Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Chương trình THẮP SÁNG ƯỚC MƠ TUỔI TRẺ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.35 KB, 24 trang )

Chương trình “THẮP SÁNG ƯỚC MƠ TUỔI TRẺ VIỆT NAM”
BGH nhà trường - BCH Đoàn trường và Đoàn Sinh Viên Đội THTP Hồ Chí Minh
phối hợp thực hiện.



KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
Chương trình “THẮP SÁNG ƯỚC MƠ TUỔI TRẺ VIỆT NAM”

I – MỤC ĐÍCH:
- Thực hiện công văn số 233/SGD&ĐT của Sở giáo dục và Đào tạo về việc tổ
chức các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2010, thực hiện chương trình
“THẮP SÁNG ƯỚC MƠ TUỔI TRẺ VIỆT NAM”.
- Thiết thực triển khai sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn thể CBGV và học sinh toàn trường.
- Chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
II – Ý NGHĨA CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
- Giao lưu với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó vươn lên trong
học tập, rèn luyện
- Khơi dậy trong học sinh tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống, tạo ra
môi trường giáo dục mang tính thực tiễn cao nhằm định hướng cho các em
trong việc xác định mục tiêu, lý tưởng sống, xây dựng hoài bão, ước mơ cho
mình và cho xã hội. Tạo điều kiện, chia sẽ ước mơ, tiếp sức và đồng hành cùng
học sinh trong học tập, nghề nghiệp và việc làm.
- Trao quà trực tiếp cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học
sinh có nhiều thành tích và đóng góp cho nhà trường.
III – NÔI DUNG:

Có 5 phần:
Phần 1: Chương trình văn nghệ chào mừng Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.


Phần 2: Mit-tinh Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Phần 3: Chương trình giao lưu “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” (Trọng
tâm.)
Phần 4: Tặng quà.
Phần 5: Bế mạc.
IV – KẾ HOẠCH CỤ THỂ:
Thời gian thực hiện: Từ 07.00 đến 10.00 sáng ngày 26-3-2010.
Địa điểm: Sảnh và sân trường.
Thành phần tham dự:
* Đại biểu:
- Đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Đoàn TN xã.
- Các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp trên đại bàn dân
cư.
* Về phía trường:
- Toàn thể Cán bộ giáo viên, giáo sinh thực tập, nhân viên và học sinh
của trường.
* Khách mời tham gia giao lưu:
- Đồng chí Phan Thanh Tuấn - Ủy viên Ban thường vụ huyện đoàn Đức Thọ - Bí
thư Đoàn xã Thái Yên.
- 09 học sinh được mời tham gia giao lưu.
**@**
Chuẩn bị vật chất:
* Âm thanh: Dàn âm thanh của xã, cần có 4 micro.
* Trang trí:
- Maket lớn - Cây cảnh.
- Bàn nhỏ và 5 ghế thấp ngồi giao lưu có trải khăn và hoa để bàn đặt trang trọng
giữa sân khấu ngồi hướng vào nhau và hướng về khán giả.
* Quà tặng:
- 9 phần quà cho 9 học sinh. mỗi phần quà trị giá nghìn đồng.



NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
A - VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG:
Kính mời quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các em học sinh thưởng
thức Chương trình Văn nghệ chào mừng do tập thể giáo viên và học sinh nhà
trường biểu diễn:
1.
2.
3.
4.
5.
B – MIT TINH:.
* Ổn định tổ chức. Đ/c Minh Hòa phụ trách
* Chào cờ: Hát Quốc ca – Đội ca.
* Khai mạc: Đ/c Ánh Tuyết:
DIỄN VĂN KHAI MẠC .

Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý!
Kính thưa toàn thể các thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh thân yêu!
Thực hiện công văn số 233 của Sở giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh về việc tổ chức
các hoạt độngTháng Thanh niên năm 2010 và triển khai chương trình “THẮP
SÁNG ƯỚC MƠ TUỔI TRẺ VIỆT NAM” do Trung ương Đoàn THCS Hồ Chí
Minh tổ chức.
Thiết thực triển khai sâu rộng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong toàn thể CBGV và học sinh
toàn trường.
Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930
– 3/2/2010) và 79 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Tĩnh, hôm nay Ban

giám hiệu nhà trường kết hợp với chi Đoàn và Liên Đội trường THCS Bình
Thịnh tổ chức hoạt động giao lưu văn nghệ “THẮP SÁNG ƯỚC MƠ TUỔI TRẺ
VIỆT NAM” với mục đích và ý nghĩa khơi dậy trong học sinh tinh thần vượt khó
vươn lên trong học tập, tạo ra môi trường giáo dục mang tính thực tiễn cao
nhằm định hướng cho các em trong việc xác định mục tiêu, lý tưởng sống, xây
dựng hoài bão, ước mơ cho mình và cho xã hội. Tạo điều kiện, chia sẽ ước mơ,
tiếp sức và đồng hành cùng thanh niên, học sinh trong học tập, nghề nghiệp và
việc làm trong tương lai.
Đây là một hoạt động có ý nghĩa giáo dục sâu rộng trong toàn trường, đến tất cả
cán bộ giáo viên, học sinh cùng tất cả các bậc phụ huynh cho tương lai con em
chúng ta.
Cùng về dự buổi giao lưu hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu:
* Đại biểu:
- Đại diện lãnh đạo Đảng ủy xã ĐT: Bác
- Đại diện lãnh đạo Đảng ủy xã TY: Bác
- Đại diện Đoàn thanh niên xã TY: Anh
- Đại diện các DN trên đại bàn:

* Về phía trường:
- BGH nhà trường cùng toàn thể Cán bộ giáo viên, giáo sinh thực tập,
nhân viên và học sinh trong trường.
* Khách mời tham gia giao lưu:
- Đồng chí Phan Thanh Tuấn - Ủy viên Ban thường vụ huyện đoàn Đức Thọ - Bí
thư Đoàn xã Thái Yên.
- 9 học sinh là 9 gương mặt tiêu biểu đại diện cho 710 em học sinh trong toàn
trường được mời tham gia giao lưu.
Cuối cùng xin kính chúc tới toàn thể quý vị đại biểu, các thầy cô giáo
cùng tất cả các em học sinh lời chúc sức khỏe, hạnh phúc. Chúc buổi giao lưu
thành công tốt đẹp!
Sau đây xin kính mời thầy giáo Đoàn Xuân Bảo – Bí thư chi Đoàn lên đọc Lịch

sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Xin trân trọng kính mời thầy!

Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý!
Kính thưa toàn thể các thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh thân yêu!

Hôm nay hòa chung trong không khí tuổi trẻ cả nước tưng bừng kỷ niệm 79
năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trường THCS Bình Thịnh long
trọng tổ chức lễ mít tinh mừng ngày lễ trọng đại của tuổi trẻ Việt Nam. Trong thư
“Gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc” nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu
từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Nhận thức đúng đắn và xác định rõ
vai trò to lớn của thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước, Đảng và nhà nước ta
đã luôn chăm lo bồi dưỡng giáo dục đội ngũ Đoàn viên, Thanh niên, lớp lớp
Thiếu niên - Nhi đồng trong cả nước. Một trong những hoạt động nhằm hướng
tuổi trẻ vào lối sống lành mạnh, trong sáng, hành động vì lý tưởng cách mạng
phù hợp trong tình hình của thời đại mới đó là từ năm 2007 Trung ương Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình hành động “Thắp sáng ước mơ
tuổi trẻ Việt Nam”. Chương trình này được kéo dài cho đến hết năm 2012 và
hiện nay đang trong thời kỳ cả nước diễn ra nhiều hoạt động hưởng ứng sôi
động nhất. Đây là một sân chơi nhằm giáo dục lý tưởng sống cho thế hệ trẻ, ở
đó thế hệ trẻ được chia sẻ về tâm tư tình cảm, mơ ước trong học tập, trong
cuộc sống, đối với bản thân, người thân, quê hương, đất nước; bày tỏ mong
muốn được thầy cô, bạn bè, các tổ chức giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện để
biến ước mơ thành sự thật. Chia sẻ về môi trường sinh hoạt, môi trường học
tập, lao động của thanh niên; vấn đề định hướng nghề nghiệp, việc làm; các kỹ
năng học tập, nghiên cứu và lập nghiệp; vấn đề tình bạn, tình yêu, ước mơ,
hoài bão … của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Những ý tưởng, đề xuất
đối với Đảng, Nhà nước, Đoàn, Hội để hỗ trợ thanh niên thực hiện ước mơ,
hoài bão, lý tưởng. Những tấm gương thanh niên điển hình trong học tập, rèn
luyện, lao động sản xuất; những gương tài năng trẻ trên các lĩnh vực; gương

người tốt việc tốt; viết về những tấm gương vượt qua khó khăn để thực hiện
ước mơ của mình.
Hưởng ứng chương trình hành động này, thời gian qua bên cạnh các hoạt động
học tập rèn luyện thường xuyên, trường THCS Bình Thịnh đã tổ chức nhiều
hoạt động thiết thực khác như hoạt động thi Văn nghệ, thi viết về ước mơ của
tuổi trẻ, vv Trong buổi giao lưu hôm nay chúng ta sẽ có điều kiện gặp gỡ các
gương mặt tiêu biểu trong học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức của người
học sinh, gặp gỡ những người đang làm việc và phấn đấu trong lĩnh vực và
công tác Đoàn để cùng tìm hiểu cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng và ước mơ
của họ cho tương lai của bản thân, quê hương, đất nước.
Sau đây chúng ta cùng ôn lại truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
và chặng đường lịch sử vẻ vang của thế hệ trẻ Việt Nam.
LỊCH SỬ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Hoàn cảnh ra đời:
Vào mùa xuân năm 1931 ở thời điểm từ ngày 20 đến 26-3-1931, khi tiến
hành Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai, trong đó
Trung ương dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để
bàn về công tác thanh niên đã đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt
như các cấp Đảng từ Trung ương đến địa phương phải cử ngay các cấp
ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển và lớn
mạnh của phong trào thanh niên cũng như sự phát triển và lớn mạnh của
Đoàn, trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức
Đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã
hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm
1931 số lượng đoàn viên trong cả nước lên đến khoảng hơn 2500 đồng
chí, chứng tỏ tác động tích cực của những quyết định quan trọng của Hội
nghị Trung ương lần thứ hai (tháng 3 - 1931). Từ đó có biết bao đoàn viên
và thanh niên đã chiến đấu, hy sinh cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa của
Đoàn.
Qua những đóng góp to lớn của đoàn viên, thanh niên và sự nghiệp lớn

mạnh của Đoàn trong cao trào đấu tranh cách mạng thời kỳ năm 1930 -
1931, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương được Ban Chấp hành Quốc
tế thanh niên cộng sản công nhận là một bộ phận của Quốc tế thanh niên
cộng sản.
Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đáp ứng kịp thời
đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Đây là sự
vận động khách quan phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng
nước ta đồng thời phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ
Chí Minh vô cùng kính yêu, Người đã sáng lập và rèn luyện Đoàn từ
những ngày đầu trứng nước.
Được Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép theo đề nghị của
Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ ba họp từ ngày 22 đến 25-3-1961 đã quyết định lấy
ngày 26-3-1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương
Đảng lần thứ hai đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề rất quan
trọng đối với công tác vận động thanh niên) làm ngày thành lập Đoàn
hàng năm.
Ngày 26-3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam.
Tên gọi qua các thời kỳ:
Trải qua 79 năm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có 7 lần đổi tên như sau:
• 1 - Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương (26/3/1931-1936)
• 2 - Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương (1936-1939)
• 3 - Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương (9/1939-1941)
• 4 - Đoàn Thanh niên Cứu Quốc Việt Nam (5/1941-1955)
• 5 - Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (10/1955-1970)
• 6 - Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (2/1970-1976)
• 7 - Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (12/1976 đến nay)
Các kỳ đại hội toàn quốc
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ khi thành lập đến nay đã trải qua 9 kỳ đại hội và 10
đồng chí giữ chức Bí thư.


Đại hội
lần thứ
Thời gian Địa điểm Số đại biểu Bí thư thứ nhất được bầu (10 bí thư)
I
7/2 - 14/2,19
50
Xã Cao Vân, huyện Đại
Từ, Thái Nguyên
400 Nguyễn Lam
II
25/10 -
4/11,1956
Hà Nội 479 Nguyễn Lam
III
23/3 -
25/3,1961
Hà Nội 677
Nguyễn Lam. Sau khi Nguyễn Lam chuyển công tác (1962), Vũ Quang được
bầu. Sau khi Vũ Quang chuyển công tác (1978), Đặng Quốc Bảo được bầu
IV
20/11 -
22/11,1980
Hà Nội 623
Đặng Quốc Bảo. Sau khi Đặng Quốc Bảo chuyển công tác (1982), Vũ Mão
được bầu.
V
27/11 -
30/11,1987
Hà Nội 750 Hà Quang Dự

VI
15/10 -
18/10,1992
Hà Nội 797
Hồ Đức Việt. Sau khi Hồ Đức Việt chuyển công tác (1996), Vũ Trọng Kim
được bầu
VII
26/11 -
29/11,1997
Hà Nội 899 Vũ Trọng Kim
VIII
8/12 -
11/12,2002
Hà Nội 898
Hoàng Bình Quân. Sau khi Hoàng Bình Quân chuyển công tác, Đào Ngọc
Dung được bầu. Sau khi Đào Ngọc Dung chuyển công tác, Võ Văn
Thưởng được bầu.
IX
17/12 -
21/12,2007
Hà Nội
Triệu tập 1034, có mặt
1033
Võ Văn Thưởng
Trên đây là vài nét sơ lược về lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Cuối cùng
xin kính chúc quý vị đại biểu, các vị khách quý, toàn thể các thầy cô giáo cùng
tất cả các em học sinh dồi dào sức khỏe và hạnh phúc!
Chúc buổi giao lưu thành công tốt đẹp!
Xin cảm ơn!
Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng các em học sinh!

Để tổ chức một hoạt động thiết thực và có ý nghĩa hôm nay, Ban chấp hành chi
Đoàn trường đã tổ chức một cuộc thi viết về chủ để Thắp sáng ước mơ tuổi
trẻ Việt Nam, qua cuộc thi này Ban tổ chức đã lựa chọn được một số bài viết
hay nhất để công bố, đồng thời lựa chọn được 9 gương mặt tiêu biểu trong số
710 học sinh đã có nhiều cố gắng vượt khó vươn lên đạt được nhiều kết quả
trong học tập và có nhiều đóng góp cho các phong trào rèn luyện của bản thân
và nhà trường trong thời gian qua. Để hiểu rõ hơn về những gương học sinh
này chúng ta sẽ cùng gặp gỡ giao lưu với họ để thấy được họ đã cố gắng vượt
lên chính mình như thế nào. Sau đây xin mời cô giáo Nguyễn Thị Hồng Diệp lên
điều hành buổi giao lưu hôm nay.
C - CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU: Đ/c Diệp phục trách.

2. Lượt giao lưu thứ 1: (Giao lưu với học sinh có thành tích cao trong học tập,
tìm hiểu về cuộc sống, sinh hoạt, kinh nghiệm, kế hoạch học tập của bản thân
như phân chia thời gian học ở trường, học ở nhà và học thêm thế nào cho dễ
tiếp thu bài. Suy nghĩ về việc học hành và định hướng cho tương lai).
* Giới thiệu phóng sự về 03 học sinh tiêu biểu trong học tập. (Những đóng góp
của các học sinh giỏi cho nhà trường - Nếu có)
Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng các em học sinh thân
mến!
Trong nhiều năm qua trên địa bàn hai xã Thái Yên và Đức Thịnh phong trào học
tập phát triển mạnh mẽ, đã có nhiều em học sinh của trường THCS Bình Thịnh
được tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và đã đạt được
những kết quả đáng mừng, đóng góp cho hoạt động giáo dục của ngành giáo
dục xã huyện nhà những thành tích đáng kể. Phần nhiều học sinh ngày đêm
miệt mài học tập rèn dũa trau dồi kiến thức, học tập và đạt kết quả rất tốt. Trong
số đó tiêu biểu có:
- Em Lê Thị Phương Học sinh lớp 9E. (Học sinh giỏi tỉnh môn Văn)
- Em Trần Thị Huyền Học sinh lớp 8E. (Học sinh giỏi huyện nhiều
năm)

- Nguyễn Đào Anh Khoa Học sinh lớp 7D. (Giải Toán ViOlympic)
- Vũ Thiện Dân Học sinh lớp 6E. (Học sinh giỏi )
Sau đây xin mời các em học sinh vừa nêu tên ở trên lên tham gia giao lưu.
MC: Xin chào các em! Cám ơn các em đã tham gia giao lưu! Mời các em
tự giới thiệu về mình để mọi người được biết rõ hơn về bản thân các em!
HS: (Từng em tự giới thiệu tên, học sinh lớp, nhà ở thôn xóm nào?)
MC: (Hỏi Phương) Được biết vừa qua em đã đạt được danh hiệu học sinh
giỏi tỉnh môn Văn trong kỳ thi vừa qua.
- Để đạt được thành tích đó em đã học tập môn Văn như thế nào?
Phương: Thưa cô! Muốn học giỏi Văn thì trước hết phải có lòng đam mê đối với
Văn học, đến trường tập trung nghe cô giáo giảng bài, về nhà học thêm, đọc
thêm nhiều sách báo, xem các chương trình và Câu lạc bộ như Em yêu Văn học
phát trên tivi, đài báo vv Có vấn đề gì khó khăn thì gặp cô giáo nhờ giải thích.
MC: - Hằng ngày ngoài thời gian học tập ra em còn tham gia công việc
gì giúp đỡ bố mẹ không?
Phương: Giúp mẹ làm việc vặt trong nhà như quét dọn nhà cửa, lau bàn ghế,
giặt quần áo
MC nói thêm về Phương: Mặc dù với vóc dáng nhỏ bé nhưng Phương đã thực
sự làm nên những thành tích hết sức nổi bật. Đó là giải …………………… môn
Văn trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh dành cho học sinh khối 9 năm học 2009-2010,
Phương là một trong số …………. người trong toàn huyện giành được giải kỳ thi
này. Phương đã đem ving quang về cho không chỉ bản thân em mà còn cho các
thầy cô giáo và nhà trường Bình Thịnh chúng ta.
MC: (Hỏi Huyền) Huyền là một học sinh giỏi đều nhiều môn, từng đậu 2 môn
Toán và Anh Văn năm em học lớp 7, trong đó môn Anh Văn em đạt thủ khoa
của trường với số điểm là 17 – một điểm số cao. Đến nay em vẫn duy trì được
kết quả học tập tốt và đều ở tất cả các môn, và là người luôn nằm trong tốp có
kết quả cao nhất trong các kỳ thi HSG trường, thi khảo sát HK và cuối năm
trong khối em học.
- Em đã phân chia thời gian học tập như thế nào để có thể học tốt một lúc

nhiều môn như vậy?
Huyền: Thưa cô! Theo em môn học nào cũng quan trọng, mỗi môn học đều có
cái hay của nó, tuy nhiên những môn khó học thì em đầu tư nhiều thời gian hơn.
Em xác định là môn học nào em cũng phải học tốt, không có tư tưởng học lệch
học tủ thì như thế mới có kết quả xếp loại cuối năm tốt được.
MC: - Em có bí quyết hay kinh nghiệm học tập nào cùng chia sẻ với các
bạn không?
Huyền: Khi có vấn đề gì khó thì em ghi lại và tìm mọi cách giải quyết bằng
được như hỏi bạn, hỏi thầy cô giáo
MC: - Việc học tập của em hằng ngày em có gặp khó khăn trở ngại gì
không?
Huyền: (Kể một vài lần gặp trở ngại)
MC nói thêm về Huyền: Huyền là con một gia đình có bố mẹ là nông dân thuần
túy, mặc dù vậy nhưng những thành tích mà em đạt được trong học tập thì
khiến nhiều người phải nể phục
MC: (Hỏi Khoa) - Ở khối 7 Khoa là người luôn có kết quả học tập nằm trong
tốp cao nhất. Ngoài ra Khoa còn là người thường xuyên nằm trong tốp dẫn đầu
toàn trường về kết quả thi Giải Toán qua mạng.
- Vậy ngoài thời gian vào mạng để giải Toán, Khoa còn làm gì ở đó nữa
hay không?
(- Khoa có để mẹ phải nhắc nhở việc học tập khi ở nhà không? Thời gian Khoa
học ở nhà có nhiều không?)
Khoa: -Thời gian em chỉ để giải Toán là chính, thỉnh thoảng em tìm thông tin
khác phục vụ việc học tập. Em không chơi game vì sợ nghiện sẽ tốn tiền và mất
thời gian.
(- Ở nhà Khoa luôn tự giác ngồi vào bàn học mà không để mẹ phải nhắc nhở.
Khoa giành tiếng 1 ngày để học ở nhà. Ngày Chủ nhật cũng học)
MC nói thêm về Khoa: Bố Khoa là bộ đội công tác xa nhà ít có điều kiện chăm
sóc bảo ban con cái nhưng Khoa luôn là người con ngoan ngoãn và lễ phép, em
rất có ý thức trong việc học tập…

MC: (Hỏi Dân) Dân là một học sinh giỏi toàn diện của khối 6, đồng thời là một
lớp trưởng có uy tín.
- Để làm một lúc được tốt cả hai việc này với em có khó không?
Dân: - Không khó lắm, chỉ cần em có phương pháp và gương mẫu là các bạn
chấp hành thôi…
MC nói thêm về Dân: Cũng với vóc dáng nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn và đặc
biệt Dân là một cậu học trò có tiếng nói rất có trọng lượng trong lớp 6E, một lớp
có nhiều em học giỏi…
MC: (Câu hỏi chung) Nhiều bạn cho rằng phải có tốt chất thông minh trời phú
mới có thể đạt kết quả tốt trong học tập.
- Vậy nếu theo em, nếu có được tố chất thông minh nhưng bản thân người
đó không chịu khó rèn luyện thì có thể đạt được kết quả như mong nuốn
hay không?
HS: Không. Người ta nói: Cần cù bù thông minh, hoặc là Có công mài sắt
có ngày nên kim. Phải chăm học mới đạt được kết quả đó.

MC: (Câu hỏi chung) Hiện nay có rất nhiều bạn bỏ học đi chơi game.
- Các em đã từng chơi game chưa? Em có suy nghĩ gì về loại hình trò chơi
giải trí này?
HS: Đó là loại trò chơi vô bổ, tiêu tốn thời gian của bản thân, tiền bạc của
cha mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của bản thân và còn nhiều
nguy cơ tiềm tàng như trộm cắp, bạo lực, nghiện ngập
MC: (Câu hỏi chung) - Với em Internet có ý nghĩa như thế nào? Em sẽ sử
dụng Internet như thế nào trong việc học tập của bản thân?

HS: - Tìm kiếm thông tin tư liệu, giải toán qua mạng
MC: - Em có bí quyết gì trong học tập để có được kết quả tốt mà em có
thể chia sẻ với các bạn không?
HS: Bí quyết
MC: - Em có ước mơ gì cho tương lai của mình?

- Mục đính hướng tới trong thời gian gần nhất là gì?
- Hiện tại em có gặp khó khăn gì trong học tập và rèn luyện không?
- Em có đề xuất gì với nhà trường và gia đình không?
HS: (Nói lên ước mơ trong tương lai, mục đích gần nhất Phấn đấu trở
thành người sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội )
MC: Đánh giá về quá trình học tập và phấn đấu của các em.

Cám ơn các em đã tham gia giao lưu! Chúc các em thật nhiều sức khỏe và gặt
hái nhiều thành công hơn nữa trong học tập!
(Tiết mục văn nghệ: )
2. Lượt giao lưu thứ 2: (Giao lưu với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
vươn lên trong học tập. Đánh giá, ghi nhận, khẳng định về sự nổ lực của các
em. Động viên tự tin, phấn đấu tốt hơn trong học tập và trong cuộc sống Tìm
hiểu tâm tư nguyện vọng của các em).
* Giới thiệu bài ghi chép về những ước mơ của học sinh trong toàn trường.
GHI CHÉP: NHỮNG TẤM GƯƠNG VƯỢT KHÓ
Thầy giáo Đoàn Xuân Bảo
Để hiểu thêm cuộc sống của những em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, cứ sau mỗi buổi dạy chúng tôi tranh thủ thời gian buổi trưa và buổi tối đến
thăm gia đình một số em học sinh có hoàn cảnh đặc biết khó khăn.
***
Địa chỉ đầu tiên chúng tôi tìm đến là gia đình em Nguyễn Thị Sen – học sinh lớp
8E. Chúng tôi chủ động đến nhà em trước khi em đạp xe về. Sau một hồi hỏi địa
chỉ, cuối cùng chúng tôi cũng tìm đến được nhà em. Căn nhà nhỏ chỉ rộng bằng
1 gian, cũ kỹ nằm trong con hẻm của thôn 10 xã Thái Yên, nơi đó có 3 con
người hằng ngày vẫn sinh sống. Một cụ ông 92 tuổi ngồi trước sân, mắt ông đã
hơi chậm và miệng ông nói cũng hơi khó khăn. Cụ chỉ ngồi đấy trông nhà. Còn
cụ bà cụ 85 tuổi đang lom khom dưới bếp chuẩn bị bữa ăn trưa cho cả nhà. Nói
là cả nhà thôi chứ chỉ có 3 ông bà cụ già và một đứa cháu gái. Thấy chúng tôi
đến cụ bà vội bước ra chào chúng tôi và ngồi tâm sự. Cụ kể về cụ ông, một

người tuổi trẻ có nhiều đóng góp cho xã hội nhưng cuối cùng không được một
chế độ gì. Cụ nói: “Mỗi lần nhắc lại chuyện thời trẻ là ông đều khóc”. Vì tuổi trẻ
ông cống hiến nhiều mà chẳng được hưởng một chút lợi lộc nào của xã hội.
Nhìn bà cụ muốn chia sẻ những nỗi niềm mà chắc bấy lâu cụ không biết chia sẻ
cùng ai. Nay có người đến cụ muốn nói hết ra tất cả cho nhẹ lòng. Nhìn gương
mặt cụ hằn những nếp nhăn mà tôi nghẹn ngào, nước mắt toan chực trào khi
nghe cụ kể: Năm ngoái hai bà cháu bảo nhau đi quét lúa sạn về nuôi gà. Khi
nuôi được một chuồng gà kha khá, tính để dành gần đến tết bán lấy tiền tiêu thì
không may chỉ vài hôm trước đó kẻ trộm đã không thương gia đình ông bà cháu
nghèo khó vất vả mà vào bắt gần hết chuồng gà chỉ trừ lại có mỗi 2 con. Thế là
cái tết ấy hết vui vì không có tiền chi tiêu. Cháu Sen cũng hết mong được một
món quà mới dù là nho nhỏ.
Tôi hỏi cụ còn làm ruộng không? Cụ trả lời một cách nhanh nhẹn, coi việc đó
như là nghĩa vụ vẫn phải làm: “Có chứ! Phải làm để lấy hạt lúa mà ăn”. Còn
chăn nuôi heo bò thì cụ không làm được nữa vì một phần không có vốn, phần
khác sợ khi ra vườn mà bị ngã thì nguy. Một bà cụ ngần ấy tuổi khi trả lời câu
hỏi của tôi vẫn với thái độ như là trách nhiệm tất yếu, mà lẽ ra ở cái tuổi này cụ
chỉ có ngồi chơi với cháu con. Nghĩ vậy làm tôi nghe nhói ở trong lòng. Cả hai
cụ ông và cụ bà không có được một chế độ gì, không lương, không bổng lộc.
Ngày ngày cả gia đình chỉ dựa vào cụ bà là chính. Em Sen thì bận học tập, chỉ
có thể giúp bà một ít công việc hàng ngày và trong những ngày mùa màng. Căn
nhà đơn sơ chỉ với hai chiếc giường cũ, một chiếc tivi bị hỏng với một chiếc nồi
cơm điện là những tài sản mà gia đình em Sen có được. Cụ bà tâm sự thêm:
Cụ chỉ mong nhìn thấy cháu Sen của cụ được vào học cấp 3… Nói đến đây tôi
vội cắt ngang lời cụ vì tôi biết cụ sắp nói ra điều gì, và quả thật tôi không muốn
nghe tiếp điều cụ muốn nói, dù đó là những suy nghĩ trở thành thường nhật của
những người già như hai cụ.
Sen đã sống như vậy với ông bà ngoại từ khi còn rất nhỏ chỉ mới học lớp 3.
Vượt qua những khó khăn thiếu thốn về vật chất và đặc biệt là về mặt tình cảm
trong cuộc sống hằng ngày, Sen luôn là một đứa cháu ngoan và lễ phép với ông

bà, sống chan hòa với bạn bè, em vẫn đến trường chuyên cần, cố gắng học tập
để đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Năm học 2009-2010 Sen được lọt
vào lớp 8E, đó là kết quả của một quá trình nổ lực phấn đấu đầy gian khổ. Khi
hỏi về ước mơ của em trong tương lai, em chỉ khiêm tốn bày tỏ:

***
Em Mạnh ở thôn … xã Đức Thanh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mồ côi cả
cha lẫn mẹ từ nhỏ, hiện giờ Mạnh chỉ có một người anh trai đang là học sinh lớp
11 trường PTTH Trần Phú cũng là học sinh khá, cả hai sống trong một căn nhà
nhỏ. Lúc chúng tôi đến người anh vừa đi học về đang nấu cơm trưa. Bữa cơm
trưa hình như chỉ có rau canh Lòng tôi trĩu lại. Đúng như lời của một đồng
nghiệp hàng xóm nhà em tâm sự: Chiếc nồi cơm điện là tài sản duy nhất có
trong nhà em. Mỗi lần khi hai anh em muốn đi xem tivi phải qua nhà hàng xóm
và mang theo chiếc nồi cơm điện ấy vì sợ bị mất cắp. Tôi rất vui khi chứng kiến
mặc dù sống trong hoàn cảnh như vậy nhưng nhà của em Mạnh vẫn gọn gàng
sạch sẽ, vài thứ đồ đạc đơn sơ được xếp đặt ngăn nắp, vẫn có một góc bàn học
tập cho cả hai anh em. Hằng ngày hai anh em rất thương yêu đùm bọc lẫn
nhau. Tôi hiểu phần nào sự vất vả thiếu thốn về mặt vật chất mà hai anh em
nhà Mạnh phải trải qua, nhưng sự thiếu thốn tình cảm thì làm sao mà tôi đong
hết được. Một lần nữa tôi lại phải cố nén nước mắt vào trong. Khi hỏi về ươc
mơ của mình, Mạnh chia sẻ: Em chỉ biết cố gắng học tập cho tốt, lấy việc học
tập và đến trường làm niềm vui cho mình.

Địa chỉ thứ ba chúng tôi tìm đến là gia đình em Minh Trang – học sinh lớp 6E.
Cũng không còn được sống với cha mẹ của mình nhưng so với Mạnh và Sen
thì Trang có phần may mắn hơn. Hiện em đang sống cùng với gia đình bà cô
ruột, gia đình rất quan tâm và dành cho Trang những điều kiên tốt nhất có thể.
Nếu ở hai em Mạnh và Sen luôn phảng phất nét buồn trong những nụ cười thì
Trang có vẻ hồn nhiên ngây thơ hơn – cõ lẽ vì em nhỏ hơn.
Thầy trò đã tâm sự một hồi lâu, Trang không ngần ngại chia sẻ hết tất cả những

câu chuyện trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày khi được tôi hỏi. Ước mơ
của Trang cũng thật giản dị: Học thật tốt để sau này tự đứng vững trong cuộc
sống và trả ơn những người đã cưu mang em, cho em cuộc sống hôm nay.

***
Có đi đến chứng kiến hoàn cảnh sống của các em mới thấy được sự nổ lực
phấn đấu vượt lên chính mình để sống tốt, trong các em đang cháy lên một
niềm khát khao được học tập và tự vươn lên trong cuộc sống. Cả 3 em thực sự
xứng đáng là những tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên trong học tập và
trong cuộc sống để bạn bè noi theo.
Sau đây mời đại diện cho những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn lên tham
gia cuộc giao lưu:
- Em Trần Văn Mạnh Học sinh lớp 8C (Mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống với
anh trai đang học lớp 11)
- Em Nguyễn Thị Sen Học sinh lớp 8E (Mồ côi cha, mẹ bỏ đi, sống với
ông bà ngoại)
- Em Nguyễn Minh Trang Học sinh lớp 6E (Cha bỏ đi không về, mẹ bỏ đi,
sống với cô ruột)
MC: Chào các em! Cám ơn các em đã tham gia giao lưu! Mời các em tự giới
thiệu về mình để mọi người được biết rõ hơn về bản thân các em!
HS: (Từng em tự giới thiệu tên, học sinh lớp, nhà ở thôn xóm nào?)
MC: (Hỏi Mạnh) Cô đã được biết về hoàn cảnh của em, và biết thêm mặc dù
phải sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như vậy nhưng em là một học sinh
rất có ý thức trong học tập và chịu khó rèn luyện, như đi học chuyên cần, lễ
phép, và có kết quả học tập khá. Đó thực sự là một sự nổ lực rất lớn của bản
thân em, đáng được mọi người ghi nhận và đánh giá cao về sự cống gắng này.
- Vậy em đã suy nghĩ và làm thế nào để khắc phục những khó khăn trong
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để làm được điều đó?
Mạnh: Nhà em có 2 anh em đang còn đi học. Hai anh em tự bảo ban nhau làm
việc nhà, ai về trước thì nấu cơm. Em nghĩ chỉ có học tập tốt mới hy vọng sau

này vươn lên trong cuộc sống được. Cả hai anh em lấy việc học tập và đến
trường làm niềm vui trong cuộc sống của mình.
MC: (Hỏi Sen) Là con gái thì thường hay mềm yếu hơn con trai.
- Vậy em thường làm gì hàng ngày để tự tạo niềm vui cho mình?
Sen: Em lấy học tập làm niềm vui, em nghĩ về những câu chuyện vui ở
trường khi chơi đùa với bạn bè. Ở nhà em vâng lời ông bà, giúp đỡ ông bà thêm
những công việc vặt trong nhà…
MC: (Hỏi Trang) Được biết Trang học giỏi đều nhiều môn.
- Vậy thời gian học tập của em mỗi ngày có nhiều không? Em tìm kiếm
thông tin và học tập bằng những cách nào?
Trang: Em may mắn được sống với gia đình nhà cô ruột nên có nhiều thời gian
để học tập hơn. Ngoài thời gian học buổi sáng em còn học thêm buổi chiều ở
trường, hỏi thầy cô, học qua sách báo và mạng Internet
MC: (Câu hỏi chung) - Hiện tại các em mong muốn điều gì cho mình?
- Trong tương lai các em mơ ước điều gì cho bản thân?
- Hướng quyết tâm của các em như thế nào?
HS: (Nói lên niềm mong ước của bản thân về học tập, cuộc sống, sự quan
tâm động viên về mặt tinh thần của các thầy cô, bạn bè; Hướng khắc phục khó
khăn và cách giải quyết, sự quyết tâm của mình)
MC đánh giá về sự nổ lực của các em:
Cảm ơn các em đã tham gia buổi giao lưu hôm nay! Chúc các em sức
khỏe, cố gắng vượt lên hoàn cảnh và phấn đấu học tập tốt, đạt được nguyện
vọng trong tương lai của mình!
(Tiết mục văn nghệ: )
3. Lượt giao lưu thứ 3: (Giao lưu với các học sinh có đóng góp cho phong trào
bề nổi của trường)
* Giới thiệu về các hoạt động đóng góp cho trường của các em học sinh được
mời.
Bên cạnh việc học tập văn hóa thì rèn luyện thân thể, rèn luyện phẩm chất đạo
đức và trang bị kỹ năng sống là một yêu cầu rất quan trọng đối với học sinh.

Trong phong trào rèn luyện đó trường ta có nhiều em đã và đang nổ lực phấn
đấu hết mình đóng góp cho trường những thành tích đáng kể như các em
Mạnh, Đức, Quân, Cường và một số em khác trong đội bóng đá nhà trường, em
Hải liên đội trưởng, các em trong đội văn nghệ của trường và nhiều em khác
nữa cũng đã có những đóng góp nhất định cho các phong trào, trong các cuộc
thi và các hoạt động bề nổi của trường. Tiêu biểu trong số đó có các em:
- Phan Công Đức Học sinh lớp 9E (Phong trào thể dục thể thao)
- Trần Minh Hải Học sinh lớp 7D (Phong trào Đội)
- Nguyện Thị Diệp Chi Học sinh lớp 8E (Có bài viết được chọn)
Sau đây mời các có tên trên đây lên tham gia giao lưu.

MC: Cám ơn các em đã tham gia buổi giao lưu hôm nay!
(Hỏi Đức) Được biết hằng ngày Đức rất mê đá bóng, và trong những trận đấu
vừa qua trong Hội Khỏe Phù Đổng huyện và khu vực em đã lập công ghi được
nhiều bàn thắng và đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong lòng khán giả,
xứng đáng là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Điều đó thật đáng tự hào. Không
chỉ giỏi đá bóng, Đức còn là một học sinh ngoan ngoãn, lễ phép và học tốt,
được vào lớp chọn.
- Vậy theo em, việc tập luyện và chơi thể thao có ý nghĩa như thế nào đối
với bản thân?
- Việc chơi bóng đá có làm sao nhãng việc học tập của em không?
Đức: - Chơi thể thao không chỉ là giải trí, giúp tâm hồn thư thái, sống lành
mạnh mà quan trọng hơn đó là rèn luyện thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh tránh
được các bệnh tật, giúp việc học tập tốt hơn, tránh được việc tham gia vào các
trò chơi vô bổ, nguy hiểm, tốn kém tiền bạc và thời gian. Ngoài ra chơi thể thao
còn tăng cường sự giao lưu, tăng cường tình đoàn kết bạn bè.
- Chơi thể thao không làm sao nhãng việc học tập mà còn giúp tinh thần sảnh
khoái và tiếp thu bài được tốt hơn. Em chỉ chơi những lúc rảnh rỗi và sau khi đã
học xong.
MC: (Hỏi Hải) Hải có giọng hát rất hay và là một Liên đội trưởng.

- Em thấy công việc trách nhiệm đội viên của mình như thế nào?
- Em có gặp khó khăn gì trong công việc và việc học tập của mình không?
- Em có nhận xét gì về tác phong đội viên của các bạn đội viên hiện nay?

Hải: - Về công việc thì không vất vả nhưng em thấy mình phải có trách nhiệm
hơn, phải thực sự phấn đấu rèn luyện tư cách để trở thành người đội viên
gương mẫu.
- Theo em nhà trường còn có quá ít các hoạt động Đội để em có thêm
cơ hội rèn luyện mình hơn.
- Có nhiều bạn rất tốt, nhưng bên cạnh không ít bạn chưa chịu khó rèn
luyện tác phong Đội viên như thường xuyện chậm học, bỏ học đi chơi game,
không tham gia chào cờ, không quàng khăn đỏ khi đến trường và không mặc
đồng phục vào ngày thứ hai
MC: (Hỏi Diệp Chi) Em có bài viết được chọn là hay nhất trong cuộc thi này.
Đó hẳn là những suy nghĩ thật của em đối với tương lai của mình. Ngoài ra
được biết em còn là học sinh học giỏi môn Văn.
- Em hãy chia sẻ với mọi người về bài viết của mình! (Diệp Chi đọc bài viết
của mình)
- Động lực phấn đấu của em là gì?
- Có người nói: Ước mơ chỉ mà mơ ước, khó có thể trở thành hiện
thực. Em nghĩ sao về quan điểm này?
DChi: - (Đọc bài viết)
- Em nghĩ rằng để thực hiện được ước mơ đó em sẽ phải tập trung chủ
yếu vào việc học tập, hạn chế việc chơi bời, giúp đỡ gia đình các việc vặt trong
nhà. Trước hết mục đích của em là được vào học trong một lớp chọn ở trường
cấp 3 Trần Phú. Có như thế thì em mới có thể thực hiện thành công ước mơ
hôm nay.
- Mỗi người chúng ta khi sinh ra đều có những ước mơ và những
ước mơ đó, theo em nghĩ chỉ có thể thực hiện được khi có được niềm đam mê,
sự nổ lực và cố gắng rèn luyện.

MC: (Câu hỏi chung) - Theo các em, ở trường hiện nay số lượng các hoạt
động giao lưu vui chơi giải trí cho học sinh là ít hay vừa đủ?
HS: Còn ít.
MC: (Câu hỏi chung) - Các em có mong muốn đề xuất gì đối với nhà
trường và xã hội trong việc tạo thêm nhiều sân chơi và học tập bổ ích cho
học sinh?
HS: Đức: Tổ chức nhiều hoạt động thi đấu thể dục thể thao, văn hóa văn
nghệ hơn nữa.
Hải: Tổ chức các hoạt động Đội.
DChi: Tổ chức các cuộc thi viết thiết thực và bổ ích hơn.
MC: (Câu hỏi chung) - Em có mơ ước gì cho bản thân, cho quê hương
đất nước trong tương lai?
HS:
MC: Có một câu hỏi trên diễn đàn Yahoo Hỏi – Đáp có nội dung như sau:
Ước mơ cho tương lai của bạn là gì? Bạn đã và đang làm gì để biến ước mơ của
bạn thành sự thực?
Và đã có 11 câu trả lời, cô chỉ trích ra một số câu với ý chính như sau:
1. Mơ ước cửa tôi đơn giản lắm, tôi chỉ mong sao mình sống thật tốt với mọi
người, có thể làm cho những người bạn của tôi vui vẻ, tôi luôn muốn có 1 cuộc
sống thật yên bình.
2. Mình ước rằng mình sẽ có 1 ngôi nhà riêng để mình có thể tặng cho ba mẹ,
như vậy ba mẹ mình sẽ không phải buồn và lo lắng vì những chuyện tranh chấp
trong sinh hoạt hằng ngày khi phải sống chung nhà với người mà mình không
thích.
3. (Của một du học sinh Việt Nam) Ước mơ của mình là sẻ có một ngày mình
trở về VN để được sống hạnh phúc bên người mà mình từng mơ ước. Biện
pháp: học hành tử tế.
4. Tôi ước mơ ngày nào đó VN sẽ hoàn toàn đổi mới. Tôi đang vận động cho
ước mơ này thành sự thật.
và nhiều câu trả lời hay khác.

Có những mơ ước thật giản dị và có cả những mơ ước thật lớn lao.
Thật vậy, việc học hành là những chặng đường đầy chông gai mà chúng ta
đang phải trải qua. Phải có ước mơ để làm động lực và mục tiêu hướng tới thì
chúng ta mới đạt được nguyện vọng trong cuộc sống.
Ban nhạc nổi tiếng Bức tường có ca khúc Đường đến ngày vinh quang trong
đó có câu rằng:
Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
Còn tục ngữ VN có câu khẳng định:
Có công mài sắt có ngày nên kim.
Có ước mơ hoài bão, bạn sẽ có chí hướng, mục tiêu, động lực phấn đấu và rèn
luyện, và chỉ có như vậy bạn mới có thể thực hiện được ước mơ khát vọng của
mình.
MC: Cám ơn tất các em đã tham gia giao lưu hôm nay! Chúc các em sức
khỏe và học tập tốt, phấn đấu thực hiện thành công những hoài bão và ước mơ
tươi đẹp!
(Tiết mục văn nghệ: )
4. Kết luận buổi giao lưu:
Kính thưa quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng tất cả các em học sinh!
Chúng ta vừa được giao lưu với 9 học sinh là những gương mặt tiêu biểu đại
diện cho rất nhiều bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong
cuộc sống cũng như những bạn biết vượt lên chính mình để giành được những
kết quả xứng đáng trong học tập và rèn luyện. Hy vọng qua câu chuyện của các
bạn, quý vị đại biểu và tất cả chúng ta đã được hiểu hơn về điều kiện hoàn cảnh
sống, tâm tư nguyện vọng và những mong muốn của các em là: mặc dù gặp rất
nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng các bạn ấy vẫn luôn nuôi trong mình
những ước mơ hoài bão. Để từ đó họ có động lực, có mục tiêu và chí hướng
phấn đấu, cố gắng học tập rèn luyện văn hóa, rèn luyện thể lực và trau dồi đạo
đức nhân cách, quyết tâm thực hiện cho được những ước mơ của mình. Trong
khuôn khổ của chương trình không cho phép về mặt thời gian nên còn nhiều em

học sinh có hoàn cảnh và đóng góp tương tự chưa có cơ hội được lên gặp gỡ
trong buổi giao lưu hôm nay. Cũng hy vọng từ đây những em có hoàn cảnh khó
khăn trong cuộc sống và học tập sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự đồng cảm,
quan tâm động viên giúp đỡ mọi mặt của thầy cô, bạn bè, các tổ chức, các nhà
tài trợ,… giúp các em có điều kiện vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc
sống và thực hiện được những ước mơ đẹp đẽ của mình.
Cám ơn tất cả các em!
Sau đậy xin nhường lại sân khấu cho Ban tổ chức chương trình.
5. Lượt giao lưu thứ 4: (Giao lưu giữa nhà trường với Khách mời đại diện –
Đ/c Tuyết điều hành)
Cùng về dự buổi giao lưu hôm nay chúng ta rất vinh dự được đón những vị
khách quý đại diện cho các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thành đạt trên địa
bàn. Họ là những người học sinh lớn lên từ chính mái trường này. Hôm nay họ
sẽ có những lời tâm sự chân tình về con đường phấn đấu làm sao để có được
thành qủa như ngày hôm nay để chúng ta thêm tự tin hơn trong con đường
tương lai của mình.
Mời thầy giáo Nguyễn Viết Hưởng lên có vài cảm nhận về đ/c Tuấn và các
doanh nghiệp thành đạt trên địa bàn.
Mời thầy giáo Nguyễn Minh Hòa cùng đồng chí Phan Thanh Tuấn lên tham gia
giao lưu.
PV: - Thưa đồng chí Phan Thanh Tuấn! Anh là một người đã giữ vai trò trọng
trách trong công tác Đoàn tại địa phương nhiều năm và hiện anh còn là Ủy viên
ban thường vụ Huyện Đoàn Đức Thọ. Vậy xin anh cho biết tình hình về phong
trào và các hoạt động đoàn hiện nay trên địa bàn Đức Thọ trong việc hưởng
ứng lời kêu gọi của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về cuộc vận động
“Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” như thế nào?
Đ/c Phan Thanh Tuấn:
PV: - Anh có nhận xét đánh giá gì thông qua hoạt động này ở trường TNCS
Bình Thịnh, một ngôi trường nhỏ ở xã nhà chúng ta?
Đ/c Phan Thanh Tuấn:

PV: - Vâng. Chúc anh sức khỏe và tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp Thanh thiếu
niên xã huyện nhà. Xin cám ơn anh!
D – TẶNG QUÀ: Nhà trường, các tổ chức, cá nhân trao quà cho chương
trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam”.
- Sau đây là phần đón nhận quà tài trợ và trao quà cho một số em học sinh
đã có những đóng góp cho phong trào học tập rèn luyện.
- Kính mời Nguyễn Viết Hưởng lên đón nhận quà của các tổ chức, cá nhân
đã ủng hộ cho chương trình.
- Tổ chức trao quà “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” cho học sinh:
Lượt trao quà thứ 1: Xin mời em Lê Thị Phương và em Phan Đăng Tiếu là 2
em học sinh đã tham gia dự thi HSG cấp tỉnh lên nhận quà. Xin kính
mời đại diện lên trao quà cho 2 em.
Lượt trao quà thứ 2: Xin mời các em (Theo danh sách) là những HS đã đạt
danh hiệu HSG huyện năm học 2009-2010 lên nhận quà. Xin kính
mời lên trao quà cho các em.
Lượt trao quà thứ 3: Xin mời các em (Theo danh sách) là những HS đã có
thành tích HSXS trong học kỳ I, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phấn
đấu vươn lên trong học tập lên nhận quà. Xin kính mời
lên trao quà cho các em.
E – CÔNG BỐ KẾT QUẢ ỦNG HỘ, CÁM ƠN VÀ BẾ MẠC.
Thầy Nguyễn Viết Hưởng.
Kịch bản: Quốc Bảo

×