PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành và phát triển
trên nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai. Ngay từ khi mới xuất hiện, con
người đã lấy đất đai làm nơi cư ngụ, sinh tồn và phát triển. Bất kì một quốc
gia nào cũng có một quỹ đất đai nhất định, và được giới hạn bởi ranh giới
quốc gia.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn để
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội…. Đất
đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, cố định về vị trí, mọi hoạt
động của con người đều cần tới đất đai, điều này cho thấy trong việc sử dụng
đất đai phải có sự quy hoạch cụ thể và có sự quản lí phù hợp.
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu : “ Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân. Do nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch
và theo pháp luật”.
Theo điều 6 Luật đất đai 2003, quy hoạch sử dụng đất là 1 trong 13
nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Nó là cơ sở để quản lý nhà nước về
đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đai là công tác có ý nghĩa quan trọng trong
việc quản lí và sử dụng đất đai, góp phần tích cực trong việc điều hòa các
mâu thuẫn phát sinh. Chất lượng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất có ảnh
hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội và tới sự phát triển của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc định hướng, lập kế hoạch sử dụng đất
đai là nội dung quan trọng được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia.
Hiện nay, Việt nam là một nền kinh tế trẻ giàu tiềm năng. Tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua diễn ra với tốc độ nhanh, cùng
1
với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, càng làm gia tăng áp lực đối với
tài nguyên đất đai. Một yêu cầu khách quan đặt ra là cần nghiên cứu để có
những thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo ra một hành lang pháp
lí, hỗ trợ cho quá trình phát triển nhanh, bền vững phù hợp với xu hướng
toàn cầu hóa của đất nước.
Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, chính Phủ và được triển khai trên
khắp phạm vi cả nước. Thành phố hải Phòng đã xây dựng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất theo Nghị định số 68/ 2001/ NĐ-CP ra ngày 01/10/2001
của chính phủ ra về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Huyện Vĩnh Bảo
thuộc thành phố Hải Phòng đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm
2010, được phê duyệt theo Nghị quyết số 36/ 2006/ NQ-CP. Tuy nhiên trong
quá trình triển khai thực hiện thì việc quy hoạch sử dụng đất còn bộ lộ rất
nhiều hạn chế và bất cập. Về mặt số lượng có thể thấy, việc quy hoạch sử
dụng đất đã được triển khai trên diện rộng và khá đồng bộ. Tuy nhiên, quy
hoạch sử dụng đất mới chủ yếu dừng lại ở việc giải quyết, sắp xếp quỹ đất
theo mục đích sử dụng, chưa căn cứ vào tiềm năng của đất, chưa tính toán
đầy đủ tới mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Vấn đề này
dẫn tới thực trạng đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chỗ thừa, chỗ
thiếu, sử dụng đất không hiệu quả, lãng phí……
Xuất phát từ những điều nêu trên, chúng em xin quyết định nghiên
cứu đề tài “ Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai ở huyện Vĩnh bảo – thành phố Hải Phòng” nhằm xem xét
đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn, kiến nghị điều chỉnh kịp thời
những vấn đề không hợp lí, không phù hợp với việc quy hoạch sử dụng đất
đã được phê duyệt.
2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
- Tìm hiểu về thực trạng sử dụng và quy hạch đất ở huyện vĩnh bảo –
thành phố Hải Phòng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các chính sách vể quy hoạc và sử dụng đất ở huyện vĩnh
hảo – thành phố hải phòng
- Nghiên cứu thực trạng và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử
dụng đất của huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng thực hiện phương án quy
hoạch sử dụng đất trong tương lai của huyện, thực hiện đúng chính sách của
chính phủ, và chính sách được phê duyệt.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
* khách thể: các văn bản chính sách, công văn đi kèm hướng dẫn về việc
sử dụng và quy hoạch đât ở huyện vĩnh hảo – thành phố hải phòng
* chủ thể: các đối tượng thừa hưởng chính sách
- Toàn bộ đất trong phạm vi ranh giới hành chính của huyện Vĩnh Bảo.
- Các chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2010.
- Tình hình thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất của huyện Vĩnh Bảo năm
2010.
1.4. Pham vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: từ khi có chính sách đầu tiên của chính phủ về quy
hoạch sử dụng đất đai cho đến năm 2010.
- Phạm vi về không gian: tại huyện Vĩnh Bảo – Hải Phòng
- Phạm vi về nội dung: chính sách về quy hoạch, sử dụng đất đai trong
thực hiện luật đất đai.
PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3
- Cách thức thu thập số liệu
+ Phương pháp kế thừa và chọn lọc tài liệu
+ Phương pháp phân tích số liệu
Để xây dựng bài tiểu luận này lượng số liệu chính xác là rất cần thiêt, tài
liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phương.
Chủ yêu là số liệu thứ cấp được lấy từ internet, từ những nghiên cứu cùng đề
tài của các tác giả đi trước, được thực hiện ở các địa phương khác
+ Phương pháp thu thập số liệu tại văn phòng tại điểm nghiên cứu
- Chỉ tiêu phân tích số liệu
+ Để nghiên cứu sự ảnh hưởng và tác động của chính sách ta sử dụng các
chỉ tiêu phân tích như:
+ Phương pháp so sánh: dùng để so sánh các Luật hướng dẫn thi hành
chính sách trong việc quy hoạch, sử dụng đất đai.
+ Phương pháp phân tích hệ thống: được sử dụng để nghiên cứu chính
sách đất đai trong hệ thống chính sách của nền kinh tế, sự tác động của chính
sách trong từng giai đoạn nhất định.
+ Phương pháp tổng hợp: nhằm phân tích rõ bản chất, tác động của chính
sách đất đai đối với đối tượng chịu tác động của chính sách.
PHẦN III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT
3.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch nói chung là sử chuyển hóa tư duy hiện tại thành hành
động tương lai nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Quy hoạch là kế
hoạch hóa trong không gian thực hiện những quyết định của Nhà nước trên
một lãnh thổ nhất định. Quy hoạch mang tính định hướng, tạo ra khả năng
thực hiện các chính sách phát triển , kiểm soát các hoạt động sử dụng nguồn
4
lực, tạo ra sự cân bằng sinh thái trong môi trường sống, sự công bằng trong
đời sống xã hội.
Vậy quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ
thuật và pháp chế của Nhà nước về sử dụng đất đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả
thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng
đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với
đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và môi
trường”.
Hiểu sai lệch về khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai là hết sức nguy hại,
đặc biệt đối với một hoạt động có tác động lâu dài như Quy hoạch sử dụng
đất đai. Theo tổ chức nông lương thế giới ( FAO – Food and Agriculture
Organization) đã khẳng định : Quy hoạch sử dụng đất đôi khi bị hiểu lầm là
một quá trình mà trong đó các nhà quy hoạch đưa ra một nội dung cụ thể về
việc mọi người phải làm, như một kiểu hành động từ trên xuống. Đó là cách
hiểu sai lầm. Ngược lại, các nhà nghiên cứu của FAO đã chỉ rõ Quy hoạch
sử dụng đất đai thực chất phải là hệ thống đánh giá các yếu tố tự nhiên, xã
hội và kinh tế theo cách để giúp đỡ và động viên người sử dụng đất lựa chọn
phương án sử dụng đất làm tăng năng suất, sử dụng bền vững đồng thời đáp
ứng được nhu cầu của xã hội. Người nông dân và những người sử dụng đất
khác nên tham gia vào các hoạt động trong quy hoạch sử dụng đất, vì họ có
kiến thức thực tế, có sự kiểm nghiệm so sánh giữa nhu cầu phát triển thực tế
với lí thuyết phát triển bền vững”.
3.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất có một số đặc điểm sau:
- Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử
phát triển của Quy hoạch sử dụng đất. Trong quy hoạch sử dụng đất luôn
nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai, cũng như quan hệ giữa người với
người. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát
5
triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất,
nên nó luôn là bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.
Ở nước ta, quy hoạch sủ dụng đất phục vụ nhu cầu của người sử dụng
đất và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần tích cực phát triển quan hệ sản
xuất ở nông thôn, nhằm sử dụng bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã
hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quy hoạch sử dụng đất
góp phần nào giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế cũng
như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau
- Tính tổng hợp: Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống con
người và các hoạt động xã hội. Cho nên quy hoạch dử dụng đất đai mang
tính tổng hợp rất cao. Chủ yếu biểu hiện ở hai mặt. Thứ nhất, đối tượng của
quy hoạch là khai thác và sử dụng, cải tạo và bảo vệ …toàn bộ tài nguyên
đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ hai là quy hoạch
sử dụng đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội.
Quy hoạch chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất đai giữa
các ngành, các khu vực, xác định và điều phối các phương hướng, phân bổ
sử dụng đất phù hợp đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững
- Tính dài hạn: Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất đai được thể
hiện rất rõ trong phương hướng, kế hoạch sử dụng đất. Căn cứ vào dự báo
xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế, xã hội quan trọng để xác
định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra những phương
hướng, chính sách chiến lược làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch sử
dụng đất 5 năm và hàng năm.
Quy hoạch sử dụng đất dài hạn cần phải điều chỉnh từng bước song
song với quá trình phát triển dài hạn kinh tế- xã hội. Thời hạn của quy hoạch
sử dụng đất thường từ 10 năm đến 20 năm và có thể lâu hơn.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Do quy hoạch sử dụng có tính trung
bình và dài hạn nên chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng,
6
mục tiêu, cơ cấu phân bố sử dụng đất. Do đó, quy hoạch sử dụng đất mang
tính chiến lược, chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng
đất của các ngành. Với khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội biến đổi, nên chỉ tiêu càng khái
lược hóa, quy hoạch càng ổn định
- Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rõ tính chính trị và
chính sách xã hội. Xây dựng phương án quy hoạch phải quán triệt các chính
sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo
mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, an toàn lương thực, tuân thủ các
quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường.
- Tính khả biến: Quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những giải
pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho
việc phát triển kinh tế trong một thời kì nhất định. Khi xã hội phát triển,
khao học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi,
các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp, việc chỉnh sửa
bổ sung và hoàn thiện quy hoạch là rất cần thiết, điều này thể hiện tính khả
biến của quy hoạch
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cs quy hoạch sử dụng đất
Có thể nói việc thực hiện chính sách và sử dụng đất còn rất nhiều bất cập
những bất cập nhày do nhiều yếu tố tác động lên từ những đơn vị, cá nhân
thực hiện chính sách đến những đối tượng thừa hưởng chính sách, những
yếu tố cơ bản có thể kể đến như sau
Sự thiếu phù hợp và nhất quán giữa qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội và thời hạn giao đất cho người sử dụng dẫn tới những mâu thuẫn phát sinh
7
và gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp. Theo như qui định tại Điều
25 Luật Đất đai thì qui hoạch tổng thể là 10 năm và có thể được xem xét sửa
đổi 5 năm 1 lần, trong khi thời hạn giao đất cho các dự án đầu tư của doanh
nghiệp là 50 năm. Với thời gian thay đổi qui hoạch như vậy thì đã có rất nhiều
doanh nghiệp phải di dời do thay đổi qui hoạch. Điều này thường gây ra các
thiệt hại và rủi ro cho các doanh nghiệp do đền bù thường không đủ bù đắp
chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Quan trọng hơn, nó làm mất cơ hội
kinh doanh vì doanh nghiệp sẽ phải mất một thời gian dài để xây dựng cũng
như ổn định sản xuất kinh doanh. Những thay đổi như vậy sẽ làm cho các
doanh nghiệp có tâm lý lo ngại và sẽ phải lựa chọn phương án đầu tư ngắn
hạn, dẫ tới tình trạng sử dụng đất thiếu hiệu quả.
Sự mâu thuẫn giữa các qui định trong Luật Đất đai với các luật khác gây ra
nhiều khó khăn và phiền toái cho các nhà đầu tư và người sử dụng đất. Ví dụ,
mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với Luật Xây dựng đó là: theo Điều 122 Luật
Đất đai năm 2003, yêu cầu hồ sơ xin cấp đất của nhà đầu tư phải có đơn xin
cấp đất, giấy phép đầu tư ( quyết định đầu tư), và hồ sơ dự án mới được giao
đất. Nhưng theo Điều 37 Luật Xây dựng thì nhà đầu tư lại phải có các văn
bản: thông tin giải trình về sự án (tác động về kinh tế, xã hội, môi trường ),
thiết kế cơ bản cho các công trình (thiết kế công trình, giải pháp xây dựng và
sử dụng đất), nên nhà đầu tư không thể xin phê duyệt và cấp phép đầu tư nếu
không có đất cho dự án. Mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với Luật Dân sự như:
trước khi Luật Đất đai 2003 được ban hành thì mọi hợp đồng, giấy tờ về
chuyển quyền sử dụng đất không có công chứng hoặc chứng nhận của chính
quyền cơ sở thì có hiệu lực thi hành, nhưng theo qui định của pháp luật dân sự
lại không có hiệu lực thi hành.
Mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với những luật, chính sách phát triển kinh tế
khác cộng với những điểm còn chưa rõ ràng của Luật này đã tạo nhiều bất ổn
trong phát triển kinh tế tổng thể và gây ra những lãng phí và tranh chấp không
đáng có. Mặc dù chính sách đất đai được thay đổi liên tục nhưng những kẽ hở
và sự thiếu rõ ràng của nó không những làm cho số vụ tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo của người dân, doanh nghiệp liên quan tới đất đai giảm xuống mà
ngược lại ngày càng tăng. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, số đơn có nội
dung tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai năm 2003 là 5.211 lượt, nhưng
sau khi Luật Đất đai được ban hành thì đến năm 2005, số đơn khiếu kiện đã
tăng lên gần gấp đôi là 10.500 lượt và chỉ trong 8 tháng đầu năm 2006 đã là
7.130 lượt, trong đó có tới 70% số đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo về thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nội dung đơn thể hiện một cách nhìn
tiêu cực đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính của chính
8
quyền các cấp ở địa phương. Nhiều vụ khiếu kiện số người tham gia lên tới
hàng nghìn gây ra những bất ổn xã hội và khó giải quyết (Võ, 2006b). Như
vậy, hầu hết các khiếu kiện về đất đai đều có liên quan tới Nhà nước hoặc các
cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và nó gây ra tâm lý thiếu tin cậy vào bộ
máy hành chính các cấp ở địa phương.
Do sự thiếu minh bạch trong đền bù, bồi thường thu hồi đất và giao đất,
những rào cản và những điều khoản mập mờ trong việc tiếp cận với quyền sử
dụng đất của các doanh nghiệp và cá nhân đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa
giá thị trường và giá đền bù của Nhà nước đã tạo cơ hội cho những ai nắm
quyền chi phối đất đai tham nhũng. Hình thức tham nhũng thường là lợi dụng
quyền hạn, chức vụ của mình để chiếm ruộng đất, thông đồng chia chác đất
đai của nhiều cán bộ (từ các chương trình trọng điểm có sử dụng đất như:
chương trình phát triển rừng, xây dựng nhà phát triển khu dân cư nông thôn,
dự án nhà ở tái định cư cho người bị thu hồi đất), giao đất trái thẩm quyền,
không đúng đối tượng, không đúng với qui hoạch phát triển. Điển hình là
quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về giá thu tiền sử dụng đất
giai đoạn 2 khu đô thị Nam Thăng Long không phù hợp với quy định của
pháp luật đã gây thiệt hại cho ngân sách khoảng 4000 tỷ đồng. Vụ tham
nhũng đất đai của nguyên Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn -
Hải Phòng và nhiều quan chức khác thông qua giao đất tái định cư không
đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn cho nhiều người thân của mình.
Do đất đai ngày càng khan hiếm và cơ hội nhận được những khoản lợi lớn
trong tay những người có quyền cáp phát cũng đã tạo ra sự “thừa thiếu” đáng
tiếc. Có thể những chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ hướng nông nghiệp
sang phục vụ sản xuất công nghiệp phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa đất
nước là rất tốt, nhưng do những mâu thuẫn giữa các luật và do sai phạm của
một số cán bộ quản lý đất đai đã gây ra những tranh chấp và khó khăn cho
doanh nghiệp nhận quyền sử dụng đất. Mặc dù đất cho doanh nghiệp vẫn
thiếu nhưng đất không đưa vào sử dụng, đất nông nghiệp chuyển sang công
nghiệp còn bỏ trống lại khá lớn. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước
hiện có 1.649 khu vực qui hoạch “treo” với tổng diện tích 244.665 ha, 1.288
dự án “treo” với tổng diện tích 31.650 ha do chậm giải tỏa mặt bằng. Nhiều
doanh nghiệp năm 2000 ra đời) có nhu cầu sử dụng đất lại phải đi thuê của
các cá nhân, hộ gia đình với giá cao vẫn không thể tiếp cận với những quĩ đất
bị “bỏ hoang”, những người nông dân thì thất nghiệp do mất đất và ít cơ hội
chuyển nghề khác bởi hạn chế về khả năng và trình độ.
9
Có thể nói, hệ thống chính sách pháp luật về đất đai đã có nhiều thay đổi
tích cực và thu được những thành công lớn kể từ khi đổi mới. Đặc biệt, những
thay đổi mới về quyền sử dụng đất của Luật Đất đai năm 1993 đã giúp nền
kinh tế Việt Nam chuyển biến mạnh theo hướng phát triển công nghiệp và
dịch vụ, giúp tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định, tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng trong GDP, thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài mạnh Tuy nhiên, do những kẽ hở và sự thực thi Luật yếu của
các cán bộ địa chính và các cán bộ có liên quan nên mặc dù đã liên tục có
những bổ sung sửa đổi nhưng vẫn tồn tại và phát sinh nhiều vẫn đề (như: sự
thiếu thống nhất giữa Luật Đất đai với các luật khác cũng như thiếu phù hợp
với qui hoạch kinh tế tổng thể, có sự khác biệt lớn giữa giá đất của Nhà nước
và thị trường ). Hơn nữa, sự thiếu trách nhiệm và yếu kém của cán bộ trong
ngành địa chính đã dẫn tới sự thiếu minh bạch và khó khăn trong đền bù, giải
phóng mặt bằng và tạo điều kiện tham nhũng, chiếm dụng đất đai, cấp đất sai
phép dẫn tới số vụ kiện tụang, khiếu nại dài ngày với số người ngày càng
tăng, gây lãng phí và thiệt hại lớn cho Nhà nước cả trong ngắn hạn và dài hạn
3.4. Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Đối với mỗi quốc gia, cũng như từng vùng trong cả nước ( khác nhau
về không gian), nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn
lịch sử khác nhau (về thời gian) là rất khác nhau.
Khoản 1 Điều 23 Luật đất đai năm 2003 quy định : Nội dung quy
hoạch sử dụng đất bao gồm:
a, Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai.
b, Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kì quy hoạch.
c, Xác định diện tích đất các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh
tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
d, Xác định diện tích các loại đất phải thu hồi để thực hiện các công trình
dự án.
e, Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất và bảo vệ môi
trường.
10
f, Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Như vây, nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất đai là : Phân
phối hợp lí đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành hệ
thống cơ cấu sử dụng đất phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng đất
đai và sử dụng đất đúng mục đích, hình thành, và phân bổ hợp lí các tổ hợp
không gian sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả bền vững
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống quy hoạch nhiều cấp, ngoài lợi ích
chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương tự quyết định những lợi ích
của mình. Vì vậy, để đảm bảo thống nhất khi xây dựng, triển khai quy hoạch
sử dụng đất phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước.
3.5. Những căn cứ pháp lí của quy hoạch sử dụng đất đai
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự chuyển
dịch cơ cấu từ Nông Nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ sang Công nghiệp –
Dịch vụ - Nông nghiệp đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai.
Việc sử dụng hợp lí đất đai liên quan chặt chẽ đến mọi hoạt động của
từng ngành và từng lĩnh vực, quyết đinh đến hiệu quả sản xuất và sự sống
còn của từng người dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Do đó Đảng và
Nhà nước ta luôn coi đây là vấn dề rất bức xúc, cần được quan tâm hàng
đầu.
Hệ thống các văn bản như : hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật
đã tạo ra cơ sở vững chắc cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
giúp giải quyết về mặt nguyên tắc những vấn đề đặt ra:
- Sự cần thiết về mặt pháp lí phải lập quy hoạch sử dụng đất?
- Trách nhiệm lập quy hoạch sử dụng đất?
- Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất?
• Sự cần thiết về mặt pháp lí phải lập quy hoạch đất
- Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 1992 đã
khẳng định : “ Đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân”, “ Nhà nước thống
11
nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả”.
- Điều 5 Luật Đất đai năm 2003 nêu rõ: “ Đất đai thuộc quyền sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”
- Điều 6 Luật Đất đai năm 2003, xác định một trong 13 nội dung quản lí
nhà nước về đất đai là quản lí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Điều 13 Luật đất đai xác định một trong những nội dung quản lý nhà
nước về đất là: “ quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất”.
Như vậy, để sử dụng và quản lí đất đai một cách tiết kiệm, hợp lí và
có hiệu quả nhất thiết phải làm quy hoạch.
3.6. Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai
Tùy vào tiềm năng đất đai mỗi vùng, hiện trạng sử dụng đất của tưng
nơi đó như: tổng quỹ đất tự nhiên, quỹ đất cho phát triển các ngành, các
vùng và tất cả các thành phần kinh tế quốc dân. Từ đó nắm được những
thuận lợi cũng như khó khăn, những vấn đề đạt được và chưa đạt được trong
quá trình sử dụng đất.
Việc quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên những số liệu thực tế của
quá trình sử dụng đất để biết, để đánh giá xem chỗ nào là quy mô thích hợp,
chưa thích hợp, sử dụng đất chưa hợp lý, chưa tiết kiệm, phát hiện ra những
vùng, các thành phần có khả năng mở rộng quy mô trong tương lai. Lấy nó
làm căn cứ, làm cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp và phân bổ đất đai sao cho đầy
đủ, hợp lý và tiết kiệm.
3.7. Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Theo luật Đất đai năm 2003 quy định: Quy hoạch sử dụng đất được
tiến hành theo 4 cấp lãnh thổ:
1. Quy hoạch sử dụng đất toàn quốc
2. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
3. Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
4. Quy hoạch sử dụng đất chi tiết ( cấp xã )
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất là toàn bộ diện tích tự nhiên
trong lãnh thổ. Tùy thuộc vào từng cấp lãnh thổ hành chính, quy hoạch sử
12
dụng đất theo lãnh thổ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác nhau và được thự
hiện theo nguyên tắc : từ trên xuống, từ dưới lên, từ toàn cục đến bộ phận,
….
Mục đích chung của quy hoạch sử dụng đất các cấp lãnh thổ hành
chính bao gồm: đáp ứng nhu cầu đất đai ( tiết kiệm, khoa học, hợp lí và hiệu
quả) cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế quốc dân, cụ
thể hóa một bước quy hoạch sử dụng đất đai của các ngành và các đơn vị
hành chính cấp cao hơn, làm căn cứ, cơ sở để các ngành và các đơn vị hành
chính cấp dưới triển khai quy hoạch sử dụng đất đai của ngành mình và địa
phương mình, làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm,
phục vụ cho công tác thống nhất quản lí Nhà nước về đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất được phân kì theo kế hoạch 5 năm. Kế hoạch
sử dụng đất cũng được lập theo cấp lãnh thổ hành chính nhưng phải đáp ứng
được các yêu cầu sau:
- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vụ cho nền kinh tế quốc dân
- Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên một địa bàn nhất
định
- Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất hợp lí trên địa bàn cả nước, trong
các ngành và trên từng đơn vị lãnh thổ
- Đạt hiệu quả đồng bộ cả ba lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường
Kế hoạch sử dụng đất theo ngành và cả nước phải đảm bảo thực hiện
được các mục tiêu vĩ mô như: an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, công
bằng xã hội….Còn kế hoạch theo lãnh thổ hành chính phải cụ thể hóa các
mục tiêu vĩ mô, cùng với việc xử lí các mục tiêu cụ thể của địa phương và
các vấn đề cụ thể của từng chủ sử dụng đất khác nhau trên địa bàn.
Kế hoạch sử dụng đất phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, dựa trên mục đích chung vì lợi ích lâu dài phát triển kinh tế - xã hội
nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân dân về tinh thần và vật chất. Tuy nhiên cần
13
lưu ý điểm khác biệt: kế hoạch sử dụng đất chú tringj phát triển hình thức
không gian, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chú trọng phát triển thời gian,
nhưng nội dung lại được triển khai với hình thức không gian nhất định. Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tiền đề cho kế hoạch sử dụng đất, kế
hoạch sử dụng đất là sự tiếp tực của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm
bố trí không gian thống nhất với các hạnh mục liên quan đến đất đai ( xây
dựng, khai hoang, chuyển mục đích sử dụng đất…)
Thời gian lập kế hoạch sử dụng đất thường thống nhất với thòi gian
lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp lãnh thổ hành
chính và được thực hiện trong thời gian 5 năm.
3.8. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các loại hình quy
hoạch khác
Quy hoạch là một hệ thống gồm nhiều loại hình quy hoạch khác nhau.
Mỗi loại hình quy hoạch có vị trí, vai trò riêng biệt, không thể thay thế.
Nhưng các loại hình quy hoạch không độc lập mà có sự tác động qua lại. ở
một quốc gia, hệ thống quy hoạch được đánh giá là có chất lượng khi các
loại hình quy hoạch có sự thống nhất đồng bộ, kịp thời ở tất cả các cấp.
Quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều loại hình
quy hoạch khác. Quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch tổng hợp chuyên
ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Đối với quy
hoạch phát triển nông nghiệp, Quy hoạch sử dụng đất có tác dụng chỉ đạo vĩ
mô, khống chế và điều hòa cơ cấu sử dụng đất. Giữa quy hoạch đô thị và
quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ.
Ngoài ra, quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các
ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau.
3.8.1. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội.
14
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là tài liệu mang tính
khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát
triển kinh tế xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội
về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến
chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị
cấp dưới.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài
liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở
mức đọ phương hướng với một nhiệm vụ chủ yếu. còn đối tượng của quy
hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất. Nhiệm vụ của nó là căn cứ yêu cầu
của phát triển kinh tế và cá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ
cấu và phương hướng sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý.
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuên
ngành, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, nhưng nội
dung của nó phải được điều hòa thống nhất với tổng thể phát triển kinh tế xã
hội.
3.8.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển
nông nghiệp.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển
kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện
pháp, bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp
phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng
hóa, giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ và tỉ lệ nhất định.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu
của quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dụa trên quy
hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng của các ngành trong nông nghiệp nhưng có
15
tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hòa quy hoạch phát triển nông
nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng cần thiết và
không thể thay thế lẫn nhau.
3.8.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị.
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội và
phát triển của đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất,quy mô, phương
châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách
hợp lý toàn diện, baỏ đảm cho sự phát triển của đô thị được hài hòa và có
trật tự, tạo những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên,
trong quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược
dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai như bố cục
không gian trong khu vực quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất côn gnghieepj có mối
quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các
chỉ tiêu chiếm đất xây dựng… trong quy hoạch đo thị sẽ được điều hòa với
quy hoạch sử dụng đât đai. Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo điều kiện cho
xây dựng và phát triển đô thị.
3.8.4. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với qui hoạch sử
dụng đất đại của địa phương
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai của
địa phương ( tỉnh, huyện, xã). Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước chỉ đạo
việc xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch cấp huyện xây dựng trên quy
hoạch cấp tỉnh. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương là phần
tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch sử dụng
đất đai của cả nước.
3.8.5. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành
16
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là
quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành
là các cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại
chịu sự chỉ đạo và khống chế quy hoạch của quy hoạch sử dụng đất đai.
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là
quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy
hoạch theo không gian ở cùng một khu vựa cụ thể. Tuy nhiên chúng có sự
khác nhau rõ rệt về tư tưởng chỉ đạo và nội dung : một bên là sự sắp xếp
chiến thuật, cụ thể, cục bộ ( qui hoạch ngành ) ; một bên là sự định hướng
chiến lược có tính toàn diện và toàn cục ( qui hoạch sử dụng đất ).
3.9. Ý nghĩa và tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất
3.9.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất nói chung
Quy hoạch sử dụng đất là một công tác có ý nghĩa quan trọng trong
việc quản lí và sử dụng đất đai. Đây là công cụ hữu hiệu tạo ra những điều
kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Ở Việt Nam,
Quy hoạch sử dụng đất được hiểu là hệ thống các biện pháp của nhà nước về
tổ chức, quản lí nhằm sử dụng có hiệu quả tối đa tài nguyên đất trong mối
tương quan với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác gắn với bảo vệ môi
trường để phát triển bền vững trên cơ sở phân bố quỹ đất vào các mục đích
sử dụng đất ở nhiều phạm vi khác nhau. Quy hoạch sử dụng đất mang tính
dự báo, phải thể hiện được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã
hội. Sau khi được phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất trở thành công cụ quản
lí nhà nước về đất đai phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển, xử
lí các vấn đề còn bất cập và các vi phạm pháp luật về quản lí và sử dụng đất
phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển, xử lí các vấn đề còn bất
cập và các vi phạm pháp luật về quản lí và sử dụng đất đai.
17
3.9.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp
huyện
Trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất theo 4 cấp hành chính của
nước ta, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện là hai bộ phận quan
trọng:
- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh có vị trí trung tâm, tạo khung sườn
trung gian giữa tổng thể và cụ thể, giữa Trung Ương và địa phương. Nó có
tác động trực tiếp tới việc sử dụng đất của các Bộ, ngành, vùng, các huyện,
các dự án, đồng thời cũng có vai trò cụ thể hóa, bổ sung, hoàn thiện quy
hoạch sử dụng đất cả nước
- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là cơ sở để cụ thể hóa quy hoạch sử
dụng đất cấp tỉnh và cả nước, trực tiếp chỉ đạo và khống chế quy hoạch sử
dụng đất của nội bộ các ngành, các xí nghiệp, kế thừa quy hoạch cấp trên.
PHẦN IV. GIỚI THIỆU NGẮN GỌN CHÍNH SÁCH
Nghị định của Chính Phủ về kế hoạch hóa sử dụng đất đai
Nghị định Số: 17/2011/QH13 Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia
Nghị định Số : 68/2001/NĐ-CP Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
4.1. Mục tiêu chính sách
Trên thực tế hiện nay việc quy hoạch đất đai của Việt Nam còn nhiều
bất cập. Chính sách này ra đời nhằm giúp người thoát khỏi tình trạng mơ
hồ trong việc quản lý sử dụng đất đai của mình nới riêng và nâng cao đờ
sống nhân dân về tinh thần.
4.2. Nội dung chính sách
4.2.1. Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất đai
Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất đai gồm: Căn cứ vào định hướng
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch phát triển đô thị,
18
yêu cầu bảo vệ môi trường; yêu cầu bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá,
danh lam thắng cảnh, hiện trạng qũy đất đai và nhu cầu sử dụng đất đai, tiến
bộ khoa học - công nghệ, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai kỳ trước.
4.2.2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai
- Việc khoanh định các loại đất được thực hiện cụ thể: Một là, điều tra,
nghiên cứu, phân tích và tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và
hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai. Hai là, xác định phương
hướng mục tiêu sử dụng đất trong thời hạn quy hoạch. Ba là, phân bổ hợp lý
qũy đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Bốn
là, đề xuất các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
sinh thái đảm bảo để phát triển bền vững.
- Trong từng thời kỳ nếu có sự thay đổi về mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội thì điều chỉnh việc khoanh định các loại đất cho phù hợp.
- Các giải pháp để tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai.
4.2.3. Nội dung kế hoạch sử dụng đất
Xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và hàng năm
- Việc khoanh định các loại đất trong kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và
hàng năm được thực hiện như sau :
+ Xác định nhu cầu sử dụng đất vào mục đích chuyên dùng, đất ở, trong đó
phải nêu rõ danh mục các công trình trọng điểm, các dự án sử dụng qũy đất
để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Dự kiến diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng sử dụng vào
mục đích khác.
+ Dự kiến diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất trồng lúa nước
chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâu năm; diện tích đất trồng cây
lâu năm chuyển sang trồng cây hàng năm.
19
+ Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và mục đích khác.
- Kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm phải được cụ thể hoá đến từng năm.
- Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm phải phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đai; việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm
phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm.
- Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai
4.2.4. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2001, mọi quy
định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ. Thay mặt Chính Phủ thủ
tướng Phan Văn Khải dã ký
PHẦN V. TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
5.1. Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở một số nước trên
thế giới
Ở mọi quốc gia, công tác quy hoạch sử dụng đất đai luôn là một trong
những nội dung được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực quản lí nhà nước đối
với tài nguyên nói chung và đất đai nói riêng. Mỗi quốc gia đều có những
đặc điểm riêng biệt, điển hình là sự khác biệt trong hệ thống luật pháp và có
trình độ phát triển, cho nên phương pháp tiến hành lập và quá trình thực hiện
quy hoạch sử sụng đất của mỗi nước cũng mang những nét đặc thù khác
nhau
- Ở các nước phát triển, hệ thống pháp luật đất đai tương đối hoàn thiện
nên công tác quản lí đất đai nói chung và công tác quy hoạch nói riêng đã có
hệ thống lí luận khá đầy đủ, khao học và được triển khai đồng bộ, hiệu quả
trong thực tiễn, đảm bảo hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường.
- Ở Pháp, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mô hình
hóa nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng đất và các nguồn lực
20
khác. Nguyên tắc xây dựng phương án quy hoạch tuyến tính có cấu trúc và
sản xuất hợp lí, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Ở Mỹ, nội dung quy hoạch sử dụng đất đã gắn liền với môi trường, xây
dựng một hệ thống quy hoạch tổng thể nhằm đảm bảo cảnh quan môi trường
và sử dụng đất tiết kiệm, bền vững góp phần tăng tính khả thi cho phương án
quy hoạch sử dụng đất
- Ở các nước đang phát triển, do nền kinh tế kém phát triển, thiếu kinh
phí, thiếu cán bộ chuyên môn nên nhìn chung hệ thống pháp luật đất đai còn
chưa đồng bộ, hệ thống quy hoạch sử dụng đất cũng có chất lượng không
cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế, để lại nhiều
hậu quả.
5.2. Tình hình thực hiện ở Việt nam
Việt Nam là một nước có dân số đông, diện tích đất hạn hẹp, vì vậy
công tác quy hoạch sử dụng đất sao cho có hiệu quả, hợp lí, ổn định và bền
vững luôn là một đòi hỏi khách quan.
• Thời kì trước Luật đất đai năm 1993
Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành Quản
lý đất đai mà chỉ thực hiện như một phần của quy hoạch phát triển ngành
nông lâm nghiệp. Các phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp đã đề
cập tới phương hướng sử dụng tài nguyên trong đó có tính toán đến qũy đất
nông nghiệp và coi đây là phần quan trọng.
Từ năm 1981 đến 1986. Chính phủ ra Nghị quyết số 50 về xây dựng
quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của 500 đơn vị hành chính cấp huyện
trong cả nước.
Từ năm 1987 đến 1993. Công tác quy hoạch sử dung đất đai đã có cơ
sở pháp lý quan trọng, thời kỳ nà công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu
sắc, quy hoạch đất đai cấp xã nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất,
cấp đât.
• Giai đoạn từ khi có luật đất đai năm 1993 đến năm 2003
21
Luật Đất đai năm 1993 ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy
hoạch sử dụng đất đai tương đối đầy đủ hơn. Công tác quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai đã góp phần đẩm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý
nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, nhà nước thực hiện
quyền định đoạt về đất đai, nắm dược quỹ đất đai đến từng loại, đảm bảo cơ
sở pháp lý cho việc giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội.
• Giai đoạn năm 2003 đến nay
Nhằm đáp ứng nhu cầu đổ mới xã hội nói chung và đòi hỏi về công
tác quản lý đất đai nói riêng. Luật đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước
Cộng hòa XHCN Viêt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
26/11/2003, có hiệu lưc từ ngày 01/07/2004.
Theo kết quả báo cáo của bộ tài nguyên và môi trường đén hết năm
2007, cùng với quy hoạch sử dụng đất đai cả nước đên nay đã có 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc TƯ xây dựng xong phương án điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đất đai đến nawm2010 và lập kế hoạch sử dụng đất năm năm kỳ cuối
(2006-2010) trong đó có 62 tỉnh đã đươc Chính Phủ xét duyệt
Đối với cấp huyện, đã có 450/670 huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh hoàn thành việc quy hoạch đến năm 2010 đạt 66,57%, 154 huyện
đang triển khai đạt 22,78%, còn lại 72 huyện chưa triển chua triển khai
chiếm 10,65%.
Đối với cấp huyện, có 6179/10784 xã, phường, thị trấn đã lập quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đạt 57,30%, 2466/10784 xã đang triển khai
đạt 22,87%, còn lại 2139/10784 xã chưa triển khai chiếm 19.83%.
5.3. Thực hiện ở thành phố Hải Phòng
Theo báo cáo số 36/BC-UBND của UBND thành phố Hải Phòng ngày
20/03/2009 về việc tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai từ 01/07/2004
22
đến 31/12/2008, về kết quả lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất các cấp của thành phố cụ thể như sau:
+ Cấp thành phố: báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm
2010 và kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010 được Chính Phủ phê duyệt tại
nghị quyết số 36/2006/NQ-CP ngày 28/12/2006 về việc xét duyệt điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( 2006 –
2010) thành phố Hải Phòng
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hải phòng đến năm
2020 : UBND thành phố có tờ trình qua Bộ tài nguyên và môi trường để
trình Chính phủ có Nghị Quyết phê duyệt
+ Cấp huyện: Một số huyện đã được UBND thành phố có quyết định phê
duyệt Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh đến năm 2010 và Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020. Sở Tài nguyên và Môi Trường đang chỉ đạo UBND
các huyện, quận, thị xã hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 – 2010
và kế hoạch chi tiết đất ở năm 2009 trình UBND thành phố phê duyệt
+ Cấp xã: Thành phố có 217 đơn vị xã, phường, thị trấn. Trong đó, 48
phường thuộc 5 quận đã thực hiện việc lập quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất
đai trong quy hoạch chung của quận. Ở 169 đơn vị xã, thị trấn thuộc các
huyện ngoại thành, công tác lập kế hoạch sử dụng đất còn chậm, chưa đáp
ứng được yêu cầu. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, trong giai
đoạn 2003 – 2009 thành phố có 49/169 xã lập xong quy hoạch sử dụng đất
đai ( đạt 29%). Từ tháng 7/2004 đến nay có 17 xã lập xong quy hoạch sử
dụng đất. Việc lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm được triển khai
thực hiện thường xuyên thông qua Hội đồng nhân dân xã trình UBND phê
duyệt để thực hiện.
Nhìn chung, QHSDĐ thành phố Hải Phòng điều chỉnh đến năm 2010
là KHSDĐ 2006 -2010 được phê duyệt đã góp phần tích cực vào việc định
23
hướng và thực hiện các chỉ tiêu hinh tế - xã hội, tạo điều kiện phát triển cơ
sở hạ tầng kĩ thuật, xã hội, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phương án
này góp phần tạo quỹ đất cho việc xây dựng và cải tạo, chỉnh trang đô thị.
Bên cạnh đó, phương án cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính
quyền thực hiện quản lí nhà nước về đất đai trên địa bàn đi vào kỉ cương
pháp luật, nề nếp, hiệu quả. Tuy nhiên công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất của thành phố còn nhiều bất cập. Huyện Cát Hải, huyện Bạch Long Vĩ
và thị xã Đồ Sơn chưa hoàn thành việc lập QHSDĐ. Việc lập QHSDĐ cấp
xã còn hạn chế. Mặt khác các khu công nghiệp lớn tốc độ đầu tư lấp đầy
diện tích cồn chậm. Tốc độ đầu tưu cơ sở hạ tầng kĩ thuật, xây dựng nhà còn
chưa nhanh. Quỹ đất giao để phát triển các khu tái định cư khi thu hồi đất,
đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng
được yêu cầu của thành phố. Cụ thể theo kết quả rà soát chỉ tiêu QHSDĐ
đến năm 2010 giữa cấp tỉnh và cấp huyện, chỉ tính riêng một số loại đất
chính ( đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa
nước ), tổng diện tích chênh lệch của thành phố Hải Phòng là 7.123 ha.
Toàn thành phố có 5 đơn vị cấp huyện chênh lệch. Bên cạnh đó, theo kết quả
rà soát chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất
2006-2010 giữa cấp huyện và cấp tỉnh, cả 15 quận, huyện của thành phố đều
có sự chênh lệch số liệu trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
và cấp tỉnh, với diện tích chênh lệch là khá lớn. Diện tích chênh lệch của đất
sản xuất nông nghiệp là 1.094 ha, đất trồng lúa có diện tích chênh lệch là
1.138 ha…Vì vậy có thể nói hệ thống QHSDĐ của thành phố Hải Phòng
chưa thống nhất, hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập.
PHẦN VI. KẾT QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH
24
6.1.Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Bảo
– Thành phố Hải Phòng tác động đến việc sử dụng đất
6.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lý: Vĩnh Bảo nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng,
cách trung tâm thành phố Hải Phòng 40km. Huyện có tọa độ địa lý từ 20
o
35’49’’ đến 20
o
46’06’’ Vĩ Độ Bắc, từ 106
0
24’11’’ đến 106
0
40’00’’ kinh độ
Đông.
- Phía Đông Bắc và Đông giáp huyện Tiên Lãng.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Tứ Kỳ - Ninh Giang – Tỉnh Hải
Dương.
- Phía Nam giáp huyện Thái Thụy- tỉnh Thái Bình
- Phía Tây Nam giáp huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình
Trên địa bàn huyện có các trục giao thông đường thủy, đương bộ quan
trọng chay qua như quốc lộ 10, quốc lộ 37, tỉnh lộ 354, 17B, sông Thái Bình,
sông Hóa, sông Luộc, Với vị trí như vậy, Vĩnh Bảo có thể liên kết, trao
đổi, thu hút thông tin, công nghệ và vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội
của huyện.
Địa hình, địa mạo: Vĩnh Bảo là huyện đông bằng không có đồi núi, có
địa hình tương đối bảng phẳng. Huyện năm trong vùng có nền địa chất công
trình thuộc loại yếu. Cấu tạo địa chất điển hình là lớp trầm tích biển vf sông
lắng đọng. Cơ cấu của đất trẻ, chủ yếu là sét, bùn, cát, cường đọ chịu tải
kém.
Khí hậu: Khí hậu nhiệt đói gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển, hình
thành â mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3, cuối
đông ẩm ướt, nhiệt độ 9-12
0
C tháng 12 và tháng 1. Mùa hè nống mưa nhiều,
nhiệt độ cao nhất từ tháng 6-7, có thể lên đên 30-32
0
C. Có bão tháng 4 đến
10.
Chế độ thủy văn: Toàn huyện có ba con sông lớn là sông Hóa, sông
Thái Bình, sông Luộc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều. Trong lãnh
thổ có ba hệ thống kênh chính giữ vai trò thủy nông quan trọng là kênh:
25