Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
MỤC LỤC
Trang
SV: Phạm Thị Xuân 1 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
SV: Phạm Thị Xuân 2 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi nước ta mở cửa hội nhập với thế giới, đặc biệt là khi nước ta chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế WTO năm 2007,
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng tăng. Nước ta
với lợi thế nhân công rẻ , nguồn tài nguyên phong phú được coi là một điểm đến
hấp dẫn của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện đời sống của người dân và tạo công
ăn việc làm cho hàng ngàn lao động , cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương.
Công ty TNHH Tae Yang Vina là một công ty với 100% vốn đầu tư trực
tiếp của Hàn Quốc.Trong quá trình hoạt động hơn mười năm qua công ty đã góp
phần thay đổi bộ mặt địa phương giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao
động.Bên cạnh đó, công ty luôn hoạt động có lãi và đóng góp hàng tỷ đồng tiền
thuế cho ngân sách nhà nước. Công ty với đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt huyết,
lành nghề cùng với dây chuyền kỹ thuật sản xuất hiện đại hàng năm sản xuất ra
hàng trăm tỷ đồng hàng hóa đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Sau một thời gian thực tập tại công ty Tae Yang Vina, cùng với sự giúp đỡ
của các anh chị phòng tài chính của công ty cũng như sự hướng dẫn của TH.S
Nguyễn Hương Giang, em đã hoàn thành báo cáo tổng hợp khái quát về tình hình
của công ty trong những năm gần đây.
Báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận
được ý kiến góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Phạm Thị Xuân 3 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Lịch sử hình thành phát triển
Tên công ty : Công ty TNHH Tae Yang Vina.
Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài : Tae Yang Vina co. ,ltd.
Địa chỉ : Đường 206, Khu công nghiệp Phố Nối A, xã Trưng Trắc , huyện Văn Lâm
, tỉnh Hưng Yên.
Điện thoại :(+84)321.3980 292
Fax: (+84)321.3980 295
1.1.1. Đơn vị chủ đầu tư
Công ty TNHH Taeyang Vina là công ty 100% vốn nước ngoài được thành
lập vào năm 2000 theo giấy phép đầu tư số 002/GP-HY do UBND tỉnh Hưng Yên
cấp ngày 10/11/2000.Đơn vị chủ đầu tư là tập đoàn Tae Yang Sa của Hàn Quốc
giấy chứng nhận kinh doanh số 180111-0318112 do cơ quan thuế Pusan cấp ngày
24/3/ năm 2000, trụ sở chính tại 267-1, Tokpo-Dong, Sasang – Gu, 617-040 South
Korea, Hàn quốc góp 100% vốn điều lệ .Tae Yang Sa là một tập đoàn dẫn dầu về
chế tạo xuất khẩu đủ các loại bộ đồ ăn trên thế giới, với 1 nhà máy ở Hàn Quốc và 5
nhà máy ở Trung Quốc.Tổng công ty Tae Yang Sa được thành lập năm 1975 với
kim ngạch xuất khẩu đạt 14 triệu USD mỗi năm. Các sản phẩm của công ty đạt chất
lượng cao và chủ yếu để xuất khẩu sang các thị trường lớn như các nước Châu Âu
chiếm tới 60% sản lượng và thị trường Nam Bắc Mỹ với khoảng 40% sản lượng.
Tổng công ty Tae Yang Sa đang tiếp tục mở rộng đầu tư để đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ lớn.
1.1.2. Mục tiêu thành lập
Công ty TNHH Tae Yang Vina được thành lập với mục đích mở rộng khả
năng sản xuất và tính cạnh tranh của tập đoàn Tae Yang Sa. Công ty đi vào hoạt
động với công suất lên tới 42 triệu chiếc thìa dĩa và khoảng 12 triệu chiếc dao mỗi
năm đóng góp một phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu lớn về các mặt hàng
của thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó ,ưu thế nhân công với chi phí thấp ở Việt
Nam góp phần hạ giá thành và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.Điều này giúp
thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng và cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá
thành hợp lý. Ngoài ra, công ty góp phần hỗ trợ cộng đồng địa phương và tạo công
ăn việc làm cho khoảng gần 2000 lao động Việt Nam. Công nhân viên của công ty
được hưởng lương và chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ theo quy định của pháp luật
SV: Phạm Thị Xuân 4 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
Việt Nam. Hàng năm công ty cơ kế hoạch đào tạo gửi các cán bộ quản lý , kỹ sư ,
công nhân kỹ thuật đến công ty Tae Yang Sa ở Triều Tiên và liên hệ với công ty
Trung Quốc để bồi dưỡng thêm nghiệp vụ, kỹ thuật vận hành các thiết bị công nghệ
và thiết kế, chế tạo sản phẩm. Công ty đào tạo tại địa phương bằng việc gửi các
chuyên gia giỏi đến Việt Nam để đào tạo tại chỗ cho các cán bộ Việt Nam về
nghiệp vụ , kỹ năng.
1.1.3. Đăng ký kinh doanh
Công ty TNHH Tae Yang Vina được cấp phép thời gian hoạt động là 30
năm với tổng vốn đầu tư lên tới 5 triệu USD. Vốn điều lệ của công ty là 54 tỷ VND
tương đương 3400000 USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án 260 tỷ VND tương
đương 16250000 USD. Vốn thực góp của công ty đến ngày 31/12/2013 là 3400000
USD được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại ngày góp vốn là 55.708.413.252 VND.
Công ty được xây dựng trên diện tích đất 30000 m2 . mặt bằng tổng thể của
công ty được sắp xếp theo dây chuyển chế biến , phạm vi của mỗi hạng mục và diện
tích đất sử dụng đảm bảo hiệu quả lao động và chất lượng sản phẩm. Mặt bằng tổng
thể được sắp xếp theo quy trình sản xuất hợp lý , đường nội bộ ngắn nhất, sử dụng
đất hợp lý. Kiến trúc bên ngoài của nhà máy đáp ứng các yêu cầu về môi trường và
thích hợp với khu vực xung quanh. Thiết kế nhà đảm bảo các tiêu chuẩn về quy
trình xây dựng, tiêu chuẩn kết cấu công nghệ, nền móng và kết cấu, tiêu chuẩn về
môi trường và phòng tránh cháy nổ. Công ty gồm có 2 khu nhà xưởng rộng 50m x
dài 100m x cao 6.2 m chiếm diện tích 1000 m2 và văn phòng , khu phụ trợ chiếm
3000 m2. Các xưởng sản xuất chính đều có kết cấu khung thép , ribbet liên kết với
nền móng, khớp nối với vì kèo , đổ giằng móng bằng khung bê tong cốt thép. Độ
cứng và độ ổn định của hệ khung được đảm bảo bằng hệ thống cột và giằng mái.
Tường bao và tường ngăn được xây gạch và thếp màu dạng tấm với hệ thống giằng
bê tông tiếp nối tới lanh tô mái che.
Công ty sản xuất và kinh doanh chủ yếu các sản phẩm bộ đồ ăn bằng thép
inox không gỉ như: dao , thìa , dĩa, các loại dao có chuôi rộng , các dao chuôi đặc ,
thìa ăn, dĩa ăn , thìa café, thìa kem , thìa điểm tâm… được sử dụng theo kiểu dáng
phương Tây , và quy cách thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là thị trường Châu Âu và Châu Mỹ
với khoảng 80% sản lượng. Đây là hai thị trường rộng lớn và có mức chi tiêu tiêu
dùng cao. Những thị trường này cũng đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật và tiêu chuẩn chất
lượng khắt khe.
SV: Phạm Thị Xuân 5 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
Trong quá trình hoạt động công ty TNHH Tae Yang Việt Nam tiến hành đã
sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư 4 lần:
Lần 1, ngày 18/3/2002 giấy chứng nhân đầu tư điều chỉnh số 002/GPDC1-
HY, công ty tăng vốn đầu tư và vốn pháp định lên 7000000 USD và 2100000 USD.
Lần 2, ngày 28/1/2005, giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 002/GPDC2-
HY-KCN-HY, công ty tăng vốn đầu tư và vốn pháp định lên tương ứng 8000000
USD và 2400000 USD.
Lần 3, ngày 21/12/2006, giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh số 052 000 016
tăng vốn đầu tư và vốn điều lệ lên tương ứng 10.000.000 USD và 3.400.000 USD.
Lần 4, ngày 10/8/2007, giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh tăng vốn đầu tư
lên 16.250.000 USD và bổ sung thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh.
1.1.4. Lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của công ty theo Giấy chứng nhận đầu tư
hiện tại là: sản xuất đồ dùng từ inox, sản xuất các sản phẩm lõi lô, lô đánh bóng
bằng các loại vải, sáp đánh bóng kim loại, xây dựng nhà xưởng cho thuê.
Hoạt động chính của công ty trong những năm gần đây là sản xuất các loại
dao , thìa , dĩa, muôi, khay thức ăn inox các loại.
SV: Phạm Thị Xuân 6 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc điều hành
Giám đốc kinh doanh
Trưởng phòng XNK
Phó phòng kinh doanh
Giám đốc sản xuất
Quản đốc sản xuất
Quản đốc kho
Quản đốc thành phẩm
Giám đốc tài chính
Kế toán trưởng
Trưởng phòng thanh tra
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
• Tổng giám đốc
SV: Phạm Thị Xuân 7 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
Họ tên: Choi Young Don
Sinh năm : 1960
Quốc tịch: Hàn Quốc
Nhiệm vụ: Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của
công ty , chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện
các quyền và nhiệm vụ được giao.Giám đốc điều hành công ty theo đúng pháp luật,
điều lệ công ty và hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của hội đồng
quản trị. Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông,
kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và
Đại hội đồng cổ đông thông qua.Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có
Nghị quyết của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt công ty ký kết các hợp
đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất.Soạn thảo các quy
chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của Công ty trình Hội đồng
quản trị phê duyệt. Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức
danh quản lý Công ty từ Phó Giám đốc trở xuống. Tham khảo ý kiến của Hội đồng
quản trị để quyết định số lượng người lao động, mức lương, trợ cấp, lợi ích, việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm và các điều khoản khác liên quan đến hợp đồng lao động của
họ.Giám đốc phải trình Hội đồng quản trị phê chuẩn kế hoạch kinh doanh chi tiết
cho năm tài chính tiếp theo trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp
cũng như kế hoạch tài chính 05 (năm) năm.Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm
được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua.Đề xuất những biện
pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty. Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn,
hàng năm và hàng tháng của Công ty phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm
và hàng tháng của Công ty theo kế hoạch kinh doanh. Bản dự toán hàng năm (bao
gồm cả bản cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo lưu
chuyển tiền tệ dự kiến) cho từng năm tài chính sẽ phải được trình để Hội đồng quản
trị thông qua và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của Công
ty.Thực hiện tất cả các hoạt động khác theo quy định của Điều lệ này và các Quy
chế của Công ty, các Nghị quyết của Hội đồng quản trị, hợp đồng lao động của
Giám đốc và pháp luật.Báo cáo lên Hội đồng quản trị và các cổ đông. Giám đốc
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo các cơ quan này khi được yêu
cầu.
SV: Phạm Thị Xuân 8 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
• Phó tổng giám đốc điều hành
Họ tên : Park Hyung Soon
Sinh năm : 1962
Quốc tịch: Hàn Quốc
Nhiệm vụ : Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo, xử lý thường xuyên các
lĩnh vực công tác của công ty theo sự phân công của Giám đốc. Phó Giám đốc được
sử dụng quyền hạn của Giám đốc để giải quyết các công việc được phân công và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các quyết định của mình.
Chỉ đạo các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển theo lĩnh vực được
phân công. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong việc tổ chức thực hiện chỉ đạo của
lãnh đạo công ty; tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện những nhiệm vụ được
giao. Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, theo dõi các đơn vị thuộc phạm vi quản lý về tài
chính; đảm bảo thu nhập, quỹ lương cơ bản; cân đối và quyết định quỹ công đoàn,
phúc lợi xã hội, khám sức khỏe, đối ngoại và hợp tác quốc tế, của các đơn vị được
phân công phụ trách. Phó Giám đốc theo dõi ,chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp,
hướng dẫn, chỉ đạo chung về mảng công việc. Ngoài những nhiệm vụ cụ thể được
phân công, Phó Giám đốc có trách nhiệm nắm bắt, theo dõi hoạt động chung cua
công ty để có thể phối hợp và đảm nhận các nhiệm vụ khác khi Giám đốc giao.Việc
phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc có thể thay đổi tùy theo tình hình công
việc, nhiệm vụ.
• Giám đốc kinh doanh
Họ tên: Nguyễn Thanh Hải
Sinh năm: 1972
Quốc tịch : Việt Nam
Nhiệm vụ : Do doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chủ yếu phục vụ cho xuất
khẩu ra thị trường nước ngoài, tổng giám đốc quản lý việc nhập khẩu nguyên vật
liệu và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.Đảm bảo đúng thủ tục xuất nhập khẩu
khai báo tờ khai cơ quan hải quan.Quản lý xuất khẩu ,vận chuyển, xếp bốc dỡ hàng
hóa đảm bảo kiểm tra giám sát chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
• Giám đốc sản xuất
Họ tên :Nguyễn Tuấn Anh
Sinh năm:1975
Quốc tịch: Việt Nam
Nhiệm vụ: Giám đốc sản xuất có vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng
SV: Phạm Thị Xuân 9 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
và chất lượng sản phẩm của công ty.Thứ nhất, giám đốc sản xuất quản lý,điều hành
các vấn đề kỹ thuật của nhà máy, đảm bảo cho các máy móc thiết bị vận hành tốt.
Thứ hai, giám đốc sản xuất điều hành sản xuất đảm bảo tiến độ theo kế hoạch lệnh
sản xuất đã được lãnh đạo phê duyệt. Thứ ba, giám đốc sản xuất xây dựng , quản lý
hệ thống chất lượng của nhà máy, kiểm soát việc thực hiện quy trình quy định,
hướng dẫn trong quá trình sản xuất.Nhiệm vụ quan trọng nhất là tổ chức điều phối ,
theo dõi, giám sát sử dụng tối ưu các nguồn lực, giám sát việc sử dụng nguyên liệu
theo đúng định mức, theo dõi thống kê nguyên vật liệu, kiến nghị và thực hiện giải
pháp giảm hao hụt nguyên liệu trong sản xuất,tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, xây
dựng hướng dẫn, giám sát quy trình chuẩn trong sản xuất. Ngoài ra, giám đốc sản
xuất giám sát việc tuân thủ nội quy thủ tục và kỷ luật , an toàn lao động, phòng cháy
chữa cháy, tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ quản lý và công nhân sản xuất.
• Giám đốc tài chính
Họ tên : Cho Young Yil
Sinh năm: 1967
Quốc tịch: Hàn Quốc
Nhiệm vụ: Giám đốc tài chính phụ trách quản lý tài chính của doanh nghiệp
nghiên cứu , phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác sử dụng có hiệu
quả các nguồn vốn, cảnh báo nguy cơ đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài
chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai. Giám đốc tài chính cần
theo dõi lợi nhuận chi phí, điều phối và củng cố, đánh giá dữ liệu tài chính, chuẩn bị
các báo cáo đặc biệt và lập kế hoạch, phân tích đánh giá, quản lý danh mục đầu tư
của doanh nghiệp, tìm kiếm những cơ hội đầu tư đem lại lợi nhuận cao nhất, phân
tích cấu trúc vốn và quản lý rủi ro tài chính ở mức độ phù hợp.Ngoài ra, giám đốc
tài chính còn phải dự báo những yêu cầu về tài chính, chuẩn bị ngân sách hàng năm,
lên kế hoạch chi tiêu, phân tích sai biệt và nêu phương án sửa chữa.Thêm nữa,giám
đốc tài chính cần đôn đốc, giám sát đảm bảo thực hiện tốt chiến lược tài chính đề ra.
Giám đốc tài chính cần thiết lập và duy trì quan hệ với ngân hàng và các cơ quan
hữu quan.
• Kế toán trưởng
Họ tên : Đỗ Mạnh Cương
Sinh năm: 1976
Quốc tịch : Việt Nam
Nhiệm vụ: Kế toán trưởng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính
SV: Phạm Thị Xuân 10 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
của doanh nghiệp là người chỉ đạo chung và tham mưu cho lãnh đạo về tài chính,
chiến lược tài chính, kế toán cho doanh nghiệp. Kế toán trưởng là người hướng dẫn,
chỉ đạo kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên đã làm sao cho
hợp lý nhất. Kế toán trưởng tổ chức hệ thống báo cáo của doanh nghiệp để tiến
hành ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh
doanh của công ty trên cơ sở không ngừng cải tiến bộ máy tổ chức và tuân thủ pháp
lệnh kế toán thống kê. Ngoài ra, kế toán trưởng phải thiết lập đầy đủ và gửi đúng
hạn các báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán theo quy định của nhà nước và điều
lệ công ty.Bên cạnh đó, kế toán trưởng có nhiệm vụ hoạch định , tổ chức, kiểm tra,
duy trì và đổi mới theo hướng hiệu quả của nghiệp vụ kế toán quản trị, tổ chức phổ
biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán do nhà
nước ban hành cho các cấp thừa hành thuộc hệ thống kế toán, kiểm tra việc bảo
quản lưu trữ các tài liệu kế toán. Kế toán trưởng cần tổ chức kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ kế toán viên của công ty và thực hiện
quản lý hoạt động ngân sách của doanh nghiệp, hoach định và dưa ra quyết định tài
chính ngắn hạn.
SV: Phạm Thị Xuân 11 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Vật liệu đầu vào Phân chia Tạo phôi Rèn
CuộnĐánh dấu kiểuTạo phôiXử lý nhiệt
Mài Cắt Đánh bóng Làm sạch
Kiểm traĐánh dấu bằng khắc axitĐóng gói
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TNHH TAE YANG VINA GIAI ĐOẠN 2009-2013
2.1. Quy trình sản xuất
2.1.1. Miêu tả quy trình sản xuất các loại dao
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất dao
Nguồn: Báo cáo phòng sản xuất công ty TNHH Tae Yang Vina
1. Phân chia tấm inox theo chiều dài và chiều rộng để có các kích thước thích hợp
2. Tạo phôi – cắt khuôn dạng của dao
3. Rèn
4. Đóng dấu mẫu-đóng dấu bằng dụng cụ máy rơi búa
5. Tạo phôi- cắt phần tay nắm dao
6. Tạo phôi – cắt vát phần tạo lưỡi dao
7. Xử lý nhiệt
8. Đánh bóng và mài cạnh bên
9. Mài lưỡi dao
10. Đánh bóng và mài phần phía trước và phía sau của bộ phận lưỡi của dao
11. Cắt quả bóng-tạo hàm rang cưa trên lưỡi dao để tạo độ sắc
12. Đánh bóng- đánh bóng bằng máy đánh bóng và vải mềm
13. Hoàn thiện lau sạch bụi vải
SV: Phạm Thị Xuân 12 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Vật liệu đầu vào Phân chia Tạo phôi Cuộn Đánh dấu tên kiểu
Đánh dấu kiểuTạo phôiMàiLàm sạchKiểm tra
Tạo khuôn Nghiền Đánh bóng Làm sạch Kiểm tra
Đánh dấu bằng khắc
axit
Đóng gói
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
14. Kiểm tra
15. Khắc bằng axit- đánh bóng
2.1.2. Miêu tả quy trình làm thìa dĩa
Sơ đồ 2.2 Quy trình làm thìa,dĩa
Nguồn: Báo cáo phòng sản xuất công ty TNHH Tae Yang Vina
1. Chia tấm thép inox cắt chiều dài/ chiều dọc của tấm thép kim loại để có kích cỡ
thích hợp
2. Làm phôi cắt hình sơ bộ của thìa và dĩa
3. Cán dàn phần đầu của thìa và dĩa bằng máy cán
4. Dập tên nhãn /ký hiệu/khách hàng bằng máy dập
5. Làm phôi cắt hình của phần đầu thìa và dĩa
6. Mài phần bên
7. Mài phần trên và phần dưới của chuôi thìa và dĩa
8. Mài phần trước và phần sau của phần đầu thìa và đĩa
9. Làm sạch sau khi mài để khử bột mài
10. Tạo hình để làm thành hình tròn của phần đầu thìa và dĩa
11. Mài nhánh mài giữa cách nhánh để làm cho bề mặt của nhánh dĩa được nhẵn
12. Đánh bóng bằng máy mài dĩa
13. Làm sạch lần cuối cùng để khử bột mài
14. Kiểm tra
15. Khắc mòn đóng dấu tên nhãn/khách hàng/kí hiệu bằng máy khắc mòn
SV: Phạm Thị Xuân 13 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
16. Đóng gói
2.2. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
2.2.1. Tổng quan về sự biến động nguồn vốn của công ty
Công ty TNHH Tae Yang Việt Nam là công ty 100% vốn của Hàn Quốc với
nguồn vốn lên tới hơn 600 tỷ đồng.Tính đến ngày 31/12/2013 tổng tài sản của công
ty trị giá hơn 682 tỷ đồng.Trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 250,7 tỷ đồng (chiếm
36,7%) và nguồn vốn nợ 431 tỷ đồng (chiếm 62,3%). Nguồn vốn tín dụng thương
mại của công ty ( Nợ người bán+ Tiền khách hàng trả trước- phải thu khách hàng-
trả trước cho người bán) cuối năm 2013 lên tới hơn 16,6 tỷ đồng. Công ty chiếm
dụng nguồn vốn của các đơn vị khác.
Bảng 2.1 Bảng cân đối kế toán năm 2013
Đơn vị tính: vnd
Tài sản 31/12/2013 01/01/2013
A.Tài sản ngắn hạn 537,907,165,840 475,251,704,703
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 22,745,449,819 4,315,133,087
Tiền 22,745,449,819 4,315,133,087
II. Các khoản phải thu ngắn hạn 398,380,234,052 338,806,570,863
1. Phải thu khách hàng 256,121,092,663 264,368,623,573
2. Trả trước cho người bán 144,950,997,318 60,759,649,973
3. Các khoản phải thu khác 13,162,628,568 13,678,297,317
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (15,864,484,497)
III. Hàng tồn kho 109,216,030,362 112,470,536,632
1. Hàng tồn kho 109,216,030,362 112,470,536,632
IV. Tài sản ngắn hạn khác 7,565,451,607 19,659,464,121
1. Chi phí trả trước ngắn hạn khác 899,134,133
2. Thuế GTGT được khấu trừ 5,772,934,266 11,238,344,001
3. Các khoản phải thu nhà nước 43,059,515
4. Tài sản ngắn hạn khác 850,323,693 8,421,120,120
B.Tài sản dài hạn 144,551,596,503 139,986,992,589
I. Tài sản cố định 91,000,982,614 93,506,884,414
Tài sản cố định hữu hình 90,157,165,243 64,311,609,382
1. Nguyên giá 192,091,812,977 150,684,679,159
2. Giá trị hao mòn lũy kế (101,934,647,734) (86,373,069,777)
Tài sản cố định vô hình 843,817,371 782,897,946
1. Nguyên giá 1,270,060,777 1,196,235,777
SV: Phạm Thị Xuân 14 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
2. Giá trị hao mòn lũy kế (426,243,406) (413,337,831)
Xây dựng dở dang 28,412,377,086
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 53,282,695,855 45,814,303,734
1. Đầu tư vào công ty con 53,282,695,855 53,282,695,855
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3,592,530,000 4,424,130,000
3.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài
hạn (3,592,530,000) (11,892,522,121)
III. Tài sản dài hạn khác 267,918,034 665,804,441
Chi phí trả trước dài hạn khác 267,918,034 665,804,441
Tổng cộng tài sản 682,458,762,343 615,238,697,292
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả 431,797,587,341 407,529,854,349
1. Nợ ngắn hạn 431,797,587,341 407,529,854,349
2. Vay và nợ ngắn hạn 140,868,481,585 172,811,970,304
3. Phải trả người bán 197,590,900,954 143,359,577,400
4. Người mua trả tiền trước 69,815,193,991 70,652,050,994
5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 7,816,093,303 9,921,062,835
6. Phải trả người lao động 12,321,319,193 9,116,373,218
7. Chi phí phải trả 2,100,000,000
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 1,285,598,315 1,668,819,598
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 250,661,175,002 207,708,842,943
Vốn chủ sở hữu 250,661,175,002 207,708,842,943
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 55,708,413,252 55,708,413,252
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 194,952,761,750 152,000,429,691
Tổng cộng nguồn vốn 682,458,762,343 615,238,697,292
Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty TNHH Tae Yang Vina
Đầu tư tài sản dài hạn của công ty đến cuối năm 2013 là 144,6 tỷ đồng
(chiếm 21,2%) tổng tài sản, còn lại là tài sản ngắn hạn chiếm gần 80%. Trong đó
phải thu khách hàng năm 2013 rất lớn lên tới 256,1 tỷ đồng chiếm 64,3 % các
khoản phải thu ngắn hạn và 37,5% tổng tài sản.Trong giai đoạn 2009 đến 2013,
khoản phải thu khách hàng liên tục tăng lên. Cụ thể năm 2009 là 100,2 tỷ đồng tăng
mạnh đạt đỉnh ở mức 264,3 tỷ đồng vào năm 2012 và giảm nhẹ xuống còn 256,1 tỷ
đồng năm 2013. Như vậy, qua 4 năm khoản phải thu khách hàng tăng lên gấp hơn
2,5 lần, đây là một con số khá lớn và mức độ tăng tương đối cao. Nguyên nhân cuả
SV: Phạm Thị Xuân 15 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
việc tăng lên này một phần do doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư.
Đồ thị 2.1. Khoản phải thu khách hàng giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty TNHH Tae Yang Vina
Qua các năm nguồn vốn của công ty lên tục tăng lên.Cụ thể, năm 2009 tổng
tài sản của công ty ở mức 373,7 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 lên tới 682,5 tỷ đồng
tức là xấp xỉ gần gấp hai lần so với năm 2009. Như có thể thấy trong đồ thị, tổng tài
sản của công ty năm 2010 lớn hơn so với năm 2009 nhưng nhìn vào bảng cân đối
tài sản trong báo cáo của doanh nghiệp thì năm 2009 lượng tồn kho của doanh
nghiệp cao hơn so với năm 2010.Cụ thể năm 2009 lượng hàng tồn kho chiếm tới
140,7 tỷ đồng, trong khi năm 2010 lượng hàng tồn kho là 101,2 tỷ đồng.
Đồ thị 2.2 Tổng tài sản của công ty Tae Yang Viet Nam giai đoạn 2009-2013
Nguồn : Báo cáo thường niên của công ty TNHH Tae Yang Vina
Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu của công ty cũng tăng đáng kể qua các
năm, được thể hiện rõ ở 4 lần điều chỉnh tăng vốn trong giấy phép kinh doanh của
SV: Phạm Thị Xuân 16 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
doanh nghiệp và bảng cân đối kế toán hàng năm.Năm 2011 và năm 2012, trên bảng
cân đối kế toán thể hiện vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng. Năm 2011, nguồn vốn đầu
tư của chủ sở hữu tăng từ 32,1 tỷ đồng lên 35,2 tỷ đồng tức tăng lên 9,7%. Năm
2012, nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tiếp tục tăng thêm 20,5 tỷ đồng chiếm tới
58,2% vốn đầu tư của chủ sở hữu năm 2011.
2.2.2. Khả năng thanh toán của công ty
Hệ số thanh toán ngắn hạn =(Tổng tài sản lưu động)/(Tổng nợ ngắn hạn)
Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết
tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với
thời hạn của các khoản nợ đó.Hệ số này của từng công ty thường được so sánh với
hệ số trung bình của ngành, tuy nhiên mỗi ngành sẽ có một hệ số trung bình khác
nhau.
Hệ số thanh toán nhanh =(Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/(Tổng nợ
ngắn hạn)
Hệ số này nói lên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ
ngắn hạn vì công ty dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt.Hàng tồn
kho không được đưa vào công thức vì trong một số trường hợp hàng tồn kho khó có
thể chuyển ra tiền mặt một cách dễ dàng. Hệ số này cũng thường được so sánh với
hệ số trung bình của ngành, thông thường khả năng thanh toán của công ty được
đánh giá an toàn khi hệ số này > 0,5 lần vì công ty có thể trang trải các khoản nợ
ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán.
Hệ số thanh toán bằng tiền= (Tiền và các khoản mục tài sản tương đương
tiền)/(Tổng nợ ngắn hạn)
Hệ số này nói lên khả năng đáp ứng việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
của công ty bằng loại tài sản lỏng nhất đó là tiền và các khoản tương đương
tiền.Việc giữ tiền mặt một mặt có thể đáp ứng nhanh chóng việc thanh toán của
công ty, tuy nhiên việc giữ tiền mặt cũng tốn chi phí của doanh nghiệp do cất giữ
tiền mặt là tài sản không sinh lời.
Khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán nhanh của công ty được
cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2009-2013 . Cụ thể, chỉ tiêu khả năng thanh toán
của công ty tăng từ 0,976 năm 2009 lên 1,246 năm 2013 tăng trung bình khoảng
6,7% mỗi năm. Trong khi đó khả năng thanh toán nhanh tăng từ 0,525 năm 2009
lên 0,993 năm 2013 tăng trung bình khoảng 17,6% mỗi năm.
Bảng 2.2 Chỉ số khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2009-2013
SV: Phạm Thị Xuân 17 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013
Khả năng thanh toán tức thời 0.976 1.082 1.113 1.147 1.246
Khả năng thanh toán nhanh 0.525 0.683 0.725 0.876 0.993
Khả năng thanh toán bằng tiền 0.013 0.085 0.016 0.010 0.053
Tuy nhiên khả năng thanh toán bằng tiền của công ty lại biến động qua các
năm trong giai đoạn này. Năm 2010, khả năng thanh toán bằng tiền tăng mạnh đạt
mức cao nhất trong giai đoạn này với 0,085. Tuy nhiên năm 2011 và 2012 khả năng
thanh toán bằng tiền của công ty sụt giảm quanh mức 0,01-0,016, trước khi có một
sự hồi phục tăng vào năm 2013 ở mức 0,053.
Tóm lại, với các chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty khá ổn định và có
xu hướng tăng lên trong cả giai đoạn. Chỉ số khả năng thanh toán tức thời và khả
năng thanh toán năm 2013 ở mức 1,246 và 0,993 là tương đối an toàn so với chỉ số
khả năng thanh toán thuộc ngành sản xuất của doanh nghiệp.
2.2.3. Đánh giá các hệ số hiệu quả hoạt động của công ty
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân.
Hệ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho
là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay
hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng
tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của
hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng
hàng tồn kho thấp. Hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên
không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.Hệ số vòng quay
hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho
không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục
hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số
này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho
không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp
bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên
SV: Phạm Thị Xuân 18 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản
xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm
bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Để có thể đánh giá tình
hình tài chính doanh nghiệp, việc xem xét chỉ tiêu hàng tồn kho cần được đánh giá
bên cạnh các chỉ tiêu khác như lợi nhuận, doanh thu, vòng quay của dòng tiền…,
cũng như nên được đặt trong điều kiện kinh tế vĩ mô, điều kiện thực tế của từng
doanh nghiệp.
SV: Phạm Thị Xuân 19 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Vòng quay HTK 3.644 3.347 2.661 6.811 6.052
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Vòng quay khoản phải thu 5.653 3.454 2.763 3.384 2.918
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
Bảng 2.3. Vòng quay hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty TNHH Tae Yang Vina
Vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng giảm từ 3,644 năm 2008
xuống còn 2,661 năm 2011. Tuy nhiên, tỷ số này tăng mạnh vào năm 2012 lên tới
6,811 gấp hơn 2,5 lần so với năm 2011 và giảm nhẹ vào năm 2013 xuống còn
6,052.
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu bình quân
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh
nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh
nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh
nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị
mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ
cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp sẽ bị
sụp giảm doanh số.
Bảng 2.4. Vòng quay khoản phải thu của công ty giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty TNHH Tae Yang Vina
Qua bảng ta thấy tỷ số vòng quay khoản phải thu của công ty mặc dù có sự
sụt giảm mạnh vào 2009-2010 từ 5,653% xuống còn 3,454% tuy nhiên tỷ số này lại
được giữ ổn định quanh mức 2,7-3,4 vào những năm tiếp theo 2010-2013.Do đặc
điểm của công ty là một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chủ yếu xuất khẩu ra
SV: Phạm Thị Xuân 20 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
nước ngoài nên kỳ thu tiền bình quân của công ty dài hơn so với các công ty sản
xuất và bán, tiêu thụ trong nước.Kỳ thu tiền bình quân của công ty TNHH Tae Yang
Vina vào khoangrng 100 – 130 ngày.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân.
Tỷ số này cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu. Tỷ số càng cao chứng tỏ khả năng tạo ra doanh thu của tài sản càng lớn.
Bảng 2.5. Vòng quay tổng tài sản của công ty giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Báo cáo thường niên công ty TNHH Tae Yang Vina
Công ty Tae Yang sản xuất dao thìa dĩa nên đầu tư vào tài sản cố định là khá
lớn do vậy tỷ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn do với các doanh nghiệp sản xuất
phải đầu tư ít vào tài sản cố định khác. Tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty
dao động từ 1,1-1,5 tương đối ổn định qua các năm.
2.2.4. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2009-2013
Công ty TNHH Tae Yang có vốn đầu tư và quy mô sản xuất lớn nên doanh thu
và lợi nhuận của công ty khá lớn.Lợi nhuận hàng năm của công ty lên tới hàng chục tỷ
đồng đóng góp một phần quan trọng vào làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.Lợi
nhuận của công ty tăng mạnh trong năm 2009-2011 từ mức 13,45 tỷ đồng năm 2008
tăng gấp 1,5 lần vào năm 2010 và đạt đỉnh vào năm 2011 với 62,2 tỷ đồng.Lợi nhuận
năm 2011 gấp gần 3 lần so với năm 2010, đây là mức tăng rất lớn và có được nhờ một
phần vào việc công ty tăng mạnh vốn đầu tư của chủ sở hữu vào năm 2011. Tuy nhiên
năm 2012-2013, lợi nhuận công ty giảm xuống tương ứng ở mức 49,5 tỷ đồng và 43,7
tỷ đồng.Trong khi nhiều công ty đầu tư nước ngoài và công ty trong nước làm ăn thua
lỗ do chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế bắt đầu năm 2008 thì công ty
Tae Yang vẫn làm ăn có lãi thậm chí năm 2011 lợi nhuận công ty còn tăng mạnh và
năm 2012 và năm 2013 giữ ở mức ổn định.
Đồ thị 2.3 Lợi nhuận giai đoạn 2009-2013
SV: Phạm Thị Xuân 21 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
Nguồn : Báo cáo thường niên của công ty TNHH Tae Yang Vina
Tỷ suất sinh lời tổng tài sản(ROA)= Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản bình
quân
Tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROA)cho biết một đồng tài sản được đầu tư tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất sinh lời tổng tài sản của công ty có xu hướng
tương tự như doanh thu tăng từ 3,6% năm 2009 lên tới 11,9% năm 2011 và có xu
hướng giảm vào xuống còn 8% năm 2012 và 6,4% năm 2013.
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu( ROE) =Lợi nhuận sau thuế/ Tổng vốn chủ
sở hữu bình quân.
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu cho biết một đồng vốn đầu tư của chủ sỡ hữu
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.Qua bảng ta thấy năm 2009 một đồng vốn chủ sở
hữu đầu tư tạo ra 0,417 đồng lợi nhuận. Đến năm 2010 một đồng vốn chủ sở hữu
tạo ra 0,723 đồng lợi nhuận. Năm 2011 con số này tăng lên đạt 1,91. Tiếp theo có
sự giảm nhẹ vào 2 năm cuối với con số tương ứng 0,889 và 0,785 đồng.
SV: Phạm Thị Xuân 22 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Vốn vay 83.46% 75.21% 73.11% 67.32% 63.27%
Vốn chủ sở hữu 16.54% 24.79% 26.89% 32.68% 36.73%
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Tỷ suất tài trợ TSCĐ 1.15 1.95 2.57 2.15 2.75
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
Bảng 2.6 Tỷ suất sinh lời của công ty giai đoạn 2009-2013
.Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên công ty TNHH Tae Yang Vina
2.2.5. Cơ cấu vốn của công ty giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.7. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2009-2013
Nguồn: Báo cáo thường niên công ty TNHH Tae Yang Vina
Qua bảng có thể thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong giai đoạn 2009-
2013. Cụ thể, tỷ lệ vốn chủ sở hữu năm 2009 chỉ có 16,54% đến năm 2013 tăng lên
36,73% hơn gấp 2 lần so với năm 2009. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu vẫn còn
thấp, công ty sử dụng chủ yếu là vốn vay. Năm 2009, nguồn vốn vay chiếm tới
83,46% tới năm 2013 vốn vay vẫn còn chiếm tới 63,27%.
Mặc dù vậy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đảm bảo tài trợ cho tài sản cố
định và một phần tài sản lưu động.
Bảng 2.8. Tỷ suất tài trợ TSCĐ giai đoạn 2009-2013
SV: Phạm Thị Xuân 23 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty TNHH Tae Yang Vina
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ= Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản cố định
Tỷ số này cho biết nguồn vốn chủ sở hữu có đủ đảm bảo đầu tư cho tài sản
cố định hay không. Như có thể thấy qua bảng trên, nguồn vốn đầu tư của chủ sở
hữu của công ty là khá lớn và tăng dần qua các năm. Tài sản cố định có thể được tài
trợ hoàn toàn bằng vốn chủ sở hữu. Không những thế vốn chủ sở hữu có khi lên tới
gấp 2,75 lần vốn chủ sở hữu năm 2013.
2.3. Một số giải pháp
Công ty cần tiếp tục duy trì ổn định hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và
khả năng thanh toán nhanh nhằm đảm bảo nhu cầu chi trả.Giữ vững và ổn định
hàng tồn kho ở mức hợp lý.
Tài sản ngắn hạn của công ty ở mức cao gần gấp bốn lần so với tài sản ngắn
hạn vì vậy cần có những biện pháp quản lý tài sản ngắn hạn tốt. Đặc biệt là các
khoản phải thu chiếm tới hơn 50% tài sản ngắn hạn. Công ty cần có các biện pháp
nhằm thu hồi nhanh hơn các khoản phải thu của khách hàng, giảm số ngày phải thu
bình quân bằng việc áp dụng các biện pháp thanh toán mới nhanh chóng và đảm
bảo cao như L/C.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu lớn và có xu hướng tăng lên khi đầu tư
thêm. Trong khi đó , nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ khá lớn. Vì vậy, công ty có thể tiếp
tục tăng vốn chủ sở hữu nhằm tăng lợi nhuận.
Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng mạnh vào năm 2012 và 2013
lên tới hơn 6 vì mặc dù mức doanh thu và giá vốn hàng hóa tăng cao so với các năm
trước nhưng hàng tồn kho của công ty vẫn giữ giá trị quanh 100 tỷ thậm chí còn
giảm. Qua bản thuyết minh báo cáo tài chính thường niên của công ty có thể thấy
trong năm 2013 lượng hàng tồn kho là thành phẩm tăng trong khi tồn kho nguyên
vật liệu cho sản xuất lại giảm.Cụ thể năm 2013, lượng tồn kho nguyên vật liệu là
2009 là 86,1 tỷ đồng đặc biệt là năm 2011 tồn kho vật liệu lên tới trên 129 tỷ đồng.
Thành phẩm tồn kho năm 2013 tăng đột biến ở mức trên 49 tỷ đồng trong khi các
năm trước đó luôn ở mức dưới 20 tỷ đồng. Chính vì vậy, công ty cần có biện pháp
nhằm đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa tồn kho và dự trữ thêm tồn kho nguyên vật
liệu tồn kho nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất lớn của doanh nghiệp.
SV: Phạm Thị Xuân 24 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Th.S Nguyễn Hương Giang
KẾT LUẬN
Trong hơn mười năm hoạt động, công ty TNHH Tae Yang Vina đã khẳng
định được thương hiệu của mình trên các thị trường xuất khẩu lớn. Không những
thế, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng suy thoái toàn cầu, công ty vẫn đứng
vững làm ăn có hiệu quả và tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư. Với dây chuyền sản
xuất hiện đại, đội ngũ công nhân sản xuất lành nghề, và các cán bộ quản lý nhiệt
huyết, năng động , công ty hứa hẹn một tương lai phát triển tốt đẹp trong thời gian
tới.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty và đặc biệt
là TH.S Nguyễn Hương Giang đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
SV: Phạm Thị Xuân 25 Lớp: Tài chính doanh nghiệp 52C