Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.2 KB, 76 trang )

Đ TI: GII PHP TO VIC LM CHO LAO ĐNG NÔNG
THÔN TNH BNH ĐNH
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thất nghiệp, thiếu việc làm đang là mối lo hàng đầu của các quốc
gia, số người thất nghiệp trên toàn thế giới đạt đến mức kỷ lục, tăng từ
190 triệu năm 2007 lên 210 triệu vào cuối năm 2009. Vì vậy giải quyết
việc làm, là một trong những chính sách quan trọng, nó có tác động
không chỉ đối với sự phát triển kinh tế mà còn đối với đời sống xã hội
của mỗi quốc gia.
Nước ta, một nước đang phát triển với nguồn lao động còn rất
dồi dào và tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn với 71,1% tổng lực
lượng lao động cả nước. Thế nhưng, tồn tại một thực tế đối với lao động
nông thôn hiện nay là thị trường lao động tại khu vực này chưa thật sự
phát triển, chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, năng
suất lao động và hiệu quả sản xuất thấp, phương thức sản xuất lạc hậu.
Bên cạnh đó tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn cao đang kìm hãm
quá trình vận động và phát triển của đất nước. So sánh với năm 2009, tỷ
lệ thất nghiệp chung đã giảm 0,02%, thất nghiệp thành thị giảm 0,17%
trong khi thất nghiệp ở nông thôn lại tăng 0,02%. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao
động thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi của là 4,5%;
trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47%. Vì
vậy giải quyết việc làm là giải quyết một vấn đề cấp thiết trong xã hội,
một mặt nhằm phát huy tiềm năng của lao động, nguồn lực to lớn của
đất nước, cho sự phát triển kinh tế xã hội. Mặt khác, là hướng để xóa đói
1
giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người lao động góp
phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn
xã hội, là động lực mạnh mẽ cho CNH - HĐH đất nước.
Huyện Hoài Ân những năm qua có nền kinh tế tăng trưởng với


nhịp độ khá cao và dần chuyển dịch sang hướng hợp lý, tăng tỷ trọng
nghành dịch vụ, du lịch và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Hàng năm huyện đã tạo mới việc làm cho hơn 2.000 lao động. Tuy
nhiên, quy mô dân số của huyện ngày càng tăng lên nhất là ở vùng nông
thôn. Hiện nay lao động huyện có 58.438 người, trong đó lao động nông
thôn là 54.037 người chiếm 92,47% tổng số lao động toàn huyện, tỷ lệ
lao động thiếu việc làm là 60,10%, hơn 90% người nghèo của huyện
đang sống ở nông thôn. Phần lớn lao động nông động sản xuất nông
nghiệp với trình độ còn thấp, mang tính thời vụ nên tình trạng lao động
“nông nhàn” trở nên đáng báo động. Vì vậy chưa phát huy hết những
khả năng sẵn có, dẫn đến thu nhập còn thấp và không ổn định. Bên cạnh
đó, quá trình CNH - HĐH đang phát triển và mở rộng dẫn đến diện tích
đất canh tác giảm trong khi lao động nông thôn ngày càng tăng lên, làm
cho tình trạng di dân lên thành thị, các thành phố lớn cao gây áp lực đối
với nhà nước và mất cân bằng sinh thái.
Xuất phát từ những thực tế đó đòi hỏi phải có những giải pháp
trước mắt và lâu dài nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực, giải quyết
việc làm cho người lao động nông thôn của huyện nhằm tăng thu nhập,
cải thiện đời sống nên em đã chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp chủ
yếu tạo việc làm cho lao động nông thôn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình
Định” .
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng lao động, việc làm trên địa bàn huyện từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao
2
chất lượng cuộc sống cho người lao động nông thôn, góp phần thúc đẩy
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề lao động và

tạo việc làm
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tạo việc làm, góp phần
tăng thu nhập cho lao động nông thôn huyện Hoài Ân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lao động việc
làm, nhu cầu việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hoài
Ân, tỉnh Bình Định.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Nội dung liên quan đến vấn đề việc làm
và tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong khoảng thời gian
2009 - 2011. Nội dung nghiên cứu về việc làm là rất rộng nên luận văn
chỉ tập trung nghiên cứu về các giải pháp tạo việc làm cho người lao
động nông thôn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
- Về không gian nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh
Bình Định
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu từ năm 2009 - 2011, số liệu sơ
cấp được thu thập năm 2012.
1.5. Cấu trúc khóa luận
Nội dung của khóa luận bao gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu.
Chương 2. Tổng quan.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
3
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5. Kết luận.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý địa hình
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hoài Ân là một huyện trung du của tỉnh Bình Định, không giáp
biển. Với tổng diện tích tự nhiên 74.512,60 ha, có tọa độ địa lý là:
+ Từ 14
o
05’ đến 14
o
35’ độ vĩ bắc.
+ Từ 109
o
47’ đến 111
o
00 độ kinh đông.
Toàn huyện có 3 xã vùng cao, 06 xã miền núi, 05 xã đồng bằng
và 1 thị trấn. Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh lỵ (Tp. Quy Nhơn)
100Km về phía Bắc, cách Quốc lộ 1A 9km về phí Tây. Có giới cận như
sau:
- Đông giáp : Huyện Hoài Nhơn và huyện Phù Mỹ.
- Tây giáp : Huyện An Lão và huyện Vĩnh Thạnh.
- Nam giáp : Huyện Phù Cát.
- Bắc giáp : Huyện An Lão.
2.1.1.2. Địa hình
Nhìn chung, địa hình toàn huyện phức tạp, đồi núi xen với đồng
bằng, độ dốc cao, nhiều sông suối chia cắt, tạo thành nhiều thung lũng.
4
Tổng thể huyện Hoài Ân có địa hình gần như lòng chảo, có thể chia
thành hai dạng chính:
- Vùng đồi núi: Chiếm khoảng 75% diện tích tự nhiên, phân bổ ở
phía Tây, phía Nam, phía Đông Nam của huyện. Đây là vùng có địa

hình phức tạp, dốc, chia cắt bởi nhiều khe suối.
- Vùng đồng bằng thung lũng: Chiếm khoảng 25% diện tích tự
nhiên, nằm ở phía Đông, phía Bắc và trung tâm của huyện. Đây là
vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện.
2.1.2. Thời tiết khí hậu
- Khí hậu của huyện trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nắng
từ tháng 2 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa
mưa thường gây ra ngập úng, mùa nắng khô hanh gây nhiều bất thuận
cho phát triển nông nghiệp.
- Nhiệt độ bình quân trong năm trên 26
0
C.
- Nhiệt độ tối cao trong năm 37
0
- 40
0
C, thường vào tháng 4 cho
đến tháng 7 trong năm. Nhiệt độ tối thấp trong năm 19
0
- 20
0
C vào các
tháng 11, 12 và tháng 1 năm sau.
- Số giờ nắng trung bình các tháng 36 - 43 giờ/tháng. Ẩm độ
trung bình không khí giữa các tháng trong năm khoảng từ 84,3% - 85,4 %.
- Tổng lượng mưa 2.200mm trở lên, nhưng phân bố không đều,
thường tập trung vào tháng 9 đến tháng 12.
Nhìn chung, điều kiện thời tiết - khí hậu rất thuận lợi cho việc
phát triển và sản xuất nông nghiệp ở địa phương nhất là cây lúa và cây
hàng năm. Mùa mưa thường gây ra ngập úng cho nên cần có những biện

pháp hữu hiệu đối phó để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất và sử dụng
hợp lý đất đai.
5
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
2.1.3.1. Tài nguyên đất
Đất đai là tài nguyên quý giá cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 74.512,60. Đất sử dụng cho
mục đích phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên từ 6,77 năm 2009 lên
6,80 năm 2011. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn với 13.884,75 ha,
chiếm 18,63% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Vì vậy, cần có những
chính sách hợp lý để khai thác tài nguyên đất chưa sử dụng vào sản xuất.
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Hoài Ân.
ĐVT: Ha
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Diện tích (%) Diện tích (%) Diện tích (%)
Bình
quân
(%)
Tổng 74.512,60 100 74.512,60 100 74.512,60 100 100
1- Đất nông nghiệp 55.347,02 74,28 55.364,15 74,30 55.558,43 74,56 100,19
Đất sản xuất nông nghiệp 12.529,64 22,64 12.572,77 22,71 12.546,44 22,58 100,02
+ Cây hàng năm 7.955,75 14,37 7.997,32 14,44 7.955,17 14,32 99,99
+ Cây lâu năm 4.573,89 8,26 4.575,45 8,26 4.591,27 8,26 100,26
Đất lâm nghiệp 42.797,88 77,33 42.771,88 77,26 42.991,52 77,38 100,23
Đất nuôi trồng thủy sản 17,17 0,03 17,17 0,03 17,64 0,03 101,37
Đất nông nghiệp khác 2,33 0,01 2,33 0,01 2,83 0,01 110,73
2-Đất phi nông nghiệp 5.046,45 6,77 5.022,65 6,74 5.069,42 6,80 100,23
3- Đất chưa sử dụng 14.119,13 18,95 14.125,80 18,96 13.884,75 18,63 99,17
(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Hoài Ân).

Tiềm năng đất của huyện Hoài Ân còn khá lớn, còn 13.884,75 ha
chưa sử dụng. Đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm từ năm 2010
là 12.572,77 chiếm 22,71% so với tổng diện tích đất nông nghiệp vì sản
6
xuất nông nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu về thu nhập nên lao động
đang dần chuyển sang sản xuất phi nông nghiệp.
2.1.3.2. Tài nguyên nước
Huyện Hoài Ân là vùng bán sơn địa nên địa hình đa dạng, đồi núi
xen kẽ với đồng bằng, thung lũng. Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn là
Kim Sơn (62km) và An Lão (20 km). Hai dòng sông này chảy quanh co,
uốn lượn nên đã hình thành các bãi bồi và các cánh đồng màu mỡ phù sa
trên địa bàn huyện. Hệ thống sông suối ở Hoài Ân chia cắt mạnh địa
hình, gây khó khăn cho việc giao lưu giữa các vùng, nhất là vào mùa
mưa, song đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước
tưới, bồi đắp phù sa, điều hòa khí hậu để phát triển kinh tế của dân cư
trên địa bàn.
2.1.3.3. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện khá lớn với 42.991,52 ha
chiếm 57,70% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Diện tích rừng sản xuất
là 21.540,96 vào năm 2011, chiếm 28,91% so với tổng diện tích đất tự
nhiên, nhưng chiếm đến 50,11% so với đất lâm nghiệp huyện. Đây là
tiềm năng rất lớn giúp cho người dân tăng thêm thu nhập từ việc trồng
các loại cây dài ngày, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp đem lại
thu nhập cao. Tuy nhiên những năm gần đây tình trạng khai thác rừng
bừa bãi trên địa bàn huyện nhất là ở các xã Ân Hảo Đông, Ân Tường
Đông ngày càng gia tăng, làm cho nguy cơ thiệt hại về một số rừng đầu
nguồn, rừng phòng hộ là rất lớn dẫn đến nguy cơ lũ lụt, xói mòn đất diễn
ra. Cần có nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng này như tăng cường
công tác kiểm tra, kiểm soát rừng, nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ
kiểm lâm. Giao rừng cho nhân dân trồng và chăm sóc vừa tạo việc làm,

tăng thu nhập cho người dân vừa khôi phục và bảo vệ rừng.
2.1.3.4. Tài nguyên khoáng sản
Nhìn chung tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Hoài Ân là
tương đối. Điển hình là mỏ vàng Kim Sơn có ý nghĩa kinh tế cao với trữ
7
lượng khoảng 22 tấn. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những mặt không tốt
ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do việc khai thác bừa bãi.
2.1.3.5. Tài nguyên du lịch và dịch vụ
Hoài Ân có tiềm năng du lịch và dịch vụ tương đối lớn, với các
địa điểm có thể đưa vào khai thác như: Thác Đá Yàng (Ân Hảo Đông),
thác Đổ Nghĩa Điền (Ân Nghĩa), thác Hóc Đèn (Ân Mỹ).
Ngoài ra, Hoài Ân đã hình thành nhiều công trình văn hóa, nhiều
công trình dân sinh không chỉ đem lại lợi ích cho phát triển đời sống vật
chất mà còn chứa đựng những tiềm năng phục vụ nhu cầu tinh thần lâu
dài như: Hồ Vạn Hội, hồ Thạch Khê…, những công trình thủy lợi có thể
xây dựng thành khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch sinh thái trong nay
mai. Bên cạnh đó, Hoài Ân có 3 dân tộc anh em đã tạo dựng nét truyền
thống văn hóa với nhiều lễ hội dân gian giàu bản sắc, là nơi tìm đến của
bao người để tìm hiểu, chiêm nghiệm và nghiên cứu.
2.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
2.1.4.1. Thuận lợi
Nhìn chung địa hình, thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho phát triển
nông - lâm nghiệp. Với tài nguyên đất đai rộng lớn có thể phát triển các
trang trại nông nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều nên có
thể tận dụng đưa vào phát triển các mô hình thích hợp. Vùng đồi núi
chiếm tỷ lệ cao nên có thể phát triển rừng, trồng các loại cây dài ngày
như gió, keo để tạo việc làm và tăng thêm thu nhập.
2.1.4.2. Khó khăn
Với địa hình tương đối phức tạp, có độ dốc lớn cùng với việc
người dân chặt phá rừng làm nương rẫy nên dể bị xói mòn, rửa trôi. Vào

mùa mưa thì ngập úng, lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng đến đời sống
của người dân. Bên cạnh đó, mùa khô kéo dài, nhiều nơi cây trồng thiếu
nước nghiêm trọng, độ ẩm trong không khí tương đối thấp nên dể gây
cháy rừng trong những ngày nắng nóng.
8
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Tình hình dân số và lao động
Theo điều tra dân số toàn huyện năm 2011 là 84.750 người
(thống kê năm 2011), tăng 1% so với năm 2010, mật độ dân số toàn
huyện là 113 người/km
2
. Trong đó, người kinh là 82.511 người, chiếm
97,34%, người Hê Rê, Ba Na là 2,66 người.
Với lực lượng lao động là 58.438 người chiếm 70,13% tổng dân
số huyện. Khu vực nông thôn là 54.037 người chiếm 92,47% lực lượng
lao động toàn huyện. Tuy nhiên, đa số thu nhập không cao, đời sống của
người lao động còn gặp nhiều khó khăn vì công việc không ổn định,
mang tính thời vụ nên thời gian làm việc không được tận dụng tối đa.
2.2.2. Cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Hoài Ân đã
đạt 11,3%, riêng năm 2011 là 15,5%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển
dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại -
dịch vụ. Nếu năm 2005, nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 63,4%,
công nghiệp - xây dựng chiếm 14%, thương mại - dịch vụ chiếm 22,6%;
thì đến năm 2011, con số tương ứng là 57,8 - 16 - 25,8%. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2011 đạt 11 triệu đồng/năm, tăng gần 2,5 lần so với
năm 2005 nhưng vẫn chưa xứng tầm với điều kiện kinh tế của huyện.
2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
2.2.3.1. Giao thông
Mặc dù là huyện trung du, không nằm trên trục quốc lộ 1A,

nhưng mạng lưới giao thông của Hoài Ân khá phát triển và thuận lợi
trong việc giao lưu với các vùng khác. Phía bắc có tỉnh lộ 629 nối với
quốc lộ 1A tại Bồng Sơn (Hoài Nhơn) lên tới huyện lỵ An Lão và Ba Tơ
(Quảng Ngãi); phía Nam có tỉnh lộ 630 nơi với quốc lộ 1A tại cầu Dợi
(Hoài Đức - Hoài Nhơn) qua huyện lỵ Hoài Ân, lên Kim Sơn (Ân
Nghĩa) rồi lên huyện Kbang (Gia Lai) nối với tỉnh lộ 637 qua huyện lỵ
Vĩnh Thạnh và nối với quốc lộ 19 tại vườn Xoài (Tây Thuận - Tây Sơn).
9
Ngoài ra còn có tuyến đường từ Tân Thạnh (Ân Tường) nối với quốc lộ
1A tại Mỹ Trinh (Phù Mỹ).
Hệ thống đường giao thông cũng được mở mang mạnh nhờ
phương thức "nhà nước và nhân dân cùng làm" được thực hiện có hiệu
quả. Ngoài hai tuyến đường tỉnh được trải nhựa, các tuyến khác với
hàng trăm cây số đã được kiên cố hóa bằng bê tông xi măng trên hầu hết
các tuyến đường huyết mạch của xã, thôn. Với thành tích này huyện
Hoài Ân đã được Chính phủ và Bộ GT - VT trao cờ luân lưu xuất sắc.
Cùng với hệ thống đường là hệ thống cầu kiên cố cũng được xây dựng.
Có thể kể đến các cây cầu trọng điểm như Ngã Hai, Phong Thạnh, Mỹ
Thành, Đá Bạc, Mục Kiến,… Tất cả đã tạo nên mạng lưới giao thông
liên hoàn, khép kín thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán trong huyện và
từ huyện đi các nơi khác.
2.2.3.2. Điện, nước
Hệ thống mạng lưới điện đến nay cũng đã được xây dựng gần
như hoàn chỉnh. Đã có 100% số xã với 82/82 thôn bản và 99% số hộ có
điện sử dụng. Các vùng quê xa xôi như Ân Nghĩa, Dak Mang, Bok Tới,
Ân Sơn nay cũng đã có điện.
Huyện đã xây dựng được hơn 32 công trình hồ chứa nước và
trên 60 trạm bơm điện, hình thành hệ thống mạng lưới công trình thủy
lợi rộng khắp chủ động tưới cho gần 90% diện tích canh tác, đưa năng
suất lúa lên 14 - 16 tấn/ha/năm. Trong đó đáng kể nhất là công trình hồ

chứa nước Vạn Hội có năng lực tưới 1.300ha.
2.2.3.3. Khoa học công nghệ
Công tác đầu tư, chuyển giao công nghệ và ứng dụng các tiến bộ
về khoa học kỹ thuật vào đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, tổ
chức quản lý nhằm tăng năng suất, cải thiện và nâng cao chất lượng
cuộc sống đã được quan tâm hơn. Chính vì vậy, nhiều dự án với mục
tiêu chuyển giao công nghệ, hổ trợ khoa học, xây dựng mô hình ứng
dụng khoa học công nghệ đã được triển khai trên địa bàn huyện.
10
2.2.3.4. Dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm
Địa bàn huyện đã có 1 trạm khuyến nông và mỗi xã có một
khuyến nông viên.
Trạm khuyến nông huyện đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các
tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường giá cả, các gương điển
hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển nông lâm nghiệp,
thủy sản. Hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng
nhiều hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ
chức hội nghị, hội thảo, hội thi và các hình thức thông tin tuyên truyền
khác.
Đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản
xuất, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm để nâng cao kiến thức, kỹ
năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy
sản.
2.2.3.5. Thương mại, dịch vụ
Hệ thống chợ nông thôn được quan tâm và đầu tư cải tạo nâng
cấp và xây mới, cơ sở giao lưu buôn bán được mở rộng, sản xuất hàng
hóa phát triển. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ như: Ăn uống công
cộng, kinh tế văn phòng phẩm, cơ khí, phát triển đa dạng. Ngoài ra,
nhà hàng, nhà nghĩ, khách sạn cũng bắt đầu phát triển.
2.2.4. Đời sống văn hóa tinh thần

2.2.4.1. Văn hóa - giáo dục và đào tạo
Phong trào văn hóa, văn nghệ trong huyện luôn đươc sự quan tâm
của các cấp ủy đảng, của quần chúng nhân dân. Các hoạt động thể dục
thể thao được duy trì thường xuyên, 100% các trường tổ chức hội khỏe
phù đổng và được các học sinh tham gia hưởng ứng tích cực.
Mạng lưới thông tin viễn thông cũng đã được phủ kín đến các xã,
với 15 điểm bưu điện văn hóa, bình quân 5 dân có 1 máy điện thoại. Tại
trung tâm huyện và các xã đã có sóng điện thoại di động.
11
Về giáo dục: Tuy Hoài Ân còn nghèo nhưng rất quan tâm đến sự
nghiệp giáo dục - đào tạo.
Bảng 2.2. Số trường, lớp, giáo viên và học sinh ở huyện Hoài
Ân
TỔNG 2009 2010 2011
So sánh
2010/2009
(%)
2011/2010
(%)
Bình quân
(%)
Trường học 32 33 33 103,13 100 101,56
Lớp học 596 580 570 97,32 98,28 97,8
Giáo viên 810 821 837 101,36 101,95 101,65
Học sinh 19.096 18.359 17,284 96,14 94,14 95,14
Tiểu học
Trường học 19 19 19 100 100 100
Lớp học 308 307 297 99,68 96,74 98,21
Giáo viên 382 388 395 101,57 101,80 101,69
Học sinh 7.021 6.956 6.798 99,07 97,73 98,4

Trung học cơ sở
Trường học 9 10 10 111,11 100 105,56
Lớp học 184 172 155 93,48 90,12 91,8
Giáo viên 298 286 287 95,97 100,35 98,16
Học sinh 7.327 6.642 5.999 90,65 90,32 90,49
Trung học
Trường học 4 4 4 100 100 100
Lớp học 104 101 108 97,12 106,93 102,02
Giáo viên 130 147 157 113,08 106,80 109,94
Học sinh 4.748 4.761 4.487 100,27 94,24 97,26
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Hoài Ân).
Đến năm 2010, toàn huyện đã có 33 trường học. Trong đó, có 19
trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở, 4 trường trung học phổ
thông với tổng số giáo viên là 837 giáo viên. Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi
đến trường đạt 96%. Thực hiện chủ trương kiên cố hóa trường học, toàn
huyện đã đạt 15/15 xã, thị trấn có trường học cao tầng với tổng số 297
lớp học.
12
2.2.4.2. Y tế
Y tế huyện được xây dựng và duy trì hoạt động từ huyện đến xã,
sức khỏe của nhân dân luôn được quan tâm và chữa trị kịp thời. Toàn
huyện có 1 bệnh viện đa khoa, số lượng bác sĩ ngày càng tăng thêm,
năm 2011 có 27 bác sĩ, y sĩ là 96 với 149 giường bệnh. Công tác bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe cho người dân từng bước được mở rộng và nâng cao
chất lượng. Các chương trình mục tiêu y tế Quốc gia, công tác phòng
bệnh, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, … được thực hiện có
hiệu quả; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa
bệnh ngày càng được quan tâm .
2.2.5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội
2.2.5.1. Thuận lợi

Nguồn lao động dồi dào với 58.438 người chiếm 70,13% dân số
toàn huyện. Đây là một tỷ lệ cao cho thấy tiềm năng lao động của huyện
là rất lớn. Hệ thống giao thông đã đến được với từng thôn, bảng nên
thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán. Cơ sở hạ tầng phát triển, điện,
nước, giáo duc - đào tạo, y tế đầy đủ đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt,
học tập khám chữa bệnh cho người dân, giúp người dân yên tâm sản
xuất.
2.2.5.2. Khó khăn
Kinh tế huyện có tăng trưởng nhưng vẫn còn chậm, thu nhập của
người dân còn thấp. Nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp
thuần túy với lực lượng lao động nông thôn là 54.037 người chiếm
92,47% lực lượng lao động toàn huyện. Lực lượng lao động này có tay
nghề không cao, đa số chưa qua đào tạo nên khó khăn trong việc áp
dụng các tiến bộ mới, kỹ thuật mới.
13
CHƯƠNG 3
NI DUNG V PHƯƠNG PHP NGHIÊN
CỨU
3.1. Một số khái niệm
3.1.1. Lao động và lao động nông thôn
3.1.1.1. Lao động
Có nhiều khái niệm khác nhau về lao động. Theo từ điển Tiếng
Việt năm 2005, lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm
tạo ra những của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.
Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin lao động là hoạt
động có mục đích, có ý thức của con người nhằm làm thay đổi những
vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
Trong quá trình lao động con người vận dụng hết sức lực tiềm
tàng trong cơ thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối
tượng lao động nhằm biến đổi nó phù hợp với nhu cầu của mình.

3.1.1.2.Khái niệm lao động nông thôn
Lao động nông thôn là những người thuộc lực lượng lao động và
hoạt động trong hệ thống kinh tế nông thôn.
Lao động nông thôn có đặc điểm:
Trình độ thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống
thấp. Điều này ảnh hưởng tới năng suất lao động và trình độ phát triển
kinh tế. Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếp cận
thị trường thấp. Đặc điểm này cũng làm hạn chế việc tự tạo việc làm của
lao động. Lao động nông thôn Việt Nam còn mang nặng tư tưởng tiểu
14
nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng
động.
Tất cả những hạn chế trên cần được xem xét kỹ khi đưa ra những
giải pháp về việc làm cho lao động nông thôn.
3.1.2. Nguồn lao động và lực lượng lao động
3.1.2.1. Nguồn lao động
Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý
nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động, việc làm
trong xã hội.
Theo giáo trình kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế
Quốc dân (2005): Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao
động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng
tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế quốc dân.
Bộ phận dân số trong độ tuổi lao động gồm những người từ 15 -
55 tuổi đối với nữ và 15 - 60 tuổi đối với nam. Người lao động luôn
được xem xét trên hai mặt là số lượng và chất lượng.
Số lượng lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động gồm: Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và dân
số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng thất nghiệp, đang

đi học, đang đi làm công việc nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu
việc làm và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm những người
nghĩ hưu trước tuổi quy định).
Chất lượng lao động cơ bản được đánh giá ở trình độ chuyên
môn, tay nghề (trí lực) và sức khỏe (thể lực) của người lao động.
3.1.2.2. Lực lượng lao động
Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO): Lực lượng lao động là một
bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế có tham gia lao động và
những người không có việc làm đang tích cực tìm kiếm việc làm.
15
Quy mô của lực lượng lao động là tuỳ thuộc vào quy mô dân số
và tỷ lệ dân số đến tuổi làm việc. Bất kỳ một vùng, miền hay địa phương
nếu có lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao thì sẽ có nhiều thuận
lợi và dễ dàng trong việc đào tạo, huấn luyện để đáp ứng các nhu cầu
của ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động.
3.1.3. Thị trường lao động
Theo ILO: Thị trường lao động là thị trường trong đó các dịch vụ
lao động được mua và bán thông qua một quá trình để xác định mức độ
có việc làm của lao động cũng như mức độ về tiền lương và tiền công.
Thị trường lao động khu vực nông thôn là thị trường phôi thai,
quan hệ thuê mướn lao động, quan hệ làm công ăn lương chưa phát
triển. Sự thỏa thuận trong quan hệ thuê mướn lỏng lẻo, thường không có
hợp đồng lao động, hình thức đổi công theo công nhật, vụ việc là chính.
Thị trường lao động là nơi cung và cầu lao động tác động qua lại
với nhau, hay là nơi mua bán sức lao động diễn ra giữa người lao động
và người sử dụng lao động nhằm xác định tiền công, tiền lương và các
điều kiện lao động. Như vậy, các yếu tố cấu thành thị trường lao động
gồm:
- Cung lao động là số lượng lao động chưa qua đào tạo hoặc đã
được đào tạo có nghề nghiệp, có trình độ, năng lực chuyện môn, kỹ

thuật khác nhau sẵn sàng tham gia trên thị trường lao động (phía người
lao động);
- Cầu lao động là khả năng thuê số lượng lao động của người sử
dụng lao động trên thị trường lao động với mức tiền lương, tiền công
tương ứng (phía người sử dụng lao động);
- Giá cả lao động là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức
lao động. Hình thức biểu hiện là mức tiền lương, tiền công do thị trường
quyết định;
- Các thể chế về quan hệ lao động: Xác định quyền và nghĩa vụ
các bên; chủ thể đại diện cho các bên; vai trò của Nhà nước trong việc
16
thể chế hóa, tổ chức, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của
các bên trong quan hệ lao động (hòa giải, trọng tài, tòa án lao động);
3.1.4. Việc làm
Việc làm là mối quan tâm số một của người lao động và giải
quyết việc làm là công việc của tất cả các quốc gia. Cuộc sống của bản
thân, gia đình người lao động phụ thuộc rất lớn vào việc làm của họ. Sự
tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng gắn liền với tính hiệu quả
của chính sách giải quyết việc làm.
Theo điều 13 Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã định nghĩa như sau: “Mọi hoạt động nhằm tạo ra thu nhập
và không bị pháp luật cấm, đều được thừa nhận là việc làm”. Có thể nói
việc làm thể hiện mối tương quan giữa sức lao động và tư liệu sản xuất,
là khâu cơ bản, cần thiết để tạo ra sản phẩm theo mục đích của mình.
3.1.4.1. Phân loại việc làm
- Phân loại việc làm dựa theo mức độ đầu tư cho việc làm:
+ Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành nhiều
thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác;
+ Việc làm phụ là những việc làm mà người thực hiện dành nhiều
thời gian nhất sau công việc chính;

- Phân loại việc làm theo mức độ sử dụng thời gian LĐ, năng suất
và thu nhập:
+ Việc làm đầy đủ là sự thỏa mản nhu cầu về việc làm cho bất kỳ
ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Một việc làm đây
đủ đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ (độ dài 1 ngày lao động
ở Việt Nam hiện nay là 8 giờ /ngày);
+ Việc làm có hiệu quả là việc làm có năng suất và chất lượng
cao. Đối với tầm vĩ mô việc làm có hiệu quả còn là vấn đề sử dụng hợp
lý nguồn lao động;
17
3.1.4.2. Người có việc làm
Bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ
tham chiếu:
- Đã làm ít nhất một giờ như những người làm công ăn lương,
hay đang kinh doanh, hoặc lao động trên ruộng vườn/trang trại của
chính họ;
- Đã có việc làm sẽ trở lại làm việc nhưng tạm thời nghĩ việc do
ốm đau, tranh chấp lao động, nghỉ hè, nghỉ lể, du lịch, do thời tiết xấu,
do máy móc, công cụ sản xuất bị hỏng hoặc các lý do tương tự khác;
Theo vị thế công việc, người lao động có việc làm được chia
thành bốn loại:
- Làm công ăn lương là những người được các tổ chức, cá nhân
khác thuê theo hợp đồng để thực hiện một hay một loại các công việc
nhằm đạt được mục đích của tổ chức, cá nhân đó và được tổ chức hay cá
nhân đó trả thù lao dưới dạng tiền lương, tiền công hoặc hiện vật (bao
gồm cả thợ học việc);
- Tự làm là người tự làm việc cho bản thân trong sản xuất, kinh
doanh (thuộc các khu vực nông, lâm, thủy sản, công nghiệp - xây dựng,
dịch vụ) và không thuê lao động;
- Lao động gia đình là những người làm các công việc do

những người trong gia đình mình tổ chức để tạo ra thu nhập nhưng bản
thân không được hưởng tiền lương, tiền công;
3.1.4.3. Đặc điểm việc làm ở nông thôn
Lao động ở khu vực nông thôn phần lớn hoạt động trong nông
nghiệp. Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và chi phối mạnh
mẽ của quy luật sinh học và các điều kiện tự nhiên từng vùng như:
đất đai, khí hậu, thời tiết,… Quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao
thu hút lao động không đồng đều, việc làm chủ yếu chỉ tập trung tại
thời điểm gieo trồng và thu hoạch, thời kỳ còn lại là thời kỳ nông
18
nhàn. Trong thời kỳ nông nhàn một bộ phận lao động nông thôn
thường chuyển sang làm các công việc khác hoặc đi sang các địa
phương khác tìm việc để tăng thu nhập.
Tính dễ chia sẻ trong công việc: Việc làm trong nông thôn là
những công việc giản đơn thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu
sản xuất chủ yếu là đất đai và công cụ cầm tay, dễ học hỏi dễ chia sẻ.
Vì vậy khả năng thu dụng cao, nhưng sản phẩm có giá trị không lớn
nên thu nhập bình quân của lao động nông thôn không cao, tỷ lệ
nghèo ở nông thôn cao. Bên cạnh đó có một số bộ phần người lao
động ở nhà trông cháu, làm nội trợ, làm vườn,… có tác dụng tích cực
trong việc hổ trợ tăng thu nhập cho gia đình.
3.1.5. Thất nghiệp
Theo ILO: “ Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người
trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc
làm ở mức tiền công thịnh hành”.
Như vậy người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có
nhu cầu tìm việc làm và có đăng ký tìm việc theo quy định.
Theo Bộ luật lao động nước ta: Thất nghiệp là khái niệm dùng để
chỉ những người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng lại

không có việc làm trong một khoảng thời gian xác định.
3.1.5.1. Phân loại thất nghiệp
- Xét về nguồn gốc thất nghiệp:
+ Thất nghiệp tự nhiên là loại thất nghiệp khi có một tỷ lệ nhất
định số lao động trong tình trạng không có việc làm;
+ Thất nghiêp tạm thời là loại thất nghiệp do di chuyển không
ngừng của ngành lao động giữa các vùng, giữa nhiều loại công việc,
hoặc giữa các giai đoạn khác nhau;
19
+ Thất nghiệp cơ cấu: Xuất hiện khi không có sự đồng bộ giữa
tay nghề và cơ hội có việc làm khi động thái giữa nhu cầu và sản xuất
thay đổi;
+ Thất nghiệp do thời vụ là loại thất nghiệp có tính định kỳ trong
một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm;
+ Thất nghiệp theo chu kỳ là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút
giá trị tổng sản lượng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu
kỳ kinh doanh, tổng giá trị sản lượng giảm dần, hầu hết các nhà sản xuất
đều giảm sản lượng cầu đối với các đầu vào, trong đó có lao động;
- Xét về tính chủ động của người lao động:
+ Thất nghiệp tự nguyện là loại thất nghiệp mà mức tiền lương
nào đó người lao động không muốn làm việc vì một lý do cá nhân nào
đó, thất nghiệp này thường gắn liền với thất nghiệp tạm thời;
+ Thất nghiệp không tự nguyện là loại thất nghiệp mà ở mức tiền
lương đó người lao động có thể chấp nhận được nhưng vẫn không được
làm việc do kinh tế suy thoái, cung lao động nhiều hơn cầu lao động;
3.1.5.2. Nguyên nhân thất nghiệp
- Thất nghiệp do tự nguyện: Thất nghiệp trong trường hợp này có
hai trường hợp:
+ Trường hợp có trình độ mà vẫn thất nghiệp: Phần lớn thất
nghiệp thuộc dạng này là do những người có trình độ (thường là sinh

viên mới ra trường) không tìm được việc làm ưng ý nên đâm ra chán
nản không chịu đi làm mặc dù có rất nhiều công ty, xí nghiệp đang
tuyển dụng;
+ Trường hợp thất nghiệp do không có trình độ: Loại thất nghiệp
này chủ yếu xảy ra ở khu vực nông thôn, ở đó đa số thanh thiếu niên sau
khi học hết phổ thông thì ở nhà không muốn đi làm mà chỉ tụ tập chơi
bời, cuối cùng cũng dẫn tới thất nghiệp;
- Thất nghiệp do trình độ kĩ thuật:
20
Ở những vùng nông thôn Việt Nam trình độ học vấn chưa cao
nên khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật tiến bộ rất khó khăn (internet,
báo chí,…), chậm chạp trong thông tin nên khó có cơ hội tốt và từ đó họ
cũng có thể trở thành người thất nghiệp;
- Thất nghiệp do không tiếp cận được với nguồn vốn:
Ở nông thôn, đa số là những hộ nông dân có ruộng đất ít (khoảng
0,4 ha trên một hộ), một số ít có ruộng đất nhiều, do đó thu nhập từ
ruộng lúa không đủ để chi trả cho những chi phí hàng ngày và con cái.
Vì thế mà họ sống bằng nghề làm thuê, làm mướn. Có những hộ có lực
lượng lao động nhưng lại không có vốn để sản xuất kinh doanh vì thế
cũng thất nghiệp.
3.1.6. Thiếu việc làm
Khi nguồn lao động được huy động, sử dụng không hiệu quả thì
tình trạng thiếu việc làm xảy ra, dẫn đến thu nhập người lao động thấp.
Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội, thậm chí tạo ra
các xung đột nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh chính trị. Chính vì
vậy mà việc tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói giảm
nghèo lại có ý nghĩa to lớn, được quan tâm ở tất cả các quốc gia, đặc
biệt là các nước đang phát triển.
3.1.6.1. Người thiếu việc làm
Bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên làm việc dưới 35 giờ 1

tuần, muốn và sẳn sàng làm thêm việc.
Người thiếu việc làm có hai dạng:
+ Người thiếu việc làm vô hình là người có thời gian làm việc tuy
đủ hoặc vượt mức chuẩn quy định về đủ số giờ làm việc trong tuần lể
tham khảo nhưng việc làm có năng suất thu nhập thấp, công việc không
phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ và họ có nhu cầu tìm kiếm việc làm
thêm hoặc việc làm khác;
21
+ Người thiếu việc làm hữu hình là người có việc làm nhưng số
giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới mức quy định chuẩn và họ có
nhu cầu làm thêm;
3.1.6.2. Nguyên nhân thiếu việc làm
- Do lực lượng lao động tăng quá nhanh, trong khi đó số chổ làm
việc mới được tạo ra quá ít không đáp ứng được nhu cầu;
- Do trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn thấp;
- Nền kinh tế chậm phát triển, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp
dần do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
- Do tính chất khí hậu, tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp,
chính sách đầu tư chưa hợp lý;
3.1.6.3. Thiếu việc làm ở nông thôn
Quá trình sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên ở khu vực
nông thôn về cơ bản không có thất nghiệp hoàn toàn nhưng lao động
thiếu việc làm chiếm tỷ lệ cao. Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa thì quỹ đất canh tác của các hộ gia đinh đã hạn hẹp nay lại còn
giảm đi. Cùng với đó là tốc độ tăng dân số, đất nông nghiệp sẽ trở nên
khan hiếm, dẫn đến hậu quả ngày càng thiếu việc làm cho lao động
nông nghiệp nông thôn. Mặt khác, do cơ cấu ngành nghề nông nghiệp
còn nhiều bất hợp lý, nhiều vùng còn sản xuất độc canh, phân tán nhỏ
lẻ, cơ cấu kinh tế chậm biến đổi đã dẫn tới tình trạng lao động không
đúng mục đích, thiếu việc làm cho người nông dân.

3.1.7. Khái niệm tạo về việc làm và việc làm mới
3.1.7.1. Tạo việc làm
“Tạo việc làm được hiểu là quá trình tạo ra số lượng và chất
lượng tư liệu sản xuất, số lượng, chất lượng sức lao động và các điều
kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động”
(Giáo trình kinh tế lao động của Khoa KTLĐ và Dân số - Trường Đại
học KTQD Hà Nội).
22
Tạo việc làm cho người lao động theo nghĩa chung nhất là đưa
người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao
động và tư liệu sản xuất nhằm tạo ra hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu
của thị trường. Do đó để tạo việc làm cần:
- Tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất: Điều này phụ
thuộc vào vốn đầu tư, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất
và khả năng quản lý, sử dụng đối với các tư liệu sản xuất đó;
- Tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động: Số lượng lao động
phụ thuộc vào quy mô của dân số, các quy định về độ tuổi lao động và
sự di chuyển lao động. Chất lượng lao động phụ thuộc vào sự phát triển
của giáo dục đào tạo và sự phát triển y tế, thể thao và chăm sóc sức khỏe
cộng đồng;
- Hình thành môi trường cho sự kết hợp hai yếu tố sức lao động
và tư liệu sản xuất. Môi trường này bao gồm: Hệ thống chính sách phát
triển kinh tế xã hội, chính sách về khuyến khích và thu hút lao động,
chính sách bảo hộ sản xuất, trợ giúp thất nghiệp, thu hút và khuyến
khích đầu tư;
- Thực hiện các giải pháp nhằm duy trì việc làm ổn định và hiệu
quả cao như: Giải pháp về quản lý điều hành, về thị trường các yếu tố
đầu vào và đầu ra của sản xuất, các biện pháp khai thác có hiệu quả
nguồn lực, duy trì và nâng cao chất lượng của sức lao động, kinh
nghiệm quản lý của người sử dụng lao động;

Như vậy để tạo ra việc làm thì cần có sự tham gia của cả người
sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước.
3.1.7.2. Việc làm mới
Việc làm mới là việc làm được pháp luật cho phép, đem lại thu
nhập cho người lao động, nó được tạo ra theo nhu cầu của thị trường để
sản xuất và cung ứng một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó cho xã hội.
Việc làm mới được tạo ra từ nhiều cách như: Tăng chi tiêu của
chính phủ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội (tăng cầu lao
23
động), giảm thuế để khuyến khích phát triển sản xuất từ đó tạo ra việc
làm mới. Đối với người lao động, để tham gia được những việc làm mới
phải không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của bản thân.
3.2. Đặc điểm lao động nông thôn Việt Nam
3.2.1. Dân số vùng nông thôn rất đông
Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là
nơi cung cấp và hậu thuẫn đắc lực cho các khu đô thị và khu công
nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lao động này vẫn còn ít cơ hội để phát huy
khả năng cống hiến của mình cho sự phát triển nông thôn. Đây là thách
thức đối với chính lao động nông thôn và các nhà hoạch định chính
sách.
Năm 1996 dân số nông thôn Việt Nam có 53,1 triệu người, chiếm
80,5% dân số cả nước. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2010, con
số này là 60,96 triệu người 69,4%. Như vậy, sau 15 năm tỷ lệ dân số
nông thôn giảm 11,1%, tính bình quân mỗi năm giảm chưa tới 0,75%,
điều đó chứng tỏ tốc độ đô thị hóa của Việt Nam còn chậm. Bên cạnh
đó, lao động nông thôn hiện chiếm gần 75% tổng lực lượng lao động cả
nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông - lâm - ngư
nghiệp, tuy nhiên bị hạn chế về đất canh tác, vốn hạn hẹp và có xu
hướng giảm dần do CNH - HĐH nên năng suất lao động thấp, phương
thức sản xuất vẫn còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao dẫn đến thu

nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
3.2.2. Dư thừa lao động nông nghiệp ngày một gia tăng, trong khi
sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ nên tình trạng "nông
nhàn" trở nên đáng báo động
Sản xuất nông nghiệp luôn chiệu tác động và sự chi phối mạnh
mẽ của điều kiện tự nhiên của từng vùng, tiểu vùng như: Khí hậu, đất
đai, địa hình,… Do đó mà tính thời vụ trong nông nghiệp rất cao, thu hút
lao động không đều, trong trồng trọt lao động chủ yếu tập trung vào thời
24
điểm gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại rỗi rãi, đó là thời gian lao
động “nông nhàn” trong nông thôn.
Trong thời gian nông nhàn, một số bộ phận lao động nông thôn
chuyển sang làm công việc phi nông nghiệp hoặc đi sang địa phương
khác để tăng thu nhập. Tình trạng thời gian nông nhàn cùng với thu
nhập thấp trong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây nên
hiện tượng di chuyển lao động nông thôn từ vùng này đến vùng khác, từ
nông thôn lên thành thị, tạm thời hoặc lâu dài.
Việc làm ở nông thôn thường là những công việc đơn giản, thủ
công, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và công
cụ cầm tay, dễ học hỏi, dễ chia sẽ. Vì vậy khả năng thu dụng lao động
cao, nhưng sản phẩm làm ra thường chất lượng thấp, mẫu mã thường
đơn điệu, năng suất lao động thấp nên thu nhập thấp, tỷ lệ nghèo đói ở
nông thôn còn khá cao so với khu vực thành thị.
Năm 2010, lao động nông nghiệp cả nước chiếm 52,63% tổng số
lao động, nhưng giá trị GDP được tạo ra từ ngành này lại thấp nhất
(19,02%). Ngược lại, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp là 29,31%
và trong ngành dịch vụ là 28,06%, nhưng tạo được giá trị GDP mỗi
ngành trên 40%. Điều đó chứng tỏ năng suất lao động ngành nông
nghiệp là rất thấp. Năm 2010 cả nước có 25,91 triệu lao động làm trong
ngành nông nghiệp, nhưng riêng khi vực nông thôn đã có 24,06 triệu

người, chiếm 92,86%. Đây là thách thức lớn cho lao động nông nghiệp
bởi vì đó là ngành truyền thống và chủ đạo ở Việt Nam trong khoảng
thời gian dài.
Bảng 3.1. Số lượng và cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam
1996 2000 2005 2010
Cả nước
Số lượng (1000 người) 35.385,9 38.367,6 43.452,4 46.789,3
Cơ cấu (%) 100 100 100 100
Nông – lâm – ngư nghiệp 70 65,3 56,7 52,63
Công nghiệp – xây dựng 10,6 12,4 17,9 29,31
Dịch vụ 19,4 22,3 25,4 28,06
25

×