Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO KINH ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.06 KB, 24 trang )

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO
KINH ĐÔ
THÀNH VIÊN:
1. NGUYỄN KHẮC NGỌC
2. HOA NGỌC ÁNH
3.
Mục Lục
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC........................................................................1
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO KINH ĐÔ..........................1
Mục Lục...................................................................................................................................2
PHẦN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ...............................................2
PHẦN II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TỔNG HỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ.......5
1.Bản chất của hiệu quả kinh doanh:........................................................................................5
3. Phân tích và đánh giá HQKD của công ty cổ phần kinh đô......................................................7
3.1. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp:......................................................................7
4.Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh một số lĩnh vực:........................................................12
4.2.Chỉ tiêu sức sinh lời.................................................................................................................13
4.3. Chỉ tiêu sức sản xuất...............................................................................................................13
5.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động........................................................................14
5.2. Chỉ tiêu sức sinh lời bình quân của lao động............................................................................14
5.3. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương...................................................................................................14
5.3. Năng suất lao động.................................................................................................................15
6. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh:................................................................15
6.1. Các nhân tố bên trong............................................................................................................ 15
6.1.1. Lực lượng lao động..........................................................................................................................................15
6.1.2. Hoạt Động Phát Triển Nguồn Nhân Lực...........................................................................................................16
6.1.2.2 Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật...............................................................17
6.1.3. Bộ phận quản trị doanh nghiệp............................................................................................18
6.2. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài....................................................................................19
Phần III: Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh:...........................................................21


PHẦN I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN KINH ĐÔ
Trụ sở chính:141 Nguyễn Du, Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt nam
Tel.: (84) (8) 38270838
Fax: (84) (8) 38270839
Email:
Website: www.kinhdo.vn
Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, trải qua 17 năm hình thành và
phát triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong
ngành thực phẩm gồm: bánh kẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ
Sữa. Định hướng chiến lược phát triển của Kinh Đô là Tập Đoàn Thực phẩm
hàng đầu Việt Nam và hướng tới một Tập đoàn đa ngành: Thực phẩm, Bán
lẻ, Địa ốc, Tài chính nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập đến nay
Kinh Đô đã có tổng số nhân viên là 7.741 người. Tổng vốn điều lệ của Kinh
Đô Group là 3.483,1 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 3.471,5 tỷ đồng trong đó
doanh thu ngành thực phẩm chiếm 99.2%, tổng lợi nhuận đạt 756,1 tỷ đồng.
Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các
tỉnh thành thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn
600 nhà phân phối, 31 Kinh Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như
các thống phân phối nhượng quyền với tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Thị
trường xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắp qua 35 nước, đặc biệt
chinh phục các khách hàng khó tính nhất như Nhật, Mỹ, Pháp, Đức,
Singapore...
Năm 1997 : Công ty đã đạt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu và đã xuất sang
các nước như Đài Loan, Úc, Mỹ, Canada… (dây chuyền thiết bị sản xuất
bánh mì, bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu
USD). Tổng số lao động lên đến 900 người, vốn điều lệ tăng lên 31 tỷ đồng.
Tháng 12/2005, Kinh Đô chính thức lên sàn
giao dịch chứng khoán (mã chứng khoán: KDC)

và nhận được sự đầu tư từ các quỹ đầu tư lớn như: Vietnam Opportunity
Fund (VOF), Prudential, Vietnam Ventured Limited, VinaCaptital, Temasek
(Singapore), Quỹ Đầu tư Chứng khoán (VF1), Asia Value Investment Ltd…
Với phương châm ngành thực phẩm làm nền tảng cho sự phát triển,
trong những năm qua, Kinh Đô đã liên tục đầu tư đổi mới công nghệ hiện
đại, thực hiện các chiến lược sáp nhập, liên doanh liên kết và hợp tác như
mua lại nhà máy kem Wall từ tập đoàn Unilever, mua lại Tribeco, Vinabico,
đầu tư vào Nutifood, Eximbank...
Tháng 12/2008, Kinh Đô chính thức
khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy
Kinh Đô Bình Dương. Nhà máy được đầu tư
hệ thống dây chuyền máy móc khép kín,
hiện đại, tiên tiến bậc nhất trên thế giới theo
công nghệ Châu Âu, đáp ứng các yêu cầu khu vực và quốc tế.
Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty
CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần
Kinh Đô (KDC). Định hướng của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ
mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩm với tham vọng là sẽ trở thành một
tập đoàn thực phẩm có quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn có vị
thế trong khu vực Đông Nam Á.
Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập
đoàn đa ngành, Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư
kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó,
các lĩnh vực có mối tương quan hỗ trợ cho nhau, Công ty mẹ giữ vai trò
chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với
các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập Đoàn.
PHẦN II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH
TỔNG HỢP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH
ĐÔ
1. Bản chất của hiệu quả kinh doanh:

1.1. Khái niệm
Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật
lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực
chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem
với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào. Vì
vậy, có thể mô tả hiệu quả bằng công thức chung nhất như sau:
H = K/C
Trong đó H – hiệu quả; K – kết quả đạt được; C – hao phí nguồn lực cần
thiết gắn với kết quả đó.
=> Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng các hoạt động
kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy
móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt đọng kinh
doanh của doanh nghiệp.
2. Sự cần thiết phải tính và nâng cao hiệu quả KD
2.1. Sự cần thiết phải tính hiệu quả kinh doanh
Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi DNKD là tối đa hóa lợi nhuận. Để thực
hiện mục tiêu này, DN phải sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường. Để sản
xuất phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. DN càng tiết kiệm
sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi
nhuận bấy nhiêu.
Để sử dụng tiết kiệm nguồn lực DN phải có chiến lược KD đúng, phân bổ
nguồn lực đúng và thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với các điều kiện mới
của thị trường. Để làm điều đó cần đo lường hiệu quả. Thông qua kết quả đo
lường này mà biết hiệu quả sử dụng từng nguồn lực và các nguồn lực ở mức độ
nào. Từ đó mới biết chiến lược có còn đúng ở mức độ nào, phân bổ nguồn lực
còn đúng ở mức độ nào,… để điều chỉnh chúng. Như thế, đánh giá để cung cấp
các thông tin hiệu quả là tất yếu để phục vụ cho việc ra quyết định KD.
2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người
ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục

vụ các nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã
hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lại càng đa dạng và tăng không
có giới hạn. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm. Quy luật khan hiếm buộc
mọi DN phải lựa chọn và trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất
như thế nào? và sản xuất cho ai? vì thị trường chỉ chấp nhận các DN nào quyết
định sản xuất đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp. Mọi DN
trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để
sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường – tức KD không có hiệu
quả, lãng phí nguồn lực sản xuất xã hội – sẽ không có khả năng tồn tại.
Để duy trì lợi thế về giá cả DN phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất
hơn so với các DN khác. Chỉ trên cơ sở sản xuất KD với hiệu quả cao, DN mới
có khả năng đạt được điều này.
Hiệu quả KD càng cao càng phản ánh việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực
sản xuất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả là đòi hỏi khách quan để DN thực hiện mục
tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận
3. Phân tích và đánh giá HQKD của công ty cổ phần kinh đô
3.1. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp:
Ta có bảng số liệu sau:
(Nguồn số liệu)
3.2. Chỉ tiêu Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh
Đây là chỉ tiêu tốt nhất, phản ánh chính xác nhất tính hiệu quả cho mọi DN
thuộc mọi ngành kinh tế. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn, càng chứng tỏ tính
hiệu quả cao.
Áp dụng tính cho Công ty Cổ phần Kinh Đô
So sánh với các DN cùng ngành
Trừ năm 2008 thì trong giai đoạn 2007 – 2010 chỉ tiêu “Doanh lợi của toàn
bộ vốn kinh doanh” của DN có xu hướng tăng. Năm 2009 tăng mạnh khoảng
60% so với năm 2007. Năm 2010 giảm nhẹ khoảng 7,6% so với năm 2009.
Chứng tỏ DN làm ăn càng ngày hiệu quả càng cao.
Khi so sánh chỉ tiêu này với 2 DN lớn cùng ngành ta thấy nhìn chung Kinh

Đô vẫn cao hơn. Vì thế so với ngành thì Kinh Đô làm ăn CÓ hiệu quả hay Kinh
Đô sử dụng tổng vốn kinh doanh CÓ hiệu quả.
3.3. Doanh lợi của vốn tự có
Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng tốt.
Áp dụng tính cho Công ty Cổ phần Kinh Đô
So sánh với các DN cùng ngành
Trong giai đoạn 2007 – 2010 chỉ tiêu “Doanh lợi của vốn tự có” của Doanh
nghiệp không ổn định. Năm 2009 tăng mạnh khoảng 136,6% so với năm 2007,.
Năm 2010 giảm khoảng 28,6%.
Khi so sánh chỉ tiêu này với 2 Doanh nghiệp lớn cùng ngành ta thấy nhìn
chung Kinh Đô vẫn cao hơn Bibica, giai đoạn 2009 – 2010 cao hơn Hải Hà và
không có xu hướng giảm như Hải Hà. Vì thế so với ngành thì Kinh Đô kinh
doanh CÓ hiệu quả hay Kinh Đô sử dụng tổng vốn tự có CÓ hiệu quả.
3.4. Doanh lợi của doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng doanh thu đem lại mấy đồng lợi nhuận. Chỉ
tiêu này càng lớn càng tốt. Doanh thu bán hàng của Kinh đô được tính bằng
tổng giá trị các khoản đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
Áp dụng tính cho Công ty Cổ phần Kinh Đô

×