Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Phát triển sản phẩm mới tại ngân hàng TMCP sài gòn khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ MỚI TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Trương Thị Hồng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Châu Mỹ Kim
Khóa : K15 hệ Văn bằng 2
Lớp : Ngân hàng
Niên khóa 2012 – 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đại học và viết khóa luận này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời
gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trương Thị Hồng đã dành rất nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Sài Gòn, đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết khóa
luận.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được những đóng góp quí báu của quí thầy cô.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Châu Mỹ Kim
NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP


Tp.HCM, ngày tháng năm 2014
PGĐ. PHÒNG VẬN HÀNH THẺ VÀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH
NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp.HCM, ngày tháng năm 2014
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG BIỂU vii
DANH SÁCH HÌNH VẼ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN –
HỘI SỞ 11
1.1 Lịch sử hình thành 11
1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban 12
1.2.1 Cơ cấu tổ chức 12
1.2.2 Chức năng của các phòng ban 14
1.3 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 20

Kết luận chương 1 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIẾN SẢN PHẨM DỊCH VỤ MỚI TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 23
2.1 Các sản phẩm dịch vụ hiện tại của ngân hàng 23
2.1.1 Sản phấm tiền gửi 23
2.1.2 Sản phẩm tín dụng 25
2.1.3 Dịch vụ khác 26
2.2 Quy trình phát triến sản phẩm mới tại SCB 28
2.2.1 Hình thành ý tưởng 29
2.2.2 Xây dựng phương án sản phẩm dịch vụ 29
2.2.3 Quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ 31
2.2.4 Triển khai sản phẩm dịch vụ 31

2.2.5 Kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện 33
2.2.6 Kết thúc, đánh giá sản phẩm dịch vụ 33
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm dịch vụ 34
2.3.1 Nhân tố thị trường 34
2.3.2 Nhân tố khách hàng 35
2.3.3 Nhân tố ngân hàng 35
2.4 Thực trạng SPDV mới tại SCB quý 1/2014 36
2.4.1 Phát triển sản phấm dịch vụ cá nhân. 36
2.4.1.1 Sản phẩm tiền gửi cá nhân 36
2.4.1.2 Sản phẩm tín dụng cá nhân 37
2.4.1.3 Sản phẩm dịch vụ cá nhân 37
2.4.2 Phát triển sản phẩm dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 38
2.4.2.1 Tình hình thực hiện kế hoạch đến 31/03/2014 38
2.4.2.2 Nhận xét và đánh giá 39
2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản phẩm dịch vụ mới SCB
39
2.5.1 Thuận lợi 39
2.5.2 Khó khăn và nguyên nhân 43
2.5.2.1 Chủ quan 43
2.5.2.2 Khách quan 44
 Kết luận chương 2 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ MỚI TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN 46
3.1 Phương hướng phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại SCB trong năm 2014 46
3.1.1 Phương hướng với SPDV cá nhân 46
3.1.2 Phương hướng với SPDV khách hàng doanh nghiệp 47
3.2 Các giải pháp phát triển SPDV mới 48
3.2.1 Các giải pháp chung 48
3.2.1.1 Nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng 48
3.2.1.2 Giải pháp phát triển công nghệ 48

3.2.1.3 Giải pháp Marketing và chăm sóc khách hàng 49
a. Chiến lược Marketing 49
b. Chăm sóc khách hàng 50
3.2.1.4 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 50
3.2.2 Các giải pháp cụ thể 51
3.2.2.1 Đối với sản phẩm tiền gửi 51
3.2.2.2 Với các sản phẩm tín dụng 52
3.2.2.3 Với các sản phẩm ngân quỹ và thanh toán 53
3.2.2.4 Với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử 54
 Kết luận chương 3 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả huy động một số sản phẩm cá nhân quý 1/2014 37
Bảng 2.2: Tình hình triển khai các dịch vụ cá nhân trong quý 1/2014 38
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện phát triển SPDN quý 1/2014 39
Bảng 2.4: Mạng lưới hoạt động của SCB 43
Bảng 3.1: Bảng chỉ tiêu phát triển KHDN - 2014 49
DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức SCB 13
Hình 2.1: Quy trình phát triển sản phẩm mới tại SCB 28
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMCP : Thương mại cổ phần
SCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn
Ebanking : Ngân hàng Điện tử
CNTT : Công nghệ thông tin
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
SPCN : Sản phẩm cá nhân
SPDN : Sản phẩm doanh nghiệp
SPDV : Sản phẩm dịch vụ

TCTD : Tổ chức tín dụng
DN : Doanh nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại và diễn ra mạnh mẽ trên
nhiều lĩnh vực. Theo đó, song song với việc vươn ra thị trường thế giới, Việt Nam cũng
phải mở cửa thị trường trong nước, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Trong
bối cảnh chung đó, các NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham
gia vào quá trình hội nhập và cạnh tranh vì khi đó thị trường trong nước không còn
mức bảo hộ cao như trước, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và
cạnh tranh ngay tại “sân nhà” của mình.
Trong các hình thức cạnh trạnh như nâng cao năng lực tài chính, tăng vốn chủ
sở hữu, duy trì hệ số an toàn vốn tối thiểu, đầu tư công nghệ, thì việc phát triển đa
dạng các sản phẩm mới, dịch vụ mới và tiện ích ngân hàng là hết sức cần thiết và
được xem là một biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực canh
tranh và thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển của ngân hàng
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được thành lập và hoạt động trên cơ sở hợp
nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ
Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân
hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/01/2012, Sau gần 3 năm hợp nhất ngân hàng SCB đã bước đầu đạt được những
thành tựu tiến bộ đáng kể. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công đó
chính là việc ban Quản trị cũng như ban Giám đốc đã thay đổi định hướng kinh doanh
nói chung và chiến lược phát triển sản phẩm nói riêng. Tuy nhiên, để thành công trong
cạnh tranh cũng như để phát triển sàn phẩm mạnh mẽ, đáp ứng như cầu khách hàng thì
SCB cần phải đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ đúng đắn và phù hợp hơn nữa với
xu thế phát triển hiện này
Vì lý do đó, đề tài “Phát triển sản phẩm mới tại ngân hàng TMCP Sài Gòn-”
được thực hiện để nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới tại ngân
hàng TMCP Sài Gòn đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đa dạng hóa sản phẩm,
dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn

1. Mục tiêu nghiên cứu: phân tích thực trạng và quy trình phát triển sản phẩm, đánh
giá những thuận lợi và khó khăn cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình
phát triển sản phẩm mới tại SCB . Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ của SCB
2. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích đánh giá những sản phẩm, dịch vụ hiện tại, nghiên
cứu quy trình phát triển sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
dịch vụ của SCB trong năm 2013
3. Phương pháp nghiên cứu: khóa luận sử dụng các phương pháp thống kê, phân
tích, so sánh với nguồn dữ liệu thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường
niên, từ các nghiên cứu đã thực hiện trước đó, các bài báo, bài nghiên cứu tổng hợp
qua các tạp chí, tập san, website.
4. Cấu trúc của đề tài:
Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương chính:
• Chương 1: Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn.
• Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ mới tại ngân hàng TMCP
Sài Gòn.
• Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
tại ngân hàng TMCP Sài Gòn.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN – HỘI SỞ
1 Lịch sử hình thành
Ngân hàng SCB hiện nay được hợp nhất từ 3 ngân hàng gồm ngân hàng TMCP Sài
Gòn, ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, ngân hàng TMCP Đệ Nhất
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
Tên tiếng Anh: Saigon Commercial Bank
Tên thương hiệu: SCB
Hội sở chính: 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp. HCM
Tổng tài sản: ngày 31/11/2012, tổng tài sản của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài
Gòn là 149.206.000.000.000 đồng
Vốn điều lệ: ngày 31/11/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài

Gòn là 10.584.000.000.000 đồng (mười ngàn năm trăm tám mươi bốn tỷ đồng)
Được cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN ngày 26/12/2011 của Thống đốc NHNN
về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất tự
nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất, Ngân
hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất)
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.
Trên cơ sở kế thừa những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp
nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 04 ngân
hàng có quy mô hoạt động lớn trong 14 ngân hàng TMCP có trụ sở chính tại TP.
HCM. Cụ thể tính đến 01/01/2012: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân
hàng đã đạt khoảng 144.814 tỷ đồng và , Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và
dân cư của ngân hàng đạt 78.609 tỷ đồng. Dư nợ cho vay là 66.070 tỷ đồng. Lợi nhuận
sau thuế thuế lũy kế đạt trên 294 tỷ đồng. Số lượng nhân sự là 4.185 người. Hệ thống
mạng lưới của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh,
phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch là 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp
khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.
2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban
1 Cơ cấu tổ chức
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức SCB

2 Chức năng của các phòng ban
i. Khối doanh nghiệp
− Phòng sản phẩm doanh nghiệp: Nghiên cứu và phát triển các chính sách/sản
phẩm, dịch vụ (ngoại trừ các dịch vụ kinh doanh vàng, ngoại tệ, các sản phẩm phái
sinh thuộc mảng kinh doanh tiền tệ và các sản phẩm thuộc chức năng của các
phòng ban khác) dành cho khách hàng tổ chức, doanh nghiệp (trừ các tổ chức là
ngân hàng)
− Phòng phát triển khách hàng doanh nghiệp:
• Tham mưu giúp ban Tổng Giám đốc trong việc xây dựng, phát triển các kế
hoạch ngân sách trong quan hệ khách hàng doanh nghiệp, phân tích thị trường,

lựa chọn thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu.
• Xây dựng chính sách khách hàng, chương trình tiếp thị để mở rộng khách hàng
doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động an toàn và
hiệu quả.
− Phòng đầu tư: Kinh doanh, quản lý, xây dựng chiến lược và thực hiện kinh doanh
với mục tiêu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng thông qua các hoạt động: đầu tư tài
chính, ủy thác đầu tư và các hình thức đầu tư khác theo sự chỉ đạo của Tổng Giám
đốc.
− Phòng tác nghiệp tài trợ thương mại:
• Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc quản lý tác nghiệp nghiệp vụ tài
trợ thương mại của toàn hệ thống ngân hàng.
• Phối hợp với các đơn vị liên quan cải tiến các sản phẩm tài trợ thương mại,
thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài trợ thương mại.
ii. Khối ngân hàng bán lẻ
− Phòng sản phẩm cá nhân: Nghiên cứu và phát triển các chính sách/sản phẩm,
dịch vụ (ngoại trừ các dịch vụ kinh doanh vàng, ngoại tệ, các sản phẩm phái sinh
thuộc mảng kinh doanh tiền tệ và các sản phẩm thuộc chức năng của các phòng
ban khác) dành cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể - khách hàng cá
nhân trong toàn hệ thống ngân hàng.
− Phòng phát triển khách hàng cá nhân:
• Xây dựng các chính sách dành cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể -
Khách hàng cá nhân trong toàn hệ thống ngân hàng.
• Phát triển thị phần đối với nhóm khách hàng cá nhân, tổ chức triển khai bán
hàng và thực hiện việc kiểm soát công tác bán hàng đối với khách hàng cá
nhân.
− Phòng dịch vụ khách hàng: Xây dựng, triển khai công tác hỗ trợ khách hàng
trong giao dịch, xử lý than phiền, khiếu nại của khách hàng, tiếp thị, tư vấn, chào
bán sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng qua các kênh giao tiếp gián tiếp (điện thoại,
fax, email, webchat, …)
− Phòng tác nghiệp thẻ: Tham mưu chiến lược phát triển về lĩnh vực thẻ và các

kênh dịch vụ về ngân hàng điện tử, quản lý, đào tạo, kiểm tra, giám soát hoạt động
tác nghiệp thẻ và ngân hàng điện tử nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và
hiệu quả.
iii. Khối pháp chế và tuân thủ
− Phòng pháp chế: Tư vấn pháp luật cho Ban lãnh đạo, chủ động kiến nghị với các
cơ quan quản lý nhà nước các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động
kinh doanh để đảm bảo hoạt động Ngân hàng đúng pháp luật và thông suốt.
iv. Khối kinh doanh tiền tệ
− Phòng kinh doanh ngoại hối
• Xây dựng phát triển kinh doanh các hoạt động kinh doanh các sản phẩm ngoại
tệ, vàng (FX) và các sản phẩm phát sinh có liên quan đến ngoại hối trong toàn
hệ thống.
• Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng (FX) và các sản phẩm phát sinh trong
phạm vi hạn mức được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Hội đồng ALCO,
Phòng hỗ trợ ALCO nhằm đảm bảo thanh khoản.
• Kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh các sản phẩm ngoại tệ, vàng và phái
sinh ngoại hối trong toàn hệ thống.
− Phòng kinh doanh tiền tệ:
• Xây dựng và phát triển sản phẩm Money Market và sản phẩm phát sinh có liên
quan đến kinh doanh tiền tệ
• Kinh doanh các sản phẩm Money Market, sản phẩm phái sinh tiền tệ, giấy tờ
có giá trong hạn mức được phê duyệt
• Thực hiện các giao dịch trên thị trường tiền tệ theo yêu cầu của Hội đồng
ALCO, nhằm đảm bảo thanh khoản và các hạn mức rủi ro.
− Phòng định chế tài chính: Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các
định chế tài chính trong và ngoài nước, quản lý tài khoản Nostro trong và ngoài
nước, phát triển kinh doanh
v. Trung tâm quản lý nguồn
− Phòng quản trị nguồn vốn: Quản trị nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động kinh
doanh và bảo đảm thanh khoản của SCB.

− Phòng hỗ trợ ALCO: Xây dựng các chính sách quản lý tài sản – nợ nhầm nâng
cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Ngân hàng. Giám sát các đơn vị thực hiện
chính sách theo chỉ đạo của ALCO, đóng vai trò trung tâm vốn của Ngân hàng.
vi. Khối tài chính kế hoạch
− Phòng kế toán
• Tham mưu giúp việc trong việc tổ chức thực hiện công tác kế toán trong toàn
hệ thống Ngân hàng.
• Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát các đơn vị trực thuộc thực hiện quy
định và chế độ, quy định của Nhà nước, Ngân hàng trong lĩnh cực kế toán.
Thực hiệc công tác kế toán tổng hợp cho Hội sở và toàn hệ thống Ngân hàng,
đầu mối báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê.
− Phòng hệ thống thông tin quản lý (MIS):
• Xây dựng, quản lý và phát triển hệ thống thông tin quản lý.
• Tổ chức tập trung và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin phục vụ kịp
thời công tác quản trị điều hành.
− Phòng tài chính kế hoạch
• Tham mưu, điều phối công tác xây dựng và giám sát thực hiện chiến lược phát
triển của Ngân hàng, kế hoạch hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng.
• Thực hiện công tác nghiên cứu tổng hợp thông tin trong và ngoài Ngân hàng để
hỗ trợ cho các bộ phận chuyên môn khác.
− Ban mua sắm tập trung: Thực hiện quản lý và mua sắm tài sản cần thiết cho hội
sở và các đơn vị.
vii. Khối quản lý rủi ro
− Phòng quản lý rủi ro tín dụng: Xây dựng và quản lý chính sách tín dụng, quản lý
danh mục tín dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng.
− Phòng quản lý rủi ro thị trường: Quản lý rủi ro thị trường (bao gồm rủi ro lãi
suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro giá chứng khoán và các hàng hóa khác). Quản lý các tỷ lệ
an toàn trong hoạt động. Giám sát tình hình rủi ro thanh khoản của toàn hệ thống
Ngân hàng.
− Phòng quản lý rủi ro vận hành: Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro vận hành của

Ngân hàng và tham mưu về rủi ro vận hành giúp các cấp phê duyệt ra quyết định
đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả.
viii. Khối hỗ trợ tín dụng và khai thác tài sản
− Phòng tái thẩm định:
• Tái thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng vượt quyền phán quyết của các đơn vị
trong toàn hàng trước khi trình Ban Tổng Giám đốc, Hội đồng tín dụng.
• Tái thẩm định các tổ chức phát hành chứng khoán nhằm đưa ra các quyết định
đầu tư, góp vốn, tài trợ các dự án dựa trên các hồ sơ do các Phòng nghiệp vụ đề
xuất.
− Phòng định giá và quản lý tài sản đảm bảo:
• Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc xây dựng các chính sách về
công tác thẩm định và quản lý tài sản đảm bảo.
• Thẩm định và tái thẩm định tài sản đảm bảo.
• Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý,
chứng từ và quản lý tài sản đảm bảo cho toàn hàng.
• Hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác quản lý tài sản đảm bảo cho các đơn
vị trực thuộc.
− Phòng xử lý nợ và khai thác tài sản:
• Làm đầu mối giám sát, đôn đốc việc thực hiện xử lý, thu hồi các khoản nợ
không đủ tiêu chuẩn, nợ cần phải xử lý.
• Tham mưu đề xuất và trực tiếp xử lý các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn, các
khoản nợ xấu do các đơn vị chuyển về theo quy định.
ix. Khối vận hành
Trung tâm hỗ trợ
− Phòng Marketing:
• Xây dựng và phát triển thương hiệu của Ngân hàng.Quản lý hoạt động
Marketing truyền thông về các mặt hoạt động của Ngân hàng (sản phẩm dịch
vụ, thương hiệu, thông tin hoạt động, …).
• Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp cho Ngân hàng.
− Phòng phát triển mạng lưới: Thực hiện chức năng phát triển mạng lưới kênh

phân phối.Thực hiện chức năng quản lý mạng lưới kênh phân phối.
− Phòng hành chính quản trị: Là phòng chuyên môn thuộc Khối nghiệp vụ hỗ trợ,
thực hiện các chức năng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được vận
hành thông suốt, mạng lại hiệu quả, an toàn và tiết kiệm trong kinh doanh.
− Phòng xây dựng cơ bản:
• Triển khai thực hiện và quản lý công tác xây dựng cơ bản của toàn hệ thống.
• Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến xây dựng cơ bản.Triển khai thực
hiện các hạng mục cải tạo, sửa chữa nhỏ.
Trung tâm thanh toán và ngân quỹ
− Phòng thanh toán:
• Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện công tác
thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, của Ngân hàng và phù hợp
với thông lệ quốc tế.
• Đại diện cho Ngân hàng tham gia vào các hệ thống thanh toán điện tử của
Ngân hàng Nhà nước, của các tổ chức quốc tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài
nước (SWIFT, Western Union, Citidirect, VCB Money …)
− Phòng ngân quỹ: Là phòng chuyên môn có chức năng quản lý, thực hiện nghiệp
vụ Kho quỹ trong toàn hệ thống Ngân hàng.
Trung tâm quản trị nguồn nhân lực
− Phòng tổ chức nhân sự: tham mưu, thu hút, duy trì và phát triển đội ngũ nhân
viên chất lượng cao cho Ngân hàng; quản lý, phát triển nguồn nhân lực.
− Phòng đào tạo:
• Thực hiện đào tạo theo chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của
Ngân hàng.
• Thực hiện đánh giá, cải tiến các chương trình đào tạo, quản lý công tác đào tạo
tuân thủ quy chế, quy định của Ngân hàng.
• Xây dựng, tổ chức quản lý thư viện trung tâm, các phòng thực hành ứng dụng
Multimedia, các phần mềm ứng dụng trong đào tạo.
x. Khối công nghệ thông tin (CNTT)
Trung tâm vận hành và phát triển ứng dụng

− Phòng vận hành core: Triển khai và vận hành hệ thống tại Trung tâm dữ liệu,
triển khai phần mềm COREBANKING, hệ thống COREBANKING, công tác
kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao, đào tạo cho các đơn vị
− Phòng vận hành thẻ và NHĐT: Tham mưu chiến lược kinh doanh thẻ và các dịch
vụ eBanking; vận hành và quản lý hoạt động thẻ, ebanking nhằm đạt mục tiêu kinh
doanh của ngân hàng.
− Phòng Data Warehouse:
• Quản lý và phát triển các báo cáo quản trị, báo cáo nghiệp vụ phục vụ hoạt
động của các phòng ban, quản trị ngân hàng.
• Vận hành hệ thống máy chủ báo cáo: đảm bảo hoạt động hiệu quả, tối ưu.
− Phòng phát triển ứng dụng
• Phân tích các yêu cầu và xây dựng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.Khai thác hệ
thống thông tin, dữ liệu trên hệ thống ngân hàng lõi.
• Xây dựng các ứng dụng phần mềm ngoài hệ thống ngân hàng lõi.
− Phòng hạ tầng kỹ thuật: Triển khai hạ tầng, quản trị mạng tại Đơn vị, đảm bảo
hoạt động liên tục hệ thống công nghệ thông tin tại Đơn vị, quản trị hệ thống mạng
tại Trung tâm dữ liệu
3 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013
Trong năm 2013, SCB đã thực hiện chính sách thu hút khách hàng một cách
linh hoạt và năng động nhằm giữ thị phần, đồng thời thu hút thêm nguồn vốn huy động
mới, cải thiện cơ cấu huy động theo kỳ hạn theo hướng tăng huy động kỳ hạn trung dài
hạn. Theo đó, SCB đã triển khai đồng bộ các chương trình/sản phẩm/chính sách huy
động nhằm thu hút nguồn vốn từ dân cư có tính ổn định cao và các chính sách chăm
sóc khách hàng nhân dịp sinh nhật, các ngày Lễ, Tết và các chính sách dành cho những
đối tượng khách hàng đặc biệt như khách hàng nữ, khách hàng người cao tuổi, khách
hàng VIP.
− Tổng tài sản: Đạt 181.019 tỷ đồng, tăng 31.813 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 21,3% so với
cuối năm 2012 do SCB khôi phục và đẩy mạnh hoạt động liên ngân hàng đầu tư
vào trái phiếu Chính phủ để góp phần tăng tính thanh khoản trong cơ cấu bảng cân
đối kế toán của Ngân hàng.

− Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư: Đạt 147.098 tỷ đồng, tăng 55.956 tỷ
đồng, tỷ lệ tăng 61,4% so với cuối năm 2012. Đây là những nỗ lực đáng ghi nhận
của tập thể CBNV toàn hệ thống SCB trong công tác huy động vốn, giúp SCB ổn
định thanh khoản, nâng cao năng lực tài chính, thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu
sau hợp nhất.
SCB đã thực hiện chính sách thu hút khách hàng một cách linh hoạt và năng
động nhằm duy trì và phát triển thị phần, cải thiện cơ cấu huy động theo kỳ hạn theo
hướng tăng huy động kỳ hạn trung dài hạn. Theo đó, SCB đã triển khai đồng bộ các
chương trình/sản phẩm/chính sách huy động vốn nhằm thu hút nguồn vốn từ dân cư
có tính ổn định cao, áp dụng các chính sách chăm sóc khách hàng năng động, đáp ứng
tốt nhu cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau như khách hàng nữ, khách hàng
người cao tuổi, khách hàng VIP, …
− Vay NHNN: Trả trước hạn toàn bộ khoản vay tái cấp vốn của NHNN. Theo dự
kiến khoản vay này sẽ được tất toán vào Quý 4/2014, nhưng SCB đã hoàn trả toàn
bộ khoản vay này trong năm 2013.
− Huy động liên ngân hàng: Số dư 18.419 tỷ đồng, tăng 168 tỷ đồng so với cuối
năm 2012. Trong năm 2013, SCB đã thực hiện đúng cam kết với thị trường liên
ngân hàng, bình thường hóa quan hệ với các đối tác trên thị trường này.
− Dư nợ tín dụng: Đạt 89.004 tỷ đồng, tăng 849 tỷ đồng so với cuối năm 2012. Tín
dụng chỉ tăng nhẹ trong năm 2013 do SCB tập trung xử lý nợ xấu bằng nhiều biện
pháp khác nhau trong đó có việc bán nợ cho VAMC, tập trung thực hiện mục tiêu
tăng trường chất lượng tín dụng.
Đến cuối năm 2013, nợ quá hạn chiếm 1,9% và nợ xấu chiếm 1,6% tổng dư nợ
cho vay, giảm lần lượt là 6,9% và 5,6% so với cuối năm 2012. So với mục tiêu tái cơ
cấu năm 2013 thì SCB đã hoàn thành vượt kế hoạch khi đưa các tỷ lệ nợ quá hạn – nợ
xấu xuống dưới 3%.
Như vậy, so với kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông 2012, kết thúc năm tài chính
2013, SCB đã đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
• Tổng tài sản đạt 112,53% kế hoạch;
• Dư nợ cho vay hoàn thành 81,75% kế hoạch;

• Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 105,23% kế hoạch;
• Vốn điều lệ hoàn thành 90,51% kế hoạch;
• Lợi nhuận trước thuế hoàn thành 15,49% kế hoạch;
• Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt mức kế hoạch;
• Kết luận chương 1
Từ 2014, ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu của các ngân hàng Việt, đồng thời
hứa hẹn sẽ bùng nổ trong các năm tiếp theo. Vì vậy gia tăng thị phần và đa dạng hóa
loại hình SPDVgóp phần vào tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng. Cùng với việc
kế thừa nền tảng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, SCB có nhiều tiền
đề cơ hội cũng như thách thức trong sự nghiệp phát triển dịch vụ ngân hàng.
1: THỰC TRẠNG PHÁT TRIẾN SẢN PHẨM DỊCH VỤ MỚI TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
1 Các sản phẩm dịch vụ hiện tại của ngân hàng
3 Sản phấm tiền gửi
a. Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán hay tiền gửi không kỳ hạn là sản phẩm tiền gửi dành cho
khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi tại SCB với mục đích
chính là nhu cầu thanh toán và tiêu dùng.
Mặc dầu huy động các loại tiền gửi VND, USD, EUR, GBP, AUD, CAD,
nhưng số dư tiền gửi hiện tại chủ yếu là loại tiền gửi VNĐ và USD. Tiền gửi thanh
toán cung cấp cho khách hàng cách thức quản lý tiền gửi an toàn và thuận tiện trong
thanh toán nhờ những tiện ích từ các dịch vụ thanh toán kèm theo. SCB đáp ứng cho
khách hàng các công cụ để kiểm tra, quản lý, sử dụng sản phẩm nhanh chóng và đơn
giản thông qua dịch vụ thanh toán tại quầy giao dịch, dịch vụ ngân hàng điện tử và
thuận tiện để sử dụng các dịch vụ khác như ATM, tín dụng, thanh toán quốc tế.
Tiền gửi thanh toán có lãi suất thấp hơn so với các loại tiền gửi khác. Tuy nhiên,
khách hàng tổ chức có thể đạt được mức lãi suất cao hơn và lợi ích từ chương trình
giảm phí dịch vụ nếu tham gia “Sản phẩm đa lợi”. Đây là một sản phẩm tích hợp với
tiền gửi thanh toán với mức lãi suất được tính dựa trên số dư duy trì của tài khoản.
b. Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn của SCB cung cấp cho khách hàng có nhu cầu gửi vốn theo
kỳ hạn với mức lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán. Tiền gửi của khách hàng được
quản lý thông qua một hợp đồng được ký kết giữa ngân hàng và người gửi tiền quy
định cụ thể về kỳ hạn, lãi suất, số tiền gửi và các hình thức thanh toán. Tiền gửi này
được thiết kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức nhưng hiện nay đối tượng khách
hàng tham gia chủ yếu là tổ chức.

×