Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 160 trang )

1


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Du lịch sinh thái
1.1.1. Những tác động của du lịch đến môi trường - lý do ra đời của du lịch
sinh thái
Du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử và ngày nay đã trở thành một hiện
tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến. Tại nhiều quốc gia, du lịch (DL) đã trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt
động du lịch liên quan tới nhiều lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế thế giới, với sự
gắn kết phức tạp giữa kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trƣờng.
Theo Ông Francesco Frangialli - Tổng thƣ kí Tổ chức Du lịch Thế giới Liên
hợp quốc (WTO): “Du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất, đóng
góp lớn nhất cho phát triển bền vững và xoá đói giảm nghèo. Năm 2007 tổng
lƣợng du khách quốc tế đạt mức 900 triệu ngƣời, và Tổ chức Du lịch thế giới -
Liên hiệp quốc dự đoán rằng con số này sẽ tăng lên 1,6 tỷ du khách vào năm
2020"[52, tr.2].
Sự phát triển của DL, bên cạnh những tác động tích cực cũng còn nhiều tác
động tiêu cực đối với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng kinh tế - xã hội.
1.1.1.1. Những tác động tích cực
Đối với môi trƣờng tự nhiên: Tính chất nhạy cảm của các vấn đề môi
trƣờng trong lĩnh vực du lịch đã đƣợc nhiều ngƣời đề cập và nghiên cứu. Trong tác
phẩm Introduction to Ecotourism, David A. Fennall đã đánh giá: "Khoảng giữa
những năm 1970 từ những nỗ lực của Budowski (1976), Krippendorf (1977) và
Cohen (1978) trong những công trình của họ về du lịch và môi trƣờng đã đem lại
danh tiếng phi thƣờng. Budowski định nghĩa ba “trạng thái” khác nhau trong mối
2



quan hệ giữa du lịch và việc bảo vệ môi trƣờng: (1) mâu thuẫn, (2) cùng tồn tại và
(3) cộng sinh"[47, tr.98]. Ông cảm thấy rằng sự bành trƣớng của DL dẫn tới những
ảnh hƣởng không thể phủ nhận với những nguồn tài nguyên mà nó phụ thuộc vào;
và vì thế mà mối quan hệ này qua thời gian sẽ là sự cùng tồn tại dần tới mâu thuẫn.
Nhờ hoạt động DL, những khu vực có hệ thống động thực vật phong phú,
nguyên sơ trở thành những điểm hấp dẫn du khách mang lại những giá trị kinh tế -
xã hội. Nhờ đó, hoạt động kiểm soát, đánh giá TNTN và bảo vệ TNTN đƣợc coi
trọng. Từ hoạt động du lịch, các nguồn kinh phí thu đƣợc từ KDL đƣợc sử dụng
cho việc bảo vệ TNTN đƣợc hình thành và phát triển, tạo ra khả năng tài chính dồi
dào cho việc bảo vệ môi trƣờng.
Hoạt động DL góp phần tăng cƣờng chất lƣợng môi trƣờng: thông qua việc
cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trƣờng, kiểm soát chất lƣợng
không khí, nƣớc, đất, mức độ của tiếng ồn, rác thải và những vấn đề môi trƣờng
khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KDL.
Đối với môi trƣờng xã hội: DL phát triển sẽ kéo các ngành kinh tế khác
phát triển theo (công nghiệp, nông nghiệp, ận tải, thông tin liên lạc, tài chính, ) để
đáp ứng các nhu cầu của KDL, đồng thời khi các ngành kinh tế phát triển tạo ra
điều kiện tốt của nền kinh tế lại thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.
Hoạt động DL góp phần đề cao môi trƣờng, tăng cƣờng hiểu biết của cộng
đồng dân cƣ về môi trƣờng. Việc phát triển các cơ sở DL với thiết kế hợp lý, cùng
với những quy chế bảo vệ phù hợp sẽ góp phần đề cao giá trị các cảnh quan thiên
nhiên. Đồng thời, thông qua hoạt động DL mà việc tuyên truyền giáo dục đối với
cộng đồng dân cƣ về các giá trị thiên nhiên và ý thức bảo vệ các giá trị tự nhiên đó.
Bên cạnh đó, từ các nguồn thu của hoạt động DL sẽ góp phần cải thiện kết
cấu hạ tầng đối với các địa phƣơng, các khu vực nhƣ hệ thống đƣờng sá, sân bay,
hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống xử lý chất thải, nƣớc thải, hệ thống thông tin
liên lạc, để phục vụ hoạt động DL và phục vụ các nhu cầu khác của nền kinh tế.
1.1.1.2. Những tác động tiêu cực
3



Đối với môi trƣờng tự nhiên: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt
động du lịch đã và đang gây nên những tác động tiêu cực mang tính lâu dài và sâu
sắc đến môi trƣờng tự nhiên: vấn đề rác thải, khí thải gây suy thoái môi trƣờng một
cách nhanh chóng và gây hậu quả lâu dài. Phát triển DL thiếu kiểm soát có thể gây
nên xói mòn, sạt lở đất, đe dọa sự an toàn về thói quen sinh hoạt cũng nhƣ sinh
mạng của các động vật hoang dã, phá huỷ các rạn san hô, do tiếng ồn, ô nhiễm
không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nƣớc, khai thác tài nguyên phục vụ nhu
cầu ẩm thực, khai thác các mẫu vật, các hàng lƣu niệm,…
Đối với môi trƣờng xã hội: Du lịch có thể trở thành con đƣờng lan truyền
các bệnh dịch, có thể gây nên tính thụ động, sự nhiễu loạn về kinh tế, tăng giá đất
đai, tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong việc sử dụng lao động xã hội. DL
cũng có thể là con đƣờng gây ra một số tệ nạn xã hội, làm xói mòn bản sắc văn hoá
dân tộc, có thể gây sự hiểu lầm và thậm chí là xung đột giữa chủ và khách do sự
khác biệt về ngôn ngữ, tín ngƣỡng và cách ứng xử.
Vì vậy, phải lựa chọn đƣợc những loại hình DL mới nhằm vừa khai thác có
hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế vừa giảm thiểu những tác
động tiêu cực của phát triển DL đến môi trƣờng, đảm bảo phát triển bền vững, loại
hình du lịch sinh thái (DLST) ra đời.
1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái
1.1.2.1. Một số định nghĩa về du lịch sinh thái
"DL sinh thái" là một khái niệm tƣơng đối mới và ngày càng thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, tiếp cận ở những góc độ khác nhau
và đã đƣa ra các định nghĩa khác nhau. Một số khái niệm gần với DLST nhƣ: DL
thiên nhiên, DL mạo hiểm, DL xanh,… Điểm tƣơng đồng của các loại hình du lịch
này là đều dựa vào thiên nhiên (Nature - based) để phát triển du lịch
Năm 1872: Vƣờn Quốc gia đầu tiên ở trên thế giới đƣợc thành lập –
Vƣờn Quốc gia Yellow Stone Park với tƣ cách là nơi đƣợc bảo vệ, là nơi để mọi
ngƣời đến để tham quan, chiêm ngƣỡng những giá trị của tự nhiên và để nghỉ ngơi

4


thƣ giãn. Những năm 50-60 của thế kỷ 20, du lịch thật sự “cất cánh” khi ngành
hàng không phục vụ hành khách phát triển rộng khắp đã làm ảnh hƣởng đến việc
bảo tồn thiên nhiên làm cho những chỉ trích về du lịch đại chúng (massive tourism)
ngày càng tăng cao vào những năm 80 của thế kỷ 20. Năm 1987, thuật ngữ
"ecotourism - du lịch sinh thái" lần đầu tiên đƣợc giới thiệu bởi Héctor Ceballos-
Lascuráin và sau đó có nhiều định nghĩa về DLST khác nhau.
Laarman và Durst đã định nghĩa: "DLST với tƣ cách là du lịch tự nhiên, loại
hình mà du khách bị thu hút tới một điểm du lịch bởi vì sở thích của họ về một hay
nhiều đặc điểm về nguồn gốc tự nhiên của nơi đó. Chuyến viếng thăm này bao
gồm sự giáo dục, giải trí và thƣờng kèm theo các yếu tố mạo hiểm”[47, tr.95].
Theo định nghĩa này, tác giả đã chỉ nhấn mạnh về yếu tố tự nhiên nhƣng lại chƣa
đề cập đến vấn đề bảo tồn những giá trị thiên nhiên và VHĐP cũng nhƣ sự tham
gia của cộng đồng dân cƣ. Vì vậy, khái niệm này phù hợp với du lịch dựa vào thiên
nhiên (nature – based tourism) hơn là khái niệm về DLST.
Một khái niệm về DLST đã đƣợc Boo đƣa ra năm 1991: “Du lịch sinh thái
là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá
tốt nhằm mục đích nghiên cứu, chiêm ngƣỡng, thƣởng thức phong cảnh, động thực
vật cũng nhƣ các giá trị văn hóa hiện hữu”. Theo khái niệm này, những giá trị tự
nhiên và giá trị văn hóa đƣợc coi là nền tảng của DLST, nhƣng sự tham gia cũng
nhƣ lợi ích của cộng đồng địa phƣơng và vấn đề đóng góp cho bảo tồn từ hoạt
động DLST thì chƣa đƣợc đề cập.
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thì "DLST là một loại
hình DL tham quan có trách nhiệm với môi trƣờng tại những vùng còn tƣơng đối
nguyên sơ để thƣởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo những đặc trƣng
văn hoá), có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích
cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của nhân dân địa phƣơng". Định nghĩa này đã
đề cập đến khá đầy đủ các yếu tố, tuy nhiên "trách nhiệm với môi trƣờng" đã bao

gồm giáo dục môi trƣờng và đóng góp cho bảo tồn, nên đã có sự trùng lặp trong
định nghĩa.
5


Hiệp hội Du lịch Sinh thái (Ecotourism Society) định nghĩa: "DLST là loại
hình du lịch có trách nhiệm tới các khu tự nhiên nơi vừa bảo tồn môi trƣờng vừa
tăng cƣờng phúc lợi của ngƣời dân địa phƣơng" [47, tr.98]. Định nghĩa này chủ
yếu nhấn mạnh tính "trách nhiệm" trong hoạt động du lịch.
Trong Bản tuyên ngôn Quebec (UNEP/WTO 2002) vào cuộc họp chót của
năm du lịch quốc tế về du lịch sinh thái, đề nghị rằng 5 tiêu chí tiêu biểu đƣợc sử
dụng để định nghĩa du lịch sinh thái là:(1) sản phẩm dựa vào tự nhiên, (2) quản lý
ảnh hƣởng tối thiểu, (3) giáo dục môi trƣờng, (4) đóng góp bảo tồn và (5) đóng
góp vào cộng đồng. Trong định nghĩa, tiêu chí (1) vẫn thiếu yếu tố "VHĐP" trong
hoạt động du lịch.
Theo tác giả Phạm Trung Lƣơng.mối quan hệ giữa các loại hình DL với
DLST đƣợc phản ánh qua sơ đồ 1.1 sau:
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các loại hình du lịch với DLST

Nguồn: DLST- những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
Sơ đồ trên đã khắc họa tƣơng đối dễ hiểu về DLST nhƣng vẫn thiếu yếu tố
VHĐP, một tài nguyên quan trọng của DLST.
DL dựa vào
thiên nhiên
Giáo dục nâng
cao nhận thức
Có trách nhiệm
bảo tồn
Du lịch
sinh thái

- Nghỉ dƣỡng
- Tham quan
- Mạo hiểm
- Thể thao
- Thắng cảnh
- Vui chơi, giải trí
- V.v…
6


Trên cơ sở thừa kế những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên
thế giới, trong Kỷ yếu Hội thảo “Xây dựng chiến lƣợc quốc gia về phát triển
DLST” tại Hà Nội năm 1999, đã đƣa ra định nghĩa về DLST nhƣ sau: "DLST là
loại hình DL dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi trường
và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích
cực của cộng đồng địa phương"
Theo Luật DL Việt Nam: "DLST là hình thức DL dựa vào thiên nhiên, gắn
với bản sắc văn hoá địa phƣơng với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển
bền vững".
Các định nghĩa trên, mặc dù chƣa thống nhất với nhau hoàn toàn nhƣng đã
tập trung vào việc giải thích DLST phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa những giá
trị TNTN, bản sắc văn hoá địa phƣơng với việc nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo
tồn những giá trị đó đồng thời nhấn mạnh vai trò, quyền lợi của CĐDCĐP trong
hoạt động DLST.
1.1.2.2. Mô hình điểm du lịch sinh thái
Hoạt động DLST đƣợc thực hiện tại những điểm DLST cụ thể. Một điểm
DLST phải có tài nguyên DLST, tuy nhiên tại những điểm có tài nguyên DLST
chƣa hẳn đã có hoạt động DLST. Vì vậy, cần thiết phải đƣa ra mô hình của một
điểm DLST.
Trên cơ sở nghiên cứu những kết quả đã công bố về DLST, theo tác giả

luận án, điểm DLST phải là một điểm DL hội đủ 4 yếu tố sau:
(1)- Điểm DLST phải là điểm du lịch có TNDL thiên nhiên hấp dẫn và
VHĐP đặc sắc. Trong đó, VHĐP đƣợc hình thành từ cuộc sống lâu đời trong mối
quan hệ hữu cơ giữa con ngƣời với thiên nhiên. Thiên nhiên nuôi sống con ngƣời
và con ngƣời bảo vệ thiên nhiên nhƣ bảo vệ nguồn sống của mình một cách tự
nhiên và bền vững. VHĐP ở mỗi vùng miền khác nhau thì khác nhau, tạo ra sự
khác biệt về văn hóa, chính sự khác biệt này tạo ra sức hút đối với KDL. Yếu tố
7


VHĐP trong TNDL là một trong những điểm khác biệt giữa du lịch dựa vào tự
nhiên (Nature – based tourism) và DLST (ecotourism).
(2)- Hoạt động của điểm DLST phải gắn liền với hoạt động diễn giải và
giáo dục môi trƣờng. Bao gồm giáo dục nhận thức để nâng cao sự hiểu biết về môi
trƣờng và giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng (kể cả môi trƣờng tự nhiên và môi
trƣờng xã hội). Hoạt động diễn giải này đƣợc hƣớng tới tất cả các đối tƣợng tham
gia vào hoạt động DLST: KDL, nhân viên trong ngành du lịch, dân cƣ và CQĐP
góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng nhằm gìn giữ và nâng cao
những giá trị của tài nguyên DLST.
(3)- Hoạt động của điểm DLST phải đóng góp cho việc bảo tồn những giá
trị của TNDL: bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn gen, loài, và bảo tồn những giá trị
VHĐP. Việc đóng góp này của KDL có thể thực hiện một cách trực tiếp (Đóng
góp vào quỹ bảo tồn) hoặc gián tiếp thông qua các doanh nghiệp hoặc kinh phí nhà
nƣớc thu từ DLST rồi đầu tƣ trở lại. Những tác động xấu từ du lịch đến môi trƣờng
là không tránh khỏi và chỉ có thể đƣợc giảm thiểu nếu thực hiện tốt hoạt động diễn
giải và giáo dục môi trƣờng. Vì vậy những nỗ lực đóng góp cho bảo tồn là một yêu
cầu tất yếu để đảm bảo phát triển bền vững.
(4)- Hoạt động của điểm DLST phải có sự tham gia của CĐDCĐP, mang lại
lợi ích cho họ. Yếu tố VHĐP trong DLST đòi hỏi phải có sự tham gia của
CĐDCĐP. Du lịch giảm nghèo (Pro – poor tourism) là du lịch hƣớng tới việc

mang lại lợi ích của ngƣời dân địa phƣơng, nhƣng có thể không bền vững. Ngƣời
dân địa phƣơng có thể là ngƣời bảo vệ TNTN, nuôi dƣỡng những giá trị VHĐP
hiệu quả nhất, nhƣng họ cũng có thể là những ngƣời trực tiếp hủy hoại môi trƣờng
thiên nhiên, môi trƣờng văn hóa một chách nhanh chóng nhất nếu họ không nhận
đƣợc những lợi ích từ việc bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy, hoạt động của điểm DLST
phải đảm bảo mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cƣ, bao gồm cả lợi ích trƣớc mắt
và lâu dài, lợi ích trực tiếp và gián tiếp thông qua việc làm, thu nhập và trách
nhiệm bảo vệ giá trị TNDL của điểm đến, đó chính là DLST.
8


Trên cơ sở phân tích trên, mô hình của điểm DLST đƣợc phản ánh trong sơ
đồ 1.2 nhƣ sau:
Sơ đồ 1.2. Mô hình của một điểm du lịch sinh thái:



















Với mô hình trên, việc nhận thức về DLST sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với
hầu hết các đối tƣợng liên quan đến DLST: Các nhà quản lý, các nhà kinh doanh
du lịch, KDL và CĐDCĐP. Mô hình sẽ là cơ sở để phân biệt DLST với các loại
hình du lịch khác. Đây cũng là căn cứ để xây dựng các tiêu chí đánh giá và công
nhận các điểm DLST trong hoạt động quản lý của nhà nƣớc.
1.1.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái
Có sự tham gia của cộng đồng
dân cƣ địa phƣơng và tạo thu
nhập cho họ
Có đóng
góp cho
bảo tồn tài
nguyên DL
Có diễn giải và
giáo dục môi trƣờng
Có TNTN
hấp dẫn và
văn hóa
địa phƣơng
đặc sắc
ĐIỂM
DU LỊCH
SINH
THÁI
9


Bên cạnh những đặc điểm của DL nói chung, DLST còn có những đặc điểm riêng

về tài nguyên, về sản phẩm và các đối tƣợng tham gia hoạt động DLST.
1.1.3.1. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
a.Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch (TNDL) bao gồm TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn.
TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ
sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể đƣợc sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Còn TNDL nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân
gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng
tạo của con ngƣời và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể đƣợc sử
dụng phục vụ mục đích du lịch.
DLST là hình thức DL dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng,
vì vậy "Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của TNDL bao gồm các
thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một
HST cụ thể, đƣợc khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho
mục đích phát triển DL nói chung, DLST nói riêng"[18, tr36]
Tài nguyên DLST rất đa dạng, Luận án chỉ đề cập đến những dạng tài
nguyên DLST có thể có ở VDLBTB Việt Nam.
Một là, các hệ sinh thái (HST) điển hình và đa dạng sinh học
Những HST ở Việt Nam thƣờng gặp bao gồm: HST rừng nhiệt đới và HST
núi cao; HST đất ngập nƣớc (Bao gồm HST rừng ngập mặn ven biển, HST đầm
lầy nội địa, HST sông, hồ và HST đầm phá); HST san hô, cỏ biển; HST vùng cát
ven biển; HST biển - đảo; HST nông nghiệp,
Các HST điển hình và giá trị đa dạng sinh học thƣờng đƣợc tập trung và bảo
vệ tại các khu rừng đặc dụng. Theo quy đinh về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì rừng đặc dụng đƣợc xác định chủ
yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia; nguồn gen
10


sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng

cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trƣờng.
Theo Điều 4 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, rừng đặc dụng bao
gồm: (1) Vƣờn quốc gia; (2) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên,
khu bảo tồn loài-sinh cảnh; (3) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử,
văn hoá, danh lam thắng cảnh; và (4) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
Vƣờn quốc gia (VQG) là một khu vực tự nhiên có diện tích đủ lớn để thực
hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trƣng; bảo tồn các loài sinh
vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. VQG là nền tảng
cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động DLST
đƣợc kiểm soát và ít có tác động tiêu cực. Một trong những chức năng của VQG là
phục vụ nghiên cứu khoa học về sinh thái, sinh học và bảo tồn, phục vụ tham quan
vì mục đích giáo dục, văn hóa, giải trí, tinh thần và DLST, tạo điều kiện cải thiện
chất lƣợng đời sống của ngƣời dân sống trong và xung quanh VQG.
Hai là, các tài nguyên DLST đặc thù
Miệt vƣờn: Miệt vƣờn là một dạng đặc biệt của HST nông nghiệp, bao gồm
các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa và cây cảnh,… đây là một loại tài
nguyên DLSt rất hấp dẫn đối với KDL. Tại các miệt vƣờn, sinh hoạt của ngƣời dân
vừa mang sắc thái của nông dân, vừa mang sắc thái của tiểu thƣơng nên đã hình
thành nên những giá trị văn hoá bản địa riêng biệt gọi là "Văn minh miệt vƣờn".
Sự kết hợp giữa văn minh miệt vƣờn với cảnh quan vƣờn đã tạo ra sự hấp dẫn đặc
biệt của loại tài nguyên DLST này.
Sân chim: Sân chim là một HST đặc biệt ở những vùng đất khá rộng, có hệ
thực vật tƣơng đối phát triển , có khí hậu phù hợp với điều kiện sống hoặc di cƣ
theo mùa của một số loài chim. Đây cũng có thể là nơi cƣ trú hoặc di cƣ của nhiều
loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Sân chim đƣợc xem là một
trong những loại tài nguyên DLST đặc sắc có tính hấp dẫn rất cao đối với KDL.
11


Các cảnh quan tự nhiên: Các cảnh quan tự nhiên là sự kết hợp tổng thể các

thành phần tự nhiên, trong đó địa hình, lớp phủ thực vật, sông, thác nƣớc,… có vai
trò quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của loại TNDL này, nhƣng vì thƣờng thƣờng
nằm ở những nơi hẻo lánh, tƣơng đối xa khu dân cƣ, hệ thống kết cấu hạ thấp kém
nên khả năng khai thác phục vụ nhu cầu du lịch thƣờng hạn chế.
Ba là, các giá trị văn hoá địa phƣơng
"VHĐP là các giá trị vật chất và tinh thần đƣợc hình thành trong quá trình
phát triển của một cộng đồng dân cƣ, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự
nhiên và con ngƣời trong không gian của một HST cụ thể" ”[01, tr.115]. Các giá trị
văn hoá bản địa thể hiện sinh hoạt của cộng đồng dân cƣ nơi cƣ trú. Sự hình thành
những địa vực cƣ trú truyền đời từ thế hệ này qua thế hệ khác gắn với các vùng
sinh thái khác nhau. Các giá trị văn hoá bản địa đƣợc xem là tài nguyên DLST là
những giá trị văn hoá gắn với một HST đặc thù, thuần khiết, ít có sự giao lƣu thâm
nhập bởi các nền văn hoá khác nên các giá trị văn hoá bản địa này không đồng
nghĩa với các giá trị văn hoá, lịch sử trong DL văn hoá.
Các giá trị văn hoá bản địa đƣợc khai thác với tƣ cách là tài nguyên DLST
bao gồm: Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục
vụ cuộc sống; Đặc điểm sinh hoạt văn hoá của dân cƣ với các lễ hội truyền thống;
Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết tự nhiên của khu vực; Các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn với cuộc sống của cộng đồng; Các di tích lịch sử
văn hoá, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển tín ngƣỡng của cộng đồng,…
b. Những đặc điểm của tài nguyên DLST.
Nét đặc trƣng của tài nguyên DLST là sự gắn liền với một HST cụ thể, HST
càng nguyên sơ, đa dạng, độc đáo thì giá trị của tài nguyên DLST đó càng cao.
Các tài nguyên DLST trên có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, tài nguyên DLST phong phú, đa dạng, đặc sắc và có tính hấp dẫn
cao: Những HST đặc biệt, nơi sinh trƣởng, tồn tại và phát triển của những loại sinh
vật đặc hữu, quý hiếm, hoặc là những loài đang trong nguy cơ tuyệt chủng đang
12



thu hút sự quan tâm của mọi ngƣời nên đƣợc xem là những tài nguyên DLST đặc
sắc. Những giá trị thiên nhiên phải đƣợc gắn liền với những giá trị VHĐP (phong
tục tập quán, kiến thức canh tác, tín ngƣỡng, kiến trúc, ) đƣợc hình thành xuất
phát từ những điều kiện tự nhiên ấy: Chẳng hạn, vùng Tây nguyên gắn với văn
hóa cồng chiêng, nhà rông, và kỹ thuật săn bắt và thuần dƣỡng voi rừng; vùng biển
đảo gắn với cuộc sống và tín ngƣỡng của ngƣ dân, vùng trung du, miền núi gắn với
nhà sàn và kỹ thuật canh tác trên ruộng bậc thang
Thứ hai, tài nguyên DLST có thời gian khai thác không giống nhau: có loại
có thể đƣợc khai thác quanh năm, nhƣng cũng có loại thời gian khai thác mang
tính thời vụ vì nó lệ thuộc vào quy luật diễn biến của khí hậu, của mùa di cƣ, mùa
sinh sản, của các loài sinh vật, đặc biệt là những loài đặc hữu và quý hiếm. Chẳng
hạn: du lịch biển thƣờng tập trung vào mùa hè, du lịch núi thƣờng tập trung vào
mùa khô; cũng là du lịch biển nhƣng mùa vụ cũng có sự khác nhau giữa miền Bắc
(mùa hè là chủ yếu) và miền Nam (có thể thực hiện quanh năm).
Thứ ba, phần lớn tài nguyên DLST thƣờng nằm ở những nơi xa xôi, hẻo
lánh, đƣợc khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn các nhu
cầu của KDL. Vì vậy, khi xây dựng một sản phẩm DLST hoặc một điểm DLST
phải tính đến đoạn đƣờng di chuyển cũng nhƣ phải tính đến cụm điểm DLST. Đặc
điểm này dẫn đến hoạt động DLST đôi khi còn mang tính mạo hiểm. Trên thực tế,
ngƣời ta có thể tạo ra những vƣờn thực vật, những công viên với nhiều loài sinh
vật đặc hữu trong môi trƣờng nhân tạo trong thành phố để thu hút du khách tham
quan, tuy vậy, đó chƣa phải là những sản phẩm DLST đích thực.
Thứ tƣ, tài nguyên DLST thƣờng rất nhạy cảm đối với các tác động từ bên
ngoài, trong đó có sự phát triển của du lịch. Sự thay đổi tính chất của một số hợp
phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên
HST nào đó dƣới tác động của con ngƣời sẽ là nguyên nhân làm thay đổi hoặc mất
đi HST đó và điều đó làm ảnh hƣởng đến sức hấp dẫn của tài nguyên DLST ở
những mức độ khác nhau.
13



Thứ năm, tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài: Khả
năng tái tạo của tài nguyên DLST phụ thuộc rất lớn vào khả năng tự phục hồi tái
tạo của tự nhiên. Tuy nhiên, trong nhiều trƣờng hợp, có những loại tài nguyên đặc
sắc nhƣ những loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu cũng có thể mất đi do những tai
biến của tự nhiên hoặc do tác động của con ngƣời. Vì vậy, việc khai thác hợp lý
những tài nguyên DLST, không ngừng bảo vệ, tôn tạo và phát triển những nguồn
tài nguyên vô giá đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST.
1.1.3.2. Đặc điểm của khách du lịch sinh thái
Trong cùng một chuyến đi du lịch, KDL có thể tham gia vào nhiều loại hình
du lịch khác nhau: Du lịch công vụ, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, và sẽ trở
thành khách DLST khi họ tham gia vào các điểm DLST trong chuyến đi của họ.
Đặc điểm của khách DLST xuất phát từ những đặc điểm về nhu cầu DLST:
- Nhu cầu DLST là loại nhu cầu đặc biệt, nó không có giới hạn về số lần và
thời gian tham gia vì ngoài nhu cầu tham quan, tìm hiểu còn đáp ứng nhu cầu giải
trí, tái tạo sức khoẻ cho con ngƣời. Chính vì vậy mà cùng một tài nguyên DLST,
một KDL có thể tham gia nhiều lần mà không thấy thừa, không thấy nhàm chán
nếu nhƣ những sản phẩm DLST cung cấp đạt đƣợc những yêu cầu nhất định.
- Nhu cầu về DLST thƣờng khác nhau giữa các loại khách khác nhau, tính
thời vụ của DLST cũng khác nhau giữa các loại khách khác nhau tùy thuộc vào
điều kiện khí hậu, thời tiết của cả điểm đi và điểm đến của KDL.
- Các nhu cầu về dịch vụ tại các điểm DLST thƣờng đơn giản và mộc mạc.
Thay vì đi tàu du lịch 5*, ăn uống ở những nhà hàng sang trọng, lƣu trú tại những
khách sạn hạng sang, khách DLST có thể sử dụng thuyền, ghe nhỏ để thƣ giãn
ngắm cảnh, thấy thú vị khi ngồi ở nhà sàn, ở bãi cỏ, thích ngủ ở lều bạt, võng, nhà
sàn của các bản làng dân tộc,… Đặc điểm này đòi hỏi những ngƣời làm DLST cần
nghiên cứu kỹ những giá trị văn hoá độc đáo, đặc sắc, tận dụng những điều kiện tự
nhiên kỳ thú để thu hút KDL. Tránh tình trạng lai căng, cầu kỳ, cũng cần phải
tránh tình trạng lem nhem, cẩu thả trong các dịch vụ cung cấp cho khách.
14



- Đặc trƣng cơ bản của nhu cầu DLST là nhu cầu đóng góp cho việc bảo tồn
những giá trị tự nhiên và giá trị VHĐP nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Đặc điểm này đòi hỏi trong tổ chức hoạt động DLST, bên cạnh việc thu nhận
những đóng góp của KDL cho công tác bảo tồn, các điểm DLST cần phải thể hiện
thiện chí cho việc bảo tồn. Vì vậy, việc tu bổ các TNTN để làm đƣờng sá, hệ thống
cấp thoát nƣớc, hệ thống cơ sở lƣu trú phải đặc biệt tôn trọng tính tự nhiên của
TNDL, không làm ảnh hƣởng quá mức cho phép đến các giá trị thiên nhiên và giá
trị văn hoá bản địa.
Từ đặc điểm của nhu cầu DLST, Hiệp hội DLST quốc tế - TIES (The
International Ecotourism Society) đã nghiên cứu về khách DLST đƣa ra những kết
quả sau đây:
Đặc trƣng của DLST là quan tâm bảo vệ môi trƣờng, tuy nhiên căn cứ vào
mức độ quan tâm tới môi trƣờng thì KDL đƣợc phân thành bốn loại: khách DLST
đặc biệt, khách DLST có nhận thức môi trƣờng, KDL thông thƣờng và những
khách hờ hững, với những đặc điểm riêng của nó nhƣ sau:
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa các loại KDL
Loại khách
Mức độ quan tâm tới môi trƣờng
Ví dụ về
hoạt động của họ
Khách DLST
đặc biệt (Special
Ecotourist)
Mức độ quan tâm rất cao, muốn
đƣợc liên quan và đƣợc tham gia
vào bảo vệ môi trƣờng
Tham gia hoạt động
bảo tồn và nghiên cứu

khoa học
KDL có nhận
thức môi trƣờng
(Eco-awave)
Quan tâm tới môi trƣờng với giá trị
đích thực của nó hơn là làm thế nào
sử dụng đƣợc nó
Quan tâm tới môi
trƣờng và văn hoá nƣớc
ngoài, tham quan và
trải nghiệm
KDL thông
thƣờng (Users)
Hứng thú với môi trƣờng theo khía
cạnh môi trƣờng sở hữu những đặc
tính đặc biệt giúp cho việc theo
Tham gia những hoạt
động quan sát đời sống
động vật
15


đuổi những loại hình hoạt động cụ
thể
KDL hờ hững
(Loungers)
Mức độ quan tâm rất thấp, chú
trọng vào giải trí thƣ giãn và không
quan tâm gì hơn ngoài việc tìm thú
vui thƣ giãn

Chỉ thực hiện những
hoạt động đem lại niềm
vui cho bản thân: tắm
nắng, bơi lội, tìm thú
vui,
Nguồn: Dịch từ www.TIES.com
Từ những nghiên cứu, TIES đã đƣa ra những đặc điểm của khách DLST
đích thực nhƣ sau:
- Là những ngƣời muốn có kinh nghiệm đích thực và sâu sắc trong cuộc
sống, mong muốn tìm kiếm những thử thách về sức lực và tinh thần.
- Là những ngƣời muốn đƣợc giao tiếp và tìm hiểu văn hoá địa phƣơng.
- Là những ngƣời dễ thích nghi và thƣờng ƣa chuộng những nơi nghỉ mộc
mạc, có thể chịu đựng đƣợc sự thiếu thoái mái, tiện nghi, đặc biệt thích đi theo
nhóm nhỏ khi đi du lịch.
- Họ luôn chủ động tìm kiếm hoạt động và ƣa trả tiền cho kinh nghiệm du
lịch hơn là sự thoái mái tiện nghi.
1.1.3.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch sinh thái
Những sản phẩm DLST cơ bản hiện nay bao gồm: Dã ngoại; Leo núi; Đi bộ
trong rừng; Tham quan, nghiên cứu đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng;
Tham quan miệt vƣờn; Quan sát sân chim; Thăm bản làng dân tộc; và các loại sản
phẩm DLST khác: tắm cát, tắm nắng, tắm bùn, tắm suối nƣớc nóng, đi bộ dƣới
trăng, lƣớt ván, đua thuyền,…
Đặc điểm của sản phẩm DLST xuất phát từ đặc điểm của tài nguyên DLST và đặc
điểm của khách DLST. Sản phẩm DLST gắn liền với cuộc sống đời thƣờng của
ngƣời dân bản địa.
16


Sản phẩm DLST thƣờng mang tính tổng hợp, gắn liền giữa thiên nhiên với con
ngƣời, sản phẩm DLST giảm thiểu việc sử dụng các nguồn TNTN, TNTN và cuộc

sống, văn hoá địa phƣơng càng độc đáo, càng nguyên sơ thì sản phẩm DLST càng
hấp dẫn. Các loại sản phẩm DLST có thể đƣợc thực hiện một cách độc lập cho
từng chuyến đi, có thể đƣợc kết hợp với các hình thức DL khác.
1.1.3.4. Đặc điểm của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái
Các đối tƣợng tham gia vào hoạt động DLST bao gồm: Các nhà hoạch định
chính sách, các nhà quản lý lãnh thổ, các nhà diều hành, kinh doanh du lịch và đội
ngũ HDV du lịch.
Một là, các nhà hoạch định chính sách
Các nhà hoạch định chính sách phát triển du lịch nói chung và hoạch định
chính sách phát triển DLST nói riêng là những nhà khoa học công tác tại các viện
nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch. Họ am hiểu về khả năng và
điều kiện và những tác động có thể xảy ra trong việc phát triển du lịch, từ đó mà
xây dựng quy hoạch phát triển du lịch hợp lý, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế
tối đa những tác động đối với môi trƣờng tự nhiên và xã hội.
Việc thực hiện quy hoạch phát triển DLST, các nhà hoạch định chính sách
phải căn cứ vào đặc điểm, tiềm năng của từng khu vực mà nghiên cứu và giải
quyết các vấn đề sau:
- Loại hình du lịch nào có thể hoạt động đƣợc ở khu vực?
- Quy mô hoạt động đạt tới mức độ nào là vừa phải và hợp lý?
- Những hoạt động nào là hoạt động DLST?
- Các hoạt động nên phối kết hợp với nhau nhƣ thế nào?
- Những lợi ích mà xã hội, địa phƣơng, cộng đồng dân cƣ cũng nhƣ lợi ích của các
nhà kinh doanh DL sẽ đạt đƣợc ở mức độ nào từ hoạt động của DLST?
Hai là, các nhà quản lý lãnh thổ
Trong hoạt động DLST, các nhà quản lý lãnh thổ không tham gia trực tiếp
vào hoạt động du lịch mà giữ vai trò kiểm soát thƣờng xuyên sự biến đổi của các
17


hệ sinh thái và môi trƣờng tự nhiên trong phạm vi mình quản lý. Các nhà quản lý

lãnh thổ phải đánh giá đầy đủ về hiện trạng sinh thái, môi trƣờng, các tác động chủ
yếu do hoạt động phát triển kinh tế xã hội và hoạt động DLST gây nên nhằm đề
xuất các biện pháp tích cực trong việc điều chỉnh sự tác động đó theo chiều hƣớng
có lợi cho cả kinh tế và môi trƣờng.
Nhiệm vụ của các nhà quản lý lãnh thổ là tuyên truyền giáo dục ý thức gìn
giữ môi trƣờng và phát triển bền vững cho cộng đồng dân cƣ, cho các nhà điều
hành du lịch, phối kết hợp với các nhà KDDL để một mặt đảm bảo lợi ích kinh tế
cho các nhà KDDL, một mặt đảm bảo sự an toàn cho KDL, đảm bảo trật tự an toàn
xã hội cũng nhƣ tính hiệu quả trong nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững.
Riêng tài nguyên DLST là các vƣờn Quốc gia thì các nhà quản lý lãnh thổ
bao gồm hai hệ thống quản lý: đó là hệ thống quản lý theo ngành (Cục kiểm Lâm
thuộc Bộ NN& PTNT) và hệ thống quản lý theo lãnh thổ (CQĐP cấp tỉnh). Dù
thuộc hệ thống quản lý nào thì các nhà quản lý lãnh thổ cũng đều phải quán triệt
và thực hiện các chức năng trên đối với hoạt động DLST.
Ba là, các nhà điều hành, kinh doanh du lịch
Các nhà điều hành hoạt động DLST là những ngƣời trực tiếp chịu trách
nhiệm lựa chọn địa điểm tổ chức DLST, xác định phƣơng thức tiến hành, xác định
các loại hình sản phẩm DLST sẽ cung cấp cho du khách trong điều kiện thị trƣờng
có cạnh tranh. Các nhà điều hành KDDL vừa có trách nhiệm đảm bảo lợi ích của
tổ chức KDDL vừa phải đảm bảo các nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững
của hoạt động DLST. Vì vậy, họ phải là những ngƣời am hiểu về thị trƣờng, có
đầy đủ kiến thức kinh doanh đồng thời phải quán triệt tôn trọng những nguyên tắc
của DLST. Muốn đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động điều hành kinh doanh
DLST, họ phải có sự phối kết hợp với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản
lý lãnh thổ và những ngƣời dân địa phƣơng.
Bốn là, đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch
18


Đối với DLST, HDV phải là những ngƣời có kiến thức về du lịch, có trình

độ ngoại ngữ, am hiểu về các đặc điểm sinh thái, có kiến thức, có đầy đủ thông tin
về môi trƣờng tự nhiên, về văn hoá bản địa để có thể giới thiệu một cách sinh động
nhất đầy đủ nhất với du khách về những vấn đề mà họ quan tâm. Đây cũng là hoạt
động giáo dục và diễn giải về môi trƣờng trong DLST.
Đặc điểm của sản phẩm DLST là không chỉ dựa vào TNTN mà còn phải
gắn liền với VHĐP, vì vậy, tốt nhất, HDV của DLST là ngƣời dân địa phƣơng
hoặc là các nhà quản lý lãnh thổ trong các VQG hoặc các khu BTTN, những ngƣời
am hiểu tƣờng tận về giá trị của các TNTN và văn hóa của địa phƣơng đó. Chí ít,
HDV cũng phải là những ngƣời có mối quan hệ đặc biệt với ngƣời dân địa phƣơng
có tổ chức hoạt động DLST.
1.1.4. Nguyên tắc của hoạt động du lịch sinh thái
1.1.4.1. Nguyên tắc phát triển du lịch dựa vào những giá trị của thiên nhiên và
bản sắc văn hoá địa phương
Những TNTN và những giá trị văn hoá địa phƣơng đƣợc coi là đối tƣợng
khai thác (hay tài nguyên DL) của DLST. Những giá trị của thiên nhiên bao gồm
những tài nguyên biển, núi, sông hồ, suối, khí hậu, bãi cát,… và những tập quán
văn hoá của các cộng đồng dân cƣ chính là nền tảng của DLST.
Chính vì vậy, có nhiều thuật ngữ đƣợc hiểu là DL sinh thái, nhƣ: DL thiên
nhiên (Nature Tourism), DL dựa vào thiên nhiên (Nature - Based Tourism), DL
môi trƣờng (Invironmental tourism), DL xanh (Green - Tourism), DL thám hiểm
(Adventure Tourism),… Các thuật ngữ trên có chung một nội dung là đƣa con
ngƣời về với thiên nhiên, trực tiếp sử dụng các nguồn TNTN ở trạng thái nguyên
sơ và những giá trị văn hoá tƣơng ứng với TNTN ấy, phục vụ cho nhu cầu tham
quan giải trí và nghiên cứu của con ngƣời. Tuy nhiên, các loại hình DL đó chƣa
đồng nghĩa với DLST vì hoạt động của nó chƣa đề cập đến sự tham gia trực tiếp
của cộng đồng dân cƣ sở tại, chƣa quan tâm đến lợi ích cho cộng đồng và đóng
góp cho sự bảo tồn đảm bảo sự phát triển bền vững.
19



1.1.4.2. Nguyên tắc có diễn giải, giáo dục môi trường trong hoạt động du lịch
Trong hoạt động DLST, các cơ quan cung ứng các dịch vụ DL, các cơ quan
bảo tồn, các cơ quan quản lý nhà nƣớc và du khách tham gia vào DLST có trách
nhiệm tích cực thực hiện các giải pháp nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái, giảm
thiểu tác động tiêu cực của DL đối với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng văn hoá.
Đây là nguyên tắc cơ bản, giúp ta phân biệt DLST với các loại hình DL khác nên
có ngƣời nói DLST là DL có trách nhiệm. Vì vậy, hoạt động diễn giải giáo dục
môi trƣờng đối với cộng đồng địa phƣơng, đối với du khách và đối với cán bộ
nhân viên ngành du lịch cũng là một đặc trƣng của DLST.
Các chƣơng trình hoạt động của DLST chủ yếu do các HDV địa phƣơng,
những ngƣời có kiến thức sâu rộng và am hiểu về giá trị của những TNTN xung
quanh họ để có thể truyền đạt lại cho du khách và các đối tƣợng khác. Những
HDV này giữ vai trò là ngƣời trung gian giữa thiên nhiên và cộng đồng của vùng
với du khách từ bên ngoài. Họ chịu trách nhiệm vừa giới thiệu về đặc điểm TNTN,
văn hoá của khu vực, vừa giám sát các hoạt động của KDL. Các phƣơng tiện, việc
sắp xếp để hỗ trợ các chƣơng trình DLST nhƣ các trung tâm thông tin, đƣờng mòn,
cơ sở lƣu trú, ăn uống, sách báo và các tài liệu khác phục vụ cho du khách cũng
mang tính giáo dục, diễn giải về môi trƣờng. Chính vì vậy, thông qua DLST, du
khách có thêm những hiểu biết về môi trƣờng tự nhiên và nâng cao đƣợc ý thức
bảo vệ môi trƣờng và tôn trọng văn hoá bản địa.
1.1.4.3. Nguyên tắc đóng góp cho bảo tồn để quản lý bền vững về môi trường
sinh thái
Tài nguyên DLST thƣờng rất nhạy cảm đối với những tác động từ hoạt
động du lịch hay hoạt động kinh tế, những hoạt động này có thể làm cho TNDL
thiên nhiên bị cạn kiệt, TNDL văn hoá bản địa bị mai một, lai căng. Trong khi
khách DLST họ cần tìm hiểu những giá trị nguyên sơ, những cái mới lạ, khác biệt
đối với họ cả đối với tự nhiên và đối với những giá trị văn hoá cộng đồng. Vi vậy,
20



việc đóng góp cho bảo tồn là một trong những đặc trƣng của DLST, nhằm gìn giữ
những giá trị của TNDL thiên nhiên cũng nhƣ giá trị của văn hoá địa phƣơng.
Nội dung của bảo tồn TNTN là bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn gen và
bảo tồn loài, đặc biệt là bảo tồn những loài động, thực vật quý hiếm đang có nguy
cơ tuyệt chủng. Còn bảo tồn những giá trị văn hoá bản địa là việc duy trì, tôn tạo
những làng nghề truyền thống, những phong tục tập quán, tín ngƣỡng, những lễ
hội, những phong cách kiến trúc, những nét văn hoá văn nghệ đặc trƣng,
Kinh phí cho bảo tồn đƣợc thực hiện từ NSNN, từ những nguồn tài trợ từ
bên ngoài và đặc biệt là thông qua sự đóng góp kinh phí từ các đơn vị kinh doanh
du lịch và đóng góp trực tiếp của KDL. Khách DLST thƣờng rất quan tâm đến môi
trƣờng và giá trị văn hoá đặc trƣng, thƣờng có trình độ dân trí cao hơn và có khả
năng thanh toán cao, họ sẵn sàng đóng góp kinh phí cho công tác bảo tồn. Vấn đề
ở chỗ tổ chức thu chặt chẽ, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hợp lý để phục vụ
cho hoạt động bảo tồn và hoạt động du lịch một cách hiệu quả.
1.1.4.4. Nguyên tắc mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và đóng góp cho sự
phát triển bền vững
Nguyên tắc này đòi hỏi hoạt động DLST đem lại lợi ích kinh tế và xã hội
cho cộng đồng, vì vậy một số ngƣời coi DLST là du lịch cộng đồng. Trƣớc hết
phải tạo điều kiện cho ngƣời dân địa phƣơng tham gia vào hoạt động du lịch từ
việc tham gia góp ý vào khâu thiết kế, quy hoạch phát triển DLST đến việc tham
gia vào quản lý và hoạt động DLST tại điểm (ngƣời lao động địa phƣơng trong các
đơn vị kinh doanh du lịch tại điểm DLST phải đảm bảo một tỷ lệ nhất định) ngoài
ra ngƣời dân còn có thể trực tiếp cung cấp các dịch vụ ăn, ngủ, đi lại cho KDL.
Chính việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng,
giúp cho họ nhận thấy những giá trị của TNTN, những giá trị của văn hoá bản địa
mà họ đang là ngƣời sở hữu, những giá trị đó có ý nghĩa với đời sống của họ nhƣ
thế nào, từ đó mà họ có ý thức bảo vệ chúng. Cũng bằng nguồn kinh phí thu đƣợc
từ hoạt động DLST mà đầu tƣ xây dựng CSVCKT phục vụ cho hoạt động DL, cho
21



du khách và cho nhu cầu dân sinh của cộng đồng dân cƣ. CQĐP nhận thức đƣợc
giá trị của tài nguyên DL để có các chính sách hỗ trợ đắc lực, tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động của các đơn vị kinh doanh DL đồng thời bảo vệ để tránh tình
trạng tài nguyên bị khai thác bừa bãi, quá tải, ngƣời dân vùng sâu, vùng xa đƣợc
tiếp xúc với văn hoá tiên tiến, công cuộc xoá đói giảm nghèo đƣợc thực hiện.
1.1.5. Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái
Phát triển du lịch bền vững là hoạt động DL nhằm đáp ứng các nhu cầu của
khách DL và ngƣời dân bản địa trong hiện tại mà vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và
tôn tạo các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế-xã hội, thẩm
mỹ của con ngƣời trong tƣơng lai thông qua việc duy trì đƣợc sự toàn vẹn về văn
hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho
cuộc sống của con ngƣời. DLST là loại hình DL có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
của DL bền vững, vì vậy DLST có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển DL bền vững
của một vùng hay một quốc gia, phù hợp với xu hƣớng hiện nay trên thế giới.
Những đóng góp của DLST đƣợc thể hiện qua các mặt sau:
1.1.5.1. Ý nghĩa về kinh tế
Phát triển loại hình DLST đúng nghĩa, sẽ góp phần làm tăng trƣởng kinh tế,
tăng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. TNTN (Sông,
biển, đất đai, rừng, khí hậu,…) thực sự đƣợc khai thác phục vụ cho tăng trƣởng
kinh tế. Việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp đƣợc thực hiện. Trong khi đó, TNTN một mặt vẫn đƣợc khai thác để phục
vụ tăng trƣởng, mặt khác vẫn đƣợc bảo tồn, gìn giữ đảm bảo cho sự tăng trƣởng
kinh tế bền vững.
Phát triển DLST sẽ thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc và nguồn vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài, hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ có điều kiện đầu tƣ theo hƣớng hiện
đại hoá, đặc biệt là đối với các vùng xa xôi hẻo lánh, làm giảm sự chênh lệch về
trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cƣ giữa các vùng. DLST góp phần tôn
22



vinh những giá trị văn hoá bản địa, các làng nghề truyền thống đƣợc duy trì, phát
triển, đem lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng cũng nhƣ lợi ích quốc gia.
1.1.5.2. Ý nghĩa về xã hội
DLST luôn gắn liền với một phạm vi lãnh thổ nhất định mà sự gắn kết cộng
đồng đƣợc xem là nền tảng, là đặc tính hàng đầu trong đời sống văn hoá bản địa.
Hoạt động DLST sẽ tạo điều kiện cho CĐDCĐP cung cấp các yếu tố đầu vào cho
hoạt động DL: lƣơng thực, thực phẩm, hàng lƣu niệm, cung cấp nơi ăn, chốn ở cho
du khách. Đồng thời, hoạt động DLST cũng đem lại cho ngƣời dân địa phƣơng
việc làm trực tiếp, thu nhập, hoạt động giao lƣu văn hoá,… tạo ra đƣợc mối đoàn
kết trong cộng đồng, đoàn kết dân tộc và quốc tế.
DLST hoạt động chủ yếu ở những vùng xa dân cƣ, hẻo lánh, những nơi mà
việc đầu tƣ phát triển các ngành kinh tế khác gặp rất nhiều khó khăn. DLST tạo
công ăn việc làm cho ngƣời lao động bản xứ, công cuộc xoá đói, giảm nghèo đƣợc
thực hiện, tạo ra sự phát triển cân đối, đồng đều, xoá dần sự cách biệt về trình độ
phát triển kinh tế và trình độ văn hoá, giảm thiểu ảnh hƣởng của những văn hoá lai
căng, không lành mạnh, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao chất lƣợng
cuộc sống của cộng đồng dân cƣ.
1.1.5.3. Ý nghĩa về môi trường
Trong hoạt động DLST, việc sử dụng những phƣơng tiên vận chuyển thô
sơ, sử dụng các kết cấu xây dựng đơn giản sẽ làm giảm mức độ ô nhiễm môi
trƣờng. Việc thực hiện giáo dục và diễn giải môi trƣờng sẽ nâng cao ý thức trách
nhiệm của ngƣời dân, của các nhà điều hành DL cũng nhƣ của khách DL đối với
việc nhận thức vai trò của những giá trị tự nhiên và văn hoá đối với đời sống của
họ. Từ đó, ngƣời dân sẽ nỗ lực đối bảo vệ, bảo tồn những nguồn tài nguyên đó.
Hoạt động DLST sẽ đóng góp nguồn kinh phí thu đƣợc từ hoạt động DL
cho những nỗ lực nhằm bảo tồn thiên nhiên và văn hoá. Hoạt động DLST quan
tâm tới giới hạn của việc khai thác thông qua khái niệm sức chứa du lịch, tránh
đƣợc tình trạng quá tải trong hoạt động từ đó mà giảm những tác động tiêu cực.
23



1.2. Tiềm năng du lịch sinh thái
Tiềm năng du lịch sinh thái (DLST) đƣợc hiểu là các yếu tố sẵn có của tự
nhiên và xã hội có thể khai thác, sử dụng để phát triển DLST, đó là tiềm năng về
tài nguyên DLST. Tiềm năng tài nguyên DLST đƣợc phản ánh thông qua chất
lƣợng tài nguyên DLST, số điểm chứa đựng tài nguyên DLST và cơ cấu tài nguyên
DLST tại vùng hay địa phƣơng nào đó.
1.2.1. Chất lượng tài nguyên du lịch sinh thái
Chất lƣợng của một tài nguyên DLST phản ánh khả năng thu hút khách và
thu hút đầu tƣ để tổ chức các hoạt động DLST dựa trên các tài nguyên đó. Chất
lƣợng tài nguyên DLST có thể đƣợc biểu hiện thông qua nhiều khía cạnh. Mỗi khía
cạnh đƣợc nhìn nhận ở những mức độ khác nhau thùy thuộc vào đối tƣợng quan
sát khác nhau. Dƣới góc độ của ngƣời đầu tƣ và KDL, chất lƣợng của tài nguyên
DLST chính là mức độ thu hút đối với họ, biểu hiện qua một số tiêu chí cụ thể sau:
1.2.1.1. Quy mô của tài nguyên du lịch sinh thái
Các tiêu chí đánh giá quy mô của TNDL lại phụ thuộc vào loại TNDL đó là
gì, có thể sử dụng các chỉ tiêu nhƣ: Chiều dài (bãi biển, hang động, sông, suối, ),
chiều rộng (hang động, dòng sông, bãi biển, suối thác, ), chiều cao (núi, hang
động, thác nƣớc, ), diện tích (vƣờn quốc gia, hồ, làng quê, đầm phá )
Quy mô của tài nguyên DLST sẽ ảnh hƣởng đến sức chứa của điểm du lịch
chứa đựng tài nguyên DLST đó. Điều này sẽ liên quan đến quy mô đầu tƣ, quy mô
hoạt động của điểm du lịch và từ đó ảnh hƣởng đến đẳng cấp của nhà đầu tƣ cũng
nhƣ chất lƣợng dịch vụ tại điểm DLST đó.
1.2.1.2. Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch sinh thái
Độ hấp dẫn của tài nguyên DLST biểu hiện thông qua số lƣợng phong cảnh
đẹp, mức độ đa dạng của địa hình, mức độ phong phú, đa dạng sinh học, cùng với
sự độc đáo của VHĐP. Đối với TNTN, độ hấp dẫn còn có thể đƣợc phản ánh ở sự
công nhận của một cấp nào đó hay từ kết quả bình chọn đƣợc công bố của một tổ
24



chức uy tín nào đó. Chẳng hạn: ở cấp quốc gia (vƣờn quốc gia, khu bảo tồn loài
sinh cảnh quốc gia, ) hay cấp quốc tế (di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh
quyển thế giới, ) hay những kết quả bình chọn đƣợc công bố (hang động lớn nhất
và đẹp nhất thế giới, bãi biển đẹp nhất, vịnh đẹp nhất thế giới, ).
Bên cạnh những sự hấp dẫn của TNTN thì VHĐP cũng là một trong những
yếu tố quyết định chất lƣợng của tài nguyên DLST. VHĐP (kỹ thuật canh tác,
phong tục tập quán, kiến trúc truyền thống, những nét văn hóa dân gian, văn hóa
ẩm thực, ) đƣợc hình thành lâu đời trên cơ sở điều kiện của TNTN. Một sự khác
biệt, độc đáo, đặc trƣng theo vùng miền của VHĐP tạo nên sức hút cao đối với
KDL. VHĐP không chỉ có sức thu hút KDL đến với tài nguyên DLST mà còn có
khả năng giữ chân khách, kéo dài thời gian lƣu lại của khách nâng cao hiệu quả
hoạt động du lịch, tăng thu nhập để giữ gìn và tôn tạo những giá trị VHĐP có thể
bị mai một do những tác động của cơ chế thị trƣờng.
Điểm khác biệt về chất lƣợng của tài nguyên DLST là TNTN càng nguyên
vẹn (chƣa bị xâm hại), VHĐP càng nguyên sơ (chƣa bị lai tạp) thì chất lƣợng của
tài nguyên DLST càng cao.
1.2.1.3. Sự thuận lợi trong đầu tư và tiếp cận tài nguyên du lịch sinh thái
Sự thuận lợi đƣợc tính cho cả KDL và nhà cung ứng dịch vụ du lịch. Mức
độ thuận lợi khi tiếp cận TNDL sẽ ảnh hƣởng đến chi phí cho những đối tƣợng có
liên quan. Sự thuận lợi đƣợc phản ánh thông qua các khía cạnh sau:
- Vị trí của tài nguyên DLST ảnh hƣởng đến quãng đƣờng và thời gian di
chuyển đến TNDL đó: Điều này ảnh hƣởng đến nguồn lực hao phí khi khai thác
TNDL (kinh phí bỏ ra của xã hội và nhà đầu tƣ, hao phí về thời gian, sức lực và
tiền bạc của KDL).
- Những điều kiện về kết cấu hạ tầng xã hội khi tiếp cận với tài nguyên
DLST: vấn đề giao thông (đƣờng sá và phƣơng tiện vận chuyển), vấn đề thông tin
liên lạc, dịch vụ y tế, tài chính, đảm bảo thuận tiện cho KDL cũng nhƣ cho các
nhà cung cấp dịch vụ.

25


- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại điểm phục vụ các nhu cầu về ăn, ở, đi
lại, đảm bảo vệ sinh an toàn cho khách: số lƣợng và chất lƣợng của các cơ sở lƣu
trú, các dịch vụ ăn uống và các dịch vụ du lịch khác
Tài nguyên DLST thƣờng nằm ở những nơi xa xôi hẻo lánh, sự hao phí các
nguồn lực trong đầu tƣ và tiếp cận TNDL là khá cao, tuy nhiên, sự hao phí nguồn
lực này lại nằm trong mối tƣơng quan với mức độ hấp dẫn và quy mô của TNDL.
1.2.1.4. Sự an toàn tại điểm đến có tài nguyên du lịch sinh thái
Khi đi du lịch, sự an toàn về thân thể, tính mạng và tài sản của KDL phải
đƣợc đặt lên hàng đầu. Vì vậy, mức độ đảm bảo an toàn cho du khách cũng là một
tiêu chí đánh giá chất lƣợng của TNDL. Mức độ an toàn bao gồm cả hai mặt: tự
nhiên và xã hội.
- Về mặt tự nhiên, mức độ không an toàn phản ánh ở mức độ nguy hiểm khi
tham gia hoạt động DLST của KDL, thông thƣờng, mức độ nguy hiểm khi du lịch
càng cao thì chất lƣợng TNDL càng giảm (trừ du lịch mạo hiểm). Những TNDL có
địa hình phức tạp (Núi cao, biển có nƣớc xoáy ngầm, thác mạnh, sồng hồ suối sâu,
nƣớc chảy xiết, ) làm tăng độ hấp dẫn của TNDL thì mức độ nguy hiểm thƣờng
cao hơn, khi đó cần có phƣơng tiện bảo hộ cho KDL và có hệ thống cứu hộ tốt.
- Về mặt xã hội, mức độ an toàn phụ thuộc vào mức độ an ninh, an toàn xã
hội (nạn trộm cắp, cƣớp giật, tình trạng chặt chém, ) ảnh hƣởng đến tính mạng,
thân thể, tài sản và quyền lợi của KDL tại điểm đến. Điều này phụ thuộc vào trình
độ quản lý xã hội của CQĐP cũng nhƣ phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế,
trình độ dân trí và hiệu quả của hoạt động giáo dục cộng đồng tại điểm đến.
1.2.1.5. Các tiêu chí khác phản ánh chất lượng của tài nguyên du lịch sinh thái
- Tính thời vụ của điểm du lịch càng cao càng bất lợi cho cả KDL và các
nhà KDDL. Đối với KDL: Chất lƣợng dịch vụ thấp do phục vụ quá tải trong thời
gian cao điểm và do tính không sẵn sàng (do giảm lao động) trong thời gian ngoài
vụ. Đối với các nhà KDDL: gây khó khăn trong bố trí lao động (trong vụ thì thiếu

lao động mà ngoài vụ lại thừa lao động), chi phí bảo dƣỡng ngoài vụ tăng làm

×