MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lời nói đầu
2.Tổng quan về địa điểm thực tập.
2.1Quá trình hình thành và phát triển của trường Học viện Ngân hàng
2.2 Vài nét về phòng Đào tạo-Học viện Ngân hàng
3.Danh mục các nội dung thực tập
PHẦN NỘI DUNG
1. Kiến thức lí thuyết liên quan đến nội dung thực tập.
1.1 Cơ sở lý luận.
1.2 Cơ sở pháp lý.
2. Kết quả thu được trong quá trình thực tập.
2.1 Xây dựng kế hoạch cá nhân
2.2 Xếp thời khóa biểu, xếp lịch học
2.3 Xếp lịch thi cho sinh viên
2.4 Hỗ trợ công tác thi
2.5 Kiểm tra hồ sơ trúng tuyển và gửi giấy báo nhập học.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
1
1.1 Tóm tắt những việc đã làm trong thời gian thực tập.
1.2Bài học kinh nghiệm
2.Kiến nghị
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:Kế hoạch đào tạo
Phụ lục 2:Thời khóa biểu
Phụ lục 3:Lịch thi
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI CẢM ƠN
Muốn phát triển giáo dục - đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo,
nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao trong
thời kỳ hội nhập thì không thể thiếu được những nhà quản lí giáo dục
chuyên nghiệp, vừa có trình độ quản lí khoa học hiện đại lại vừa có nghệ
thuật quản lí khéo léo. Vì vậy khoa Quản lí giáo dục thuộc Học viện Quản lí
giáo dục phối hợp với Trường trung cấp Học viện Ngân hàng tạo điều kiện
cho sinh viên Học viện Quản lí giáo dục có cơ hội tiếp cận thực tế quản lí
giáo dục tại cơ sở. Trong quá trình thực tập quản lí hoạt động giáo dục thực
tiễn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô và bạn bè từ
Học viện và từ nhà trường. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình đó, em đã hoàn thành
nhiệm vụ cũng như hoàn thành bản báo cáo này.
Về phía đơn vị thực tập, em xin chân thành cảm ơn thầy:TS.Trần Mạnh Dũng đã
dẫn dắt, hướng dẫn em trong quá trình tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin
số liệu, tạo điều kiện cho em có những kiến thức thực tế bổ ích suốt quá
trình thực tập. Cùng toàn thể chuyên viên phòng đào tạo và thầy cô nhà
trường.
2
Về phía học viên, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Hà Thế Truyền-
giáo viên hướng dẫn từ phía Học viện quản lý Giáo Dục đã luôn theo sát tư
vấn, định hướng và góp ý cho em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Do điều kiên thời gian không có nhiều, đây cũng là một chuyên ngành học mới
và khả năng của một sinh viên năm thứ 4 còn có nhiều hạn chế nên báo cáo
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý
của các thầy cô giáo cùng bạn bè để báo cáo được hoàn thiện hơn!
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời nói đầu
Thực tập tốt nghiệp là một chương trình mang tính chất thực tế và cần thiết đối
với mỗi sinh viên. Sau thời gian 7 kỳ học lý thuyết tại giảng đường, thực tập
tốt nghiệp giúp sinh viên có dịp quan sát, tiếp cận và tìm hiểu các hoạt động
quản lý giáo dục trong thực tế hoạt động của một cơ quan quản lý giáo dục,
của nhà trường, của các cơ sở giáo dục khác. Ngoài ra sinh viên còn có thêm
hiểu biết về các mặt tổ chức hoạt động của một cơ sở giáo dục. Thông qua
đó sinh viên có điều kiện được tiếp thu những kỹ năng nghề nghiệp ở đơn vị
thực tập; củng cố, khẳng định và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về
quản lý và quản lý giáo dục cũng như ý thức nghề nghiệp trong tương lai.
Ngoài ra sinh viên biết liên hệ vận dụng các kiến thức về quản lý và quản lý giáo
dục đã học để phân tích và đánh giá các hoạt động của một nhà trường, cơ sở
giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục. Biết xác định những kiến thức cần
quan tâm, tìm hiểu ở những kỳ học tiếp theo.
Đồng thời sinh viên sẽ có ý thức trách nhiệm, thái độ đúng đắn trong các hoạt
động thực tiễn, có ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị kiến thức và kĩ năng
nghề nghiệp trong tương lai cũng như thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu
của đợt thực tập.
3
Đơn vị em lưa chọn thực tập là Trường Học viện Ngân hàng, và cụ thể hơn là
phòng đào tạo nhà trường, sở dĩ em lựa chọn địa điểm này vì những lý do
sau:
- Đặc điểm hoạt động của đơn vị là quản lý đào tạo hệ đại học, phù hợp với
nhóm ngành quản lý đào tạo mà em lựa chọn trong các môn học tự chọn.
- Khả năng liên hệ tại cơ sở thuận lợi, tạo điều kiện cho em thu thập thông tin, số
liệu, học hỏi công tác quản lý một cách dễ dàng, giao thông thuận lợi.
Báo cáo của em là sự kết hợp giữa lý luận và kiến thức thực tế. Cấu trúc của bài
báo cáo gồm 3 phần:
- Phần mở đầu:
1. Lời nói đầu
2. Tổng quan về địa điểm thực tập
3. Danh mục các nội dung thực tập
- Phần nội dung:
1. Kiến thức lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập
2. Kết quả thu được trong quá trình thực tập
- Phần kết luận và kiến nghị:
1. Kết luận
2. Kiến nghị
Bản báo cáo là phần tổng hợp lại toàn bộ kết quả trong thời gian thực tập. Thành
quả này là sản phẩm trí tuệ của bản thân nhưng có sự hướng dẫn giúp đỡ của
giáo viên hướng dẫn tại Học viện cũng như cơ sở thực tập. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm, nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, rất mong nhận được sự quan
tâm, đóng góp của thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
2. Tổng quan về địa điểm thực tập.
Địa điểm thực tập:Học viện Ngân hàng
Địa chỉ: số 12, đường Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội
4
Website:
Trường Học viện Ngân hàng Hà Nội (nguyên là Trường Cao cấp nghiệp vụ
Ngân hàng, được thành lập ngày 13/09/1961 theo Quyết định số 3072/VG
của Thủ tướng Chính phủ) là tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học
của Nhà nước về lĩnh vực ngân hàng. Học viện Ngân hàng được thành
lập ngày 09/02/1998, theo Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg Thủ tướng
Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa
học Ngân hàng. Học viện Ngân hàng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ ở bậc
giáo dục chuyên nghiệp, bậc đại học và trên đại học về lĩnh vực tiền tệ -
tín dụng - ngân hàng và một số ngành, chuyên ngành khác theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ và
công nghệ ngân hàng; Tổ chức NCKH và công nghệ về ngân hàng; Thực
hiện hợp tác về đào tạo và NCKH ngân hàng với các tổ chức trong và
ngoài nước theo quy định chung của Nhà nước.Học viện Ngân hàng
được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 48/QĐ-NHNN ngày
12/01/2004 của Thống đốc NHNN VN, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực
tiếp của NHNN VN và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo
dục và Đào tạo,Học viện có trụ sở chính tại Hà Nội, Viện NCKH Ngân
hàng, các phân viện Bắc Ninh, Phú Yên và Cơ sở đào tạo Hà Tây.
Quá trình hình thành và phát triển của Học viện Ngân hàng
Giai đoạn từ 1961 – 1998
1961 -1975: Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng được thành lập theo
Quyết định số 3032/GV ngày 13/09/1961 của Thủ tướng Chính phủ với
nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo trình độ đại học và cập nhật kiến thức cho
đội ngũ cán bộ Ngân hàng.
5
1976 – 1992: Thực hiện Quyết định số 1229/NH-QĐ ngày 16/12/1976 của
Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trường Cao cấp Nghiệp
vụ Ngân hàng phát triển thêm cơ sở 2 ở thành phố Hồ Chí Minh và triển
khai đào tạo các hệ dài hạn chính quy, tại chức ở trình độ Cao đẳng và
Đại học ngành Tài chính – Ngân hàng.
1993 – 1997: Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng được
thành lập theo Quyết định số 112-TTg ngày 23/03/1993 của Thủ tướng
Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Hà
Nội, Cơ sở 2 thành phố Hồ Chí Minh, 3 trường trung cấp Ngân hàng Bắc
Ninh, Phú Yên, Hà Tây và Viện Nghiên cứu Tiền tệ - Tín dụng thuộc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Giai đoạn 1998 đến nay:
Học viện Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg
ngày 09/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Trung
tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng. Theo đó, Học viện
Ngân hàng là một cơ sở đào tạo của Nhà nước, được phép đào tạo các
bậc học từ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học về lĩnh vực tiền tệ -
tín dụng – ngân hàng.
Theo Quyết định số 48/2004QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, Học viện Ngân hàng có trụ sở chính tại Hà Nội, Phân viện Bắc
Ninh, Phú Yên, Cơ sở đào tạo Sơn Tây. Học viện Ngân hàng chịu sự lãnh
đạo và quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chịu sự
quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày 29/04/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết
định số 1009/QĐ-NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Học viện Ngân hàng thay thế cho Quyết định số
48/2004QĐ-NHNN trước đây nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt
động của Học viện Ngân hàng cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh
tế trong điều kiện hội nhập.
6
Trong giai đoạn hơn 10 năm, Học viện Ngân hàng đã phát triển không
ngừng. Từ một trường đại học chuyên đào tạo lĩnh vực Tài chính – Ngân
hàng, Học viện Ngân hàng đã mở rộng đào tạo đa ngành. Trình đọ và
tính chuyên nghiệp của đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao.
Sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu
nguồn nhân lực cho nền kinh tế và góp phần khẳng định vị thế của Học
viện Ngân hàng trên thị trường lao động. Đây cũng là giai đoạn Học viện
Ngân hàng phát triển mạnh các hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế thông
qua các chương trình trao đổi giảnh viên, sinh viên, liên kết đào tạo với
nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới. Các hoạt động nghiên cứu
khoa học, tư vấn chính sách và chuyển giao công nghệ của Học viện
Ngân hàng trong giai đoạn này đã tạo nên động lực nâng cao chất lượng
đào tạo và đóng góp có hiệu quả cho nền kinh tế.
Đánh giá cao công lao đào tạo đội ngũ cán bộ cho nền kinh tế quốc dân và
ngành tài chính – nhân hàng, Học viện Ngân hàng đã được Đảng và Nhà
nước trao tặng:
- Huân chương Lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì và Huân chương Độc lập
Hạng Nhì, Hạng Ba cho Học viện Ngân hàng.
- Huân chương Lao động Hạng Hạng Nhất, Hạng Nhì cho Phân viện Bắc
Ninh
- Huân chương Lao động Hạng Hạng Nhì, Hạng Ba cho Phân viện Phú Yên
- Huân chương Lao động Hạng Nhì cho CSĐT Sơn Tây
- 18 Huân chương Lao động các hạng cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và
giảng viên của Học viện qua các thời kỳ công tác.
Ngoài ra, Nhà nước nước CHDCND Lào cũng đã trao tặng:
- Huân chương Ixala (Huân chương Độc lập) Hạng Nhất, Huân chương
Cách mạng Lào Hạng Ba cho Học viện Ngân hàng
- Huân chương Ixala Hạng Nhất, Huân chương Cách mạng Lào Hạng Nhì
cho CSĐT Sơn Tây
7
- Hơn 100 Huân chương Ixala các hạng cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và
giảng viên của Học viện qua các thời kỳ công tác
Chức năng,nhiệm vụ của Học viện Ngân hàng:
1. Xây dựng, trình Thống đốc phê duyệt các đề án, dự án, qui hoạch, kế
hoạch phát triển dài hạn của Học viện; tổ chức thực hiện sau khi được
phê duyệt;
2. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và học tập đối với
các ngành nghề được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ
Giáo dục - đào tạo ban hành;
3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt; tổ chức tuyển sinh, đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và
cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học thuộc các ngành nghề được phép
đào tạo theo qui định của pháp luật;
4. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung học, cao đẳng, đại học
chính qui, không chính quy và sau đại học trong phạm vi các ngành nghề
được phép đào tạo; phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ những
người học và cán bộ, giảng viên của Học viện.
5. Ngiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; gắn nghiên cứu khoa học với
đào tạo; tổ chức triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn
hoạt động của Học viện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo
của Học viện.
6. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao; chuyển nhượng kết quả
hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học
và công nghệ của Học viện theo qui định của pháp luật.
7. Hợp tác với các trường, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các tổ
chức trong nước và nước ngoài để không ngừng nâng cao chất lượng đào
tạo và giảng dạy của Học viện theo qui định của pháp luật.
8
8. Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám
sát của cấp có thẩm quyền.
9. Tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ được giao của Học viện theo qui định của pháp luật.
10. Quản lý và xây dựng đội ngũ giảng viên của Học viện đủ về số lượng,
đảm bảo về chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
11. Quản lý biên chế, sử dụng cán bộ; thực hiện các chế độ chính sách đối với
cán bộ, viên chức, người lao động và quản lý người học của Học viện
theo qui định của pháp luật.
12. Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch
công tác của Ngân hàng Nhà nước.
13. Quản lý, sử dụng nhà đất, tài chính, tài sản, ngân sách được phân bổ và
các nguồn thu khác theo qui định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của điều lệ trường đại học và
được Thống đốc giao.
Loại hình, cấp đào tạo và chuyên ngành đào tạo
Chính quy, tập trung
+ Sau đại học: Chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng.
Chương trình thạc sĩ: Thời gian đào tạo 3 năm
Chương trình tiến sĩ: Thời gian đào tạo 3 năm đối với học viên đã có học vị
Thạc sĩ và 5 năm đối với học viên chưa qua đào tạo Thạc sĩ.
+ Đại học: Gồm có các chuyên ngành chính:
- Ngân hàng, bao gồm các chuyên ngành chuyên sâu:
* Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại
* Thanh toán tín dụng quốc tế
* Kế toán - kiểm toán ngân hàng
* Thị trường chứng khoán
- Tài chính
- Kế toán - Kiểm toán
9
- Quản trị kinh doanh
- Tiếng Anh Tài chính – Ngân hàng
- Hệ thống thông tin kinh tế
Thời gian đào tạo 4 năm
+ Cao đẳng: Chuyên ngành Ngân hàng, Kế toán và Tài chính.
Thời gian đào tạo: 3 năm
+ Trung học: chuyên ngành Ngân hàng và Kế toán. Thời gian đào tạo 2 năm
Không tập trung
+ Sau đại học: Chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng.
Chương trình Thạc sĩ: thời gian đào tạo 3 năm
Chương trình Tiến sĩ: thời gian đào tạo 3 năm đối với học viên đã có học vị
Thạc sĩ và 5 năm đối với học viên chưa qua đào tạo Thạc sĩ.
+ Đại học: Thời gian đào tạo: 4 năm
+ Trung học: Thời gian đào tạo 2 năm
Hệ liên thông
+ Hệ hoàn chỉnh kiến thức cao đẳng và đại học: chuyên ngành
Ngân hàng, Kế toán và Tài chính cho các đối tượng từ trung cấp lên cao
đẳng và từ cao đẳng lên đại học.
Hệ đào tạo đại học văn bằng 2
+ Đối với sinh viên đã tốt nghiệp khối các trường kinh tế, thời gian đào tạo 1
năm.
+ Đối với sinh viên tốt nghiệp khối các trường kỹ thuật, ngoại ngữ, khoa học
xã hội , thời gian đào tạo 2,5 năm.
Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến thức:
Đối tượng là các cán bộ ngân hàng, doanh nghiệp và các cơ quan khác có
nhu cầu nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hoặc cập nhật kiến thức chuyên
ngành (các chuyên đề về ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương,
kế toán ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh
nghiệp, thị trường chứng khoán ).
10
Các khoá học này thường là ngắn hạn từ vài ngày đến vài tháng. Nội dung
được thiết kế theo yêu cầu của người học.
Các chương trình liên kết đào tạo
+ Liên kết với Hiệp hội ngân hàng, các Trung tâm đào tạo của các ngân hàng
thương mại cho các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến
thức
+ Liên kết với Tập đoàn Tyndale - Singapore & Edexcel và Đại học
Sunderland - Vương quốc Anh: Chương trình đào tạo cử nhân chuyên
ngành Tài chính - Ngân hàng.
+ Liên kết với Đại học Birmingham – Vương quốc Anh: Chương trình đào
tạo Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng (Master of Science –
Banking & Finance)
+ Liên kết với Đại Luật & Kinh tế Berlin - CHLB Đức: Chương trình đào tạo
Thạc sỹ chuyên ngành Kế toán Tài chính & Quản trị (Master in Financial
and Mangerial Accounting)
+ Liên kết với Viện Công nghệ châu Á – AIT: Chương trình đào tạo Thạc sĩ
công nghệ thông tin trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.
+ Liên kết hợp tác song phương với Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tây
Nam Trung Quốc, Học viện Tài chính - CHLB Nga, Học viện Tài chính
Ngân hàng Đài Loan, Trường Đại học Khoa học & Công nghệ Quốc gia
Cao Hùng - Đài Loan
+ Liên kết với Học viện Ngân hàng Lào: Chương trình đào tạo Thạc sỹ
chuyên ngành tài chính – ngân hàng cho Ngân hàng Quốc gia CHDCND
LÀO
2.2 Vài nét về phòng Đào tạo-Học viện Ngân hàng
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Đào
tạo.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66 /QĐ-HVNH ngày 25/03 /2010)
11
Điều 1. Vị trí, chức năng
Phòng Đào tạo là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của Học viện Ngân hàng, có
chức năng tham mưu cho Giám đốc Học viện về định hướng phát triển và
quản lý đào tạo. Tổ chức, quản lý quá trình đào tạo đại học, cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp theo nhiệm vụ được giao.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo ngắn, trung và dài hạn phù hợp với
chiến lược phát triển của Học viện và nhu cầu xã hội.
2. Xây dựng kế hoạch chỉ tiêu đào tạo hàng năm; đề án mở các chuyên ngành
đào tạo, hệ đào tạo.
3. Phối hợp với các khoa, bộ môn xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành
học đang được đào tạo tại Học viện phù hợp với trình độ các hệ đào tạo khác
nhau và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
4. Xây dựng Hệ thống qui chế quản lý đào tạo phù hợp với văn bản hướng dẫn
của Bộ Giáo dục & Đào tạo và điều kiện tổ chức đào tạo của Học viện.
5. Tổ chức triển khai và giám sát kế hoạch đào tạo toàn Học viện. Phối hợp triển
khai quy trình đảm bảo chất lượng giáo dục.
6. Làm đầu mối quản lý điểm, đảm bảo tính chính xác, kịp thời trong việc cung
cấp thông tin về điểm và các thông tin liên quan về đào tạo cho người học.
7. Thường trực Hội đồng tuyển sinh của Học viện. Trực tiếp triển khai quy trình
tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
8. Thường trực Hội đồng xét thi và tốt nghiệp, Hội đồng xét lên lớp. Ký xác
nhận Bảng điểm toàn khóa, Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho sinh
viên hệ chính qui. Thực hiện quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp theo quy
đinh.
9. Tham mưu cho Giám đốc Học viện trong việc thực hiện liên kết đào tạo với
các cơ sở đào tạo trong nước.
12
10. Tổng hợp và đánh giá kết quả giảng dạy, học tập hàng tháng, học kỳ, năm
học. Hoàn thành các báo cáo đào tạo theo yêu cầu của Ban Giám đốc, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, Ngành có liên quan.
11. Kiểm tra và xác nhận khối lượng công việc hoàn thành theo học kỳ, năm
học cho từng môn học và cá nhân, làm căn cứ thanh toán vượt giờ cho giảng
viên.
12. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo qui định của
pháp luật hiện hành và của Học viện.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.
Điều 3. Lãnh đạo điều hành
1. Lãnh đạo Phòng Đào tạo là Trưởng phòng. Giúp việc Trưởng phòng có các
Phó phòng. Trưởng phòng và Phó phòng do Giám đốc Học viện bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng phòng
2.1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng được quy định tại điều 2 và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc Học viện về toàn bộ hoạt động của phòng.
2.2. Thực hiện báo cáo kết quả, tiến độ triển khai và những vấn đề cần giải quyết
theo yêu cầu nhiệm vụ của phòng cho Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách
khối.
2.3 Chủ trì và phối hợp với các đơn vị khác trong và ngoài Học viện để hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
2.4. Là thành viên chính thức tham gia các cuộc họp hoặc hội thảo liên quan đến
chủ đề về tổ chức, quản lý đào tạo và tổng kết công tác đào tạo.
2.5. Đề xuất, kiến nghị về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen
thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ từ phó phòng
trở xuống; quyền phân công và sử dụng đội ngũ nhân viên của phòng vào
các vị trí công việc phù hợp.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó phòng Đào tạo
13
3.1. Chấp hành sự phân công của Trưởng phòng, giúp Trưởng phòng chỉ đạo,
thực hiện một số nhiệm vụ công tác của phòng và chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
3.2. Ký thay Trưởng phòng một số văn bản hành chính liên quan đến đào tạo
theo sự ủy quyền của Trưởng phòng khi vắng mặt tại Trụ sở của Học viện.
3.3. Khi Trưởng phòng vắng mặt tại trụ sở Học viện, một Phó phòng được ủy
nhiệm thay mặt Trưởng phòng điều hành, giải quyết các công việc của
phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về các công việc giải quyết và
báo cáo với Trưởng phòng khi có mặt.
3 Danh mục các nội dung thực tập
Tìm hiểu hoạt động quản lý tại phòng đào tạo trường Học viện Ngân hàng.
Tham gia thực hành một số nội dung liên quan đến công tác của sinh viên sau
tốt nghiệp.
Trong 7 tuần thực tập tại bộ phận tại chức của Phòng Đào tạo- Học viện
Ngân hàng tôi được tham gia các nội dung công việc chủ yếu sau:
-Công tác tuyển sinh: tìm hồ sơ trúng tuyển, gửi giấy báo nhập học cho
những thí sinh trúng tuyển.
-Hỗ trợ công tác thi, chấm thi: Chuẩn bị đề thi, tìm bài thi cần phúc tra
điểm
-Lập thời khóa biểu học kì, khóa học, năm học.
-Xếp lịch thi cho sinh viên
Ngoài ra, trong thời gian thực tập, tôi còn được tham gia thực hiện một số
công việc thuộc công tác hành chính văn phòng: Photo tài liệu, chuyển
công văn giấy tờ, phát bảng điểm và bằng tốt nghiệp,đóng dấu văn bản
đi…
PHẦN II: NỘI DUNG.
1. Kiến thức lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập
1.1 Cơ sở lý luận
14
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng Đào tạo,Học viện Ngân hàng,
em được tìm hiểu, được tham gia tác nghiệp một số công việc liên quan
đến công tác quản lý đào tạo. Cụ thể là công tác quản lý đào tạo mảng tại
chức và văn bằng 2. Sau đây là những cơ sở lý luận liên quan đến về
công tác quản lý đào tạo.
1.1.1 Khái niêm quản lý giáo dục
Trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, con người muốn tồn
tại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của một tổ chức, đều phải
thừa nhận và chịu sự quản lý nào đó.
Những kiến thức lý luận về khoa học quản lý mà chúng em tiếp cận trong
học phần Khoa học quản lý và các học phần khác là những cơ sở lý luận
nền tảng về công tác quản lý để trang bị trong quá trình thực tập:
- Khái niệm quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát
một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho
mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý giáo dục có bốn chức năng cơ bản: Chức năng kế hoạch, chức năng tổ
chức, chức năng chỉ đạo, và chức năng kiểm tra. Phòng đào tạo là phòng ban
tập trung vào chức năng kế hoạch, là cơ quan đầu não của nhà trường
chuyên lên kế hoạch cho mọi hoạt động của nhà trường.
15
Ngoài ra, chúng em còn được tiếp cận những kiến thức lý luận nền tảng về
khoa học quản lý qua học phần Tâm lý học đại cương, Tâm lý học quản
lý, Khoa học quản lý, Khoa học quản lý giáo dục I, Khoa học quản lý giáo
dục II… Qua những học phần đã được học cũng như qua kinh nghiệm
thực tế điều cố lõi em thu nhận được trong quản lý là muốn quản lý tốt,
phải hiểu rõ đối tượng quản lý, để từ đó áp dụng những phương pháp
quản lý phù hợp với đối tượng, đó là một trong những yếu tố làm nên
hiệu quả quản lý. Để hiểu được đối tượng quản lý, cần gần gũi đối
tượng, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của đối tượng. Để làm được
điều này rất cần đến các kỹ năng của người cán bộ quản lý, đó là Kỹ năng
giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình thuyết phục, kỹ năng giải quyết
xung đột…
1.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo:
- Nguyên tắc chung:
+ Kế hoạch đào tạo là bản thiết kế để thi công đào tạo của một cơ sở đào tạo. Do
đó kế hoạch đào tạo phải được thiết kế theo thời gian và cho từng khóa học
tương ứng với từng phương thức đào tạo (chính quy và không chính quy)
+ Theo chiều thời gian: kế hoạch đào tạo được thiết kế theo thời gian (năm học,
theo học kỳ hay theo khóa đào tạo), theo khóa học
+ Theo chiều chương trình đào tạo: Chương trình đào tọa chính quy, phi chính
quy, bồi dưỡng ngắn hạn.
+ Đảm bảo các yêu cầu: tính chính xác (tên từng môn học, từng giờ học, buổi
học, ngày giờ, năm tháng, địa điểm ) tính sư phạm (môn học tiên quyết
phải được dạy trước môn học triển khai, bố trí thời lượng hợp lý theo buổi
học, theo học kỳ, theo năm học) đảm bảo tính khả thi (về các điều kiện đào
tạo như: đội ngũ giảng viên, phòng thực hành thực tập )
+ Có 3 loại kế hoạch chính: kế hoạch cho một khóa học, kế hoạch năm học, kế
hoạch học kỳ.
- Đặc điểm riêng:
16
+ Không có một mẫu kế hoạch đào tạo nào là vạn năng để dùng chung cho mọi
khóa, mọi cơ sở đào tạo. Trong thực tế các kế hoạch này thường xuyên được
sáng tạo, phát triển và hoàn thiện mang đực điểm và phù hợp với từng cơ sở
đào tạo.
+ Tuy nhiên trong bất kỳ một văn bản nào được đem ra triển khai thực hiện đều
phải có bút phê và dấu cảu ban giám hiệu.
- Kế hoạch cho một khóa học:
+ Kế hoạch đào tọa cho một khóa học bao giờ cũng được thiết kế trước tiên,
thậm chí là phải có cả ngày khi đệ trình mở khóa đào tạo lên ban giám hiệu.
Bản kế hoạch đào tạo cho một khóa học là cơ sở để xây dựng kế hoạch năm
học và kế hoạch học kỳ.
+ Kế hoạch đào tạo cho một khóa học phải bám sát chương trình đào tạo và
nguồn lực đào tạo (giảng viên, cơ sở vật chất, tài chính)
+ Kế hoạch đào tạo cho một khóa học thực chất là một bản dự toán triển khai
khóa đào tạo hay bồi dưỡng xác định.
+ Kế hoạch đào tạo cho một khóa học càng chi tiết, càng chính xác thì càng an
toàn và hiệu quả (chất lượng và hiệu suất) trong hoạt động đào tạo của cơ sở
đào tạo.
- Kế hoạch cho một năm học:
+ Được thiết kế trước 3 tháng của một năm học mới. Có như vậy mới đủ thời
gian thông báo cho các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch đào tạo riêng cho
mình và để hiệu chỉnh khi có những phản hồi về sai sót, về thiếu giáo viên
và thiếu nguồn nhân lực.
+ Kế hoạch đào tạo của một năm học thực chất là kế hoạch hoạt động của cơ sở
đào tạo trong năm học đó, bao gồm các nội dung chính sau đây:
Trách nhiệm của các bộ phận trong và ngoài của cơ sở đào tạo: một kế hoạch
năm học tốt là kế hoạch đầy đủ, chi tiết đến cả nguồn lực được điều động
như thế nào, ai phụ trách và có khả năng theo dõi tiến độ thực hiện của từng
công việc trước và sau hoàn thành.
17
Trình tự thời gian về các hoạt động đào tạo: nhập học, sinh hoạt chính trị đầu
năm, khai giảng cho khóa học mới kèm theo tổng kết khen thưởng cho năm
học cũ, thời gian bắt đầu và kết thúc học của mỗi học kỳ, thời gian thi học
kỳ và thi lại, thời điểm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, thời điểm thi tuyển và
chấm thi, thời gian nghỉ hè, ngoài ra còn thời điểm diễn ra các hội nghị, hội
thảo về đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Kế hoạch cho một học kỳ:
+ Kế hoạch cho một học kỳ là cụ thể hóa kế hoạch của một năm học và của một
khóa học. Nhờ kế hoạch này chúng ta tổ chức triển khai các hoạt động đào
tạo được đúng tiến độ, đầy đủ nội dung và khối lượng đào tạo của một khóa
học và năm học.
+ Kế hoạch học kỳ cũng thường xuyên phải được thiết kế sớm trước ít nhất 2
tháng kể từ thời điểm bắt đầu học kỳ, có như vậy mới đủ thời gian để phổ
biến, điều chỉnh và hoàn thiện. Đặc biệt là các bộ phận trong cơ sở đào tạo
mới đủ thời gian và dữ liệu để xây dựng kế hoạch học kỳ cho mình và chuẩn
bị nguồn lực để triển khai tốt cho học lỳ mới.
+ Kế hoạch cho một học kỳ luôn luôn phải đạt được các yêu cầu chính sau đây:
đảm bảo tính chính xác (tên từng môn học, từng giờ học, buổi học, ngày giờ,
năm tháng, địa điểm), đảm bảo tuân theo đúng kế hoạch đào tạo của khóa
học hay chương trình đào tạo, phù hợp với kế hoạch năm học đã thiết kế,
đảm bảo khả năng kiểm tra, thanh tra, thực hiện triển khai.
Tổ chức đào tạo
- Nguyên tắc chung: công tác tổ chức đào tạo về bản chất là triển khai thực hiện
đào tạo theo chương trình đào tạo và theo quy chế đào tạo hiện hành thông
qua kế hoạch học kỳ, kế hoạch năm học và kế hoạch khóa học đã được phê
duyệt. Các nguyên tắc chung mà bất kỳ một ai làm công tác đào tạo đều phải
thực hiện cho đúng bao gồm các điểm chính sau:
+ Triển khai đúng chương trình đào tạo và kế hoạch khóa học đã đề ra
+ Tuyệt đối thực hiện đúng quy chế đào tạo hiện hành
18
+ Trong bất kỳ tình huống nào nếu thay đổi chương trình, kế hoạch đào tạo hay
áp dụng linh hoạt khác quy chế phải có ý kiến phê duyệt của ban giám hiệu.
- Tổ chức dạy: phòng đào tạo cần cung cấp cho giảng viên chương trình chi tiết
môn học, soạn kĩ và yêu cầu từng giảng viên phải thực hiện đúng yêu cầu và
mục tiêu của môn học ghi trong chương trình chi tiết và phải làm lịch trình
giảng dạy theo mẫu soạn sẵn và nộp một bộ chế bản điện tử bài giảng và tài
liệu tham khảo photo để học viên tự nhân bản.
+ Trên cơ sở lịch trình giảng dạy, cán bộ đào tạo, thanh tra hoàn toàn có thể
kiểm soát dc tiến trình giảng dạy và đánh giá giữa kỳ của từng giảng viên
trong học kỳ. Bài giảng soạn bao gồm các kiến thức cốt lõi của môn học và
các câu hỏi bài tập cho người học chuẩn bị trước hoặc ôn luyện. Nên nhớ
rằng bài giảng là giải pháp đảm bảo giảng dạy hiệu quả nhất, chứ không phải
giáo trình, không phải các phương tiện nghe là hiệu quả nhất.
+ Tài liệu tham khảo không chỉ bao gồm tiếng việt mà nên có cả các đoạn trích
tiếng nước ngoài để người học từng bướcl àm quen với các thuật ngữ, các ký
hiệu và tạo thêm hứng thú tra tìm tài liệu trên Internet, chuẩn bị cho việc làm
tiểu luận hay khóa luận của môn học.
- Tổ chức học: Vào đầu khóa học (chính quy hay không chính quy) nhất thiết
phải phổ biến đầy đủ nội quy, quy chế và phương pháp học cho học sinh.
Cần cung cấp cho người học chương trình chi tiết môn học để học chủ động
trong học tập, trong việc tìm thêm tài liệu tham khảo. Định kỳ sau 1/3 hay
2/3 và sau khi kết thúc môn học nên tổ chức lấy ý kiến người học về nội
dung, phương pháp giảng dạy và hiệu quả học môn học để kịp thời điều
chỉnh hay rút kinh nghiệm. Nếu có ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan thì nên chọn lọc ít nhất 1 câu cho 1 tiết học (30 câu cho môn học 2
đvht) phân bố theo bản trọng để học sinh tự học, học nhóm hay thảo luận
trên lớp.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá:
19
+ Căn cứ và chương trình chi tiết môn học đã ban hành, lịch trình giảng dạy của
giáo viên và kế hoạch của học kỳ. Người quản lý đào tạo tổ chức và theo dõi
các hoạt động kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ. Kiểm tra giữa kỳ có thể giao cho
giáo viên chủ động tổ chức, nhưng phải có báo cáo để xét điều kiện dự thi
cuối môn học.
+ Đối với hình thức thi tự luận: Đánh giá tiếp thu môn học, giáo viên ra đề cho
sinh viên mở tài liệu để làm. Nhờ đó giáo viên không ra đề đánh giá mức
nhận thức thấp, học viên không học tủ hay quay cóp.
+ Đối với hình thức thi trắc nghiệm khách quan cần làm ít nhất 5 đề bằng cách
đổi thứ tự và đổi đáp án của câu lựa chọn để 4 người xung quanh là 4 đề
khác nhau. Tốt nhất là thi trắc nghiệm trên máy tính, vừa đảm bảo tốc độ
vừa hạn chế tiêu cực.
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá cũng giống như các triển khai khác trong đào tạo,
người làm công tác đào tạo cần tuyệt đối tuân theo quy định, pháp quy hiện
hành. Tất cả các cải tiến, thay đổi thang điểm, điều chỉnh kết quả chấm, đáp
án đều phải có bút phê của bạn giám hiệu.
- Tổ chức đào tạo theo niên chế hay tín chỉ: khác nhau chủ yếu ở chỗ người học
phải học theo kế hoạch quy định (niên chế) hay người học học theo kế hoạch
tự thiết kế (tín chỉ)
+ Đối với đào tạo theo niên chế: kế hoạch đào tọa theo khóa học, theo năm học
và theo từng học kỳ sau khi ban hành người học phải tuân theo tuyệt đối.
Dúng kỳ hạn người học phải hoàn thành tất cả các môn học có trong chương
trình mới được xếp tốt nghiệp.
+ Đối với đào tạo theo tín chỉ: người học tự thiết kế trong giới hạn quy định việc
tích lũy tín chỉ của các môn học theo kế hoạch đào tạo tại cơ sở đào tạo.
Tích lũy đủ số tín chỉ của chương trình đào tạo mới được xét tốt nghiệp. Như
vậy cũng nhập học một khóa học các học viên có thể tốt nghiệp theo các
thời hạn khác nhau do khả năng tích lũy môn học của từng người.
20
+ Dù đào tạo theo niên chế hay tín chỉ thì công tác kế hoạch và việc tổ chức dạy
và tổ chức học và tổ chức kiểm tra đánh giá của cơ sở đào tạo đều phải triển
khai theo những yêu cầu và các nguyên tắc chung như đã nêu.
Quản lý đào tạo
- Nguyên tắc chung:
+ Luôn luôn tuân thủ đúng các văn bản: chương trình đào tạo, nội quy, quy chế,
kế hoạch đào tạo đã được ban hành.
+ Không tự điều chỉnh, thay đổi, vận dụng sai quy định: trong trường hợp cần
thiết phải có các văn bản hay bút phê của ban giám hiệu.
+ Các văn bản quản lý đào tạo được soạn thảo theo cá quy định hiện hành ,
không được phóng tác, không được chung chung.
+ Đảm bảo lưu trữ đầy đủ, an toàn, nhưng tra cứu nhanh chóng các dữ liệu, tư
liệu cần tìm.
+ Quản lý đào tạo là công tác cực nhọc, đòi hỏi chính xác, tận tụy: ban giám
hiệu ở bất cứ cơ sở đào tạo nào muôns công việc tiến triển không mắc sai
phạm từng bước phát triển về quy mô chất lượng thì phải chăm lo trước tiên
cho công tác quản lý đào tạo.
- Quản lý quá trình đào tạo:
+ Cần có chuyên viên theo dõi riêng theo từng hệ chính quy và phi chính quy.
Các chuyên viên này là người lập kế hoạch và theo dõi triển khai kế hoạch
đào tạo của các hệ tương ứng.
+ Căn cứ vào kế hoạch các chuyên viên phải lập kế hoạch công tác hàng tháng
để theo dõi thường xuyên đôn đốc và báo cáo lãnh đạo về tình hình triển
khai các chương trình, khóa đào tạo ở các đơn vị trực thuộc (bộ môn,
khoa ) và liên hệ đối ngoại đối với các chương trình đào tạo.
+ Định kỳ phải kiểm tra tiến độ thực hiện các kế hoạch và chương trình đào tạo.
Nếu phát hiện sai sót chậm tiến độ cần đề xuất giải pháp và báo cáo ban
giám hiệu duyệt phương án điều chỉnh bổ sung. Tuyệt đối không tự tiện giải
quyết khi chưa có phê duyệt.
21
- Quản lý kết quả đào tạo:
+ Bao gồm: quản lý hồ sơ và kết quả tuyển sinh, kết quả thi từng học kỳ của
từng khóa học, kết quả xét tốt nghiệp, hồ sơ khen thưởng kỉ luật, hồ sơ cấp
phát văn bằng chứng chỉ rất nhiều và rất đa dạng. Nếu không tổ chức quản
lý tốt sẽ gây nhiều phiền toái cho công tác quản lý đào tạo, thậm chí dẫn tới
nảy sinh các vấn đề tiêu cực trong hoạt động đào tọa mà không kiểm soát
được.
+ Việc phân công trách nhiệm trong quản lý kết quả đào tạo quyết định chất
lượng quản lý kết quả đào tạo. Trách nhiệm quản lý từng lạo kết quả được
xác định bằng văn bản, có sổ sách bàn giao và ghi chéo rõ ràng, đầy đủ. Có
ký nhận và xác nhận rõ ràng, đầy đủ.
1.2 Cơ sở pháp lý.
- Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo quyết định số 42/2007/QĐ –
BGDĐT ngày 13 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
- Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam 2005;
- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Điều lệ trường Đại học ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày
30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 18/2004/TT-BGD&ĐT
ngày 02/06/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Điều lệ
trường đại học;
- Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học (Ban hành
kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-BGDĐT ngày28 tháng06 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Quy chế về tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ, văn bằng tốt nghiệp
theo hình thức giáo dục từ xa ban hành kèm theo Quyết định số
40/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/08/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
22
2. Kết quả tiếp thu được trong quá trình thực tập
Bảy tuần thực tập tại cơ sở đã bổ sung cho bản thân em rất nhiều kiến thức thực
tế mà lâu nay em mới tiếp xúc qua giáo trình và qua bài giảng, tài liệu của
thầy cô, giúp em hiểu thêm các kiến thức về quản lý đào tạo, những nội dung
mà hiện tại phòng đào tạo đang quản lý, giúp em định hình công việc mà
bản thân mình sẽ làm sau này… Thông qua báo cáo em xin tổng kết lại các
công việc mà bản thân đã làm được trong suốt quá trình thực tập tại phòng
đào tạo trường Học viện ngân hàng như sau:
2.1 Xây dựng kế hoạch thực tập cho cá nhân
Mục đích:
+ Việc xây dựng kế hoạch thực tập cá nhân nhằm tạo nên sự chủ động trong
công việc. Trước hết là sự chủ động cho bản thân trong quá trình tiếp
cận, trực tiếp làm việc tại cơ sở. Đồng thời, tạo sự chủ động cho cơ sở
thực tập trong việc bố trí các công việc cho sinh viên thực tập trong thời
gian sinh viên đến thực tập tại cơ sở.
+ Xây dựng kế hoạch thực tập cũng là cách để bản thân tập thói quen làm
việc có kế hoạch, khoa học nhằm đạt hiệu quả công việc cao nhất.
Yêu cầu:
+ Kế hoạch phải đảm bảo tính chính xác, khả thi và có đủ các nội dung quan
trọng như: thời gian, nội dung công việc, kết quả cần đạt.
+ Kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch chung của Học viện và phù hợp với kế
hoạch đã thỏa thuận với cơ sở thực tập.
Phương pháp, cách làm:
+ Căn cứ trên kế hoạch đào tạo, kế hoạch năm học của Học viện, đặc biệt là
kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho sinh viên K2 để nắm được mục đích, yêu
cầu, thời gian thực tập và các nội dung khác liên quan đến công tác thực
tập.
23
+ Dựa trên nội dung của buổi trao đổi, làm việc với các chuyên viên của
phòng Đào tạo, Học viện Ngân hàng để nắm được lịch thực tập mà phòng
bố trí và nắm được các công việc sẽ thực hiện trong thời gian thực tập.
+ Dựa trên những kiến thức chuyên ngành đã được học liên quan đến công
tác lập kế hoạch để xây dựng kế hoạch thực tập cá nhân một cách hoàn
chỉnh, trong đó xác định rõ những nội dung cơ bản sau: Thời gian, địa
điểm, công việc thực hiện, kết quả cần đạt.
Kết quả đạt được:
+ Xây dựng được cho mình kế hoạch thực tập cá nhân trong 7 tuần thực tập
một cách cụ thể, chi tiết, phù hợp với kế hoạch chung của Học viện và kế
hoạch làm việc của Phòng Đào tao,Học viện Ngân hàng.
+ Rèn luyện được kỹ năng lập kế hoạch và tính linh hoạt, khoa học trong quá
trình thực hiện công việc.
2.2 Xếp thời khóa biểu, xếp lịch học
Yêu cầu
Để có thể xếp được thời khóa biểu và lịch học cho học sinh bản thân em cần
trang bị cho mình những kiến thức như sau:
- Tìm hiểu các căn cứ để xếp thời khóa biểu
+ Chương trình chi tiết của môn học
+ Thời gian đào tạo
+ Giáo viên giảng dạy
+ Số lượng học sinh
- Các kĩ năng tin học văn phòng đặc biệt là cách tạo bảng và cách tính trong
Excel. Kĩ năng giao tiếp và kĩ năng nói chuyện điện thoại để mời giáo viên
hướng dẫn đồng thời để thông báo lịch học tới giáo viên hướng dẫn.
Các bước thực hiện
Thời khóa biểu của trường được xếp qua 4 bước như sau:
- Bước 1: Tạo lớp
24
Căn cứ vào khung chương trình các ngành Đào tạo của trường, căn cứ số lượng
sinh viên có khả năng tham gia học, điều kiện cơ sơ vật chất, đội ngũ cán bộ
tham gia giảng dạy các học phần để tạo danh sách các lớp học phần (dự
kiến).
- Bước 2: Gửi về tổ chuyên môn để bố trí cán bộ giảng dạy, sắp xếp thời gian
giảng dạy, đồng thời mời giáo viên thỉnh giảng cho những bộ môn còn thiếu
giáo viên giảng.
- Bước 3: Xây dựng kế hoạch chung trên bảng tính Excel gồm các thao tác như
sau:
+ Nhận lại kế hoạch dự kiến từ các tổ bộ môn để xây dựng thành kế hoạch
chung.
+ Tạo thời gian cho các lớp học phần.
+ Phân công cán bộ giảng dạy.
+ Thông báo lịch tới giáo viên thỉnh giảng
+ Xếp tiết học cụ thể cho từng lớp học phần.
- Bước 4: Hoàn chỉnh thời khóa biểu, gửi về cho các tổ bộ môn thực hiện và dán
thời khóa biểu tại bảng tin nhà trường để thông báo tới học sinh.
Ví dụ:
Phụ lục 1: Kế hoạch đào tạo đại học vừa làm vừa học,liên thông đại học vừa làm
vừa học, văn bằng 2 học kì 2 năm học 2011-2012
Phụ lục 2: Thời khóa biểu học kì 2-năm học 2011-2012(hệ chính quy)
Phụ lục 2:Thời khóa biểu hệ chính quy học kì 2, năm học 2011-2012
Tiến độ
- Thời khóa biểu của nhà trường được xếp theo từng học kì và thường được
công bố vào đầu mỗi học kì để học sinh chuẩn bị cho học kì đó.
- Thời khóa biểu xếp lịch học cả tuần từ thứ 2 tới thứ 6 bao gồm các lớp đào tạo
chính quy và các lớp hệ vừa học vừa làm.
Các mối quan hệ trong quá trình xếp thời khóa biểu:
25