Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện sơn động- bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.38 KB, 33 trang )

Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
I. MỞ ĐẦU
I.1. Tính cấp thiết
Trong quá trình phát triển thì nghèo đói luôn là vấn đề mà nhận được nhiều quan
tâm của chính phủ mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt
Nam. Nghèo đói là 1 vấn nạn mà tại đó các điều kiện thiết yếu phục vụ con người không
đảm bảo và rất dễ gây nên các biến động không tốt cho xã hội như các tệ nạn, ảnh hưởng
đến trật tự xã hội. Một quốc gia được coi là phát triển thì ở đó vấn đề nghèo đói được giải
quyết một cách hiệu quả, công ăn việc làm được tạo ra thường xuyên, người dân có việc
làm ổn định với mức thu nhập cao và đồng đều giữa các khu vực.
Lịch sử Việt Nam chúng ta đã trải qua biết bao thăng trầm do bị ảnh hưởng bởi chiến
tranh nên thời gian mới giành độc lập nền kinh tế đang còn phải nhận bao cấp tình trạng
nghèo đói là khá phổ biến còn nhớ vào những năm 45 chúng ta có đến 2 triệu người dân
chết đói. Tuy nhiên với nỗ lực của Đảng và chính phủ với những cải cách hợp lý thì
chúng ta đã dần xóa đói giảm nghèo thành công. Cụ thể một số thành tích nổi bật đạt
được như: Sau khi đổi mới kinh tế từ sau Nghị Quyết 10 năm 1988 lần đầu tiên chúng ta
đã từ một nước nhận viện trợ chúng ta đã xuất khẩu được lương thực, và tiếp sau những
thành công này ngành xuất khẩu lúa gạo của chúng ta đã lần đầu tiên và cho đến hiện tại
đang là cường quốc xuất khẩu lúa gạo thứ 2 trên thế giới, một thành tích đáng kể trong
công tác xóa đói giảm nghèo đó là vào năm 2008 vừa qua chúng ta đã thoát khỏi danh
sách các nước có thu nhập thấp và trở thành nước có nước có mức thu nhập trung bình,
đó là thành công lớn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo của chính phủ mà được bạn bè thế
giới ngợi khen.
Việt Nam của chúng ta đang trong giai đoạn phát triển , chúng ta đang bước vào giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xã hội đang có nhiều chuyển biến tích cực về mặt
kinh tế nhưng bên cạnh đó nằm trong quy luật chung của phát triển kinh tế nhất là giai
đoạn toàn cầu hóa thì việc phát triển đồng đều các khu vực và vấn đề thu nhập bình quân,
nghèo đói luôn là 1 trong những trở ngại lớn trong quá trình phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trong nhiều năm qua các chính sách của
Chính phủ đang tập trung vào vấn đề xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững mà cụ
thể là các chính sách rất thành công mà đã thực hiện đó là: Chương trình 135, Nghị Quyết


số 30A, các chính sách về hỗ trợ tín dụng, chính sách hỗ trợ đất sản xuất…
Tuy nhiên việc thực hiện các chính sách này thành công hay không, thành công ít hay
nhiều còn phụ thuộc vào tình hình của từng địa bàn và cách thức thực hiện của chính
quyền mỗi địa phương.
Sơn Động là huyện vùng cao nằm ở khu vực Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, cách trung
tâm thành phố Bắc Giang gần 80km. Nơi đây có gần 48% dân cư thuộc 13 dân tộc thiểu
1
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
số. Kinh tế huyện phát triển chậm. Trong nhiều năm qua được sự quan tâm của Đảng,
Chính Phủ bằng nhiều hình thức, chương trình dự án , những dự án phải kể đến như
chương trình 134, 135, 327, dự án giảm nghèo do ngân hàng thế giới WB hỗ trợ…các dự
án đi vào thực hiện đã làm thay đổi dần bộ mặt của Huyện, tuy nhiên sự chuyển biến này
còn khá chậm. Để tìm hiểu quá trình thực hiện các chính sách về xóa đói giảm nghèo tại
Huyện nhóm chúng em chọn đề tài:
“Tình hình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại
Huyện Sơn Động- Tỉnh Bắc Giang”
Qua đó thấy được những thuận lợi cũng như các khó khăn gặp phải, đồng thời đưa ra
được những lời khuyên trong thực hiện chính sách tại địa phương.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu
I.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu, tìm hiểu quá trình thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, đề
xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách trên địa bàn Huyện Sơn Động- Tỉnh Bắc Giang.
I.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xóa đói, giảm nghèo
 Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến chính sách xóa đói giảm nghèo.
 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại Huyện Sơn Động- Tỉnh
Bắc Giang.
 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo
I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu

• Công tác tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Huyện Sơn Động
• Các tác nhân tham gia gồm: Nhà Nước, cộng đồng, người dân, các cơ chế thực hiện chính
sách.
I.3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi không gian
Địa bàn nghiên cứu chính sách Huyện Sơn Động- Tỉnh Bắc Giang
• Phạm vi thời gian
Các số liệu đã công bố được thu thập từ các tài liệu chủ yếu trong những năm 2000, 2005
và giai đoạn 2006-2010, đặc biệt là số liệu từ khi triển khai thực hiện nghị quyết 30A trên
địa bàn Huyện từ 2009-2010.
II. NỘI DUNG
II.1. Một số lý luận về chính sách xóa đói giảm nghèo.
2
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
II.1.1. Khái niệm về nghèo
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu
chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến
nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định
nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn
một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI)
của quốc gia.
Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo
tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong
tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ
may mắn.
Nghèo tương đối. Trong xã hội thinh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh
xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ
các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội
nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
Tiêu chí xác định mức nghèo đói

Sẽ không có chuẩn nghèo chung cho toàn thế giới, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh
tế xã hội của từng vùng, từng quốc gia.
Phương pháp thông dụng để đánh giá mức độ đói nghèo là xác định mức thu nhập có thể
đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của con người, sau đó xác định xem ở trong
nước hoặc vùng có bao nhiêu người có mức thu nhập dưới mức đó. Để phân tích nước
nghèo, nước giầu ngân hàng thế giới đã đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ giầu- nghèo
của các quốc gia bằng mức thu nhập bình quân tính theo đầu người/ năm để đánh giá thực
trạng giầu-nghèo của các nước theo cấp độ sau:
Nước cực giầu: từ 20.000- 25.000USD/ người/ năm
Nước khá giầu: từ 10.000-20.000 USD/ người/năm
Nước trung bình: từ 2.500-10.000USD/ người/năm
Nước cực nghèo: dưới 500 USD/người/năm
Ở Việt Nam Bộ Lao động và thương binh xã hội là cơ quan thường trực trong việc thực
hiện xóa đói giảm nghèo . Cơ quan này đã đưa ra mức xác định khác nhau về nghèo đói
tùy theo từng thời kỳ phát triển của đất nước. Từ năm 1993 đến nay chuẩn nghèo đã được
điều chỉnh qua 6 giai đoạn, cụ thể cho từng giai đoạn như sau:
Lần 1 (giai đoạn 1993- 1995):
Hộ đói : Bình quân thu nhập đầu người quy gạo /tháng dưới 13 kg đối với khu vực thành
thị, dưới 8 kg đối với khu vực nông thôn.
Hộ nghèo: Bình quân thu nhập đầu người quy gạo/tháng dưới 20kg đối với khu vực thành
thị và dưới 15kg đối với khu vực nông thôn.
3
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
Lần 2 (giai đoạn 1995-1997):
Hộ đói; Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới
13 kg tính cho mọi vùng.
Hộ nghèo; Là hộ có thu nhập như sau:
• Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng
• Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dưới 20kg/người/tháng
• Vùng thành thị dưới 25kg/người/tháng

Lần 3 (giai đoạn 1997-2000) (Công văn số 1751/ LĐTNXH)
- Hộ đói : Là hộ có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới
13k, tương đương 45.000 đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng)
- Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập ở các mức tương ứng sau:
• Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dưới 15kg/người/tháng (tương đương 55.000 đồng).
• Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: Dươi 20kg/người/tháng (tương đương 70.000
đồng)
• Vùng thành thị dưới 25kg/người/tháng (tương đương 90.000 đồng)
Lần 4 ( giai đoạn 2001-2005) (quyết định số 1143/2000 QĐ- LĐTBXH) về việc điều
chỉnh chuẩn nghèo (không áp dụng chuẩn đói):
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người//tháng
- Vùng nông thôn đồng bằng : 100.000 đồng/người/tháng
- Vùng thành thị: 150.000 đòng/người/tháng.
Lần 5 : Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2006- 2010) ( Quyết định số 170/2005/ QĐ TTg)
- Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng.
- Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đông bằng) : 200.000 đồng/người/tháng.
Lần 6: Theo tiêu chí mới (giai đoạn 2010-2015):
- Vùng thành thị: Dưới 500.000 đồng/người/tháng.
- Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng) : Dưới 400.000 đồng/người/tháng.
II.1.2. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
II.1.2.1.Đối với vùng nghèo:
Do nhiều nguyên nhân. Đó là các nguyên nhân tổng hòa của các yếu tố thiên tai và nhân
tạo.
- Các yếu tố thiên tai gồm: đất đai xấu, khô cằn, thường xuyên thiếu nước ngọt, địa hình
thấp hoặc quá trũng, độ phì rất thấp, khí hậu, thời tiết khắc nghiệt; mưa, bão xảy ra
thường xuyên, lũ lụt nhiều, nắng nóng, sương muối, băng giá…Các yếu tố trên diễn biến
phức tạp, bất lợi cho sản xuất.
- Các yếu tố nhân tạo : Trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, hủ tục nặng nề, cơ
sở hạ tầng thấp kém, thiếu cán bộ kỹ thuật và quản lý có năng lực, an ninh yếu kém…
Trong nền kinh tế thị trường, vùng nghèo còn là vùng sản xuất tự cung tự cấp là phổ biến,

kinh tế hàng hóa kém phát triển.
4
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
Vùng nghèo cũng có thể được phân loại theo các cách:
+ Vùng có vị trí địa lý tự nhiên không thuận lợi.
+ Vùng bị hậu quả chiến tranh nặng nề.
+ Vùng có tập quán canh tác lạc hậu, hủ tục nặng nề và tệ nạn xã hội nhiều.
+ Vùng đất chật người đông , ngành nghề không có điều kiện phát triển, thu nhập và đời
sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp độc canh cây lúa.
+ Vùng bị ràng buộc bởi những yếu tố và nguyên nhân chủ quan của cơ chế chính sách
kinh tế- xã hội đang tồn tại trên địa bàn.
II.1.2.2. Đối với người (hộ) đói, nghèo: Thường do các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau
đây:
- Nguyên nhân khách quan:
• Điều kiện tự nhiên : Đất đai ít, cằn cỗi, xa xôi hẻo lánh.
• Sự quan tâm và các chính sách của chính quyền trung ương và địa phương không đầy đủ
và không thích hợp.
• Khó khăn nhiều về thị trường cung cấp và tiêu thụ sản phẩm
• Tập quán canh tác lạc hậu
• Thiên tai nặng hoặc thường xuyên xảy ra các thiên tai
• Hậu quả chiến tranh: Người tàn tật, người thuộc diện chính sách tập trung quá đông ở
một vùng.
- Nguyên nhân chủ quan:
• Không có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh
• Không có hoặc thiếu vốn để sản xuất kinh doanh
• Gia đình đông con, neo đơn, sinh đẻ không kế hoạch, ít lao động.
• Gặp rủi ro, đau ốm nặng.
• Ăn tiêu hoang phí, lười lao động, nghiện hút, cờ bạc.
• Gia đình không hòa thuận, chia lìa.
2.1.3. Những ảnh hưởng của nghèo đói đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Qua nghiên cứu thực tế và tổng kết các công trình nghiên cứu của các tác giả về
XĐGN chúng ta thấy đói nghèo là một lực cản trên con đường phát triển kinh tế của mỗi
vùng cũng như của các quốc gia. Trên góc độ cá nhân và gia đình thì tình trạng nghèo đói tạo
thành một vòng luẩn quẩn là: Nghèo đói -> trình độ văn hoá thấp -> thu nhập thấp -> ăn
uống không đầy đủ -> sức khoẻ kém -> năng suất lao động thấp -> làm không đủ ăn -> vay
mượn, nợ nần chồng chất -> nghèo đói; cứ quấn lấy những người nghèo mà họ không biết
phá vỡ mắt xích nào để thoát ra được. Trên góc độ vùng hay quốc gia thì vòng luẩn quẩn là:
5
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang

Nhìn vào đó ta có thể thấy rằng nghèo đói có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hưng, thịnh
của quốc gia, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên XĐGN thường phải áp
dụng một hệ thống các giải pháp trong thời gian dài thì mới có được kết quả chắn chắn và
bền vững.
2.1.4. Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo
Hỗ trợ giảm nghèo là quá trình sử dụng cơ chế chính sách, nguồn lực của Chính
Phủ, của các tổ chức kinh tế- xã hội trong và ngoài nước để hỗ trợ cho quá trình xóa đói
giảm nghèo thông qua thực hiện các cơ chế chính sách, các giải pháp đầu tư công để tăng
cường năng lực vật chất và nhân lực tạo điều kiện cho người nghèo và vùng nghèo có cơ
hội phát triển nhanh và bền vững, giải quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng
nhóm mục tiêu và xây dựng tính bền vững và tự lập cho cộng đồng.
Cần nhìn nhận bản chất của hỗ trợ xóa đói giảm nghèo khác với bao cấp
BAO CẤP
Sự làm thay, chi trả thay
Can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh tế-
xã hội nào đó
Thông qua trợ giá, cho không
Thường làm nhiễu loạn hệ thống giá
Ít tính đến nhóm mục tiêu của sự tác động
HỖ TRỢ

Sự giúp đỡ, hỗ trợ
Can thiệp nhằm khắc phục thất bại thị
trường
Thông qua hỗ trợ vật chất, nhân lực
Ít làm nhiễu loạn các hệ thống giá
Có tính đến nhóm mục tiêu của hỗ trợ
Nguồn: Đỗ Kim Chung, 2010, Một số lý luận và thực tiễn về hỗ trợ giảm nghèo và đầu tư
công cho giảm nghèo. Tạp chí khoa học và phát triển tập 8 số 4 tr 708-718
2.1.5. Một số khái niệm về xóa đói giảm nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo
2.1.5.1. Xóa đói giảm nghèo
6
CÁC HOẠT ĐỘNG
KINH TẾ - XÃ HỘI
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính sách của nhà nước và xã hội
hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể
tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối
thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực, quốc gia.
2.1.5.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo
Là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử
dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực
hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo từ đó xây
dựng một xã hội giầu đẹp.
Mục tiêu của các chính sách về xóa đói giảm nghèo cho các đối tượng thuộc diện
nghèo đói ở nước ta, giảm bớt khoảng cách giầu nghèo trong xã hội, nhằm mục tiêu tổng
quát xây dựng một đất nước dân giầu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.1.5.3. Các chính sách xóa đói giảm nghèo
• Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135)
• Chương trình hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo( chương trình 134)

• Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở (chương trình 167)
• Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
• Dự án giảm nghèo của ngân hàng thế giới WB
• Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo nghị quyết 30A
2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Sơn Động là một huyện miền núi, cách thành phố Bắc Giang 80km nằm ở phía Đông Bắc
của tỉnh Bắc Giang.
- Phía bắc giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập cảu tỉnh Lạng Sơn
- Phía nam giáp huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
- Phía tây giáp 2 huyện Lục Nam và Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang
Đơn vị hành chính của Huyện có 21 xã và 2 thị trấn ( An Châu và Thanh Sơn) huyện có 2
tuyến đường quốc lộ ( gồm quốc lộ 279 và quốc lộ 31) và 2 tuyến tỉnh lộ ( tỉnh lộ 291,
293) chạy qua. Với vị trí địa lý như vậy Huyện Sơn Động có điều kiện tương đối thuận
lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội và giao lưu với các huyện trong tỉnh cũng như với
các tỉnh lân cận, với Trùn Quốc qua cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh và Lạng Sơn.
b. Đặc điểm địa hình, đất đai
 Đặc điểm địa hình
Sơn Động có địa hình đặc trưng của miền núi, bị chia cắt mạnh. Hướng dốc chính từ
Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 450m, độ dốc khá lớn, đặc biệt là các xã
nằm ven dẫy núi Yên Tử . Ngoài ra Huyện còn có các cánh đồng nhỏ, hẹp nằm xen kẽ
với các dải đồi núi.
7
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
 Tình hình đất đai của huyện
Đất đai của huyện Sơn Động chủ yếu là các loại đất đỏ vàng trên phiến sét, đất vàng nhạt
trên đá…Diện tích đất của huyện qua 3 năm có sự biến động nhỏ, đó là diện tích đất tự
nhiên tăng 87ha do đo đạc lại diện tích toàn huyện.
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện rất lớn chiếm trên 80% diện tích đất nông nghiệp.

Diên tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp tăng nhẹ qua các năm, tốc độ tăng
bình quân là 3.6%/năm. Sở dĩ đất lâm nghiệp tăng là do diện tích đất chưa sử dụng của
huyện được chuyển vào sản xuất lâm nghiệp. Trong cơ cấu đất lâm nghiệp thì đất rừng
sản xuất chiếm ỷ lệ khá lớn và tăng dần qua các năm, năm 2008 là 23428ha, năm 2010 là
31540ha, tăng bình quân là 16% đây là điều kiện thuận lợi để tăng cường sản xuất lâm
sản ngoài gỗ. Ngược lại với rừng sản xuất thì diện tích rừng phòng hộ lại giảm dần qua
các năm tương ứng là 0.47% và 24.96 do chuyển đổi rừng nghèo kiệt thành rừng sản
xuất. Diện tích rừng đặc dụng không thay đổi qua các năm nhưng do diện tích đất lâm
nghiệp tăng lên nên cơ cấu đất rừng đặc dụng giảm. Rừng đặc dụng là nơi bảo tồn nguồn
gen lâm sản ngoài gỗ quý giá vì vậy cần được quan tâm, bảo vệ.
Nhìn chung đặc điểm đất đai của huyện khá đa dạng, phong phú phân bố ở các địa hình
dốc, cho phép phát triển sinh thái nông- lâm nghiệp. Việc khai thác sử dụng đất đai phải
gắn với phát triển rừng, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, bên cạnh đó cần có sự can thiệp
của các đơn vị chức năng để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế trên diện tích đất sản xuất, vừa
đảm bảo diện tích rừng đầu nguồn, đem lại thu nhập, xóa đói giảm nghèo và sự phát triển
bền vững cho kinh tế huyện.
8
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
c. Đặc điểm về khí hậu, thủy văn
- Đặc điểm về khí hậu
Huyện Sơn Động nằm cách bờ biển Quảng Ninh không xa, nhưng do án ngữ bởi dãy núi
Yên Tử ở phía đông nên Sơn Động có đặc điểm khí hậu lục địa miền núi. Hàng năm có 4
mùa đặc trưng. Theo chế độ mưa có thể chia khí hậu của huyện thành 2 mùa khô và mùa
mưa.
Với điều kiện khí hậu như trên, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông-lâm-ngư
nghiệp, đặc biệt là sản xuất cây hàng năm và canh tác trên đất dốc. Tuy nhiên, việc trồng
và phát triển một số cây ăn quả, cây dược liệu lại có những thuận lợi nhất định.
- Đặc điểm về thủy văn
Chế độ thủy văn ở các sông ở Sơn Động phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng
điều tiết của lưu vực. Sơn Động là thượng nguồn của sông Lục Nam. Mật độ sông suối

của huyện khá dầy, nhưng đa phần là đầu nguồn nên lòng sông , suối hẹp, độ dốc lớn, lưu
lượng nước hạn chế,đặc biệt về mùa khô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành các dải
thung lũng hẹp và các con suối lớn nhỏ có mật độ khá dày, có nhiều hồ đập lớn nhỏ chứa
nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a. Tình hình dân số và lao động của huyện
9
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
Trong tổng số hơn 4000 lao động thì lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với trên
84.79% lao động nông nghiệp giảm qua các năm tương ứng là 0.36% và 3.66% do xu
hướng càng ngày lao động trong nông nghiệp càng giảm và tăng dần lao động trong
ngành CN-XD, TM-DV.
b. Tình hình cơ sở vật chất của huyện
Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, những năm qua, cơ sở vật chất của huyện Sơn
Động đã có nhiều đổi thay. Đặc biệt hệ thống cơ sở hạ tầng về điện, đường, trường, trạm
được cải thiện tốt hơn nhờ các chương trình 135, 134, dự án WB…đến nay trên địa bàn
huyện đã có trạm biến áp phục vụ điện cho 22/23 xã, thị trấn của huyện.
2.3. Một số chính sách có liên quan đến chính sách xóa đói giảm nghèo được thực
hiện trên địa bàn huyện.
Là một trong những huyện nghèo nhất của Bắc Giang, Sơn Động được TW và
Tỉnh tập trung đầu tư. Do đó, hầu hết các chương trình đầu tư công cho giảm nghèo và
phát triển kinh tế của tỉnh đều được thực hiện ở Sơn Động. Có thể kể đến một số chương
trình quan trọng sau:
 Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135).
Các giải pháp Sơn Động đã thực hiện là tập trung đầu tư công cho:
10
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
- Xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, giao thông nông thôn, trường, trạm, thủy lợi, nước sạch,
nhà văn hóa, chợ)
- Hỗ trợ phát triển sản xuất( cung cáp tín dụng, khuyến nông, vật tư kỹ thuật, mô hình giảm

nghèo)
- Hỗ trợ cải thiện dịch vụ, trợ giúp pháp lý
- Nâng cao năng lực cán bộ và cộng đồng. Vốn chủ yếu do ngân sách cấp, ngoài ra còn có
vốn do dân góp bằng hiện vật hoặc ngày công.
 Chương trình hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo ( chương trình 134)
Mục tiêu chương trình: Hỗ trợ sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt, nâng cao đời
sống cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Các giải pháp chủ yếu
để thực hiện hỗ trợ giảm nghèo là: Hỗ trợ bằng tiền để xây dựng các công trình nhà ở cấp
nước sạch tập trung và phân tán, hỗ trợ xây dựng nhà ở đất sản xuất cho các hộ nghèo là
các dân tộc thiểu số. Nguồn vốn từ NSNN, sau 4 năm thực hiện (2004-2008) đạt
13752.859 triệu đồng. Vốn tự có của đối tượng thụ hưởng chính sách và hỗ trợ của cộng
đồng: 14902.08 triệu đồng.
Quá trình thực hiện: Ban chỉ đạo huyện tổng hợp kết quả khảo sát nhu cầu cần hỗ trợ đất
ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt của đồng bào DTTS nghèo, lập đề án trình
UBND tỉnh phê duyệt. Trong quá trình thực hiện, BCĐ huyện xây dựng kế hoạch chi tiêu
định kỳ đầu tư hàng năm theo hạng mục làm cơ sở để UBND tỉnh giao kế hoạch thực
hiện. Căn cứ kết quả rà soát, các trưởng thôn, bản tổ chức họp dân xét lựa chọn các đối
tượng thụ hưởng, lập danh sách đề nghị lên UBND xã, BCĐ chương trình của xã lập tờ
trình đề nghị lên huyện, BCĐ huyện rà soát các đối tượng theo hướng dẫ rồi đề nghị tỉnh
cấp kinh phí thực hiện.
 Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
Mục tiêu chương trình: Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, củng cố thành
quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả, cải thiện một bước
điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhóm hộ nghèo.
Các giải pháp chủ yếu để giảm nghèo:
- Hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập thông qua cung tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hỗ trợ
đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, thực hiện các dự án khuyến nông-lâm-ngư và
hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề , cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt

khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, dạy nghề cho người nghèo và nhân rộng
mô hình giảm nghèo.
- Nhóm chính sách tạo cơ hội đề người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội: y tế, giáo dục,
nhà ở và nước sinh hoạt và trợ giúp pháp lý cho người nghèo
- Nâng cao năng lực và nhận thức giảm nghèo, giám sát đánh giá
11
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo chung , trong quá trình thực hiện, chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình 134,135,661…
các hợp phần chương trình được phân cấp thực hiện, có thể chủ đầu tư là huyện hoặc chủ
đầu tư là các cơ quan ban ngành cấp tỉnh.
 Dự án giảm nghèo của ngân hàng thế giới (WB)
Mục tiêu của chương trình: Hướng đến vùng có đông người nghèo, tăng cường khả năng
tiếp cận của người dân nghèo với cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kinh tế, xã hội cũng như
tăng cường năng lực sản xuất, thể chế của chính quyền địa phương và cộng đồng.
Các giải pháp chủ yếu: bao gồm đầu tư công xây dựng công trình giao thông, xây dựng
chợ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và đầu tư cho giáo dục-y tế, đào tạo nghề. Huy động
vốn: Nguồn vốn bao gồm; Vốn tín dụng IDA và vốn đồng tài trợ DFID, vốn đối ứng từ
NSTW và ngân sách địa phươn, vốn tự có của người dân góp ( chủ yếu bằng hiện vật và
công lao động).
 Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo nghị quyết 30a
Mục tiêu của chương trình: được xác định trong nghị quyết 30a /2008/NQ-CP. Theo đó
tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện giảm xuống còn 40% vào năm 2010 xuống bằng mức trung
bình của tỉnh vào năm 2015 và xuống bằng mức của khu vực vào nă 2020. Thu nhập bình
quân của các hộ nghèo vào năm 2020 sẽ cao gấp 5,6 lần hiện nay. Tỷ lệ lao động nông
thôn được tập huấn và đào tạo đạt trên 25% vào năm 2010 trên 40% vào năm 2015, trên
50% vào năm 2020. Đến năm 2020 giao thông sẽ thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và
cơ bản có đường ô tô về tới các thôn bản đã được quy hoạch điện sinh hoạt được cấp cho
hầu hết dân cư, điều kiện học tập,chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, tinh thần gìn giữ bản sắc
dân tộc được đảm bảo.

Các giải pháp chủ yếu gồm:
- Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm cho lao động ( bao gồm cả đưa người lao động ở huyện
nghèo đi lao động nước ngoài)
- Đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí
- Bổ sung nguồn lực con người ở các cấp quản lý và các tổ công tác
- Đầu tư cơ sở hạ tầng ở các cấp thôn, bản xã, huyện
Nguồn vốn của chương trình gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, trái phiếu chính
phủ, vốn tín dụng đầu tư, vốn đóng góp của doanh nghiệp và dân cư, vốn thực hiện các
chương trình, dự án hiện hành được ghi trong kế hoạch hàng năm và 5 năm.
2.4. Tình hình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện theo
nghị Quyết 30A tại huyện Sơn Động
2.4.1. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách
Nhằm nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về ý nghĩa tầm quan trọng, mục tiêu
chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo nhằm nâng cao trách
nhiệm của các cấp các ngành, các tổ chức và người dân về công tác xóa đói giảm nghèo
12
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
trên địa bàn huyện, tuyên truyền các mô hình, cá nhân, tập thể làm tốt công tác xóa đói
giảm nghèo.
- Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm
nghèo, gương cá nhân điển hình về công tác xóa đói giảm nghèo, các mô hình xóa đói
giảm nghèo. Phổ biến, giáo dục pháp luật, ngăn chặn, đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã
hội.
- Hình thức thông qua các hoạt động: tờ rơi áp phích, các hội nghị chuyên đề, các bản tin
trên hệ thống phát thanh truyền hình, các hoạt động văn hóa văn nghệ với chủ đề xóa đói
giảm nghèo.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân nói chung
và đặc biệt các hộ nghèo nói riêng nhằm giúp họ nâng cao nhận thức về chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước, của huyện đối với việc xóa đói giảm nghèo trong giai
đoạn tới.

- Tuyên truyền, động viên, vận động các hộ nghèo tự lực, tự cường nâng cao ý thức cố
gắng lỗ lực không chông chờ ỷ lại vào xã hội bằng cách vượt qua khó khăn vươn lên
thoát nghèo.
- Sử dụng các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng; truyền hình, báo, đài phát
thanh địa phương làm thay đổi dần về nhận thức cách thức, cách làm nhằm tưng bước
nâng cao dân trí cho nhân dân trong toàn huyện, nhất là những vùng còn nhiều hộ nghèo.
- Tổ chức các buổi hội thảo, các buổi liên hoan văn nghệ tại địa phương với chủ đề xóa đói
giảm nghèo, đòng thời phổ biến các chương trình, mục têu xóa đói giảm nghèo đến người
dân. Các chương trình này giao cho các tổ chức, đoàn thể nghệ nghiệp như: Hội khuyến
nông, Phòng kế hoạch và phát triển nông thôn, trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật và các xã
xây dựng chuong trình phối hợp tổ chức nhằm chuyển giao kĩ thuật, kinh nghiệm sản
xuất cho nông dân.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền cổ động cho phong trào đổi mới tư duy, đổi mới
phương thức làm ăn và hướng dẫn cách thoát nghèo, làm giàu chính đáng như các hoạt
động của hội phụ nữ, đoàn thanh niên…
2.4.2. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 30a
Các ngành tổng hợp nhu cầu từ các xã, và lựa chọn ưu tiên đầu tư:
Nội dung đề án liên quan đến lĩnh vực của ngành nào thì ngành đó làm chủ nhiệm điều
hành. UBND các xã chỉ gửi về nhu cầu đầu tư của xã mình về ban ngành chuyên môn của
huyện. UBND xã tập hợp nhu cầu của thôn bản. Các ban ngành của huyện dựa trên định
hướng chung của huyện để xây dựng kế hoạch triển khai các chương trình dự án cho
ngành. Các ngành trong huyện tổng hợp nhu cầu từ các xã, lựa chọn ưu tiên đầu tư, lựa
chọn các công trình thiết yếu theo nhu cầu của huyện và khả năng về vốn. Sau đó thông
báo cho xã về các nhu cầu đã được chọn. Như vậy, việc lựa chọn ưu tiên kế hoạch vẫn từ
trên xuống là chủ yếu. Do hạn hẹp kinh phí, không thể dàn đều hạng mục đầu tư cho các
13
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
xã. Như vậy, việc lựa chọn ưu tiên đầu tư ở huyện là do các ban ngành cấp huyện quyết
định, chưa có sự tham gia của cộng đồng và tư vấn sâu rộng của cấp xã.
Kế hoạch thực hiện của các xã: các xã chỉ được huyện thông báo về nhu cầu đã được

chọn. Xã thông báo về thôn các nhu cầu đã được huyện chọn. Xã lập theo từng năm và
cho từng thôn. Thôn tổng hợp rồi thông báo lại, xã tổng hợp kế hoạch của của các thôn.
Tuy nhiên, các xã không có kế hoạch triển khai riêng cho từng tháng từng quý, chủ yếu
phối hợp các ban ngành ở huyện để triển khai các nội dung kế hoạch hàng năm đã được
huyện phê duyệt.
2.4.3. Phân cấp trong triển khai thực hiện:
Huyện có ban chỉ đạo triển khai đề án 30a trong đó đồng chí Bí thư huyện ủy làm
trưởng ban, Chủ tịch làm phó trưởng ban và các ban ngành liên quan gồm 17 thành viên.
Sau khi có ban chỉ đạo, UBND huyện thành lập 4 tiểu ban bao gồm Ban xây dựng và cơ
sở hạ tầng, Ban văn hóa xã hội và y tế, Ban nông lâm nghiệp và Ban đào tạo cán bộ. Bộ
phận thường trực của ban chỉ đạo nằm tại Văn phòng UBND huyện. Thường trực Ban chỉ
đạo bao gồm chủ tịch UBND huyện, 2 phó chủ tịch UBND huyện và trưởng phòng lao
động Thương binh và xã hội. Bộ phận này theo dõi, tình hình triển khai thực hiện chương
trình báo cáo cho Ban chỉ đạo triển khai đề án.
Phân cấp quản lý: trao quyền cho chính quyền cơ sở xã về xác định nhu cầu, xác định
mục tiêu, phân bố nguồn lực đã có cho mục tiêu, tổ chức thực hiện, giám sát kiểm tra,
quản lý và vận hành duy tu.
2.4.4. Huy động nguồn lực
Nguồn vốn của chương trình gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, trái phiếu
Chính Phủ, vốn tín dụng đầu tư, vốn đóng góp của doanh nghiệp và cư dân.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội và các Bộ liên quan phân bổ vốn sự nghiệp cho huyện.
Nguồn vốn đầu tư cho huyện suốt cả giai đoạn là 2715,264 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ
Trung ương là 2577,685 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương 119,464 tỷ đồng; vốn huy
động cộng đồng đạt 18,115 tỷ đồng. Nguồn vốn này dự kiến phân bổ vào các lĩnh vực cụ
thể.
2.4.5. Nội dung theo văn bản nghị quyết 30A
A. Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập
1. Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để
trồng rừng sản xuất:

a) Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng
tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) được
hưởng tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha/năm;
14
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
b) Hộ gia đình được giao rừng sản xuất (các loại rừng sau khi quy hoạch lại là rừng sản
xuất, nhưng không thuộc loại rừng được khoán chăm sóc, bảo vệ nêu tại điểm a) và giao
đất để trồng rừng sản xuất theo quy hoạch, được hưởng các chính sách sau:
- Được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng sản xuất được giao và trồng;
- Được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất từ 02 - 05
triệu đồng/ha (mức hỗ trợ cụ thể căn cứ giá giống của từng địa phương do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định);
c) Đối với hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để
trồng rừng sản xuất, ngoài chính sách được hưởng theo quy định tại các điểm a, b nêu
trên còn được hỗ trợ:
- Được trợ cấp 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực (thời
gian trợ cấp gạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quyết định, nhưng tối đa không quá 7 năm);
- Được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực
diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao để trồng rừng sản
xuất;
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước để
trồng rừng sản xuất.
2. Chính sách hỗ trợ sản xuất
a) Bố trí kinh phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng huyện, xã,
nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai;
b) Đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hoá hoặc tạo ruộng bậc thang để
sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha khai hoang; 05 triệu đồng/ha phục
hoá; 10 triệu đồng/ha ruộng bậc thang;

c) Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật
nuôi có giá trị kinh tế cao; ưu tiên hỗ trợ trồng lúa lai, ngô lai;
d) Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước
để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản;
đ) Đối với hộ nghèo, ngoài chính sách được hưởng theo quy định tại khoản 1, các điểm a,
b, c, d khoản 2 còn được hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và phát triển
ngành nghề:
15
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
- Được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 2 năm để
mua giống gia súc (trâu, bò, dê) hoặc giống gia cầm chăn nuôi tập trung hoặc giống thuỷ
sản; hỗ trợ một lần: 01 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại chăn nuôi hoặc tạo diện tích nuôi
trồng thuỷ sản và 02 triệu đồng/ha mua giống để trồng cỏ nếu chăn nuôi gia súc;
- Hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm;
- Đối với hộ không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu, thủ
công nghiệp tạo thu nhập được vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ, với lãi suất 0% (một lần).
3. Đối với hộ nghèo ở thôn, bản vùng giáp biên giới trong thời gian chưa tự túc được
lương thực thì được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng.
4. Tăng cường, hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực
vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các huyện nghèo để xây dựng các trung tâm
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thành những trung tâm chuyển giao khoa học kỹ
thuật, công nghệ và dịch vụ thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn. Bố trí kinh phí
khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung các
huyện khác; hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo, huấn luyện được cấp tài liệu, hỗ trợ 100% tiền
ăn ở, đi lại và 10.000 đồng/ngày/người; mỗi thôn, bản được bố trí ít nhất một suất trợ cấp
khuyến nông (gồm cả khuyến nông, lâm, ngư) cơ sở.
5. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến,
kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo:
a) Được hưởng các điều kiện thuận lợi và ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của

nhà nước;
b) Đối với cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo được
ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước.
6. Hỗ trợ mỗi huyện 100 triệu đồng/năm để xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản
phẩm, nhất là nông, lâm, thuỷ đặc sản của địa phương; thông tin thị trường cho nông dân.
7. Khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu đãi thu hút các tổ chức, nhà khoa học
trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ở địa bàn, nhất
là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất ở các huyện
nghèo.
8. Chính sách xuất khẩu lao động: hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng văn
hóa, đào tạo định hướng (bao gồm cả ăn, ở, đi lại, trang cấp ban đầu, chi phí làm thủ tục
và cho vay vốn ưu đãi) để lao động các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động; phấn
16
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
đấu mỗi năm đưa khoảng 7.500 - 8.000 lao động ở các huyện nghèo đi làm việc ở ngoài
nước (bình quân 10 lao động/xã).
B. Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí
1. Chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: bố trí đủ giáo viên cho các
huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà“bán trú dân nuôi”, nhà ở cho giáo viên ở các thôn,
bản; xây dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyện theo hướng liên thông với các cấp học ở
huyện (có cả hệ phổ thông trung học nội trú) để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại
chỗ cho các huyện nghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo ưu đãi theo hình thức
cử tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số, ưu tiên các chuyên ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình, đào tạo giáo viên thôn, bản, trợ
giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
2. Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm: đầu tư xây dựng mỗi huyện 01 cơ sở dạy
nghề tổng hợp được hưởng các chính sách ưu đãi, có nhà ở nội trú cho học viên để tổ
chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành
nghề phi nông nghiệp; dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các
doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.

3. Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ: đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ
sở cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng; ưu tiên
tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào tạo,
bổ sung cán bộ cho địa phương.
4. Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở: tổ chức tập huấn, đào
tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã, huyện về kiến thức quản lý
kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch.
5. Tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đẩy
mạnh công tác truyền thông, vận động kết hợp cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia
đình để nâng cao chất lượng dân số của các huyện nghèo.
C. Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo
1. Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận
các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với
các huyện nghèo; thực hiện chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân
chuyển; có chế độ tiền lương, phụ cấp và chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi
hoàn thành nhiệm vụ.
17
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
2. Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút, khuyến khích trí thức trẻ
về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo.
D. Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện
1. Đẩy nhanh thực hiện quy hoạch các điểm dân cư ở những nơi có điều kiện và những
nơi thường xảy ra thiên tai; nâng cao hiệu quả đầu tư.
2. Sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách hàng năm (bao gồm vốn
cân đối ngân sách địa phương và hỗ trợ từ ngân sách trung ương), vốn trái phiếu Chính
phủ, vốn từ các chương trình, dự án, vốn ODA để ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ
tầng kinh tế - xã hội sau đây:
a) Đối với cấp huyện: trường trung học phổ thông; trường Dân tộc nội trú huyện (bao
gồm cả nhà ở cho học sinh) có quy mô đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân

tộc thiểu số trên địa bàn; cơ sở dạy nghề tổng hợp huyện (bao gồm cả nhà ở cho học
viên); bệnh viện huyện, bệnh viện khu vực, trung tâm y tế dự phòng huyện đạt tiêu
chuẩn; trung tâm dịch vụ tổng hợp về nông, lâm, ngư nghiệp; các công trình thuỷ lợi quy
mô cấp huyện, liên xã; đường giao thông từ tỉnh đến huyện, từ trung tâm huyện tới xã,
liên xã; các trung tâm cụm xã;
b) Đối với cấp xã và dưới xã: đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu (gồm cả kinh
phí sửa chữa, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư) ở tất cả các xã
trên địa bàn huyện (trừ thị trấn), bao gồm: trường học (lớp học, trường học, kể cả trường
mầm non, lớp mẫu giáo, nhà ở bán trú dân nuôi, nhà ở cho giáo viên); trạm y tế xã đạt
tiêu chuẩn (gồm cả nhà ở cho nhân viên y tế); đường giao thông liên thôn, bản, đường
vào các khu kinh tế, sản xuất tập trung (gồm cả cầu, cống); thuỷ lợi phục vụ tưới và tiêu
cho sản xuất nông nghiệp (kênh mương nội đồng và thủy lợi nhỏ); điện phục vụ sản xuất
và dân sinh; công trình nước sinh hoạt (tập trung hoặc phân tán, đào giếng, xây bể); chợ
trung tâm xã; trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa xã, thôn, bản; xử lý chất thải,
tạo mặt bằng các cụm công nghiệp, làng nghề.
 Qua 3 năm huyện Sơn Động đã đầu tư hỗ trợ giảm nghèo theo Nghị quyết 30a được
133.114,82 triệu đồng, tập trung vào 7 nhóm lĩnh vực, trong đó hỗ trợ cho nông nghiệp là
lớn nhất, chiếm 31%, sao đó đến hỗ trợ tín dụng(28%) và đầu tư cơ sở hạ tầng(24%).
Việc hỗ trơn trên chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thực tế của người nghèo, đó là nhu cầu về
giống cây trồng vật nuôi, nguồn nước cho sản xuất:tiền vốn cho vật tư, thiết bị sản xuất
kinh doanh và nhu cầu giao thông đi lại của nhân dân (Bảng 1)
Bảng 1. Vốn hỗ trợ giảm nghèo theo NQ 30a trên địa bàn huyện năm 2009-2011
1 Lĩnh vực
hỗ trợ
Tổng 2009 2010 2011 So sánh(%)
Giá trị Cơ cấu
%
2010/2
009
2011/201

0
18
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
1 Nông lân
nghiệp và
thủy lợi
41720,10 31,34 8256,60 15835,90 17627,60 191,80 111,31
2 Y tế 7275 5,47 2001 1876 3398 93,75 181,13
3 GDDT 8432 6,33 2361,5 2971 3100 125,81 104,34
4 Văn hóa-
thông tin
4493 3,38 0 55 4438 - 8069,09
5 Đào tạo,
cán bộ
955 0,72 80 152 723 190 575,66
6 Tín dụng 38288,22 28,76 8720,4 11253,92 18313,9 129,05 162,73
7 Xây dựng
CSHT
31951 24 14977 2701 14333 18,11 530,66
Cộng 133114,82 100 36336,5 3484482 61933,50 95,89 177,74
DVT: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sơn Động
a. Lĩnh vực nông lâm nghiệp
Nông lâm nghiệp và thủy lợi là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong công tác hỗ trợ
giảm nghèo đối với huyện Sơn Động; vì là huyện nghèo, các hoạt động kinh tế chủ yếu là
sản xuất nông lâm nghiệp, chưa chủ động được nguồn trong sản xuất. Do vậy, khi có đề
án hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết 30a, huyện đã tập trung nguồn vốn để đầu tư phát
triển nông lâm nghiệp và các công trình thủy lợi; trong đó tập trung đầu tư cho các nội
dung xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2009-2020; quy
hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2010-2020; giao đất rừng và khoán bảo vệ rừng

cho nhân dân gắn với việc hỗ trợ gạo cho các hộ nhận khoán ; hỗ trợ mua giống cây
trồng, vật nuôi và phân bón để chuyển đổi sản xuất tạo giá trị kinh tế cao; tổ chức tập
huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật và dạy nghề cho nông dân; đầu tư xây dựng hệ thống
thủy lợi để chủ động nguồn nước trong sản xuất để tăng diện tích đất canh tác và đảm bảo
ổn định sản xuất. Qua 3 năm huyện đã đầu tư hỗ trợ phát triền nông lâm nghiệp và thủy
lợi là 41.720,10 triệu đồng, trong đó đầu tư cho các công trình thủy lợi là 24116 triệu
đồng, chiếm 57,8%, còn lại hỗ trợ các hạng mục khác trong nông lâm nghiêp.(Bảng 2)
Bảng 2. Vốn hỗ trợ phát triển nông-lâm-ngư-nghiệp từ chương trình 30a năm 2009-2011
TT Loại hỗ trợ Tổng Năm
2009 2010 2011
1 Quy hoạch nông nghiệp 496 496 - -
2 Quy hoạch lâm nghiệp 370 370
3 Giao rừng về đất lâm nghiệp 4340 1190 1620 1530
4 Hỗ trợ kinh phí khoán chăm sóc và bảo
vệ rừng(200ng/ha)
746,80 102 286,8 358
19
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
5 Hỗ trợ lần đầu giống cây trồng(2-5 triệu
đồng/ha)
1285,90 641 - 64490
6 Hỗ trợ hộ nghèo nhận khoán chăm sóc và
bảo vệ rừng
2272 694 878 700
7 Hỗ trợ một lần tiền mua giống, phân bón,
chuyển đổi cây trồng vật nuôi có giá trị
kinh tế cao
7402,70 2347 2721 2434,7
8 Hỗ trợ 100% tiền vắc xin tiêm phòng các
dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm

590,2 286,6 303,6
9 Tập huấn chuyển giao KHKT cho nông
dân
100 100
10 Hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi
cấp huyện, liên xã
24116 2500 10026 11590
Cộng 41720 8256 15835,9 17627,6
DVT: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sơn Động
b. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp. TM-DV và GTVT
Sau khi có nghị quyết 30a huyện tiến hành xây dựng đề án tổng thể cho giảm
nghèo nhanh và bền vững theo nghị quyết 30a của Chính Phủ, sau đó trình UBND tỉnh
phê duyệt đề án; trên cơ sở đề án đã được phê duyệt, ngoài các nội dung hỗ trợ cho các
lĩnh vực như: nông lâm nghiệp và thủy lợi; y tế….huyện còn quan tâm hỗ trợ đầu tư các
công trình phúc lợi công cộng khác như:chợ trung tâm huyện, các tuyến đương giao
thông liên thôn, liên xã để phục vụ việc lưu thông đi lại và trao đổi mua bán của nhân dân
trong và ngoài huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo cho người
dân. Tổng vốn đầu tư hỗ trợ cho xây dựng cho cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn 30a qua 3
năm là 31951 triệu đồng, trong đó chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực sưa chữa, nâng cấp
đường giao thông liên thôn, xã(25808tr.đồng) chiếm 80,7%.
Bảng 3. Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a đầu tư cho CSHT (DVT: triệu đồng)
TT Loại hỗ trợ Tổng Năm
2009 2010 2011
1 Xây dựng đề án 30a 452 452 - -
2 GPMB xây dựng công ty
may sơn động
1818 1818 - -
3 Hỗ trợ sửa chữa, nâng
cấp, duy tu chợ trung

3873 3873 - -
20
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
tâm huyện
4 Đầu tư cầu ngầm, đường
giao thông liên thôn, liên

25808 8774 2701 14333
Cộng 31951 14917 2701 14333
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sơn Động
c. Lĩnh vực y tế
UBND huyện đã giao phòng y tế, trung tâm dân số-KHHGĐ và BQL dự án xây
dựng huyện triển khai trợ cấp kinh phí tăng cường nguồn lực thực hiện chính sách dân số,
kế hoạch hóa gia đình; đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ y tế thôn bản, xã, huyện; hỗ trợ
GDMP mở rộng bệnh viện đa khoa; hỗ trợ xây dựng trung tâm y tế dự phòng huyện và
đầu tư xây dựng mua sắm trang thiết bị các trạm y tế xã. Qua 3 năm đã đầu tư cho các
lĩnh vực trên là 7275 triệu đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư xây dựng mở rộng bệnh viện
đa khoa huyện, hỗ trợ GPMB xây dựng mới trung tâm y tế dự phòng của huyện với diện
tích trên và các trạm y tế chiếm tới 90%
Bảng 4. Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho phát triển y tế năm 2009-2011
TT Loại hỗ trợ Tổng Năm
2009 2010 2011
1 Hỗ trợ xây dựng bệnh viện huyện 885 885 - -
2 Hỗ trợ xây dựng trung tâm y tế dự
phòng huyện
416 416 - -
3 Hỗ trợ nâng cấp, duy tu trạm y tế xã 5260 700 1560 3000
4 Đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ y tế
thôn bản, xã, huyện
169 - 74 95

5 Trợ cấp kinh phí tăng cường nguồn
lực thực hiện chính sách dân số, kế
hoạch hóa gia đình
545 - 242 303
Cộng 7275 2001 1876 3398
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sơn Động
d. Giáo dục đào tạo và dạy nghề tạo việc làm
Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với 62 huyện nghèo. Theo nghị quyết, các huyện này được đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị dạy nghề cho trung tâm dạy nghề.
• Tiếp tục hỗ trợ đầu tư thiết bị dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề công lập huyện được
đầu tư giai đoạn 2006-2009 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng dạy
nghề, mức hỗ trợ 3 tỷ đồng/trung tâm.
21
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
• Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường xuyên ở những
huyện chưa có trung tâm dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, mức hỗ
trợ 1 tỷ đồng/trung tâm.
• Các trường cơ sở đào tạo có đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn được tham
gia lao động dạy nghề cho lao động nông thôn bằng nguồn kinh phí quy định trong đề án
này và được cung cấp chương trình, giáo dục, học liệu và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm: đầu tư xây dựng mỗi huyện 01 cơ sở dạy
nghề tổng hợp được hưởng các chính sách ưu đãi, có nhà ở nội chú cho học viên để tổ
chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành
nghề phi nông nghiệp, dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các
doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.
• Đối với ngành giáo dục có các nhóm chính sách đặc thù sau: bố trí đủ giáo viên cho các
huyện nghèo; hỗ trợ xây dựng nhà “bán trú dân nuôi”, nhà ở cho giáo viên ở các thôn,
bản; xây dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyện theo hướng liên thông với các cấp học ở
huyện (có cả hệ phổ thông trung học nội trú) để đáp ứng nhu đào tạo nguồn cán bộ tại

chỗ cho các huyện nghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo ưu đãi theo hình thức
cử tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số, ưu tiên các ngành nông
nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình, đào tạo giáo viên thôn, bản, trợ giúp
pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
• Chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ: đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở
cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng; ưu tiên tuyển
chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào tạo, bổ
xung cán bộ cho địa phương.
• Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở: tổ chức tập huấn, đào
tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã, huyện về kiến thức quản lý
kinh tế-xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kĩ năng xây dựng và tổ chức
thực hiện kế hoạch.
Khi triển khai chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện
nghèo (NQ30a), UBND huyện Sơn Động đã giao phòng lao động TB&XH, phòng Giáo
dục- đào tạo, BQL dự án xây dựng, Trung tâm GDTX-DN, trường Phổ thông DTNT xây
dựng kế hoạch chi tiết từng nội dung để thực hiện hỗ trợ trong lĩnh vực giáo dục-DT và
dạy nghề tạo việc làm, đầu tư nâng cấp mở rộng trung tâm GDTX_DN, trường phổ thông
DTNT ; qua 3 năm huyện đã tập trung hỗ trợ đầu tư cho các lĩnh vực: hỗ trợ định hướng
học nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động; hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tại chỗ cho lao
động nông thôn; hỗ trợ kinh phí để bố trí đủ giáo viên mầm non, tiểu học và THCS, đầu
tư nâng cấp, mở rộng trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện để phục vụ các bậc học
từ lớp 6 đến hết lớp 12; mở rộng, nâng cấp trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề
huyện. tổng kinh phí đầu tư qua 3 năm là 8432,5 tr.đồng.
22
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
Bảng 5. Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho GD_ĐT và dạy nghề tạo việc làm năm
2009-2011
TT Loại hỗ trợ Tổng Năm
2009 2010 2011
1 Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, văn hóa,

đào tạo định hướng(ăn, ở, đi lại, trang cấp
ban đầu, chi phí làm thủ tục) để đi lao động
xuất khẩu
52,5 - 52,5 -
2 Xây dựng mỗi huyện 1 cơ sở dạy nghề 471 60 411 -
3 Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tại chỗ cho
lao động NT
900 56,5 743,5 100
4 Xây dựng trường dân tộc nội trú cấp huyện 3250 63 187 3000
5 Hỗ trợ kinh phí để bố trí đủ giáo viên tiểu
học, trung học
3759 2182 1577 -
Cộng 8432 2361,5 2971 3100
DVT: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sơn Động
e. Văn hóa, thể thao và du lịch
Bảng 6. Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho phát triển Văn hóa- thể thao và du lịch
năm 2009-2011(DVT: triệu đồng)
TT Loại hỗ trợ Tổng Năm
2009 2010 2011
1 Hỗ trợ trạm chuyển tiếp
phát thanh xã
133 - - 133
2 Hỗ trợ xây dựng nhà văn
hóa xã, thôn bản
4350 - - 4350
3 Hỗ trợ mua sắm, bảo tồn
trang phục và dụng cụ sinh
hoạt văn hóa dân tộc thiểu
số

55 - - 55
Cộng 4538 - 55 4483
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sơn Động
Khi triển khai nghị quyết 30a của Chính phủ: huyện tập trung vào hỗ trợ xây dựng
thiết chế văn hóa như Trạm chuyển tiếp phát thanh, nhà văn hóa cho các xã, thôn, bản
trên địa bàn huyện; hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa cho vùng dân tộc thiểu số; bảo tồn
một số làng, bản, buôn tiêu biểu và lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc ít người. Hiện
tại trên địa bàn huyện có 8 lễ hội chính được huyện hỗ trợ công tác tổ chức và thực hiện,
đặc biệt là các lễ hội: ngày hội truyền thống văn hóa các dân tộc, hội thi hát then, hát
soonghao và hội bơi thuyền mảng, các lễ hội này được hỗ trợ từ 10-12 triệu đồng/năm
trong 2 năm 2007, 2008; riêng các lễ hội khác, huyện hỗ trợ tiền giải thưởng cho các lễ
23
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
hội từ 2,5-3 tr.đ/lễ hội. Bên cạnh đó mỗi năm huyện hợp đồng với các tạp trí để đưa tin,
bài quảng bá văn hóa-du lịch huyện. Các tạp trí huyện thường xuyên hợp đồng như tạp trí
sông thương của hội văn nghệ tỉnh, tạp trí dân tộc, dân tộc học, tạp trí văn hóa thông tin
bắc giang… vốn đầu tư trong các trương hợp này trung bình 10 tr.đ/báo/năm.
f. Công tác hỗ trợ đào tạo, luân chuyển cán bộ
Bảng 7. Vốn hỗ trợ trực tiếp của đề án 30a cho công tác cán bộ 2009-2011
TT Loại hỗ trợ Tổng Năm
2009 2010 2011
1 Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn xã về
quản lý KTXH, dự án và kế hoạch
523 523
2 Trợ cấp ban đầu đối với cán bộ luân
chuyển, tăng cường
260 80 80 100
3 Hỗ trợ đào tạo cán bộ huyện, xã 172 72 100
Cộng 955 80 152 723
DVT: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sơn Động
Cán bộ cơ sở có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giảm nghèo phát triển kinh tế
xã hội. Cán bộ cơ sở là những người có mối liên hệ gần gũi nhất và mật thiết nhất với
người dân địa phương trong đó có người nghèo và những cộng đồng nghèo. Hơn ai hết
họ am hiểu tình hình nghèo đói của địa phương nơi mình công tác, nguyên nhân của
nghèo đói và tư đó đã tìm ra các giải pháp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa
phương, tham mưu tốt cho cấp trên về công tác xóa đói giảm nghèo. Trong điều kiện cán
bộ cơ sở tại các xã ở sơn động hiện nay còn thiếu và yếu vì vậy, thu hút tri thức trẻ tình
nguyện, luân chuyển cán bộ có năng lực xuống cơ sở, đào tạo cán bộ là những giải pháp
hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại trên. Qua 3 năm thực hiện huyện đã dành nguồn
vốn đầu tư cho lĩnh vực này là 955 tr.đ.
g. Hỗ trợ về tín dụng
Bảng 8. Vốn hỗ trợ của đề án 30a cho vay ưu đãi lãi suất vay năm 2009-2011
TT Loại hỗ trợ Năm
2009 2010 2010
1 Số dư cho hộ nghèo vay hỗ trợ 100% lãi suất theo
NQ30a
31780 34744 39755
2 Số dư cho các hộ khác vay hỗ trợ 50% lãi xuất
theo NQ30a
49652 10040
0
123144
3 Số dư cho vay xuất khẩu lao động 2200 6911 10927
Cộng 83632 14205 173826
24
Tìm hiểu chính sách xóa đói giảm nghèo huyện Sơn Động- Bắc Giang
5
DVT: triệu đồng
Nguồn: Báo cáo của UBND huyện Sơn Động

Nghị quyết 30a/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo. Theo đó, ngân hàng chính sách xã hội
là đơn vị thực hiện cho vay. Theo quyết định này, hộ nghèo được vay tối đa 5 triệu/hộ,
với lãi xuất 0%/tháng trong vòng 2 năm để làm vốn sản xuất, ưu tiên cho vay để đi lao
động xuất khẩu. Hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay ngân hàng của Ngân hàng NN và PTNT để
trồng rừng sản xuất, để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản
và tiêu thụ nông sản để phát triển cơ sở chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn. Qua 3
năm thực hiện, 2 ngân hàng trên địa bàn huyện đã cho vay ưu đãi với số dư nợ 173826
tr.đ
2.5. Kết quả chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo NQ30a
2.5.1. Về hỗ trợ phát triển trong nông nghiệp:
Huyện tập trung nguồn lực hỗ trợ cho trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt,
qua 3 năm huyện đã hỗ trợ được 982,26 triệu đồng mua giống lúa lai, 103 triệu mua
giống chè Bát tiên để nhân dân chuyển đổi giống cây trồng trong sản xuất. Về chăn nuôi,
đã hỗ trợ 751 trâu + bò, 1141 lợn lái cho 2152 hộ nghèo để chăn nuôi phát triển sản xuất;
hỗ trợ 46 hộ(1 tr.đ/hộ) để làm chuồng trại, mua phương tiện sản xuất, phân bón…Bên
cạnh đó, nguồn đầu tư cho nông nghiệp của 30a còn hướng vào tiêm phòng vacxin các
bệnh nguy hiểm cho 546.280 đầu gia súc, gia cầm cho các hộ nghèo.
Do huyện có địa hình cao, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu vào
mùa khô và mùa mưa nên các công trình thủy lợi là lĩnh vực nhận được sự đầu tư lớn
nhất từ phía các cấp chính quyền địa phương và các dự án tài trợ cho huyện. Thực hiện
nguồn đầu tư từ chương trình, huyện đã triển khai xây dựng, nâng cấp được 28 công trình
thủy lợi và 6 km kênh mương nội đồng được duy tu phục vụ nguồn nước tưới cho trên
428 ha đất canh tác một vụ thành 2 vụ/năm.
2.5.2. Về lâm nghiệp:
Lâm nghiệp là thế mạnh của huyện, là lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn nhất,
do đó, nó cũng là lĩnh vực cần hỗ trợ trong công tác giảm nghèo của huyện; hỗ trợ phát
triển lâm nghiệp được tập trung cho các hoạt động: trồng rừng kinh tế và giao khoán
chăm sóc, bảo vệ rừng. Qua 3 năm huyện đã thực hiện giao hơn 8.590,52 ha đất lâm
nghiệp cho các hộ trồng rừng. Trong đó có 6438,8 ha rừng được giao khoán bảo vệ và

599 ha được hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Để giúp các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn
tích cực trồng rừng, huyện đã triển khai hỗ trợ gạo cho 1100 hộ với 201,55 tấn. Về công
tác khuyến nông: sau 3 năm thực hiện nghị quyết, đã có 6 mô hình khuyến nông được hỗ
25

×