LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo
đang công tác và giảng dạy tại trường Đại học Luật Hà Nội đã
quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt khóa học và
trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo – Tiến sỹ Lê Đăng
Doanh – Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội là người đã
hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành công trình khoa học này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2010
Sinh viên
Lương Thị Hoài Thu
MỤC LỤC
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, vấn đề bảo vệ môi
trường đã trở thanh nhiệm vụ cấp bách không chỉ đối với Việt Nam mà
của toàn thế giới bởi sự suy thoái cũng như sự suy giảm chất lượng môi
trường đáng báo động trong thời gian gần đây. Nhận thức được những
biến đổi ngày càng nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường và tầm quan
trọng của việc bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến
vấn đề bảo vệ môi trường trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội hướng
đến sự phát triển bền vững. Trong đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật về môi trường là một hoạt động rất cần thiết, thiết lập
công cụ quan trọng để quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về môi
trường như Luật bảo vệ môi trường năm 2005, Luật bảo vệ và phát triển
rừng năm 2004, Luật thủy sản năm 2003…
Trước tình hình các tội phạm liên quan đến môi trường ngày càng
gia tăng về số lượng lẫn mức độ gây hại, ảnh hưởng lớn đến đời sống
kinh tế xã hội của nhân dân, Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam đã được
xây dựng và trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung. BLHS 1985 đã dành một
số điều để quy định về tội phạm môi trường. Trên cơ sở đó BLHS 1999
tiếp tục hoàn thiện những quy định về tội phạm môi trường thông qua
việc dành riêng một chương để quy định về các tội phạm liên quan đến
môi trường. Những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi
trường ngày càng được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đấu
tranh phòng và chống tội phạm môi trường. Tuy nhiên trong quá trình
3
thực thi và áp dụng BLHS 1999 đã cho thấy những quy định về tội phạm
môi trường còn nhiều điểm chưa thật sự phù hợp và còn nhiều hạn chế
dẫn đến việc áp dụng trên thực tế còn nhiều khó khăn; nhiều quy định chỉ
mang tính hình thức, không thể áp dụng được. Do đó, hoạt động truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường chưa thật sự hiệu
quả và chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng và chống loại tội
phạm này. Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện các quy định của
BLHS 1999 về tội phạm môi trường nhằm góp phần hoàn thiện hành lang
pháp lý, tạo ra một cơ chế bảo vệ môi trường hiệu quả hơn nữa.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS ban hành ngày
19/6/2009, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 đã có những sửa đổi
quan trọng đối với tội phạm về môi trường. Việc nghiên cứu, so sánh và
rút ra những điểm mới của các tội phạm về môi trường là rất cần thiết về
mặt lý luận cũng như góp phần thực thi những quy định mới trong thực
tiễn. Vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu về “Những nội dung mới được
sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự 1999 của các tội phạm về môi
trường” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Khóa luận nhằm nghiên cứu, tìm hiểu
những điểm mới trong BLHS 1999 của các tội phạm về môi trường,
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử.
- Khóa luận đã đặt ra và giải quyết một số nhiệm vụ như sau:
+ Nghiên cứu về khái niệm và những nội dung pháp lý chung của
các tội phạm về môi trường.
+ Nghiên cứu về những điểm mới của các tội phạm về môi trường
và đưa ra một số kiến nghị khắc phục những vướng mắc bất cập trong
những quy định của BLHS 1999 của các tội phạm về môi trường.
4
3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung chủ yếu nghiên cứu và đánh giá những những
nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự
1999 về nhóm tội phạm môi trường. Qua đó làm rõ những nội dung pháp
lý mới được sửa đổi, bổ sung của nhóm tội phạm này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên
cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở lý luận.
- Khóa luận còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp thống
kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để giải quyết những nội dung cơ bản mà
đề tài đặt ra.
5. Cơ cấu khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo khóa
luận gồm 2 chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung của tội phạm về môi trường theo
quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương 2. Những nội dung mới của BLHS 1999 về tội phạm môi
trường và một số đề xuất, kiến nghị.
5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TỘI PHẠM VỀ MÔI
TRƯỜNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và đặc điểm của tội phạm về môi trường
Việc xác định khái niệm tội phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc định tội danh cũng như xác định hình phạt. Tuy nhiên khái
niệm chung về tội phạm về môi trường đến nay vẫn chưa được luật hoá
mà mới chỉ được định nghĩa trong một số công trình nghiên cứu. Có một
số khái niệm các tội phạm về môi trường được đưa ra như sau:
“ Các tội phạm về môi trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi
phạm các quy định của Nhà nước về môi trường, qua đó gây thiệt hại cho
môi trường”
1
.
Khái niệm này đã phản ánh được các yếu tố trong mặt khách quan
của cấu thành tội phạm về môi trường bao gồm dấu hiệu hành vi khách
quan và dấu hiệu hậu quả. Theo khái niệm trên hành vi khách quan của
tội phạm về môi trường đó là “hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các
quy định của Nhà nước về môi trường” và dấu hiệu hậu quả đó là “gây
thiệt hại cho môi trường”. Khái niệm trên đã phản ánh được tính chất
nguy hiểm cho xã hội cũng như những hậu quả do hành vi khách quan
của các tội phạm về môi trường gây ra. Tuy nhiên dấu hiệu hành vi khách
quan và dấu hiệu hậu quả được phản ánh trong khái niệm này còn rất khái
quát. Dấu hiệu hành vi khách quan được nêu trong khái niệm chưa thể
hiện được những đặc trưng trong hành vi khách quan của các tội phạm về
môi trường và phân biệt nó với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường. Dấu hiệu hậu quả được phản ánh trong khái niệm trên
1
Xem: ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, 2000, NXB Công an nhân dân. tr. 133
6
cũng chưa khái quát được thiệt hại về môi trường ở mức độ nào thì bị coi
là vi phạm pháp luật hình sự.
Ngoài khái niệm tội phạm môi trường nêu trên, trong cuốn sách
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 của GS.TSKH Lê Cảm có đưa
ra khái niệm tội phạm môi trường như sau:
“Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do
những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm hại đến sự
bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu
qủa xấu đối với môi trường sinh thái”
2
.
Khái niệm trên phản ánh tương đối đầy đủ về các yếu tố cấu thành tội
phạm môi trường. Trong đó các dấu hiệu của mặt khách quan bao gồm dấu
hiệu hành vi và dấu hiệu hậu quả. Theo đó dấu hiệu hành vi khách quan của
các tội phạm môi trường đó là “hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật
hình sự quy định vi phạm các quan hệ xã hội liên quan đến bảo vệ môi
trường”, và dấu hiệu hậu quả là “ gây hậu quả xấu đối với môi trường sinh
thái”. Khái niệm trên cũng đã làm rõ khách thể của tội phạm môi trường là
“các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi
trường”. Tuy nhiên cũng như khái niệm trên, khái niệm về tội phạm môi
trường này vẫn chưa thể hiện được đặc trưng của hành vi khách quan của tội
phạm môi trường và phân biệt nó với các hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường.
Việc hình thành khái niệm “tội phạm về môi trường” một cách hợp
lý, khoa học, chính xác sẽ là khởi điểm cần thiết để giải quyết về bản chất
tất cả các vấn đề trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Bởi nếu không có sự nhận thức đúng đắn về loại tội phạm này, việc xây
2
Xem: Bình luận khoa học BLHS 1999, PGS. TSKH Lê Cảm ( 2001), NXB Công an nhân dân, tr.320
7
dựng được các hình thức chế tài, phạm vi và nhiệm vụ của hoạt động
phòng ngừa sẽ còn nhiều khó khăn.
Qua nghiên cứu, chọn lọc những nội dung hợp lý, theo em tội
phạm về môi trường có thể được khái quát chung như sau:
Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật
hình sự quy định, xâm hại đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực môi
trường liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên, và bảo vệ môi trường sống cho con người.
Qua đó gây thiệt hại nghiêm trọng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường
tự nhiên và môi trường sống của con người.
- Từ khái niệm tội phạm về môi trường có thể khái quát những đặc
điểm của tội phạm về môi trường như sau:
Thứ nhất, hành vi khách quan của nhóm tội phạm về môi trường là
hành vi xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa dạng như hành
vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường,
phát bức xạ, phóng xạ quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải (Điều
182); hay những hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và
động vật, thực vật như hành đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực
vật, sản phẩm động vật thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc
mang mầm bệnh (Điều 187.BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung ngày
19/6/2009); hành vi xử dụng chất độc chất nổ, các hóa chất khác, dòng
điện hoặc các phương tiện ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc
hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 188. BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung);
hành vi đốt phá rừng trái phép (Điều 189. BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ
sung) hoặc săn bắn, giết vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang
dã quý hiếm bị cấm (Điều 190. BLHS 1999 đã sửa đổi, bổ sung )…
8
Thứ hai, hậu quả do các tội phạm về môi trường gây ra cũng rất đa
dạng, hành vi vi phạm các quy định của BLHS về tội phạm môi trường có
thể gây ra những hậu quả như có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
tự nhiên, môi trường sống của con người; qua đó gây thiệt hại trực tiếp
hoặc gián tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Những
thiệt hại về tài sản ở đây bao gồm cả thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục
thiệt hại đã gây ra. Dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, có ý nghĩa
quan trọng trong việc xác định tội danh và định khung hình phạt của hầu
hết các tội danh thuộc nhóm tội này.
Thứ ba, chủ thể của các tội phạm về môi trường đều có thể là chủ
thể bình thường; người đạt độ tuổi theo luật định và có năng lực trách
nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của các tội danh thuộc nhóm
tội này. Chủ thể của tội phạm môi trường thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
Động cơ mục đích của người phạm tội tương đối đa dạng nhưng không có
ý nghĩa trong việc định tội.
Các tội phạm về môi trường được quy định chi tiết trong Bộ luật
hình sự và chưa có văn bản hướng dẫn thi hành dưới luật. Mỗi điều khoản
về tội phạm môi trường trong Bộ luật hình sự 1999 đều xác định hành vi
phạm tội rõ ràng, và những quy định những căn cứ để truy cứu trách
nhiệm hình sự, căn cứ định khung và định hình phạt. Các quy định về tội
phạm về môi trường của Việt Nam cũng tuân thủ một số công ước và
hiệp ước mà Việt Nam tham gia và ký kết như tuân thủ công ước Basel
về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới các phế thải nguy hiểm và việc
tiêu huỷ chúng, được cụ thể hóa ở điều 185 (tội đưa chất thải vào lãnh thổ
Việt Nam ).
1.2.Các yếu tố cấu thành tội phạm về môi trường
9
Căn cứ theo quy định tại Chương XVII –Các tội phạm về môi
trường của Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009) có thể
khái quát các yếu tố cấu thành tội phạm môi trường như sau:
a. Khách thể của tội phạm về môi trường
Khách thể của tội phạm môi trường là các quan hệ xã hội được
pháp luật hình sự bảo vệ và bị hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm.
Các tội phạm về môi trường xâm hại đến sự bền vững ổn định của môi
trường, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý
và bảo vệ môi trường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như cho
tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người.
b. Mặt khách quan của các tội phạm về môi trường
Hành vi khách quan của các tội phạm phạm về môi trường là các
hành vi đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể đến sự ổn định bền
vững của môi trường, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh
vực quản lý và bảo vệ môi trường.
Các hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa
dạng. Hành vi đó có thể được thực hiện thông qua việc vi phạm các quy
định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh cho
con người và động vật; hủy hoại tài nguyên môi trường hoặc vi phạm chế
độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường. Hầu hết các hành
vi đều được thể hiện dưới dạng hành động như gây ô nhiễm không khí,
gây ô nhiễm nguồn nước, nhập khẩu công nghệ máy móc thiết bị, phế
thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, hủy hoại
nguồn lợi thủy sản…
Một số cấu thành các tội phạm về môi trường đều có quy định dấu
hiệu đã bị xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa trong việc xác định tội
10
danh như tại các Điều 187, Điều 188, Điều 189 (BLHS 1999 sửa đổi, bổ
sung ngày 19/6/2009 ). Trong đó hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành
chính phải là hành vi vi phạm pháp luật về môi trường cùng loại mới bị
coi là căn cứ để xác định dấu hiệu này.
Ví dụ: Theo quy định tại Điều 187. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy
hiểm cho động thực vật thì “ Người nào có các hành vi sau đây làm lây
lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm…”
Như vậy nếu như sau một năm kể từ ngày bị xử phạt vi phạm hành chính
mà lại tiếp tục vi phạm, thì người đó cũng sẽ không bị xử lý hình sự về
hành vi này.
- Dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng cũng là dấu hiệu bắt buộc có ý
nghĩa quan trọng trong việc định tội danh của hầu hết các tội phạm về
môi trường. Hậu quả do các tội phạm về môi trường gây ra có thể là thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người trong đó thiệt hại về tài
sản (bao gồm thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục thiệt hại). Hay những
thiệt hại về môi trường như diện tích đất, nước, khu vực không khí bị ô
nhiễm, sự biến đổi khí hậu…
Như vậy, trong mặt khách quan của tội phạm môi trường dấu hiệu
đã bị xử phạt vi phạm hành chính và gây hậu quả nghiêm trọng được coi
là dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh của hầu hết các
tội trong nhóm này.
c. Mặt chủ quan của tội phạm về môi trường
11
Trong mặt chủ quan của tội phạm thì yếu tố lỗi là thái độ tâm lý
của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của hành
vi đó dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Đối với các tội phạm về môi trường tội phạm được thực hiện do lỗi
cố ý, người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong
muốn nhưng có ý thức để mặc cho hành vi đó xẩy ra. Động cơ và mục
đích của người phạm tội tương đối đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong
việc định tội.
d. Chủ thể của các tội phạm về môi trường
Chủ thể của tội phạm là những người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định. Chủ
thể của các tội phạm về môi trường là chủ thể bình thường, những người
nào đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể
trở thành chủ thể của các tội thuộc nhóm tội này.
e.Hình phạt đối với các tội phạm về môi trường
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước
nhằm trừng trị người phạm tội, giáo dục ý thức tuân theo pháp luật và
ngăn ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm Hình phạt đối với các tội
phạm môi trường cũng rất đa dạng bao gồm hình phạt tiền, hình phạt cải
tạo không giam giữ và phạt tù; ngoài ra còn có các hình phạt bổ sung cấm
đảm nhiệm chức vụ, như cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Trong đó quy định chỉ áp dụng hình phạt tù như một biện pháp cuối cùng
khi xét thấy cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mới đạt được
mục đích giáo dục cải tạo họ. Mức phạt cải tạo không giam giữ tối đa là
ba năm mức phạt tù được quy định thấp nhất là sáu tháng, cao nhất là
mười lăm năm.
12
Hình phạt chính được quy định cho các tội phạm về môi trường có
nhiều loại khác nhau với những mức độ nghiêm khắc khác nhau. Đó là
phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù. Việc quy định hình
phạt tiền là hình phạt chính trong hầu hết các tội và là hình phạt bổ sung
có trong tất cả các tội là rất hợp lý. Vì chủ thể của các tội phạm môi
trường chủ yếu phạm tội nhằm mục đích lợi nhuận; do vậy việc đánh vào
kinh tế bên cạnh tác dụng răn đe phòng ngừa còn tạo nguồn vật chất khắc
phục những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
Các quy định về hình phạt đối với các tội phạm về môi trường đã
thể hiện đầy đủ chính sách xử lý của Nhà nước ta đó là áp dụng biện pháp
giáo dục là chủ yếu, chỉ xử lý bằng biện pháp hình sự trong những trường
hợp cần thiết (hành vi mang tính nguy hiểm cao hoặc đã gây hậu quả
nghiêm trọng). Hình phạt được áp dụng chủ yếu là hình phạt tiền, hình
phạt tù chỉ được áp dụng như một biện pháp cuối cùng khi thấy xét thấy
cần phải cách ly và cải tạo đối với họ.
1.3. Những quy định về tội phạm môi trường trong Bộ
luật hình sự 1999 ( trước khi được sửa đổi, bổ sung )
Trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay; đi đôi với quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ là
những tác động ngày càng tiêu cực của quá trình đó đến môi trường. Do
vậy việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về môi trường, tạo
khung pháp lý cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường
là nhiệm vụ cấp bách. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi
trường, gắn phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường.
Trước tình hình tội phạm môi trường diễn ra ngày một phổ biến,
pháp luật hình sự Việt Nam đã ghi nhận và từng bước hoàn thiện những
13
quy định của BLHS về tội phạm môi trường. Bộ luật hình sự 1985 cũng
đã dành 4 Điều luật để quy định về tội phạm và hình phạt đối với các
hành vi vi phạm pháp luật môi trường đó là:
- Điều 180: tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai;
- Điều 181: tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng;
- Điều 195: tội vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hậu
quả nghiêm trọng;
- Điều 216: tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích
lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng;
Trong Bộ luật hình sự 1985 chưa có Chương riêng quy định về các
tội phạm môi trường. Những quy định trên về tội phạm môi trường nằm
rải rác ở nhiều Chương khác nhau.
Ví dụ: Điều 180. Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được
quy định trong Chương VII. Các tội phạm về kinh tế. Hay Điều 195. Tội
vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường gây hâu quả nghiêm trọng
được quy định tại Mục A. Các tội xâm phạm trật tự công cộng
củaChương VIII. Các tội xâm phạm an toàn, trật tự công cộng và trật tự
quản lý hành chính. Điều 216: tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử
dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm
trọng được quy định tại Mục B, Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành
chính.
Những quy định của Bộ luật hình sự 1985 về tội phạm môi trường
đã bước đầu tạo cơ sở cho việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động
đấu tranh phòng và chống tội phạm môi trường. Tuy nhiên, những quy
định của pháp luật hình sự vẫn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ và cụ thể.
Đặc biệt do được ban hành trước sự nghiệp đổi mới của của Đảng cho
nên Bộ luật hình sự 1985 chưa có điều kiện dự liệu hết những hành vi
14
nguy hiểm cho xã hội gây tác hại đến môi trường và hình sự hóa các hành
vi này. Đồng thời những quy định về dấu hiệu tội phạm chưa rõ ràng và
đầy đủ, việc xử lý vi phạm đều quy định rất chung, do vậy việc nhận thức
và áp dụng pháp luật trong thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Chưa đáp
ứng được một cách hiệu quả yêu cầu đấu tranh phòng và chống các tội
phạm môi trường. Đồng thời những quy định về tội phạm môi trường
nằm rải rác trong các điều luật của các chương khác nhau, gây khó khăn
cho quá trình áp dụng, cũng như xử lý hình sự đối với các tội danh này.
Do những quy định của Bộ luật hình sự 1985 về tội phạm môi
trường còn nhiều điểm bất cập như đã phân tích ở trên, việc hoàn thiện
các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường, tạo khung
pháp lý cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường là
nhiệm vụ cấp bách. Do những yêu cầu trên Bộ luật hình sự năm 1999 đã
có nhiều điểm mới bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hình
sự về bảo vệ môi trường. Trong đó có việc bổ sung thêm tội phạm mới
về môi trường và bổ sung thêm một chương mới Chương XVII: Các tội
phạm về môi trường gồm 10 Điều với các tội danh cụ thể sau:
- Tội gây ô nhiễm không khí ( Điều 182);
- Tội gây ô nhiễm nguồn nước ( Điều 183);
- Tội gây ô nhiễm đất ( Điều 184);
- Tội nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị phế thải hoặc các
chất không đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ( Điều 185);
- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho con người ( Điều 186);
- Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật thực vật ( Điều
187);
- Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản ( Điều 188);
- Tội hủy hoại rừng ( Điều 189);
15
- Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động thực vật hoang dã quý
hiếm ( Điều 190);
- Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với các khu bảo tồn thiên
nhiên ( Điều 191);
Dựa vào đặc điểm chung về các yếu tố cấu thành, cũng như đặc
điểm của từng tội danh. Các tội phạm về môi trường được quy định trong
BLHS 1999 có thể được chia thành 4 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường ( Điều 182 đến
Điều 185)
- Nhóm 2: Các hành vi gây dịch bệnh cho con người và động vật
(Điều 186 và Điều 187)
- Nhóm 3: Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường ( Điều 188
và Điều 189)
- Nhóm 4: Các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với
một số đối tượng môi trường ( Điều 190 và Điều 191 ).
Nội dung của 10 điều này đều tương thích với điều khoản xử lý vi
phạm từ các luật liên quan khác trong lĩnh vực môi trường, cũng như các
công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chính thức.
Những quy định của Bộ luật hình sự 1999 về tội phạm môi trường
đều có sự tương thích với các Luật khác. Cụ thể như Luật bảo vệ môi
trường 2005 (Điều 127); Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 (Điều 85);
Luật tài nguyên nước 1998 (Điều 71); Luật thuỷ sản 2003 (Điều 58) đều
có một điều quy định về biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm.
Trong đó, quy định những hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạm
tương ứng đối với từng luật; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm của hành
vi mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó chính sách hình sự về bảo vệ môi trường của Việt Nam còn
16
được cụ thể hóa thông qua việc định nghĩa những hành vi phạm tội về
môi trường cụ thể trong BLHS 1999.
So với những quy định của Bộ luật hình sự 1985, những quy định
của Bộ luật hình sự 1999 đối với các tội phạm về môi trường đã ngày
càng hoàn thiện và đã có một bước tiến đáng kể trong việc tạo cơ sở pháp
lý cho việc xử lý hình sự đối với các tội phạm về môi trường. Thông qua
việc quy định tương đối đầy đủ và chi tiết các dấu hiệu cấu thành tội
phạm, hình phạt và dự liệu được tương đối đầy đủ các hành vi gây ô
nhiễm môi trường.
1.4 Thực tiễn áp dụng những quy định của BLHS 1999
(trước khi sửa đổi, bổ sung) về tội phạm môi trường
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X đã ban hành Nghị quyết số
32/1999/QH10 về việc thi hành BLHS 1999 và chính thức có hiệu lực từ
1/7/2000. Sau gần 10 năm phát huy những hiệu quả tích cực trong hoạt
động phòng và chống tội phạm; tình hình tội phạm nói chung và tình hình
tội phạm môi trường nói riêng cũng có những chuyển biến nhất định.
Song sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội dẫn đến việc xuất hiện
ngày càng nhiều những hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa được BLHS
điều chỉnh. Bên cạnh đó, nhiều quy định của BLHS 1999 đã không còn
phù hợp, không còn đáp ứng được yêu cầu của thực tế đấu tranh phòng và
chống tội phạm.
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã sớm quan tâm và có chính sách về
bảo vệ môi trường mà cụ thể là việc hoàn thiện hành lang pháp lý trong
việc bảo vệ môi trường; nhưng trong những năm gần đây ô nhiễm môi
trường không những không giảm mà ngày càng có xu hướng tăng lên do
17
sự phát triển quá mức của các quá trình gia tăng dân số, đô thị hoá, công
nghiệp hoá. Thực tế tại Việt Nam trong những năm gần đây cùng với quá
trình phát triển của nền kinh tế, tình hình ô nhiễm môi trường diễn ra
ngày một trầm trọng. Tình trạng khai thác, chặt, phá, đốt rừng bừa bãi;
nạn khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép; săn bắt động vật hoang
dã, quý hiếm; hoạt động xuất nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường, hàng
ngàn tấn phế thải trá hình dưới hình thức phế liệu để tái chế thành nguyên
liệu sản xuất, trong đó có không ít chất thải nguy hại cũng được nhập
khẩu công khai vào nước ta như nhựa phế liệu, sắt phế liệu, thiết bị, công
nghệ cũ, lạc hậu
Trong 9 năm thi hành BLHS 1999 với 10 điều luật thuộc Chương
XVII về tội phạm môi trường nhưng trên thực tế mới chỉ có hai tội danh
được áp dụng trên thực tế đó là Tội hủy hoại rừng (Điều 189) và Tội vi
phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190) bao
gồm gồm 1.004 vụ với 1.630 bị can
3
. Còn lại 8 tội danh khác thuộc
Chương này chưa có thực tiễn áp dụng đồng nghĩa với việc chưa xử lý
hình sự được một trường hợp nào thuộc 8 tội danh còn lại.
Thực tế này cho thấy những quy định của BLHS 1999 chủ yếu chỉ
là những quy định nằm trên giấy, không thể triển khai thực hiện hay áp
dụng được trên thực tế. Do vậy, trong những năm qua những hành vi vi
phạm pháp luật hình sự về môi trường diễn biến ngày càng phức tạp và
nghiêm trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Trong hoạt động quản lý, xử lý chất thải nguy hại: Nền kinh tế
càng phát triển thì lượng chất thải trong sản xuất và sinh hoạt càng cao.
Tuy nhiên tại nước ta trong những năm gần đây hoạt động quản lý, xử lý
3
Webside: www.moitruong.com.vn/ tf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:, cập nhật 13/7/2009
18
chất thải nguy hại còn chưa được coi trọng, những vi phạm pháp luật về
việc quản lý, xử lý diễn ra ngày một nghiêm trọng và mức độ tái phạm
cao. Ví dụ: Công ty cổ phần Cửu Long Vinashin làm giả giấy tờ của các
cơ quan nhà nước nhập khẩu 21 máy biến thế Hàn Quốc cũ, 03 chiếc
chứa dầu thải PBC (Poly Chlorinated Biphenyls đặc biệt độc hại với con
người và môi trường
4
. Một số tập đoàn kinh tế lớn như tập đoàn điện lực,
tập đoàn Vinashin, tổng công ty Vê-đan chưa coi trọng vấn đề bảo vệ
môi trường, còn lỏng lẻo trong việc quản lý chất thải độc hại.
Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải (rắn và
lỏng). Đây chính là nguồn gây ô nhiễm ở các dòng sông như Đồng Nai,
Thị Vải, sông Nhuệ, Đáy. Khu công nghiệp Điện Bàn - Điện Ngọc
(Quảng Nam) có tới 31/33 doanh nghiệp không có hệ thống xử lý chất
thải mà xả thải trực tiếp ra sông
5
. Tình trạng vi phạm phổ biến tại các khu
công nghiệp vẫn là không thực hiện đúng các yêu cầu báo cáo đánh giá
tác động môi trường, xả thải chưa qua xử lý và khai thác nguồn nước
ngầm trái phép.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp còn sử dụng ngày càng nhiều thủ
đoạn tinh vi, và mức độ gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng để xả chất
thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường.
Ví dụ: Ngày 23/3/2009 Nhà máy bia Hà Nội được xác định là có
hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường bằng thủ đoạn xây
dựng một đường ống ngầm không nằm trong sơ đồ hệ thống xử lý nước
thải. Đường ống này nối với hố ga thu gom nước thải công nghiệp ban
4
Webside: www.moitruong.com.vn/ doanh_nghiep_gay_o_nhiem_moi_truong/, cập nhật
25/4/2009
5
Webside: www.moitruong.com.vn/ o_nhiem_do_cac_nha_may/, cập nhật 8/5/2009
19
đầu với đường ống thoát nước thải đã qua xử lý và chảy trực tiếp ra môi
trường
6
.
Tình trạng nhập khẩu phế liệu, rác thải, thân vỏ tàu cũ từ nước
ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp diễn ngày một phức tạp. Nhiều tổ chức, cá
nhân được cấp phép hành nghề, thu gom vận chuyển, xử lý chất thải
nhưng lại vi phạm qui định về quản lý chất thải. Nhưng ký hợp đồng với
các doanh nghiệp khác không có chắc năng xử lý chất thải; sử dụng
phương tiện vận chuyển không chuyên dụng; không xử lý, phân loại chất
thải sau khi thu gom mà cho chôn lấp tất cả nhằm giảm chi phí.
Ví dụ: Hành vi của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sông Xanh chôn
lấp hơn 4600 m3 chất thải và cát nhiễm dầu. Tình trạng đổ trộm phế thải,
phế liệu xây dựng xảy ra khá phổ biến tại các đô thị, gây bức xúc trong
nhân dân. Các đối tượng thường lợi dụng buổi đêm, không có lực lượng
tuần tra để đổ phế thải ở đoạn đường vắng, đổ chất thải vào hệ thống
thoát nước công cộng nhằm giảm chi phí xử lý
7
.
- Hoạt động quản lý, xử lý chất thải y tế: trong thời gian gần đây
hoạt động quản lý xử lý chất thải y tế tuy có những chuyển biến tích
cực, giảm đáng kể các vụ vi phạm nghiêm trọng nhưng vẫn xảy ra tình
trạng tư nhân thu mua chất thải y tế nguy hại quy mô nhỏ do nhân viên
bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh tuồn ra ngoài thu lợi bất chính. Ví dụ:
hành vi của Nguyễn Thị Hôm và Lê Xuân Hiền, nhân viên bệnh viện Lao
và bệnh phổi TW để thu gom, mua bán chất thải y tế nguy hại với số
lượng đặc biệt lớn
8
.
6
www.tin247.com/nha_may_bia_ha_noi_pham_nghiem_trong_luat_moi_truong-cập nhật ngày
23/9/2009
7
www.thiennhien.net/news/135/ARTICLE/5790/2008-06-05.html, cập nhật 5/6/2009
8
www.moitruong.com.vn/ tf-8&aq=t&rls=org.mozilla:en-US:official, cập nhật 13/7/2009
20
- Hoạt động khai thác chế biến nông lâm sản: Hoạt động khai thác
chế biến trái phép nông lâm sản diễn ra ngày càng phổ biến. Vì lợi nhuận
trước mắt, một số đối tượng ở địa phương sẵn sàng bất chấp pháp luật,
bất chấp những tổn hại về môi trường sinh thái, chặt phá rừng và khai
thác, buôn bán gỗ bừa bãi. Để xảy ra tình trạng trên một phần cũng do sự
quản lý của cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, bên cạnh đó có nguyên nhân
nữa là do các biện pháp xử lý đối với các hành vi trên hầu nhưn không
phát huy được hiệu quả, đặc biệt việc xử lý hình sự đối với các tội danh
trên gặp rất nhiều khó khăn.
Ví dụ: hành vi chặt phá rừng nghiêm trọng tại vườn Quốc gia
Yok vào tháng 8/2009. Bên cạnh đó hoạt động khai thác khoáng sản trái
phép, bừa bãi gây huỷ hoại tài nguyên, ô nhiễm đất, nguồn nước, phá huỷ
cảnh quan môi trường diễn ra phổ biến và phức tạp ở nhiều địa phương,
Hay như tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu than trái
phép tại Quảng Ninh, khai thác Titan tại ven biển Miền Trung (Ninh
Thuận, Bình Định, Quảng Nam. Bên cạnh đó việc khai thác tài nguyên
khoáng sản (vàng, crrom, volfram ), vật liệu xây dựng (cát, đất, đá) qui
mô nhỏ lẻ xảy ra ở hầu hết các địa phương mà chưa được kiểm soát
9
.
- Vi phạm pháp luật về bảo vệ động, thực vật hoang dã:
Những vi phạm pháp luật về bảo vệ động, thực vật hoang dã ngày
càng gia tăng, cụ thể như những hành vi nuôi nhốt động vật hoang dã có
hoặc không có giấy phép diễn ra tràn lan, khó kiểm soát. Trong nước,
việc mua bán, vận chuyển động vật hoang dã qua nhiều địa phương, số
lượng lớn từ vài chục đến vài nghìn kg diễn ra khá phổ biến và mức độ
nghiêm trọng ngày càng tăng. Ví dụ: Ngày 10/3/2010, lực lượng Bộ đội
Biên phòng tỉnh Quảng Trị bắt quả tang một vụ vận chuyển sản phẩm
9
www.laodong.com.vn/Home/ hanh vi vi pham phap luat moi truong/, cập nhật ngày 6/8/2009
21
động vật hoang dã quý hiếm lớn nhất từ trước đến nay, gồm: 1 cá thể hổ
với trọng lượng 95kg; 1 cá thể báo đen 27kg và một số xương động vật
như: Sừng bò rừng, xương trâu, dê đã phơi khô có tổng trọng lượng
khoảng 2.000kg
10
.
Việc chưa có thực tiễn áp dụng 8 tội danh trong Chương này của
BLHS 1999 xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân
cơ bản đó là các quy định của các điều luật liên quan tới hành vi vi phạm
pháp luật về môi trường khó hoặc không thể áp dụng. Theo ThS. Nguyễn
Mạnh Hiền (Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) thì: “8 tội danh đến nay
chưa truy tố được vụ nào mà rơi vào trường hợp đã bị xử phạt hành chính
về hành vi này mà còn vi phạm"
11
.
Như vậy mặc dù BLHS 1999 đã có nhiều quy định hoàn thiện hơn
những quy định của BLHS 1985 nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường nhưng
trên thực tế sau khi BLHS 1999 có hiệu lực, hiệu quả của hoạt động truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về môi trường vẫn còn rất
thấp. Những quy định của BLHS 1999 về tội phạm môi trường rất khó
khăn để thực hiện hoặc hầu như không thể thực hiện được trên thực tế.
Các tội danh khác, đặc biệt là với các tội gây ô nhiễm môi trường có rất
nhiều vụ việc nghiêm trọng, bức xúc mà báo giới đã phanh phui, cơ quan
chức năng đã vào cuộc, kết luận là có sai phạm nhưng không thể xử lý
hình sự đối với các tội phạm về môi trường đối với những hành vi này.
Điển hình như vụ công ty Vê-đan xả nước thải chưa qua xử lý gây ô
nhiễm nghiêm trọng sông Thị Vải, nhà máy tàu biển Huyndai-Vinashin
mỗi năm thải ra hơn 100 ngàn tấn chất thải Nix ( xỉ đồng ), làm hơn 2000
10
Xem: Thanh Bình, Quảng Trị bắt vụ vận chuyển động vật hoang dã lớn nhất từ trước đến nay, Báo
công an nhân nhân, số ra ngày 11/3/2010, tr 5
11
www.laodong.com.vn/Home/ hanh vi vi pham phap luat moi truong/, cập nhật ngày 6/8/2009
22
dân cư tại xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa phải sống
trong môi trường cực kỳ độc hại đối với sức khỏe…
12
Thực tế trên cho thấy, những hành vi vi phạm pháp luật môi trường
không chỉ diễn ra ngày một phổ biến và ngày càng nghiêm trọng mà mức
độ tái phạm của các hành vi phạm cũng ngày càng cao, đặc biệt với các
hành vi gây ô nhiễm môi trường. Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân
khác nhau như do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra ngày
càng mạnh mẽ; hay do chưa có phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại để
xác định hậu quả của hành vi vi phạm; ý thức của tuân thủ pháp luật môi
trường của người dân còn kém; các quy định của pháp luật về các biện
pháp bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng và
chống tội phạm về môi trường.
Nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực tế trên
đó là các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường chưa
thực sự mang tính thực tiễn, khó áp dụng trên thực tế; dẫn đến việc xử lý
hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gặp nhiều
khó khăn. Thực tiễn đó đặt ra một yêu cầu cấp bách đó là phải sửa đổi
những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường nhằm tạo cơ
sở pháp lý thuận lợi cho việc xử lý hình sự đối với các tội này, góp phần tích
cực vào công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm trên thực tế.
Chương 2
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI
TRƯỜNG TRONG BLHS 1999 VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
12
cập nhật
24/10/2007
23
2.1. Những vướng mắc bất cập trong thực tiễn áp dụng
những quy định của Bộ luật hình sự 1999 (trước khi sửa đổi,
bổ sung)
Tình hình tội phạm về môi trường diễn ra ngày một phức tạp
và nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau; trong đó có một số
nguyên nhân cơ bản như: ô nhiễm môi trường là hệ quả tất yếu của quá
trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa không đi đôi với việc bảo vệ môi
trường, trang thiết bị khoa học kỹ thuật nhằm xác định thiệt hại do các
hành vi vi phạm còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, ý thức
tuân thủ pháp luật về môi trường của người dân chưa cao.
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình
hình vi phạm pháp luật về môi trường diễn ra ngày một phổ biến đó là do
những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội phạm về môi
trường còn thiếu tính khả thi và còn khó triển khai trên thực tế; dẫn đến
việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm môi trường gặp rất
nhiều khó khăn. Dưới đây là một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn
áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự 1999 trước khi sửa đổi, bổ
sung:
- Tại Chương XVII của Bộ luật hình sự 1999 có quy định 10 Điều
về tội phạm môi trường, thì cấu thành cơ bản của 8 điều có quy định tình
tiết “đã bị xử phạt hành chính” là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội
phạm. Bao gồm các Điều 182, Điều 183, Điều 184, Điều 185, Điều 187,
Điều 188, Điều 189, Điều 191. Trong khi đó, việc xử phạt vi phạm hành
chính chỉ có thời hiệu là một năm (Khoản 1, Điều 11- Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2008). Vậy sau một
năm sau, kể từ khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính nếu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền mới phát hiện hành vi vi phạm hoặc chủ thể đó có
24
hành vi phạm thì hành vi đó sẽ coi như vi phạm lần đầu và do vậy không
thể xử lý hình sự được.
Trên thực tế việc quy định như trên dẫn đến việc xử lý hình sự với
các tội phạm về môi trường đặc biệt đối với các tội phạm thuộc nhóm các
tội gây ô nhiễm môi trường gặp rất nhiều khó khăn.
- Dấu hiệu gây hậu quả “nghiêm trọng”, “ rất nghiêm trọng ” và
“ đặc biệt nghiêm trọng ” có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh
và xác định khung hình phạt của hầu hết các tội phạm môi trường. Tuy
nhiên trên thực tế, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể
về các mức độ thế nào là “hậu quả nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng”
hay “đặc biệt nghiêm trọng”. Do vậy dẫn đến việc áp dụng trên thực tế
những quy định này gặp nhiều khó khăn và không có sự áp dụng thống
nhất.
Ngoài ra việc xác định hậu quả của hành vi gây ô nhiễm môi
trường, cũng như các mức độ gây thiệt hại đến môi trường thường là rất
khó khăn do trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị nước ta còn chưa
cao. Bên cạnh đó những hậu quả do hành vi gây ô nhiễm môi trường có
nhiều trường hợp không thể xác định được ngay mà phải sau một thời gian
dài mới có thể xác định được hậu quả. Và cũng chưa có tiêu chí rõ ràng về
mức độ thiệt hại do vậy gây cản trở cho quá trình xử lý hình sự đối với các
tội danh này.
Ví dụ: Công ty Vedan và nhiều doanh nghiệp khác xả thải làm ô
nhiễm sông Thị Vải. Những chất thải đó ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ
cộng đồng cũng như sinh hoạt của người dân như thế nào thì phải sau một
thời gian dài mới xác định được. Ngoài ra việc xác định hàm lượng chất
thải vượt quá giới hạn cho phép hay mức độ thiệt hại do hành vi xả thải
của từng doanh nghiệp gây ra gặp rất nhiều khó khăn.
25