Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ột số nghiên cứu bước đầu về nguồn nước thải ở lưu vực sông cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.96 KB, 6 trang )



MỘT SỐ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ NGUỒN NƯỚC THẢI
Ở LƯU VỰC SÔNG CẦU

Phan Thị Anh Đào, Nguyễn Thị Thanh Hoài,
Trần Xuân Phong,Phan Thị Thúy Hoàn
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Lê Thu Thanh
Trung tâm Môi trường, Viện Chiến lược, Bộ Công nghiệp


1. Mở đầu
Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Phia-Đeng cao 1.527m ở sườn đông Nam của
dãy Pia-bi-óc vùng núi cao của tỉnh Bắc Kạn. Dòng chính sông Cầu có hướng chảy
Bắc-Nam từ Bắc Cạn về Thái Nguyên sau đó đổi hướng Tây Bắc-Đông Nam, sông
chảy qua Chợ Đồn, Chợ Mới, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và đổ vào sông Thái
Bình tại Phả Lại thuộc Hải Dương. Tổng chiều dài của sông Cầu là 290 km, lưu l
ượng
nước hàng năm của sông Cầu là 5 tỷ m
3
. Lưu vực sông Cầu thuộc địa phận của sáu
tỉnh, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Sự gia tăng mạnh mẽ
các hoạt động kinh tế - xã hội trong lưu vực dẫn đến gia tăng chất thải trong mọi lĩnh
vực sinh hoạt, y tế, đô thị, nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Hậu quả
của chúng là những ảnh h
ưởng tiêu cực tới chất lượng nước trên lưu vực, thậm chí dẫn
đến suy giảm môi trường. Một số nghiên cứu về chất lượng nước đã cho thấy chất
lượng môi trường ở vùng này bị suy giảm (Cư và cs, 2003; Hoài, 2006). Việc xem xét
các hoạt động kinh tế và nguồn thải trong khu vực trở nên rất cần thiết đối với công tác
quản lý tổng hợp lưu vực sông. Trong khuôn khổ bài báo này, công nghiệp, ti


ểu thủ
công nghiệp và một số vấn đề liên quan đến nguồn thải sẽ được thảo luận nhằm đánh
giá hiện trạng về nguồn nước thải ở lưu vực sông Cầu. Số liệu thu thập được chủ yếu
dựa trên điều tra, thu thập số liệu của các Sở tài Nguyên và Môi trường, Sở Công
Nghiệp, Bộ kế hoạch đầu tư, các đơ
n vị có liên quan khác và tham khảo các tài liệu đã
được công bố từ năm 2006 trở về trước.

2. Hiện trạng phát triển công nghiệp
Theo số liệu điều tra từ các Sở công nghiệp của 6 tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu,
tính đến 31/12/2005, có 75.393 cơ sở sản xuất công nghiệp với sự tham gia 537.776
lao động công nghiệp (Bảng 1). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 của các tỉnh
thuộc l
ưu vực sông Cầu là 87.982.334 triệu đồng. Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp
không đồng đều ở các tỉnh. Bảng 1 cho thấy, tỷ trọng công nghiệp ở Bắc Kạn và Bắc
Giang còn thấp, còn ở các tỉnh khác có tỷ trọng khá cao, đặc biệt một số tỉnh như Thái
Nguyên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
GDP công nghiệp ở các tỉnh thuộc lưu vực trong những năm gần đây tăng rất
nhanh. Theo số liệu th
ống kê của Vụ quản lý khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất
(KCX), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 6/2006, trên địa bàn 6 tỉnh thuộc lưu vực
sông Cầu có 8 KCN đã thành lập và hoạt động đã với tổng diện tích 1540.4 ha và 6
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
96
KCN đã thành lập và trong thời kỳ xây dựng cơ bản diện tích 1117 ha. Theo quy
hoạch khu công nghiệp đến 2015, trên 6 tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu sẽ thành lập mới
13 Khu công nghiệp với tổng diện tích là 2789 ha và mở rộng diện tích 1062 ha cho 4
khu công nghiệp đã hoạt động. Như vậy tính đến năm 2015 toàn khu vực có tới 27
KCN với tổng diện tích là 6472 ha. Với 14 Khu công nghiệp đang hoạt động đã có 775
dự án đang ký. Có thể

nhận thấy, hoạt động công nghiệp cũng như quy hoạch phát
triển công nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ ở lưu vực sông Cầu. Đây là đặc điểm đáng lưu ý
trong công tác quản lý môi trường lưu vực.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu công nghiệp của các tỉnh lưu vực sông Cầu năm 2005
Tỉnh
Số CSSX
CN
Lao động CN
Giá trị
SXCN
Tỷ trọng GDP
CN và XD
Đơn vị Cơ sở Người Triệu đồng %
Bắc Kạn
1.423 6.533 279.525 21,05
Thái Nguyên
8.186 53.43 8.544.974 38,64
Bắc Giang
13459 43.258 2.363.860 22,00
Bắc Ninh
20.991 105.255 12.656.565 47,19
Vĩnh Phúc
14.318 64.402 22.090.410 52,26
Hà Nội
17.016 264.898 42.047.000 40,89
Tổng 75.393 537.776 87.982.334
Nguồn: Số liệu thống kê của các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc và Hà Nội, 2005

3. Tình hình phát triển các làng nghề ở các tỉnh lưu vực sông Cầu

Tính đến năm 2003, cả nước có khoảng 1450 làng nghề, thì riêng các tỉnh thuộc
lưu vực sông Cầu có 162 làng nghề, phân bố cho tất cả các loại hình sản xuất: ươm tơ,
dệt vải, đồ da, chế biến lương thực, thực phẩ
m, dược liệu; tái chế phế liệu; thủ công mỹ
nghệ, ren, vật liệu xây dựng, khai thác đá và làng nghề khác. Trong số đó, bắc Ninh có
tới 59 làng nghề (Đặng Kim Chi, 2003). Trên cơ sở của Báo cáo hiện trạng môi trường
Bắc Ninh 2006, có thể điểm ra đây đặc điểm của một số làng nghề như sau.
Làng Đa Hội, Bắc Ninh có truyền thống sản xuất các sản phẩm này từ hàng
trăm năm nay, với hơn 30 loại mặt hàng sắt thép như thép xây dựng đường kính từ 6 -
20mm, thép xoắn, thép vuông, dây buộc, lưới thép, đinh các loại Hiện nay, có 5 công
ty và 731 hộ sản xuất - kinh doanh sắt thép với sản lượng trên 75.000 tấn sản phẩm và
tạo ra giá trị sản xuất trên 400 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước từ 700 - 800 triệu
đồng/năm. Toàn xã 13.000 dân thì có 4.000 lao động làm nghề, ngoài ra còn thu hút
trên 2.000 lao động từ bên ngoài. Thu nhập bình quân toàn xã 7 triệu đồng/người/n
ăm.
Làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang, Bắc Ninh. Những
năm gần đây, làng nghề Đồng Kỵ đã phát triển mạnh mẽ, hàng năm tạo ra giá trị sản
xuất công nghiệp (GTSXCN) trên 100 tỷ đồng, sản phẩm làm ra có tới 65% phục vụ
xuất khẩu. Dân số làng Đồng Kỵ có 11.000 người thì có 6.000 lao động làm nghề,
ngoài ra còn thu hút thêm 4.000 lao động từ bên ngoài. Đế
n nay, toàn xã Đồng Quang
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
97
có 78 doanh nghiệp và gần 1.000 hộ sản xuất - kinh doanh gỗ mỹ nghệ. Sự phát triển
của làng nghề đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương, năm 2002 cơ
cấu kinh tế toàn xã là công nghiệp: 89%, nông nghiệp và dịch vụ: 11%, thu nhập bình
quân toàn xã là 6,4 triệu đồng/người/năm. Các làng nghề Dương Ổ, Đào Xá thuộc xã
Phong Khê, huyện Yên Phong chuyên sản xuất nặt hàng giấy các loại. Xuất phát từ
làng nghề
truyền thống sản xuất giấy có từ hàng trăm năm trước, đầu những năm 90

của thế kỷ XX, đã bắt đầu lắp đặt những dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp. Sản
phẩm chủ yếu là giấy bao bi cấp thấp, giấy bao gói, giấy vệ sinh, khăn ăn Trong
những năm gần đây, sản xuất giấy dó phát triển và do nhu cầu thị trườ
ng đòi hỏi, một
số cơ sở sản xuất đã đầu tư sản xuất những mặt hàng mới như giấy Kráp, giấy duplex,
giấy in, giấy vở học sinh Hiện nay, xã Phong Khê có 125 dây chuyền sản xuất giấy
công nghiệp có công suất từ 300 tấn/năm đến 2.000 tấn/năm. Sau khi khu công nghiệp
làng nghề Phong Khê hình thành và đi vào hoạt động (cuối năm 2003), đã có 3 doanh
nghiệp đầu tư xây d
ựng lắp đặt dây chuyền sản xuất có công suất 10.000 tấn/năm.
Ngoài ra, còn 35 hộ duy trì sản xuất giấy theo phương pháp thủ công. Sản lượng giấy ở
Phong Khê hiện nay đạt khoảng 120.000 tấn/năm, dự kiến trong năm 2004 sẽ tăng lên
240.000 tấn/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2002 đạt trên 120 tỷ đồng, nộp
ngân sách nhà nước 5,2 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã là 8 triệu
đồng/ngườ
i/năm, giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động trong xã và thu hút hơn
1.000 lao động bên ngoài làm việc trong các cơ sở sản xuất Ngoài ra, còn tạo việc
làm cho gần 1.000 người trong các khâu dịch vụ, cung ứng vật tư nguyên liệu.
Bên cạnh việc các làng nghề tạo ra một lượng sản phẩm lớn cho xã hội, cung
cấp công ăn việc làm cho nhiều người lao động, làng nghề cũng sản sinh một lượng
chất thải lớn. Đ
ây là một vấn đề đã và đang được quan tâm trong quản lý môi trường
làng nghề ở Bắc Ninh cũng như các tỉnh khác trong lưu vực sông Cầu.

4. Nuớc thải của hoạt động công nghiệp và làng nghề
Công nghiệp khai khoáng và chế biến khoáng sản chủ yếu tập trung ở Bắc Kạn
và Thái Nguyên. Nước thải rửa quặng chứa nhiều chất độc hại và hàm lượng chất lơ
lửng cao (
đạt đến 400 mg/l), theo mưa hoặc thải thực tiếp vào sông Cầu. Theo Báo cáo
hiện trạng môi trường Thái Nguyên năm 2005, lượng nước thải từ các mỏ khai thác

than, quặng, sét trong khu vực đã tăng lên trong giai đoạn 2001-2005. Hàng năm Nhà
máy luyện cốc thải vào sông Cầu khoảng 1,3 triệu m
3
nước thải với nhiều chất ô
nhiễm, trong đó hàm lượng Phenol và xia-nua vượt quá giới hạn cho phép hàng trăm
lần. Nước thải Nhà máy luyện gang có hàm lượng Pb, Mn cao gấp hàng nghìn lần tiêu
chuẩn cho phép. Nước thải Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có màu đen, hôi thối chứa
nhiều chất độc hại như xút, Cl-, lignin Hàm lượng BOD và COD trong nước thải cao
vượt nồng độ cho phép hơn 10 lần, hàm lượng Phenol cao gấp 10 - 15 lần tiêu chuẩn
cho phép. Nước thải này không
được xử lý và đổ trực tiếp ra sông Cầu gây ô nhiễm
nghiêm trọng (Nguyễn Hồng Khánh và cs, 2003)
Xử lý nước thải, chất thải là một trong các điều kiện bắt buộc đối với các khu
công nghiệp. Tuy nhiên, trong 14 KCN đang hoạt động trong khu vực chỉ có 2 khu
công nghiệp ở Hà Nội có hệ thống xử lý nước thải tập trung đó là KCN Thăng Long
Hà Nội công suất 5000 m
3
/ngđ và Khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư 3000 m
3
/ngđ
(Ban Quản lý các KCN và CX Hà Nội, 2005).
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
98
Bảng 2. Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp
Tỉnh Số KCN Hệ thống XLNTTT Số dự án đăng ký
Bắc Kạn 0 - -
Thái Nguyên 1 0 21
Bắc Giang 2 0 36
Vĩnh Phúc 2 0 419
Bắc Ninh 4 0 184

Hà Nội 5 2 95
Tổng 14 2 775
Một số ít khu công nghiệp là có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ như: Tại khu
công nghiệp Tiên Sơn – Bác Ninh đã sử dụng hồ điều hoà và đang có dự án xây dựng
trạm xử lý nước thải tập trung với công suất là 2000 m
3
/ngđ, Khu công nghiệp Sông
Công – Thái Nguyên cũng chưa có hệ thống xử lý tập trung nhưng cũng đã có một số
biện pháp xử lý đó là: dùng bể lắng, hồ điều hoà. Giả thiết bình quân lượng nước thải
tính trên 1ha đất KCN là 60m
3
/ha/ngày thì trên toàn khu vực 6 tỉnh lượng nước thải
lưu lượng nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp ước tính trung bình khoảng
57,391 triệu m
3
nước thải/năm. Đây là một lượng nước thải rất lớn, trong đó có thể
chứa nhiều độc tố ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên nước và đến sức khỏe của
người dân trong vùng.
Đối với các cơ sở sản xuất không thuộc các khu công nghiệp, vấn đề xử lý nước
thải cũng là một trong những tồn đọng về môi trường trong lưu vực (Báo các Hi
ện
trạng Môi trường các tỉnh trong lưu vực). Tại Bắc Giang, từ năm 2002 đến nay có 03
cơ sở sản xuất giấy để xuất khẩu đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nhưng
qua kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý vẫn chưa đạt tiêu chuẩn TCVN
5945-1995 loại B. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hầu hết các khu công nghiệp, c
ụm
công nghiệp đều chưa có quy hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Một
vài dự án đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý chất thải, nước thải với quy mô
nhỏ lẻ, không đạt yêu cầu, thậm chí có dự án không đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước
thải, khí thải và chất thải rắn, như Nhà máy ống thép Việ

t Đức, Công ty Pin - Cao su
Xuân Hoà, Công ty TNHH Dệt len Lantian. Tại Hà Nội, nhiều xí nghiệp công nghiệp
(hoá chất, cao su, công nghiệp thực phẩm, da, vật liệu xây dựng ) xả nước trực tiếp có
nồng độ chất bẩn cao vào hệ thống sông hồ dẫn đến tình trạng ô nhiễm cục bộ nghiêm
trọng môi trường nước. Dự báo, lượng nước thải đến năm 2010 sẽ tăng 1,35 lần và đến
năm 2020 sẽ tăng 1,46 lầ
n so với hiện nay (Sở TNMT và Nhà đất Hà Nội, 2006).
Các làng nghề thuộc các tỉnh lưu vực sông Cầu thải một lượng lớn các chất thải,
trong đó có các chất độc hại làm suy thoái và ô nhiễm nước sông Cầu. Ví dụ, trên địa
bàn xã Phong Khê, huyện Yên Phong và khu sản xuất giấy Phú Lâm, huyện Tiên Sơn,
Bắc Ninh, hai khu vực này có đến 50 xí nghiệp và 70 phân xưởng sản xuất, tạo ra mỗi
ngày khoảng trên 3.000 m
3
nước thải chứa các hóa chất độc hại như xút, chất tẩy rửa,
phèn kép, nhựa thông, Javen, lignin, phẩm mầu Tại huyện Phong Khê, trong 10 năm
trở lại đây, số cơ sở sản xuất tăng lên gần gấp 3 lần, sản lượng giấy các loại tăng gần 6
lần. Toàn bộ lượng nước thải trên 3000 m
3
/ngày đêm từ các cơ sở sản xuất không biết
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
99
tiêu vào đâu, bị tắc nghẽn lại tràn cả vào cánh đồng, khu dân cư gây ô nhiễm nghiêm
trọng. Những con số nêu ra ở đây chỉ là một ví nhỏ về nguồn nước thải phát sinh trong
quá trình sản xuất của các làng nghề. Việc tính toán, thống kê nguồn thải đã được
nghiên cứu (Đặng Kim Chi, 2003), tuy nhiên, tính toán cho toàn bộ lượng nước thải
của các làng nghề trong khu vực chưa thực sự được tiến hành một các đầy đủ
.
Nguồn nước thải của các hoạt động công nghiệp và làng nghề đã góp phần gây
nên suy giảm môi trường nước trong lưu vực (Dương Hồng Khánh và cs, 2002). Tại 3
vị trí lấy mẫu nước thải ở CCN Phong Khê, Lỗ Sũng, Phú Lâm các thông số COD,

BOD tại các tháng quan trắc đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại CNN Phong Khê thông
số COD vượt từ 2,4 lần đến 13 lần, BOD vượt từ 1,3 đến 14 lần, ở mức báo động
(Hiệ
n trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2005). Kết quả quan trắc cho thấy mức độ ô
nhiễm tại các làng nghề giấy Phong Khê, nấu rượu Đại Lâm, đồ gỗ Đồng Kỵ đều vượt
mức cho phép về tiêu chuẩn các chất hữu cơ (Bảng 3). Công nghệ lạc hậu cũng là một
trong những vấn đề gây nên lượng chất thải lớn, có chứa nhiều chất độc hại.
Bảng 3. Kết quả quan trắc nước thải các làng nghề tháng 3/2005
Vị trí
PH
Nhiệt
độ
0
C
COD
mg/l
BOD5
mg/l
TSS
mg/l
Pts
mg/l
Nts
mg/l
Đại Lâm 7 29 160 80 150 6.5 5
Đồng Kỵ 7 29 100 38 150 6.5 5
Đa Hội 7 29 13 5.6 45 2.5 2
Phong Khê 7 29 810 250 60 3.2 4.5
Văn Môn 608 29 45 23 51 2.4 3.1
Tam Giang 609 28 44 17 43 3.7 2.9

TCVN 5942-
1995 5.5-9 40 100 50 100 6 60
Nguồn: Hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh, 2005
Kết quả đánh giá chất lượng nước sông Cầu dựa trên kết quả quan trắc tại 6
điểm ở nguồn thải của các làng nghề tơ tằm Tam Giang, làng nghề nấu rượu Tam Đa,
cống Vạn An, cảng Đáp Cầu, trạm bơm tiêu Kim Chân, trạm bơm tiêu Hiền Lương
cho thấy BOD,COD đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng hữu cơ
cao hơn
tập trung ở phía thượng nguồn nơi tập trung dòng thải cao hơn.
Như vậy có thể thấy rằng các hoạt động công nghiệp và làng nghề diễn ra sôi
động trong lưu vực đã sản sinh ra một lượng lớn nước thải, trong đó có nhiều độc tố.
Hầu hết các khu/cụm công nghiệp và các làng nghề đều chưa có công trình xử lý nước
thải. Điều này dẫn đến các dòng sông trong đó có sông C
ầu bị ảnh hưởng, suy giảm
nghiêm trọng.
Để cải thiện tình hình này, giải pháp đầu tiên là cần có những công trình xử lý
chất lượng nước ở các khu/cụm công nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy và làng nghề
trong lưu vực. Đồng thời việc nâng cao khả năng tự làm sạch của nước cũng là một
trong những hướng giải quyết vấn đề ô nhiễm của các nhánh sông ở lưu vực sông Cầu.

Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
100
5. Kết luận và kiến nghị
Nghiên cứu này mới chỉ nêu lên một số đặc điểm chính của hoạt động công
nghiệp, các làng nghề và một vài vấn đề liên quan đến nước thải từ các hoạt động
phong phú và đa dạng này. Kết quả phân tích sơ bộ hoạt động công nghiệp và làng
nghề ở lưu vực sông Cầu nói trên cho thấy, nước thải từ các hoạt động này khá đạng,
có chứ
a các chất độc, kim loại nặng. Việc xử lý nước thải còn rất nhiều hạn chế với tỷ
lệ số khu công nghiệp, nhà máy, làng nghề có công trình xử lý là rất thấp hoặc mới ở

mức sơ bộ. Để có thể đảm bảo chất lượng môi trường nước sông trong lưu vực sông
Cầu, thuộc khu trọng điểm kinh tế quan trọng của miền Bắc, cần đầ
u tư vào công tác
xử lý nước thải trước khi xả thải cũng như những biện pháp quản lý thích hợp để cải
thiện hiện trạng chất lượng môi trường nước, tiến tới đảm bảo chất lượng môi trường
cho các dòng sông.

Tài liệu tham khảo
1. Sở TNMT và Nhà đất Hà Nội, 8/2006. Báo cáo tổng quan diễn biến môi trường
TP Hà Nội từ 1995 đến nay. Định hướng và giải pháp cải thi
ện môi trường TP
Hà Nội đến 2010 và 2020.
2. Ban Quản lý các KCN và CX Hà Nội, 2005. 10 năm xây dựng các KCN và CX
Hà Nội.
3. Báo cáo hiện trạng môi trường Bắc Ninh 2006
4. Báo cáo hiện trạng môi trường Vĩnh Phúc 2005
5. Báo cáo hiện trạng môi trường Thái Nguyên 2004-2005
6. Báo cáo hiện trạng môi trường Bắc Giang 2005
7. Niên giám thống kê 2005 tỉnh Bắc Kạn
8. Niên giám thống kê 2005 tỉnh Thái Nguyên
9. Niên giám thống kê 2005 tỉnh Bắc Giang
10. Niên giám thống kê 2005 tỉnh B
ắc Ninh
11. Niên giám thống kê 2005 tỉnh Hà Nội
12. Niên giám thống kê 2005 tỉnh Vĩnh Phúc
13. Đặng Kim Chi, 2003. Làng nghề Việt Nam và Môi trường
14. Nguyễn Hồng Khánh, Đỗ Hoài Dương, Tạ Đăng Toàn, 2002. Tình hình ô
nhiễm suy giảm chất lượng và ô nhiễm lưu vực Sông Cầu
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
101

×