Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Lớp 5 .Đề thi Giữa học kì II (có giải AT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.71 KB, 17 trang )

Đề thi giữa Học kỳ II ( lớp 5 )
Năm học : 2012 – 2013
Thứ tư, ngày 13 tháng 3 năm 2013.
____________
Kiểm tra giữa học kỳ II
Môn : Toán
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề)
13giờ 15phút 14giờ 00phút
| |
Trường:…………………………………
Họ và tên:………………………. ……
Lớp:…………….Số báo danh :………
Thứ … , ngày … tháng 3 năm 2013.
Môn thi:…………
Thời gian : …………………………
I.Trắc nghiệm (2 điểm) : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
( Theo tôi thấy, bây giờ, hs thường làm vào giấy riêng chứ không làm tại đề. Và nếu ghi
ra giấy thì các hs bắt buộc phải trình bày như thế này . Ví dụ : Câu1.a) 25cm . Như vậy
thì các hs mới được cho điểm tốt , và tất cả các môn khác đều làm như vậy. )
Câu 1: Câu 1: Hai số có tổng bằng 296,1. Biết nếu đem số thứ nhất nhân với
4; số thứ hai nhân với 5 ta được hai tích bằng nhau. Vậy số thứ nhất là bao
nhiêu ?
a. 137,5 b.16,45 c.164,5 d.13,75
Câu 2: Một hình tam giác có mấy đường cao ?
a.3 b.2 c.1 c. 4
Câu 3: Nếu bán kính hình tròn gấp lên 3 lần thì diện tích hình tròn gấp lên
mấy lần ?
a.6 b.3 c.9 d.12
Câu 4: Diện tích hình thang là 24,375 ; chiều cao là 7,5 . Hỏi tổng 2 đáy là
bao nhiêu ?
a.7,2 b.8.5 c.6,25 d.6.5


II.Tự luận (8điểm) :
Chữ kí Giám thị 1 Mã số bài Chữ kí Giám khảo 1
Điểm:
Chữ kí Giám thị 2 Mật mã thi Chữ kí Giám khảo 2 (trống)
Câu 1 (2 điểm) : Đặt tính rồi tính :
a.11 giờ 25 phút + 2 giờ 46 phút e.15,25 + 4,312
b.2 năm 3 tháng – 7 tháng g.57,32 – 12,14
c.4 giờ 25 phút x 3 h.12,7 x 3,2
d.1 giờ 40 phút : 5 i. 17,875 : 2,5
Câu 2 (2điểm) : Điền số tự nhiên (hoặc thập phân ) thích hợp :
1 m3 45 dm3 = …… dm3 1 ha 21 m2 = ……ha
1 kg 3 g = …… kg 2025 mm = ……m … mm
Câu 3 (2điểm) :
a. Tìm x:
(x + 4,1) x 4,1 = 92,25
b. Tính :
1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1
3 6 12 24 48 96
Câu 4 :
Một bể nước hình hộp chữ nhật làm bằng kính (không nắp) , chiều dài
80cm, chiều rộng 50cm và chiều cao 45cm .
a. Tính diện tích làm kính cho cái bể ấy.
b. Mực nước lúc đầu cao 35cm , người ta bỏ vào bể 1 hòn đá có thể tích
là 10dm3 .Hỏi chiều cao của mực nước trong bể khi có hòn đá là bao
nhiêu cm ?
_____________________________________________________________
Thứ tư, ngày 13 tháng 3 năm 2013.
____________
Kiểm tra giữa học kỳ II
Môn : Tiếng Việt (viết)

Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề)
14giờ 15phút 13giờ 00phút
| |
Trường:…………………………………
Họ và tên:………………………. ……
Lớp:…………….Số báo danh :………
Thứ … , ngày … tháng 3 năm 2013.
Môn thi:…………
Thời gian : …………………………
I. Chính tả (nghe – viết ) :
1.Bài viết :
Cà phê
Lấm tấm nở vào trong các chùm quả chín là những nụ hoa đầu mùa,
trắng ngà ngà giống hoa mơ, toả một mùi hương thoang thoảng. Đấy là điều
đặc biệt của cà phê, mùa quả chín cũng là mùa hoa nở. Vào độ cà phê nở rộ,
cành nào, cành nấy, cây nào cũng giống cây nào, hoa kết kín như một lớp
bông cà những ngày ấy nông trường đầy một mùi hương cà phê sực nức,
ngây ngất đi xa hàng chục cây số vẫn còn ngửi thấy…

2. Bài tập :
a) Điền r, d hoặc gi : ò ỉ , che ấu , ông tố .
b) Sửa lại các danh từ riêng cho đúng : sông Đồng nai , Cri-Xtốp Cô-
Lôm-bô , Sông Vàm Cỏ, Lý thường Kiệt.
II.Tập làm văn : Em hãy kể lại một câu chuyện về một vị anh hùng
chống giặc ngoại xâm mà em đã được học trong chương trình tiểu học.
(Gợi ý : Trần Quốc Toản, Ngô Quyền, Quang Trung, Lý Thường Kiệt,
Hai Bà Trưng, Lê Hoàn , Lê Lợi, )
Thứ tư, ngày 13 tháng 3 năm 2013.
____________
Kiểm tra giữa học kỳ II

Môn : Tiếng Việt (đọc)
Thời gian : 45 phút (không kể thời gian phát đề)
14giờ 15phút 13giờ 00phút
| |
Trường:…………………………………
Họ và tên:………………………. ……
Lớp:…………….Số báo danh :………
Thứ … , ngày … tháng 3 năm 2013.
Môn thi:…………
Thời gian : …………………………
Chữ kí Giám thị 1 Mã số bài Chữ kí Giám khảo 1
Điểm:
Chữ kí Giám thị 2 Mật mã thi Chữ kí Giám khảo 2 Số tờ nộp : ….
Đọc thầm: (5điểm).
Học sinh đọc thầm bài “Tiếng rao đêm” (SGK Tiếng Việt 2 , trang 30-31)
và trả lời câu hỏi vào giấy kiểm tra.
Câu 1 : Người đã cứu cả một gia đình thoát khỏi đám cháy là ai ?
a. Người đi đường.
b. Người thương binh.
c. Người hàng xóm.
d. Người thương binh, bán bánh giò.
Câu 2 : Những chi tiết nào cho thấy đám cháy rất dữ dội ?
a. Bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết.
b. Khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.
c. Một cây rầm sập xuống.
d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 3 : Nêu nơi xảy ra đám cháy .
a. Tại ngôi nhà đầu hẻm, lúc mọi người đang ngủ.
b. Xảy ra vào lúc nửa đêm, tại ngôi nhà đầu hẻm, lúc mọi người đang
ngủ.

c. Xảy ra tại ngôi nhà đầu hẻm, khói mịt mù.
d. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 4 : Hãy viết một câu miêu tả người cứu gia đình kia thoát khỏi đám
cháy.
Câu 5 : Những chi tiết cứu gia đình kia thoát khỏi đám cháy của người
bán bánh giò là :
a. Lao vào ngôi nhà đang cháy, xô cánh cửa đổ rầm.
b. Lom khom, khập khiễng như đang che chở vật gì.
c. La to “Cháy!Cháy nhà! ” để báo hiệu
d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện này là gì ? Câu chuyện gợi cho em suy
nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người dân trong cuộc sống ?
Câu 7: Hãy đặt một câu ghép biểu thị quan hệ tương phản.
Câu 8: Chủ ngữ trong câu sau là gì ?
Hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt bay vào làng.
Câu 9: Dấu phẩy in đậm trong câu sau có tác dụng gì ?
Chữ kí Giám thị 1 Mã số bài Chữ kí Giám khảo 1
Điểm:
Chữ kí Giám thị 2 Mật mã thi Chữ kí Giám khảo 2 (trống)
Từ nhỏ đến lớn, cứ mỗi mùa hè , Hoàng vẫn về đây, ngắm những cánh
hoa hoàng lan rơi rơi, ngắm làn gió nhè nhẹ.
Câu 10: Từ “nó” trong câu sau là gì ? Có tác dụng gì ?
Chim chích bông sà xuống cành lựu, nó rỉa lông một cách tỉ mỉ.
a. Là đại từ. Thay thế cho danh từ “chim chích bông”.
b. Là đại từ. Thay thế cho cụm danh từ “chim chích bông”.
c. Là động từ. Thay thế cho động từ “sà xuống”.
d. Là danh từ. Liên kết câu trước và câu sau.
____________
Đọc thành tiếng (5điểm):
Học sinh chuẩn bị 3 bài :

- Thái sư Trần Thủ Độ. (Sgk trang 15 TV2)
- Hộp thư mật. (Sgk trang 62 TV2)
- Phong cảnh đền Hùng. (Sgk trang 68,69 TV2)
Lần lượt bốc thăm, chọn 1 trong 3 bài trên.
Nhẩm lại nội dung bài, tập trả lời lại các câu hỏi.
Các câu hỏi
Bài Thái sư Trần Thủ Độ :
- Đọc 1 trong 3 đoạn.
- ?Khi có người muốn xin làm chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm
gì ?
- ?Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ?
- ?Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần
Thủ Độ nói thế nào ?
- ?Những việc làm và lời nói của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người
như thế nào ?
- ?Nêu nội dung.
Bài Hộp thư mật :
- Đọc 1 trong 4 đoạn.
- ?Chú Hai Long đi về phía Phú Lâm để làm gì ?
- ?Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú
Hai Long điều gì ?
- ?Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm
như vậy ?
- ?Người liên lạc ngụy trang hộp thư khéo léo như thế nào?
- ?Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như
thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ?
- ?Theo bạn, hộp thư mật dùng để làm gì ?
- ?Nêu nội dung.
Bài Phong cảnh đền Hùng :
- Đọc 1 trong 3 đoạn.

- ?Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.
- ?Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng.
- ?Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của dân tộc .Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
- ?Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
- ?Bài này tả gì ?
- ?Em hiểu, theo bài này thì “Nam quốc sơn hà” nghĩa là gì ?
- ?Nêu nội dung
(Giáo viên chỉ cho hs trả lời 1 trong các câu hỏi (?) . )
(Hết)
_oOo_
Giải
TOÁN
I.Trắc nghiệm (2 điểm) : Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Câu 1: Hai số có tổng bằng 296,1. Biết nếu đem số thứ nhất nhân với
4; số thứ hai nhân với 5 ta được hai tích bằng nhau. Vậy số thứ nhất là bao
nhiêu ?
a. 137,5 b.16,45 c.164,5 d.13,75
Câu 2: Một hình tam giác có mấy đường cao ?
a.3 b.2 c.1 c. 4
Câu 3: Nếu bán kính hình tròn gấp lên 3 lần thì diện tích hình tròn gấp lên
mấy lần ?
a.6 b.3 c.9 d.12
Câu 4: Diện tích hình thang là 24,375 ; chiều cao là 7,5 . Hỏi tổng 2 đáy là
bao nhiêu ?
a.7,2 b.8.5 c.6,25 d.6,5
II.Tự luận (8điểm) :
Câu 1 (2 điểm) : Đặt tính rồi tính :

a.11 giờ 25 phút + 2 giờ 46 phút e.15,25 + 4,312
11 giờ 25 phút 15,25
+ +
2 giờ 46 phút 4,312
13 giờ 71 phút = 14 giờ 11phút 19,562
b.2 năm 3 tháng – 7 tháng g.57,32 – 12,14
2 năm 3 tháng = 1 năm 15 tháng 57,32
- - -
7 tháng 7 tháng 1 2,14
1năm 8 tháng 45,18
c.4 giờ 25 phút x 3 h.12,7 x 3,2
4 giờ 25 phút 12,7
x x
3_____ 3,2
12giờ 75 phút = 13 giờ 15 phút 254
381_
40,64

d.1 giờ 40 phút : 5 i. 17,875 : 2,5
1 giờ 40 phút | 5 _ 17,8,75 |2 , 5 __
1 giờ = 60 phút | 0 giờ 20 phút = 20 phút 3 7 | 7,15
100phút 1 25
00 0
0
Câu 2 (2điểm) : Điền số tự nhiên (hoặc thập phân ) thích hợp :
1 m3 45 dm3 = 1045dm3 1 ha 21 m2 = 10 021 m2
1 kg 3 g = 1,003kg 2025 mm = 2 m 25 mm
m……cm… mm
Câu 3 (2điểm) :
a.Tìm x:

(x + 4,1) x 4,1 = 92,25
x + 4,1 = 92,25 : 4,1
x + 4,1 = 22,5
x = 22,5 – 4,1
x = 18,4
b. Tính:
Cách tính thông thường:
1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1
3 6 12 24 48 96

= 32 + 16 + 8 + 4 + 2 + 1
96 96 96 96 96 96
= 63 = 21 .
96 32
Cách tính nâng cao:
1 + 1 + 1 + 1 + 1 + 1
3 6 12 24 48 96
= (2 - 1) + (1 - 1) + (1 - 1) + (1 - 1 ) + (1 - 1) + (1 - 1 )
3 3 3 6 6 12 12 24 24 48 48 96
= 2 - 1 = 64 – 1
3 96 96 96
= 63 = 21 .
96 32

( Tôi không ghi dấu bằng “=” đúng vị trí được, thông cảm)
Câu 4 :
Một bể nước hình hộp chữ nhật làm bằng kính (không nắp) , chiều dài
80cm, chiều rộng 50cm và chiều cao 45cm .
a) Tính diện tích làm kính cho cái bể ấy.
b) Mực nước lúc đầu cao 35cm , người ta bỏ vào bể 1 hòn đá có thể tích

là 10dm3 .Hỏi chiều cao của mực nước trong bể khi có hòn đá là bao
nhiêu cm ?
Tóm tắt



45cm
50cm
80cm
Diện tích kính dùng làm bể nước : ? cm2
Bỏ vào bể 1 hòn đá có thể tích 10dm3, mực nước lúc này cao : ? cm
Bài giải
Chu vi mặt đáy của bể nước hình hộp chữ nhật là :
(80+50) x 2 =260 (cm)
Diện tích xung quanh của bể nước hình hộp chữ nhật là :
260 x 45 = 11 700 (cm2)
Diện tích một mặt đáy của bể nước hình hộp chữ nhật là :
80 x 50 = 4000 (cm2)
Diện tích kính dùng làm bể nước là :
11 700 + 4000 = 15 700 (cm2)
Thể tích nước trong bể nước hình hộp chữ nhật trước khi bỏ hòn đá vào
là :
80 x 50 x 35 = 140 000 (cm3)
Mực nước
cao : 35cm
Đổi : 10dm3 = 10 000 cm3.
Thể tích nước trong bể nước hình hộp chữ nhật sau khi bỏ hòn đá vào là
:
140 000 + 10 000 = 150 000 (cm3)
Mực nước trong bể khi có hòn đá là :

150 000 : (80 x 50) = 37,5 (cm)
Đáp số : a) 15 700 cm2.
b) 37,5 cm.
Tiếng Việt (viết)
I. Chính tả (nghe – viết ) :
1.Bài viết :
Cà phê
Lấm tấm nở vào trong các chùm quả chín là những nụ hoa đầu mùa,
trắng ngà ngà giống hoa mơ, toả một mùi hương thoang thoảng. Đấy là điều
đặc biệt của cà phê, mùa quả chín cũng là mùa hoa nở. Vào độ cà phê nở rộ,
cành nào, cành nấy, cây nào cũng giống cây nào, hoa kết kín như một lớp
bông cà những ngày ấy nông trường đầy một mùi hương cà phê sực nức,
ngây ngất đi xa hàng chục cây số vẫn còn ngửi thấy…

2. Bài tập :
a) Điền r, d hoặc gi : rò rỉ , che giấu , giông tố .
b) Sửa lại các danh từ riêng cho đúng : sông Đồng Nai , Cri-xtốp Cô-
lôm-bô , sông Vàm Cỏ, Lý Thường Kiệt.
II.Tập làm văn : Em hãy kể lại một câu chuyện về một vị anh hùng
chống giặc ngoại xâm mà em đã được học trong chương trình tiểu học.
Bài Tham khảo
Bài làm
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường quốc tích gốc nhà Việt Nam
Kể năm hơn bốn nghìn năm
Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa.
Đó là câu thơ do Bác Hồ sáng tác . Người đã nói thẳng ra là chúng ta
– những người dưới cái tên là “con Rồng cháu Tiên” - phải biết sử học về
thời xa xưa của nước Việt Nam yêu quý này . Và cũng không ngoại lệ, tôi
cũng rất yêu sử Việt , là một học sinh , đương nhiên tôi cũng có suy tưởng ở

trong lòng về một vị anh hùng chống giặc ngoại xâm giúp nước nhà .Vị anh
hùng “tuyệt hảo” đó chính là Trần Quốc Toản .
Quốc Toản sinh năm 1267. Ông được vua Trần Nhân Tông và bá quan
văn võ trong triều đình gọi là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản . Trong một
bài sử học , tôi được biết ông qua một câu chuyện có diễn biến rất thú vị và
cảm động : Năm ấy , giặc Nguyên giả vờ mượn đường để tràn sang xâm
chiếm nước ta . Trần Quốc Toản nhận rõ là giặc Nguyên không mượn đường
mà thật sự là muốn chiếm nước .Vua Trần mở hội nghị Bình Than , cho mời
tất cả các đại thần trong triều đình đến để tham dự . Vua thấy Quốc Toản
còn nhỏ tuổi nên không cho vào thuyền rồng dự bàn việc nước . Trần Quốc
Toản thấy uất ức , ông liền chạy đến quân thị vệ , đòi cho xuống thuyền để
họp . Quân thị vệ không dám làm trái phép vua nên không thể để cho Quốc
Toản xuống thuyền . Quân lính có phân bua mấy , Quốc Toản cũng không
nghe . Ông bực tức quá , liền đánh cả thị vệ và xông vào thuyền . Thấy có
hỗn loạn ở bên ngoài , vua Trần và các quan chạy ra xem thì thấy Quốc Toản
đã đánh quân thị vệ để xuống thuyền . Những đại thần có ý chủ hòa bèn nói
khéo với vua rằng : “Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản dám hành hung quân
thị vệ để vào thuyền rồng trong khi vua không cho , thật là hỗn xược” . Vua
Trần Nhân Tông bảo : “Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo cho nước nhà , ta
có lời khen . Nhưng khanh còn nhỏ , chưa thể bàn bạc việc nước . Ta ban
cho khanh quả cam này” . Nói rồi , vua ban cho ông một quả cam . Trần
Quốc Toản bước ra khỏi thuyền rồng mà lòng vô cùng căm hận . Cứ nghĩ
đến việc dân chúng bị giặc Nguyên đè đầu cưỡi cổ , bóc lột , lòng ông lại vô
cùng tức giận. Ông nghiến răng, bóp chặt hai bàn tay, nào ngờ, quả cam
trong tay ông đã nát từ bao giờ . Sau đó , ông huy động hơn trăm gia nô và
người thân thuộc , mua sắm vũ khí , đóng chiến thuyền . Ông và đoàn quân
ấy đi khắp mọi nơi , chiêu mộ thêm cả nghìn dân chúng vào binh đoàn anh
dũng đó . Ông viết lên lá cờ sáu chữ vàng : “Phá cường địch, báo hoàng ân”
và lấy lá cờ ấy làm cờ hiệu . Đến khi ra chiến trường với quân Nguyên , lúc
nào ông cũng xông lên đánh , giặc thấy thế , sợ hãi rút lui . Trận đánh đó ,

giặc Nguyên khiếp đảm, còn ông thì thắng trận một cách huy hoàng . Rồi
vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương , Trần Quốc Toản , tướng quân
Nguyễn Khoái đem binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết . Tiếc thay ,
năm 1285 , trong trận đánh ở trên sông Như Nguyệt , ông đã anh dũng hi
sinh trước hàng nghìn đôi mắt của quân sĩ . Ông mất , vua rất thương tiếc ,
thân làm văn tế , lại gia phong tước vương
Trong mắt tôi , Trần Quốc Toản mãi mãi là vị anh hùng đứng ở hàng
đầu trong số tất cả các anh hùng chống giặc ngoại xâm . Chỉ mới chưa đầy
đôi mươi tuổi, ông đã có lòng yêu nước tha thiết và ý chí chống lại cái lũ
xâm lược nước nhà . Cứ mỗi lần nhìn lại tên của ông trong trang sử vàng
chói lọi của đất nước , tôi lại thấy cảm kích tình yêu quê hương của ông và
tất cả các vị anh hùng chống giặc ngoại xâm nước ta thời xa xưa rất nhiều .
Hiện tại, tôi chỉ là học sinh lớp Năm , chưa thể làm gì , tôi biết rằng chính
bản thân mình sẽ phải học thật giỏi để không phụ công ơn của những vị anh
hùng đã giành lại nước nhà và để xứng đáng là người Việt Nam . Tôi rất yêu
Tổ quốc Việt Nam !
Tiếng Việt (đọc)
Đọc thầm: (5điểm).
Học sinh đọc thầm bài “Tiếng rao đêm” (SGK Tiếng Việt 2 , trang 30-31)
và trả lời câu hỏi vào giấy kiểm tra.
Câu 1 : Người đã cứu cả một gia đình thoát khỏi đám cháy là ai ?
a. Người đi đường.
b. Người thương binh.
c. Người hàng xóm.
d. Người thương binh bán bánh giò.
Câu 2 : Những chi tiết nào cho thấy đám cháy rất dữ dội ?
a. Bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết.
b. Khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.
c. Một cây rầm sập xuống.
d. Cả a,b,c đều đúng.

Câu 3 : Nêu nơi xảy ra đám cháy .
a. Tại ngôi nhà đầu hẻm, lúc mọi người đang ngủ.
b. Xảy ra vào lúc nửa đêm, tại ngôi nhà đầu hẻm, lúc mọi người
đang ngủ.
c. Xảy ra tại ngôi nhà đầu hẻm, khói mịt mù.
d. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 4 : Hãy viết một câu miêu tả người cứu gia đình kia thoát khỏi đám
cháy.
- Trong ánh lửa, tôi thấy một bóng người cao , gầy, khập khiễng chạy
tới ngôi nhà đang cháy, xô cánh cửa đổ rầm.
(Ý của đề bài là tìm câu trong bài miêu tả người cứu gđ kia thoát nạn)
Câu 5 : Những chi tiết cứu gia đình kia thoát khỏi đám cháy của người
bán bánh giò là :
a. Lao vào ngôi nhà đang cháy, xô cánh cửa đổ rầm.
b. Lom khom, khập khiễng như đang che chở vật gì.
c. La to “Cháy!Cháy nhà! ” để báo hiệu
d. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện này là gì ? Câu chuyện gợi cho em suy
nghĩ gì về trách nhiệm của mỗi người dân trong cuộc sống ?
- Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo,
dũng cảm lao vào đám cháy để cứu một gia đình thoát nạn.
- Mỗi người đều phải có ý thức, trách nhiệm giúp đỡ người khác khi
họ gặp nạn.
Câu 7: Hãy đặt một câu ghép biểu thị quan hệ tương phản.
Mẫu:
- Mặc dù nhà xa trường nhưng Thảo vẫn đi học đúng giờ.
Câu 8: Chủ ngữ trong câu sau là gì ?
Hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt bay vào làng.
-Chủ ngữ là : Hương từ đây.
Câu 9: Dấu phẩy in đậm trong câu sau có tác dụng gì ?

Từ nhỏ đến lớn, cứ mỗi mùa hè , Hoàng vẫn về đây, ngắm những cánh
hoa hoàng lan rơi rơi, ngắm làn gió nhè nhẹ.
- Các dấu phẩy in đậm có tác dụng ngăn cách các bộ phận trong cùng
một chức vụ.
Câu 10: Từ “nó” trong câu sau là gì ? Có tác dụng gì ?
Chim chích bông sà xuống cành lựu, nó rỉa lông một cách tỉ mỉ.
a. Là đại từ. Thay thế cho danh từ “chim chích bông”.
b. Là đại từ. Thay thế cho cụm danh từ “chim chích bông”.
c. Là động từ. Thay thế cho động từ “sà xuống”.
d. Là danh từ. Liên kết câu trước và câu sau.
(Các hs chú ý, trong câu 10, từ “Chim chích bông” là cụm danh từ chứ
không phải danh từ)
____________
Đọc thành tiếng (5điểm):
Học sinh chuẩn bị 3 bài :
- Thái sư Trần Thủ Độ. (Sgk trang 15 TV2)
- Hộp thư mật. (Sgk trang 62 TV2)
- Phong cảnh đền Hùng. (Sgk trang 68,69 TV2)
Lần lượt bốc thăm, chọn 1 trong 3 bài trên.
Nhẩm lại nội dung bài, tập trả lời lại các câu hỏi.
Các câu hỏi
Bài Thái sư Trần Thủ Độ :
- Đọc 1 trong 3 đoạn.
- ?Khi có người muốn xin làm chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm
gì ?
- Khi có người muốn xin làm chức câu đương, Trần Thủ Độ đã
đồng ý nhưng bắt phải chặt một ngón chân của người đó để
phân biệt với những câu đương khác.
- ?Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao ?
- Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ không những

không trách mắng mà còn lấy vàng lụa thưởng cho anh ta.
- ?Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần
Thủ Độ nói thế nào ?
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần
Thủ Độ nói : “Quả có chuyện như vậy. Xin Bệ hạ quở trách thần
và ban thưởng cho người nói thật.”
- ?Những việc làm và lời nói của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người
như thế nào ?
- Những việc làm và lời nói của Trần Thủ Độ cho thấy ông là
người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với
bản thân, luôn đề cao kĩ cương , phép nước.
- ?Nêu nội dung.
- Ca ngợi Thái sư Trần Thủ Độ là người cư xử nghiêm minh,
không vì tình riêng à làm trái phép nước.
Bài Hộp thư mật :
- Đọc 1 trong 4 đoạn.
- ?Chú Hai Long đi về phía Phú Lâm để làm gì ?
- Chú Hai Long đi về phía Phú Lâm để tìm hộp thư mật, lấy thư
và gửi báo cáo.
- ?Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú
Hai Long điều gì ?
- Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú
Hai Long tình yêu Tổ quốc Việt Nam, lời chào chiến thắng.
- ?Nêu cách lấy thư và gửi báo cáo của chú Hai Long. Vì sao chú làm
như vậy ?
- Chú Hai Long dừng xe, tháo chiếc bu-gi ra xem, mắt chú không
nhìn chiếc bu-gi mà chăm chú quan sát mặt đất phía sau cột cây
số; một tay cầm chiếc bu-gi, một tay bẩy nhẹ hòn đá, cạy đáy
hộp thuốc, rút ra một mảnh giấy nhỏ, thay vào đó là thư báo cáo
của chú, rồi trả hộp thuốc vào chỗ cũ. Chú Hai Long thực hiện

lấy thư và gửi báo cáo cẩn thận như vậy là để đánh lạc hướng,
không gây nghi ngờ và sự chú ý của người khác.
- ?Người liên lạc ngụy trang hộp thư khéo léo như thế nào?
- Hộp thư luôn được đặt tại một nơi dễ tìm mà ít bị chú ý nhất
;đặt trước một cột cây số ven đường, giữa cánh đồng vắng; hòn
đá hình mũi tên trỏ vào hộp thư; hộp thư là một chiếc vỏ đựng
thuốc đánh răng.
- ?Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa như
thế nào đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ?
- Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa
rất quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc , vì họ cung cấp
cho quân ta tin tức bí mật về kẻ địch để hiểu được ý đồ của địch,
kịp thời ngăn chặn, chủ động đánh trả , giành thắng lời mà đỡ
tốn xương máu.
- ?Theo bạn, hộp thư mật dùng để làm gì ?
- Theo em, hộp thư mật dùng để chuyển tin tức bí mật, quan
trọng.
- ?Nêu nội dung.
- Ca ngợi ông Hai Long và các chiến sĩ tình báo hoạt động trong
lòng địch đã dũng cảm , mưu trí, giữ vững đường dây liên lạc,
góp phần xuất sắc vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Bài Phong cảnh đền Hùng :
- Đọc 1 trong 3 đoạn.
- ?Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.
- Vua Hùng là những người đầu tiên dựng nước Văn Lang, đóng
đô ở thành Phong Châu, vung Phú Thọ, cách đây hơn bốn nghìn
năm.
(Các em hiểu thêm:
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời
Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm

[3]
. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN
thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính. (số năm trị vì là ước đoán)
1. Hùng Dương (Lộc Tục): 2879 - 2794 TCN
2. Hùng Hiền (Lạc Long Quân): 2793 - 2525 TCN
3. Hùng Lân (vua) : 2524 - 2253 TCN
4. Hùng Việp : 2252 - 1913 TCN
5. Hùng Hy (trước): 1912 - 1713 TCN
6. Hùng Huy : 1712 - 1632 TCN
7. Hùng Chiêu : 1631 - 1432 TCN
8. Hùng Vỹ : 1431 - 1332 TCN
9. Hùng Định : 1331 - 1252 TCN
10. Hùng Hy (sau)(tuy là cùng âm "Hy", nhưng về mặt chữ Hán thì hai chữ này viết khác
nhau): 1251 - 1162 TCN
11. Hùng Trinh : 1161 - 1055 TCN
12. Hùng Võ : 1054 - 969 TCN
13. Hùng Việt : 968 - 854 TCN
14. Hùng Anh : 853 - 755 TCN
15. Hùng Triều : 754 - 661 TCN
16. Hùng Tạo : 660 - 569 TCN
17. Hùng Nghị : 568 - 409 TCN
18. Hùng Duệ : 408 - 258 TCN
)
- ?Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng.
- Những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng:
Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những
cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe
hoa; Lăng của các vua Hùng ẩn trong rừng cây xanh xanh;
phong cảnh thật là đẹp; bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi; dãy Tam
Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy

may trời cuồn cuộn; Ngã Ba Hạc , nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông
lớn tháng năm mải miết bồi đắp phù sa cho đồng bằng xanh
mát; lưng chừng núi có những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương
thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ cha mát cho con
cháu về thăm đất Tổ; có giếng Ngọc trong xanh.
- ?Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của dân tộc .Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
- Các truyền thuyết đó là : Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, sự
nghiệp dựng nước và giữ nước của An Dương Vương.
- ?Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
- Câu ca dao này nói lên : Dù ai đi đâu về đâu, làm việc gì cũng
luôn nhớ về ngày giỗ Tổ, nhớ về cội nguồn.
- ?Bài này tả gì ?
- Bài này tả cảnh vật nơi đền Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ
Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- ?Em hiểu, theo bài này thì “Nam quốc sơn hà” nghĩa là gì ?
- Theo em, “Nam quốc sơn hà” ý trong bài chỉ đến Tổ quốc Việt
Nam.
- ?Nêu nội dung
- Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng
thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ
tiên.
.
.
Khổ cho em lắm ạ, làm cái này hơn 2 tuần mới xong . Có gì thì mọi người
cứ nói cho em sửa bài lại ạ.

×