng kế
hoạch và
đầu tư
Phòng tổ
chức hành
chính
Phòng kế
toán
Ban kiểm soát
trong hệ thống quản lý, giao dịch kinh tế, tài chính phát sinh trong toàn bộ Công
ty và hoàn thành theo đúng nội dung kinh tế về kế hoạch kinh doanh của Công

ty, xác định cung cầu thị trường, số vốn cần thiết để đầu tư mua, bán dự trữ
hàng hóa, khả năng kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho Công ty.
Phản ánh trung thực, khách quan của số liệu kế toán, ghi chép, phản ánh vào
các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, cung cấp thông tin qua các hệ thống báo cáo,
vận dụng chế độ báo cáo phù hợp vào việc kiểm tra các hoạt động kinh tế của
đơn vị, tổ chức lưu giữ chứng từ theo quy định của pháp luật.
Nắm bắt tình hình thị trường nhu cầu của người tiêu dùng để thông tin phản ánh
với công ty, có sự điều chỉnh hợp lý để đảm bảo vừa kinh doanh có hiệu quả
vừa cung ứng kịp thời cho người tiêu dùng.
- Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và đảm bảo sự lãnh đạo tập
trung thống nhất, phòng tài chính kế toán của công ty có mối quan hệ chặt chẽ
với cỏc phũng ban khác.
+ Đối với phòng kế hoạch đầu tư: Kết hợp xây dựng giá thành kế hoạch, giá
bán kế hoạch và giá tiêu thụ trong năm. Đối chiếu khâu mua vào và khâu tiêu
thụ hàng ngày. Phòng kế hoạch duyệt số lượng mua, sau đó chuyển sang phòng
tài chính kế toán để thanh toán.
+ Đối với phòng tổ chức hành chính: Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm
cung cấp thông tin về tình hình thực hiện tiền lương hàng tháng, quý, năm để
phòng tổ chức hành chính lập báo cáo. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch tiền
lương và tổ chức tiền lương của phòng tổ chức hành chính, phòng tài chính kế
toán thực hiện thanh toán lương cho công nhõn viên.
+Đ Đối với phòng kinh doanh: Quản lý hồ sơ khách hàng, đôn đốc thu hồi
công nợ, phản ánh tình hình nợ đọng của khách hàng.
- Tóm lại đó là mối quan hệ phối kết hợp và đan chéo theo chức năng nhiệm
vụ đã được phõn công để hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu lao động của công
ty.
3. Đặc điểm nhõn lực kế toán của doanh nghiệp.
Phòng tài chính kế toán gồm 6 người:
+ Trên đại học: 1
+ Đại học: 3

+ Cao đẳng: 0
+ Trung cấp: 2
+ Sơ cấp: 0
Trên thực tế nhõn viên kế toán đã tốt nghiệp đại học có phẩm chất đạo đức
tốt nhất là đạo đức nghề nghiệp, thường không vi phạm đến tình hình quản lý tài
chính của đơn vị.
Có trình độ chuyên môn ngành kế toán có trình độ vượt trội so với nhân viên
ở trình độ khác được thể hiện về khả năng tổng hợp, thu nhận thông tin, xử lý
thông tin, cung cấp thông tin được nhanh gọn, chính xác kịp thời, việc phân tích
tình hình kinh doanh của đơn vị được đảm bảo chính xác, nhạy bén với cơ chế
thị trường.
Có trình độ lý luận, nhận thức vấn đề nhanh tạo được cơ hội kinh doanh tốt
hơn, vận dụng các chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán đúng chế độ, việc áp dụng
trình độ khoa học vào thực tiễn phục vụ cho công việc được tốt hơn.
Tuy nhiên có một số nhỏ vì lợi nhuận tập thể và cá nhân đó cú những hành vi
lách luật tinh vi hơn so với nhân viên kế toán ở trình độ khác gây ảnh hưởng đến
việc kiểm tra kiểm soát của đơn vị cũng như các ngành chức năng khác.
4. Yêu cầu về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác và
kinh nghiệm của người làm kế toán ở trình độ đại học.
Đối với kế toán ở trình độ đại học hiện nay cần có một số các yêu cầu để
phục vụ cho quá trình công tác, tạo dựng được vị trí của mình trong doanh
nghiệp phải được thể hiện bởi các yêu cầu sau.
- Yêu cầu về phẩm chất:
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp
hành kỷ luật, chấp hành tốt chính sách pháp luật của nhà nước, nhất là trong lĩnh
vực quản lý kinh tế, quan hệ với các ngành, các cấp đúng mực, quan hệ với
đồng nghiệp tận tình và có ý thức xây dựng tập thể, có lối sống giản dị tiết kiệm
và chống lãng phí
- Yêu cầu về kiến thức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán để thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chế độ kế toán, việc áp dụng các

chuẩn mực kế toán được chính xác, kịp thời, phân tích tốt các yếu tố trong quá
trình sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm giá
thành, xúc tiến thương mại tốt từ đó phát huy đầy đủ khả năng của doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tăng lợi nhuận cho đơn vị.
- Yêu cầu về kỹ năng làm việc:
Phải có kỹ năng làm việc phù hợp, đáp ứng với yêu cầu thực tế, từng vị trí
công tác từ đó phát huy tính tự chủ trong công việc, không phụ thuộc vào người
khác, có khả năng sử dụng thành thạo các ứng dụng khoa học vào thực tiễn
- Yêu cầu về phương pháp làm việc:
Phải có phương pháp làm việc khoa học đáp ứng kịp thời với nhiệm vụ được
giao do vậy phải xây dựng kế hoạch cho mình cụ thể theo tính chất công việc,
thời gian hoàn thành, nên phải bố chí, sắp xếp công việc hợp lý và đạt hiệu quả
cao nhất.
- Yêu cầu về kinh nghiệm:
Cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, từ đó thuận tiện cho việc thu
thập, xử lý, cung cấp thông tin, được chính xác kịp thời, giải quyết vấn đề được
tin cậy, có uy tín trong công việc hạn chế được việc kiểm tra nội bộ
5. Tự đánh giá kết quả đạt được trong quá trình học tập của sinh viên.
Qua các yêu cầu về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng và phương pháp công tác
của một người làm công tác kế toán ở trình độ đại học. Trong quá trình học tập
và kết quả đạt được của sinh viên chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp
thương mại, nhìn chung sinh viên đã nắm bắt được kiến thức do các giáo viên
giảng dạy, qua các môn học và kết quả học tập đã cho thấy trình độ của mỗi sinh
viên đã trải qua rất nhiều lĩnh vực cần thiết cho quá trình công tác thực tiễn đã
trang bị cho sinh viên đủ phẩm chất, đặc biệt là kiến thức về nguyên lý kế toán
nhất là kế toán doanh nghiệp thương mại, thống kê thương mại, phân tích kinh
tế doanh nghiệp thương mại
Đối với bản thân em nói riêng cũng nắm bắt được những kiến thức mà các
thầy cô truyền đạt đã áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả, ngoài ra về trình độ lý
luận đã được nâng lên rõ dệt, từ đó thấy kiến thức được trang bị tại trường đại

học thương mại là rất cần thiết cho bản thân trong quá trình công tác nhất là kế
toán doanh nghiệp thương mại.
6. Góp ý của sinh viên về việc sửa chỉnh, bổ xung mục tiêu đào tạo chuyên
ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại ở trường đại học
thương mại.
Thời gian học tập tại trường Đại học Thương Mại theo em về cơ bản đã đáp
ứng được yêu cầu về phẩm chất, kỹ năng và phương pháp công tác, kinh nghiệm
của một người làm kế toán ở trình độ đại học, do vậy với yêu cầu thực tế đối với
mục tiêu đào tạo chuyên ngành kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại của
trường đại học thương mại như hiện nay là phù hợp.
7. Công tác kế toán, tài chính, phân tích kinh tế doanh nghiệp và thống kê
của doanh nghiệp.
7.1. Công tác kế toán:
- Tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo mô hình tập trung
- Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
+ Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức điều hành chung toàn bộ công tác kế
toán của công ty, tổng hợp các thông tin tài chính kế toán phục vụ cho yêu cầu
của giám đốc và cỏc phũng ban liên quan đồng thời tổ chức tạo nguồn vốn tổ
chức phân tích hoạt động kinh tế tổ chức kiểm tra kế toán và lập các kế toán tín
dụng, đặc biệt kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm trước nhà nước và giám đốc
công ty về toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi phần hành kế toán nói chung tổng
hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ kế toán. Xác định kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh cuối kỳ.
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
hợp
Kế toán
thanh
toán

Kế toán
công nợ
Kế toán
bán
hàng
Thủ
quỹ
+ kế toán thanh toán và tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ các nghiệp
vụ liên quan đến tiền mặt thanh toán với ngân hàng và ngân sách nhà nước, tính
lương cho CBCNV. Kế toán sử dụng phiếu thu, phiếu chi, bảng phân bổ tiền
lương, sổ cái các tài khoản liên quan.
+ Kế toán công nợ: Theo dõi toàn bộ công nợ phát sinh trong công ty.
+ Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập kho và tiêu thụ hàng
hóa. Các phương thức bán hàng chủ yếu của công ty là bán hàng trực tiếp thu
tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản. Kế toán sử dụng phiếu nhập kho xuất tồn kho
thành phẩm, sổ cái các tài khoản có liên quan.
+ Thủ quỹ: Đảm nhận việc thu chi tiền mặt hàng ngày và quản lý quỹ tiền mặt
của công ty.
- Công ty cổ phần VINACOM Việt Nam sử dụng hình thức công thức tổchức
kế toán tập chung vì đây là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh
tập trung.
Hình thức tổ chức công tác kế toán này đã chứng tỏ sự phù hợp của nó thể
hiện ở việc sự lãnh đạo tập trung thống nhất của ban giám đốc đối với phòng tài
chính kế toán cũng như của kế toán trưởng đối với các nhân viên kế toán thể
hiện ở hiờu quả sản xuất kinh doanh và hiệu suất của công tác kế toán.
Công tác kế toán được thể hiện trên chương trình phần mềm kế toán được lập
riêng phù hợp với đặc điểm của công ty. Chương trình này cho phép xử lý số
liệu ngay từ chứng từ ban đầu luõn chuyển số liệu rồi kết xuất ra màn hình hoặc
máy in cac thông tin cần thiết như bảng phõn bổ các sổ chi tiết sổ cái tài khoản
các báo cáo kế toán. Công ty sử dụng phần mềm kế toán EFECT do công ty

phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp BSC cung cấp. Quá trình xử lý số liệu trờn mỏy
cho phép cung cấp đầy đủ thông tin báo cáo về tình trạng tài chính và hoạt động
của doanh nghiệp tại mọi thời điểm giảm bớt lao động của kế toán viên loại bỏ
được các tính toán sai về số học và tự động hóa cỏc khõu kế toán tổng hợp. Hệ
thống quản lý kế toán EFECT được đưa vào sử dụng ở công ty cổ phần
VINACOM Việt Nam đã thay thế phần lớn các thao tác ghi chép và tính toán
bằng tay của các kế toán viên tự động hóa việc thu thập thông tin và luân
chuyển số liệu sau đó lập các báo cáo tổng hợp của doanh nghiệp theo yêu cầu
quản lý.
Công việc chủ yếu của kế toán là ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh hàng ngày, trờn cỏc chứng từ gốc kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của
chứng từ gốc trước khi định khoản rồi nhập số liệu vào máy. Chứng từ gốc đến
loại nghiệp vụ kinh tế nào thì được ghi vào chứng từ ghi sổ tương ứng: chứng từ
ghi sổ tiền mặt, chứng từ ghi sổ tiền gửi ngân hàng, chứng từ ghi sổ vật tư,
chứng từ ghi sổ nghiệp vụ khác. Chứng từ ghi sổ được lập định kỳ 5 ngày 1 lần
và khi đưa số liệu vào chứng từ ghi sổ đồng thời chương trình phần mềm cũng
tự động nhập số liệu vào các sổ kế toán liên quan như sổ chi tiết, sổ cái, các tài
khoản. Cuối tháng khi kế toán thực hiện lệnh khóa sổ thỡ mỏy sẽ tổng hợp số
liệu và kết xuất ra màn hình hoặc máy in những thông tin theo yêu cầu sử dụng
phần mềm kế toán này có một thuận lợi là tại bất kỳ thời điểm nào kế toán đều
biết được đầy đủ chính xác mọi thông tin về tình hình hoạt động và thực trạng
tài chính của doanh nghiệp.
Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng: Theo quyết định
số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/06 của bộ trưởng bộ tài chính.
Hệ thống sổ kế toán theo hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ chung.
Kỳ kế toán từ 01/01/năm N đến 31/12 năm N.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Bình quõn gia quyền.
Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Bình quõn gia quyền.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định:
+ Theo phương pháp đường thẳng đối với các tài sản thuộc khối văn phòng.

Hệ thống tài khoản được mở theo quyết định 1141 TC/CĐKT. Đồng thời
phục vụ việc theo dõi chi tiết đơn vị đã mở thờm cỏc tài khoản cấp II theo dõi
chi tiết từng đối tượng (như TK 331 được mở chi tiết thành TK 3311, 3312, để
theo dõi từng nhà cung cấp). Hệ thống chứng từ được thiết kế đúng theo chế độ
và phù hợp với việc sử dụng máy tính.
Đối với phần hành kế toán hàng tồn kho Công ty cổ phần VINACOM Việt
Nam áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trị giá vốn hàng hóa xuất kho
được tính theo đơn giá bình quân vào cuối tháng.
Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và đảm bảo sự lãnh đạo tập
trung thống nhất phòng tài chính kế toán của công ty có mối quan hệ chặt chẽ
với cỏc phũng ban khác thể hiện:
Đối với phòng kế hoạch kết hợp xây dựng giá thành kế hoạch, giá bán kế
hoạch và kế hoạch tiêu thụ trong năm đối chiếu khâu mua và tiêu thụ hàng ngày
phòng kế hoạch duyệt số liệu mua sau đó chuyển sang phòng tài chính kế toán
để thanh toán.
Đối với phòng tổ chức hành chính phòng tài chính kế toán có trách nhiệm
cung cấp thông tin về tình hình thực hiện tiền lương hàng tháng, quý, năm
phòng tổ chức hàng chính lập báo cáo. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch tiền
lương của phòng tổ chức hành chính phòng tài chính kế toán thực hiện thanh
toán lương cho công nhõn viên.
7.2. Công tác tài chính doanh nghiệp:
- Tình hình tài sản của đơn vị chủ yếu bao gồm: Các khoản tiền và tương
đương tiền; các khoản phải thu của khách hàng; hàng tồn kho, tài sản cố
định.
- Tình hình nguồn vốn của công ty chủ yếu bao gồm: Nợ ngắn hạn và vốn chủ
sở hữu. Tổng tài sản: 8.000 triệu đồng trong đó.
+Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn: 6.621 triệu đồng chiếm tỷ trọng
82,76%
+Tài sản dài hạn: 1.379 triệu đồng chiếm tỷ trọng Tài sản dài hạn: 1.379
triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,24%

(Nguyên giá: 1.225 triệu đồng. Khấu hao lũy kế 146 triệu đồng).
Tài sản ngắn hạn chủ yếu là tiền đầu tư vào mua hàng hóa và công nợ phải
thu từ khách hàng.
Nguồn vốn được hình thành chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay,
trong đó:
+Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu 5.000 triệu đồng
+Vốn vay Vốn vay 3.000 triệu đồng
Công tác kiểm soát kiểm tra của doanh nghiệp hàng năm được thực hiện
nghiêm túc, do công tác kiểm toán độc lập, thực hiện theo qui định của nhà
nước. Công tác kiểm soát do ban kiểm soát giám sát kiểm tra.
- Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước. Nhìn chung công ty thanh toán
với nhà nước đầy đủ theo qui định về thuế, phí, lệ phí, trên căn cứ kê khai hàng
tháng (như thuế GTGT), hàng quý (như thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính
theo quý), hàng năm (theo pháp lệnh thuế môn bài) theo các luật, pháp lệnh
thuế, phí hiện hành Số tiền thuế phát sinh đến đâu công ty thực hiện nộp ngân
sách đến đó qua hình thức nộp tiền mặt vào kho bạc nhà nước hoặc chuyển
khoản nộp ngân sách.
7.3. Công tác phõn tích kinh tế doanh nghiệp:
Bộ phận thực hiện công tác phân tích kinh tế doanh nghiệp đó là bộ phận kế
toán tài vụ.
Các nội dung phân tích kinh tế doanh nghiệp:
- Phân tích tình hình doanh thu:
+Ph Phõn tích tình hình doanh thu theo nhóm mặt hàng.
+Phân tích tình hình doanh thu theo phương thức bán (bán buôn, bán lẻ, bán đại
lý). Phân tích tình hình doanh thu theo phương thức bán (bán buôn, bán lẻ,
bán đại lý).
+Phân tích tình hình doanh thu theo phương thức thanh toán tiền hàng. Phân
tích tình hình doanh thu theo phương thức thanh toán tiền hàng.
+Phân tích doanh thu bán hàng theo tháng, quý. Phân tích doanh thu bán hàng
theo tháng, quý.

- Phân tích tình hình tổng hợp chi phí:
+ Phân tích chi phí mua hàng (như: Vận chuyển, bốc dỡ, phân loại, bảo quản,
chi phí bằng tiền khác).
+Phân tích chi phí bán hàng (như: Nhân viên bán hàng, công cụ đồ dùng,
KHTSCĐ, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác).Phân tích chi phí bán
hàng (như: Nhân viên bán hàng, công cụ đồ dùng, KHTSCĐ, dịch vụ mua
ngoài, chi phí bằng tiền khác).
+Phân tích chi phí tài chính (như: Lãi vay). Phân tích chi phí tài chính (như:
Lãi vay).
+ Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp (như: Nhân viên quản lý, công cụ đồ
dùng, KHTSCĐ, thuế - phí, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác). Phân
tích chi phí quản lý doanh nghiệp (như: Nhân viên quản lý, công cụ đồ dùng,
KHTSCĐ, thuế - phí, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác).
Từ hai nội dung phân tích tình hình doanh thu, tình hình tổng hợp chi phí,
công ty còn phân tích một số các nội dung về tình hình lợi nhuận, tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
7.4. Công tác thống kê doanh nghiệp:
Bộ phận thực hiện công tác thống kê doanh nghiệp đó là bộ phận kế toán tài
vụ: Giúp doanh nghiệp xác định các chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả hoạt động
kinh doanh, cung cấp các thông tin trên từng mặt hoạt động kinh doanh, quản lý
kinh doanh của doanh nghiệp làm căn cứ phân tích, đánh giá, nhận định tình
hình để ban lãnh đạo công ty lựa chọn hành động có lợi nhất, ra quyết định đúng
đắn về phương hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Các nội dung kinh tế của doanh nghiệp:
+Thống kê tài sản của doanh nghiệp. Thống kê tài sản của doanh nghiệp.
+TThống kê lao động trong doanh nghiệp.
+Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh. Thống kê kết quả hoạt động
kinh doanh.
+Thống kê giá bán và giá thành sản phẩm. Thống kê giá bán và giá thành
sản phẩm.

+Thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh Thống kê hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
+Thống kê với việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thống kê với việc ra quyết định trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Các chỉ tiêu thống kê của doanh nghiệp: Chỉ tiêu về số lượng hàng hóa xuất
nhập, giá trị hàng hóa, giá trị tăng thêm, doanh thu, doanh thu thuần, lợi
nhuận,
7.5. Đánh giá chung:
Qua Thực tế thực tập, kết quả phỏng vấn và nội dung: Công tác kế toán, tài
chính, phân tích thống kê hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thống kê của
doanh nghiệp đối với công ty cổ phần VINACOM Việt Nam đang thực hiện có
những ưu điểm và hạn chế sau:
- Ưu điểm: Công ty đã thực hiện tốt công tác kế toán, công tác tài chính,
công tác phân tích và thống kê doanh nghiệp đã đảm bảo cho công ty thực hiện tốt
kế hoạch đặt ra, chấp hành tốt các chế độ chính sách của nhà nước. Doanh thu năm
sau cao hơn năm trước, lợi nhuận hàng năn đều tăng, việc chia cổ tức cho các cổ
đông được đảm bảo từ đó đó cú chiến lược mở rộng kinh doanh thu hút nguồn vốn
kinh doanh, tăng thị phần, tăng lợi nhuận cho người lao động, đóng góp cho ngân
sách địa phương.
- Hạn chế: Trong quá trình thực hiện công tác kế toán, từng phần việc chưa
được chuyên môn hóa, công tác quản lý và thu hồi công nợ chưa hiệu quả, trong
khi nguồn hàng đầu vào để kinh doanh chưa được ổn định, giá cả trên thị trường
thế giới và trong nước bị biến động, đồng thời chế độ chính sách nhà nước lại
thường xuyên thay đổi nhất là luật quản lý thuế thực hiện từ tháng 7 năm 2007
quyết định về kế toán doanh nghiệp.
+ Công tác thống kê về tình hình doanh thu của doanh nghiệp chưa được chú
trọng nhiều, các số liệu thống kê chưa đầy đủ, chưa kịp thời, chưa phản ánh đúng
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và phõn tích tình hình doanh thu của doanh
nghiệp chưa được đều đặn.

Chớnh vì vậy mình phải phõn tích một cách thường xuyên cần thiết phải sử
dụng công cụ thống kê để phõn tích tình hình doanh thu kịp thời đưa ra các giải
pháp nhằm tăng doanh thu và nõng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Đó là
vấn đề cần nghiên cứu, với khả năng của sinh viên có thể hoàn thành được các nội
dung trên trong thời gian viết chuyên đề tốt nghiệp.
8. Đăng ký đề tài viết luận văn, chuyên đề tốt nghiệp.
Qua nghiên cứu các nội dung trên, xuất phát từ tình hình thực tế của doanh
nghiệp, nhu cầu của công ty về việc đổi mới, cải tiến công cụ quản lý kinh tế, khả
năng nghiên cứu của sinh viên do vậy em xin đăng ký:
-Hướng đề tài: Thuộc học phần thống kê.
-Tên đề tài: Phân tích thống kê doanh thu của của Công ty cổ phần
VINACOM Việt Nam
9. Đăng ký viết luận văn, chuyên đề.
Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện viết luận văn, chuyên đề tốt nghiệp, em xin
đăng ký làm chuyên đề tốt nghiệp.
KẾT LUẬN
Sau khi kết thúc đợt thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần VINACOM Việt
Nam em thấy giữa lý thuyết và thực tế bao giờ cũng có khoảng cách, đợt thực tế
này chính là cây cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Trong quá trình thực tập và học
hỏi kinh nghiệm tại công ty cổ phần VINACOM Việt Nam em đã được tiếp cận
thực tế tình hình hoạt động của doanh nghiệp và đã hoàn thành bản báo cáo của
mình. Do khả năng và trình độ còn hạn chế nên báo cáo của em mới chỉ đưa ra
được những ý kiến bước đầu, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót do vậy em rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần VINACOM Việt
Nam, các nhân viên phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá
trình thực tập. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giỏo đó cung cấp
cho em những kiến thức quý báu trong thời gian học tập để em có điều kiện đi sâu,
nghiên cứu và hoàn thành tốt bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG KẾ TOÁN
CTY CỔ PHẦN VINACOM VIỆT NAM
Hà nội, ngày 23 tháng 5 năm 2008
SINH VIÊN VIẾT BÁO CÁO
LÊ NAM THẮNG

×