Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn: tang ti le hsg mon tieng anh 9 thong qua tro choi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.9 KB, 17 trang )

SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Phương pháp dạy ngoại ngữ hiện nay đã chuyển từ đường hướng lấy
người dạy làm trung tâm sang đường hướng lấy người học làm trung tâm. Ở đó,
người học được giao tiếp trong môi trường giao tiếp thực sự, được hoạt động
theo cặp, hay theo các nhóm nhỏ để thực hiện các công việc cụ thể. Người học
có cơ hội được bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của mình và được đặt câu hỏi nếu họ
không hiểu vấn đề nào đó.
Việc tạo ra bầu không khí học tập vui vẻ, thư giãn và có nhiều cơ hội giao
tiếp sẽ giúp học sinh tiếp thu bài nhanh và tốt hơn so với không khí lớp học căng
thẳng. Việc sử dụng các trò chơi tiếng anh trong giảng tiếng anh là một trong
những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ học tập cho học sinh.
Đồng thời, chúng giúp và khích lệ học sinh duy trì việc học và sự hứng thú của
họ với việc học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập
để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò
chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho
học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.
Học sinh lớp 9 trường THCS Hồ Thầu 100% là học sinh dân tộc Dao, khả
năng tư duy, khả năng ghi nhớ kiến thức còn hạn chế. Đa số các em rất nhút
nhát, ngại tiếp xúc và không giám phát biểu trước đám đông. Đặc biệt các em
lưòi học kiến thức cũ ở nhà và không chuẩn bị tìm hiểu kiến thức mới trước khi
đến lớp. NGời ra tỉ lệ học sinh giỏi môn tiếng anh 9 hàng năm tương đối ít. Môn
tiếng anh đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức lớn để có thể giao tiếp và làm
những bài tập trong SGK, cũng như trong sách bài tập. Vì vậy sử dụng trò chơi
trong các tiết tiếng anh ngay đầu tiết giúp khích lệ các em tham gia các hoạt
động, và rèn khả năng nói trước đám đông. Hơn nữa nó còn làm tăng sự công tác
và cạnh tranh trong học sinh. Đó là lí do tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: "Tăng
tỉ lệ học sinh giỏi tiếng anh 9 trường THCS Hồ Thầu thông qua trò chơi"
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu:



Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
1
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
Học sinh khối 9 trường THCS Hồ Thầu
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Ưu điểm của việc sử dụng trò chơi ngay khi bắt đầu tiết học trong dạy
học tiếng anh 9
- Các bước sử dụng các trò chơi trong dạy học tiếng anh 9
III. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu và ứng dụng các trò chơi vào giảng day để tạo ra môi trường học
tập vui vẻ, là phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm, làm
tăng động cơ học tập cho học sinh,. Ngoài ra sử dụng trò chơi trong dạy học còn
tăng cường sự cộng tác và tính cạnh tranh và cung cấp sự phản hồi ngay tức thì
và thông qua đó kiểm tra kiến thức của học sinh một cách không chính thức
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi sẽ hình thành kiến thức, kỹ năng
mới rất quan trọng để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài
học mới. Qua đó tăng khả năng tiếp thu kiến thức, nhớ kiến thức ngay tại lớp. Vì
vậy tỉ lệ học sinh giỏi môn tiếng anh sẽ tăng lên.
PHẦN NỘI DUNG:
I. Cơ sở lí luận
Quan điểm " lấy người học làm trung tâm ", phương pháp dạy và học đã
có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ
kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người
cố vấn, người kiểm tra Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến
thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình
học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học của mình. Sử dụng trò chơi trong dạy
học tiếng anh THCS không chỉ làm thay đổi những hình thức học tập giản đơn,
truyền thống không hiệu quả mà qua các trò chơi được tổ chức không khí lớp sẽ

trở lên thoải mái, dễ chịu và việc thu nhận kiến thức mới, củng cố và nâng cao
kiến thức cũ cũng vì thế tự nhiên, nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
Việc học ngoại ngữ là một quá trình đòi hỏi học sinh phải nỗ lực liên tục
và trò chơi tiếng anh tạo ra môi trường học tập vui vẻ và thư giãn giúp tăng

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
2
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
cường và duy trì hứng thú học tập cho họ. Đồng thời làm tăng động cơ học tập,
khiến học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.
Các trò chơi thực hành tiếng anh rất có ích đối với học sinh, đặc biệt đối
với học sinh dân tộc vì khả năng nhớ và vận dụng kiến thức bài học còn hạn chế,
còn ít vốn từ vựng tiếng Anh. Trò chơi giúp chữa lỗi và phát triển các yếu tố
ngôn ngữ như phát âm, đánh vần,…cho học sinh. Những yếu tố này rất quan
trọng đối với học sinh trước khi họ thực hành các kỹ năng giao tiếp.
Một trong những khó khăn mà hầu hết các giáo viên dạy tiếng Anh gặp
phải trong khi sử dụng trò chơi, đó là thời gian thực hiện trò chơi. Thông thường
các trò chơi tổ chức trên lớp không mất nhiều thời gian, chỉ tốn từ 5 phút đến 15
phút, hoặc 20 phút. Việc lựa chọn trò chơi phù hợp là rất quan trọng.
II. Thực trạng của vấn đề:
Trò chơi tiếng anh đã được nhiều giáo viên ở trường THCS Hồ Thầu, cũng
như giáo viên ở trường THCS khác trong toàn huyện sử dụng nhưng hiệu quả đạt
được vẫn chưa cao. Nếu áp dụng phù hợp trò chơi tiếng anh mang lại hiệu quả
giáo dục rất cao. Tuy nhiên cũng có nhiều lí do làm cho trò chơi học tập bị hạn
chế tác dụng. Sau đây là những lí do cụ thể:
1. Thực trạng giáo viên
- Giáo viên chỉ sử dụng trò chơi khi củng cố bài giảng.
- Nội dung trò chơi chưa phong phú, chưa hấp dẫn nên chưa đủ sức lôi
cuốn học sinh tham gia. Hoặc trò chơi ấy đã bị lặp đi lặp lại nhiều lần nhàm chán
đối với học sinh.

- Cách giới thiệu, giải thích của giáo viên chưa rõ ràng làm cho học sinh
không tự tin khi tham gia .
- Sự chuẩn bị của giáo viên chưa chu đáo, điều kiện cơ sở vật chất chưa
đảm bảo, gây bị động trong khi tổ chức .
- Giáo viên xử lí tình huống chưa tốt dẫn đến việc tổ chức trò chơi tốn
nhiều thời gian.
- Khen thưởng, biểu dương học sinh chưa kịp thời. Không tạo ra sự công
bằng làm cho học sinh thiếu tin tưởng về giáo viên, sẽ làm hạn chế không khí thi
đua sôi nổi, hào hứng .

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
3
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
2. Thực trạng học sinh
- Tỉ lệ học sinh thuộc và nhớ từ, ngữ pháp ngay trên lớp còn ít.
- Tỉ lệ học sinh giỏi không có
Qua khảo sát chất lượng hai lớp khối 9 của đầu năm học 2012-2013, kết
quả học môn Tiếng Anh thu được như sau:
Lớp/TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
9A1/26 2 7,6 11 42,3 13 50,1
9A2/26 1 3,8 10 38 15 58,2
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Bản chất của việc sử dụng trò chơi trong giảng dạy và học tập là dạy học
thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của
trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung
và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự
đánh giá.

1. Lựa chọn trò chơi
Lựa chọn trò chơi là một công việc hết sức quan trong của người giáo
viên, nó đòi hỏi người giáo viên phải xác định được trò chơi nào phù hợp với
mục đích, yêu cầu từng bài tập, từng tiết học, từng đối tượng, từng thời điểm
trong tiết học sao cho đạt được kết quả hoạt động giáo dục cao nhất. Tránh
những trò chơi tốn nhiều công sức, thời gian và rườm rà. Trong tiếng anh có 2
loại trò chơi: trò chơi thực hành tiếng anh (English Practice Games) và trò chơi
giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp (Communicative Language Teaching Games).
1.1. Trong các tiết giới thiệu ngữ liệu.
Mục tiêu của tiết là giúp học sinh biết và hiểu được ngôn ngữ mới đó là từ
vựng và kiến thức ngữ pháp mới đó là cấu trúc. Vì vậy khi lựa chọn trò chơi áp

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
4
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
dụng trong tiết thì giáo viên nên chọn những trò chơi mang tính chất Do đó khi
lựa chọn trò chơi giáo viên nen chon những trò chơi thực hành tiếng anh
(English Practice Games). Trò chơi thực hành tiếng anh rất có ích đối với học
sinh trong các tiết day, đặc biệt đối với tiết dạy ngừ liệu. Chúng giúp chữa lỗi và
phát triển các yếu tố ngôn ngữ. Điều đó rất quan trọng đối với học sinh trước khi
họ thực hành các kỹ năng khác trong bài học. Trò chơi này bao gồm trò chơi cấu
trúc (structure games), trò chơi tù vựng (vocabulary games), trò chơi đánh vần
(spelling games), trò chơi phát âm (pronunciation games), trò chơi con số
(number games), trò chơi vẽ hay điền tranh ảnh (picture filling/ drawing games)
… Tuy nhiên giáo viên cũng không nên cứng nhắc trong quá trình lựa chọn.
Giáo viên nên kết hợp và áp dụng trò chơi một cách mềm dẻo để đạt mục đích
của mình.
Ví dụ: Trò chơi từ vựng (Vocabulary games)
Có thể nói rằng, học từ mới là rất khó, thậm chí đối với cả học sinh chăm
chỉ và thông minh. Hơn thế nưa nó là quá khó cho học sinh dân tộc, với trình độ

học vấn cũng như trình độ nhận thức còn quá hạn chế. Học sinh lớp 9 trường
THCS Hồ Thầu chưa có khả năng nhớ từ vựng ngay cũng như nhớ lâu. Khó
khăn hơn là học sinh lớp 9 ở trường lại lười học bài cũ. Do đó học sinh hầu như
vốn kiến thức không có. Tuy nhiên, trò chơi từ vựng là biện pháp hữu hiệu giúp
giải quyết vấn đề này. Trò chơi giúp cho học sinh học và nhớ từ mới dễ dàng và
nhanh chóng, thậm chí nhớ luôn tại lớp.
Khi chơi trò chơi: "Hangman": trò chơi này giúp cho giáo viên giới thiệu
về một chủ đề bài sắp học. Trò chơi này thường dùng trong phần Warm –up
trong dạy tiếng anh, cũng như dạy tiếng anh 9 ở trường THCS. Cụ thể khi dạy
tiết 1 bài 01 tiếng anh 9 trang 06. Để giới thiệu về chủ đề "A visit from a pen
pal" trang 6 SGK tiếng Anh 9. Tôi đã sử dụng trò chơi "Hangman" để giới thiệu
từ "pen pal" và từ "Malaysia". Giáo viên có thể làm như sau:
- Gợi ý số chữ của từ cần đoán bằng số gạch ngắn trên bảng
- Yêu cầu học sinh đoán các chữ có trong từ

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
5
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
- Nếu học sinh đoán sai, giáo viên gạch một gạch (theo thứ tự như hình vẽ
sau)
- Học sinh đoán sai tám lần thì thua cuộc, giáo viên giải đáp từ
Kết quả: Sau khi chơi xong trò chơi học sinh đã hiểu được chủ đề tiết dạy
và từ khóa trong bài. Điều đó kích thích sự tò mò, và cuốn huýt học sinh vào chủ
điểm và nội dung của điểm.
* Ngoài trò chơi này, giáo viên có thể áp dụng các trò chơi khác như:
Jumbled words, noughts and crosses, networks
Những trò chơi về ngữ liệu giáo viên có thể áp dụng ở bất kỳ thời gian nào
trong tiết học, tùy vào mục đích và ý đồ của giáo viên sử dụng. Tuy nhiên theo
tôi hiệu quả tốt nhất là khi bắt đầu tiết dạy. Làm như vậy sẽ kích thích, lôi cuốn
học sinh vào tiết dạy.

Ví dụ: Trò chơi cấu trúc (structure games)
Trò chơi này có thể được sử dụng để dạy cấu trúc ngữ pháp mới, hoặc để
ôn lại những cấu trúc ngữ pháp đã học. Chúng rất có ích trong việc giúp cho học
sinh thực hành và phát triển các kỹ năng giao tiếp.
Trò chơi If I Happened…: mục đích để thực hành mệnh đề điều kiện ở
thể giả định (conditional clause (hypothetical)). Giáo viên có thể áp dụng trò
chơi này khi dạy tiết ngữ liệu: Bài 6 về chủ đề "The environment" phần Getting
started + Listen and read trang 47 SGK tiếng anh 9. Cụ thể:
- Giáo viên chuẩn bị 5 câu điều kiện sử dụng "if" vào mẩu giấy, nhưng
tách đôi hai phần câu điều kiện ra

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
6
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
- Phát ngẫu nhiên các vế câu điều kiện cho học sinh
- Học sinh nhận được vế có từ "if" sẽ lần lượt đọc trược lớp
- Học sinh khác nhận được vế còn lại sẽ đọc vế còn lại nếu thấy vế đó phù
hợp với vế điều kiện kia
- Giáo viên đua ra nhận xét và chỉnh sửa
* Ngoài trò chơi trên còn áp dụng các trò các khác như:
- Trò chơi: Animals Quiz: mục đích của trò chơi là thực hành sử dụng
động từ ‘to be’ ở thì hiện tại đơn, và “can (ability)”.
- Trò chơi: Feel and Think: mục đích để diễn tả một nghi ngờ bắt đầu
bằng:
“ I think it’s a…”
“It could be a(n)…”
“I’m not sure…”
- Trò chơi: Getting Your Things Back: mục đích để thực hành đại từ sở
hữu (possessive pronouns).
- Trò chơi: I Spy or What Can You See?: mục đích để thực hành hỏi và

trả lời câu hỏi “Yes, No"
* Lưu ý: những trò chơi này áp dụng ngay ở đầu tiết dạy, và sau đó khi
củng cố lại kiến thức chúng ta cung có thể áp dụng lai hoặc sử dung các trò chơi
khác như: trò chơi: Find someone who
1.2. Trong các tiết dạy kỹ năng
Mục tiêu của các tiết dạy kỹ năng là nhằm giúp học sinh thực hành ngôn
ngữ, thực hành các kỹ năng đã được học. Vì vậy trò chơi giảng dạy ngôn ngữ
giao tiếp vì trò chơi này được thiết kế để tạo cơ hội cho học sinh được giao tiếp
trong ngữ cảnh giao tiếp thực sự. Họ phải làm việc cùng nhau để đạt được mục
đích cụ thể của trò chơi thông qua việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, thông qua trò
chơi có tính giao tiếp, học sinh được thích nghi với bối cảnh giao tiếp của thế
giới thực.

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
7
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
Ví dụ: khi áp dụng trò chơi đoán nghĩa (Guessing Games" dạy và luyện
tập cấu trúc " I suggest v-ing" ở tiết " Listen and read" trong bài 7 chủ đề "saving
energy" trang 57 tiếng anh 9. Giáo viên nên làm như sau:
- Học sinh viết một ý tưởng về cách tiết kiệm năng lượng vào một mảnh
giấy nhỏ .
- Yêu cầu học sinh đứng trước lớp. các học sinh khác đặt câu hỏi dạng
Yes/no để đoná ý tưởng của bạn mình. Nếu lớp có học sinh đoán đúng thì học
sinh trên bảng đọc to câu cho cả lớp nghe.
- Học sinh nào đoán đúng ý sẽ lên thay thế và tiếp tục chơi.
- Giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm.
* Ngoài trò chơi trên giáo viên cũng có thể sử dụng các trò chơi khác như:
- Trò chơi: Matching Games): Computer Dating (thực hành hỏi và nói
chuyện về sở thích ), Flat Mates (Hỏi và đáp về thói quen), Home, Sweet Home
(Miêu tả về ngôi nhà hay căn hộ), My Home Town (Miêu tả nơi chốn)…

- Trò chơi: Đóng vai (Role- Play Games): Animal Noise (Yêu cầu sự chỉ
dẫn), Fashion Shows (Miêu tả người và quần áo), The Lost Property Office
(Thực hành đưa ra lời đề nghị, yêu cầu và lời xin lỗi)
2. Xác định đối tượng tham gia để tổ chức hình thức chơi
Giáo viên phải chọn trò chơi mà phải đảm bảo tất cả học sinh trong lớp
học đều được tham gia. Bên cạnh đó đối với những em học sinh học còn yếu,
nhút nhát giáo viên chỉ nên chỉ định tham gia vào những trò chơi dễ để tạo cơ hội
cho các em hình thành được nhiệm vụ của mình, từ đó có thể khích lệ tinh thần
học tập, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong học tập.
Khi dạy lớp 9A1, trong lớp gồm rất nhiều đối tượng học sinh. Học sinh
khá, trung bình, yếu và kém. Trong đó những học sinh yếu và kém rất ít tham gia
xây dựng bài, các em hầu như không phát biểu ý kiến, thậm chí giáo viên chỉ
định. Vì vậy giáo viên đã chia lớp thành những nhóm để tạo điều kiện cho các
em học sinh yếu và kém cùng được tham gia. Qua đó sẽ giúp giáo viên lựa chọn
loại trò chơi phù hợp.

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
8
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
Ví dụ: Khi dạy tiết " Getting started + Listen and read" Unit 3 SGK tiếng
anh 9 trang 22, giáo viên sẽ lựa chọn trò chơi "Substitution drill" để luyện tập
cấu trúc về động từ "Wish". Vì lớp 9A1 đa số các em học sinh có trình độ yếu,
học sinh chỉ nhắc lại theo sự hướng dẫn của giáo viên hay học sinh khá. Cụ thể:
- Giáo viên cho lặp lại câu có cấu trúc về "wish"
- Giáo viên đọc từ cho hóc ihn thay thế. Học sinh đọc câu được thay thể.
* Nhưng nếu dạy lớp 9A2 có nhiều học sinh khá, giáo viên sẽ chọn hình
thức chơi là cả lớp và trò chơi sẽ là " Noughts and croses". Cụ thể:
- Kẻ chín ô vuông trên bảng, mỗi ô chứa một từ
- Chia học sinh thành 2 nhóm. Một nhóm là noughts (0) và một nhóm la
croses (x).

- Hai nhóm lần lượt chọn từ trong các ô và đạt câu với từ đó và cùng sử
dụng từ "wish"
- Nhóm nào đạt câu đúng sẽ được một (0) hay (x).
- Nhóm nào có ba (0) hoặc (x) trên một hàng , dọc hoặc chéo sẽ thắng.
3. Lựa chọn thời gian chơi
Việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ
năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài
học mới. Vì vậy lựa chọn thời điểm trong tiết dạy là rất quan trọng. Nó sẽ giúp
cho không khí lớp học thoải mái, hấp dẫn, lôi quấn đối với học sinh, để học sinh
tiếp thu kiến thức một cách chủ động. Giáo viên nên lựa chọn tổ chức chơi ngay
đầu tiết dạy, trong tiết tiếng anh thi đó là phần "warm –up". Vì nếu giáo viên tổ
chức trò chơi ở giữa tiết hay cuối tiết thì không khí lớp học trước khi tổ chức trò
chơi có thể là căng thẳng nếu giáo viên gò ép học sinh tiếp thu kiến thức mới.
Cụ thể: Khi giáo viên dạy tiết "Getting started + listen and read" unit 7
"Saving energy" giáo viên nên tổ chức trò chơi ngay từ đầu tiết dạy để vừa giáo
thiệu cấu trúc "I suggest + v-ing" thì hấp dẫn hơn rất nhiều so với giáo viên tổ
chức trò chơi ở giữa, hoặc cuối tiết. Bởi vì khi tổ chức ở đầu tiết sẽ tạo không khí
chơi mà học ngay từ đầu tiết, hơn nưa sẽ tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu về
cấu trúc sẽ xuất hiện trong bài. Qua đó sẽ hình thành kiến thức và kỹ năng mới

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
9
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
cho học sinh thu nhận kiến thức mới và ôn tập kiến thức đã học. Nếu tổ chức
chơi ở cuối tiết thì chỉ để củng cố lại kiến thức mà thôi.
4. Xác định các bước tổ chức trò chơi
Bước 1: Giới thiệu trò chơi
Giáo viên có thể lồng vào các câu chuyện hoặc ý nghĩa của trò chơi bằng
sử dụng tranh, video clip
Ví dụ:

Bước 2: Hướng dẫn cách chơi – Luật chơi
Giáo viên linh động hướng dẫn làm sao cho dễ hiểu bằng các động tác
mẫu
Bước 3: Chơi thử
Rất quan trọng nhưng không quá lạm dụng hoặc sơ sài.
Bước 4: Tổ chức chơi
Linh hoạt, khéo léo, không quá nguyên tắc cứng nhắc làm mất không khí
sinh hoạt. Không bắt ép, động viên sự tham gia của học sinh bằng cách chơi theo
nhóm nhỏ, nhóm lớn, hay cả lớp.
Bước 5: Kết thúc đúng lúc
Tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau, đừng gây sự nhàm chán, ngán chơi.
Bước 6: Thực hiện hình phạt
Để tránh sự tự ti cho những học sinh thua trong trò chơi giáo viên phải thật
sự sử dụng những hình phạt nhẹ nhàng, thoải mái, dễ thực hiện, tránh sự thô bạo
hay kéo dài thời gian phạt.
Bước 7: Tổ chức rút kinh nghiệm
Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi, về luật lệ hay cách chơi để rút ra
kinh nghiệm cho bản thân và mọi người.
IV. Hiệu quả của SKKN
Sau một thời gian áp dụng trò chơi vào việc dạy học môn tiếng anh 9 cho
học sinh lớp 9 trường THCS Hồ Thầu. Kết quả:
- Các em hào hứng học tập, chất lượng tiến bộ rõ rệt, đặc biệt số lượng học
sinh giỏi tăng.
- Chất lượng cuối học kỳ I cụ thể:

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
10
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
Lớp/TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %
9A1/26 2 7,6 19 73,1 5 19,3
9A2/26 3 11,5 20 77 3 11,5
- Chất lượng giữa kì II
Lớp/TS
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
9A1/26 2 7,6 3 11,5 17 65,6 4 15,3
9A2/26 3 11,5 3 11,5 18 69,4 2 7,6
PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:
Để việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ mang lại hiệu quả cao trong dạy và
học tiếng Anh, giáo viên nên xem việc sử dụng trò chơi là một phần không thể
thiếu trong giờ học, liên tục tổ chức các trò chơi để học sinh tham gia trên lớp,
tạo bầu không khí học tiếng Anh vui vẻ, thư giãn, nhiệt huyết, và mang tính hợp
tác. Ngoài ra, giáo viên nên chú trọng việc lựa chọn những trò chơi phù hợp với
trình độ của học sinh trong lớp của mình. Trò chơi sẽ trở nên khó thực hiện nếu
những yêu cầu, hay chủ đề của nó không phù hợp hoặc nằm ngoài khả năng của
học sinh. Rõ ràng là những trò chơi như thế này không mang lại lợi ích cho cả
người dạy lẫn người học.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
- Tìm hiểu và ứng dụng các trò chơi vào giảng day để tạo ra môi trường
học tập vui vẻ,
- Giúp học sinh tích cực hơn, chủ động hơn khi tiếp thu bài học và có thể
nhớ từ vựng và ngữ pháp tiếng anh ngay trên lớp học.

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
11
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
- Tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu bài

III. Khả năng ứng dụng, triển khai
- Áp dụng cho đối tượng học sinh trường THCS Hồ Thầu và các học sinh
trường THCS trong toàn huyện.
IV. Những kiến nghị, đề xuất
*Đối với học sinh:
- Chú ý nghe khi thầy cô giáo hướng dẫn
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi tới lớp
* Đối với nhà trường:
- Các thầy cô giáo dạy bộ môn tiếng Anh phải nghiên cứu kỹ mục đích,
yêu cầu, đầu tư cho công tác soạn giảng.
- Xác định rõ trọng tâm của từng tiết, sử dụng các trò chơi hợp lý
*Đối với Phòng giáo dục
- Quan tâm tới các giáo viên dạy tiếng anh
- Trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học môn tiéng anh như
phòng nghe.
Hồ Thầu, ngày 25 tháng 03 năm 2013
NGƯỜI VIẾT

Phạm Văn Kiện
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS HỒ THẦU
Tổng điểm:…………… Xếp loại:………………………
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
12
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
HIỆU TRƯỞNG
TRƯỜNG THCS HỒ THẦU

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tổng điểm:…………… Xếp loại:………………………
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
…………………………………………………………….
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
HUYỆN TAM ĐƯỜNG
Tổng điểm:…………… Xếp loại:………………………
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
Tài liệu tham khảo
1. Brown, H.D. (1994). Teaching by Principles: An Interactive
Approach to Language Pedagogy. Englewood Cliff, NJ: Prentice Hall.
2. Byrne, D. (1978). Teaching Oral English. Longman, London.

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
13
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
3. Dörnyei, Z. (1994). “Conceptualizing Motivation in Foreign-
Language Learning”.
Language Learning, 40, 45-78.
4. Lee, W.R. (1979). Language Teaching Games and Contexts. Oxford
21 Press.
5. Rixon, S. (1981). How to use games in language
teaching. Macmillan Education.
Phụ lục
STT Tiêu đề Trang
I
II

III
Phần mở đầu
Lí do chọn đề tài
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1
1

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
14
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
IV
I
II
III
IV
I
II
III
IV
Mục đích nghiên cứu
Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Phần nội dung
cơ sở lý luận
Thực trạng của vấn đề
Các biện pháp tiến hành để giải quyết
vấn đề
Hiệu quả của SKKN
Phần kết luận
Những bài học kinh nghiệm
ý nghĩa của SKKN

Khả năng ứng dụng và triển khai
Những kiến nghị, đề xuất
Tài liệu tham khảo
Mục lục
2
2
2
2
3
4
11
11
12
12
12
12
13

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
15
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TAM ĐƯỜNG
TRƯỜNG THCS HỒ THẦU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TĂNG TỈ LỆ HỌC SINH GIỎI TIẾNG ANH 9
TRƯỜNG THCS HỒ THẦU THÔNG QUA TRÒ CHƠI

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: TIẾNG ANH
Họ và tên người thực hiện: PHẠM VĂN KIỆN
Chức vụ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Sinh hoạt chuyên môn: TỔ TỰ NHIÊN

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
16
SKKN m«n TiÕng Anh N¨m häc 2012 – 2013
Hồ Thầu, tháng 03 năm 2013

Ngêi thùc hiÖn: Ph¹m V¨n KiÖn Trêng THCS Hồ Thầu
17

×