Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài thi liên môn Sinh Hóa phòng chống rác thải THCS Trần Cao Vân Quảng Nam (giải cấp trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.7 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DUY XUYÊN
TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN

Địa chỉ: Thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 05103877301
Email:
BÀI VIẾT DỰ THI
“CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC”.
Họ và tên học sinh (Nhóm HS):
Nguyễn Thị Duy An
Ngày sinh: 12-4-1999
Học sinh lớp: 9/1
Duy Xuyên, ngày 12/1/2014
1. Tên tình huống: Không nên sử dụng bao bì ni-lông
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Để giải quyết được vấn đề: “Không nên sử dụng bao bì ni-lông” thì chúng ta
cần phải:
- Nắm được tính chất hóa học của nilon (plastic), chúng ta biết được điều
này nhờ môn hóa học.
- Biết được ảnh hưởng của bao bì nilon đối với môi trường, động-thực vật và
cả con người, để biết được điều này ta cần có những hiểu biết nhất định về y
học, môi trường, sinh học, du lịch, văn hóa giao tiếp…
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
Theo các nhà khoa học, các loại túi nilon phải mất từ 500 – 1000 năm mới
tự phân hủy. Nếu bao bì nilon bị lẫn vào đất thì sẽ làm cản trở quá trình sinh
trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cây
dẫn đến hiện tượng xói mòn ở vùng núi. Còn trên các kênh, rạch đều bắt gặp


những chiếc túi nilon trôi nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Từ đây, túi nilon có
thể gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước, làm cho muỗi và dịch bệnh phát sinh.
Tệ hơn nữa, túi nilon làm bằng nhựa PCV khi cháy sẽ tạo ra chất điôxin gây
ngộ độc, khó thở, nôn ra máu, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, Đặc
biệt dùng túi nilon màu chứa thực phẩm có thể khiến thực phẩm nhiễm độc
gây hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Việc này không chỉ có
ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới, rác thải túi nilon đã được gọi là “ô
nhiễm trắng” . Túi nilon bồng bềnh khắp nơi còn làm mất đi vẻ mỹ quang
của đường phố và môi trường tự nhiên, khách du lịch sẽ có nhìn nhận không
thiện cảm thiếu tôn trọng với dân tộc ta…
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Có một số biện pháp để giải quyết các vấn đề trên:
- Chúng ta hãy hạn chế sử dụng bao bì nilon bằng cách giặt phơi để dùng lại
chúng.
- Sử dụng các túi bằng giấy hoặc lá để gói thức ăn thay vì bằng túi nilon.
- Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì nilon cho
gia đình bạn bè và mọi người trong cộng đồng để cùng đưa ra những giải
pháp tốt nhất cho vấn đề sử dụng bao bì nilon trước khi vứt bỏ chúng đến
mức gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Nhận thức được tác hại của bao bì nilon đối với môi trường và sức
khỏe cộng đồng, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã có
nhiều giải
pháp để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã triển khai
thực hiện Dự án “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì khó
phân hủy” với mục tiêu tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại của túi
nilon đối với môi trường và sức khỏe. Đồng thời, đề xuất những giải pháp
cần thiết, hiệu quả trong Đề án quốc gia về “ Khắc phục triệt để tình trạng ô
nhiễm môi trường do các loại bao bì khó phân hủy”.
Theo dự đoán của một số tiến sĩ tham gia nghiên cứu thì đến năm 2015 giảm

40% lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại trên
địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận so với lượng sử dụng
vào
năm 2010 là gần 70 tấn/ngày. Việc hạn chế sử dụng túi nilon trong thời gian
qua ở thành phố cũng chỉ dừng lại ở sự vận động là chính, như thông qua các
hoạt động của Ngày hội tái chế, Tháng sử dụng túi thân thiện,…Để đạt được
mục tiêu trên, đã có người đề xuất giải pháp: “ Việc giải quyết vấn đề chất
thải túi nilon khó phân hủy cần được tiến hành với nhiều giải pháp đồng bộ .
Việc nghiên cứu và đưa bao bì phân hủy sinh học vào ứng dụng thay thế túi
nilon cần nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước về những quy định, chính sách
khích lệ thay đổi thói quen sử dụng túi nilon, định hướng chiến lược trong
công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải phù hợp để giảm tác động xấu
đến môi trường”
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc giải quyết tình huống có ý nghĩa giúp chúng ta rèn luyện việc vận dụng
kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một hiện tượng, một vấn đề nào
đó trong cuộc sống. Đồng thời, việc giải quyết tình huống Không nên sử
dụng bao bì nylon một lần nữa khẳng định lợi thế về việc hiểu biết kiến thức
liên môn của người học. Trong học tập chúng ta còn gặp rất nhiều tình
huống
khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, mà muốn giải quyết được các tình
huống
đó chúng ta phải vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau, ví dụ
như: Để có thể giải được một bài toán phức tạp thì cần có sự kết hợp kiến
thức giữa các môn Toán – Lý – Hóa – thậm chí cả Văn. Tóm lại,ý nghĩa
thực
sự của việc hiểu biết kiến thức liên
môn là vận dụng kiến thức của nhiều môn học để có thể giải quyết những
vấn

đề thực tiễn trong đời sống , có thể giải thích được các hiện tượng thiên
nhiên
mà mình thường gặp.
Đây chỉ là thông tin và chút kiến thức, suy nghĩ của riêng em. Mong mọi
người thông cảm cho những sai sót và đưa ra lời khuyên chân thành cho em.
Em xin chân thành cảm ơn.
Nam Phước, ngày tháng năm 2014
Học sinh dự thi

Nguyễn Thị Duy An

×