Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

tiểu luận môn cơ sở quy hoạch và kiến trúc đề tài quy hoạch đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.04 KB, 7 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP





Tiểu luận môn học
Cơ sở quy hoạch và kiến trúc




QUY HOẠCH ĐÔ THỊ






Họ và tên: Nguyễn Ngọc Đăng
Mã sinh viên: 444553
Lớp: 53XD5










Quy hoạch vùng ven đô có mật độ dân cư thấp ở Cincinnati, Hoa Kỳ.








































Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ . CÁC LOẠI HÌNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 5
I.Quy hoạch đô thị 5
2.1 Đặc điểm 5
2.2 Yêu cầu 5
a. Tổ chức sản xuất: 6
b. Tổ chức đời sống: 6
c. Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan, môi trường đô thị: 6
II. Các loại hình quy hoạch đô thị 6
1. Quy hoạch vùng 6
2. Quy hoạc chung 6
3. Quy hoạch phân khu: 6
4. Quy hoạch chi tiết: 7
III. Một số đặc trưng của các đô thị cổ 7
1. Đô thị cổ Ai Cập 7

Kim Tự Tháp Cheops ( thuộc quần thể khu lăng mộ Giza) 8
Đền thờ Hy Lạp cổ đại 9
3 Đô thị cổ La Mã: 10
La Mã cổ đại 10
CHƯƠNG II: ĐƠN VỊ Ở - CÁC THÀNH PHẦN ĐẤT ĐAI TRONG ĐƠN VỊ Ở 12
I. Đơn vị ở 12
II. Các thành phần đât đai trong đơn vị ở 12
1. đất ở đô thị 12
2. Đất xây dựng các công trình công cộng 12
3. Đất đường và quảng trường 13
4. Đất cây xanh và thể dục thể thao 13
CHƯƠNG III: ĐÔ THỊ MỚI LINH ĐÀM 14
1. Giao thông 14
2. Tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan 15
Một biệt thự trong khu đô thị Linh Đàm 15
Hồ Linh Đàm 17
3. Kinh tế xã hội 18
4. Môi trường, văn hóa 18
KẾT LUẬN 19














LỜI NÓI ĐẦU

Quy hoạch đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về
tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp
xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị
trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và
nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động
có hại phát sinh trong quá trình đô thị hoá, tận dụng tối đa mọi nguồn lực và hướng
tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công
trình hạ tầng xã hội đô thị đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể
kinh tế - xã hội – môi trường. Vì vậy việc nghiên cứu về bộ môn kiến trúc và quy
hoạch này rất có ích trong thời buổi hiện nay, đặc biệt là đối với sinh viên ngành xây
dựng dân dụng và công nghiệp.


































CHƯƠNG I: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ . CÁC LOẠI HÌNH QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC ĐÔ THỊ CỔ

I.Quy hoạch đô thị
1.Định nghĩa
- Quy hoạch đô thị, còn gọi là quy hoạch không gian đô thị nghiên cứu có hệ
thống các phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô thị, phù hợp với nhu
cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kĩ thuật để
thực hiện các phương pháp bố trí đó
- Quy hoạch đô thị là môn khoa học tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề,
nhiều vấn đề: đời sống, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật, nghệ thuật và cấu tạo môi
trường sống…

- Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là
nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là
nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc
trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò,
nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu
các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn
lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng
kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển
tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường.
2. Một số đặc điểm và yêu cầu của công tác quy hoạch đô thị
2.1 Đặc điểm
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính chính sách
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính tổng hợp
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính địa phương và tính kế thừa
- Quy hoạch đô thị là công tác có tính dự đoán và cơ động.
2.2 Yêu cầu
Quy hoạch đô thị phải đạt được 3 yêu cầu sau:
- Tạo lập tối ưu các điều kiện không gian cho quá trình sản xuất và mở rộng của xã
hội.
- Phát triển tổng hợp toàn diện những điều kiện sống, điều kiện lao động và tiền đề
phát triển nhân cách, quan hệ cộng đồng của con người.
- Tạo lập tối ưu quá trình trao đổi chất giữa con người và thiên nhiên, khai thác tài
nguyên môi trường
3.Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch đô thị và xây dựng đô thị.
3.1. Mục tiêu
- Công tác quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế, xã hội
của quốc gia, trước tiên là cụ thể hoá chiến lược phát triển của đô thị đối với nền
kinh tế quốc dân.
- Tất cả các đô thị đều phải có quy hoạch: quy hoạch cải tạo và quy hoạch xây
dựng phát triển đô thị. Các đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý

xây dựng đô thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản. Ở Việt Nam
theo quy định của Bộ xây dựng thì đồ án quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm các
giai đoạn sau:

Quy hoạch vùng lãnh thổ -> Quy hoạch chi tiết đô thị -> Quy hoạch chi tiết cụm
công trình -> Thiết kế xây dựng công trình
3.2 Nhiệm vụ
a. Tổ chức sản xuất:
- Quy hoạch đô thị phải đảm bảo hợp lý các khu vực sản xuất, trước tiên là các khu
công nghiệp tập trung, các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở thủ công
nghiệp và các loại hình đặc trưng khác. Phải giải quyết các mối quan hệ giữa các
khu công nghiệp với khu dân cư như với các khu hoạt động khác.
b. Tổ chức đời sống:
- Quy hoạch đô thị có nhiệm vụ tổ chức tốt đời sống và mọi hoạt động khác của
người dân đô thị, tạo cơ cấu hợp lý trong việc phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô
thị nhất là trong việc tổ chức các khu ở, các khu công cộng, phúc lợi xã hội, các khu
cây xanh, khu vui chơi giải trí…
c. Tổ chức không gian kiến trúc và cảnh quan, môi trường đô thị:
- Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của công tác quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hoá
công tác xây dựng đô thị, tạo cho mỗi đô thị một đặc trưng riêng về bộ mặt kiến trúc,
hài hoà với khung cảnh thiên nhiên và địa hình. Cho nên quy hoạch đô thị cần xác
định hướng bố cục không gian kiến trúc, xác định vị trí và hình khối của các công
trình mang tính chủ đạo của đô thị.
II. Các loại hình quy hoạch đô thị
* Tất cả các đô thị đều phải có quy hoạch:quy hoạch cải tạo và quy hoạch xây dựng
phát triển đô thị.Các đồ án quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để quản lý xây
dựng đô thị,tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ bản.
* Có 4 loại hình quy hoạch đô thị:
- Quy hoạch vùng
- Quy hoạch chung

- Quy hoạch phân khu
- Quy hoạch chi tiết
1. Quy hoạch vùng
- Tổng hợp nhằm đánh giá thực trạng và các nguồn lực phát triển của vùng, dự báo
các khả năng phát triển, xây dựng mục tiêu và định hướng phát triển vùng, từ đó đề
ra các chính sách, cơ chế quản lý và các bước phát triển của vùng
2. Quy hoạc chung
- Xác định mục tiêu phương hướng xây dựng cải tạo xây dựng về sử dụng đất, tổ
chức không gian hạ tầng kĩ thuật môi trường nhằm tạo ra một môi trường sống thích
hợp và phát triển bền vững
- Đồ án được nghiên cứu theo từng giai đoạn
+ Dài hạn: 10 – 20 năm
+ Ngắn hạn: 5 – 10 năm


3. Quy hoạch phân khu:
- xác định phạm vi ranh giới diện tích tính chất khu vực lập QH.Chỉ tiêu dự kiến về
dân số về sử dụng đất,hạ tầng kĩ thuật,hạ tầng xã hội,yêu cầu nguyên tắc cơ bản về

phân khu chức năng để đảm bảo phù hợp về không gian kiến trúc đầu nối hạ tầng kĩ
thuật với quy hoạch chungđã được phê duyệt và quy hoạch xung quanh
4. Quy hoạch chi tiết:
- Là việc cụ thể hóa ý đồ của quy hoạch chung và quy hoạch phân khu.Đồ án QH chi
tiết thường được nghiên cứu ở tỉ lệ:1/2000;1/1000;1/500.Tùy theo mức độ và yêu
cầu cụ thể

III. Một số đặc trưng của các đô thị cổ
Khoảng 200.000 năm trước ở thời đồ đá cũ, những tổ tiên của loài người đã sử
dụng những công cụ đơn giản trong hàng nghìn năm nhưng cùng với thời gian các
công cụ đó trở nên tinh xảo và phức tạp hơn. Con người ở thời này sống theo kiểu

săn bắt – hái lượm, cuối cùng đa số các xã hội săn bắt – hái lượm đã phát triển, hay
buộc phải hấp thu vào những tổ chức xã hội nông nghiệp lớn hơn. Một sự thay đổi
lớn, được miêu tả như là một “ cuộc cách mạng” đã diễn ra khoảng thiên niên kỷ 19
TCN với việc hình thành nghề nông. Nông nghiệp đã tạo cơ hội cho các xã hội phức
tạp hơn, cũng được gọi là những nền văn minh. Các vùng lưu vực ven sông trở thành
những cái nôi của những nền văn minh đầu tiên như lưu vực sông Hoàng Hà ở
Trung Quốc, sông Nin ở Ai Cập, và lưu vực sông Ấn ở Pakistan.
Nông nghiệp dẫn tới nhiều thay đổi lớn, nó cho phép một xã hội đông đúc hơn
rất nhiều, và nó tự tổ chức mình vào trong những quốc gia. Nông nghiệp cũng tạo
nên và cho phép sự tích trữ lương thực thặng dư có thể dùng để cung cấp cho những
người không dính dáng trực tiếp tới việc sản xuất lương thực. Sự phát triển của nông
nghiệp cho phép sự xuất hiện của những thành phố đầu tiên. Dần dần các thành phố
xuất hiện ngày càng nhiều trên mỗi quốc gia, bắt đầu hình thành lên những đô thị
như là Ai Cập, La mã, Hy Lạp …
1. Đô thị cổ Ai Cập
- Nhà nước Ai Cập cổ đại là một trong những nhà nước ra đời sớm nhất ở lưu vực
sông Nin vùng đông bắc châu Phi. Nền văn minh Ai Cập cổ đại là một trong những
nền văn minh cổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại.
- Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ,
nặng nề và thần bí. Trước khi nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập
cổ đại, phải nói đến sự khéo tay trong nghề làm đá của những người thợ giỏi trong
xã hội Ai Cập cổ đại. Vật liệu đá trong xã hội Ai Cập có nhiều loại: đá vôi, đá sa
thạch, đá đen, đá thạch anh, đá hoa cương, đá minh ngọc. Đặc trưng kiến trúc Ai
Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên người Ai Cập cổ sử dụng vật liệu
trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa nung, đá các loại. Trong suốt các triều đại Ai
Cập cổ, vật liệu đá được dùng hầu hết cho các công trình như lăng mộ và đền đài.
Đôi khi, các vật liệu gạch có được dùng trong các công việc xây dựng lâu đài của
các vua, pháo đài và một số công trình dân dụng khác như tường bao quanh lâu đài,
đền đài và đô thị và các công trình phụ trợ ít quan trọng trong các đền đài. Rất nhiều
công trình nhỏ của Ai Cập cổ đã bị phá hủy và cuốn trôi theo những cơn giận giữ bất

thường của sông Nil. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khô, nóng của Ai Cập cũng
giúp bảo tồn được khá nhiều các công trình xây bằng gạch chưa nung. Ví dụ, ngày
nay còn lại một số ngôi làng như Deir al-Madinah, pháo đài Buhen và Mirgissa. Các

×