Ngày soạn: 17/3/2013 Ngày dạy :20/3/2013
Tiết:37 Lịch sử địa phương
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở QUẢNG BÌNH
VÀO NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN TRƯỚC NĂM 1930
I. MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được chính sách bóc lột, nô dịch của thực dân Pháp đối với nhân dân
Quảng Bình.
- Ảnh hưởng của trào lưu cách mạng mới đối với phong trào yêu nước ở Quảng Bình những
năm đầu thế kỉ XX
2. Tư tưởng:
- Giúp học sinh tự hào về truyền thống đấu tranh của nhân dân Quảng Bình, biết khắc phục
khó khăn, áp bức để đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.
3. Kĩ năng:
- rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, nắm bắt sự kiện.
II. CHUẨN BỊ
- Tài liệu tham khảo
- Lược đồ Quảng Bình
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG
GV gọi học sinh đọc SGK
? Sau khi dập tắt được phong trào Cần vương
thực dân Pháp đã thực hiện chính sách gì?
GV nói rõ thêm về thuế thân:
Theo quy định mỗi đinh phải nộp 3 đồng 1 năm
nhưng thực tế thực dân Pháp bắt nhân dân ở
đay phải đóng 16 đồng, trong khi giá gạo ở
Đồng Hới lúc này chỉ 2 xu 1 cân, quy ra bằng 8
tạ, nhiều trường hợp không chỉ đóng riêng cho
bản thân mình mà phải đóng cho cả người thân
đã chết. ( Liên hệ tác phẩm “Tắt đèn”)…
Ngoài thuế muối, thuế thân thực dân Pháp còn
thực hiện chính sách gì?
Việc làm đó của chúng nhằm mục đích gì?
( Làm cho dân ta nghiện ngập bê tha để chúng
dễ bề cai trị hơn…)
Hậu quả của những việc làm đó là gì?
( Đẩy người dân Quảng Bình vào cảnh bần
cùng, có người phải bán vợ, đợ con, lìa bỏ quê
1. Chính sách bóc lột nô dịch của thực dân
Pháp
a. Kinh tế:
- Thực hiện chính sách bình định
- Củng cố lại bộ máy cai trị
- Thi hành chính sách vơ vét bóc lột nặng nề
- Đặt ra nhiều thứ thuế đặc biệt là thuế thân
Làm cho đời sống nhân ngày càng nghèo đói
hơn.
- Chúng mở hai lò nấu rượu ở Ba Đồn và Mỹ
Lộc.
- Chúng mở nhiều đồn điền.
- Cướp bóc ruộng đất của nhân dân
hương, rất ít người trở về.
? Về văn hóa – giáo dục chúng đã thực hiện
chính sách cai trị như thế nào?
Những việc làm đó của thực dân Pháp làm cho
mâu thuẫn giữa chính quyền bảo hộ với nhân
dân lao động trở nên sâu sắc.
b. Văn hóa- giáo dục:
- Trường học ít , với lối giáo dục phản động,
việc học hành hết sức tốn kém nên con em
nông dân không có điều kiện để học. Bởi vậy
trên 95 % dân Quảng Bình mù chữ.
- Về Y tế cả tỉnh chỉ có 01 nhà thương ở Đồng
Hới.
GV gọi HS đọc SGK
Trào lưu cách mạng mới đã ảnh hưởng đế
phong trào cách mạng ở quảng Bình như thế
nào?
Thế kỉ XIX vừa khép lại thì phong trào văn
thân ở Quảng Bình cũng chấm dứt. Những ng
ừi theo phong trào Cần vương bí mật trở về làm
nghề dạy học, bốc thuốc nhưng ý chí đấu tranh
vẫn nung nấu
Những hoạt động của Đông Kinh Nghĩa Thục
và phong trào sau đó đã ảnh hưởng đến phong
trào cách mạng của nhân dân Quảng Bình.
Em hãy nêu một số phong trào đấu tranh tiêu
biểu thời kì này?
Những việc làm này có ý nghĩa như thế nào?
( Nhân dân được giác ngộ) Điều quan trọng là
đặt nền móng cho sự ra đời của các tổ chức của
Đảng sau này.
2. Ảnh hưởng của trào lưu cách mạng mới
- Ảnh hưởng của phong trào Đông Kinh nghĩa
thục nên đã xuất hiện một số hội buôn của tư
sản địa chủ như Thôn Đắc, Vĩnh Mậu…
- Nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp ở trường
huyện đã vào học trường Quốc học và tham gia
bãi khóa.
- Xuất hiện lực lượng công nhân do Pháp mở
tuyến đường sắt từ Tân Ấp sang Lào…
- Phong trào bãi khóa ở các trường tiểu học
Roon , Ba Đồn, Đồng Hới…
- Phong trào đấu tranh của anh em công nhân
ga ra xe lữa Thuận Lí ddoi8f phát lương đúng
ngày, đòi được nghỉ trước 5 phút để rữa tay…
- Rãi truyền đơn chào mừng Cách mạng tháng
Mười Nga.
- Cơ sở của các tổ chức như Thanh niên CM
đồng chí Hội và Tân Việt cách mạng Đảng lần
lượt xuất hiện.
- Nhiều sách báo tiến bộ được bí mật tuyên
truyền…
3. Cũng cố:
- Hậu quả của chính sách bóc lột, nô dịch của thực dân Pháp đối với nhân dân tỉnh Quảng Bình?
- Hãy nêu một số dẫn chứng chứng tỏ sự ảnh hưởng của trào lưu cách mạng mới đối với phong
trào yêu nước ở Quảng Bình thời kì này?
4. Dặn dò:
-Sưu tầm thêm tài liệu về lịch sử Quảng Bình thời kì này
-Chuẩn bị bài mới