TIẾT 27 – KIỂM TRA 1 TIẾT
MA TRẬN ĐỀ
Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
TNKQ TL TNKQ TL TLKQ TN TLKQ TN
1. Ròng rọc.
Hiểu được tác
dụng, lợi ích của
ròng rọc cố định
và ròng rọc động.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
1
1,0
10%
2
1,5
15%
2. Sự nở vì
nhiệt của các
chất. Ứng
dụng của sự
nở vì nhiệt
của các chất.
Đặc điểm của sự
nở vì nhiệt của
chất rắn, chất
lỏng, chất khí.
So sánh được sự
giống và khác
nhau vầ sự nở vì
nhiệt của các chất
rắn, lỏng, khí.
Giải thích được
một số hiện
tượng và ứng
dụng trong thực
tế liên quan đến
sự nở vì nhiệt.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
4
2,0
20%
1
3,0
30%
1
0,5
5%
1
2,0
20%
7
7,5
75%
3. Nhiệt kế-
nhiệt giai.
Công dụng của
các loại nhiệt kế.
Xác định GHĐ-
ĐCNN của nhiệt
kế
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,5
5%
1
0,5
5%
2
1,0
10%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
5
2,5
25%
3
4,5
45%
3
3,0
30%
11
10,0
100%
ĐỀ KIỂM TRA
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào đúng ?
A. Khí, lỏng, rắn. B. Khí, rắn, lỏng.
C. Lỏng, rắn, khí. D. Lỏng, khí, rắn.
Câu 2. Máy cơ đơn giản chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng là:
A. Ròng rọc cố định. B. Đòn bẩy.
C. Mặt phẳng nghiêng. D. Ròng rọc động.
Câu 3. Khi tăng nhiệt độ nước từ 20
0
C đến 50
0
C thì thể tích nước:
A. Không thay đổi. B. Giảm đi.
C. Tăng lên. D. Có khi tăng, có khi giảm.
Câu 4. Quả bóng bàn bị bẹp, làm thế nào để nó phồng lên ?
A. Nhúng nó vào nước lạnh. B. Nhúng nó vào nước nóng.
C. Nhúng nó vào nước bình thường. D. Nhúng nó vào nước ấm.
Câu 5. Trong các nhiệt kế dưới dây, nhiệt kế dùng để đo được nhiệt độ của cơ thể người là:
A. Nhiệt kế thủy ngân. B. Nhiệt kế dầu.
C. Nhiệt kế rượu. D. Nhiệt kế y tế.
Câu 6. Băng kép hoạt động dựa vào hiện tượng:
A. Chất rắn nở ra khi nóng lên. B. Chất rắn co lại khi lạnh đi.
C. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng. D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nở vì nhiệt của chất khí ?
A. Các chất khí đều co lại khi lạnh đi. B. Mọi chất khí đều dãn nở vì nhiệt giống nhau.
D. Các chất khí đều nở ra khi nóng lên. C. Các chất khí khác nhau giãn nở vì nhiệt khác nhau.
Câu 8. Cho nhiệt kế như hình bên . Giới hạn đo của nhiệt kế là:
A. Từ 0
0
C đến 50
0
C.
B. Từ 20
0
C đến 50
0
C.
C. Từ -20
0
C đến 50
0
C.
D. Từ -20
0
C đến 120
0
C.
PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 Điểm)
Câu 1.( 1,0 điểm).
Dùng ròng rọc có lợi gì?
Câu 2. (2,5 điểm).
So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí?
Câu 3.(2,5 điểm).
Một bình cầu nhốt một lượng khí và được nút chặt như hình bên.
Xoa hai tay vào nhau rồi áp chặt vào bình cầu.
Hỏi có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu ?
Giải thích ?
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I: TRẮC NGHIỆM ( Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm ).
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A A C B D D B C
II: TỰ LUẬN (6 điểm).
CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM
Câu 1
Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực
tiếp.
0,5
Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. 0,5
Câu 2
Giống: Các chất đều nở ra thì nóng lên và co lại thì lạnh đi. 1,0
Khác:
- Chất khí : các chất khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất rắn, lỏng : các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau,
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, nhiều hơn chất rắn.
2,0
Câu 3
Giọt nước màu sẽ dịch chuyển lên phía trên.
Vì: Trong bình cầu có chất khí, khi áp tay nóng vào bình cầu chất khí nóng
lên và nở ra. Khi đó chất khí sẽ đẩy giọt nước màu đi lên.
1,0
1,0
Duyệt của tổ Tự nhiên Người ra đề
Lê Minh Thức Trần Quang Tân