Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

Thực hành: Nhân biết một số loài sâu bệnh hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 25 trang )


Trứng: mới đẻ có màu vàng nhạt, đến khi gần nở
chuyển sang màu vàng đậm và phía trên đỉnh
trứng xuất hiện chấm đen
hình dạng của quả trứng trông giống như
hình viên đạn
chiều dài trứng: 0,68mm – 1,06mm, trung
bình 0,96 ± 0,01mm.
chiều rộng trứng: 0,44mm - 0,53mm, trung
bình 0,49 ± 0,01mm.

Sâu non: có màu xanh lục, trên lưng có những
chấm đen, chấm trắng mờ
cơ thể sâu non được bao phủ rất nhiều
lông
dọc sống lưng từ gáy kéo dài xuống hậu
môn có một đường vân màu vàng mờ, cơ thể có
13 đốt, mỗi đốt thân có một chấm vàng và chấm
đen xen lẫn ở dọc hai bên hông (trừ phần đầu và
hậu môn)
có 5 đôi chân giả
sâu non có 5 tuổi

Nhộng: thuộc dạng nhộng màng
khi gần vũ hoá có màu nâu xám hoặc màu xám
đen lộ rõ 2 cánh và các vệt đen trên cánh
có hình dạng giống như hình dạng chiếc tàu


ngầm
trong quá trình hình thành nhộng, sâu có nhả
tơ mỏng để dính kết nhộng và thân, lá cây
chiều dài nhộng dao động từ 15,48 –
20,02mm, trung bình 18,32 ± 0,18mm.
chiều rộng nhộng dao động từ 4,15 – 5,16mm,
trung bình 4,67 ± 0,056mm.

Trưởng thành:cơ thể hầu hết màu trắng, phía đỉnh
cánh trước có phủ phấn đen lớn hình tam giác
viền mép cánh phủ phấn đen và
phía gốc cánh trước, sau cũng phủ phấn đen
phần lưng ngực màu đen, phần
lưng bụng cũng màu đen nhưng ít và ngắn hơn
mắt trưởng thành hình cầu nhô ra
râu đầu hình dùi đục có khoang
đen trắng
có 3 đôi chân
TRƯỞNG THÀNH CÁI

Trên cánh có phủ lớp phấn vàng nhiều hơn, đỉnh
cánh và gốc cánh cũng phủ phấn đen nhiều hơn
trưởng thành đực.

Trưởng thành cái có 2 chấm đen rõ rệt ở mặt
trước cánh, phần bụng ngắn và to tròn hơn trưởng
thành đực.

Chiều dài cơ thể con cái từ 14,93 – 19,56mm,

trung bình 16,90 ± 0,24mm

Chiều rộng sải cánh từ 47,74 ± 59,87mm, trung
bình 54,68 ± 0,53mm
TRƯỞNG THÀNH ĐỰC

Cơ thể có màu trắng hơn trưởng thành cái do có ít
phấn vàng và phấn đen hơn

Trên cánh trước có 1 chấm đen đậm và 1 chấm
đen mờ, có khi khó nhìn thấy. Phần bụng của
trưởng thành đực thuôn và dài hơn trưởng thành
cái.

Chiều dài cơ thể con đực từ 15,05 – 19,63mm,
trung bình 17,12 ± 0,23mm

Chiều rộng sải cánh 64,74 – 56,71mm, trung bình
51,95 ± 0,56mm

Sau khi mới lột xác, sâu non có tập tính ăn vỏ trứng
của nó

Trưởng thành có tính hướng sáng nên hoạt động vào
ban ngày, mạnh nhất vào sáng (từ 7 - 10h) và buổi
chiều (3 - 6h)

Hoạt động giao phối và đẻ trứng
thường diễn ra vào buổi sáng.


Ngay sau khi vũ hoá, trưởng thành
có thể giao phối ngay, con đực hoạt
động mạnh và tìm con cái để giao
phối còn con cái mới vũ hoá thường
ít hoạt động hơn

Trưởng thành thường tìm đến ruộng có rau họ hoa
thập tự để đẻ trứng và chiều tối tập trung bờ bụi
có hoa dại.

Một bướm có thể đẻ từ 50- 200 trứng. Bướm sâu
xanh sống khá lâu từ 2- 5 tuần lễ.


Sâu non mới nở ăn vỏ trứng sau đó ăn nhu mô lá
có chứa diệp lục, chừa lại biểu bì, mới nở tập
trung thành cụm. Từ tuổi 2 trở đi sâu phân tán,
cắn thủng lá làm lá bị khuyết chừa lại gân, làm
cây rau xơ xác khi mật độ cao: vụ đông sớm và
xuân muộn sâu thường hại nặng hơn.

Khi phát hiện có thể dùng biện pháp thủ công
(dùng tay) giết sâu non và nhộng.


Trường hợp mật độ quá cao, phải dùng thuốc hóa
học để phòng trừ kịp thời. Để việc phòng trừ đạt
hiệu quả cao, cần phải theo dõi phát hiện thời kỳ
bướm nở rộ và đẻ trứng để phun thuốc kịp thời
khi nâu non vừa nở.

VIMATOX 1.9 EC

VISERIN 4.5EC

Dylan 2EC

Emaben 0.2EC

Catex 1.8 & 3.6 EC
Những thành viên thực hiện:
1. Phan Thị Nhật Thanh
2. Phan Trịnh Thảo Nguyên
3. Lê Bội Thanh Trân
4. Phan Mỹ Hân
5. Dương Minh Trí
6. Lê Nhật Đông
7. Huỳnh Minh Hằng
8. Phúc Nguyên
9. Võ Văn Ninh
10.Võ Quốc Huy

×