Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC MÔN: CỞ SỞ NGỮ DỤNG HỌC (Understanding Pragmatics)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.39 KB, 4 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
__________________________________
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
MÔN: CỞ SỞ NGỮ DỤNG HỌC
(Understanding Pragmatics)
Người biên soạn:
GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp
HÀ NỘI – 2012
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
MÔN: CƠ SỞ NGỮ DỤNG HỌC
1. Thông tin về giảng viên:
Giảng viên 1:
- Họ và tên: Lê Đông.
- Học hàm, học vị: Tiến sỹ.
- Thời gian làm việc: Thứ…… (8:00 -16:00)
- Địa điểm làm việc: Khoa Ngôn ngữ học (P. A 304, Số 336, Nguyễn trãi,
Thanh Xuân, Hà Nội)
- Điện thoại:
- Email:
2. Thông tin về môn học
- Tên môn học: Cơ sở Ngữ dụng học
- Mã môn học: LIN3006
- Số tín chỉ: 2
- Môn học: Bắt buộc
- Địa chỉ Khoa/bộ môn phụ trách môn học: Khoa Ngôn ngữ học, Bộ môn
Ngôn ngữ học Lí thuyết
3. Mục tiêu môn học
Môn học này nhằm giúp người học:
3.1. Về kiến thức:


- Nắm được những vấn đề cốt lõi của Ngữ dụng học: qui chiếu, hàm ý, hành
động ngôn từ và hội thoại.
- Hiểu được tinh thần của Ngữ dụng học như một phối cảnh (perspective) lựa
chọn các phương tiện ngôn ngữ trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
3.2. Về kĩ năng
- Thực hành thuần thục các thao tác nghiên cứu của Ngữ dụng học.
- Biết vận dụng tri thức về Ngữ dụng học để nghiên cứu tiếng Việt.
4. Tóm tắt nội dung môn học
Trình bày những vấn đề trung tâm nhất Ngữ dụng học trong ngôn ngữ học hiện
đại, vận dụng vào việc giải quyết những vấn đề đặt ra trong giao tiếp của ngôn ngữ
nói chung và tiếng Việt nói riêng.
5. Nội dung chi tiết môn học
Bài 1: Một số nguyên tắc phương pháp luận của Ngữ dụng học
1.1.Vai trò của ngữ cảnh
1.2.Tọa độ ngữ dụng
1.3.Sự lựa chọn hình thức biểu đạt
Bài 2: Phép Quy chiếu trong ngôn ngữ
2.1. Quy chiếu và biểu thức quy chiếu
2.2.Tính xác định
2.3.Biểu thức chỉ dẫn qui chiếu và biểu thức nêu thuộc tính
2.4.Trực chỉ và các loại trực chỉ
Bài 3: Hàm ngôn
3.1.Hiển ngôn và hàm ngôn
3.2.Các loại hàm ngôn
3.3.Lí thuyết của Grice về hàm ngôn hội thoại
Bài 4: Hành động ngôn từ
4.1.Giới thiệu Austin và Searle
4.2.Các loại hành động ngôn từ
4.3.Các điều kiện thành công của hành động ngôn từ
Bài 5: Hội thoại

5.1. Thương lượng hội thoại
5.2. Cấu trúc của hội thoại
5.3. Chiến lược hội thoại.
5.4. Các quy tắc hội thoại
Bài 6: Một số vấn đề còn tranh cãi về ngữ dụng học trong tiếng Việt
6.1. Tình hình nghiên cứu ngữ dụng học tiếng Việt.
6.2. Những ý kiến về đường hướng nghiên cứu ngữ dụng học tiếng Việt.
6.3. Những ý kiến về ảnh hưởng của ngữ dụng học trong nghiên cứu Việt ngữ.
6.4. Những thành quả mà ngữ dụng học tiếng Việt mang lại.
6. Học liệu
6.1. Học liệu bắt buộc
1. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, 2003.
2. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2001.
3. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2000.
4. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb Giáo dục, 2000.
6.2. Học liệu tham khảo
1. Lyons J., Ngữ nghĩa học dẫn luận, Nxb Giáo dục, 2006 (bản dịch của
Nguyễn Văn Hiệp)
2. Levinson S., Pragmatics, Cambridge University Press, 1983.
3. Leech G., Principles of Pragmatics, Nxb Longman, 1983.
4. Jef Verschueren, Understanding Pragmatics, Nxb Arnold, 1999.
7. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
TT Hình thức kiểm tra Nội dung kiểm tra
1 Đánh giá thường xuyên - Tham gia lớp học.
- Tinh thần học tập.
2. Bài kiểm tra giữa kỳ - Các nội dung chính nửa
đầu môn học.
3. Bài thi hết môn - Các nội dung chính của
cả môn học.

A. Đánh giá thường xuyên:
- Trọng số 10%
B. Kiểm tra đánh giá giữa kì:
- Hình thức: Vấn đáp hoặc viết tiểu luận
- Trọng số 30%
C. Thi hết môn học:
- Hình thức: Vấn đáp hoặc viết tiểu luận
- Trọng số 60%
Duyệt Chủ nhiệm Bộ môn Giảng viên

×