ĐƠN VỊ TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN
LỰC LƯỢNG TỰ VỆ
BÀI THU HOẠCH HUẤN LUYỆN LỰC LƯỢNG TỰ VỆ NĂM 2013
Họ tên: Nguyễn Duy Xuân
Đơn vị: Trường THPT Mai Anh Tuấn
CÂU HỎI:
Câu 1: Những nội dung cơ bản Chiến Lược biển Việt Nam đến năm 2020?
Câu 2: Quy định về lực lượng, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển?
BÀI LÀM
Câu 1: Những nội dung cơ bản Chiến Lược biển Việt Nam đến năm 2020
Việt Nam có diện tích hơn 330,000 km² bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200
km² biển nội thuỷ, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thuỷ, lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1
triệu km². 28 trong số 64 tỉnh/thành phố nước ta nằm ven biển, diện tích các huyện ven biển chiếm 17%
tổng diện tích cả nước và là nơi sinh sống của hơn 1/5 dân số cả nước.
Hội nghị lầ thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua Chiến lược Biển Việt Nam
đến năm 2020. Thời gian và các mục tiêu cương lĩnh của Đảng và nghị quyết các Đại hội Đảng IX, X:
Đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Việc triển khai
thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phải phấn đấu để nước ta trở thành một quốc
gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển,
góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với
đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; có chính sách hấp dẫn nhằm thu hút mọi nguồn
lực cho phát triển kinh tế biển; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với các hoạt
động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước. Phấn đấu đến năm 2020,
kinh tế biển đóng góp khoảng 53 – 55% GDP, 55 – 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết
tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển.
Về cơ sở xây dựng chiến lược Biển Việt Nam , dựa trên những nội dung chính quan trọng sau:
Một là, biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói
riêng và của thế giới nói chung. Các nước có biển luôn vươn ra biển, khai thác và phát huy tiềm năng
của biển. Tài nguyên biển và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn. Với sự tăng
trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất là tài nguyên không tái tạo được
trên đất liền đang được khai thác với quy mô và tốc độ ngày càng cao sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng. Ví dụ
có thể xem giá dầu mỏ hiện nay là nhân tố chính quyết định nền kinh tế và hoà bình của toàn thế giới.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hãng British Petroleum, nếu với tốc độ khai thác như bây giờ thì trữ
lượng dầu mỏ đã được thăm dò của Canada, Việt Nam và Anh sẽ cạn kiệt sau 16 năm, Nauy – 8 năm,
Mỹ – 11 năm, Turkmenistan – 12 năm, Nga – 19 năm, Kazakhstan – 27 năm, Mêhicô – 21 năm,
Nigiêria – 20 năm và Qatar – 55 năm. Trữ lượng dầu mỏ của Ảrập Xêút còn khai thác được 85 năm,
Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất – 114 năm, Kuwait – 127 năm và Irắc – 128 năm. Biển chứa
đựng nguồn tài nguyên dồi dào nước ta 3 mặt giáp biển, đặc biệt trong đó Biển Đông đóng vai trò sống
còn Đây là một trong 6 biển lớn nhất của thế giới, nối hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương, có 9 quốc gia bao bọc: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia,
Singapore, Thái Lan và Campuchia. Biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có gần 130 loài cá
giá trị kinh tế cao và hàng trăm loài được đưa vào sách đỏ VN và thế giới, 1600 loài giáp xác, 2500 loài
thân mềm, cho khai thác 45000-50000 tấn rong biển … Kinh tế thuỷ sản tăng trưởng liên tục bình quân
5-7%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981. Năm 2006,
tổng sản lượng thuỷ sản đạt gần 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (1,8 triệu tấn) và nuôi nước lợ
(1 triệu tấn). Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản năm 2000 đạt 1 tỉ USD, năm 2002 là 2 tỉ USD, 2005 đạt
2,5 tỉ USD, 2006 là 3,7 tỉ USD, và năm 2007 đạt 4,2 tỉ USD, hiện Việt Nam là 1 trong 10 nước đứng
đầu thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Biển Việt Nam có trữ lượng dầu khí lớn. Đã thăm dò chủ yếu 6 mỏ
Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa – Cái Nước , Lan Tây … 1,2 tỷ m3
dầu , 2.800 tỷ m3 khí. Dọc bờ biển có hơn 100 địa điểm có thể xây dựng cảng, trong đó có nhiều nơi
có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế; có nhiều đảo có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp.
Ngoài ra, biển nước ta còn có 125 bãi biển đẹp là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát,
nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp. Các nước lớn đều có chiến lược biển, tăng cường mọi mặt khai thác biển.
Hai là, vị trí của Việt Nam nằm trên tuyến hàng hải quan trọng theo vị trí địa lý, thông thương
với nhiều trung tâm vận tải của thế giới. Đây cũng là con đường chiến lược của giao thương quốc tế, có
5/10 tuyến đường hàng hải lớn nhất của hành tinh đi qua. Hàng năm, vận chuyển qua biển Đông là
khoảng 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông và Đông Nam Á, khoảng 45% hàng xuất của
Nhật, và 60% hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Theo những nghiên cứu do Sở môi trường và các
nguồn lợi tự nhiên Philippine, vùng biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới,
vì vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái. Đặc biệt biển, đảo có vai trò vị trí hết sức quan
trọng đối với an ninh Quốc phòng. Trong lịch sử trong 14 cuộc chiến tranh với nước ngoài thì có đến
10 cuộc xâm lăng qua đường biển vào nước ta. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thềm lục địa phía
Nam có vị trí tiền tiêu, tạo thành vòng cung án ngữ bảo vệ tổ quốc ở phía Đông. Phần lục địa nước ta
không có nơi nào cách xa biển trên 500 km, nên biển có thể phát huy ảnh hưởng đến mọi miền đất
nước. Dải ven biển nước ta không chỉ tạo ra lợi thế “mặt tiền hướng biển” để mở cửa thông thương với
thế giới bên ngoài, mà còn có thể kết nối biển với vùng lãnh thổ đông nam Trung Quốc, Lào, đông bắc
Thái Lan và Cam-pu-chia thông qua hệ thống cảng biển, đường sắt và đường bộ. Điều này rất hữu ích
để phát triển dịch vụ “quá cảnh” cho các nước hoặc các vùng lãnh thổ không có biển nói trên, cũng
như các dịch vụ hàng hải và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Như vậy, các vấn đề biển của nước ta sẽ vừa
chứa đựng yếu tố quốc gia, vừa chứa đựng yếu tố quốc tế.
Ba là, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có một số nghị quyết, chính sách về các lĩnh
vực liên quan đến biển. Kinh tế biển và khu vực ven biển đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền
kinh tế. Trong giai đoạn 1954-1960 Bác Hồ đã nói “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ” khi Người
về thăm làng cá Tuần Châu (Quảng Ninh) và Cát Bà (Hải Phòng). Hiến pháp nước ta năm 1992 khẳng
định chủ quyền và quyền chủ quyền của nước ta trên biển (Điều 1). Nghị quyết 03-NQ/Trung ương
của Bộ Chính trị ngày 6/5/1993 chỉ rõ: “Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức
tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với
tăng cường bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển. Phấn
đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển”. Quan điểm chính trị đó đã tiếp tục được cụ thể hoá
trong nghị quyết Đại hội VIII, IX “Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng
điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế” (Phương hướng 5 năm 2006-2010). Chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020 chiến lược đã đề ra hàng loạt phương hướng, nhiệm vụ cơ bản và giải
pháp chủ yếu tiến ra biển xa là chiến lược toàn diện nhằm phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò biển đối
với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những quan điểm chỉ đạo của Đảng về chiến lược biển đến năm 2020 là:
Một là, nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi
tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc
độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Quan điểm này làm động lực cho
phát triển kinh tế biển đã được định hướng tập trung trên một số lĩnh vực quan trọng:
Về kinh tế - xã hội: Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và bảo vệ môi trường
biển; phát triển khoa học - công nghệ biển; xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các
ngành dịch vụ; xây dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tải
cao tốc trên biển. Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế để
ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Đến năm 2020, phát triển thành công, có
bước đột phá về kinh tế biển, ven biển gồm: khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và
chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu kinh tế, các khu công
nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển. Trước mắt, sẽ tập
trung đầu tư phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển
những ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển; tạo các điều kiện cần thiết
bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh sống trên biển, đảo và ở những vùng thường bị
thiên tai.
Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp
tác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển
vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Về chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại phải phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc
lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc. Kết
hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng
trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng lực
lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh,
làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển.
Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu
dài và làm ăn dài ngày trên biển, phát triển kinh tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ
quốc.
Về phát triển khoa học - công nghệ biển : Xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa học - công nghệ, phục vụ công
tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác tài nguyên biển; nhanh chóng nâng cao tiềm lực khoa
học - công nghệ cho nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển, đáp ứng được yêu cầu giai đoạn phát
triển mới của đất nước.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng biển : Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xây dựng đồng
bộ một số cảng đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu ở cả ba miền
của đất nước, tạo những của mở lớn vươn ra biển thông thương với thế giới. Tăng cường đầu tư chiều
sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình
độ kỹ thuật - công nghệ các cảng; tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hoá, giảm thiểu tối đa chi phí, bảo
đảm có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế. Sớm hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ
thống sân bay ven biển, xây dựng tuyến đường ven biển và đường cao tốc Bắc - Nam trên biển v.v…
Tiềm năng biển Việt Nam là một lợi thế lớn, là niềm tự hào của đất nước trong tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nghị quyết Hội nghị lần
thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã vạch ra chiến lược tổng thể cùng những mục tiêu
biện pháp cụ thể trở thành công cụ dẫn đường kịp thời và đắc lực để phát huy vững chắc và hiệu quả
tiềm năng đó.
Cùng với sự chỉ đạo, lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành, quản lý hiệu quả của nhà
nước; cần có sự nỗ lực nhiều hơn nữa của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và toàn
dân để có thể nhanh chóng biến mục tiêu thành hiện thực. Là cán bộ Quân đội, đảng viên cần hưởng
ứng tham gia các phong trào Quốc gia về biển như bình chọn Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng là
di sản thiên nhiên thế giới. Tuyên truyền để mọi người dân hiểu được biển nhất là thế hệ trẻ tiếp tục sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc, trong đó sẵn sàng tham gia bảo vệ phát triển vùng biển đảo. Giáo dục, tuyên
truyền các nội dung giữ gìn môi trường trong sạch khi đi tham quan du lịch biển Đoàn kết chặt chẽ
với bộ đội, lực lượng vũ trang trên biển , sẵn sàng tham gia, ứng cứu, giúp đỡ, nhận nhiệm vụ làm việc
khi Tổ quốc cần.
Câu 2: Quy định về lực lượng, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển?
Quy đinh về lực lượng, nhiệmvụ và phạm vi trách nhiệm tuấn tra, kiểm soát trên biển được thể
hiện rất rõ tại Điều 47 và Điều 48 của Luật Biển Việt Nam như sau
Điều 47. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển bao gồm:các lực lượng có thẩm quyền thuộc Quân
đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.
2. Lực lượng dân quân tự vệ của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương, lực lượng
bảo vệ của tổ chức, cơ quan đóng ven biển và các lực lượng khác có trách nhiệm tham gia tuần tra,
kiểm soát trên biển khi được cơ quan có thẩm quyền huy động.
Điều 48. Nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển
1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có nhiệm vụ sau đây:
a) Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên các vùng biển,
đảo của Việt Nam;
b) Bảo đảm việc tuân thủ pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Bảo vệ tài sản nhà nước, tài nguyên và môi trường biển;
d) Bảo vệ, giúp đỡ, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đối với người, tàu thuyền hoạt động trên các vùng
biển, đảo của Việt Nam;
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên các vùng biển, đảo của Việt Nam theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
2. Phạm vi trách nhiệm cụ thể của các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện theo các
quy định pháp luật.
3. Nhà nước bảo đảm những điều kiện cần thiết để các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoàn
thành nhiệm vụ được giao.