Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến sự thành công của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.29 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
MÔN: QUẢN TRỊ HỌC
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐẾN
SỰ THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP

GVHD: TS. Phan Thị Minh Châu
Nhóm 8_Lớp ngày 2
Trần Thị Linh Phạm Trần Dạ Thảo
Đậu Thị Ngọc Mai Nguyễn Văn Việt
Nguyễn Thị Ngân Tâm Đặng Thị Xuân Thảo
Lê Thanh Nhã Trịnh Hồng Tuân
Phạm Quốc Trung
Tháng 02 năm 2014
1
MỤC LỤC
1. Khái niệm đạo đức kinh doanh 3
1.1. Khái niệm đạo đức 3
1.2. Khái niệm đạo đức kinh doanh 3
1.3. Nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức kinh doanh 4
1.4. Phạm vi ứng dụng đạo đức kinh doanh 4
2. Ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến sự thành công của doanh nghiệp
2.1. ĐĐKD điều chỉnh hành vi chủ thể kinh doanh 6
2.2. ĐĐKD góp phần vào chất lượng doanh nghiệp 8
2.3. ĐĐKD góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên 9
2.4. ĐĐKD góp phần làm hài lòng khách hàng 11
2.5. ĐĐKD góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp 13
2.6. ĐĐKD góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia 14
3. Kết luận 17
2
1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh:


1.1 Khái niệm đạo đức:
Để làm rõ khái niệm đạo đức trong kinh doanh, trước tiên ta cần tìm hiểu khái niệm
về “đạo đức”.
Đạo đức là tập hợp các quan điểm về thế giới, về phong cách sống của một cá
nhân, một nhóm người hay rộng hơn là của một tầng lớp xã hội. Đạo đức là khái niệm về
những nguyên tắc luân thường đạo lý của con người, thuộc phạm trù tốt hay xấu, đúng
hay sai. Đạo đức thường gắn liền với một nền văn hóa, tôn giáo, quan điểm về nhân văn,
triết học và luật lệ xã hội.
Tại nhiều quốc gia châu Á, nơi học thuyết của Khổng Tử được đề cao và truyền bá
rộng rãi. Ổn định xã hội dựa trên quan hệ không bình đẳng giữa các cá nhân. Gia đình là
tế bào của mọi tổ chức xã hội. Hành vi đạo đức đúng mực là cư xử với người khác theo
cách mà bản thân mong muốn được người khác đối xử. Và các việc cần làm trong đời của
người có tư cách đạo đức là học tập và rèn luyện kỹ năng, làm việc chăm chỉ, không tiêu
xài quá mức cần thiết, kiên trì và bền bỉ. Thể diện là quan trọng nhất và người có tư cách
đạo đức luôn cố gắng kiềm chế trong mọi hoàn cảnh.
Đạo đức có những đặc điểm sau:
- Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực và tính địa phương.
- Nội dung các chuẩn mực đạo đức có thể thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.
- Cần phân biệt đạo đức với pháp luật: đạo đức không có tính cưỡng chế, cưỡng bức
mà mang tính tự nguyện.
1.2 Khái niệm đạo đức kinh doanh:
Kinh doanh là hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức nhằm đạt được những mục
tiêu về lợi nhuận thông qua các hoạt động như: quản trị, sản xuất, tiếp thị, tài chính kế
toán,…Đạo đức kinh doanh liên quan đến những nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, trong điều
3
kiện môi trường kinh doanh của cá nhân và tổ chức đó. Trên cơ sở đó, hiện nay có rất
nhiều định nghĩa về đạo đức kinh doanh như:
- Giáo sư Phillip V. Lewis từ trường đại học Abilene Christian, Mỹ sau quá trình
nghiên cứu, thu thập thông tin từ nhiều định nghĩa khác nhau đã tổng hợp và đúc kết ra

khái niệm về đạo đức kinh doanh như sau: “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc,
tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử
chuẩn mực và sự trung thực (của một cá nhân hay tổ chức kinh daonh) trong những
trường hợp nhất định”.
- Ferrels và John Fraedrich lại có định nghĩa khác, có nhiều điểm tương đồng với
định nghĩa của Lewis nhưng thể hiện rõ ràng hơn, theo đó: “Đạo đức kinh doanh bao
gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh
doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, có phù hợp với đạo
đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có
quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng”.
1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
Đạo đức kinh doanh dựa trên nền tảng những chuẩn mực, luân lý về đạo đức:
- Về mặt kinh tế - xã hội: Chú trọng đến lao động tập thể, tính đoàn kết, tự giác và
sang tạo trong tập thể. Ngoài ra, còn kết hợp hài hòa với tinh thần yêu nước, hòa nhập
quốc tế và đề cao chủ nghĩa nhân đạo.
- Về mặt cá nhân: Đề cao các phẩm chất tốt đẹp của con người tham gia lao động:
trung thực, khiêm tốn, sáng tạo, có trách nhiệm cao trong công việc, biết gắn kết lợi ích
của doanh nghiệp với lợi ích khách hàng và xã hội; đồng thời đề cao trách nhiệm xã hôi.
1.4. Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh:
Đạo đức kinh doanh thể hiện trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp từ khi thành lập, vận hành đến khi giải thể. Đăc biệt trong kinh tế thị
trường còn nảy sinh những vấn đề xã hội cấp thiết như: lợi nhuận, cạnh tranh, môi trường
kinh doanh…Vì vậy, những bên liên quan đến các tổ chức, các đơn vị hoạt động kinh
4
doanh như các thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng, cổ
đông, chủ doanh nghiệp, người làm công đều là các đối tượng phải áp dụng đạo đức
kinh doanh.
2. Ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến hoạt động của doanh nghiệp:
Thực tế đã cho thấy, nếu các doanh nghiệp xây dựng các chuẩn mực, triết lý kinh
doanh dựa trên nền tảng đạo đức tốt, tôn trọng các giá trị bền vững từ bên trong (như

người lao động, văn hóa công ty,…) cũng như các chủ thể tương tác bên ngoài (như
khách hàng, nhà đầu tư, xã hội, môi trường tự nhiên…) thì sẽ phát triển ngày càng lớn
mạnh và bền vững; sức mạnh thương hiệu ngày càng được nâng cao trên thương trường.
Ngược lại, nếu thiếu đạo đức và kỷ cương quản trị, sẽ dễ trở thành một doanh nghiệp của
cơ hội, kinh doanh chụp giật, đầu cơ…
Phần lớn những doanh nhân thành công ở các thị trường mới nổi cho rằng việc kiếm
tiền cho doanh nghiệp là một hoạt động hoàn toàn về kinh tế, không liên quan gì đến đạo
đức xã hội hay tôn giáo, triết lý. Họ thường bào chữa cho các hành xử sai trái trong công
việc quản trị hàng ngày như “ai cũng làm như thế cả”. Một bản nghiên cứu của Harvard
năm 1998 cho thấy đạo đức và kỷ cương về lâu dài sẽ hình thành một niềm tin tốt đẹp từ
khách hàng, từ nhân viên, từ đối tác, từ nhà đầu tư, từ cộng đồng đoàn thể… Công trình
nghiên cứu của họ cho thấy, trong vòng khoảng 11 năm, những doanh nghiệp kinh doanh
trên nền tảng đạo đức tốt đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682%. Trong khi đó,
những doanh nghiệp đổi thủ thường thường bậc trung về đạo đức chỉ đạt được mức 36%.
Giá trị cổ phiếu của những doanh nghiệp có đạo đức cao trên thị trường chứng khoán
tăng tới 901%, còn các đối thủ đạo đức tầm trung chỉ tăng 74%. Lãi ròng của các doanh
nghiệp có đạo đức kinh doanh cao ở Mỹ trong 11 năm đã tăng tới 756%. Trên cơ sở kết
quả nghiên cứu này, họ khẳng định doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh càng cao thì lợi
nhuận thu được càng lớn. Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức trong cư xử và giao
thương chính là nền móng cho các hệ thống kinh doanh phát triển bền vững, theo bước
tiến chung của nhân loại.
5
Xây dựng và phát triển thương hiệu hoàn hảo nhất của bất cứ doanh nghiệp nào là
cách xây dựng và phát triển gắn liền với yếu tố đạo đức. Thương hiệu có tiếng tăm sẽ dễ
dàng giúp một doanh nghiệp đạt tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh,
cũng như chiếm được thị phần cao hơn của những khách hàng trung thành, dẫn tới thành
công đạt được cũng lớn hơn. Ngược lại, thiếu đạo đức và kỷ cương quản trị, doanh
nghiệp sẽ dễ kinh doanh dựa trên sự cơ hội, chụp giật, đầu cơ… Mọi thành công đạt được
chỉ là tạm thời, nhanh phát nhưng cũng mau thất bại. Tuy nhiên, một phần cũng là do
những áp lực hàng ngày mà bất cứ doanh nhân nào cũng đều phải đối mặt và vượt qua,

nhất là trên thị trường Việt Nam. Ngoài tình trạng bấp bênh của một nền kinh tế vĩ mô bị
chi phối bởi những khó khăn thường như lạm phát, bất ổn định về lãi suất và tỷ giá, do
đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải hoạt động kinh doanh trong một môi trường khá đặc
thù khác hẳn thế giới bên ngoài.
Đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp được thể hiện qua một số mối quan hệ
có mối liên kết rất chặt chẽ với nhau và tác động trực tiếp hay gián tiếp đến thành công
hay thất bại của một cá nhân hay doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
1. Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh
doanh
Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành vi kinh
doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Không
một pháp luật nào, dù hoàn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể là chuẩn mực cho mọi
hành vi của đạo đức kinh doanh. Nó không thể thay thế vai trò của đạo đức kinh doanh
trong việc khuyến khích mọi người làm việc thiện, tác động vào lương tâm của doanh
nhân. Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh
vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan tới
chế độ nhà nước, chế độ xã hội,… Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ, càng chặt chẽ và
được thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao. Tham nhũng, buôn lậu, trốn
thuế, gian lận thương mại…khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “hiện
tượng kiện tụng buộc người ta cư xử có đạo đức”
6
Vd: Thời gian gần đây dư luận cả nước đặc biệt quan tâm đến vụ án liên quan đến
nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines ông Dương Chí Dũng về việc tham nhũng và cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đã khiến công
việc kinh doanh Vinalines thua lỗ nặng và số tiền nợ lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Vấn đề
được đặt ra ở đây là đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của những người lèo lái
Vinalines ở đâu khi họ đã để lại món nợ rất lớn cho chúng ta gánh chịu.
Các mức độ bổ sung “dung hòa” đạo đức và pháp luật được khái quát hóa qua các
“góc vuông xác định tính chất đạo đức và pháp lý của hành vi”.
Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân các sản phẩm

dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp, và chính
tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong
chiều hướng ấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp.
Minh họa 2.1: CÔNG TY SỮA VINAMILK
Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk cho hay: sản
lượng sữa bò tươi chỉ thay thế được từ 22 - 25% sản lượng sản xuất sữa của Vinamilk là
tính cho tất cả các dòng sản phẩm của công ty như các loại sữa bột, sữa chua Còn riêng
đối với loại sữa tươi (sữa nước) tiệt trùng thì bà Liên khẳng định dùng 99% sữa bò tươi
cho sản phẩm sữa tươi tiệt trùng nguyên chất, từ 70 - 80% cho sản phẩm sữa tươi tiệt
trùng có màu & mùi như dâu, sôcôla và đường.
Về lý do không ghi rõ thành phần là bao nhiêu % sữa bò tươi, bao nhiêu % sữa
bột trên bao bì bà Liên cho rằng đây là bí quyết sản xuất (công thức riêng) của công ty.
Tuy nhiên, bà Liên cũng công bố trong thời gian tới Vinamilk sẽ ghi cụ thể các thành
phần này để người tiêu dùng an tâm.
Bên cạnh đó Vinamilk cũng thừa nhận ghi từ “nguyên chất” trên bao bì sữa tươi là
không phù hợp với qui định ghi nhãn. “Từ ngày 10/10/06 chúng tôi đã gởi công văn đến
cơ quan chức năng xin điều chỉnh nhãn mác” - Bà Liên cho biết thêm.
Theo đó, “Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất” của Vinamilk sẽ đổi lại thành “Sữa tiệt
trùng”; “Sữa tươi tiệt trùng khác (dâu, sôcôla, đường)” sẽ thành “Sữa tươi tiệt trùng”.
7
Qua đó ta thấy rõ được Vinamilk đã thay đổi hành vi của mình vì đạo đức kinh
doanh, từ đó tạo niềm tin và sự gắn kết của khách hàng với các loại sản phẩm của
Vinamilk.
2. Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng của doanh nghiệp
Phần thưởng cho một cty có quan tâm đến đạo đức là các nhân viên, khách hàng
và công luận công nhận là có đạo đức. Phần thưởng cho trách nhiệm đạo đức và trách
nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệu quả trong các hoạt động
hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện,
đưa ra quyết định đúng đắn hơn, sự trung thành của khách hàng, và lợi ích về kinh tế lớn
hơn. Các tổ chức phát triển được môi trường trung thực và công bằng sẽ gây dựng được

nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành công.
Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng trung
thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi sự tin tưởng và phụ thuộc lẫn nhau
trong mối các quan hệ. Nếu các nhân viên hài lòng thì khách hàng sẽ hài lòng; và nếu
khách hàng hài lòng thì các nhà đầu tư sẽ hài lòng. Khách hàng có xu hướng mua hàng
của công ty liêm chính hơn, đặc biệt là khi giá cả của công ty đó cũng bằng với đối thủ.
Khi các nhân viên cho rằng công ty của mình có môi trường đạo đức, họ sẽ tận
tâm hơn và hài lòng với công việc của mình hơn. Các công ty cung ứng thường muốn
làm ăn lâu dài với các công ty mà họ tin tưởng để qua hợp tác họ có thể xóa bỏ được sự
không hiệu quả, các chi phí và những nguy cơ để có thể làm hài lòng khách hàng.
Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội và uy tín
của các công ty mà họ đầu tư, và các công ty quản lý tài sản có thể giúp các nhà đầu tư
mua cổ phiếu của các công ty có đạo đức. Môi trường đạo đức là nền tảng cho sự hiệu
quả năng suất, và lợi nhuận.
Sự lãnh đạo cũng có thể mang lại các giá trị tổ chức và mạng lưới xã hội ủng hộ
các hành vi đạo đức; chú trọng và việc xây dựng các giá trị đạo đức tổ chức vững mạnh
cho các nhân viên sẽ tạo ra sự đồng thuận về chuẩn tắc đạo đức và đặc điểm của các mối
quan hệ chung.
8
Xét về khía cạnh làm việc nhóm, nhận thức của nhân viên về môi trường đạo đức
sẽ mang lại kết quả tốt đẹp hơn cho tổ chức, các nhân viên sẽ có chung một cái nhìn về
sự tin tưởng.
Minh họa 2.2: sự thu hồi xe của TOYOTA và YAMAHA
 Tháng 10/2013 hãng sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota thông báo thu hồi 885.000 xe
trên toàn thế giới thuộc các dòng Camry, Camry Hybrid, Avalon, Avalon Hybrid,
Venza các mẫu năm 2012 và 2013 do lỗi kỹ thuật ở bộ phận điều hòa không khí.
Ngoài ra, Toyota cũng cảnh báo thiết bị trợ lái của xe có thể không hoạt động nếu
dây báo hãm ở bộ phận điều khiển túi khí bị hư hỏng. Họ thu hồi để sửa chữa, sau
đó khách hàng được hẹn ngày để lấy xe.
 5/2013 Yamaha Motor Việt Nam đã gửi thông tin tới Cục Đăng Kiểm Việt Nam,

các cơ quan truyền thông và khách hàng việc thu hồi 83,000 xe Nozza sản xuất từ
ngày 20/8/2011 đến 30/3/2013 do phát sinh lỗi kỹ thuật. Các sản phẩm được triệu
hồi sẽ được Yamaha kiểm tra và thay mới miễn phí ba chi tiết giá đỡ, ống dẫn
nhiên liệu và bulông.
=> Với việc thu hồi như thế tiêu tốn của các công ty này biết bao nhiêu tiền của, nhưng
họ vẫn làm vì chữ “TÍN”. Nếu 1 hãng xe máy hay ô tô nào để xảy ra lỗi kĩ thuật trong sản
phẩm của mình, mà không có biện pháp khắc phục, chắc chắn khi thay đổi xe KH sẽ tìm
đến 1 hãng xe khác, vì như thế đã gây mất lòng tin của vào chất lượng sản phẩm nói riêng
cũng như chất lượng công ty nói chung.
3. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên
Bất kỳ doanh nghiệp nào dù quy mô lớn hay nhỏ, muốn đạt được những thành công
trong hoạt động kinh doanh của mình thì trước hết phải có một đội ngũ nhân viên đủ
năng lực, đủ sức vận hành bộ máy theo đường lối kinh doanh mà các cấp lãnh đạo đã đề
ra. Tuy nhiên, làm thế nào để giữ chân những nhân viên có năng lực lâu dài và khiến họ
9
luôn cảm thấy bản thân là một phần của doanh nghiệp, sẵn sàng cống hiến vì lợi ích tập
thể là một điều không hề dễ dàng.
Để đạt được điều này, doanh nghiệp trước hết cần thực hiện tốt và đầy đủ nghĩa vụ
của mình đối với người lao động như: tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và
nhân viên trong tổ chức, đảm bảo chế độ lương thưởng, phúc lợi rõ ràng, hợp lý cho họ,
thực thi những chính sách tôn trọng nhân quyền nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp và
công bằng cho người tham gia lao động. Thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với
người lao động cũng là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh đạo đức kinh doanh
của doanh nghiệp đó. Khi được thỏa mãn nhu cầu vật chất lẫn tinh thần, người lao động
sẽ cảm thấy giá trị bản thân được tôn trọng, và công sức lao động họ bỏ ra được công
nhận, từ đó, người lao động tự nhận thấy phải tận tâm làm việc để xứng đáng với chế độ
đãi ngộ mà doanh nghiệp đã dành cho họ. Nếu doanh nghiệp đạt được hài hòa, thống nhất
trong mối quan hệ này, năng suất lao động tăng cao sẽ ngày càng tăng cao dẫn đến giá trị
doanh nghiệp cũng phát triển tương ứng, doanh nghiệp và người lao động sẽ cùng nhau
hình thành khối thống nhất chung, sẵn sàng đối mặt, vượt qua những thử thách trên

thương trường nhằm đạt đến những mục tiêu dài hạn đề ra ban đầu.
Một minh chứng rõ nét cho điều này chính là sự thành công của tập đoàn khổng lồ
Google. Doanh nghiệp này đã thể hiện sự tôn trọng nhân quyền rất cao, khuyến khích tối
đa tính sáng tạo đối với các nhân viên của mình, qua một loạt các chính sách tưởng
chừng rất kỳ lạ như:
- Khi nhân viên uống cà phê và chuyện trò với nhau trong giờ làm việc thì Google không
xem đó là việc gây lãng phí và giảm hiệu suất lao động. Trái lại, đối với doanh nghiệp
này, nhân viên có thể chuyện trò, chia sẻ với nhau và tự do đưa ra ý tưởng là một trong
những điểm mấu chốt của quá trình hoạch định chiến lược. Thậm chí Google còn lập ra
Google Cafe để khuyến khích nhân viên của họ tăng cường gặp gỡ giao tiếp lẫn nhau.
- Thường xuyên đánh giá năng lực của nhân viên cấp quản lý, nếu họ không đạt sẽ được cử
đi tham gia các khóa học để tăng cường năng lực. Thực tế là sau khóa học này, phần lớn
các nhân viên này đều cho thấy sự tiến bộ rõ rệt khi tham gia các dự án.
10
- Phát triển theo tiêu chí công ty là của toàn thể nhân viên: thể hiện trong cuộc điều tra ở
quy mô toàn công ty là Googlegeist, nhân viên được trưng cầu ý kiến trên hàng trăm vấn
đề. Sau đó sẽ tuyển mộ đội ngũ tình nguyện viên để tham gia giải quyết các vấn đề nan
giải nhất.
Google không quản lý nhân viên theo thời gian mà theo chất lượng đầu ra của công
việc. Qua đó, mỗi nhân viên đều tự ý thức rõ ràng mục tiêu công việc của họ và họ sẽ làm
gì để hoàn thành các mục tiêu này. Mỗi quý, Google đều có đánh giá về mục tiêu quý của
toàn thể doanh nghiệp và từng cá nhân người lao động trong đó. Có thể nói, với những
chính sách hợp tình hợp lý và cũng hợp lòng người như trên, cùng với một chế độ lương
và đãi ngộ rất cao cho người lao động, Google là nơi hội tụ của những nhân tài, nơi
những người thông minh nhất, giỏi giang nhất đến xin việc, không phải chỉ để làm việc
thuần túy mà còn để được tự do sáng tạo và được ghi nhận giá trị bản thân.
4. Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng
Các nghiên cứu và kinh nghiệm hiện thời của nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệ
giữa hành vi đạo đức và sự hài lòng của khách hàng. Các hành vi vô đạo đức có thể làm
giảm lòng trung thành của khách hàng và khách hàng sẽ chuyển sang mua hàng của các

thương hiệu khác, ngược lại hành vi đạo đức có thể lôi cuốn khách hàng đến với sản
phẩm của công ty. Các khách hàng thích mua sản phẩm của các công ty có danh tiếng
tốt, quan tâm đến khách hàng và xã hội. Khách hàng nói rằng họ ưu tiên những thương
hiệu nào có đạo đức nếu giá cả và chất lượng như nhau. Các công ty có đạo đức luôn đối
xử với khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như cung
cấp cho khách hàng các thông tin dễ tiếp cận và dễ hiểu, sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn
và dành được nhiều lợi nhuận hơn. Điểm mấu chốt ở đây là chi phí để phát triển một môi
trường đạo đức có thể có một phần thưởng là sự trung thành của khách hàng ngày càng
tăng.
Đối với doanh nghiệp thành công nhất thu được những lợi nhuận lâu dài thì việc phát
triển mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng nhau với khách hàng là chìa khóa
mở cánh cửa thành công. Bằng việc chú trọng vào sự hài lòng của khách hàng doanh
11
nghiệp, tiếp tục làm cho sự phụ thuộc của khách hàng vào công ty ngày càng sâu sắc hơn,
và khi niềm tin của khách hàng tăng lên thì doanh nghiệp ấy sẽ có tầm hiểu biết sâu sắc
hơn về việc làm thế nào phục vụ khách hàng để phát triển mối quan hệ đó. Các doanh
nghiệp thành công mang lại cho khách hàng các cơ hội góp ý kiến phản hồi, cho phép
khách hàng được tham gia vào quá trình giải quyết các rắc rối. Một khách hàng cảm thấy
vừa lòng sẽ quay lại nhưng một khách hàng không vừa ý sẽ nói cho 10 người khác về
việc họ không hài lòng với một công ty nào đó và bảo bạn bè họ tẩy chay công ty đó.
Các khách hàng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì việc khai thác và hoạt động của
các công ty không tôn trọng các quyền của con người. Sự công bằng trong dịch vụ là
quan điểm của khách hàng về mức độ công bằng trong hành vi của một công ty. Bởi vậy
khi nghe được thông tin tăng giá dịch vụ cộng them và không bảo hành thì các khách
hàng sẽ phản ứng tiêu cực đối với sự bất công này. Phản ứng của khách hàng đối với sự
bất công như: phàn nàn hoặc từ chối không mua bán với doanh nghiệp đó nữa…Điều này
có thể được thúc đẩy bởi nhu cầu trừng phạt và mong muốn hạn chế sự bất công trong
tương lai. Nếu khách hàng phải mua một mặt hàng đắt hơn hẳn thì cảm giác không công
bằng có thể tăng lên và có thể bùng nổ thành sự giận dữ.
Một môi trường đạo đức vững mạnh thường chú trọng vào các giá trị cốt lõi đặt vào

các lợi ích của khách hàng lên trên hết. Đặt lợi ích của KH lên trên hết không có nghĩa là
phớt lờ lợi ích của nhân viên, nhà đầu tư và cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, một môi
trường đạo đức chú trọng đến KH sẽ kết hợp được những lợi ích của tất cả các cổ đông
trong các quyết định và hoạt động. Những nhân viên được làm việc trong môi trường đạo
đức sẽ ủng hộ và đóng góp vào sự hiểu biết về các yêu cầu và mối quan tâm của khách
hàng. Các hành động đạo đức hướng tới KH xây dựng được vị thế cạnh tranh vững mạnh
có tác dụng tích cực đến thành tích của doanh nghiệp và công tác đổi mới sản phẩm.
Minh họa 2.4: Tầm nhìn FPT (điều lệ FPT)
 Làm hài lòng khách hàng: Tận tụy với khách hàng và luôn phấn đấu để đáp ứng
tốt nhất những nhu cầu, vượt trên mong đợi của họ.
12
 Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân viên là một đại diện của công ty, có nghĩa
vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất, luôn hợp tác, cởi mở và thân thiện với
đồng nghiệp, đóng góp cho cộng đồng và cho xã hội…
 Kết thúc 10 tháng kinh doanh đầu năm 2013, với nổ lực trong kinh doanh và quản trị lũy
kế 10 tháng, doanh thu toàn công ty đạt 22.391 tỳ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ và vượt
9% so với kế hoạch đặt ra.
5. Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Hàng năm, tổ chức Ethisphere đưa ra danh sách những công ty hoạt động có đạo
đức nhất và sau đó thử phân tích kết quả kinh doanh của những công ty này. Trong năm
2008, những nhà lãnh đạo đúng mực đã điều hành công ty của mình vượt lên 40 % trong
bảng chỉ số xếp hạng S&P 500Trong năm 2009, 40% và trong năm 2010, 35%. . Động
lực chính của sự phát triển này là khoảng chênh lệch 10% trên giá trị cổ đông giữa các
công ty minh bạch và kém minh bạch nhất.
Theo 1 nghiên cứu tiến hành với 500 tập đoàn lớn của Mỹ thì những doanh nghiệp
cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và chú trọng đến việc tuân thủ các quy định đạo
đức nghề nghiệp thường đạt được thành công lớn về mặt tài chính. Sự quan tâm đến đạo
đức đang trở thành một bộ phận trong các kế hoạch chiến lược của các doanh nghiệp, đây
không còn là một chương trình do các chính phủ yêu cầu mà đạo đức đang dần trở thành
một vấn đề quản lý trong nỗ lực để dành lợi thế cạnh tranh.

Trách nhiệm công dân của một doanh nghiệp có liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và
mức tăng doanh thu. Trách nhiệm công dân của doanh nghiệp là đóng góp của một doanh
nghiệp cho xã hội bằng hoạt động kinh doanh chính của mình, đầu tư xã hội, các chương
trình mang tính nhân văn và sự cam kết của doanh nghiệp vào chính sách công là cách
mà doanh nghiệp đó quản lý các mối quan hệ kinh tế, xã hội, môi trường và là cách mà
doanh nghiệp cam kết với các bên liên đới có tác động trên thành công dài của doanh
nghiệp đó.
Một doanh nghiệp không thể trở thành một công dân tốt, không thể nuôi dưỡng và
phát triển một môi trường tổ chức có đạo đức, nếu kinh doanh không có lợi nhuận. Các
doanh nghiệp có nguồn lực lớn hơn, thường có phương tiện để thực thi trách nhiệm công
13
dân của mình cùng với việc phục vụ khách hàng, tăng giá trị nhân viên, thiết lập lòng tin
với cộng đồng. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ tích cực giữa trách nhiệm công
dân với thành tích công dân. Các doanh nghiệp tham gia các hoạt động sai trái thường
phải chịu sự giảm lãi trên tài sản hơn là các doanh nghiệp không phạm lỗi. Các nghiên
cứu cũng chỉ ra rằng tác động tiêu cực lên doanh thu không xuất hiện trước năm thứ ba từ
sau khi doanh nghiệp vi phạm lỗi.
Như vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng đạo đức trong tổ chức sẽ mang lại cơ sở cho tất
cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức cần thiết để thành công. Có nhiều
minh chứng cho thấy việc phát triển các chương trình đạo đức có hiệu quả trong kinh
doanh không chỉ giúp ngăn chặn hành vi sai trái mà còn mang lại những lợi thế kinh tế.
Vd: Minh họa 2.5 chiến dịch vì trẻ em mang tên “One-by-One” của công ty Amway
Vietnam trong giai đoạn 2011-2013, đã đóng góp 5,2 tỷ thông qua các chương trình sau:
- Hợp tác với cục bảo vệ, chắm sóc trẻ em và Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh
Thanh Hóa, hỗ trợ về y tế giáo dục,tư vấn và dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn tại Thanh Hóa, giúp các em ổn định cuộc sống và hòa nhập với cộng
đồng.
- Phối hợp với tổ chức Operation Smile hỗ trợ cho trẻ em hở môi và hở hàm ếch tại
các tỉnh thành nhằm giúp các em khôi phục lại khả năng nói, ăn uống để phát triển
toàn diện và có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Amway mong muốn chung tay cùng xã hội giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
tại Việt Nam, có được sức khỏe tốt, và có cái “cần câu” để tự tin bước vào đời. Amway
tâm niệm, làm việc tốt cho xã hội thông qua các chiến dịch, các hoạt động nhân đạo
chính là sự đền đáp với cộng đồng đã tin tưởng và sử dụng các sản phẩm của Amway,
nhằm góp phần tạo nên sự phát triển và thành công của Amaway Vietnam.
6. Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh
tế quốc gia
14
Các nhà kinh tế học thường đặt câu hỏi tại sao một số nền kinh tế thĩ trường mang
lại năng suất cao, công dân có mức sống cao, trong khi đó các nền kinh tế khác lại không
như thế.
Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vô
cùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội. Các nước phát triển
ngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh
doanh, để khuyến khích năng suất. Trong khi đó, tại các nước phát triển, cơ hội phát triển
kinh tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng
như phúc lợi xã hội.
Niềm tin là cái mà các cá nhân xác định, có cảm giác chia sẻ với những người
khác trong xã hội. Ở mức độ hẹp nhất ở niềm tin trong xã hội là lòng tin vào chính mình.
Rộng hơn nữa là thành viên trong gia đình và họ hàng. Các quốc gia có các thể chế dựa
vào niềm tin sẽ phát triển môi trường năng suất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp
giảm thiếu các chi phí giao dịch, làm cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn. Trong hệ thống
dựa vào thị trường có niềm tin lớn như Nhật Bản, Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Thụy
Điển, các doanh nghiệp có thể thành công và phát triển nhờ có một tinh thần hợp tác và
niềm tin.
Chúng ta tiến hành so sánh tỷ lệ tham nhũng trong các thể chế xã hội khác nhau,
Trung Quốc và Nga có tỷ lệ tham nhũng cao trong khi đó Canada và Đức có tỷ lệ tham
nhũng thấp, ta có thể thấy được điểm khác biệt chính giữa các cấp độ về sự vững mạnh
và ổn định kinh tế của các nước này chính là vấn đề đạo đức. Điểm khác biệt giữa sự
vững mạnh và ổn định về kinh tế của các nước này cho ta một minh chứng là đạo đức

đóng một vai trò chủ chốt trong công cuộc phát triển kinh tế. Tiến hành kinh doanh theo
một cách có đạo đức và có trách nhiệm tạo ra niềm tin và dẫn tới các mối quan hệ giúp
tăng cường năng suất và đổi mới.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với
các cá nhân, đối với doanh nghiệp và đối với xã hội và sự vững mạnh của nền kinh tế
quốc gia nói chung. Các cổ đông muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có chương trình đạo
15
đức hiệu quả, quan tâm đến xã hội và có danh tiếng tốt. Các nhân viên thích làm việc
trong một công ty để họ có thể tin tưởng được và khách hàng đánh giá cao về tính liêm
chính trong các mối quan hệ kinh doanh. Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ
đem lại niềm tin cho khách hàng và nhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng
của khách hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tư cách công dân của doanh
nghiệp cũng có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận mang lại của các khoản đầu tư, tài sản
và tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển và thịnh vượng của một quốc gia. Đạo đức kinh doanh nên được tập thể quan tâm
trong khi lập kế hoạch chiến lược như các lĩnh vực kinh doanh khác, như sản xuất, tài
chính, đào tạo nhân viên, và các mối quan hệ với khách hàng.
Minh họa 2.6: “ Hiệu ứng Domino” với mặt hàng sữa của Trung Quốc trên toàn thế
giới:
- Đầu tiên là sản phẩm sữa có chứa chất Melanin-một hợp chất hữu cơ dùng để sản
xuất nhựa và phân bón, cấm dùng trong sản xuất thựa phẩm, được phát hiện vào
năm 2008. Do chạy theo lợi nhuận mà các nhà sản xuất Trung Quốc đã cho thêm
nước vào sữa để tăng sản lượng làm cho chất lượng thấp nên họ cho Melanin vào
để tăng chất lượng giống như sữa để sản xuất.
- Thứ hai là sự xuất hiện sữa có chứa hormone làm cho trẻ dậy thì sớm có xuất xứ
từ Trung Quốc vào năm 2010.
- 8/2011 38 trẻ em ở Cam Túc Trung Quốc đã bị nhiễm bệnh do uống sữa có nhiễm
nitrite – một loại hóa chất dùng để ướp thịt, và trong đó có 3 trẻ đã tử vong.
- Gần đây vào tháng 3/2013, tại Trung Quốc phát hiện một doanh nghiệp trộn sữa
đã hết hạn sử dụng vào sữa nhập khẩu, rồi sau đó bán ra thị trường.

Ngay khi những thông tin đó được xác nhận thì một hiệu ứng domino đã xảy ra trên
toàn thế giới. Nhiều cty đã tiêu hủy sản phẩm của mình do sản xuất từ Trung Quốc. Và tệ
hơn nữa là hàng chục nước tuyên bố chấm dứt nhập sữa từ Trung Quốc.
Ngoài ra, còn rất nhiều vụ bê bối về thực phẩm hàng hóa được phanh phui tại Trung
Quốc từ trà lài, trà xanh, trà Ô long… có chứa methonyl, xúc xích có giòi, hay thuốc, thịt
tươi sống nhiễm hóa chất cấm, cho tới giày dép có chứa chất độc hại…nên sự nói không
16
với hàng “made in China” ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới. Điều này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến một cường quốc về xuất khẩu hàng tiêu dùng và thực phẩm như
Trung Quốc.
2. Kết luận
Trước đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các hành vi kinh doanh
có trách nhiệm và đạo đức, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra cam kết với cộng đồng và xây
dựng chuẩn mực, nguyên lý hoạt động dựa trên các cam kết đó.
Luật pháp chính là một thước đo đạo đức. Luật có thể điều chỉnh nhưng chấp hành
luật là hành vi đạo đức. Tuy nhiên, đạo đức kinh doanh không chỉ bao gồm việc tuân thủ
pháp luật mà còn quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho những người liên quan đến
hoạt động của doanh nghiệp cũng như quyền lợi của cộng đồng. Tạo ra hàng hóa tốt với
giá thành thấp chưa đủ: nhiều sản phẩm ra đời từ lao động trẻ em, săn bắt động vật, hủy
hoại môi trường đã bị tẩy chay, phản đối trên thị trường. Đó là vì, gốc rễ cuối cùng của
đạo đức là vì lợi ích chung và vì sự tiến bộ của cả nhân loại. Nguồn gốc của cải là khai
thác nguồn lực bằng phương pháp văn minh, bền vững, thương mại kinh doanh, là làm ăn
trên nền tảng luân lý, đạo đức.
Tóm lại, đạo đức kinh doanh có thể được hiểu một cách đơn giản chính là hoạt động
kinh doanh được tiến hành dựa trên nền tảng luân lý, và đạo đức và phù hợp với các
chuẩn mực chung của xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
- Slide môn “Quản trị học” _ TS. Phan Thị Minh Châu
- />-

- />- />- />20130515111259830.chn
- />- />18

×