Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

INTERNET WEB BROWSER cơ sở MẠNG của THƯƠNG mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 87 trang )

TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
Chương 1
INTERNET - WEB BROWSER & CƠ SỞ
MẠNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Internet là gì? Quá trình hình thành Internet ra sao? Tổ chức
nào chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động trên Internet? Các thuật
ngữ và những dịch vụ sử dụng trên Internet gồm những gì? Làm thế
nào để sử dụng trình duyệt (Web Browser) Internet Explorer (IE) để
duyệt web? Cơ sở mạng của thương mại điện tử ? Đó chính là các vấn
đề được đề cập đến trong chương này.
1. Quá trình hình thành – Luật lệ – Đạo đức và các tổ chức quy
định hoạt động của Internet
“Internet là một hệ thống thông tin được kết nối với nhau bởi
giao thức truyền thông Internet (IP) và sử dụng một hệ thống địa chỉ
thống nhất trên phạm vi toàn cầu để cung cấp các dịch vụ và ứng
1
1
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
dụng khác nhau cho người sử dụng”
1
. Một cách khái quát nhất,
Internet được định nghĩa như sau:
Internet là mạng máy tính toàn cầu sử dụng giao thức TCP/IP
để trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau.
Mạng Internet kết nối nhiều mạng máy tính của nhiều quốc
gia trên thế giới, cho nên Internet là một liên mạng máy tính (network
of networks).
Để có thể truyền thông tin giữa các máy tính trên Internet, các
máy tính cùng sử dụng giao thức


2
TCP/IP (Transmission Control
Protocol / Internet Protocol: Giao thức truyền dữ liệu / giao thức
Internet) để giao tiếp với nhau. Giao thức này cho phép mọi máy tính
trên mạng trao đổi dữ liệu với nhau một cách thống nhất, tương tự
như một ngôn ngữ quốc tế được mọi người cùng sử dụng để có thể
hiểu nhau. Các mạng cấu thành Internet được kết nối với nhau thông
qua nhiều hệ thống truyền tin khác nhau.
1.1. Quá trình hình thành Internet
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã đặt nền tảng cho sự hình thành
Internet bằng sự ra đời của hệ thống mạng có tên gọi là ARPANET
vào năm 1969. ARPANET là một dự án thuộc Bộ quốc phòng Hoa Kỳ
nhằm thử nghiệm độ tin cậy của hệ thống mạng. Hệ thống ARPANET
nối các máy chủ của trường Đại học Los Angeles - California, Đại
học Santa Barbara - California, Viện nghiên cứu Standford và Đại học
Utah. Nhằm đối phó với chiến tranh, ARPANET được thiết kế sao
cho nếu như có một số máy bị sự cố thì các máy tính còn lại vẫn có
thể liên lạc được với nhau.
Trong những năm 1970, các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa
ra các giao thức (Protocol) truyền thông trên Internet. Thuật ngữ
1 Nghị định của chính phủ Số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 về quản
lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet (Điều 2).
2 Giao thức là tập hợp những quy định về cách thức liên lạc giữa các máy tính với
nhau trên mạng. TCP/IP là giao thức được sử dụng trên mạng Internet.
2
2
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
"Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng 1974 trên nền tảng mạng
ARPANET, Internet lúc này còn ở qui mô rất nhỏ. Vào những năm

1980, xuất hiện các nhóm thảo luận (newsgroup) và thư điện tử (E-
mail). Trường Đại học Minnesota cung cấp cho người dùng một giao
diện thân thiện, dễ dùng là phần mềm Gopher - một hệ thống menu
đơn giản sử dụng để truy cập các tập tin (file) trên Internet. Ngày nay,
Gopher đã được thay thế bởi World Wide Web.
Trong khi ARPANET đang cố gắng chiếm lĩnh mạng quốc gia
thì một nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Xeroc Corporation's
Palo Alto đã phát triển chuẩn kết nối Ethernet - một kỹ thuật nối
mạng máy tính được sử dụng trong mạng cục bộ và trở nên rất phổ
biến sau này. TCP/IP trên Ethernet đã trở thành một giao thức thông
dụng để kết nối các máy trạm trên mạng cục bộ vào thập kỷ 1980.
Vào giữa thập kỷ 1980, giao thức TCP/IP được dùng trong một số kết
nối mạng liên khu vực và cũng được sử dụng cho các mạng cục bộ.
Mạng ARPANET hoạt động rất hiệu quả và chẳng bao lâu, các
trường đại học ở Hoa Kỳ đều muốn gia nhập. Vì thế, để tiện lợi cho
công tác quản lý, năm 1983, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã phân
ARPANET ra làm hai mạng con: « MILNET » - dành cho các hoạt
động quân sự, và « ARPANET mới » tiếp tục sử dụng cho phần mạng
phi quân sự, dành cho các trường đại học và cơ quan nghiên cứu. Tuy
tách thành hai mạng riêng nhưng hai mạng này vẫn duy trì sự kết nối
với nhau thông qua giao thức TCP/IP.
Năm 1986 là mốc lịch sử quan trọng của Internet, khi tổ chức
Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ NSF (National Science Foundation)
thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là
NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang
NSFNET. Kết quả là sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không
còn hiệu quả nữa và đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. Sự
hình thành mạng backbone (mạng đường trục) của NSFNET và
những mạng vùng khác đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển
của Internet.

3
3
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
NFS đã từng tài trợ cho một vài trung tâm siêu máy tính
(Supercomputing Center) và ước muốn có được một giải pháp để cho
các nhà nghiên cứu từ khắp mọi nơi có thể sử dụng được các siêu
máy tính của họ. Vì cả những lý do chính trị và kỹ thuật, ARPANET
không có đủ ngân sách để thực hiện, do vậy NSF đã thiết lập nên hệ
thống mạng NSFNET với những tính năng ưu việt hơn ARPANET và
đã từ từ thay thế ARPANET. Cũng trong thời gian đó, nhiều công ty
bắt đầu nối vào Net, và các nhà cung cấp Internet thương mại bắt đầu
bán các tài khoản Internet cho công chúng. Internet đã chấm dứt giới
hạn trong phạm vi quân sự và học viện để mở rộng tầm ảnh hưởng ra
nhiều lĩnh vực.
Cho đến năm 1995, trong khi Internet vẫn tiếp tục phát triển,
NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu. Đến lượt các mạng
thương mại, chẳng hạn như những mạng chạy bởi IBM, Sprint,
Performance Systems International (PIS), và Alternet, chiếm chỗ của
NSFNET với cùng một cách thức mà NSFNET đã chiếm ngôi của
ARPANET. NSFNET lùi dần vào bóng tối khi những hệ thống mạng
mới này bành trướng như vũ bão. Internet được tư nhân hoá và nó đã
không còn được tài trợ bằng ngân sách của chính phủ.
Năm 1991, World Wide Web (WWW) ra đời đặt nền tảng cho
việc chuyển tải các thông tin multimedia (thông tin đa phương tiện)
thông qua các siêu liên kết (hyperlink), rất tiện dụng cho việc khai
thác Internet. Tim Berners-Lee và các cộng sự tại Phòng thí nghiệm
Vật lý Hạt cơ bản Châu Âu đã phát minh ra phương thức truyền thông
siêu văn bản (hypertext). Với các siêu văn bản, người sử dụng có thể
duyệt, tìm kiếm các thông tin liên quan thông qua các siêu liên kết

một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Sau đó, Tim Berners-Lee là giám đốc điều hành tổ chức World
Wide Web Consortium (gọi tắt là W3C) – một nhóm đại diện các
trường đại học và viện công nghệ có nhiệm vụ xem xét, nghiên cứu
một chuẩn chung cho các kỹ thuật Web. Việc phát minh ra WWW là
một mốc quan trọng trong lịch sử Internet với ý nghĩa mở rộng tầm
4
4
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
ảnh hưởng của Internet đến những đối tượng không chuyên về tin
học.
Trong khoảng thời gian Internet mới hình thành, chỉ có các tổ
chức phi lợi nhuận được quyền sử dụng, bởi lẽ phần lớn thông tin
được cung cấp từ các tổ chức khoa học quốc gia, cơ quan quản trị
hàng không và không gian, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ với ngân sách
đầu tư lấy từ chính phủ. Nhưng khi các hệ thống mạng công ty bùng
nổ, người dùng có thể truy cập vào các Web Site thương mại vì các
Web Site này không sử dụng ngân sách của chính phủ.
Vào cuối năm 1992, xuất hiện nhà cung cấp thông tin thương
mại đầu tiên: Delphi - cung cấp dịch vụ đầy đủ trên Internet cho
khách hàng. Tiếp theo đó, một vài nhà cung cấp thông tin lên Internet
cũng đã ra đời. Vào tháng 6/1993, tổng số Web Site mới chỉ đạt số
lượng khoảng 130, một năm sau (1994) số Web Site tăng lên khoảng
3.000, thống kê 4/1998 cho biết số lượng Web Site bấy giờ là 2,2
triệu. Hiện tại, số lượng Web Site ước tính khoảng một tỷ.
Không có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có toàn quyền kiểm
soát Internet mà mỗi nhà quản trị mạng chỉ quản lý phần mạng của tổ
chức mình. Tuy nhiên, để Internet phát triển theo một chiều hướng
thống nhất, Hiệp hội Internet và W3C có nhiệm vụ phát triển các giao

thức truyền thông chung trên Internet và theo dõi các chuẩn về Web.
Internet không có giám đốc hay tổng điều hành, nhưng ở hệ thống
cung ứng dịch vụ Internet cho người dùng cũng có giám đốc hay tổng
điều hành, đó là các ISP
3
.
Số lượng máy chủ có mặt trên Internet vào năm 1981 khoảng
200 máy, bốn năm sau (1985) con số này tăng 10 lần (khoảng 2.000
máy), và đến nay (sau hơn 20 năm) con số này đã tăng vọt trên 9 triệu
máy với nhiều hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ cho hàng trăm
triệu người sử dụng Internet. Bình quân mỗi mỗi tháng có hàng triệu
người gia nhập cộng đồng Internet.
3 Xin xem giải thích của thuật ngữ ISP ở phần tiếp theo trong chương này.
5
5
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
Trong giai đoạn sơ khai của lịch sử Internet, sự hỗ trợ của
chính phủ Hoa Kỳ đã tạo điều kiện cần thiết cho sự hình thành và
phát triển của Internet. Tiếp theo đó, Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ
(National Science Foundation - NSF) đã giữ vai trò quan trọng: sự gia
tăng nhanh chóng và sự bùng nổ phát triển của Internet có thể sẽ
không xảy ra nếu không có tác động tích cực của NSF.
Internet là một phương tiện truyền thông đại chúng năng động
mang đến cho bạn tiềm năng lớn để giao tiếp với mọi người trên toàn
thế giới. Internet ngày càng trở thành phương tiện truyền thông đại
chúng có phạm vi hoạt động rộng nhất so với các phương tiện truyền
thông khác. Internet có thể giúp bạn liên thông với tất cả mọi phương
tiện truyền thông đại chúng khác từ hình thức giao tiếp bằng chữ viết
cho đến truyền thanh và thậm chí cả truyền hình.

Sự hình thành Internet ở Việt Nam được đặt tiền đề bằng
mạng VARENET (Vietnam Academic Research Education Network)
được thành lập vào đầu năm 1993. VARENET là mạng máy tính phục
vụ nghiên cứu và giáo dục ra đời từ Chương trình hợp tác nghiên cứu
khoa học, triển khai công nghệ mạng tại Viện Công nghệ Thông tin
thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia Việt
Nam với sự hợp tác khoa học của Đại học Quốc gia Australia (ANU).
Máy chủ (Server) của mạng VARENET đặt tại Đại học Quốc gia
Australia. Đây là trường hợp hiếm thấy trên thế giới khi máy chủ
mang tên miền của một quốc gia này (.vn - Việt Nam) lại được đặt tại
một quốc gia khác (Úc).
Năm 1993 là mốc thời gian mà Internet còn quá mới mẻ cả
đối với người nghiên cứu lẫn nhà quản lý ở Việt Nam. Mặt khác, do
máy chủ đặt ở Australia nên không ai có đủ khả năng tài chính để truy
cập Internet qua điện thoại viễn thông quốc tế. Và như thế,
VARENET chỉ có một chức năng duy nhất là phục vụ thư điện tử (E-
mail) với đa phần người dùng E-mail là các văn phòng đại diện nước
ngoài, các công ty liên doanh hay 100% vốn nước ngoài. Số cán bộ
khoa học và số các đơn vị nghiên cứu, đào tạo tham gia VARENET
6
6
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
thực sự chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số xấp xỉ 3.000 khách hàng
thường xuyên của mạng này.
Vào thời điểm từ 1993 đến 1997, VARENET là mạng máy
tính duy nhất của Việt Nam nối Internet (kết nối ngoại tuyến). Vì vậy,
nó độc quyền phục vụ người dùng có nhu cầu, không có đối thủ cạnh
tranh. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh VARENET do Phân viện
Viện Công nghệ Thông tin ở số 1 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1 đảm nhiệm.

Sau khi Chính phủ Việt Nam quyết định chính thức kết nối
Internet kể từ ngày 19 tháng 11 năm 1997 thì tên miền (.vn) được
phía Australia bàn giao cho Tổng cục Bưu điện Việt Nam. Sự hình
thành của hàng loạt các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ngay sau
đó đã nhanh chóng làm mờ nhạt vai trò của VARENET.
Sau VARENET, mạng diện rộng thứ hai hình thành ở Việt
Nam là mạng VINANET (Vietnam Network) của Trung tâm Thông
tin Thương mại thuộc Bộ Thương mại. Mạng này tuy không nối với
Internet nhưng lại là mạng duy nhất cung cấp thông tin thương mại
vào thời điểm 1993 - 1997 nên cũng thu hút được nhiều người sử
dụng và VINANET cũng đã lan tỏa vào đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Con số báo cáo của VINANET cho biết trong giai đoạn đó, mạng có
khoảng 600 khách hàng thường xuyên thuê bao.
VINANET cung cấp thông tin giá cả thị trường trong nước và
quốc tế, địa chỉ doanh nghiệp, văn bản pháp quy liên quan đến thương
mại, các cơ hội giao thương Tin thị trường quốc tế mua của Down
Jone và Reuters và dịch sang tiếng Việt 5 lần/ngày. Đây là một mạng
diện rộng thuần chất Việt Nam, vì kể từ khi thiết lập, toàn bộ cơ chế
kết nối, quản trị mạng, quản lý truy cập mạng đều được phát triển bởi
các công ty phần mềm Việt Nam. Mạng này sử dụng các máy chủ
không chuyên nghiệp (nguồn Đông Nam Á là chính) và tốc độ truy
cập cực kỳ “khiêm tốn” chỉ với 2,4 Kbps qua kênh thoại.
Vào năm 1997, khi xuất hiện các nhà cung cấp nội dung thông
tin (ICP) mới thì VINANET chuyển từ phiên bản Fox trên DOS sang
dùng Web Browser với một phiên bản mạng mới là VITRANET
7
7
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
(Vietnam Trade Net). Đây cũng là thời điểm suy giảm, thoái trào của

VINANET do chính sự trục trặc giữa VINANET và VITRANET.
Năm 1997 là năm thoái trào của VINANET nhưng lại là năm
cao trào của Internet Việt nam với sự hình thành hàng loạt các nhà
cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và các nhà cung cấp thông tin lên
Internet (ICP). Trong số các ISP và ICP tiêu biểu ở Việt Nam, có thể
kể đến VNN, FPT, Saigonnet, Netnam và CINET:
VNN (Vietnam Network) là mạng máy tính của Công ty Điện
toán và Truyền số liệu (Vietnam Datacommunication Company -
VDC) thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, hình
thành năm 1997.
FPT (Company for Financing and Promoting Technology:
Công ty Tài chính và Kỹ thuật Quảng cáo). Công ty FPT được thành
lập vào năm 1997.
Saigonnet: SaigonNet thuộc SPT (Saigon Post and
Telecommunications Service Corporation - Công ty Cổ phần Dịch vụ
Bưu chính Viễn thông Sài Gòn), thành lập ngày 14/11/1997.
Netnam: Mạng máy tính thuộc Viện Công nghệ Thông tin Việt
Nam, hình thành tháng 11/1998.
CINET (Culture and Information Net): mạng máy tính của Bộ
Văn hoá Thông tin, được thành lập ngày 13/7/1997.
Trong số các ISP kể trên, VNN dẫn đầu danh sách với ưu thế
vừa là IAP (cung cấp cổng truy cập Internet), vừa là ISP (cung cấp
các dịch vụ Internet) và ICP (cung cấp nội dung lên Internet).
1.2. Luật lệ và đạo đức trên Internet
Tuy luật lệ và đạo đức trên Internet chưa được soạn thảo đầy
đủ và chưa có đủ những quy định cần thiết, nhưng đại thể có một số
quy tắc hướng dẫn cơ bản như sau:
- Không hợp lệ đối với hành vi cố đạt cho được sự tiếp cận
trái phép các tài nguyên không được cấp quyền sử dụng.
Nghĩa là đột nhập bất hợp pháp vào trong những hệ thống

8
8
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
đòi hỏi phải có tên người dùng (user name) và mật mã
(password) mang tính hợp lệ.
- Không hợp lệ đối với hành vi phá vỡ sự lưu thông trên
Internet. Ví dụ: không được phép gieo rắc các loại virus
trên Internet.
- Không hợp lệ đối với hành vi lãng phí nguồn tài nguyên
(resource). Ví dụ: bạn không được tải xuống (Download)
những tập tin đồ sộ mà chẳng để làm gì, đặc biệt là trong
những "giờ cao điểm".
- Không hợp lệ đối với hành vi xoá các tập tin của người
khác.
- Không hợp lệ đối với hành vi xâm phạm đời tư của người
khác. Không nên phân phát những thông tin có tính chất
riêng tư về người khác trên Internet.
Vinton Serf, chủ tịch Hiệp hội Internet (Internet Society), đã
từng đưa ra một số nguyên tắc chỉ đạo cho việc sử dụng Internet vào
mùa hè năm 1995, những nguyên tắc này tuy chưa được chính thức
công nhận, nhưng chứa đựng nhiều ý tưởng hay, trong đó có những
điều sau đây:
- Đối với danh sách thư tín (mailing Lists), nhóm tin Usenet
(Usenet Newsgroups), và các nhóm thảo luận khác, phải
xác định mục đích của nhóm là gì và phải hạn định toàn
bộ các nhóm hoặc những thông điệp có quá ít thành viên
quan tâm.
- Các nhà quảng cáo không nên gửi các mục quảng cáo tới
những nhóm tin (Newsgroup) vì đó không phải là nơi

dành cho quảng cáo.
- Các Internauts (những người say sưa với việc lang thang,
mò mẫm suốt ngày trên Internet) không được dính dáng,
dưới bất kỳ hình thức nào, với những gì có thể xâm phạm
tới đời tư của những người khác trên Internet. Bạn đừng
bao giờ gửi một thông điệp đến một danh sách thư tín
9
9
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
hoặc các nhóm tin Usenet mà không có sự cho phép của
người có thẩm quyền.
- Người dùng Internet phải tuân thủ Luật bản quyền và
không được sao chép bất hợp pháp các văn bản, chương
trình, hay những thông tin khác có sở hữu bản quyền.
1.3. Các tổ chức quy định hoạt động của Internet
Cho dù Internet không có cơ quan đầu não để giám sát các
hoạt động, vẫn có nhiều tổ chức phát sinh từ việc hoàn thiện, phát
triển và sử dụng Internet. Mỗi tổ chức Internet đều có trách nhiệm với
những mạng thành phần và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
những người sử dụng trên mạng đó. Những tổ chức này thay đổi theo
loại, vùng, quốc gia của mạng. Một vài tổ chức đáng chú ý do phạm
vi hoạt động Internet của nó liên quan đến nhiều quốc gia, chẳng hạn
như các tổ chức:
1.3.1. InterNIC
InterNIC là Trung tâm Thông tin Mạng Internet (Internet
Network Information Center). InterNIC vận hành bởi sự liên kết các
công ty : AT&T, Network Solutions và General Atomics, chuyên cung
cấp những dịch vụ thông tin giúp cho Internet hoạt động gồm:
Dịch vụ thông tin (Information Service) hỗ trợ người sử dụng

thông thường - được cung cấp bởi một công ty có tên gọi là General
Atomics. Họ cung cấp những truy nhập thông tin qua FTP, Gopher,
WAIS và thư điện tử. Thông tin lấy được từ việc nối đến những
nguồn tài nguyên mới trên Internet.
Dịch vụ đăng ký (Registration Service). Công ty Giải pháp
Mạng (Network Solutions Inc. - NSI) cung cấp dịch vụ đăng ký vào
cộng đồng Internet. NSI làm việc với các nhà quản lý có thẩm quyền
về việc đặt tên cho những mạng thuộc Internet và những máy chủ để
tạo ra một quá trình đăng ký thống nhất. Nếu bạn muốn đăng ký một
tên miền trên Internet, hãy gửi một đơn xin đăng ký bằng E-mail tới
InterNIC.
10
10
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
Dịch vụ cơ sở dữ liệu và chỉ dẫn (Directory and Database
Service). Công ty Điện thoại và Điện báo Hoa Kỳ (American
Telephone and Telegraph - AT&T) chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ
này đến tận cộng đồng Internet. Trong vai trò của InterNIC, AT&T
cung cấp những hướng dẫn về tài nguyên Internet và những nhà quản
lý tài nguyên mạng trên Internet.
Để có thêm thông tin chi tiết về InterNIC, xem trang:
.
1.3.2. Hiệp hội Internet (The Internet Society)
Hiệp hội Internet (Internet Society - gọi tắt là ISOC) là tổ
chức liên quan trực tiếp về Internet và giữ vai trò là trụ sở chính của
Internet. Ý tưởng cơ bản của tổ chức này là khuyến khích sự trao đổi
thông tin toàn cầu thông qua Internet. Hiệp hội Internet là tổ chức phi
lợi nhuận nhằm hoàn thiện Internet và những kỹ thuật của nó. Vì thế,
thành viên của Hiệp hội Internet thường mở rộng đến những cá nhân

và tổ chức khác. Chủ tịch hiện tại của hiệp hội là Vinton Cerf, một
trong những người phát kiến giao diện Internet.
Hiệp hội Internet là một ủy ban với những thành viên tự
nguyện – chính những thành viên này là người quyết định hướng phát
triển của Internet, cũng chính họ là người quản lý kỹ thuật và quy
định các chức năng thích hợp của Internet. Ủy ban này được gọi là
Ban Kiến trúc Internet (The Internet Architecture Board - IAB). Ban
Kiến trúc Internet tổ chức các cuộc họp về nguyên tắc, quy định để
tiêu chuẩn hoá và phân chia các nguồn dữ liệu, chẳng hạn như những
địa chỉ trang Web hoặc vị trí của nguồn. IAB có nhiệm vụ quản lý các
đường lối tiêu chuẩn này và ra các quyết định khi cần thiết.
Trong Ban Kiến trúc Internet, Nhóm Đặc nhiệm Kỹ thuật
Internet (The Internet Enginneering Task Force - IETF) được xem là
nổi bật hơn cả. IETF tổ chức những buổi hội thảo định kỳ và được mở
rộng đến bất cứ người nào quan tâm đến sự phát triển những tiêu
chuẩn của Internet. Trước và sau mỗi buổi hội thảo, các thành viên lại
tiếp tục công việc qua nhóm thảo luận bằng thư điện tử. Thành viên
11
11
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
của IETF bao gồm đại diện các nhà cung cấp, các lập trình viên, kỹ sư
của các mạng ổn định, các trường Đại học và những nơi khác. IETF
là nơi định nghĩa các chuẩn của Internet.
1.3.3. Liên hiệp Thông tin mạng (The Coalition for
Networked Information - CNI)
Nỗ lực liên kết này là sự sắp xếp của những tổ chức hàn lâm:
liên hiệp các thư viện nghiên cứu (gồm những thư viện nghiên cứu
đầu đàn), EDUCOM (một tổ chức phát triển kỹ thuật thông tin trong
nền giáo dục cao). Những cuộc hội thảo của CNI là nơi gặp gỡ và

cùng làm việc rất quan trọng của những thư viện nghiên cứu và
những nhà quản lý kỹ thuật máy tính. CNI hỗ trợ những dự án nghiên
cứu trong nối mạng thông tin và cố gắng sắp xếp chính sách và luật
lệ.
1.3.4. Liên đoàn các mạng nghiên cứu ở Hoa Kỳ (The
Federation of American Reseach Networks -
FARNET)
Đây không phải là một mạng máy tính mà là một tổ chức điều
phối những mạng nghiên cứu. FARNET ngày nay bao gồm những
nhà cung cấp dịch vụ mạng có lợi nhuận và phi lợi nhuận, những
trường đại học, những tổ chức khác cả ở Hoa Kỳ và quốc tế.
1.3.5. Liên hiệp Mạng các trường phổ thông (The
Consortium for School Networking)
Nhóm này nhằm hoàn thiện những truy nhập Internet cho các
trường phổ thông từ mẫu giáo đến trung học. Nó làm việc rất thân
thiện với nhóm làm việc của IETF với cùng một đặc quyền như nhau.
1.3.6. Tổ chức Trao đổi Internet Thương mại (the
Commercial Internet eXchange - CIX)
Đây là một sự liên kết giữa các nhà cung cấp truy nhập
Internet thương mại. Nó gồm những nhà cung cấp truy nhập Internet
đầu đàn của Hoa Kỳ cũng như châu Âu. Những thành viên của CIX
nối liền các mạng của họ với nhau và với những người khác, trong nỗ
12
12
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
lực tạo ra một siêu-mạng khung (netsuper-backbon) nhằm giải thoát
những hạn chế trong các sử dụng thương mại.
1.3.7. Tổ chức biên giới điện tử (The Electronic Frontier
Foundation - EFF)

Tổ chức này được lãnh đạo bởi Mitch Kapor (một trong
những người sáng lập tập đoàn Lotus). EFF là một trong những nhà
chủ xướng chính cho sự thành lập xa lộ thông tin ở Hoa Kỳ, với ý
tưởng ứng dụng nhanh những kỹ thuật khả thi sẵn có hơn là chờ đợi
những kỹ thuật sẽ có trong tương lai.
1.3.8. Reseaux IP Europeans (RIPE)
RIPE là một sự liên kết của hơn 60 nhà cung cấp dịch vụ IP
(Internet-Protocol) của châu Âu, đại diện cho hơn 300.000 máy tính
trên Internet. Sự cố gắng của RIPE thiết lập nên IP có tác dụng tích
cực đến tổ chức mạng châu Âu khác là RARE.
Do Internet vươn tới mọi vùng trên toàn cầu, nên có rất nhiều
cơ quan và tổ chức có liên quan không thể liệt kê ra hết. Các tổ chức
vừa được giới thiệu trên đây mang tính đại diện cho những tổ chức
được thành lập cùng với sự phát triển của Internet.
2. Các dịch vụ – tài nguyên và các kiểu kết nối Internet
2.1. Các dịch vụ phổ cập trên Internet
E-mail (Electronic mail): Thư tín điện tử. Dịch vụ này cho
phép chúng ta gởi, nhận hoặc chuyển tiếp thư điện tử. Một bức thư
điện tử ngoài dạng thức văn bản, có thể được đính kèm hình ảnh, âm
thanh, phim video… E-mail là công cụ tiện dụng nhất và đơn giản
nhất để đưa thông tin tới mọi người trên Internet.
WWW (World Wide Web – Mạng thông tin toàn cầu): Thể
hiện thông tin dạng siêu văn bản (hypertext). WWW có khả năng tích
hợp hầu hết các dịch vụ trên Internet và có thể đồng thời biểu hiện
nhiều loại dữ liệu như văn bản, âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, video.
Dịch vụ thông tin đa phương tiện này cho phép chúng ta “đi” từ trang
Web này đến trang Web khác thông qua các siêu liên kết (Hyper Link)
để tìm những dữ liệu, thông tin thích hợp.
13
13

TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
Các trang World Wide Web được viết bằng ngôn ngữ HTML
(Hyper Text Markup Language), cho phép kết nối với nhiều nguồn tài
liệu ở nhiều nơi khác nhau thông qua các siêu liên kết và cho phép
liên kết tới các dịch vụ Internet khác. Web truyền các tài liệu HTML
thông qua một giao thức gọi là HTTP (Hyper Text Transfer Protocol).
Tốc độ phát triển của WWW đã vượt xa các dịch vụ trước đây
(như E-mail, FTP). Vào giữa năm 1993 mới chỉ có 130 Web Sites
4
,
nhưng hiện nay đã có cả tỷ Web Sites với nhiều nội dung phong phú.
FTP (File Transfer Protocol): Giao thức truyền tập tin trên
mạng. Dịch vụ truyền tập tin cho phép người dùng gởi đi và lấy về
các tập tin qua Internet. Thông thường, các máy chủ đều hỗ trợ dịch
vụ FTP cho phép người sử dụng tải về các tập tin phổ dụng. Những
máy FTP Server được thiết lập cho các dịch vụ FTP công cộng được
gọi là FTP nặc danh (vô danh), bởi vì mọi người đều co thể đăng nhập
vào mà không cần chỉ rõ định danh hoặc mật khẩu.
Chat: là hình thức hội thoại trực tuyến trên Intrenet. Dịch vụ
Chat truyền thống cho phép hai hay nhiều người có thể cùng nhau
trực tiếp trao đổi thông tin thông qua các ký tự được nhập từ bàn
phím máy tính. Hiện tại, ngoài hình thức Text Chat (trò chuyện bằng
cách gởi cho nhau các ký tự), Chat được tiếp tục mở rộng thêm chức
năng thông qua các kênh giao tiếp mới như hình thức Voice Chat (hội
thoại qua giọng nói) và Video Chat (hội thoại qua giọng nói, kèm theo
hình ảnh động).
Newsgroup: Nhóm thảo luận : dịch vụ cho phép nhóm người
dùng trao đổi, san sẻ ý tưởng và truyền đạt thông tin với những người
đồng ý nghĩ về một đề tài mà tất cả các thành viên của nhóm đều

quan tâm.
Usenet: Tập hợp vài ngàn nhóm thảo luận (Newsgroup) trên
Internet. Những người tham gia vào Usenet sử dụng một chương trình
4 Web Site là địa chỉ các trang Web được đặt tại một hoặc nhiều máy chủ phục vụ
Web (Web Server) trên Internet. Ví dụ: Web Site của Ngân hàng Thế giới có địa chỉ
.
14
14
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
đọc tin (NewsReader) để đọc các thư của người khác, gởi thư của
mình cũng như trả lời các thư khác trong Usenet.
Mailing List (Danh sách thư tín): là danh sách địa chỉ thư
điện tử của một nhóm người có nhu cầu chia sẻ các ý tưởng với
những người cùng quan điểm. Chỉ cần gửi một bức thư đến địa chỉ
một người trong Mailing List, thì tất cả những người có tên trong
danh sách thư đều nhận được và sự hồi đáp thư cũng diễn ra tương tự.
Hai điểm khác biệt cơ bản giữa Mailing List và Newsgroup là:
- Trong Mailing List, các thư đến được gửi trực tiếp vào trong
hộp thư của bạn, vì thế hộp thư của bạn có khả năng bị đầy một cách
nhanh chóng, với Newsgroups thì không gặp tình trạng này.
- Với Newsgroup, bất cứ một người nào trong nhóm cũng có
thể xem các thông tin của nhóm, còn Mailing List mang tính chất cá
nhân và những người khác không thể xem các thông tin của người đó
được.
Mailing List là cách đơn giản để tìm kiếm các thông tin thích
hợp và cập nhật thường xuyên các chủ đề thú vị mà bạn quan tâm.
Telnet (Telephone Internet): là dịch vụ cho phép đăng nhập
vào các máy trên mạng như một thiết bị đầu cuối (terminal). Chương
trình telnet thực hiện kết nối giữa máy tính của người dùng đến một

máy tính khác trên Internet để khai thác các tài nguyên hoặc để điều
khiển hoạt động của máy tính đó. Để sử dụng Telnet, bạn cần phải có
tài khoản truy cập với tên người sử dụng (username) và mật mã
(password) do người quản trị hệ thống cấp phát. Bạn cũng cần phải
biết tên của máy tính đó và biết cách khai thác hệ thống.
WAIS (Wide Area Information Service – Dịch vụ thông tin
diện rộng): là dịch vụ tìm kiếm thông tin trên danh sách của Server
theo các từ khoá và đưa ra những báo cáo về kết quả tìm kiếm. Nếu
không tìm được tài liệu được yêu cầu, WAIS sẽ cho ta những tài liệu
gần với yêu cầu nhất. Khi bạn kết nối với mạng phục vụ WAIS, bạn
phải chạy một truy vấn (đặt câu hỏi) theo nhu cầu về thông tin cần
15
15
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
tìm và bạn sẽ nhận được hàng loạt danh sách các kết quả tìm kiếm dữ
liệu tại Site đó.
Gopher: Dịch vụ cho phép định hướng, truy cập các thông tin
trên Internet bằng hệ thống menu, giúp bạn chọn lựa các mục thích
hợp ở thanh menu một cách dễ dàng. Đi kèm với mỗi hệ thống thực
đơn là một danh sách chỉ mục để tìm kiếm thông tin và các tài liệu,
người dùng có thể xem nội dung hoặc lưu trữ các thông tin đó. Khi
WWW hình thành, nó đã thế chỗ của Gopher trong việc truy cập các
thông tin trên Internet.
2.2. Các dịch vụ cao cấp trên Internet
Một vài dịch vụ cao cấp trên Internet có thể kể đến như: VoIP,
Video Conference, WAP
VoIP (Voice over Internet Protocol): Kỹ thuật chuyển tải
giọng nói qua giao thức Internet, hay còn gọi là Điện thoại Internet.
Lợi ích to lớn của công cụ VoIP là bạn có thể gọi điện thoại hoặc gửi

FAX đi nước ngoài nhưng chỉ phải trả giá cước điện thoại nội hạt.
Trong một lai gần, dịch vụ VoIP sẽ nhanh chóng trở thành một tiêu
chuẩn trong hệ thống văn phòng làm việc.
Dịch vụ điện thoại Internet ở Việt Nam đã được Vietel (Công
ty khai thác viễn thông của Quân Đội) và VNPT (Tổng công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam) đưa vào khai thác trước tiên. Dịch vụ
VoIP 178 của Vietel và dịch vụ VoIP 171 của VNPT là dịch vụ điện
thoại đường dài trong nước (liên tỉnh hoặc quốc tế) sử dụng giao thức
Internet.
Ngày 28/8/2003, Bộ Bưu chính - Viễn thông chính thức cho
phép 4 doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ gọi điện thoại quốc
tế qua Internet gồm VNTP, SPT (Công ty cổ phần Dịch vụ Bưu chính
– Viễn thông Sài Gòn), FPT và OCI (One Connection Inc). Loại dịch
vụ điện thoại Internet quốc tế này trước tiên được triển khai ở hai loại
hình : PC to PC (máy tính đến máy tính) – gồm chiều đi và đến, PC to
Phone chiều đi quốc tế (gọi điện từ máy tính cá nhân đến máy điện
16
16
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
thoại cố định hoặc di động ở nước ngoài). Tiếp đến, dịch vụ điện
thoại Internet quốc tế sẽ được khai thác ở dạng thức Phone to Phone.
Khi sử dụng dịch vụ điện thoại Internet, cước điện thoại quốc
tế sẽ rẻ hơn rất nhiều lần so với hình thức điện đàm truyền thống. Chi
phí tổng cộng cho một cuộc gọi quốc tế từ máy tính sẽ gồm 3 loại chi
phí : chi phí điện thoại nội hạt kết nối Internet, chi phí trực tuyến
(online) Internet và chi phí sử dụng dịch vụ điện thoại Internet quốc tế
(mức cước tối thiểu : 1.500 đ/phút – tùy thuộc vào quốc gia bạn gọi
đến).
VIDEO CONFERENCE (Hội nghị Truyền hình, Hội nghị

Hình đàm, Hội nghị Từ xa ). Dịch vụ giúp những người ở các vị trí
địa lý khác nhau có thể trò chuyện và nhìn thấy nhau thông qua một
phòng họp ảo, nơi mọi người gặp gỡ và trao đổi với nhau, thực hiện
các hội nghị, hội thảo từ xa; điều hành, giao ban từ xa; giới thiệu sản
phẩm từ xa, chẩn đoán bệnh từ xa mà không cần thiết phải rời khỏi
nơi cư trú.
WAP (Wireless Application Protocol): Giao thức ứng dụng
không dây, được hình thành trong khoảng mười năm trở lại đây. WAP
là một hệ thống thông tin di động toàn cầu (GMS - Global System for
Mobile Communications) tiện lợi cho người sử dụng điện thoại di
động và những người có nhu cầu kết nối vào Internet thông qua điện
thoại di động.
WAP tuân thủ theo tiêu chuẩn Internet như XML (Extensible
Markup Language – Ngôn ngữ đánh dấu có thể mở rộng), UDP (User
Datagram Protocol – Giao thức dữ liệu người dùng) và IP (Internet
Protocol – Giao thức Internet). Tất cả những hình thức này đều được
xây dựng trên các tiêu chuẩn Internet như HTTP, HTML, và TCP với
yêu cầu lớn về dữ liệu mà không làm nghẽn mạch mạng lưới thông
tin di động, không ảnh hưởng đến việc hiển thị thông tin trên màn ảnh
nhỏ của điện thoại di động.
2.3. Các kiểu URL và hình thức kết nối Internet
2.3.1. Các kiểu tài nguyên URL
17
17
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
URL (Uniform Resource Locator: Định vị tài nguyên đồng
nhất) bao gồm các dạng thức sau đây:
Cú pháp Ý nghĩa
file://

Các tập tin trên máy tính cá nhân (có thể là một tập tin
văn bản hay một trang HTML).
ftp:// Tập tin trên FTP Server.
gopher:// Gopher menu.
http://
Trang World Wide Web (http - HyperText Transfer
Protocol - Giao thức truyền tập tin siêu văn bản).
mailto:// Địa chỉ thư điện tử.
news://
Nhóm tin Usenet, hoặc một đề mục cụ thể được gửi
đến một nhóm tin.
telnet://
Địa chỉ của máy tính mà bạn có thể đăng nhập vào
(log-in) bằng cách dùng telnet.
wais://
Dữ liệu dạng WAIS (Wide Area Information Service)
mà bạn có thể tìm kiếm.
2.3.2 Các hình thức kết nối Internet
Các kiểu kết nối Internet có thể được quy về hai dạng thức căn
bản là kết nối trực tiếp và kết nối gián tiếp. Với "kết nối Internet trực
tiếp", bạn cần có Modem tốc độ cao (NTU) nối với cổng V35 của
thiết bị định tuyến (Router) để kết nối với Internet qua kênh thuê
riêng. Với "kết nối Internet gián tiếp", bạn chỉ cần 1 Modem và 1
đường dây điện thoại để quay số vào mạng.
Các loại dịch vụ kết nối Internet do các nhà cung cấp dịch vụ
Internet (ISP) cung cấp hiện tại gồm có : Dịch vụ "kết nối Internet
trực tiếp" gồm Leased Line (đường truyền thường trực) và ADSL
(Asymetrical Digital Subcrible Line - Đường dây thuê bao số bất đối
xứng). Dịch vụ "kết nối Internet gián tiếp" có Dial-Up (quay số kết
nối qua mạng điện thoại công cộng) và ISDN (Integrated Services

Digital Network - mạng số tích hợp đa dịch vụ).
So với "kết nối Internet gián tiếp", "kết nối Internet trực tiếp"
có nhiều ưu điểm như băng thông rộng, tốc độ cao và ổn định, hoạt
18
18
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
động liên tục (Online 24/24). Về chi phí, đương nhiên là đầu tư cho
"kết nối Internet trực tiếp" cũng tốn kém hơn nhiều hơn loại gián tiếp.
Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà lựa chọn giải
pháp kết nối phù hợp.
So sánh cơ chế và tính năng kết nối Internet
Kết nối Internet trực tiếp Kết nối Internet gián tiếp
Sử dụng Modem tốc độ cao nối
với cổng V35 của Router để kết
nối Internet qua kênh riêng.
Sử dụng Modem 56K kết nối
Internet qua mạng điện thoại
công cộng.
Kết nối Internet diễn ra liên tục. Kết nối Internet không liên tục.
Tốc độ kết nối đạt từ 64KBps đến
128KBps hoặc lớn hơn gấp nhiều
lần.
Tốc độ kết nối tối đa đạt 56Kbps.
Cho phép chia sẻ Internet cho
nhiều người (20 đến 50 người
đồng thời sử dụng Internet với
tốc độ thông thường) thông qua
việc cung cấp lại dịch vụ truy cập
Internet từ xa bằng Modem.

Không cho phép chia sẻ Internet
cho nhiều người thông qua
Modem (Dial-Up), mà chỉ có thể
chia sẻ trực tiếp qua LAN.
Không hạn chế dịch vụ thư điện
tử.
Dịch vụ thư điện tử bị giới hạn :
1 địa chỉ E-mail/ tài khoản.
Được cấp phát địa chỉ IP tĩnh cho
máy chủ (Server).
Không được cấp phát địa chỉ IP
tĩnh mà thay vào đó là địa chỉ IP
động được cấp phát mỗi lần kết
nối vào Internet.
Người dùng có thể tự tạo / thay
đổi số lượng các tài khoản
Internet và hộp thư điện tử trên
máy chủ mà không phụ thuộc vào
Người dùng không thể tự tạo /
thay đổi tài khoản Internet và hộp
thư điện tử đã được nhà cung cấp
dịch vụ Internet cấp phát.
19
19
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
nhà cung cấp dịch vụ.
So sánh các yêu cầu về hệ thống
Kết nối Internet trực tiếp Kết nối Internet gián tiếp
Yêu cầu về phần cứng

Máy chủ Internet. Máy tính cá nhân.
Modem tốc độ cao (NTU). Modem 56K.
Thiết bị định tuyến (Router). Không nhất thiết.
Mạng LAN. Không nhất thiết.
Yêu cầu về phần mềm
MS Windows NT Server 4.0, MS
Windows 2000 Server hoặc
Windows 9x.
MS Windows NT Server 4.0, MS
Windows 2000 Server hoặc
Windows 9x.
MS Exchange Server 5.5, MS
Exchange Server 2000 hoặc
Mdaemon 3.01.
Không nhất thiết.
MS Proxy Server 2.0, WinGate
3.1 hoặc cao hơn.
Không nhất thiết.
+ Truy cập Internet tốc độ cao với công nghệ ADSL
Dịch vụ ADSL (Asymetrical Digital Subcrible Line - Đường
dây thuê bao số bất đối xứng) là công nghệ truyền thông mới, sử dụng
băng thông rộng, cho phép truy cập Internet trực tiếp với tốc độ rất
cao (tốc độ từ hàng trăm Kbs trở lên) tới Internet hoặc mạng số liệu
thông qua đường dây điện thoại truyền thống.
Các ưu điểm của dịch vụ ADSL:
- Kết nối liên tục, không phải quay số truy cập.
20
20
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng

- Tốc độ truy cập cao: Tốc độ Download từ 1,5 – 8
Mbps (Nhanh hơn Modem Dial-up 56 Kbps 140 lần. Nhanh hơn truy
cập ISDN 128 Kbps 60 lần). Tốc độ Upload: 64 - 640Kbps (Tốc độ
chiều xuống cao hơn nhiều lần so với tốc độ chiều lên).
- Truy cập Internet và sử dụng điện thoại đồng thời. Dữ
liệu Internet truyền độc lập so với dữ liệu thoại / FAX, do đó chất
lượng đàm thoại không thay đổi.
- Không phải trả cước điện thoại nội hạt khi sử dụng
Internet.
- Dùng bao nhiêu, trả bấy nhiêu. Cước phí tính theo lưu
lượng sử dụng hoặc theo thời gian sử dụng.
- Thiết bị đầu cuối rẻ: 100-150 USD cho một máy đơn
và khoảng 400-500USD cho một mạng LAN (10-15 máy).
Nhờ truy cập Internet trực tiếp với tốc độ rất cao, dịch vụ
ADSL cho phép thực hiện các ứng dụng băng thông rộng như:
- Hội nghị truyền hình.
- Video theo yêu cầu.
- Truyền hình trực tuyến (Truyền hình Internet).
- Chơi game trực tuyến.
- Điện thoại qua ADSL (VoDSL).
- Kết nối mạng LAN/WAN.
Ngày 27/12/2002, Công ty VDC chính thức triển khai cung
cấp dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao tại các toà nhà cao tầng ở Hà
Nội. Ngày 14/01/2003 Trung tâm Điện toán Truyền số liệu Khu vực
III (VDC 3) phối hợp với Bưu điện Đà Nẵng đã triển khai cung cấp
thử nghiệm dịch vụ ADSL. Đến 9/2003, ADSL đã được sử dụng khá
phổ biến tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khái niệm cơ bản về Internet
3.1. Protocol (Giao thức)
Giao thức là tập hợp những qui tắc và phương thức để điều

khiển những thông tin được truyền đi giữa các chương trình hay máy
tính trên mạng.
21
21
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
Các máy tính muốn trao đổi dữ liệu qua lại với nhau trong môi
trường mạng phải sử dụng cùng một giao thức. Giao thức là cách thức
đóng gói, mã hoá dữ liệu truyền trên mạng máy tính, và các qui tắc để
thiết lập và duy trì quá trình trao đổi dữ liệu. Như vậy, nếu hai máy
tính được kết nối về vật lý trên cùng một đường truyền nhưng sử
dụng hai giao thức khác nhau thì vẫn không thể trao đổi dữ liệu với
nhau.
Để sử dụng một giao thức cho quá trình trao đổi dữ liệu, các
trạm làm việc trên mạng phải chạy các chương trình cần thiết để thiết
lập phiên truyền, duy trì phiên truyền và đóng gói dữ liệu cần truyền
theo qui ước của giao thức sử dụng. Các chương trình này gọi là các
chương trình hỗ trợ giao thức. Có nhiều loại giao thức cũng như nhiều
loại chương trình khác nhau hỗ trợ cho cùng một giao thức. Nhưng
các chương trình sử dụng trên mạng máy tính muốn trao đổi dữ liệu
với nhau cần phải được hỗ trợ cùng một giao thức, tức là phải sử
dụng chung một giao thức chuẩn.
Trong số nhiều giao thức được sử dụng, có 3 giao thức phổ
biến là:
- IPX/SPX: giao thức của mạng Novell Netware.
- NETBEUI: giao thức của mạng Microsoft Windows.
- TCP/IP: giao thức sử dụng cho mạng Internet/Intrarnet.
Do sự phổ dụng của Internet/Intranet, các hệ mạng Novell
Netware cũng như Microsoft Windows đều hỗ trợ thêm giao thức
TCP/IP. Vì thế, tuy các máy tính tuy sử dụng các hệ điều hành khác

nhau nhưng nếu chạy các phần mềm hỗ trợ giao thức TCP/IP, đều có
thể trao đổi dữ liệu qua lại với nhau thông qua giao thức này. Mặt
khác, có thể cài đặt nhiều giao thức khác nhau trên một máy tính để
trao đổi dữ liệu với nhiều loại máy tính khác nhau. Trong tất cả các
loại giao thức, giao thức TPC/IP là phổ dụng nhất vì đây là giao thức
chuẩn dùng cho Internet/Intranet.
3.2. Giao thức TCP/IP
22
22
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
* Địa chỉ IP (IP Address)
Mỗi máy trong hệ thống mạng sử dụng giao thức TCP/IP cần
phải có một địa chỉ riêng biệt, gọi là địa chỉ IP. Địa chỉ IP là một
chuỗi gồm có 4 số (mỗi số được lưu trong 1 byte) có giá trị từ 0 tới
255, phân cách giữa hai số là dấu chấm (.). Ví dụ: 10.111.0.1,
150.50.5.15. Mỗi địa chỉ IP gồm hai thành phần: địa chỉ mạng và địa
chỉ máy trên mạng. Người ta phân loại địa chỉ IP như sau:
Lớp
Byte
đầu
Địa chỉ
mạng
Địa chỉ
máy
Số mạng
Số máy
trên mạng
A 1 
126

1 byte đầu 3 bytes
còn lại
126 16.777.214
(= 2
24
- 2)
B 128 
191
2 bytes đầu 2 bytes
còn lại
16.384
(= 2
14
)
65.534
(= 2
16
- 2)
C 192 
223
3 bytes đầu 1 byte
còn lại
2.097.152
(= 2
21
)
254
(= 2
8
- 2)

Ghi chú:
Quy định RFC 1597 chừa dãy địa chỉ dành riêng cho LAN
như sau:
Lớp A: Từ 10.0.0.0 đến 10.255.255.255.
Lớp B: Từ 172.16.0.0 đến 172.31.255.255.
Lớp C: Từ 192.168.0.0 đến 192.168.255.255.
Byte đầu có giá trị 127 của địa chỉ IP được dành riêng để kiểm
tra giao thức mạng (ví dụ: lệnh “ping 127.0.0.1” dùng để kiểm tra
giao thức TCP/IP đã cài đặt / hoạt động tốt hay chưa).
Ví dụ:
Máy có địa chỉ IP là 65.76.13.12 thuộc lớp A, địa chỉ mạng
của máy là 65 và địa chỉ của máy trên mạng này là 76.13.12.
Máy có địa chỉ IP là 190.253.35.18 thuộc lớp B, địa chỉ mạng
của máy là 190.253, và địa chỉ của máy trên mạng này là 35.18.
Máy có địa chỉ IP là 192.168.15.1 thuộc lớp C, địa chỉ mạng
của máy là 192.168.15, và địa chỉ của máy trên mạng này là 1.
23
23
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
* Tên máy (Host Name) và tên miền (Domain Name)
Mỗi máy có một địa chỉ IP duy nhất dùng để phân biệt với các
máy khác trên mạng. Do địa chỉ IP rất khó nhớ nên người ta đặt tên
cho máy (hostname) và đồng nhất tên đó với địa chỉ IP của nó.
Để quản lý các máy đặt tại những vị trí vật lý khác nhau trên
hệ thống mạng nhưng thuộc cùng một tổ chức, cùng lãnh vực hoạt
động… người ta nhóm các máy này vào một miền (domain). Trong
miền này nếu có những tổ chức nhỏ hơn, lãnh vực hoạt động hẹp
hơn… thì lại đựợc chia thành các miền con (sub domain). Tên miền
dùng dấu chấm (.) làm dấu phân cách. Cấu trúc miền và các miền con

giống như một cây phân cấp.
Dưới đây là các miền thông dụng:
- Com (Commercial): Các tổ chức, công ty thương mại. Ví
dụ:
- Org (Organization/Association): Các tổ chức phi lợi
nhuận. Ví dụ:
- Net (Computer network): Các trung tâm hỗ trợ về mạng.
Ví dụ:
- Edu (Educational): Các tổ chức giáo dục. Ví dụ:

- Gov (Government): Các tổ chức thuộc chính phủ. Ví dụ:

- Mil (Military installation): Các tổ chức quân sự. Ví dụ:

- Int (International): Các tổ chức được thành lập bởi các
hiệp ước quốc tế. Ví dụ:
Mỗi quốc gia được cấp phát một tên miền bao gồm hai ký tự.
Ví dụ:.vn (Việt Nam),.us (Hoa Kỳ),.ca (Canada),.th (Thailand),.kh
(Cambodia)…
Tên đầy đủ của một máy tính trên mạng là
HostName(.SubDomainName).DomainName
[TênMáy(.TênMiềnCon).TênMiền].
24
24
TS Nguyễn Đức Toàn – TS Nguyễn Hùng
Mục lục Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng
Ví dụ: (Đại học Quốc gia TP.
HCM), (Công ty Microsoft),
(Trang Web cá nhân).
Muốn truy cập tới một máy tính trên Internet, bạn phải biết địa

chỉ IP của nó. Để sử dụng tên máy thay cho tên địa chỉ IP, người ta
xây dựng một hệ thống có chức năng đồng nhất (gán) một địa chỉ IP
với một tên máy gọi là DNS (Domain Name System). Như vậy, muốn
truy cập tới một máy thông qua tên máy thì trên hệ thống mạng phải
có ít nhất là một DNS đang hoạt động.
Để kiểm tra một máy tính nào đó có mặt trên mạng hay
không, ta sử dụng ping - một trình tiện ích chạy trên nền DOS. Cú
pháp sử dụng lệnh ping như sau:
ping <địa-chỉ-IP/tên-máy>
Chữ ping là viết tắt của Packet Internet Groper, trình này có
chức năng gởi đi tín hiệu và lắng nghe tín hiệu trở về. Theo mặc định
ping gởi 4 gói dữ liệu 32 bytes. Nếu thành công sẽ có thông báo dạng
tương tự như sau:
Pinging 192.168.15.1 with 32 bytes of data:
Reply from 192.168.15.1 : bytes = 32 time = 1ms TTL=128
Reply from 192.168.15.1 : bytes = 32 time = 1ms TTL=128
Reply from 192.168.15.1 : bytes = 32 time = 1ms TTL=128
Reply from 192.168.15.1 : bytes= 32 time<10 ms TTL =128
Lệnh ping nên được thực hiện theo trình tự các bước sau:
Bước 1: ping 127.0.0.1
Bước này dùng để kiểm tra đã cài đặt giao thức TCP/IP chưa
và có hoạt động tốt hay không.
Bước 2: ping <địa chỉ IP (hoặc host) của máy bạn>
Bước này dùng để kiểm tra card mạng trên máy đã liên kết với
giao thức TCP/IP hay chưa.
Bước 3: ping <địa chỉ IP của máy khác trên cùng mạng>
25
25

×