Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 của tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.89 KB, 23 trang )

I.MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Ở Việt Nam, nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn là vấn đề được quan tâm, điều
đó không chỉ bởi nông dân là một lực lượng quan trọng của cách mạng, là lực lượng sản
xuất chính và hiện còn đang chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, mà chính nông nghiệp, nông dân
Việt Nam luôn khẳng định vai trò đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế
đất nước. Nông nghiệp đã mở đường trong quá trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực cho
tăng trưởng kinh tế và là nhân tó quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội
của đất nước.
Đến nay sau nhiều năm đổi mới, kinh tế nước ta đã phát triển khá toàn diện. Nhờ sự
quan tâm của Nhà nước thể hiện qua các chủ trương, chính sách đúng đắn, trong những năm
đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có những phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu.
Tiêu biểu cho những chủ trương đúng đắn đó là Nghị quyết số 26-NQ/TW, hội nghị
lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì
vậy chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu tình hình thực hiện Chính sách Phát
triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng
đến năm 2020 của tỉnh Vĩnh Phúc” theo Nghị quyết số 03- NQ/TU ngày 27/12/2006 của
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) dựa trên Nghị quyết số 26-NQ/TW.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Tìm hiểu tình hình thực hiện Chính sách Phát triển nghiệp,nông
thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020
của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tìm hiểu việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại
tỉnh Vĩnh Phúc
+ Kết quả của chính sách mang lại
+ Tìm ra những hạn chế còn tồn tại
+ Đưa ra đề xuất hoàn thiện chính sách
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: nông nghiệp, nông thôn, nông dân và các cấp ban ngành của
tỉnh Vĩnh Phúc


- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung nghiên cứu:Tìm hiểu tình hình triển khai chính sách tam nông tại tỉnh
Vĩnh Phúc theo Nghị quyết số 03- NQ/TU ngày 27/12/2006 của Ban chấp hành Đảng
bộ tỉnh (Khóa XIV).
+ Thời gian : 2006 – 2010
+Không gian: Tỉnh Vĩnh Phúc
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ những tài liệu có sẵn: sách
vở, báo chí, bài giảng, mạng internet…
- Phương pháp phân tích hệ thống
- Phương pháp xử lí thông tin
I. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Một số lí luận về Chính sách
a. Lí luận của Đảng về vấn đề “Tam nông”
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn hay còn gọi là "tam nông" (theo cách nói tắt, phổ
biến hiện nay) là vấn đề được Đảng Cộng sản Việt Nam rất quan tâm và coi trọng trong suốt
quá trình lãnh đạo đất nước. Bởi lẽ, điểm xuất phát của Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo, chiếm đa số trong
xã hội. Bước vào thời kỳ đổi mới, sự đột phá về chính sách của Đảng cũng được khởi đầu
thực hiện ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hội nghị lần thứ 7 - Ban Chấp hành Trung ương khóa X (tháng 8/2008), Đảng đã ra
Nghị quyết chuyên về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định: "Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước".
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình đổi mới, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những năm qua đều khẳng định vị trí quan trọng
của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời khẳng định nhận thức đúng đắn của Đảng
ta về tầm chiến lược của vấn đề “tam nông”.

b. Một số quan điểm liên quan đến chính sách
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng;
giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước.
Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và
nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với
xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản;
phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông
dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều
kiện của từng vùng, từng lĩnh vực; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh
tế quốc tế; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành
tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực,
nâng cao dân trí nông dân.
Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường
vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời
sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Hệ thống các văn bản, chính sách liên quan đến chính sách nông nghiệp, nông
dân, nông thôn.
- Nghị quyết số 26-NQ/TW, hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về việc ban hành chương trình hành động của chính phủ
thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn
- Quyết định số 3979/QĐ-BNN-KH về việc ban hành chương trình hành động của Bộ nông

nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung
ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Quyết định 382/QĐ-UBDT về việc ban hành chương trình hành động của Ủy ban dân tộc
thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương Đảng khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Công văn số 6419-CV/VPTW thông báo ý kiến của Bộ Chính trị giao Đảng đoàn Hội
Nông dân Việt Nam xây dựng Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt
Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân
Việt Nam giai đoạn 2010-2020”.
- Quyết định số 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp
thực hiện và phối hợp với các bộ, ngành thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020.
- Nghị quyết 06-NQ/HNDTW ngày 19/7/2010 về tiếp tục xây dựng tổ chức Hội Nông dân
các cấp vững mạnh
- Nghị quyết số 07-NQ/HNDTW ngày 19/7/2010 về đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, hỗ trợ
nông dân giai đoạn 2010-2015
- Kết luận số 535-KL/TW ngày 19/7/2010 về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển
Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Kết luận số 566 -KL/HNDTW ngày 19/7/2010 về đẩy mạnh công tác khoa học và công
nghệ của Hội Nông dân Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước
- Nghị quyết số 01-NQ/HNDTW ngày 25/01/2011 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Hội giai đoạn 2011-2015
- Nghị quyết số 04-NQ/HNDTW, ngày 29/7/2011 về đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận
động và hướng dẫn phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-
2020
- Nghị quyết 05-NQ/HNDTW ngày 29/7/2011 về tham gia thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 Hội Nông dân Việt Nam là

thành viên tích cực của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ.
3. Tình hình thực hiện chính sách
a. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT xuất bản
hàng nghìn tài liệu tuyên truyền về NQ03/TU, thông tin cập nhật các chủ trương của tỉnh và
kết quả thực hiện Nghị quyết. Báo Vĩnh phúc, Đài PTTH tỉnh, Bản tin sinh hoạt chi bộ,
Cổng thông tin điện tử, Website NN&PTNT Vĩnh Phúc,… đều có các chuyên trang, chuyên
mục thường xuyên cập nhật, đăng tải nội dung và tình hình thực hiện NQ26/TW, NQ03/TU,
các nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định cụ thể hóa của UBND tỉnh và văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện của các cấp, ngành liên quan.
Các cấp hội nông dân trong tỉnh đã đổi mới, nâng cao chất lượng các bản tin và phối hợp
với các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền của Hội, trong đó có nội dung của Nghị quyết số 03-NQ/TW.
Các cấp Hội đã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức cho cán bộ, hội viên,
nông dân thực hiện Cuộc vận động ”Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”; tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn
trật tự, an ninh trên địa bàn nông thôn và thực hiện 3 chương trình vệ sinh tại hộ, chỉnh
trang đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống thoát nước, trồng cây xanh tạo cảnh quan, thực
hiện khẩu hiệu ”sạch từ nhà ra ngõ, đẹp từ ngõ ra đồng”
b/ Công tác lập kế hoạch triển khai
Sau khi Nghị quyết được ban hành, Tỉnh ủy đã thành lập, bổ sung, kiện toàn Ban chỉ đạo
( BCĐ) thực hiện NQ03/TU của tỉnh do đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
làm Trưởng ban; ban hành Kế hoạch số 22-KH/TU ngày 12-7-2007 về nghiên cứu, quán
triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện NQ03/TU. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số
2462/KH-UBND ngày 13-7-2007 về tổ chức thực hiện Nghị quyết; Quy chế hoạt động của
BCĐ, thành lập Tổ công tác, giúp việc BCĐ thực hiện NQ03/TU.
Thực hiện NQ26/TW, Tỉnh ủy đã có chương trình hành động số 44-CCr/TU ngày 29-9-
2008 và Quyết định số 1018-QĐ-TU ngày 18-12-2008 về kiện toàn BCĐ thực hiện Nghị

quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2131/QĐ-
CT ngày 08-7-2009 Về quy chế hoạt động của BCĐ và các Quyết định số 603/QĐ-CT;
604/QĐ-CT; 605/QĐ-CT; 606/QĐ-CT ngày 05-3-2009 thành lập các tiểu ban: Văn hóa, xã
hội; Kinh tế; Thông tin tuyên truyền; Kiểm tra, giám sát.
Hầu hết các sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã đã thành lập, kiện toàn BCĐ hoạt động
đi vào nề nếp, bước đầu có hiệu quả.
Căn cứ Kế hoạch số 22-KH/TU và Chương trình hành động số 44-CTr/TU của Tỉnh ủy,
tất cả các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành, thị ủy trực thuộc Ủy ban Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, tổ
chức các lớp nghiên cứu, quán triệt đến toàn thể cán bộ đảng viên, hội viên do cấp, ngành
mình quản lý. Toàn tỉnh đã tổ chức được hơn 200 lớp học tập, nghiên cứu các Nghị quyết
Trung ương 7 ( khóa X). Tỷ lệ cán bộ, đảng viên tham gia học tập đạt trên 95%.
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết luôn được Tỉnh ủy HĐND, UBND
tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, nắm bắt tiến độ, kịp thời chấn chỉnh, điều chỉnh, bổ
sung và có giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thực hiện có hiệu quả theo mục
tiêu Nghị quyết. Năm 2008, Tỉnh ủy đã thành lập Đoàn kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện Nghị quyết theo Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 12-8-2008 tại Sở Nông
nghiệp & PTNT, Sở Tài chính, huyện Vĩnh Tường, năm 2009 kiểm tra theo Kế hoạch số 61-
KH/TU ngày 22-6-2009 tại một số đơn vị Sở Nông nghiệp & PTNT; Sở Lao động –
TB&XH, huyện Tam Đảo, huyện Lập,… Các đồng chí lãnh đạo TU, HĐND, UBND tỉnh,
Thường trực và các Ban của HĐND, Tiểu ban kiểm tra, giám sát của BCĐ đã tiến hành
nhiều đợt kiểm tra về tình hình thực hiện ở các cấp, các ngành.
Công tác sơ kết tình hình thực hiện Nghị quyết được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ
chức thực hiện nhằm đánh giá kết quả, tháo gỡ những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong
quá trình triển khai NQ26/TW của Trung ương và NQ03/TU của Tỉnh ủy.
c/Phân cấp trong triển khai thực hiện
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của tỉnh do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh
làm Trưởng ban; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực.
- Hầu hết các sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã đã thành lập, kiện toàn BCĐ hoạt động đi
vào nề nếp, bước đầu có hiệu quả.

- Thành lập các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành, thị ủy trực thuộc Ủy ban Mặt
trận tổ quốc và các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở
• Cấp tỉnh
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG do đồng chí chủ tịch UBND tỉnh làm
Trưởng ban. Phó trưởng ban: phó chủ tịch UBMTTQ tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp &
PTNT (Phó trưởng ban thường trực); thành viên là lãnh đạo các sở, ngành, tổ chức đoàn thể
liên quan; sở Nông nghiệp & PTNT là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Chương
trình (Viết tắt là BCĐ Chương trình).
Trách nhiệm các ngành:
Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với các ngành, địa phương: Xây
dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh; hướng dẫn xây dựng các đề án, dự án
để thực hiện các nội dung của Chương trình; đôn đốc, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức
thực hiện ở cấp huyện, xã. Trong đó:
- Sở Xây dựng hướng dẫn thực hiện các nội dung về: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế -
xã hội - môi trường; quy hoạch phát triển các khu dân cư trên địa bàn xã; hướng dẫn chỉnh
trang nhà cửa và công trình sinh hoạt của các hộ gia đình.
- Sở Nông nghiệp & PTNT:
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương hướng dẫn thực hiện
nội dung: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn;
+ Chủ trì hướng dẫn thực hiện nội dung: Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các công
trình thủy lợi và kiên cố hoá hệ thống kênh mương;
+ Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung: Tăng mức thu
nhập bình quân đầu người trong nông thôn;
+ Chủ trì, phối hợp với Liên minh HTX và các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn thực
hiện nội dung: Củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn;
- Sở Lao động, thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các sở Công thương, Giáo dục
& Đào tạo, các ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các nội dung: Nâng cao tỷ lệ lao động
nông thôn qua đào tạo, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn.
- Sở Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện nội dung: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống

đường giao thông nông thôn và đường giao thông nội đồng;
- Sở Công thương:Chủ trì, phối hợp với Điện lực Vĩnh Phúc hướng dẫn và tổ chức thực hiện
xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống công trình điện, đảm bảo cung cấp điện
phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã;
Chủ trì hướng dẫn thực hiện nội dung: Cải tạo nâng cấp và xây mới chợ ở các xã theo quy
hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh;
- Sở Y tế hướng dẫn thực hiện nội dung: Chuẩn hóa cơ sở y tế và vận động người dân tham
gia các hình thức bảo hiểm y tế;
- Sở Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn thực hiện nội dung: Chuẩn hóa về giáo dục các cấp học
trên địa bàn xã;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện nội dung: Xây dựng, hoàn thiện hệ
thống thiết chế văn hoá và phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã;
- Sở Thông tin & Truyền thông hướng dẫn, tổ chức thực hiện: Chuẩn hóa về Thông tin &
Truyền thông trên địa bàn xã;
- Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Xây
dựng hướng dẫn thực hiện: Quy hoạch sử dụng đất; Dồn điền đổi thửa; Tiêu chí về môi
trường ở nông thôn;
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện nội dung:
Chuẩn hoá trụ sở và đội ngũ cán bộ xã; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch,
vững mạnh;
- Công an tỉnh chủ trì, hối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện tiêu chí về an
ninh, trật tự xã hội ở nông thôn;
- UBMTTQ tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức thực hiện:
Phối hợp với các sở: Lao động, Thương binh và Xã hội; Xây dựng; Y tế; Ban Dân tộc tỉnh
hướng dẫn thực hiện nội dung: vận động các hộ gia đình chỉnh trang nhà cửa và các công
trình sinh hoạt để đạt chuẩn;
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Vĩnh Phúc, Cổng
Thông tin điện tử tỉnh và huy động các đơn vị thành viên, UB MTTQ cấp huyện phối hợp
với Ban tuyên giáo, Đài phát thanh cùng cấp tích cực thực hiện:
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên cập nhật, đưa

tin về các mô hình, điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm về xây dựng nông thôn,
phát triển nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến và nhân rộng;
+ Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu
dân cư; bổ sung các nội dung mới phù hợp với nghị quyết
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan tổng
hợp, cân đối, lồng ghép và phân bổ vốn cho thực hiện Chương trình theo qui định, xây dựng
cơ chế, chính sách quản lý vốn thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh;
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Nông nghiệp & PTNT xác
định vốn ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương triển khai
thực hiện Chương trình theo quy định, chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp
với các đề án, dự án của Chương trình; giám sát chi tiêu; tổng hợp, quyết toán kinh phí thực
hiện Chương trình;
- Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng của hệ thống
ngân hàng phục vụ các doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ nông dân vay vốn để thực hiện các
nội dung của nghi quyết
- Cục Thống kê tỉnh cập nhật, tổng hợp, phân tích, cung cấp số liệu về khu vực nông thôn
cho BCĐ tỉnh kịp thời chỉ đạo thực hiện Chương trình.
• Cấp huyện
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG (gọi tắt là BCĐ huyện) do Chủ tịch
UBND huyện làm trưởng ban. Phó trưởng ban: Chủ tịch UB MTTQ huyện và 01 phó chủ
tịch UBND huyện (Thường trực). Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban và đoàn thể liên
quan. Phòng Nông nghiệp & PTNT (hoặc P. Kinh tế) là cơ quan thường trực giúp BCĐ
huyện điều phối thực hiện Chương trình.
BCĐ huyện có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện:
- Hướng dẫn, chỉ đạo các xã rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn; tổng hợp báo cáo BCĐ
tỉnh;
- Hướng dẫn, chỉ đạo các xã lập quy hoạch và đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn; giúp
UBND huyện tổ chức thẩm định và phê duyệt quy hoạch, đề án của UBND xã;
- Xây dựng kế hoạch, tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn báo cáo BCĐ tỉnh;

- Tổ chức lồng ghép, thực hiện có hiệu quả các Chương trình, đề án, dự án phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch chung của huyện và tỉnh.
• Cấp xã
Thành lập Ban quản lý xây dựng chương trình (gọi tắt là BQL xã) do Chủ tịch UBND xã
làm trưởng ban. Phó trưởng ban: Chủ tịch UB MTTQ xã và một phó chủ tịch UBND xã
(Thường trực). Thành viên gồm lãnh đạo một số ban, ngành, đoàn thể chính trị, một số công
chức xã và trưởng các thôn. Thành viên BQL xã hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. BQL
xã trực thuộc UBND xã có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch về phát triển nông nghiệp, nông thôn của
xã, lấy ý kiến nhân dân toàn xã, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tổ chức và tạo điều kiện cho nhân dân tham gia thực hiện, giám sát hoạt động thực thi các
dự án đầu tư trên địa bàn xã;
- Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, từ việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện thi công,
nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
• Cấp thôn
Thành lập Ban Phát triển nông thôn (gọi tắt là BPT thôn) do Trưởng thôn làm trưởng ban.
Thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức thực hiện Chương
trình (gồm đại diện các đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức tôn giáo ở thôn và một số người có
năng lực chuyên môn liên quan ) do Chi ủy, lãnh đạo thôn giới thiệu, Chủ tịch UBND xã
quyết định công nhận. BPT thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tổ chức họp dân để tuyên truyền, phổ biến cho toàn dân hiểu rõ chủ trương, cơ chế, chính
sách; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng thôn, bản trong quá trình thực hiện
nghị quyết. Tổ chức họp, tập huấn cho nhân dân theo đề nghị của các cơ quan quản lý, tư
vấn để nâng cao năng lực của cộng đồng về phát triển nông thôn;
- Lấy ý kiến của nhân dân trong thôn vào bản quy hoạch, đề án phát triển nông thôn theo
yêu cầu của BQL xã;
- Tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nằm trên địa bàn do BQL xã giao;
- Vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các hội để cải tạo nhà cửa,
công trình vệ sinh, sân, vườn, Tổ chức hướng dẫn, quản lý vệ sinh môi trường trong thôn;
cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng cây xanh nơi

công cộng, xử lý rác thải;
- Tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, chống hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hoá
trong thôn và tham gia phong trào thi đua do xã phát động;
- Tham gia các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tăng thu nhập,
giảm nghèo;
- Tổ chức giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Thành lập
các nhóm tự quản, khai thác, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm
thu bàn giao;
- Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm, xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, nội quy
phát triển thôn, bản.
BCĐ các cấp xây dựng quy chế hoạt động, do UBND cùng cấp ra quyết định ban hành để tổ
chức thực hiện Chương trình đạt hiệu quả cao.
d/ Huy động nguồn lực
- Lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ
trợ có mục tiêu trên địa bàn;
- Huy động nguồn lực của địa phương (huyện, xã) theo phân cấp Ngân sách.
- Vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất có thu tiền sử dụng đất trên
địa bàn xã (sau khi đã trừ chi phí) để lại cho ngân sách xã theo quy định của tỉnh để thực
hiện các nội dung xây dựng NTM;
- Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực
tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc của tỉnh
được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của
pháp luật;
- Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân: Tuyên truyền vận động để
mọi người đều biết, thống nhất đóng góp cho thực hiện Chương trình theo từng dự án cụ
thể, tạo ra phong trào xã hội hoá mạnh mẽ trong quá trình xây dựng nông thôn mới;
- Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước cho các dự án đầu tư;
- Khuyến khích nhân dân vay và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng để đầu tư cho
phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; cải tạo, chỉnh trang nhà ở và 3 công trình sinh hoạt

(Nhà tắm, hố xí, bể nước);
- Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác và vận động con em quê hương đang làm
việc, sinh sống xa quê góp vốn xây dựng quê hương.
- Tổng kinh phí đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là 4.862 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Kinh phí trực tiếp thực hiện Nghị quyết là 3.306 tỷ đồng;
+ Kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, dự án khác là 1.556 tỷ đồng.
4. Nội dung triển khai
• Về quy hoạch:
Tập trung xây dựng các quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, vùng, quy hoạch nông
thôn, từ đó xây dựng quy hoạch sử dụng đất có tầm nhìn đến năm 2020 và kế hoạch thực
hiện quy hoạch. Chú ý lập các quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
ngành nghề, thương mại-dịch vụ-du lịch, giao thông nông thôn. Nâng cao chất lượng quy
hoạch; tăng cường công tác quản lý quy hoạch.
Hoàn thiện, bổ sung quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản và quy hoạch phát
triển nông thôn gắn với quy hoạch chung theo hướng sinh thái, bền vững. Vùng nông
nghiệp trung du, miền núi (Lập Thạch, Tam Đảo, Bắc Tam Dương) phát triển chăn nuôi
hàng hoá, nông lâm kết hợp; Vùng nông nghiệp đô thị (Mê Linh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, vùng
Quốc lộ 2 của Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc) sản xuất theo hướng đa
canh, giá trị, chất lượng cao; Vùng nông nghiệp đồng bằng (Vĩnh Tường, Yên Lạc) đẩy
mạnh thâm canh cây trồng, phát triển chăn nuôi, thuỷ sản hàng hoá. Tập trung xây dựng
mô hình vùng sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực trồng trọt và hỗ trợ theo cơ chế khuyến
nông. Xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án cụ thể để phát triển sản xuất
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
• Về sử dụng đất đai:
Giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản cho hộ nông dân có nhu cầu sử dụng
ổn định, về cơ bản giữ nguyên như hiện nay như Luật Đất đai năm 2003 đã quy định. Hình
thành thị trường đất nông nghiệp; khuyến khích tích tụ, chuyển nhượng, chuyển đổi, cho
thuê, chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác để nông
dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo

trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng các khu sản xuất hàng hoá tập trung, khu nông nghiệp
công nghệ cao. Tạo điều kiện cho nông dân có nhu cầu phát triển sản xuất được thuê đất.
Thực hiện tốt chủ trương cấp đất dịch vụ cho hộ gia đình dành đất để phát triển công
nghiệp, du lịch và đô thị và chính sách đền bù đất cho nông dân. Khuyến khích nông dân
góp cổ phần vào các doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất; tăng cường mối quan hệ
giữa doanh nghiệp và người lao động.
• Về khoa học-công nghệ và khuyến nông:
Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến vào sản xuất, trọng tâm
là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Có chính sách thu hút các nhà khoa học trong
hợp tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tăng dần hàm lượng khoa học-công nghệ
trong giá trị nông sản. Từng bước thực hiện cơ khí hoá và ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp.
Tăng mức đầu tư cho công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, nhất là vùng núi,
khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.
• Về đào tạo ngành nghề:
Khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh nông thôn vào học tại các trường đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Trong đào tạo,
chú ý các ngành, nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo
đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, phục vụ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, làng
nghề và cho xuất khẩu lao động.
Mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tại chỗ cho nông dân về luật pháp, chủ trương,
cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về nông nghiệp, nông thôn, nông dân;
kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi; ngành nghề ở nông thôn; thương mại, dịch vụ cho sản
xuất, đời sống; bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; lao động, việc làm; kỹ
năng quản lý kinh tế hộ, trang trại
Xây dựng điểm tư vấn cho nông dân ở cấp xã.
Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý nông nghiệp, nông thôn, nhất là cán bộ quản lý
chính quyền cơ sở, các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã.
• Về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động:

Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn,
đặc biệt là các doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh phát
triển công nghiệp, dịch vụ.
Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá.
Nghiên cứu thành lập cơ quan quản lý lao động ở nông thôn, giới thiệu lao động xuất
khẩu.
• Về các chính sách hỗ trợ:
Đề nghị Chính phủ cho tỉnh thí điểm miễn thuỷ lợi phí phục vụ sản xuất trồng trọt. Hỗ
trợ vác xin và kinh phí cho phòng, chống một số bệnh dịch gia súc, gia cầm nguy hiểm, nhất
là cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc
Nghiên cứu và xây dựng cơ chế chính sách từng bước giảm đóng góp cho nông dân.
Mở rộng các hình thức tín dụng ở nông thôn, tạo vốn sản xuất cho nông dân.
Đẩy mạnh công tác giảm nghèo.
Đầu tư xây dựng một số chợ đầu mối giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
• Về phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể và doanh nghiệp trong nông thôn:
Đổi mới hoạt động của các hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể và
doanh nghiệp ở nông thôn phát triển.
Phát triển kinh tế hộ, trang trại, các ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, phát huy vai
trò tự chủ của nông dân trong sản xuất, kinh doanh.
• Về tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:
Xây dựng các khu sản xuất tập trung: Trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và hỗ
trợ xây dựng kết cấu hạ tầng.
Đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá trường học, đầu tư trang thiết bị dạy và học theo
hướng hiện đại. Tập trung chỉ đạo xây dựng các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.
Tập trung xây dựng mới và cải tạo hồ, đập, trạm bơm để cấp nước phục vụ sản
xuất.
Tăng cường đầu tư xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Thực hiện tốt dự án nâng cấp lưới điện trung áp trên địa bàn. Xây dựng các mô hình quản
lý điện nông thôn, giảm thất thoát điện năng.
• Về phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội và an ninh, quốc phòng

Củng cố tổ chức, mạng lưới y tế cơ sở, hoàn thiện và nâng cao các dịch vụ y tế phục vụ
chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục-đào tạo. Chú trọng mở rộng qui mô và nâng cao chất
lượng dạy nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển quĩ khuyến học ở nông thôn.
Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo
môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế
• Về tổ chức và bộ máy
Tạo sự chuyển biến toàn diện, sâu sắc về nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn, bảo đảm vai
trò nền tảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo toàn diện kinh tế-xã hội, chính trị, an ninh,
quốc phòng
Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Kết quả thực hiện chính sách
a. Về nông nghiệp
Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP nông- lâm- nghiệp- thủy sản tăng 5,7%
năm, vượt so mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIV đề ra (5-5,5%/ năm). Kinh tế nông nghiệp
chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm, tỷ trọng chăn nuôi- thủy
sản tăng, chăn nuôi đã thực sự trở thành ngành sản xuất chính.
Năm 2005: Trồng trọt 55,97%, chăn nuôi 39,07%, tỷ trọng chăn nuôi- thủy sản chiếm
42,12% trong tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp- thủy sản; Năm 2010: trồng trọt giảm
cón 46,32%, chăn nuôi đạt 49,98%, tỷ trọng chăn nuôi thủy sản chiểm 52,05% trong tổng
giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản; năm 2011: trồng trọt giảm còn 41,98%, chăn nuôi
đạt 53,46%, tỷ trọng chăn nuôi thủy sản chiểm 55,03% trong tổng giá trị sản xuất nông lâm
nghiệp thủy sản.
Giá trị sản xuất (GTSX) nông- lâm nghiệp- thủy sản bình quân 5 năm ( 2006-2010) tăng
7,75%/năm (vượt mục tiêu đề ra là 5,5%/năm). Theo giá so sánh năm 1994, GTSX nông-
lâm nghiệp- thủy sản năm 2005 đạt 1.815,7 tỷ đồng; năm 2006 đạt 1.883,7 tỷ đồng; năm
2011 đạt 2.604,5 tỷ đồng, đạt 94,5% kế hoạch, tăng 2,4% so với năm 2010.

• Trồng trọt
Sản phẩm trồng trọt đã đảm bảo về nhu cầu lương thực thực phẩm trong tỉnh, góp phần
phát triển cho chăn nuôi và cung cấp khối lượng hàng hóa lớn cho vùng lân cận và các tỉnh
biên giới phía Bắc.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm bình quân 5 năm (2006-2010) đạt 97,31 nghìn
ha, diện tích giảm dần qua các năm, cụ thể: năm 2005 đạt 101,86 nghìn ha, năm 2010 đạt
100,7 nghìn ha, năm 2011 còn khoảng 98,5 nghìn ha. Giá trị sản xuất trồng trọt ( theo giá cố
định 1994) năm 2011 đạt 1.144,1 tỷ đồng, đạt 96,63% so với kế hoạch, tăng 0,91% so với
năm 2010. Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt bình quân 5 năm (2006-2010) đạt
73,93 nghìn ha; Sản lượng tăng từ 35,6 nghìn tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên một
đơn vị diện tích đất canh tác tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2005: 30 triệu đồng/ha, năm
2010: 80 triệu đồng/ha, đến năm 2011 đạt 100 triệu đồng/ha.
Công tác dự tính, dự báo sâu bệnh, dịch hại được thực hiện thường xuyên và kịp thời,
công tác kiểm dịch thực vật và quản lý thị trường nông dược được tăng cường. Dịch vụ
giống và vật tư phân bón được làm tốt, kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất; công tác quản lý
nhà nước về giống vật tư, phân bón được tăng cường, đảm bảo quyền lợi của nông dân.
Dịch vụ thụ nông sản ngày càng được mơt rộng theo cơ chế thị trường; mặc dù, vai trò của
các doanh nghiệp Nhà nước trong hoạt động này còn hạn chế, nhưng nhờ cơ chế thông
thoáng của tỉnh, đã luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các “thương lái” tham
gia hoạt động tiêu thụ nông sản cho nông dân trên cơ sở thực hiện tốt các quy định của Nhà
nước.
Trong lĩnh vực trồng trọt đã xuất hiện một số nghề mới như: cây cảnh, cây thế; cây công
trình; sản xuất giống cây nông nghiệp: giống lúa, giống rau; giống cây lâm nghiệp: cây sưa,
lim, lát, sấu, trám,… tiêu thụ khắp các tỉnh thành trong cả nước.
• Chăn nuôi
Trong những năm qua, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng và chất
lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 13% năm. Tính theo giá so
sánh năm 1994, GTSX chăn nuôi năm 2005 đạt 584,28 tỷ đồng; năm 2010 đạt 1.166,81 tỷ
đống; năm 2011 đạt 1.224 tỷ đồng.
Nhiều giống gia súc, gia cầm có chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Trong những năm

qua, tỉnh ta đã phát triển mạnh chăn nuôi lợn và gia cầm theo hướng công nghiệp trong hầu
hết các trang trại chăn nuôi.
Số lượng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm đều tăng nhanh, nhất là đàn gà, đàn lợn
ngoại, đã khẳng định hướng chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh là hoàn toàn đúng đắn, được
nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Năng suất, chất lượng chăn nuôi, sản lượng
thịt hơi của tỉnh tăng nhanh, đến năm 2010 sản xuất thịt hơi bình quân của tỉnh đạt 85kg/
đầu người (bình quân cả nước 46 kg/người).
Đến năm 2010 đàn trâu có 26.962 con, đàn bò có 138.697 con. Chăn nuôi bò sữa đã trở
thành nghề mới tạo việc làm cho hàng nghìn lao động và đem lại thu nhập cao cho hộ chăn
nuôi, nhiều gia đình đã trở lên giàu có nhờ chăn nuôi bò sữa.
Đàn lợn tăng nhanh về số lượng và chất lượng, năm 2010 tổng đàn đạt gần 550 nghìn
con.
Đàn gia cầm, năm 2010 đạt 7,3 triệu con, sản lượng thịt gia cầm đạt 29,2 nghìn tấn, sản
lượng trứng trên 220,3 triệu quả.
Theo điều tra khảo sát của Sở Nông nghiệp & PTNT đến tháng 12/2010, trên địa bàn tỉnh
có gần 110 nghìn hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chăn nuôi trang trại, gia trại đã hình thành
và tập trung theo vùng như khu Đồi Mé cà Thanh Vân ( Tam Dương) tập trung 22 hộ chăn
nuôi gà đẻ trứng thương phẩm với tổng đàn có mặt thường xuyên đạt trên 80 nghìn con.
Khu Đồng Vang 1 và Đồng Tâm 1 của xã Kim Lonh ( Tam Dương) có 24 hộ chăn nuôi gà
thịt với công suất 150 nghìn con/lứa. Khu Cầu Trên xã Quang Sơn (Lập Thạch) có 4 hộ
chăn nuôi lợn ngoại với quy mô 200 lợn nái, 3000 lợn thịt,… Các trang trại chăn nuôi quy
mô lớn đã áp dụng công nghệ tiên tiến như: chuồng lồng đối với lợn, chuồng kín chủ động
điều tiết nhiệt độ, máng ăn máng uống tự động đối với nuôi gà đẻ, gà thịt,…
Công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi đã được quan tâm và
khuyến khích các hộ chăn nuôi thực hiện. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn
hiện tượng xả thẳng chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý ra ao hồ hoặc cống rãnh công cộng
gây ô nhiễm môi trường, nhiều nơi ô nhiễm rất nặng.
Công tác vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm được quan tâm và tổ
chức thực hiện giám sát chặt chẽ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh:
Tiêm phòng định kỳ và bổ sung phòng các bệnh nguy hiểm; Hàng năm tổ chức 02 đợt phun

khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi cho toàn bộ các hộ chăn nuôi và các chợ có buôn
bán gia súc, gia cầm.
• Thủy sản
Tỷ trọng thủy sản của tỉnh không lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp-
thủy sản: Năm 2005 thủy sản chiếm tỷ trọng 5,18%, đến năm 2010 đạt 5,28%, thực hiện
năm 2011 đạt 5,15%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2006-2010 đạt
8,15%/năm. Năm 2005, giá trị sản xuất thủy sản (theo giá cố định năm 1994) đạt 94,02 tỷ
đồng, năm 2010 đạt 139,18 tỷ đồng, năm 2011 đạt 152,3 tỷ đồng.
Diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng cũng tăng dần, cụ thể: Diện tích nuôi trồng
thủy sản năm 2005 đạt 5.350 ha; năm 2010 đạt 6.990 ha, năm 2011 đạt 7.021 ha. Sản lượng
nuôi trồng năm 2005 đạt 8,09 nghìn tấn; năm 2010 đạt 14,84 nghìn tấn ( vượt mục tiêu đề ra
cho năm 2010 đạt 10,2 nghìn tấn), năm 2011 đạt 16,8 nghìn tấn.
Về sản xuất cá giống thủy sản: Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 13 cơ sở ổn định trong
đó có 02 cơ sở do Nhà nước quản lý, 11 cơ sở tư nhân. Sản xuất cá giống tăng đều qua các
năm, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến được đưa vào sản xuất, đưa
nhanh các loại cá giống mới vào nuôi như cá Rô phi đơn tính dòng Đường Nghiệp, cá chép
lai,… đạt năng suất, chất lượng cao. Sản lượng cá giống đủ cung cấp cho nhu cầu nuôi
trong tỉnh và còn xuất ra các tỉnh bạn.
Nhìn chung sản xuất thủy sản tiếp tục giữ ổn định và phát triển, từng bước đa dạng hóa
về chủng loại nuôi trồng. Hoạt động khuyến ngư và nghiên cứu khoa học tiếp tục được quan
tâm đã tạo điều kiện cho nuôi trồng thủy sản ngày càng ổn định với nhiều giống mang lại
giá trị cao. Bà con nuôi trồng thủy sản cũng từng bước đi vào thâm canh, đã xuất hiện nhiều
điển hình thâm canh thủy sản và cải tạo vùng trũng cấy lúa vụ mùa bấp bênh sang sản xuất
1 lúa- 1 cá có hiệu quả. Giai đoạn 1997-2010 thực hiện 52 dự án cải tạo vùng trũng chuyển
sang nuôi trồng thủy sản với diện tích chuyển đổi 4.016,8 ha thuộc các huyện Lập Thạch,
Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, góp phần làm tăng thu nhập trên một đơn
vị diện tích ( gấp 2-3 lần so với khi chưa chuyển đổi), đồng thời là vùng tích nước cho sản
xuất trồng trọt khi khô hạn.
• Lâm nghiệp
Công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng đã có những chuyển biến tích cực,

góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực có rừng và ven rừng. Công tác khuyến
lâm đã giúp các chủ rừng và người dân khu vực có rừng nâng cao vai trò, trách nhiệm và ý
thức tự giác bảo vệ rừng. Các trường hợp khai thác lâm sản trái phép được xử lý kịp thời.
Công tác phòng chống cháy rừng được chỉ đạo tích cực nguy cơ cháy rừng được cảnh báo
thường xuyên nên chỉ xảy ra vụ cháy rừng nhỏ, thiệt hại ít.
Những năm qua, bên cạch việc tích cực thực hiện trồng rừng theo Chương trình 661 diện
tích đất lâm nghiệp tiếp tục được khai thác hiệu quả bằng việc đầu tư các dự án phát triển
cây ăn quả, trồng rừng sản xuất,… góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tăng thu
nhập cho người trồng rừng. Công tác chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng hiện có trên địa bàn
tỉnh được thực hiện tốt. Giai đoạn 2006-2010 toàn tỉnh trồng mới được 8.000 ha rừng,
khoanh nuôi tái sinh hơn 3.000 ha, nâng độ che phủ rừng từ 18% năm 1997 lên 22,55% năm
2010.
Giai đoạn 2006-2010 tỷ trọng lâm nghiệp giảm dần trong cơ cấu giá trị sản xuất nông-
lâm nghiệp- thủy sản, năm 2005 chiếm tỷ trọng 2,05%, đến năm 2010 giảm còn 1,43%. Tốc
độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 1997-2011 bình quân 0,2%/năm. Năm 2005,
giá trị sản xuất lâm nghiệp ( theo giá cố định năm 1994) đạt 37,25 tỷ đồng, năm 2011 đạt
39,1 tỷ đồng.
b.Về phát triển nông thôn
• Về công tác quy hoạch
Trong những năm qua, tỉnh ta đã quan tâm rất lớn đến vấn đề quy hoạch, UBND tỉnh đã
chỉ đạo, đầu tư thỏa đáng cho công tác quy hoạch, cả về nguồn lực và cơ chế chính sách,
nhằm đưa quy hoạch thật sự đóng vai trò định hướng cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng.
Công tác lập quy hoạch được các cấp ngành tích cực triển khai đồng bộ. Đến hết năm
2011 trên toàn tỉnh đã triển khai lập 43 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy
hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, trong đó 10 quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, 18 quy
hoạch ngành, 15 quy hoạch lĩnh vực, tỉnh đã phê duyệt và công bố 9/9 quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội cấp huyện đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu hoàn thành
quy hoạch xong tất cả các phân khu trong năm 2012. Đến ngày 10/12/2011 tỉnh ta đã hoàn

thành 100% quy hoạch xã nông thôn mới.
Về phát triển đô thị: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 35 dự án đô thị và chức năng đô thị,
với tổng diện tích đất quy hoạch 2.227 ha. Hầu hết các dự án đang trong giai đoạn điều
chỉnh quy hoạch và lập dự án đầu tư hạ tầng. Một số dự án đã, đang xây dựng hạ tầng và
khai thác sử dụng như Khu đô thị Hà Tiên; Khu du lịch, đô thị, sinh trái Sông Hồng Bắc
Đầm Vạc; Sân Golf và biệt thự nhà vườn Mậu Lâm; khu đô thị Đồng Sơn. Với tình hình
khó khăn trong năm 2011 và quy định của Nhà nước ( như Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày
23/6/2010), các dự án đô thị trên địa bàn rất khó triển khai thực hiện.
• Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội trên địa bàn nông thôn
Đến nay, 100% số xã có lưới điện Quốc gia. Khu vực nông thôn toàn tỉnh có 832 trạm
biến áp, 2.509 km đường dây hạ thế.
Đầu tư xây dựng cứng hóa đường GTNT đã nâng cao chất lượng mạng lưới giao thông
của tỉnh, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, hiện đại hóc nông nghiệp,
nông thôn. Từ 2007 đến hết tháng 9 năm 2011 đã kiên cố hóa được 2.720 km/3.562 km
đường giao thông nông thôn, đạt 76,3% so với mục tiêu Nghị quyết.
Đường giao thông nội đồng: Sở Giao thông vận tải đã xây dựng Đề án phát triển đường
giao thông nội đồng giai đoạn 2011-2020 đã được HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết với
tổng số là 2.159 km.
Tỷ lệ phòng học mầm non được kiên cố hóa đạt 58%, tiểu học đạt 90% THCS đạt 95%,
THPT và GDTX đạt 98%.
Hầu hết các Trạm y tế được đầu tư xây dựng nhà 2 tầng kiên cố và được bổ sung đầy đủ
các trang thiết bị y tế; đến nay có 134/137 ( 98,8%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia
về y tế.
Công tác thủy lợi luôn được chú trọng trong sản xuất nông nghiệp. Việc triển khai, thực
hiện Nghị quyết đã đảm bảo thời gian dẫn nước tưới giảm 2/3, tiết kiệm trên 50% nước so
với kênh đất trước đây, nguồn nước được chủ động trong sản xuất nông nghiệp.
Đầu tư hạ tầng mạng lưới xe buýt và cơn chế hỗ trợ vận chuyển hành khách công cộng
bằng xe buýt: Hiện nay có 8 tuyến xe buýt hoạt động ổn định trên địa bàn tỉnh.
• Về tình hình sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường
Công tác quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp: Đã thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt. Hoàn thành việc cập nhật, xử lý số liệu
thống kê đất đai 2009 cho 100 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh đạt 72,9%.
Về việc giao đất dịch vụ, đất ở có thu tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân khi
Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng hạ tầng và giao
đất dịch vụ đến ngày 15/8/2011, tất cả các xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã tổng hợp
cơ bản xong tiêu chuẩn đất dịch vụ của các hộ gia đình, cá nhân với diện tích đất dịch vụ
cần phải giải quyết từ 01/01/1997 là 141,08 ha đã trả bằng tiền với diện tích là 23,43 ha, đất
dịch vụ còn tiếp tục phải thực hiện là 117,65 ha.
Đến nay, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh đạt 73%. Tỷ lệ hộ
gia đình có chuồng trại chăn nuôi, hố tiêu hợp vệ sinh 40%. Có 45% chuồng trại chăn nuôi
được xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Đến nay có 53/159 nhà trẻ, mẫu giáo
(33%); 131/371 trường học (35%); 108/137 trạm y tế ( 79%); 72/137 trụ sở UBND xã
(53%); 15/59 chợ (25%) được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn TC 09 và nhà tiêu hợp vệ
sinh theo tiêu chuẩn TC 08.
• Kinh tế trang trại, kinh tế nông hộ, kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp nông, lâm
nghiệp, thủy sản
Kinh tế trang trại có bước chuyển biến tích cực cả về chất, từng bước khẳng định xu
hướng phát triển, tạo vùng hàng hóa, quy mô sản xuất lớn góp phần giải quyết việc làm,
tăng của cải vật chất cho xã hội, nâng cao đời sống nông dân. Tính đến 01/7/2011 trên địa
bàn toàn tỉnh có 311 trang trại đủ tiêu chí.
Kinh tế hộ có sự chuyển dịch mạnh và rõ nét, nhờ khai thác tiềm năng lao động, cơ cấu
thu nhập của hộ nông thôn rất đa dạng, ngoài thu từ sản xuất nông nghiệp, hộ nông dân còn
có nguồn thu từ dịch vụ, ngành nghề, nhiều hộ có thu nhập khá từ kinh tế nông hộ.
Kinh tế hợp tác: Toàn tỉnh hiện có 232 HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp,
trong đó: 116 HTX dịch vụ nông nghiệp; 95 HTX kinh doanh tổng hợp; 17 HTX chăn nuôi,
thú y; 03 HTX nuôi trồng thủy sản; 01 HTX sản xuất nấm. Số HTX quy mô toàn xã: 80
HTX; 152 HTX quy mô thôn, xóm.
Doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy sản: Tính đến tháng 7/2010, toàn tỉnh có 104
doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy sản vừa và nhỏ kinh doanh trên địa bàn nông thôn.
• Về chương trình khuyến nông và phát triển lang nghề giai đoạn

Chương trình khuyến nông và phát triển làng nghề được quan tâm, sản phẩm của làng
nghề từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường. Thu nhập của người lao động được cải
thiện. Việc thành lập cụm TTCN làng nghề bước đầu đã giải quyết vấn đề ô nhiễm môi
trường làng nghề ở nông thôn.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tăng
trưởng bình quân 50%/năm. Đào tạo nghề cho 5.105 lao động. Đã công nhận 20 làng nghề,
đạt 72,27% KH; cấp chứng nhận cho 55 thợ giỏi và 04 nghệ nhân; hỗ trợ đăng ký thương
hiệu cho 19 doanh nghiệp và 3 làng nghề truyền thống.
• Về khoa học công nghệ
Trong 5 năm đã phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện 147 lượt đề tài khoa học thuộc
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (cả đề tài nghiên cứu và đề tài triển khai thực nghiệm),
chiếm 31% tổng số đề tài cấp tỉnh. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đời
sống như: Ứng dụng các loại chế phẩm vi sinh trong xử lý môi trường, chăn nuôi, trồng trọt,
kỹ thuật thâm canh, luân canh trong sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị
diện tích.
• Về phát triển y tể, giáo dục, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
- Các chương trình quốc gia về y tế được duy trì và triển khai hiệu quả, trên 98% trẻ dưới 1
tuổi được tiêm 7 loại vắc-xin. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được coi trọng, năm 2011
kiểm tra 5.850 cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm, nhà hang khách sạn, kết quả
có 75% cơ sở đạt tiêu chuẩn VSATTP, đã xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
- Hệ thống mạng lưới trường lớp từ mầm non đến phổ thông được quy hoạch hoàn chỉnh.
Đến nay toàn tỉnh có 559 trường học và cơ sở giáo dục đào tạo với trên 284.454 học sinh,
sinh viên.
- Đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 82,3% gia đình, 60% làng (thôn, khu phố) đạt tiêu chuẩn
văn hóa. CÓ 120 NVH/137 xã (đạt 87,5%); 1.150 NVH/1.368 thôn (đạt 84%); 80/137 xã,
phường, thị trấn có sân chơi, bãi tập đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa thể thao cho các đối
tượng
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết tình hình an ninh nông thôn cơ bản ổn định, không phát
sinh điểm nóng về an ninh nông thôn, nhiều điểm phức tạp đã được giải quyết ổn định.
• Về tổ chức và bộ máy và địa giới hành chính

- UBND tỉnh đã thành lập 7 Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, 2 phòng Kinh tế thành,
thị; một số đơn vị trực thuộc Sở Nông Nghiệp & PTNT; các cơ quan chuyên môn, sự nghiệp
thuộc UBND huyện Sông Lô.
- Năm 2007 thành lập thị trần Gia Khánh, Thanh Lãng huyện Bính Xuyên và thị trấn Thổ
Tang huyện Vĩnh Tường; Đầu năm 2008 thành lập các thị trấn Chí Đông, Quang Minh
huyện Mê Linh; các thị trấn Hoa Sơn, Tam Sơn huyện Lập Thạch và phường Đồng Xuân thị
xã Phúc Yên; Tháng 8/2008 điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mê Linh về thành phố Hà
Nội; Năm 2009 điều chỉnh đại giới hành chính huyện Lập Thạch, thành lập huyện Sông Lô
và thành lập thị trấn Tứ Trưng huyện Vĩnh Tường.
• Về thực hiện chế độ chính sách người có công với cách mạng
Công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng được cả
hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương đặc biệt quan tâm, tích cực hưởng ứng.
Lập thủ tục hồ sơ xác nhận là liệt sỹ cho 107 người, lập hồ sơ đề nghị tặng thưởng danh
hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hung cho 21 người, lập hồ sơ xác nhận là thương binh cho 300
người, xây tặng 466 nhà tình nghĩa, sửa chữa, nâng cấp 1.548 nhà cho gia đình đối tượng
chính sách.
c.Nâng cao đời sống nông dân
Sau 5 năm thực hiện NQ03/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết đã phát huy tác dụng tích cực,
giúp nông dân vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lạm phát, suy giảm kinh tế,
thiên tai, dịch bệnh trong những năm gần đây, đảm bảo an sinh xã hội; đời sống vật chất,
tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện,… Để đánh giá khách quan, Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy đã triển khai điều tra dư luận xã hội về kết quả hơn 3 năm thực hiện NQ03/TU
của Tỉnh ủy, trên 80% ý kiến đánh giá đời sống nông dân tốt hơn so với trước khi có Nghị
quyết.
- Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, huấn luyện nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho
nông dân: Mở được 1.910 lớp bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho trên 180 nghìn lượt nông
dân, đạt 100% so với mục tiêu Nghị quyết; tổ chức được 2.539 lớp huấn luyện nghề ngắn
hạn cho 77.171 lượt nông dân với 8 nghề, đạt 101,5% so với mục tiêu Nghị quyết. Thiết lập
được hệ thống thông tin từ tỉnh đến cơ sở; xây dựng 121 điểm cung cấp thông tin cho nông
dân trong tổng số 137 xa, phường, thị trấn.

- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân:Trong 5 năm (2006 – 2010),
toàn tỉnh quyết định việc làm cho 117.594 lao động, trong đó giải quyết việc làm trong nước
111.807 người, xuất khẩu lao động 5.787 người. Đến cuối năm 2008, hoàn thành cơ bản
mục tiêu xòa nhà tạm hộ nghèo. Hiện nay, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,7%
vào cuối năm 2010.
6. Những tồn tại, hạn chế và bất cập của chính sách
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị
quyết còn gặp những tồn tại, hạn chế:
- Công tác chỉ đạo, tuyên truyền các nội dung Nghị quyết và phản ánh tình hình triển
khai thực hiện đến nông dân của một số sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã còn hạn
chế; nhiều chương trình, đề án, dự án do các ngành của tỉnh xây dựng và triển khai xuống
huyện, xã, việc tiếp nhận, phối hợp thực hiện còn chung chung, chưa toàn diên.
- Một số chương trình, đề án, dự án khi triển khai gặp khó khăn, vướng mắc chưa được
giải quyết kịp thời, nhất là việc điều chỉnh, bổ sung về cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ;
chưa có cơ chế phối hợp, lồng ghép các chương trình khác với chương trình theo Nghị
quyết; chưa kịp thời có cơ chế phân cấp, ủy quyền cho các cấp, các ngành,… dẫn đến tiến
độ còn chậm so với mục tiêu Nghị quyết đề ta. Như kiên cố hóa kênh mương, giao thông
nông thôn, chuẩn quốc gia về giáo dục, giải quyết việc làm,….
- Một số chương trình, đề án, dự án khi triển khai hiệu quả thấp như khu chăn nuôi tập
trung; công tác dạy nghề cho khu vực nông thôn; làng nghề triển khai chậm, ô nhiễm môi
trường nông thôn còn nhiều bức xúc; nếp sống sinh hoạt văn hóa, hủ tục lạc hậu; kế hoạch
xây dựng hạ tầng chưa tốt, quản lý nhà nước còn để lãng phí, vùng khó khăn về nguồn nước
chưa được giải quyết,…
- Mặc dù tỉnh đã cố gắng dành nguồn vốn ngân sách để đầu tư thực hiện các chương
trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng vốn đầu tư còn
thấp so với nhu cầu thực tế, đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm.
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn bộc lộ những hạn chế như hiệu quả sản xuất
nông nghiệp thấp, khối lượng hàng hóa ít. Bên cạnh đó tốc độ phát triển các khu công
nghiệp tăng nhanh dẫn đến người dân không còn mặn mà với sản xuất nông nghiệp nhiều
rủi do, giá trị ngày công lao động thấp.

- Công nghiệp chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chưa phát triển. Kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn mặc dù đã được tỉnh quan tâm đầu tư nhưng
vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu; tình trạng thừa lao động thiếu việc
làm khá phổ biến, nữ hóa lao động nông nghiệp, già hóa lao động nông thôn. Giải quyết
việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề cho nhân dân tại các khu vực chuyển mục đích sử dụng
sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ còn nhiều khó khăn.
- Việc đồn điền đồi thửa, tích tụ ruộng đát gặp nhiều khó khăn, dẫn đến sản xuất còn
manh mún, chưa có vùng sản xuất lớn, hạn chế đưa tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản
xuất.
- Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ ở một số nơi
chưa tốt, tệ nạn xã hội ở nông thôn còn phức tạp, an ninh nông thôn còn tiềm ẩn. Đời sống
nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn khó khăn, chênh lệch thu nhập giữa nông dân và
các tầng lớp dân cư khác còn cao, chưa được thu hẹp.
- Trong những năm qua tỉnh ta đã quan tâm rất lớn đến vấn đề quy hoạch, nhưng việc
quản lý và thực hiện quy hoạch kết quả còn nhiều hạn chế.
- Đã xuất hiện một số mô hình sản xuất mới như khu CNTT, trang trại, gia trại, vùng
TTSXHH nhưng tổ chức sản xuất còn lung túng và đang dần bị dự án hóa.
- Giải quyến vấn đề nhà ở, đất ở cho khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, các chế
độ, chính sách liên quan đến đất đai mặc dù tỉnh đã rất quan tâm giải quyết xong vẫn còn
tồn tại.
- Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tính bền vững chưa cao, sức cạnh tranh của
SXNN còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu chuyển
dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chênh lệch về phát triển
giữa các vùng, về đời sống, thu nhập giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng, về đời sống,
thu nhập giữa đô thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng gia tăng, môi
trường còn nhiều nơi ô nhiễm. Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế,
bất cập, an ninh nông thôn còn tiềm ẩn yếu tố bất ổn định.
7. Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tiêu cực tới chính sách
Có nhiều cách tiếp cận để nhận diện các nguyên nhân, song nhìn tổng thể và

suy đến cùng thì nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nó được thể hiện trong
hoạt động lãnh đạo và quản lý, sự quan tâm chưa xứng tầm với vai trò của
nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong đời sống kinh tế - xã hội và những
đòi hỏi đặt ra từ thực tiễn.
Thời gian qua, để tăng GDP, địa phương mới chỉ chú trọng phát triển các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các khu đô thị mới. Việc thu hồi đất nông nghiệp đã
làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Bài toán toàn dụng lao động trong nông nghiệp,
nông thôn và các vấn đề xã hội nảy sinh do việc thu hồi đất nông nghiệp chưa tìm ra lời giải
thoả đáng. Tỷ lệ thời gian lao động trong nông nghiệp đạt ở mức thấp (chỉ khoảng 65%).
Tình hình đó đã làm xuất hiện một động thái khác - sự di dịch nguồn lao động tự phát từ các
vùng nông thôn đổ về các đô thị tìm kế mưu sinh. Những dòng lao động di dịch đó đã “kéo”
lực lượng lao động trẻ khoẻ và có kiến thức ra khỏi địa bàn nông thôn làm xuất hiện tình
trạng lao động nông nghiệp tại nhiều địa phương chỉ còn lại chủ yếu là phụ nữ và người cao
tuổi, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tăng tốc và tính bền vững của sự phát triển nông nghiệp
và nông thôn.
8. Đề xuất hoàn thiện chính sách
a. Đối với tỉnh ủy, hội đồng nhân dân tỉnh
- Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, hiệu
quả xã hội rất to lớn, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu của Nghị quyết. Để tiếp tục thực
hiện Nghị quyết cho giai đoạn tiếp theo. Đề nghị hợp nhất Ban chỉ đạo thực hiện Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát
việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết của BCĐ, các ngành, các cấp.
- Nội dung Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy cơ bản phù hợp với Nghị quyết số 26-
NQ/TƯ của BCH Trung ương Đảng và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới. Đề nghị gắn việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy với Nghị
quyết số 26-NQ/TƯ của BCH Trung ương Đảng và Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới, coi việc tổ chức thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm
trong quá trình đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH.
- Đề nghị tổng kết các Nghị quyết HĐND tỉnh để cụ thể hóa NQ03/TU đã hết niên độ.

Đánh giá thật cụ thể các chương trình, dự án, đề án; Những chương trình, dự án hiệu quả
thấp xem xét, có thể tạm dừng.
- Một số Nghị quyết chưa hoàn thành mục tiêu hiện có hiệu quả, đề nghị tiếp tục cho kéo
dài thời gian thực hiện giai đoạn 2012 – 2015 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung lồng ghép với
Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Ban hành thêm một số Nghị quyết HĐND tỉnh để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 03-
NQ/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 26-NQ/TƯ gắn với Chương trình xây dựng nông thôn
mới vào kỳ họp đầu năm 2012.
- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân đã có thành tích
xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy và nghị
quyết 26-NQ/TW của BCH Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kịp thời biểu
dương những gương điển hình tiên tiến trong thời gian qua.
b. Đối với các bộ ngành trung ương
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT: Quan tâm chỉ đạo, tăng cường hơn nữa công tác
đào tạo, nâng cao nghiệp vụ và kinh nghiệm, đồng thời hỗ trợ trang bị, thiết bị cần thiết cho
cán bộ và cơ quan chuyên ngành cảu địa phương làm công tác quản lý Nhà nước về giống,
vật tư phân bón, thức ăn chăn nuôi,…
- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quan tâm xem xét những tồn tại về vấn đề đất
đai ở địa phương, cơ sở, nhất là sản xuất nông nghiệp, trình Chính phủ, Quốc hội ban hành
văn bản và có chính sách rõ ràng, cụ thể về thời hạn giao đất và hạn mức đất sản xuất nông
nghiệp để cá nhân, tổ chức yên tâm tăng cường đầu tư, tích tụ đất đai, tổ chức sản xuất
thuận lợi, hiệu quả.
- Đề nghị Bộ Công thương, Bộ Tài chính: Sớm ban hành thông tư liên bộ về sử dụng
kinh phí khuyến công từ trung ương đến cơ sở; trình Chính phủ ban hành quy chế quản lý
khu, cụm công nghiệp địa phương và xem xét việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số:
02/2003/NĐ-CP ngày 14-02-2003 về việc phát triển và quản lý chợ cho phù hợp với xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế và Ban hành văn bản hướng dẫn về quy trình chuyển đổi mô hình
kinh doanh chợ truyền thống từ ban quản lý, HTX sang doanh nghiệp quản lý theo các hình
thức (BT, BOT, cổ phần hóa, đấu thầu kinh doanh).
- Đề nghị Bộ Lao động – TB&XH, Bộ Nội vụ: Đề xuất với Chính phủ bố trí định biên

cho cán bộ Lao động – Thương binh & Xã hội cấp xã.
- Đề nghị các Bộ, nghành Trung ương liên quan: Quan tâm tạo điều kiện để Vĩnh Phúc
được tham gia, học tập các chương trình, đề án, dự án về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
c. Đối với Chính Phủ
- Hiện nay, ở các địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc đổi mới hình thức
sản xuất và quản lý trong nông nghiệp, đề nghị Trung ương chỉ đạo tổng kết các mô hình
điểm và có các cơ chế, chính sách cụ thể giúp các địa phương trong việc hình thành các
hình thức sản xuất mới, phù hợp trong nông nghiệp, nông thôn.
- Trong những năm qua, kinh tế hộ đã có bước phát triển vượt bậc và là thành phần kinh
tế quan trọng trong việc giải phóng năng lực sản xuất, phát triển nông nghiệp, thay đổi bộ
mặt nông thôn. Tuy nhiên, kinh tế hộ còn nhiều tồn tại như sản xuất manh mún, giá trị sản
xuất thấp, chưa chú trong đầu tư,…để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, đáp
ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đề nghị Trung ương tiếp
tục có các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hình thành các hình thức hợp tác tiên
tiến, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông nghiệp, nông thôn.
- Có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác từ khâu đầu tư sản xuất, chế biến đến
tiêu thụ nông sản cho nông dân; chính sách hỗ trợ đồng bộ về đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa
học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và vốn cho phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế trang
trại, các doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn. Tăng mức hỗ trợ cho phát triển sản
xuất nông nghiệp và bảo hiểm rủi ro, BHXH cho nông dân,…
III. KẾT LUẬN
Vĩnh Phúc là huyện thuần nông với 100% diện tích đất nông nghiệp chuyên canh lúa,
cây màu nên nông dân Vĩnh Phúc có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh, tăng năng
suất cây trồng - vật nuôi, nhất là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Chính
vì vậy, Vĩnh Phúc đã được lựa chọn làm điểm thực hiện mô hình tam nông.
Trước khi Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X ban hành Nghị
quyết 06-NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (tam nông), mà từ tháng 12/2006,
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã có Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp,
nông thôn nhằm nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020.

Trên cở sở định hướng của Nhà nước và của tỉnh, Cán bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã
cùng nhau thực hiện chính sách “Tam nông” tại địa phương và rất thành công. Tỉnh đã tự
mình đột phá và thí điểm bằng các cải cách: Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá,
Bồi dưỡng kiến thức và khoan sức dân,…và đặc biệt là Miễn - giảm thuỷ lợi phí - cú hích
đầu tiên trong chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành công đã đạt được thì địa phương vẫn còn bị hạn chế khi tham gia vào cơ chế thị
trường, hội nhập quốc tế, áp dụng khoa học công nghệ kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông
nghiệp. Điều này là vấn đề vướng mắc của cả cán bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh
cũng đã nhận ra những hạn chế đó và đang tìm cách khắc phục. Hi vọng trong một tương lai
không xa thì quê hương “khoán hộ” sẽ hoàn thiện mình hơn và còn đột phá hơn nữa.

×