Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

kỹ thuật trồng và ghép cây trám đen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.56 KB, 32 trang )

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
1
PHỔ BIẾN KIẾN THỨC
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ GHÉP CÂY TRÁM ĐEN
Cây trám đen có tên khoa học là Canarium nigrum Engler, là
loại cây trồng được trồng rộng khắp miền Bắc và cả ở miền Nam Tây
Nguyên. Trám đen là một đặc sản quý của các tỉnh trung du, miền
núi phía Bắc. Quả trám đen ăn bùi, béo, rất ngon. Trồng cây trám đen
cho hiệu quả kinh tế cao, cây trám đen cái 7-10 năm tuổi cho sản
lượng 2 đến 3 tạ quả mỗi năm.
Theo kinh nghiệm trồng và cấy ghép cây trám đen của bà con
nông dân Hiệp Hòa, Bắc Giang thì thường trồng trám vào 2 vụ trong
năm là vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 4), vụ thu từ tháng 8 đến tháng 10).
1. Cách ươm, nhân giống
Trồng trám đen bằng hạt sẽ rất lâu có quả (7-8 năm mới bói
quả), tán cây lại cao khó can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật như
phun thuốc dưỡng cây, thuốc bảo vệ thực vật, thu hái… Khi trồng
trám bằng cây ghép thì khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm
trên của cây trồng bằng hạt.
Gieo ươm gốc ghép: chọn những quả chín tách lấy hạt, rửa
sạch thịt quả, phơi hạt khô trong bóng dâm. Ủ hạt trong cát ẩm 70-80 %,
sau khoảng 15 đến 20 ngày, hạt trám nảy mầm. Gieo hạt đã nảy mầm
vào túi nilon có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy. Chăm sóc cây con trong
vườn ươm khi đạt 50 – 60 ngày tuổi, có 5 đến 6 lá thật, cần trồng
thưa ở khoảng cách 40 cm một cây để cây dễ dàng sinh trưởng. Khi
cây đủ 1-1,5 năm tuổi, có đường kính gốc 1-2 cm, cao 60-100 cm là
đạt tiêu chuẩn gốc ghép.
Kinh nghiệm ghép chám: Để tránh việc nhựa trám nhanh khô,
lớp tượng tầng mỏng nên muốn có tỉ lệ cây sống cao đòi hỏi thao tác
ghép phải nhanh, động tác kỹ thuật phải thành thục. Qua thực tế, đã


đúc kết được một số kinh nghiệm ghép trám cần lưu ý sau: Chọn
cành bánh tẻ, vị trí ở
giữa tán cây, tránh nắng, không bị sâu, bệnh hại
trên những cây trám có 10-15 năm tuổi, có ít nhất 3 vụ quả ổn định,
năng suất chất lượng cao làm cành ghép. Chọn gốc ghép và cành
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
2
ghép có đường kính gần bằng nhau để diện tích tiếp xúc của cành và
gốc ghép là lớn nhất.
Chọn thời vụ ghép thích hợp: Nhiệt độ không khí 25-30 độ C,
nên ghép vào vụ xuân tháng 3,4 và vụ thu đông tháng 10, 11 là phù
hợp. Có ít nhất 7 ngày sau khi ghép không bị mưa ướt cành và gốc
ghép, nếu trong thời gian này mà gặp mưa cần chủ động che mưa
bằng bạt nhựa. Gốc ghép phải được cung cấp đủ phân và nước để
dòng nhựa lưu thông được thuận lợi, nhanh liền vết ghép.
Phương pháp ghép: Ghép nêm đoạn cành là tốt nhất. Chọn
đoạn cành bánh tẻ dài 15-20 cm, có 2-4 mắt ngủ. Cắt vát 2 phía ống
dầu ở đầu dưới cành ghép bằng dao ghép chuyên dùng sao cho cân
nhau. Dùng kéo cắt cành, cắt gốc ghép vị trí cách mặt đất 20-30 cm,
chẻ đôi gốc ghép sâu xuống phía gốc 5-7 cm. Cắm cành ghép vào
gốc ghép vừa chẻ sao cho phần tượng tầng (vỏ lụa giữa lớp vỏ ngoài
và lõi gỗ) tiếp xúc v
ới nhau nhiều nhất. Dùng giấy ghép nilon của
Trung Quốc sản xuất quấn chặt cố định vài vòng cành ghép và gốc
ghép rồi tiếp tục quấn theo chiều từ dưới gốc ghép lên trên cành
ghép, buộc đầu cành ghép, quấn lượt 2 trở lại gốc ghép, buộc chặt
sao cho giấy nilon thật khít vào cành và gốc ghép, hạn chế tối đa hơi
ẩm thoát ra môi trường bên ngoài. Thao tác ghép phải nhanh chóng
trong vòng 45-60 giây, quá trình ghép cần che ánh nắng trực tiếp

không cho chiếu vào vết cắ
t cành và mắt ghép.
2. Trồng và chăm sóc cây trám ghép
Trám đen cần trồng ở đất phù sa cổ giàu dinh dưỡng, phù sa
ven sông và đất đồi thấp (độ dốc dưới 10
0
) có tầng đất dày hơn 1m,
thoát nước mới duy trì được chất lượng quả. Đào hố trồng rộng
0,8 - 1m, sâu 0,8 - 1m. Bón lót mỗi hố 30 – 50 kg phân chuồng trộn với
0,5 – 1 kg supe lân, ủ kỹ trong 60 – 70 ngày. Khi trồng trộn đều phân
với đất, san phẳng, trồng cây trám ở chính giữa hố.
Mật độ khoảng cách: Trám là cây lấy quả lâu năm, tán lớn,
trồng bằng cây ghép với khoảng cách: 4-5m x 7-8m. Hàng bố trí theo
hướng đông-tây; những cây ở hai hàng con li
ền nhau trồng theo hình
nanh sấu để tận dụng tốt nhất ánh sáng mặt trời. Sau trồng 8-10 năm
tỉa bỏ những cành giao nhau giữa các cây trong hàng.
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
3
Tưới đủ ẩm 70 – 80 % sau trồng để cây sinh trưởng thuận lợi.
Tạo tán cho cây con trong 3 năm đầu: Khi cây cao 1-1,2 m tiến hành
bấm ngọn. Mỗi cây giữ 4 - 5 cành cấp 1 và 8 - 10 cành cấp 2 toả đều
xung quanh.
Bón cho cây con (1-3 năm): Mỗi cây 20-30 kg phân chuồng,
bón 1lần/năm. Từ 0,5-1 kg urê, 0,2-0,5 kg kali clorua, 1-2 kg supe
lân, bón làm 4-5 đợt/năm.
Bón cho cây kinh doanh: Bón làm 3 đợt trong năm: Bón phục
hồi sau khi thu quả, kết hợp với tỉa cành na, cành vóng, cành tược,
cành sâu bệnh, phân chuồng 30- 50 kg, bón đạm, lân, kali theo tỷ lệ

2 đạm: 1 kali: 4 lân. Bón đón hoa vào tháng 1 tỷ lệ 1/2 đạm: 1/2 ka
li. Bón thúc quả vào tháng 4 tỷ lệ 1 đạm: 2 kali. Vị trí bón dưới tán
cây.
Phun chế phẩm A-H 502 + Chất bám dính cho trám 2-3 lần. Từ
1-2 lần khi có nụ đến trước nở hoa rộ, 1 lần khi đậu quả non đường
kính quả bằng đầu đũa để tăng đậu quả, chống rụng quả sinh lý, tăng
15-20 % năng suất quả.
4. Thu hoạch, bảo quản
Trám đen chín vào tháng 8-9, khi chín quả chuyển từ màu xanh
nhạt sang màu đen hoàn toàn là thu hoạch được, trám chín không đều
trong một chùm, lựa chọn những quả chín thu hái nhẹ nhàng để khỏi
ảnh hưởng tới quả bên cạnh. Để quả trong rổ rá thoáng đem đi tiêu thụ trong
7-10 ngày, nếu để lâu cần bảo quản quả tươi trong tủ lạnh 12-15 độ C.
Sau khi om chín trám, ngâm trám cả quả không bỏ hạt trong
nước muối 10 % đun sôi, để nguội, đựng trong chum vại sành bịt kín
có thể bảo quản được 5-6 tháng.
Theo: Nông nghiệp Việt Nam
KỸ THUẬT TRỒNG GIỐNG CÂY RAU MÁ TÂY PHI TẠI VIỆT NAM
Hiện nay ở nước ta đã nhập khẩu được rau má Tây Phi có năng
suất chất lượng cao đã được trồng ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc…
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
4
Rau má Tây Phi có hình dạng giống hệt rau má ở nước ta lúc
mới mọc lên, nhưng lá xanh, thân mượt, mịn trơn hơn. Cuống lá dài,
to gấp 1,5 lần, giã rau được nhiều nước hơn so với rau má của nước
ta. Năng suất cao hơn hẳn rau má ta, 1m
2
có thể được từ 0,1–2 kg

rau/năm. Ăn rau giòn, thơm đượm không kém rau má ta. Sau 6 tháng
trồng diện tích tăng lên gấp đôi và dày đặc. Qua trồng thử nhiều vụ, ở
nhiều nơi cho thấy rau má Tây Phi thích hợp với nhiều loại đất: Đồng
bằng, miền núi, trung du, ưa ẩm nhưng không chịu được úng, có thể
trồng dưới tán cây. Sinh trưởng, phát triển quanh năm nhưng tốt nhất
trồng vào mùa xuân, hè.
Cách trồng
Cuốc, xới đất nhỏ tơi sâu 20-25cm, có thể trồng xen với nhiều
loại cây trồng khác. Làm đất nhỏ, phẳng, bón từ 3-5 kg phân hữu cơ
mục, 1kg vi sinh/m
2
, không bón, tưới phân tươi, nước vôi đặc cho
rau. Nếu trồng nhiều có thể lên luống rộng tới 1m
2
, cao 20-30 cm, tỉa
từng nhánh ra trồng. Chú ý không làm đứt rễ cây (tức là không thể
trồng bằng cọng, cuống lá được). Trồng sâu đến phần hết cuống củ
(1cm). Mật độ cây cách cây 8-10 cm, hàng 5-10 cm. Nếu trồng ở
khay, chậu thì mật độ dày hơn. 2 ngày đầu cần che ủ chống nắng cho
rau, thường xuyên giữ cho đất ẩm nhưng không thể để cây bị ngập
úng.
Thu hoạch
Có thể xén hoặc tỉa từng lu
ống, nhổ từ gốc lên, sau mỗi lần thu
hoạch có thể tưới thêm phân và nước cho rau.
Theo: Rau hoa quả Việt Nam
PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NA
Ở Việt Nam, hiện nay na dai vẫn được nhân giống bằng hạt.
Hạt na nói chung có vỏ cứng bảo vệ có thể giữ được sức nảy mầm
nhiều năm. Gieo hạt, dù không ngâm nước, không đập với cát cho

xước vỏ dễ thấm, cũng chỉ cần 20-30 ngày là hạt nảy mầm. Có thể
gieo thẳng vào vị trí cố định hoặc ươm cây con trên luống ương cao
30 cm đánh ra trồng. Cũng có thể gieo vào bầu (túi PE). Nếu không
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
5
trồng thâm canh thì cũng không cần thiết phải gieo vào bầu vì khi
đánh cây đi trồng ít khi cây na chết vì đứt rễ.
Nếu nhân giống vô tính thì hiện chỉ có phương pháp ghép,
hoặc ghép mắt, hoặc ghép cành. Khi ghép vấn đề đầu tiên là dùng
cặp ghép nào, giống nào làm gốc ghép, giống nào làm cành ghép. Từ
kinh nghiệm ghép cành ở một số nước, có thể rút ra một số nhận xét
sau đây:
1. Các loài thuộc chi Na có thể ghép với nhau được, nhưng
muốn có hiệu quả kinh tế phải chọn cặp ghép tiếp hợp tốt với nhau.
2. Na dai có thể ghép lên lê, cặp ghép có thể tốt hơn cả na dai
ghép lên na dai nhờ lê có tính thích ứng tốt.
3. Na dai ghép lên na xiêm, hay lên bình bát thì tuy sống, có
tiếp hợp nhưng đường kính gốc ghép và cành ghép khác nhau nhiều,
trao đổi nhựa giữa cành ghép và gốc ghép khó, do đó sau một thời
gian thì cành ghép chết.
4. Na xiêm ghép lên lê hay lên na dai không tốt. Trái lại nếu
ghép na xiêm lên bình bát thì tiếp hợp tốt. Vả lại cách ghép này đã
được các cơ sở nhân giống tư nhân ở Việt Nam sử dụng để sản xuất
cây na xiêm ghép. Thậm chí có nơi bình bát mọc quá rậm rạp, người
ta đốn đi rồi ghép na xiêm vào và đã có nơi thu hoạch như ở một
vườn bình thường.
5. Với na dai, na xiêm, lê chắc chắn nhất vẫn là ghép cùng
loài: na dai lên na dai, na xiêm lên na xiêm.
Hai phương pháp hay dùng nhất là ghép mắt và ghép cành.

Khi ghép mắt gốc ghép phải có đường kính 12-15 mm, 18-24
tháng tuổi. Mắt ghép lấy ở cành 1 năm tuổi nơi lá đã rụng rồi. Vỏ na
dày nên mắt ghép phải cắt to một chút để khỏi bị vỏ gốc ghép phình
ra, bóp chết; mắt ghép chiều dài khoảng 4 cm.
Ở Việt Nam hiện nay, ngoài nhân giống bằng hạt, phương pháp
ghép mắt mới áp dụng cho na xiêm ghép lên bình bát, các phương
pháp ghép khác ít dùng trong sản xuất.
Ở Cu Ba, nơi nghề trồng na đã có từ lâu và rất được coi trọng,
các giống na đều được nhân bằng phương pháp ghép: ghép cành hay
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
6
ghép mắt. Dù ghép cành hay ghép mắt, người ta đều chủ trương dùng
gốc ghép đã cứng cáp, đường kính từ 12-15 mm hoặc hơn, 12-24
tháng tuổi để có cây ghép to khỏe đánh đi trồng chóng phục hồi, ra
hoa quả nhanh và vườn na đồng đều. Chỉ ghép khi na đương trong
thời gian nghỉ, đối với cành ghép và cả đối với gốc ghép ghép khi lên
nhựa kết quả kém hơn, ghép cành được ưa chuộng hơn ghép mắt vì
cây ghép khỏe hơn. Cành ghép là cành 12 tháng tuổi, đường kính từ
5-10 mm, dài 15 cm, cắt ở chỗ lá đã rụng rồi ngâm 1-2 phút để khử
trùng trong dung dịch CuSO
4
60g trong 20 lít nước. Gốc ghép đường
kính thường phải đạt 15mm trở lên (gốc ghép 18-24 tháng tuổi) và
cùng có thể ghép lên cây lớn đường kính gốc 15cm và dài hơn, khi
đốn đi để đổi giống. Phương pháp ghép tốt nhất là "Ghép bên vào
gốc ghép cắt ngọn". Lát cắt dài 8-10 cm ở cành ghép cũng như gốc
ghép đã cắt ngọn và cùng kích thước với nhau. Sau khi buộc áp vào
nhau chỉ còn 5-7 cm của cành ghép vượt lên trên gốc ghép phải bảo
vệ chống mưa nắng (có thể chụp túi giấy không thấm nước, hoặc túi

PE có lỗ thông hơi).
Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
Na được coi là một loại cây ít sâu bệnh nguy hiểm, nhưng cũng
không thể xem thường.
Cần phải đề phòng nhất là bệnh thán thư do nấm
Colletotrichum gloesporivides hại hoa, quả bất kỳ ở tuổi nào và ngọn
non của na xiêm. Nấm gây bệnh phá hại nhiều loại cây ăn quả khác
và có không ít thuốc có thể trị được bán ở thị trường hiện nay như
Kasuran BTN, Benlat C, Zincopper, Aliette 80 BTN.
Cần phun thuốc trị ngay từ khi bệnh mới xuất hiện có nhiều rệp
sáp rệp dính bám vào cành lá và nhất là quả kể cả to, nhỏ, để hút
nhựa, có khi vẫn còn gặp trên các quả na bày bán ở chợ. Dễ trị bằng
các thuốc hiện có như Applaud, Mpc 25 BTN, Bi 58 ND, BAM 50
ND, Polysulfur Calci
Thu hoạch và bảo quản
Cũng như các quả khác, cần thu hoạch đúng độ chín. Hiện
nay chưa có cách xác định chính xác, chỉ có thể đưa vào một số kinh
nghiệm sau đây:
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
7
Na dai: mở mắt, tức là các vẩy, vỏ ngoài của múi tách dần nhau
ra, rãnh giữa các múi đầy lên, màu trắng kem. Trên vỏ quả, màu xanh
nhạt dần, sáng ra, bắt đầu xuất hiện những vết nứt nhỏ ở các rãnh nơi
các múi tiếp giáp nhau.
Na xiêm: Vỏ từ màu xanh tối, bóng chuyển sang vàng và kém
bóng đi một chút, rõ hơn nữa, các gai trên lưng mỗi múi tách nhau ra
và trương nước.
Thời gian từ nở hoa đến quả chín là 4 tháng cho na dai và thời
gian chín là từ tháng 6 đến tháng 8 có khi sang cả tháng 9, còn na

xiêm thì hầu như chín quanh năm.
Bảo quản ở nhiệt độ thấp, ví dụ 5
0
C trong 6 tuần lễ na vẫn còn
ăn được, nhưng không có người mua vì vỏ thâm đen. Người ta
khuyên nên giữ na dai trong phòng ở nhiệt độ 15-20 độ C, độ ẩm
không khí 85-90 %, không khí trong phòng có nơi 10 % CO
2
, đồng
thời có oxy và êtylen dưới áp lực thấp.
Theo: Rau hoa quả Việt Nam
MỘT SỐ KỸ THUẬT CHĂM SÓC NHÃN CHO NĂNG SUẤT CAO
Cây nhãn có tên khoa học là Euphoria Longana là loại cây dễ
trồng thích ứng rộng. Một số giống nhãn quý có giá trị kinh tế rất
cao, quả nhãn dùng ăn tươi, sấy khô hoặc chế biến thành những vị
thuốc quý trong đông y và những món ăn có tính chất đặc sản như
chè long nhãn Hoa nhãn là nguồn cung cấp cho ong lấy mật có chất
lượng cao.
Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc để cho năng suất cao và
khắc phục hiện tượng quả cách năm đối với các giống nhãn ở miền Bắc.
Hàng năm cây nhãn phải huy động một lượng dinh dưỡng khá
lớn tập trung cho ra hoa và nuôi quả, nếu không được bổ sung phân
bón thường xuyên cây dễ bị kiệt sức năm sau sẽ cho quả kém hoặc
không ra quả. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng hàng năm cho cây
nhãn là rất cần thiết. Việc ch
ăm bón cho cây cần dựa vào các cơ sở sau:
- Tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây.
- Nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng.
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

8
- Mục đích sử dụng phân bón.
Cây nhãn một năm ra nhiều đợt lộc, nhưng cây ra hoa cho quả
chủ yếu trên cành ra lộc vào mùa thu năm trước (80%). Số cành xuân
vừa ra lộc, vừa ra hoa ngay rất ít (20%) nếu nhãn ra nhiều lộc đông
thì năm sau cây thường không ra hoa. Chính vì vậy cần tác động kỹ
thuật để cây ra nhiều lộc thu mới có cơ hội cho năng suất cao và hạn
chế việc ra quả cách năm. Cần định ra các chế độ chăm bón khác
nhau đối với từng mức độ sinh trưởng của cây và tuỳ tuổi cây.
1. Đối với các cây đã ra hoa quả bình thường
a. Bón thúc lần 1 sau khi thu quả
Lưu ý: Khi thu hoạch không nên hái cành quá sâu, sau khi thu
cần đốn, tỉa những cành quá già cỗi, cành nhỏ mọc phía trong tán.
Tiến hành bón bổ sung dinh dưỡng sau khi thu hoạch quả 15 ngày.
Đây là đợt bón chủ lực trong năm nhằm cung cấp dinh dưỡng kịp
thời cho cây ra lộc thu.
Lượng bón gồm: 30 - 40 kg phân chuồng + 2-3 kg phân lân +
0,5-0,7 kg urê + 0,5 kg kali. Tuỳ tuổi cây dưới 5 năm rút lượng phân
xuống 1/2. Với cây trên 10 năm cần tăng lên 1,5 lần.
Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30
cm rộng 50 cm trộn đều phân chuồng với các loại phân vô cơ dải đều
theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.
b. Bón thúc lần 2
Vào tháng 2 chủ yếu bằng phân lân và Kali, mỗi cây 0,5 kg
Kali + 2 kg lân Supe nên hoà với nước phân chuồng để tưới (có thể
dùng phân vi lượng giành cho nhãn, vải phun vào thời kỳ ra hoa).
c. Bón thúc lần 3
Mục đích để thúc quả nhanh lớn. Bón vào tháng 4, lượng bón:
0,5 kg urê + 0,5-0,7 kg Kali + 2 kg lân. Bón đúng, bón đủ và cân đối
cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng quả ngon.

2. Một số biện pháp xử lý đối với cây ra quả cách năm
Cây ra quả cách năm có nhiều lý do: Do chế độ dinh dưỡng,
thời tiết, một số ít do đặc tính giống. Những cây này thường xuyên
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
9
không ra hoa, hoặc ra hoa rất nhiều nhưng không đậu quả, nên chặt
bỏ thay bằng nhãn ghép hoặc cải tạo bằng những giống đã được chọn lọc.
Với những cây do chế độ dinh dưỡng sẽ có hai trường hợp xảy
ra hoặc thừa hoặc thiếu. Cần quan sát kỹ mức độ sinh trưởng để có
biện pháp chăm sóc hợp lý.
a. Cây quá xanh tốt: Lá to xanh mềm, mỏng. Đây là hiện tượng
cây bị lốp.
Cách xử lý:
+ Biện pháp 1: Từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch hàng năm
ngắt tất cả các đầu cành khoảng 2 - 3 lá búp để triệt tiêu chồi dinh
dưỡng gây tức nhựa, đồng thời kích thích cây ra kích tố sinh sản và
nếu thời tiết thuận lợi năm sau cây ra hoa, quả tốt.
+ Biện pháp thứ 2: Khi quan sát thấy cây ra lộc đông vào cuối
tháng 10 đầu tháng 11 mới nhú ra 1 cm tiến hành đào rãnh xung
quanh gốc cây theo chiều rộng tán sâu 30-40 cm, rộng 15 cm, để

phơi 1 tuần không tưới nước lộc sẽ tự thui đi.
b. Trường hợp thiếu dinh dưỡng: Đối với cây quá xấu, đất cằn
cỗi không có khả năng ra hoa, kết quả cần bổ sung dinh dưỡng đặc
biệt là Kali và lân trộn thêm xỉ than, tro bếp bón đều quanh gốc, cần
xới xào từ gốc đến hết chiều rộng tán lá rồi mới rải phân lên đó. Sau
đó rải một lớ
p bùn hoà mỏng, quấy kỹ và lưu ý đắp gờ để giữ ẩm.
Khi bùn dạn chân chim tiến hành tưới nhử rễ, dùng nước phân

chuồng hoặc nước tiểu và phân NPK khoảng 2kg hoà lẫn tưới đều
lên mặt bùn.
Với những cây khi thấy chất lượng quả kém dần thì dùng phân
bón lá phun lên lá vào thời kỳ ra lộc non, kết hợp bón xung quanh
gốc bằng tro bếp + xỉ than + NPK theo chiều rộng tán ở độ sâu 1 - 3 cm.
Trên đây là một số biện pháp chăm bón để cây nhãn có khả
năng ra hoa kết quả, song muốn cây có năng suất cao đến khi thu
hoạch cần giữ an toàn cho cây tránh khỏi các đối tượng sâu bệnh hại.
3. Các đối tượng sâu bệnh hại nhãn và cách phòng trừ
+ Bọ xít cần lưu ý ngay từ đầu vụ. Bắt bọ xít qua đông từ tháng
12 năm trước đến tháng 1 năm sau. Ngắt các ổ trứng trên lá, diệt bọ
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
10
xít vào tháng 4 khi cây có quả non bằng các loại thuốc hoá học như
Dipterex; Sherpa; Fastax; Bestox.
+ Sâu tiện thân nhãn: Thường gây hại vào mùa xuân và mùa
thu. Phải dùng dao nhọn khoét lỗ sâu có thể dùng gai mây hoặc sợi
dây thép ngoáy vào trong lỗ kéo sâu ra hoặc bơm Politrin hay
Sumicidin (0,2%) vào trong lỗ sâu, dùng nước vôi đặc quét lên thân
cây không cho sâu trưởng thành đẻ trứng.
+ Rệp hại hoa, quả non: Xuất hiện từ khi nhãn ra hoa đến khi
có quả non, gây dụng hoa và quả hàng loạt. Khi thấy rệp xuất hiện
nên dùng Sherpa; Trebon hoặc Actara phun đều lên tán chủ yếu vào
các chùm hoa, quả.
+ Bệnh sương mai, bệnh thán thư hại hoa quả là loại bệnh nguy
hiểm thường xuất hiện ngay từ khi cây bắt đầu ra hoa đến khi đậu
quả non. Bệnh lan truyền nhanh, phát triển mạnh khi có mưa phùn,
ẩm, độ không khí cao, trời âm u (từ tháng 1 - tháng 3) dùng Boócđô
1%, Ridomil 0,2%, Score 0,05% nên phun hai lần. Lần 1 trước khi

hoa nở, lần 2 khi hoa đã nở 1 tuần.
+ Bệnh vàng lá chết đứng. Nguyên nhân:
- Do nấm hại rễ.
- Do trồng quá sâu.
- Do mất cân bằng dinh dưỡng vì bón quá nhiều đạm.
Với trường hợp này cần phải bón cân đối đạm, lân, kali.
+ Xỉ than. Nếu trồng sâu cần cào bới đất ra. Nếu do nấm thì cần dùng
BenlatC hoặc Rizocid lượng dùng 8 - 10 lít thuốc đã pha tưới vào gốc cây.
Theo: Rau hoa quả Việt Nam
KINH NGHIỆM CHỮA LỞ MỒM LONG MÓNG Ở TRÂU BÒ
BẰNG THUỐC NAM
Bệnh lở mồm long móng ở trâu, bò do vi - rút gây nên, do đó
việc điều trị chủ yếu là chữa triệu chứng. Mục đích là chữa vết
thương mau lành, đề phòng nhiễm trùng kế phát gây biến chứng
nguy hiểm tới tính mạng của con vật. Xin giới thiệu kinh nghiệm
dùng thuốc Nam trị bệnh lở mồm long móng cho trâu, bò.
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
11
Chữa miệng
Tốt nhất rửa miệng con vật bị bệnh bằng nước các loại quả
chua như: khế, chanh, quất…; giã nát các loại quả trên, hoà chút
muối. Dùng xi lanh bơm ướt các vết loét trên lưỡi và niêm mạc mồm.
Ngày 2-3 lần, liên tục trong 4-5 ngày. Có thể dùng bã chanh, múi khế
cho con vật nhai. Tuyệt đối không được chà sát vết bệnh, vì làm như
vậy sẽ bong niêm mạc, khiến cho con vật bị đau, rát, ăn kém, sút cân nhanh.
Chữa móng
Rửa sạch chân bằng nước muối pha nồng độ 10% (100g muối,
1lít nước sôi nguội) hoặc nước lá chát (lá sim, ổi, muối và sẻ 3, trầu
không, chè tươi) có cho thêm chút muối.

Bôi các chất sát trùng hút mủ, chóng lên da non như bột than
xoan trộn với dầu lạc. Đồng thời đề phòng ruồi nhặng đẻ trứng vào
vết thương kẽ móng chân bằng cách đắp thuốc lào, thuốc lá khô băng lại.
Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo đông ấm, hè mát. Khử
trùng chuồng trại định kỳ 10-20 ngày/lần bằng các loại thuốc khử
trùng diệt vi rút thời gian dài như: Virkon (Han-Iodine 10%) Oxidan-
Tca,… Chăm sóc trâu, bò chu đáo để nâng cao sức đề kháng.
Theo: Kinh tế Nông thôn
CÁCH TRỒNG LẠC THU ĐÔNG ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
Cơ cấu giống:
Sử dụng một số giống mới có triển vọng và cho năng suất cao như:
Giống lạc MD7 và MD9: Cây cao trung bình từ 35-50 cm chịu
hạn khá, năng suất trung bình 33-35 tạ/ha. Tỷ lệ nhân từ 68-70%.
Đặc biệt giống MD7 có khả năng kháng được bệnh héo xanh vi
khuẩn.
Giống L14: Giống chịu thâm canh có tiềm năng năng suất cao,
từ
38-40 tạ/ha. Tỷ lệ nhân cao 70-72 %.
Giống TQ6: Là giống thấp cây, chống đổ tốt, chịu hạn khá,
năng suất trung bình từ 28-30 tạ/ha.
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
12
Giống SĐ1: Là giống mới được nhập nội từ Trung Quốc, có
tiềm năng năng suất cao 40- 42 tạ/ha, giống có thời gian sinh trưởng
130-140 ngày vụ xuân, từ 110-115 ngày vụ thu đông, tỷ lệ nhân 70- 72%.
Thời vụ gieo trồng
Lạc thu đông có thể gieo trồng từ 15/8 - 30/9, tốt nhất từ 15/8 - 10/9.
Chọn đất

Chọn đất cát pha thịt nhẹ chủ động tưới tiêu và dễ thoát nước.
Làm đất nhỏ, sạch cỏ dại, tỷ lệ hạt đất có đường kính nhỏ hơn 1cm
chiếm trên 70%, lên luống rộng 90cm, cao 15cm, rãnh rộng 25cm.
Nếu đất ướt có thể áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu.
Phân bón và phương pháp bón phân
Liều lượng phân bón (tính cho 1 sào Bắc bộ).
Phân chuồng hoai mục: 300 – 350kg.
Phân lân super: 15 – 20kg.
Đạm urê: 2,5 – 3kg.
Kali clorua: 4 – 5kg.
Vôi bột: 20kg.
Phương pháp bón phân: Vôi bột chia làm 2 lần bón, lần thứ
nhất bón 50% trước khi bừa phẳng, lần 2 bón 50% lúc cây tắt hoa.
Sau khi lên luống tiến hành rạch 2 hàng dọc theo luống sâu 10cm,
bón lót toàn bộ các loại phân trên vào các hàng đã rạch và san phẳng
mặt luống (nếu dùng công nghệ che phủ nilon).
Nếu không dùng công nghệ che phủ nilon có thể bón như sau:
+ Bón lót : 100% PC + 100% lân + 50% đạm vào các hàng đã rạch.
+ Bón thúc lần 1: Lúc cây lạc được 2 –3 lá thật bón 50% lượng
đạm kết hợp với xới phá váng tạo điều kiện cho vi sinh vật nốt sần
hoạt động.
+ Bón thúc lần 2: Khi cây lạc được 6-7 lá thật, bón toàn bộ
lượng kali.
+ Bón thúc l
ần 3: Khi cây tắt hoa, bón 50% lượng vôi còn lại,
kết hợp với vun cao luống chống đổ và tạo đất tơi xốp, thuận lợi cho
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
13
cây lạc đâm tỉa, làm củ.

Mật độ, khoảng cách và phương pháp gieo hạt
Mật độ trung bình từ 34-36 cây/m
2
. Khoảng cách thích hợp từ
18-20cm x 30cm. Tiến hành rạch 3 hàng dọc theo luống ở độ sâu 3- 4cm
rồi gieo hạt, gieo 2 hạt/hốc theo khoảng cách như trên. Nếu áp dụng
phương pháp làm đất tối thiểu phải sử dụng đất mượn bằng cách trộn
phân chuồng (đã được ủ với lân) với trấu và đất bột hoặc đất hun để
phủ lên trên hạt sau khi gieo (gieo hốc với khoảng cách như trên). Nếu
dùng công nghệ che phủ nilon thì gieo hạt là công việc cuối cùng.
Công nghệ che phủ nilon
Phủ nilon cho lạc vụ thu đông vừa giữ được ẩm độ, nhiệt độ,
hạn chế cỏ dại, hạn chế chuột hại và làm tăng năng suất lạc từ 15 – 30 %.
Sau khi bón lót xong dùng thuốc trừ cỏ Ronsta phun ướt đều
trên ruộng, dùng cuốc gạt nhẹ đất ở 2 mép luống về phía rãnh, phủ
nilon phẳng và kín đều trên mặ
t luống, vét đất ở rãnh áp nhẹ vào 2
bên mép luống để cố định nilon. Dùng dụng cụ đục lỗ (ống bơ sữa bò
được cắt hình răng cưa) đục các lỗ theo khoảng cách ở trên. Hạt được
gieo trực tiếp vào các lỗ ở độ sâu 3-4 cm.
Một số biện pháp kỹ thuật khác
Lạc cần được phơi lại trên nong, nia, dưới nắng nhẹ 2 ngày
trước khi gieo (phơi cả củ).
Ch
ọn những hạt tốt để gieo, hạt cần được ngâm nảy mầm trước
khi gieo
Phun Boocdo 1%, Zinep 0,3%, Danconil 0,2% khi thấy có biểu
hiện của bệnh gỉ sắt, đốm lá.
Phun Padan 95SP, Opatox, Beettox khi thấy lạc bị sâu xanh,
sâu khoang, bọ trĩ, bọ phấn hay rệp muội gây hại.

Thu hoạch
Thu hoạch lạc khi có từ 80 – 90 % số củ già. Sau khi thu hoạch
cần gom nilon lại một chỗ và đốt, tránh ô nhiễm môi trường .
Theo: Nông nghiệp Việt Nam
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
14
NUÔI GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP LÔNG TRẮNG
Gà thịt Broiler là giống gà tổ hợp lai giữa 2, 4 hoặc 6 dòng gà
thịt cao sản. Gà Broiler có ưu thế lai về mọi mặt: cường độ sinh
trưởng và trao đổi chất nhanh, sức sống cao, hiệu quả kinh tế lớn.
Hiện nay thường áp dụng công thức lai 4 máu (4 dòng gà lai
với nhau) để tạo ra gà Broiler nhanh và hiệu quả nhất.
1. Chất lượng gà thịt Broiler
Muốn gà Broiler có chất lượng cao cần xác định sức khoẻ của
từng cá thể trong đàn bố mẹ của chúng. Đàn bố mẹ không bị mắc các
bệnh như bạch lỵ, CRD, Gumboro, Marek, Newcastle. Gà Broiler
cần có mức độ kháng thể quan trọng để chống lại các bệnh do virus.
Gà Broiler được ấp từ những trứng có khối lượng 50g/quả trở
lên và không quá 75g. Nếu trứng nhỏ hơn, gà con nở ra phải nuôi
tách riêng với chế độ chăm sóc tốt nhất.
Gà con không có khuyết tật, phải đồng đều về hình dạng, đi
đứng nhanh nhẹn, tỉnh táo, mắt sáng, chân khoẻ mập và bóng. Phải
loại bỏ những con gà con không đạt tiêu chuẩn từ trạm ấp. Trường
hợp phải giao gà xa trong thời tiết xấu, gà chưa được ăn uống thì
chưa nên vận chuyển, để gà trong phòng hoặc máy nở có nhiệt độ và
độ ẩm phù hợp, chỉ xuất gà khỏi trạm ấp khi thời tiết tốt. Khi nuôi
quy mô lớn, tất cả gà con trong đàn nên lấy cùng nguồn gốc một số
đàn gà bố mẹ. Không nhốt lẫn gà con với gà nghi nhiễm bệnh bạch lỵ
và CRD

Hầu hết gà mắc bệnh là do các tác nhân gây bệnh lan truyền từ
đàn nhiễm bệnh sang đàn gà sạch bệnh. Có thể ngăn ngừa các tác
nhân gây bệnh bằng biện pháp nuôi cách ly hợp lý, không tốn kém,
thực hiện chương trình an toàn dịch bệnh. Những đàn gà nuôi mật độ
dày, nên bố trí cùng một lứa tuổi, trường hợp đặc biệt cho phép gà
cách nhau 2-3 ngày tuổi, nhưng phải cùng một giống.
2. Vệ sinh chăn nuôi
Việc đi lại, tham quan các trại gà nên hạn chế để tránh nguồn
mang bệnh từ người. Khách tham quan và người chăn nuôi khi vào
trại gà phải tắm rửa và dùng quần áo, mũ, giày dép trang bị riêng
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
15
và được sát trùng của từng nhà gà. Người chăn nuôi được chuyên
môn hoá cao độ, mỗi người chịu trách nhiệm chăm sóc một đàn gà
cùng tuổi, không nuôi gà khác đàn, khác tuổi, hạn chế qua lại các
chuồng nuôi. Trại gà phải tuân thủ các quy trình vệ sinh sát trùng
chuồng nuôi, nhà kho, dụng cụ, thức ăn, môi trường quanh trại
Ngoài ra cần chú ý các điểm sau:
Thường xuyên kiểm tra và diệt trừ các loại côn trùng, gặm
nhấm là nguồn gây bệnh chủ yếu như ruồi, bọ, chim, chuột
Kho thức ăn, chất độn (dăm bào), thuốc thú y, dụng cụ chăn
nuôi cần đặt xa chuồng nuôi (tuỳ diện tích trại mà đặt khoảng cách
phù hợp).
Tác nhân gây bệnh luôn tồn tại đe doạ đàn gà, do đó phải tiến
hành phòng trị tổng hợp kịp thời, nghiêm ngặt theo quy trình vệ sinh
chăn nuôi để bảo vệ đàn gà.
Đàn gà sạch bệnh là yếu tố quan tr
ọng giúp chúng lớn nhanh,
năng suất cao và giảm được tối đa chi phí thuốc chữa trị, tăng hiệu

quả chăn nuôi.
Theo: NXB Nông nghiệp
TRỒNG LÚA LIÊN TỤC SẼ GÂY ĐỘC CHO ĐẤT
Sau mỗi vụ lúa, lượng rơm rạ để lại cho đất rất lớn. Đây là một
nguồn lợi rất lớn cho đồng ruộng với một thời lượng đủ dài cho
chúng phân huỷ. Tuy nhiên, trên đất trồng lúa liên tục mà không đủ
thời gian cho rơm rạ cũ phân rã thì chúng sẽ gây độc cho lúa.
Theo một kết quả nghiên cứu cho thấy, xác bã thực vật đã làm
hạn chế sự phát triển của cây trồng do trong quá trình phân huỷ
chúng sinh ra độc tố. Độc tố được sinh ra do quá trình phân huỷ chất
hữu cơ đã cản trở sinh trưởng không chỉ những cây trồng khác mà là
chính những cây trồng đó.
Phân tích sinh học chất độc của quá trình phân huỷ rơm rạ
trong đất được tiến hành trong phòng thí nghiệm và đồng ruộng cho
thấy những chất độc phenol được tìm thấy như P - coumaric, syringic
acid. Tách chiết dung dịch xác bã rơm rạ phân huỷ trong đất cho thấy
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
16
sự phát triển của cây mạ và những cây trồng khác giảm có ý nghĩa so
với đối chứng. Lượng đạm trong đất cũng có sự sai khác, hàm lượng
đạm amôn và đạm nitrat ở vụ thứ nhất cao hơn vụ thứ hai. Độc tố do
quá trình phân huỷ rơm rạ có thể làm giảm tác dụng của cả hai loại
đạm trên.

Sự xuất hiện độc tố trên những cánh đồng trồng lúa liên tục
thường xuất hiện trên những cánh đồng thiếu nguồn nước ngọt, hệ
thống thuỷ lợi nội đồng không tốt làm cho quá trình thoát thuỷ kém.
Theo: Báo Nông thôn ngày nay
KỸ THUẬT TRỒNG ĐẬU ĐŨA

Đậu đũa là loại rau ăn quả giàu protein, trồng quanh năm,
thuộc nhóm thân leo. Bộ lá phát triển mạnh, do đó có khả năng chịu
hạn và chịu úng tốt hơn các loại đậu khác. Đậu đũa ưa ánh sáng
mạnh, chịu được nhiệt độ cao (30
0
C), nhiệt độ thích hợp 20-25 độ C,
thuộc nhóm cây ngày ngắn. Đậu đũa không kén đất, nhưng yêu cầu
phải thoát nước, xốp, thoáng, tốt nhất là đất thịt nhẹ, độ pH 6 -7.
1. Giống
Có hai nhóm giống:
Quả ngắn: chiều dài quả 20 – 30 cm, hạt dày, thịt quả chắc ăn
ngon, sai quả.
Quả dài: chiều dài quả > 30 cm, hạt thưa, thịt quả xốp ăn nhạt.
Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều loại giống có năng suất
cao, có tính kháng bệnh cao, thích hợp trồng các mùa trong năm.
Nói chung, đậu đũa từ lúc gieo đến bắt đầu thu hoạch là 50-60
ngày. Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Nếu
chăm sóc tốt thì thời gian thu hái sẽ kéo dài.
2. Chuẩn bị đất và làm giàn
a. Chuẩn bị đất
Đất được cày bừa thật kỹ, làm sạch cỏ trước khi trồng 10-15
ngày. Trong quá trình cày bừa nên kết hợp bón vôi cho
đất để nâng
độ pH, diệt mầm bệnh và giúp cho quá trình huy động dinh dưỡng về
sau cho cây tốt hơn.
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
17
Lên liếp: liếp cao hay thấp phụ thuộc vào tầng đất mặt và mực
thủy cấp nơi canh tác. Thông thường nên làm liếp cao 40 cm so với

rãnh thoát nước, mặt liếp rộng 0,8 – 0,9 cm, khoảng cách giữa 2 liếp
là 1-1,2 m. Sau đó tiến hành bón phân lót và phủ bạt nông nghiệp nên
sử dụng màng phủ nông nghiệp được làm bằng PE, dày 5mm, khổ
1,2m có 2 mặt sáng và tối. Mặt sáng giúp phản xạ ánh sáng, mặt tối
giúp chống thoát hơi nước và hạn chế phát triển của cỏ dại, sâu bệnh.
Phủ bạt xong tiến hành gieo hạt.
b. Làm giàn
Do có thân leo nên để đảm bảo năng suất cao cần phải làm giàn
leo cho đậu đũa. Khi cây có 6-9 lá thật bắt đầu có vòi thì bắt đầu làm
giàn, giàn cao khoảng 1,5 – 1,8 m. Cắm cọc tầm vông (cây các loại)
khoảng cách 0,5 – 0,6 m, sau đó phủ lưới (hoặc giăng dây) để đậu leo giàn.
3. Mật độ và khoảng cách gieo hạt
a. Chuẩn bị hốc gieo
Cây cách cây khoảng 25-30 cm. Hàng cách hàng 60 cm. Mỗi
hốc gieo 2 hạt. Lượng hạt giống là 20 - 25 kg/ha (10.000 m
2
) với tỷ
lệ nảy mầm 85- 95 % tỷ lệ nảy mầm thấp hơn thì lượng hạt giống
tăng lên 30-35 kg/ha.
b. Chuẩn bị hạt gieo và gieo hạt
Hạt sau khi mở khỏi bao bì nên ngâm vào nước ấm (2 sôi, 3
lạnh) trong vòng 1 giờ, sau đó vớt ra, ủ vào khăn ẩm, cứ 24 giờ thì
đem hạt ra phun bổ sung nước rồi tiếp tục ủ cho đến khi hạt nứt thì
đem gieo.
Hạt được gieo trực tiếp vào hốc sâu không quá 1cm, lúc gieo
hạt đặt mầm hạt úp xuống đất. Gieo xong cần phủ bổ sung một lớp
vật liệu mềm (tro trấu, xơ dừa ) lên bề mặt hốc gieo hạt để hạt nẩy
mầm tốt và giúp bộ rễ cây con phát triển nhanh. Có thể rãi ít thuốc
Furadan để trừ kiến phá hoại cũng như một số côn trùng gây hại
khác.

4. Trồng dặm
Thông thường tỷ l
ệ hạt giống bị hư hại là 10- 12 %. Vì vậy, khi
cây phát triển được 1 lá thật thì tiến hành kiểm tra đồng ruộng để
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
18
trồng dặm. Nên trồng dặm vào buổi chiều, trồng dặm tới đâu cần tưới
nước tới đó để đảm bảo cây con phát triển bình thường. Cây trồng
dặm cần được gieo trước một ngày so với cây trồng ngoài đồng
ruộng.
5. Phân bón và liều lượng phân bón
Loại phân và liều lượng bón tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên
của từng địa phương. Thông thường vùng đất nghèo dinh dưỡng thì
nên bón cao hơn một chút để đảm bảo năng suất. Lương phân bón và
cách sử dụng sau đây tương đối thích hợp cho nhiều loại đất nói chung:
Lượng phân bón: tính cho 1000 m
2
đất trồng:
+ Vôi: 100 kg.
+ Lân: 50 kg.
+ Ure: 12kg.
+ KCl: 36 kg.
+ NPK : 50 kg (loại 16-16-8).
+ DAP : 7 kg.
+ Phân chuồng: 1,5 - 2 tấn/1000 m
2.
Cách bón
* Bón lót:
Bón lót 100% phân chuông + 100% Lân + 100% Vôi + 75%

KCl (27 kg) + 25% NPK(12,5kg).
* Lưu ý:
- Vôi phải bón xử lý đất trước khi trồng 7-10 ngày trước khi
trồng.
- Thời kỳ cây con có thể phun phân bón lá 1-2 lần giúp cây
phát triển tốt thân lá, thời kỳ trước khi cây ra hoa rộ phun phân bón
lá loại giúp cây ra hoa mạnh, thời kỳ nuôi trái phun loại phân dưỡng trái.
- Mỗi lần bón phân cần trộn lẫn các loại phân phân lại với nhau
để bón. Nên bón vào buổi sáng hoặc chiều mát, sau khi bón thì cần
tưới nước ngay để cây không bị ảnh hưởng.
- Bón phân nên kết h
ợp với làm cỏ để tránh sự canh tranh dinh
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
19
dưỡng cũng như thất thoát do bốc hơi hoặc rửa trôi.
6. Công tác phòng trừ dịch bệnh
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ một số dịch
hại nguy hiểm như:
a. Nhóm sâu hại
Rệp muội (rầy mềm) dùng Supracide, Hopfa 41 EC, Sherzol,
Sape… để trị, có thể dùng bẩy vàng (kích thước 30- 40 cm) khoảng
30- 40 cái/1000 m
2
.

Sâu đục quả có thể dùng Sherpa 25 EC 0,1%, Baythroid, Dipel,
Regent, Cyper… để phun ngừa vào chiều mát theo liều lượng chỉ dẫn.
Sâu khoang dùng Cypermap, Cascade, Fenbis… để trị theo liều lượng.
Sâu vẽ bùa dùng Fenbis, Sherzol, Sông Mã… để trị theo liều lượng.

b. Nhóm bệnh hại
Lỡ cổ rễ, dùng Validacin, fúin M, Mancozep… để ngừa và trị bệnh.
Thán thư, dùng Mancozeb để trị .
Phấn trắng, dùng Kumulus, Dithane, Funomil, Ridomil…
- Bệnh gỉ sắt (Uromyces Phaceolii) có thể dùng Anvill 5 SC,
Till 250 ND, Bayleton 25 EC.
7. Thu hoạch
Sau khi gieo khoảng 50-60 ngày là có thể thu hái quả được, nếu
chăm sóc tốt có thể thu được 10-11 đợt quả, quả to bằng chiếc đũa thì
có thể hái được, lúc này hạt chỉ to bằng hạt thóc hay to hơn một chút.
Hái cẩn thận để thu hái nhiều lần. Nếu để làm giống, chọn các quả to
đẹp ở giữa cây để quả già, phơi khô cho vụ sau.
Theo: Rau quả Việt Nam
CẢI TẠO VƯỜN CÂY ĂN TRÁI GIÀ CỖI
Cưa đốn toàn bộ, san liếp, xẻ mương mới, đảo đất, đắp mô
trồng lại vườn mới là phương cách tốt nhất cho việc cải tạo vườn cây
ăn trái đã già cỗi, nhưng do tốn công sức và phải chờ vài ba năm mới
có thu hoạch nên nhiều nhà vườn chần chừ. Ở đồng bằng sông Cửu
Long, đã có nhiều sáng kiến c
ải tạo vườn cây đã già cỗi thành vườn
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
20
mới chuyên canh và cho thu hoạch sớm.
Chọn mua và nuôi dưỡng cây giống trong vườn ươm mini
Khi đã xác định kỹ giống cây sẽ trồng cho thu nhập cao trước
mắt và tương lai nhưng phù hợp phong thổ của vùng. Mua cây giống
“tiêu chuẩn”- tức là đúng gốc ghép, mắt ghép (thí dụ cây bưởi da
xanh ghép trên gốc bưởi lông) sẽ dùng bao nhựa, thùng nhựa loại
lớn, tối thiểu 30 x 30 x 40 cm, đất trộn tro trấu, mụn dừa mục và

phân bón lót, khử nấm bệnh đúng như nhà kỹ thuật khuyến cáo để
nuôi cây giống trong vườn ươm giống mini trước sân nhà. Cây giống
được tưới nước và chăm sóc đầy đủ hàng ngày rất mau ra nhánh.
Phải chú ý bấm đột, tạo tán nếu cần ngay trong khi cây giống trong
vườn ươm mini.
Đắp mô mới
Sau khi đốn bỏ các cây già cỗi bệnh hoạn, gom lá cây khô cành
mục chôn hoặc đốt bỏ, dùng dây nylon căng theo mặt liếp xác định vị
trí dự tính trồng để đắp mô cho cây chính 50 x 80 x 80 cm, cây phụ
50 x 50 x 30 cm nếu có trồng. Trong khi chờ cây giống phát triển
trong vườn ươm mini cần bón phân hữu cơ kết hợp đảo trở cho các
mô đất giai đoạn chuẩn bị trồng tơi xốp để khi đặt cây mau bén rễ
hơn. Tiến hành đốn cây cũ trên vườn đợt 2 đốn hết toàn bộ hoặc chừa
lại sao cho dưới mặt đất vườn có ánh sáng phân bố đều, nhất là vị trí
các mô đất. Tát mương, dùng gàu vẩy sình lên và trải đều trên mặt
liếp cũng như bồi mới hai bên mé liếp. Chuẩn bị mô trồng, sửa liếp
xong là có thể tiến hành trồng cây mới.
Trồng cây mới
Tiến hành đào hố trồng và bón phân bón lót cho mô đất và tiến
hành đặt cây giống, vun đất, đóng 3 cọc xéo để đỡ cây không cho gió
lay bộ rễ. Cùng lúc xuống giống cây trồng phụ (ví dụ cây chuối hoặc
đu đủ). Tưới nước đều đặn cho cây mới trồng mau hồi phục, mau cho
trái. Nên trồng cây mới vào đầu mùa mưa và sau tối đa 1 năm sẽ
thanh toán toàn bộ số cây cũ còn lại trên vườn. Dàn cây phụ đã cho
thu hoạch, dàn cây mới đã sẵn sàng ra hoa kết trái.
Theo: Nông thôn Việt Nam
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
21
NÔNG THÔN NGÀY NAY

HỘI LÀM VƯỜN VĨNH PHÚC: TỪ VƯỜN TRUYỀN THỐNG
ĐẾN VAC TRANG TRẠI
Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng Hội Làm vườn Vĩnh Phúc
(thành lập năm 2004) đã có những đóng góp rất lớn trong phong trào
xây dựng và phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại. Vì vậy, mặc
dù nông nghiệp không còn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu GDP
nhưng kinh tế VAC, kinh tế trang trại vẫn rất quan trọng ở Vĩnh
Phúc
Bắt Nguồn Từ Truyền Thống
Cũng như bao vùng quê khác ở vùng Đồng bằng sông Hồng,
nghề làm vườn và kinh tế VAC ở Vĩnh Phúc đã có từ lâu đời. Những
tên đất, tên miền gắn với từng sản vật đã trở nên nổi tiếng như dứa
Hướng Đạo, vải Can Bi, cá Đầm Rưng Bắt nhịp với truyền thống
đó, ngay từ khi mới thành lập, Hội Làm vườn (HLV) Vĩnh Phúc đã
vận động, chỉ đạo nông dân và hội viên thực hiện phong trào cải tạo
vườn tạp, phát triển vườn chuyên canh với những giống cây trồng
cho hiệu quả, năng suất cao. Trên thực tế, ngay cả khi chưa thành lập
tổ chức Hội cấp tỉnh thì những chi HLV cũng đã làm rất tốt việc
tham mưu cho lãnh đạo địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây
trồng - vật nuôi, phát triển chăn nuôi gia súc kết hợp làm hầm biôga,
trở thành những điểm sáng trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện
đại hoá nông nghiệp - nông thôn như HLV xã Tam Đồng (Mê
Linh) Đây chính là cơ sở để tỉnh Hội phát động phong trào cải tạo
vườn tạp một cách sâu rộng tới các chi Hội cơ sở. Tốc độ cải tạo
vườn tạp, ao hoang, chuồng trại phát triển rất mạnh. Diện tích vườn
cây ăn quả năm 2006 so với năm 1990 tăng gấp 8 lần (8.550ha); diện
tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng 1,4 lần, giá trị sản xuất tăng 8
lần. Không chỉ khai thác tốt lợi thế của từng địa phương, HLV còn
giúp bà con đưa nhiều loại giống cây trồng - vật nuôi có giá trị kinh
tế cao vào trồng như: chuối, dứa, nhãn, vải, táo, xoài, hồng, na ; lợn

hướng nạc, bò lai Sind, bò sữa, cá chim trắng, tôm càng xanh bước
đầu hình thành được một số vùng chuyên canh lớn. Nếu trước đây,
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
22
nghề làm vườn ở Vĩnh Phúc chủ yếu là những mô hình nhỏ lẻ, quy
mô hộ gia đình thì từ ngày có Hội, nhiều hội viên đã mạnh dạn thầu
khoán đất đai, hợp tác sản xuất để hình thành những trang trại quy
mô lớn. Toàn tỉnh hiện có gần 700 trang trại, tăng gấp 5 lần so với
năm 2000. Tổng diện tích các trang trại sử dụng là 2.839 ha (bình
quân mỗi trang trại có 4,12 ha); giải quyết việc làm cho 2.341 lao
động. Giá trị sản xuất bình quân đạt 24 triệu đồng /ha/năm.
Trên 30.000 hộ (trong tổng số 255.000 hộ) có thu nhập từ kinh
tế VAC và kinh tế trang trại, qua đó “bức tranh” nông nghiệp - nông
thôn Vĩnh Phúc được “dệt” bằng nhiều mô hình sản xuất mới như
làm nấm, trồng hoa - cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi quy mô lớn
Nhiều triệu phú “chân đất” cũng xuất hiện như anh Trần Văn Ba ở xã
Minh Quang (Tam Đảo) nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ 600 ha đồi -
rừng, kết hợp nuôi bò, dê, thu nhập 300 - 400 triệu đồng /năm. Anh
Thiện Tâm với mô hình VAC sinh thái, vừa nuôi lợn, kinh doanh
dịch vụ thu nhập 500 - 600 triệu đồmg /năm.
Nắm Vững Và Làm Chủ Cơ Hội
Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển kinh tế VAC, kinh tế
trang trại ở Vĩnh Phúc vẫn gặp một số khó khăn, chủ yếu do việc quy
hoạch sản xuất và những cơ chế khuyến khích người làm vườn và
kinh tế trang trại thiếu đồng bộ, chưa phù hợp. Chính vì vậy, ở một
số nơi trên địa bàn tỉnh, nghề làm vườn và kinh tế VAC còn mang
tính nhỏ lẻ, phân tán, không ít địa phương còn nhiều mảnh vườn có
diện tích vài trăm đến hàng nghìn mét vuông bị bỏ hoang. Sản lượng
hàng hóa từ nghề vườn chưa nhiều, chưa đặc trưng, chưa có khả năng

cạnh tranh trên thị trường. Nhiều mô hình trang trại chưa tương xứng
với những tiềm năng vốn có. Chính vì vậy, Chủ tịch Trung ương
HLV Việt Nam Nguyễn Ngọc Trìu đã dặn dò khi đến thăm HLV
Vĩnh Phúc: “Dù sinh sau nhưng không vì thế mà chúng ta đánh mất
lợi thế của mình, lợi thế đó là cơ hội tiếp cận nhanh hơn, nhiều hơn
với kỹ thuật mới, những phương thức kinh doanh, sản xuất tiên tiến
mà những người đi trước đang phải tìm cách thích ứng. Muốn hoá
giải những khó khăn trên, HLV Vĩnh Phúc cần nắm vững và làm chủ
cơ hội”.
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
23
Để nghề làm vườn và kinh tế VAC phát triển, theo ông Nguyễn
Tuấn Hùng, Chủ tịch HLV Vĩnh Phúc, các ngành chức năng cần liên
kết để quy hoạch từng vùng sản xuất cụ thể, nhằm khai thác tốt tiềm
năng. Chuyển một phần diện tích gieo trồng cây lương thực hiệu quả
thấp sang làm vườn, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, cây công
nghiệp kết hợp nuôi thả cá hoặc chuyển hẳn sang thâm canh nuôi
trồng thủy sản (ở chân ruộng trũng cấy lúa bấp bênh). Tiếp tục đẩy
mạnh cuộc vận động đồn điền đổi ruộng, tăng cường các hình thức
hợp tác, tạo cơ sở cho sản xuất quy mô lớn. Đẩy mạnh liên kết “4
nhà”, tăng cường đầu tư vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và vận
động nông dân tích cực ứng dụng vào sản xuất. “Đặc biệt, chúng tôi
sẽ đẩy mạnh công tác củng cố xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ
thống tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở. Tích cực đổi mới nội dung
phương thức hoạt động của Hội để thu hút ngày càng nhiều người
làm vườn và kinh tế trang trại vào Hội “-ông Hùng nói.
Theo: Kinh tế Nông thôn
NAM ĐỊNH: ĐƯA SINH VÂT CẢNH TRỞ THÀNH NHÀNH
KINH TẾ MŨI NHỌN

Nam Định là tỉnh có nghề trồng hoa, cây cảnh nổi tiếng từ lâu
đời. Từ một vài làng trồng hoa, cây cảnh truyền thống đến nay đã lan
rộng và trở thành hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất
nông nghiệp ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Năm 2006, diện tích hoa, cây cảnh của Nam Định là 2.000 ha
đạt tổng thu nhập trên 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của
ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn, kết quả này vẫn chưa
tương xứng tiềm năng. Bởi vậy, mục tiêu của tỉnh Nam Định là trong
2 đến 3 năm tới đưa sinh vật cảnh trở thành một ngành kinh tế mũi
nhọn.
Những người sành chơi cây cảnh ở đất Bắc đều biết đến làng
hoa, cây cảnh Vị Khê, xã Điền Xá (huyện Nam Trực) với truyền
thống gần 800 năm. Ngày nay, không chỉ riêng Vị Khê mà nhiều xã
của huyện này được biết đến như địa danh một vùng quê của hàng
trăm loại cây cảnh, cây thế với những kiểu thế độc nhất vô nhị đang
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
24
có mặt tại nhiều nơi trong và ngoài nước. Ông Lê Huy Tấp, chủ tịch
Hội sinh vật cảnh Nam Trực cho biết, tính đến nay, Nam Trực đã
chuyển đổi gần 1.400 ha từ trồng lúa năng suất thấp sang trồng hoa,
cây cảnh, cây thế đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần. Trong
đó, địa phương có diện tích lớn nhất là xã Điền Xã 462 ha, Nam
Thắng 152 ha, Nam Toàn 75 ha, Nam Mỹ 75 ha Bình quân hàng
năm doanh thu từ nghề trồng cây cảnh, cây thế ở Nam Trực đạt 175
tỷ đồng. Chỉ tính riêng 4 xã: Điền Xá, Nam Toàn, Nam Mỹ, Nam
Thắng đã có trên 5.000 hộ trồng cây cảnh, cây thế, mỗi năm thu nhập
từ 50 đến 250 triệu đồng/hộ; thậm chí có hộ đạt thu nhập 500 triệu
đồng, 1 tỷ đồng/năm.
Nếu như ở Nam Trực nổi tiếng bởi việc tạo cây cảnh nghệ

thuật thì ở các huyện Hải Hậu, Giao Thuỷ, Ý Yên đã và đang phát
triển mạnh mô hình trồng cây phôi Trong đó, riêng huyện Hải Hậu
có 9 xã phát triển rầm rộ nghề trồng cây cảnh như Hải Minh, Hải
Sơn, Hải Anh, Hải Tân, Hải Phú, thị trấn Cồn, thị trấn Yên Định
Đến nay, Hải Hậu đã chuyển đổi 120 ha cấy lúa năng suất thấp sang
trồng cây cảnh, cây thế, tạo việc làm thu nhập cao cho hàng nghìn hộ
dân, trong đó có trên 400 hộ đạt thu nhập trên 50 triệu đồng/năm. Ở
các huyện Mỹ Lộc, thành phố Nam Định ngoài việc trồng cây cảnh
thì nghề trồng hoa cũng đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông
dân.
Tuy nhiên, nghề trồng hoa, cây cảnh Nam Định trong những
năm qua đang phát triển tự phát, chưa có quy hoạch, kế hoạch hợp lý.
Ngoại trừ một số địa phương đầu tư phát triển mạnh như Nam Trực,
Hải Hậu thì ở nhiều địa phương khác vẫn chưa tận dụng hết tiềm
năng, phát triển lẻ tẻ nên hiệu quả chưa cao. Hầu hết diện tích trồng
hoa, cây cảnh ở các địa phương đều chuyển đổi từ diện tích vuờn tạp,
khai thác từ thùng đào, thùng đấu, đất gò
Để phong trào sinh vật cảnh trở thành một phong trào quần
chúng sâu rộng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, chủ
trương của Nam Định trong năm 2007 và những năm tiếp theo là quy
hoạch các vùng chuyên canh sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh tập
trung với quy mô thích hợp. Theo đó, các vùng vùng trồng hoa, cây
BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 02 tháng 08/2007
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN
25
cảnh chủ yếu tập trung ở các huyện Nam Trực, Hải Hậu, Ý Yên, Mỹ
Lộc, thành phố Nam Định; còn các huyện khác thì căn cứ vào điều
kiện thực tế của địa phương để có định hướng đúng đắn cho chiến
lược lâu dài. Từ nay đến 2010, Nam Định cũng chuyển đổi những
diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa, cây cảnh, nâng diện

tích sản xuất tập trung đạt trên 2.000 ha; trong đó dành 500 ha trồng
hoa, 1.500 ha trồng cây cảnh, 1.000 ha trồng cây phối và 500 ha tạo
cây nghệ thuật. Giá trị tổng sản phẩm phấn đấu đạt 500 tỷ đồng/năm.
Đạt được mục tiêu trên, tỉnh khuyến khích các địa phương, hộ
nông dân chuyển đổi những diện tích canh tác kém hiệu quả sang
trồng hoa cây cảnh như hỗ trợ công tác quy hoạch đất đai, kiên cố
hoá kênh mương; hỗ trợ nông dân vay vốn ưu đãi trồng hoa cây
cảnh; tổ chức hội chợ, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm. Bên
cạnh đó, sẽ ưu tiên trợ giúp về khoa học kỹ thuật và ứng dụng công
nghệ mới để các hộ sản xuất, kinh doanh sinh vật cảnh tiếp cận với
các nhà khoa học, nhà kinh tế sinh vật cảnh. Khuyến khích các hộ
mở rộng quy mô, thành lập các công ty chuyên sản xuất kinh doanh
sinh vật cảnh để được hưởng chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp
về giống, vốn, đào tạo lao động
Với truyền thống và tiềm lực hiện nay, Nam Định phấn đấu trở
thành địa phương tiên phong trong cả nước xây dựng các mô hình
kinh tế sinh vật cảnh như sơ chế cây phôi, nâng cao và hoàn thiện tác
phẩm nghệ thuật, xây dựng các vùng chuyên canh, mô hình sinh vật
cảnh tổng hợp, sinh vật cảnh trong các cơ quan doanh nghiệp, mô
hình làng, xã văn hoá sinh vật cảnh
Theo: namdinh.gov.vn
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
MÓN ĂN THUỐC DÙNG CHO NGƯỜI BỊ CẢM NẮNG
Để tăng cường hiệu quả trong trị liệu chứng cảm nóng cần
được kết hợp các phương pháp thực bổ dưới đây là những món ăn
thuốc, tùy theo từng người mà có thể tự chọn lựa sao cho thích hợp.
Cốc dưa hấu: Dưa hấu 1 quả, thịt gà, đùi gà, hạt sen, nhãn, hồ

×