Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI THỬ TN THPT - 2012-2013 - Đề 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.36 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D NĂM 2013
MÔN THI : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
CÂU I: (2 điểm)
Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy của Tố Hữu.
CÂU II: (3 điểm)
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau
đây của A. Lincoln: “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là
bạn đã chấp nhận nó như thế nào”.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong 2 câu (câu III.a hoặc câu III.b)
Câu III.a Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai hình tượng nhân vật Việt (trong “Những đứa con
trong gia đình” của Nguyễn Thi ) và Tnú (trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) qua
ngòi bút của mỗi nhà văn.
CÂU III.b Theo chương trình nâng cao (5,0 điểm)
Trong bài thơ Tiếng hát con tàu , Chế Lan Viên có viết một đoạn thơ hay và xúc động về nhân
dân:
… Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai ,chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn ! Chưa mất một phong thư


Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi…
( Ánh sáng và phù sa, NXB Văn học, Hà Nội, 1960)
Bình giảng đoạn thơ trên .

TRƯỜNG CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH
ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI D NĂM 2013
Môn: Ngữ Văn
Câu Ý Nội dung Điểm
I Trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ
ấy
2,0
1. - Bài thơ được viết vào tháng 7 năm 1938, lúc Tố Hữu mới 18 tuổi, khi
nhà thơ giác ngộ lý tưởng cách mạng.
- Bài thơ được in trong phần thơ “Máu lửa”- phần thơ đầu trong ba phần
thơ của tập thơ “Từ ấy” (Máu lửa,Xiềng xích, Giải phóng)
1,0
2 - Tên bài thơ là “Từ ấy”. Từ ấy vốn là một trạng ngữ thời gian phiếm định
nhưng ở bài thơ này, đó lại là một thời gian được xác định. Đó là thời
điểm có ý nghĩa nhất đối với nhà thơ- một thanh niên “đang bâng khuâng
đứng giữa đôi dòng nước” đã chọn được con đường đi. Từ ấy là khoảnh
khắc, là thời điểm diệu kỳ đánh dấu mối duyên đầu của một thanh niên
đối với cách mạng, là giây phút đã biến thành thiên thu trong tình cảm của
nhà thơ
- Chọn tên bài thơ để đặt tên cho cả tập thơ đầu tay bởi từ ấy là giây phút
thiêng liêng và hạnh phúc, là dấu ấn thời gian khó phai trên con đường
cách mạng, con đường thơ của Tố Hữu.

1,0
II Suy nghĩ về ý kiến của A.Lincoln 3,0
1 Giải thích ý kiến 0,5
- Thất bại là hỏng việc, thua mất, là không đạt được kết quả, mục đích
như dự định
- Mức độ, hậu quả của sự thất bại không phải là vấn đề quan trọng nhất.
Điều quan trọng hơn cả là nhận thức, thái độ của con người trước sự thất
bại trong cuộc sống
2 Bàn luận về thái độ cần có trước thất bại 1,5
- Trước một sự việc không thành, con người cần có sự bình tĩnh để tìm
hiểu nguyên nhân của sự thất bại ( khách quan và chủ quan)
- Dám đối mặt để chấp nhận, không né tránh sự thật, cũng không đổ lỗi
hoàn toàn cho khách quan.
- Biết “dậy mà đi” sau mỗi lần vấp ngã, biết rút ra bài học từ những thất
bại đã qua để tiếp tục thực hiện công việc và ước mơ của mình
0,5
O,5
0,5
3 Bài học về nhận thức và hành động 1,0

- Khó tránh thất bại trong mỗi đời người và cũng nên hiểu rằng chính sự
thất bại là một trong những điều kiện để đi đến thành công, “thất bại là
mẹ thành công”
- Phải biết cách chấp nhận sự thất bại để có thái độ sống tích cực. Không
đắm chìm trong thất vọng nhưng cũng không được bất cần trước mọi sự
việc, không để một sự thất bại nào đó lặp lại trong đời. Đó là bản lĩnh
sống
III.a Cảm nhận vẻ đẹp hai hình tượng nhân vật Việt và Tnú 5,0
1. Nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi 2,0
- Việt là đứa con trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở Nam

bộ. Thù nhà, nợ nước đã nuôi dưỡng người con ấy trrở thành người chiến
sĩ giải phóng thời chống Mỹ gan góc , kiên cường, quyết liệt mà giàu tình
thương yêu, dũng cảm và cũng thật hồn nhiên
- Nhân vật được khắc họa sống động , chân thực nhờ nhà văn chọn lối trần
thuật theo ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn,
lời kể thì theo giọng điệu của nhân vật. Nói cách khác, Nguyễn Thi đã
trao ngòi bút của mình cho Việt để qua những dòng hồi ức miên man, đứt
nối của nhân vật Việt khi bị thương nặng, bị lạc giữa chiến trường mà
những suy nghĩ, tình cảm của mình được biểu hiện
1,0
1,0
2 Nhân vật Tnú trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành 2,0
- Tnú, đứa con của làng Xô man, “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như
nước suối làng ta” (lời cụ Mết). Từ lúc còn nhỏ, Tnú đã là một cậu bé gan
góc, dũng cảm, trung thực. Lớn lên, Tnú trở thành người chồng, người cha
yêu thương vợ con, một người chiến sĩ kiên cường, bất khuất trước cái
chết, trước kẻ thù, trung thành với cách mạng. Vẻ đẹp nhân vật được bộc
lộ chói sáng trong đoạn cao trào, đầy kịch tính của truyện khi vợ con anh
bị giặc giết dã man, khi bản thân anh bị kẻ thù đốt cháy mười đầu ngón
tay bằng chính nhựa xà nu của quê mình
- Câu chuyện về Tnú được cụ Mết kể lai trong một không khí trang
nghiêm của núi rừng. Lối kể chuyện của già làng như lối kể khan của
người Tây nguyên, lời kể của cụ Mết đan xen với lời trần thuật ở ngôi thứ
3. Vẻ đẹp tính cách của nhân vật được làm nổi bật qua những so sánh,
chiếu ứng giữa thiên nhiên và con người trong nghệ thuật miêu tả; đặc
biệt hình ảnh bàn tay gây được ấn tượng đậm nét và sâu sắc
1,0
1,0
3 So sánh 1,0
- Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật được miêu tả, khắc họa, ngợi ca bằng

cảm hứng sử thi và có ý nghĩa điển hình. Ở họ có sự kết tinh sức mạnh ,
tình cảm, lý tưởng cao đẹp của cộng đồng qua các thế hệ.
0,5

- Điểm khác biệt- nét đẹp riêng- ở mối nhân vật: Việt đậm chất Nam bộ ở
ngôn ngữ, ở tính cách sôi nổi, bộc trực, tión nghĩa. Tnú là nhân vật đậm
chất Tây nguyên với hình ảnh, vóc dáng vạm vỡ chưa trong đó cái mênh
mang, trong sạch, hoang dại của núi rừng.
0,5
III.b Bình giảng đoạn thơ trong “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên 5,0
1 Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0,5
- Từ “Điêu tàn” đến “Ánh sáng và phù sa” là hành trình tư tưởng thơ Chế
Lan Viên đi “từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”, “từ chân trời
của một người đến chân trời của mọi người”
- Bài thơ “Tiếng hát con tàu” (1960) là bài thơ hay , cảm hứng được gợi từ
một sự kiện kinh tế -xã hội từ 1958 đến 1960- cuộc vận động nhân dân
miền xuôi lên Tây Bắc góp phần xây dựng đất nước- Đoạn thơ là niềm
hạnh phúc, nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho nhân dân Tây Bắc
2 Niềm hạnh phúc khi gặp lại nhân dân 1,5
- Ý nghĩa sâu xa, niềm hạnh phúc bình dị mà lớn lao khi trở về và gặp lại
nhân dân. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống,
với suối nguồn yêu thương vô tận.
- Một loạt hình ảnh so sánh (5 hình ảnh) kết hợp với hoán dụ được sáng
tạo để mở rộng, khơi sâu ý nghĩa của sự trở về
1,0
0,5
3 Hình ảnh nhân dân- “MẸ yêu thương” sống lại trong dòng hoài niệm
của nhân vật trữ tình với nỗi nhớ tha thiết, xúc động và sâu sắc
3,0
- Đó là hình ảnh người anh du kích, thằng em liên lạc, là bà mẹ Tây Bắc

lần lựot hiện về trong nỗi nhớ và những kỉ niệm được khắc sâu, với những
phẩm chất, tâm hồn cao đẹp của những con người đã hy sinh thầm lặng,
lớn lao, và sự chở che, đùm bọc trọn vẹn. Hình ảnh nhân dân cần lao
nghèo khổ mà giàu nghĩa tình với cách mạng và đất nước được tái hiện
thật xúc động.
- Tình cảm dành cho nhân dân không chỉ là nỗi nhớ mà còn sự kính trọng,
và lòng biết ơn vô hạn . Sự hòa quyện giữa những kỉ niệm riêng với tình
cảm cách mạng lớn lao đã tạo nên sức truyền cảm cho những câu thơ viết
về nhân dân
- Chủ thể trữ tình nói với nhân dân bằng cách xưng hô chân tình, ruột thịt.
Việc sử dụng liên tiếp những điệp ngữ đã tạo được một giọng thơ tha
thiết, đầy ắp ân tình. Khái niệm nhân dân vốn trừu tượng đã trở thành
những hình ảnh chân thực, gần gũi nhờ những chi tiết cụ thể, gợi cảm và
khả năng sáng tạo hình ảnh thơ có khi theo lối tả thực, cụ thể, khi lại tạo
1,5
0,5
1,0

ra những liên tưởng bất ngờ.
Lưu ý
Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo
những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.

×