Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.55 KB, 17 trang )

Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I .LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiện nay nước ta đang tiến hành đổi mới kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa
– Hiện đại hóa với mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn
minh” Để làm tố công tác đó tất yếu phải có những con người thông minh sáng tạo.
Ngành giáo dục là ngành có trách nhiệm nặng nề về “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài”. Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã tiên phong đề ra
chủ trương động viên giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đào tạo những
thế hệ trẻ những con người mới phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Những nội
dung đổi mới giáo dục đã thực sự đem lại hiệu quả cho học sinh. Mỗi ngày ý thức của
mọi con người càng được nâng cao hơn . Đúng như lời dạy của Bác Hồ
"Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người"
Để thực hiện tốt yêu cầu trên người giáo viên nói chung và giáo viên dạy Địa lý
nói riêng thì mục tiêu cần đạt được trong quá trình dạy học là hình thành cho học sinh
phương pháp học tập để chiếm lĩnh tri thức và cái đích cần đạt của người học sinh là
tạo cho bản thân một phương pháp học tập phù hợp để nắm vững kiến thức, xử lý
những thông tin thu thập trong quá trình học tập. Muốn vậy mỗi học sinh cần tạo cho
mình hứng thú học tập từ đó mới tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức dưới
sự hướng dẫn của giáo viên.
Do vậy vai trò của người giáo viên trong thời đại hiện nay là hết sức quan trọng ,
người giáo viên không chỉ đơn thuần là hiểu biết chắc về chuyên môn mà cần phải hiểu
biết tất cả mọi mặt .
Trong chương trình giáo dục đổi mới rất chú trọng những bài rèn luyện kỹ năng,
phát huy tính tư duy độc lập, tổng hợp sáng tạo và khả năng tự học của học sinh thông
qua các bài thực hành, ôn tập. Đối với bộ môn Địa lý THCS , bài ôn tập rất quan trọng,
giúp học sinh làm quen với những kỹ năng địa lý cao hơn trong quá trình học .
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
1
Kinh nghim dy bi ụn tp hc k I mụn a lý lp 8


c bit bi ụn tp phỏt huy cao kh nng tng hp, h thng hoỏ cỏc kin thc ó
hc, xỏc lp mi quan h gia cỏc yu t t nhiờn, gia t nhiờn vi sn xut ca con
ngi, cng c cỏc k nng phõn tớch so sỏnh v gii thớch cỏc hin tng liờn quan. Vỡ
vy cỏc bi ụn tp úng vai trũ quan trng trong chng trỡnh giỏo dc ph thụng núi
chung v mụn a lý núi riờng.
i vi mụn a lý trong quỏ trỡnh ging dy tụi thy cỏc bi ụn tp cú vai trũ
quan trng i vi vic nõng cao t duy c lp sỏng to ca hc sinh. Vic dy bi ụn
tp l rt khú vỡ trong SGK khụng cú bi ụn tp c th v cng khụng cú sỏch hng
dn giỏo viờn dy tit ụn tp. Chớnh vỡ vy khi dy mt bi ụn tp ũi hi giỏo viờn
phi cú s chun b cụng phu, cú kin thc vng vng, k nng phõn tớch, tng hp
nhun nhuyn, bit l chn ni, phng phỏp dy hc phự hp v cỏch thc t chc
hc sinh hot ng mt cỏch thnh tho lụ gớc. Hc sinh phi cú s chun b y
trc nhng ni dung ụn tp. T nhng nm hc gn õy tụi c phõn cụng ging
dy mụn a lý lp 8. Qua quỏ trỡnh ging dy bn thõn tụi ó nhn thy iu ú v rỳt
ra mt s kinh nghim khi thc hin tit ụn tp. Vỡ vy tụi mnh dn xin c trỡnh by
Kinh nghim dy bi ụn tp hc k I mụn a Lý 8.
II. THI GIAN THC HIN V TRIN KHAI SNG KIN KINH NGHIM:
- Thời gian thực hiện : Từ tháng 12 năm 2012 đến nay .
- Thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài: Từ tháng12/ 2012 đến tháng 01/ 2014
PHN TH II: GII QUYT VN .
I. C S L LUN:
Trong quỏ trỡnh dy hc, vic nõng cao cht lng dy v hc l mt vn
c quan tõm v ũi hi phi cú s n lc v c 2 phớa.Trc ht nõng cao cht
lng ging dy ũi hi ngi giỏo viờn phi cú nng lc s phm vng vng bi vỡ
dy hc va mang tớnh khoa hc va mang tớnh ngh thut phi cú nhng phng phỏp
ging dy phự hp, theo hng tớch cc giỳp hc sinh ch ng trong vic tỡm kim
lnh hi kin thc. Vic nõng cao cht lng ging dy núi chung v dy hc mụn a
lý núi riờng cn cú nhng phng phỏp c trng riờng. Ngoi vic lờn lp nhiu giỏo
Giỏo viờn: Lờ Th Kim Tuyn Trng THCS Bo Hng Trn Yờn - Yờn Bỏi
2

Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
viên phải không ngừng học hỏi tìm kiếm tham khảo những tài liệu có liên quan để làm
sao có thể truyền đạt những kiến thức cho học sinh, một cách nhẹ nhàng, dể hiểu. Và sự
tiếp thu của học sinh nhiều hay ít , nhanh hay chậm sẽ liên quan đến chất lượng của
việc học. Khi mà học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, tự giác và tích cực thì sẻ
góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình học tập của học sinh.
Vì vậy việc nâng cao chất lượng trong việc dạy và học nói chung và môn Địa lý
nói riêng là một phần rất quan trọng đối với người giáo viên. Đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay khi mà toàn ngành đang ra sức thực hiện cuộc vận động “Hai không trong
giáo dục”, thì chúng ta phải không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học , nhưng đó
phải là một chất lượng thực chất, đánh giá đúng năng lực, trình độ của giáo viên cũng
như khả năng tiếp thu của học sinh
II. THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
Trong thực tế ở các trường hiện nay việc dạy bài ôn tập chưa được quan tâm
đúng mức. Dạy ôn tập chủ yếu là GV ra câu hỏi cho HS trả lời hoặc cho HS tự ôn tập ở
nhà. Những bài ôn tập thường tổ chức một cách qua quýt chưa chú ý nội dung và cách
rèn luyện kỹ năng cho học sinh . Trong chương trình Địa lý lớp 8 học về các điều kiện
tự nhiên dân cư, kinh tế của châu Á ,các khu vực châu Á và địa lý Việt Nam học sinh
chủ yếu học ở lớp, tự ôn tập và liên hệ thực tế. Do đó việc phát huy khả năng tổng hợp,
hệ thống hoá các kiến thức đã học của HS chưa đạt hiệu quả cao. Chính điều này làm
cho việc kiểm tra đánh giá chất lượng HS chưa toàn diện, khách quan, chính xác.
Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã nhận thấy một số nhược điểm của việc
dạy tiết ôn tập Địa lý như sau:
1. Về phía giáo viên :
Bên cạnh những ưu điểm mà người giáo viên đạt được trong quá trình giảng dạy,
môn Địa lý vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục:
- Một số giáo viên còn dạy chay chưa đổi mới phương pháp trong giảng dạy đặc biệt là
tiết ôn tập, vì vậy học sinh chóng chán, mệt mỏi, hiệu quả dạy và học thấp.
- Một số giáo viên còn cho rằng, dạy học Địa lý không cần đầu tư thời gian và chất
xám như các môn học Toán, Văn nên đôi khi dạy qua loa không hấp dẫn học sinh.

Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
3
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
- Các tiết thực hành, ôn tập chưa hướng dẫn kĩ cho học sinh đôi khi còn giao trắng cho
học sinh.
2. Về phía học sinh:
- Một số học sinh chưa có sự ham mê trong tiết học ôn tập, tư tưởng coi thường tiết
học ôn tập và cho rằng đó là dịp để xả hơi
- Một số khác lười làm bài tập, kĩ năng đọc bản đồ, lược đồ, phân tích bảng biểu đặc
biệt là kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ còn yếu.
- Một số học sinh khi hoạt động nhóm và khi xây dựng bài không chịu khó suy nghĩ,
thiếu chủ động còn phụ thuộc vào sách giáo khoa, phụ thuộc, ỉ lại vào nhóm trưởng, vì
vậy chất lượng học tập còn thấp.
3. Nguyên nhân của thực trạng trên:
- Chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Địa lý không đều;
- Nhận thức của giáo viên nói chung và giáo viên Địa lý nói riêng về môn Địa lý còn
chưa đúng;
- Một số học sinh khi học môn Địa học còn chưa chú trọng, cho rằng môn Địa lý là
môn học phụ chỉ cần học thuộc là được;
- Một số phụ huynh chưa thật sự chú ý , thậm chí có phụ huynh không quan tâm khi
học sinh nói đến môn học này;
- Về tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy còn quá ít, đặc biệt tài liệu phục vụ cho việc
giảng dạy bài thực hành và ôn tập hầu như không có.
Bài thực hành ôn tập thường bị bỏ qua hoặc tổ chức ôn tập chưa chu đáo; đối với
vùng miền núi và nông thôn môn Địa lý càng chưa được coi trọng đúng với giá trị của
nó. Chính vì thế môn Địa lý chưa có sức thu hút đối với đa số học sinh.
Từ những vấn đề đã trình bày ở trên tôi thiết nghĩ làm sao để nâng cao hiệu quả của
từng tiết dạy, để bài ôn tập cũng sinh động, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài học?
Làm thế nào để bài ôn tập vừa củng cố kiến thức vừa hình thành các kỹ năng cho học
sinh? Đó là những suy nghĩ và trăn trở không những của bản thân tôi mà là của rất

nhiều các giáo viên dạy môn Địa lý hiện nay.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
4
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ:
Vấn đề này là vấn đề khó đã có một số người nghiên cứu tuy nhiên chưa có sự cụ
thể và chưa phổ biến. Do vậy tôi tiếp tục nghiên cứu thêm để góp phần vào việc đổi
mới PPDH giúp học sinh học tập tốt hơn môn Địa lý đặc biệt tiết ôn tập.
Trong dạy học Địa lý, để học sinh nhận thức vấn đề địa lí một cách có hệ thống
là điều rất khó, khi dạy một bài ôn tập đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức, lựa
chọn PPDH phù hợp tổ chức học sinh hoạt động một cách thành thạo.
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa Địa lý phổ thông
được chọn lọc từ khối lượng tri thức khổng lồ của khoa học địa lý, đảm bảo tính khoa
học, tính thực tiễn, tính giáo dục, tính phổ thông của chương trình. Tuy nhiên, khối
lượng tri thức phong phú nhưng thời gian lại có hạn (45 phút), nhưng yêu cầu đảm bảo
tính khoa học, tính chính xác là cần thiết và phải đảm bảo tính vừa sức với học sinh.
Vì vậy, phải đặt ra những câu hỏi mang nội dung tổng quát, có tính kích thích sự
tò mò, ham hiểu biết, có nhiều ý nghĩa về thực tế.
Thông qua việc dạy bài ôn tập học kỳ một môn địa lý lớp 8, đề tài nhằm mục
đích:
- Giúp giáo viên nắm vững kiến thức, hướng dẫn học sinh thực hiện nẵm vững tác dụng
của bài ôn tập trong việc phát huy khả năng lĩnh hội sáng tạo của học sinh.
- Giúp học sinh nắm rõ những vấn đề cơ bản của địa lý châu Á, và các khu vực châu Á.
- Rèn luyện kỹ năng đánh giá, nhận xét phân tích hiện tượng địa lí hiểu rõ mối quan hệ
giữa các hiện tượng địa lý theo logic. Giáo dục cho học sinh lòng yêu thiên nhiên, vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Cụ thể là, làm cho học sinh:
- Biết trình bày các đặc điểm tự nhiên châu Á, tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố, vị trí
địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan, dân cư, kinh tế châu Á và giải thích.

- Biết trình bày về các khu vựcTây Nam Á, Nam Á, Đông Á.
- Biết lập một số bảng hệ thống về các hiện tượng địa lý.
- Biết sử dụng các bảng hệ thống có hiệu quả, so sánh đối chiếu liên hệ các hiện tượng
địa lý giữa các khu vực của châu Á và giữa châu Á với các châu lục khác.
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
5
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
2 .THIẾT KẾ NỘI DUNG BÀI HỌC:
Để dạy tốt một bài ông tập trước tiên xây dựng nội dung bài học theo hướg tích cực
hoá nội dung bài học của học sinh.
Cấu trúc chung khi thiết kế bài dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh
theo 4 bước cơ bản:
- Xác định mục tiêu bài học.
- Xác định kiến thức trọng tâm cơ bản của bài.
- Xác định những đồ dùng dạy học cần thiết.
- Tổ chức các hoạt động dạy học.
Từ những nhận thức mới như trên trong quá trình giảng dạy từ suy ngẫm tìm tòi,
học tập, đúc rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, bạn bè bản thân tôi đã tổ chức một số tiết
ôn tập có hiệu quả. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một hướng xây dựng nội dung bài ôn tập
trong chương trình Địa lý 8 theo hướng tích cực hoá học tập của học sinh như sau:
TIẾT 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học học sinh cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được những đặc điểm chính về vị trí địa lý, tự nhiên, dân cư, xã hội,
kinh tế châu Á; Các khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á.
- Phát riển khả năng tỏng hợp khái quát xãc lập mối liên hệ giữa địa lý tự nhiên và dân
cư, kinh tế châu Á.
- Phát triển khả năng so sánh về địa lý tự nhiên các khu vực.
2. Kỹ năng:

- Củng cố kỹ năng phân tích các bản đồ, biểu đồ, bảng thống kê về tự nhiên dân cư kinh
tế châu á.
- Biết lựa chọn nội dung trọng tâm ôn tập tự học ở nhà để chuẩn bị kiểm tra.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh có lòng yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
đặc biệt ở địa phương mình.
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
6
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
II .Kiến thức cơ bản trọng tâm:
- Đặc điểm chung về châu Á
- Đặc điểm vị trí đia lí tự nhiên, dân cư kinh tế các khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông
Á.
III. Phương tiện dạy học:
Các bản đồ: Bản đồ châu Á, Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á.
IV. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập khái quát về châu Á
Bước 1: GV có thể kiểm tra một số học sinh về một số đặc điểm cụ thể của châu Á
nhằm giúp học sinh hình dung được kiến thức cơ bản.
Vì nội dung này đã được ôn tập giữa kỳ nên giáo viên không nhất thiết ôn tập lại mà
chỉ kiểm tra học sinh và nhắc lại kiến thức để học sinh có thể nhớ lại một cách có hệ
thống và logic. ( Phần này dung lượng thời gian chỉ khoảng 8 phút )
Bước 2: GV tổng hợp kiến thức (Trình bày ở bảng phụ) để học sinh theo dõi về nhà ôn
tập tiếp
CHÂU Á:
Vị trí địa lý
- 77

0
44’ B – 1
0
16’ B - Trải dài từ vùng cực bắc tới xích đạo
- Có diện tích lớn nhất thế giới: 44,4 triệu km
2
.
- Giáp 3 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, ấn
Độ Dương.
- Giáp 2 châu lục lớn: Châu Âu, Châu Phi.
Địa hình
- Có nhiều núi, sơn nguyên cao đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng
lớn bậc nhất thế giới.
- Giàu tài nguyên khoáng sản. Quan trọng nhất là: Dầu mỏ, khí
đốt, than, sắt, Crôm
- Phân hoá đa dạng có đấy đủ các đới khí hậu(do lãnh thổ kéo
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
7
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
Khí hậu
dài từ cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời
phân bố không đều). Khí hậu phân hoá từ tây sang Đông do
ảnh hưởng của địa hình.
- Có nhiều kiểu khí hậu, phổ biến là khí hậu gió mùa (phân bố
ở Nam á, Đông Nam Á, Đông Á), khí hậu lục địa (phân bố ở
Tây Nam Á, Trung Á).
Sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc: Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á,
Nam Á sông ngòi phát triển. Tây Nam Á và Trung Á sông
ngòi kém phát triển.

- Chế độ chảy của sông phức tạp.
Cảnh quan
- Phân hoá đa dạng có nhiều đới và kiểu cảnh quan:
1, Đài nguyên
2, Rừng: Lá kim, hỗn hợp và lá rộng, cây bụi và lá cứng Địa
trung hải, rừng cận nhiệt đới, rừng nhiệt đới ẩm.
3, Hoang mạc và bán hoang mạc.
4, Núi cao.
Dân cư
- Số dân đông nhất thế giới: 3766 triệu người (năm 2002)
- Có 3 chủng tộc lớn: Ơrôpêôit, Môngôlôit, Ôxtralôit.
- Có 4 tôn giáo lớn: Phật giáo, ấn độ giáo, hồi giáo, ky tô giáo.
- Dân cư phân bố không đều: Tập trung đông ở đồng bằng ven
biển, thưa thớt ở miền núi và nội địa.
Kinh tế
- Có qúa trình phát triển sớm nhưng chậm do hầu hết các nước
bị các nước Đế quốc thống trị.
- Hiện nay kinh tế phát triển nhanh nhưng không đều: Một số
nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc Có nhiều nước
trình độ thấp như: Mianma, Lào, Băng La Đét
- Có nhiều thành tựu: Chiếm 93% sản lượng lúa gạo của thế
giới, có nhiều nước xuất khẩu gạo (Việt Nam, Thái Lan). Công
nghiệp khai khoáng phát triển mạnh. Dịch vụ phát triển cao.
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
8
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
Bước 3: Giáo viên yêu cầu HS về nhà tìm trên lược đồ: Các dãy núi, sơn nguyên,
đồng bằng, các khu vực khí hậu, cảnh quan; Phân bố dân cư; Các nước kinh tế phát
triển và kém phát triển.
Hoạt động 2: Ôn tập về các khu vực châu Á

Giáo viên giới thiệu: Châu Á có 4 khu vực: Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á,
Đông Á. Mỗi Khu vực có những điều kiện tự nhiên, thế mạnh phát triển kinh tế và đặc
điểm phát triển khác nhau. Ở học kỳ I chúng ta đẵ học 3 khu vực, ở mục này chúng ta
sẽ tìm hiểu về các khu vực Châu Á, để rút ra những đặc điểm nổi bật về tự nhiên và
kinh tế của mỗi khu vực. ( Phần này dung lượng thời gian là 35 phút )
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ.
Bước 2: Giáo viên phát phiếu học tập.
- Các nhóm học sinh làm việc theo phiếu (khoảng 10 phút).
Phiếu học tập số 1:
Dựa vào hình 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 và kiến thức đã học:
1- Trình bày vị rí địa lý đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á.
2- Trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế Tây Nam Á.
3- Tại sao nói Tây Nam Á là một điểm nóng của thế giới ?
Phiếu học tập số 2:
Dựa vào hình 10.1, 10.2, 11.1 và kiến thức đã học.
1- Cho biết vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên dân cư và kinh tế khu vực Nam Á.
2- Nêu ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu khu vực Nam Á.
Phiếu học tập số 3:
Dựa vào hình 12.1 và các kiến thức đã học:
1- Trình bày vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á.
2- Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á.
Sau khi phát phiếu học tập giáo viên hướng dẫn từng nhóm làm việc, dựa vào phần
kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa.
Bước 3: Giáo viên cho đại diện 3 nhóm báo cáo bài làm của nhóm sau 6 phút thảo
luận.
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
9
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: giáo viên kết luận chuẩn kiến thức.

Phiếu học tập số 1:
* Khu vực Tây Nam Á: ( Giáo viên đưa bản đồ khu vực Tây Nam Á để chuẩn kiến
thức )
1. Vị trí: 12
0
B - 42
0
B
- Có nhiều vịnh biển bao quanh.
- Nằm trên dường giao thông quốc tế và giữa 3 châu lục: Á - Phi - Âu.
Đặc điểm tự nhiên:
Đông bắc: Núi cao
- Địa hình có 3 miền: Ở giữa đồng bằng Lưỡng Hà
Tây Nam: Sơn nguyên Aráp
- Khí hậu: Nóng và khô hạn (do quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới
khô).
- Sông ngòi: Kém phát triển.
- Cảnh quan: Thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc.
2. Đặc điểm dân cư:
- Số dân 286 triệu người.
- Dân cư phân bố tập trung ở vùng ven biển và các thung lũng có mưa.
- Chính trị không ổn định thường xáy ra tranh chấp xung đột.
Đặc điểm kinh tế:
- Phát triển công nghiệp và thương mại: Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ phát
triển mạnh. Hằng năm các nước khai thác hơn 1 tỷ tấn dầu, chiểm khoảng 1/3 sản
lượng dầu của thế giới.
3. Tây Nam Á là điểm nóng: Với nguồn tài nguyên giàu có lại có vị trí chiến
lược quan trọng nơi qua lại giữa 3 châu lục giữa các vùng biển, đại dương nên từ thời
xa xưa ở đây thường xuyên xảy ra tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong
và ngoài khu vực.

Phiếu học tập số 2:
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
10
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
* Khu vực Nam Á: ( Giáo viên treo bản đồ khu vực Nam Á)
1. Vị trí địa lý: 6
0
B – 36
0
B.
Đặc điểm tự nhiên:
Phía bắc hệ thống núi Hymalaya
- Địa hình: Có 3 miền: Ở giữa đồng bằng ấn Hằng
Phía Nam sơn nguyên Đêcan
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm xa van, và cảnh quan núi cao.
- Sông ngòi: Có nhiều hệ thống sông lớn như sông Ấn, sông Hằng.
Đặc điểm dân cư:
- Dân số 1.356 triệu người, mật độ dân số cao nhất châu Á.
- Dân cư tập trung đông ở ven biển và nơi có lượng mưa mới.
Đặc điểm kinh tế:
- Chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
- Do bị Đế quốc Anh đô hộ gần 200 năm nên kinh tế phát triển chậm.
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực.
- Hiện nay kinh tế Ấn Độ phát triển theo hướng tăng công nghiệp và dich vụ. Kinh tế
đạt được nhiều thành tựu.
2. Địa hình có ảnh hưởng rất rõ đến khí hậu Nam Á đặc biệt là đến sự phân bố
mưa:
- Dãy núi Hymalaya đồ sộ nhất thế giới được xem như một ranh giới khí hậu giữa
Trung Á và Nam Á. Về mùa đông Hymalaya có tác dụng chắn khối không khí lạnh từ

Trung Á tràn xuống làm cho khí hậu Nam Á ấm hơn các vùng có cùng vĩ độ. Về mùa
hạ Hymalaya ngăn cản gió mùa Tây nam từ biển thổi vào gây mưa trên sườn núi phía
nam.
- Miền đồng bằng Ấn Hằng nằm giữa khu vực núi Hymalaya và sơn nguyên Đêcan như
một hành lang hứng gió tây nam nên nhận được nhiều lượng mưa.
- Sơn nguyên Đecan với hai rìa Gát đông và Gát tây đón gió từ biển thổi vào gây mưa
lớn ở hai giải đồng bằng hẹp ven rìa.
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
11
Kinh nghim dy bi ụn tp hc k I mụn a lý lp 8
Phiu hc tp s 3:
* Khu vc ụng : ( Bn khu vc ụng )
1. V trớ a lý:
- 19
0
B 51
0
B
- Gm hai b phn t lin v hi o.
TH T T LIN HI O
Địa hình Phía tây: núi bồn địa cao nguyên
Phía đông: Đồng bằng
Thờng xuyên có động đất và
núi lửa
Khí hậu Nhiệt đới gió mùa ẩm, khí hậu
lục địa.
Nhiệt đới gió mùa ẩm
Sông ngòi Có 3 sông lớn: Amua, Hoàng Hà,
Trờng Giang. Chế độ chảy theo
mùa (Sông Hoàng Hà chế độ

chảy thất thờng)
Sông ngòi ít, ngắn và nhỏ.
Chế độ chảy theo mùa.
Cảnh quan Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang
mạc.
Rừng nhiệt đới ẩm
Đặc điểm dân c:
- Số dân 1.503 triệu ngời (đông nhất châu )
- Dõn c tp trung phớa ụng.
2. c im kinh t:
- Kinh t phỏt trin nhanh v duy trỡ tc tng trng cao.
- Quỏ trỡnh phỏt trin i t sn xut thay th hng nhp khu n sn xut xut khu.
- Nht Bn, Hn Quc l hai quc gia phỏt trin nht khu vc vi nhiu ngnh cụng
nghip hng u th gii.
Trong quỏ trỡnh tng hp chun kin thc, mi khu vc giỏo viờn hng dn
hc sinh c cỏc bn , lc ; Quan sỏt bng s liu v tranh nh a lý.
- Sau khi tỡm hiu Giỏo viờn yờu cu hc sinh rỳt ra so sỏnh s phỏt trin ca cỏc khu
vc chõu ; nhng im mnh cng nh hn ch ca mi khu vc t ú cú nhng
nh hng cho tng lai. Vn ny ũi hi nng lc t duy ca hc sinh phi sõu,
nhng ú cng chớnh l cỏch giỏo viờn phỏt hin nhng ti nng trong hc sinh .
Bc 5: Giỏo viờn tng kt cho im kt qu lm vic ca cỏc nhúm.
4. Cng c - dn dũ:
Giỏo viờn: Lờ Th Kim Tuyn Trng THCS Bo Hng Trn Yờn - Yờn Bỏi
12
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
Giáo viên: Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Khu vực có nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhất ở Châu Á
A. Nam Á B. Đông Á C. Tây Nam Á D.Đông Nam Á
Câu 2: Khu vực nào sau đây đang là điểm nóng của thế giới:
A. Tây Nam Á B. Nam Á C. Đông Á

Câu 3: Các kiểu khí hậu chính có ở các khu vực của Châu á là:
A. Khí hậu lục địa và gió mùa B. Khí hậu nhiệt đới khô
C. Khí hậu nhiệt đới Hải dương D. Câu A và B đúng
Đáp án Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: D
Giáo viên: Dặn dò học sinh về nhà ôn tập về địa lý Châu Á và các khu vực của Châu
Á chuẩn bị kiểm tra học kì I.
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Việc đổi mới phương pháp dạy học đã làm cho phần lớn học sinh thực sự quen với
cách học mới, chủ động hơn trong việc tự mình khám phá, xây dựng và chiếm lĩnh tri
thức và không còn coi môn Địa lý là môn học không cần trí tuệ như trước đây nữa.
Bên cạnh việc ý thức tự giác trong học tập, học sinh cũng đã tự trang bị cho mình
nhiều phương tiện học tập, đầu tư thời gian học tập thích hợp cho việc học Địa lý do
vậy chất lượng học tập bộ môn có bước chuyển biến rõ rệt.
Năm học 2013 - 2014, bản thân tôi phụ trách dạy lớp 8, tôi đã so sánh với bài kiểm
tra một tiết và nhận thấy cụ thể chất lượng đạt kết quả như sau:
Loại
Chất lượng kiểm tra theo
phương pháp ôn tập cũ
(Kiểm tra một tiết)
Chất lượng kiểm tra theo
phương pháp ôn tập mới
( Kiểm tra học kỳI)
Giỏi 8% 16%
Khá 13% 22%
Trung bình 66% 57%
Yếu 13% 5%
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Đối với giáo viên:
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
13

Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
Để áp dụng đề tài này thành công trước hết đối với giáo viên cần xác định mục
tiêu và tầm quan trọng của tiết ôn tập. Người giáo viên phải chịu khó đầu tư nghiên cứu
tìm hiểu về nội dung và phương pháp dạy học.
- Trước hết phải đổi mới cách soạn bài : Giáo án được xem là bản kế hoạch dạy học
của giáo viên, được trình bày bằng những đề mục, câu chữ ngắn gọn, rõ ràng theo một
trình tự hợp lí và hình thức đặc trưng của giáo án, bao gồm cả hoạt động của giáo viên
và học sinh.
- Khi dạy tiết ôn tập, đặc biệt là ôn tập học kì giáo viên cần phải nắm vững nội dung
chương trình. Giáo viên cần lựa chọn các nội dung phù hợp, trọng tâm.
- Mặt khác giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu (Phiếu học tập, bảng phụ, các đồ
dùng dạy học), lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và hình thức bài dạy.
Ngoài ra giáo viên cần vận dụng khéo léo các kiến thức về địa lý tự nhiên Châu Á để
giải thích một số hiện tượng tự nhiên trong thực tế.
- Lựa chọn và sử dụng tốt các thiết bị dạy học vì đây là những đồ dùng không thể thiếu
trong quá trình dạy và học Địa lý nói chung và Địa lý 8 nói riêng
- Tạo nhu cầu hứng thú và động lực học tập, không chỉ được thực hiện ngay lúc vào
bài mà phải kéo dài trong suốt cả tiết học. Khi bắt đầu bài học, giáo viên cần có sự định
hướng nội dung học tập cho học sinh. Việc định hướng sẽ có hiệu quả cao hơn nếu như
tạo được hứng thú học tập của học sinh, giáo viên cần có sự chuyển ý một cách thích
hợp, có như vậy mới tạo ra không khí thuận lợi trong việc lĩnh hội kiến thức cho học
sinh.
- Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh phù hợp với nội dung bài ôn tập. Các
hình thức dạy học cần phải được phối hợp chặt chẽ với nhau trong một tiết lên lớp làm
cho hình thức hoạt động nhận thức của học sinh đa dạng, các em vừa được học thầy,
học bạn, vừa có sự nổ lực bản thân.
2. Đối với học sinh:
Hiện nay trong dạy học phương pháp mới người học đóng vai trò là chủ thể của quá
trình hoạt động. Để giờ dạy có hiệu quả phát huy tính tích cực chủ động tiếp nhận khiến
thức đòi hỏi công tác học tập của học sinh:

Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
14
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
- Học sinh phải chuẩn bị ở nhà các bài đã học trước khi đến lớp, nắm được nội dung
của các bài học, từ đó xâu chuỗi cũng như nhận biết được mối quan hệ giữa các bài
học.
- Trong quá trình học tập học sinh cần tích cực hoạt động, chủ động tìm tòi và sáng
tạo để quá trình lĩnh hội kiến thức có hiệu quả.
- Học sinh phải biết dùng lý luận và kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng
xảy ra trong thực tế. Chủ động, tích cực trong các hình thức học tập do giáo viên hướng
dẫn, tự mình tìm ra kiến thức đúng.
- Phải rèn luyện các kĩ năng địa lý cơ bản: Kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, lược đồ.
Xác định vị trí sự phân bố của các sự vật, hiện tượng địa lý trên bản đồ. Nhận xét được
mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa tự nhiên với sự phát triển kinh tế xã hội
thông qua việc so sánh, đối chiếu các bản đồ với nhau.
PHẦN III: KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN:
Như vậy trong quá trình dạy học bài ôn tập nói chung ôn tập học kỳ nói riêng đối
với môn Địa lý lớp 8 giáo viên cần nắm vững và chủ động về kiến thức, vận dụng các
phương pháp dạy học để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo giải quyết
vấn đề và hệ thống hoá và tổng hợp các vấn đề. Đặc biệt đây là chương trình địa lý
châu Á, một châu lục rộng lớn và có liên quan trực tiếp với Việt Nam. Để thực hiện tốt
một tiết ôn tập đòi hỏi sự nỗ lực lớn của tất cả giáo viên cũng như học sinh. Sự kết hợp
giữa giáo viên và học sinh có hiệu quả chính là thành công của tiết ôn tập.
Mặc dù đề tài này bản thân tôi mới thực hiện trong phạm vi nhỏ của đơn vị trường
mình nhưng đã thu được kết quả tốt. Tôi đã nhận được sự đồng tình, nhất trí cao của
bạn bè đồng nghiệp. Tuy nhiên, đó chỉ là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân, nó
không phải là khuôn mẫu chung. Đề tài này chưa đáp ứng được yêu cầu của toàn bộ
mọi người do thời gian và hạn chế của bản thân nên khó có thể tránh được những thiếu
sót. Rất mong được sự góp ý của quý đồng nghiệp và các bạn.

II. KHUYẾN NGHỊ:
- Có thể áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này rộng rãi .
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
15
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
- Đầu tư để tiếp tục hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm.
Bảo Hưng,ngày 26 tháng 02 năm 2014.
Người viết
Lê Thị Kim Tuyền

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
Phần thứ I: Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài
II. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm:
Phần thứ II: Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lí luận
II. Thực trạng nghiên cứu vấn đề
III. Các biện pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
Phần III: Kết luận – Khuyến nghị:
I. Kết luận
II. khuyến nghị
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
16
Kinh nghiệm dạy bài ôn tập học kỳ I môn địa lý lớp 8
Giáo viên: Lê Thị Kim Tuyền – Trường THCS Bảo Hưng – Trấn Yên - Yên Bái
17

×