Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

QUYET DINH THANH LAP TO ANTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.33 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ AN 2 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Số:…./KH-TH TT Mỹ An, ngày 11 tháng 01 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
V/v thành lập Ban công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong trường học
Căn cứ Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an Quy định
về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn
“An toàn về an ninh, trật tự”.
Thực hiện Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 12/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp triển khai thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA;
Căn cứ vào công văn số: 20/SGD-CTHS-GDQP ngày 04 tháng 01 năm 2013 của
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp V/v triển khai thực hiện thông tư 23/2012/TT-BCA.
- Căn cứ nhiệm vụ năm học 2012-2013 của trường tiểu học Mỹ An 2.

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ AN 2
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay thành lập “Ban công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong trường
học” trường tiểu học Mỹ An 2 gồm các ông (bà) có tên sau:
( Có danh sách kèm theo)
Điều 2: Ban chỉ đạo “Ban công tác bảo đảm an ninh trật tự trong trường học’’
có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện nội dung, chương trình phù hợp
với điều kiện của trường.
Điều 3: Văn phòng, các ông bà có tên trên điều 1 và các ban ngành, đoàn thể liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Như trên (t/h); (Đã ký)
- Lưu VT.
Lê Thanh Dân
DANH SÁCH BAN CÔNG TÁC ĐẢM BẢO ANTT TRONG TRƯỜNG HỌC
NĂM HỌC: 2012-2013
Kèm theo quyết dịnh số: /QĐ-TH ngày 11/01/2013 của truồng TH Mỹ An 2


TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1. Lê Thanh Dân - Hiệu trưởng, BTCB - Trưởng ban
2. Nguyễn Văn Minh - P. Hiệu trưởng - Phó ban
3. Nguyễn Thị Kim Sang - Tổng phụ trách - Ủy viên
4. Nguyễn Phượng Loan - GVCN lớp 1/1 - Ủy viên
5. Nguyễn Thị Hồng - GVCN lớp 1/2 - Ủy viên
6. Nguyễn Hoàng Tùng - GVCN lớp 1/3 - Ủy viên
7. Nguyễn Thị Hương - GVCN lớp 2/1 - Ủy viên
8. Trần Văn Chơn - GVCN lớp 2/2 - Ủy viên
9. Hồ Tấn Thành - GVCN lớp 2/3 - Ủy viên
10 Nguyễn Thị Hiệp - GVCN lớp 3/1 - Ủy viên
11 Thái Thị Thu Thảo - GVCN lớp 3/2 - Ủy viên
12 Bùi Kim Liên - GVCN lớp 3/3 - Ủy viên
13 Nguyễn Thanh Kiệt - GVCN lớp 4/1 - Ủy viên
14 Bùi Thị Hương - GVCN lớp 4/2 - Ủy viên
15 Phạm Văn Hiền - GVCN lớp 4/3 - Ủy viên
16 Phạm Thị Trang - GVCN lớp 5/1 - Ủy viên
17 Võ Thanh Phong - GVCN lớp 5/2 - Ủy viên
18 Phạm Thị Như Ý - Thư ký Hội đồng - Ủy viên
19 Phạm Thanh Huy - Bảo vệ trường - Ủy viên
20 Mời ông: Nguyễn Văn Hiệp - Trưởng CAThị trấn Mỹ An - làm Phó ban
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ AN 2
PHÒNG GD&ĐT THÁP MƯỜI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ AN 2 Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Số:…./KH-TH TT Mỹ An, ngày 11 tháng 01 năm 2012
BÁO CÁO
Sơ kết công tác đảm bảo an ninh chính trị trong trường học
(Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2011)
Thực hiện thông tư liên tịch số: 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20/11/2009
giữa Bộ công an và Bộ giáo dục và đào tạo. Quy chế phối hợp ngày 13/11/2011 giữa cơ

quan công an, phòng GD-ĐT và các trường đóng trên địa bàn huyện trong công tác phối
hợp bảo đảm an ninh trật tự tại các cơ sở giáo dục quốc dân, Trường TH Lê Văn Tám báo
cáo tình hình kết quả phối hợp từ ngày 12/1/2011 đến 05/03/2011 như sau:
1. Tình hình kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ tại cơ quan
trường học:
Năm 2010, đất nước có nhiều sự kiện chính trị quan trọng, đặc biệt là Đại lễ
“Nghìn năm Thăng Long-Hà Nội”, và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Trong khi đó
tình hình an ninh chính trị trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn
nhiều nguy cơ gây mất ổn định, các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền can
thiệp vào công việc nội bộ các nước ngày càng sâu hơn nhằm xoá bỏ chế độ XHCN ở các
nước trong đó có Việt Nam.
Trên địa bàn tỉnh , huyện cũng có bọn cực đoan, phản động đội lốt tôn giáo với
nhiều âm mưu thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp đang có ý đồ làm mất ổn định chính
trị. Tình hình tại nạn giao thông, trộm cắp cũng thường xảy ra, tuy có giảm hơn cùng kì
năm trước.
Nhận thức được điều đó về đảm bảo an ninh chính trị của đơn vị trường học, trong
5 năm qua đã được cấp Uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chú trọng, kịp thời lãnh
đạo, triển khai cho CB, GV- NV xây dựng kế hoạch, ký kết phối hợp thực hiện nhiệm vụ
Quốc phòng - An ninh gắn với phát triển sự nghiệp giáo dục đảm bảo thực hiện có hiệu
quả. Trong thời gian trên, nhà trường không có cán bộ, GV- NV và học sinh nào vi phạm
pháp luật, gây mất trật tự an ninh chính trị trong nội bộ.
2. Tình hình và kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng
chính trị; quản lý học sinh để không bị lôi kéo vào các hoạt động xâm phạm an ninh
quốc gia và các hành vi vi phạm khác.
Để thực hiện được kết quả công tác tuyên truyền này, nhà trường đã chủ động tổ
chức học tập nội quy, quy chế của trường và của ngành ngay từ đầu năm học. Kết hợp với
Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Tổng Phụ trách Đội lên kế hoạch tổ chức các buổi học tập
tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho tất cả cán bộ, GV- NV và học sinh. Tổ
chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp phong phú đa dạng mỗi tháng một lần trên quy mô
toàn trường, nhà trường còn có thể tuyên truyền lồng ghép vào các giờ học ngoại khóa

như tiết chào cờ đầu tuần, các giờ sinh hoạt lớp nhằm tuyên truyền và giáo dục học sinh
không nghe theo những lời xuyên tạc, bịa đặt của kẻ xấu. Các buổi tuyên truyền và hội thi
đều nhằm giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống, tuyên truyền và ổn định tư tưởng
chính trị trong học sinh và cán bộ công chức. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức lồng ghép
giáo dục đạo đức học sinh vào trong bài dạy của các môn học, quán triệt học sinh luôn
luôn cảnh giác và đề phòng những kẻ xấu dụ dỗ, lợi dụng, lôi kéo theo những hành vi vi
phạm pháp luật và an ninh chính trị trong học đường.
Trong năm nhà trường tổ chức được những buổi sinh hoạt, tuyên truyền hội thi với
quy mô lớn như: ”Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội”, tuyên truyền an toàn giao thông,
phòng chống tệ nạn xã hội, Hội thi kể chuyện Đạo đức Bác Hồ, học tập theo gương Bác
Hồ và đặc biệt hưởng ứng tốt các cuộc vận động trong nhà trường. Tổ chức tốt Hội Khỏe
Phù Đổng nhằm lôi cuốn các em vào hoạt động bổ ích tránh xa tệ nạn xã hội, hội thi Mĩ
thuật, Tin học, tiếng hát dân ca vào từng tháng lồng ghép trong các buổi hội thi tuyên
truyền, giáo dục các em qua hoạt động tự quản, tự xây dựng nề nếp đảm bảo trật tự.
Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, dưới sự chỉ
đạo của chi bộ đã thành lập, kiện toàn và duy trì hiệu quả hoạt động của ban hoạt động
ngoài giờ lên lớp và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự trong nhà trường. Hoạt động Đội,
Sao. Đoàn thanh niên hỗ trợ đắt lực cho Đội, Sao trong hoạt động tự quản nhằm đảm bảo
an ninh trật tự trong nhà trường. Từng buổi học có đội cờ đỏ trực, theo dõi, báo cáo đánh
giá hằng tuần trong giờ chào cờ. Có lịch trực cụ thể của từng cơ sở. Mỗi cơ sở có hai cơ
sở trưởng (ca sáng, chiều) đứng điểm nhằm quản lý nắm bắt tình hình, báo cáo kịp thời
công tác an ninh trật tự trong địa bàn của từng cơ sở nhằm phát hiện những hiện tượng
đáng nghi vấn và xử lý kịp thời những biểu hiện gây mất an ninh nội bộ, tham nhũng,
lãng phí, quan liêu, mất đoàn kết, khiếu kiện vượt cấp Hằng tháng nhóm trung tâm họp
đánh giá phát hiện và đề xuất kịp thời. Giáo viên chủ nhiệm tổ chức đối thoại với học
sinh, hiệu trưởng tổ chức đối thoại với giáo viên nhằm tìm ra biện pháp duy trì an ninh
trật tự và giải quyết những nguyện vọng chính đáng của giáo viên xử lý và ngăn chặn kịp
thời những biểu hiện mất an ninh nội bộ, mất đoàn kết. Giáo viên, hiệu trưởng đối thoại
với phụ huynh học sinh mỗi năm học ba lần nhằm tuyên truyền và lắng nghe những góp ý
về an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội và giáo dục pháp luật.

3. Công tác phối hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương trong công tác
đảm bảo an ninh trật tự trường học.
- Chủ động nghiên cứu, nắm chắc tình hình kịp thời tham mưu đề xuất cho các cấp
Ủy Đảng, chính quyền địa phương kịp thời định hướng nhiệm vụ và xác định trách nhiệm
nhằm đảm bảo an ninh chính trị trong nhà trường. Tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang
xã hoàn thành nhiệm vụ.
- Nhà trường đã phối hợp các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền giáo dục nâng cao
nhận thức cho các tầng lớp nhân dân ở các thôn, xóm nhận rõ 2 nhiệm vụ chiến lược
Quốc phòng- An ninh, cảnh giác trước âm mưu chiến lược diễn biến hoà bình của các thế
lực thù địch. Giữ vững và tăng cường an ninh chính trị trong nhà trường cũng như ở địa
phương.
-Với chính quyền và công an địa phương tổ chức đứng điểm mỗi thôn có thôn
trưởng, hội phụ nữ, y tế, dân vận, đoàn thanh niên, công an thôn và 5 giáo viên phân theo
địa bàn nhằm quản lý, theo dõi, giáo dục học sinh ở tại khu dân cư. Thường xuyên duy trì
hoạt động theo dõi nhằm nắm bắt tình hình phát hiện kịp thời mất an ninh, trật tự và tệ
nạn xã hội để khắc phục chỉnh đốn kịp thời.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc quản lý giờ giấc học tập tại
nhà nhằm có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tác động tiêu cực trong
việc sử dụng dịch vụ Internet, trò chơi điện tử, điện thoại di động đối với học sinh.
- Hằng tháng giáo viên chủ nhiệm báo cáo với phụ huynh, hiệu trưởng về công tác
giáo dục pháp luật và quản lý học sinh ở nhà trên địa bàn thôn.
- Chủ động phối hợp công tác tuyên truyền vận động nhân dân hăng hái tham gia
xây dựng an ninh nhân dân vững mạnh, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng địa
phương vững mạnh, xây dựng địa bàn an toàn làm chủ, sẵn sàng chủ động đối phó với
những tình huống xấu có thể xảy ra.
4. Bài học kinh nghiệm; khó khăn, hạn chế và đề xuất kiến nghị.
* Bài học kinh nghiệm
- Cần tổ chức các hình thức tuyên truyền đa dạng hơn đối với các hoạt động ngoài
giờ lên lớp nhằm tuyên truyền cho từng cán bộ, GV, NV, học sinh để tự chủ động cảnh
giác giữ gìn an ninh chính trị trong nhà trường.

- Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương xây dựng kế
hoạch của địa phương gắn với sự phát triển của giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế
của địa phương và phù hợp với điều kiện của nhà trường.
- Tăng cường giáo dục quốc phòng trong học sinh và CBVC. Giáo dục cho học
sinh lòng yêu nước; cảnh giác chống mọi âm mưu thủ đoạn diễn biến hoà bình của các thế
lực thù địch qua các buổi ngoại khóa, học tập chính trị.
* Khó khăn, hạn chế
- Trường nằm trên địa bàn nông thôn thuộc vùng nghèo của xã, đời sống nhân dân
còn nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí chưa cao; Có một số gia đình
cha mẹ đi làm ăn xa, giao phó con cái cho ông bà đã già yếu nên việc giáo dục các em còn
gặp khó khăn; có một số bộ phận quần chúng nhận thức còn hạn chế nên việc tuyên
truyền sâu sát trong nhân dân còn nhiều bất cập.
* Đề xuất kiến nghị:

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Như trên (t/h); (Đã ký)
- Lưu VT.
Lê Thanh Dân

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×