Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Mô hình nông lâm kết hợp : cà phê tiêu sầu riêng cau cây ngắn ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.98 KB, 14 trang )


1
MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP:
CÀ PHÊ – TIÊU – SẦU RIÊNG – CAU – CÂY NGẮN NGÀY
TẠI XÃ HÒA THUẬN, TP. BUÔN MATHUỘT, TỈNH DAK LAK

Thông tin chung

Tên mô hình

Cà phê - Tiêu - Sầu riêng - Cau -Cây ăn quả - Cây ngắn ngày
Tọa độ UTM (GPS) X: 0187982; Y: 1412389
Quy mô diện tích (ha)

3 ha
Tên nông dân:
Dương Văn Hùng
45 tuổi



Trao đổi giữa nông dân và sinh viên về kỹ thuật canh tác Nông lâm kết hợp.




Địa phương (Thôn, xã,
huyện, tỉnh)
Thôn 3, xã Hoà Thuận, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăklăk.
Thời gian thu thập thông tin: 03 tháng 2 đến 20 tháng 3 năm 2007
Người thu thập thông tin: Sinh viên lâm nghiệp, Đại học Tây NguyênHoàng Nhất Trí, Ngô Thế Sơn,


Giang Thị Thanh
Giảng viên: TS. Võ Hùng



2
Lịch sử về ý tưởng thiết lập mô hình
Xuất phát từ ai

Nông dân
Bắt đầu khi nào

Bắt đầu vào năm 1995
Lý do thiết lập mô hình
(Kinh tế, xã hội, kỹ thuật, thị
trường, môi trường đất,
nước, ?)
Do canh tác độc canh với một loài cây trồng đầu tiên là Cà phê nên không ổn
định, thu nhập không cao.
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nước tưới hạn chế, sâu bệnh nhiều

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
Điều kiện tự nhiên
Loại đất, màu sắc đất Bazan, vàng đỏ
Độ dày tầng đất (cm) >100cm
pH đất (điều tra nhanh bằng máy
đo – nếu có)
pH = 5.5
% kết von <10%
% đá nổi <5%

Độ cao so với mặt biển (m) (GPS) 579m
Vị trí địa hình (Chân, sườn, đỉnh) Chân đồi
Độ dốc (độ) 10 độ
Lượng mưa bình quân năm
(mm/năm)
1.897mm

Nhiệt độ không khí bình quân năm
(
o
C)
23.7
0
C
Độ ẩm không khí bình quân năm
(%)
81%
Kinh tế xã hội
Thành phần dân tộc của hộ Dân tộc kinh
Hộ thuộc nhóm kinh tế hộ Khá
Đặc điểm của hộ (Số khẩu, lao
động, trình độ văn hóa của vợ -
chồng, )
Có 6 khẩu, 2 lao động chính.
Trình độ văn hoá: Vợ: 9/12
Chồng: 9/12
Thành phần dân tộc trong thôn
bản
Thành phần dân tộc trong thôn toàn bộ là người kinh
Số hộ trong thôn bản 332 hộ

Dân số trong thôn bản 1594 nhân khẩu
Cơ cấu canh tác (Từng loại, diện
tích):
- Của hộ
- Trong thôn bản.
Hộ: Tổng diện tích canh tác 3 ha trong đó: Cà phê 3.000 cây, Sầu riêng
350 cây, Tiêu 620 gốc, Cau 350 cây, và 10000 gốc Bồ kết trồng làm
hàng rào.
Thôn: Có 310/ 332 hộ trong thôn chủ yếu sống bằng canh tác rẫy cà
phê độc canh, một ít hộ có kết hợp với một vài loài khác như keo,
chuối. Diện tích cà phê mỗi hộ là 0,81 ha. Toàn thôn có khoảng 10 ha
ruộng lúa. Có 22 hộ làm dịch vụ thương mại.
Kinh tế vườ
n không đáng kể, do diện tích vườn nhỏ, chăn nuối ít phát
triển.
Thành phần kinh tế hộ trong thôn
bản (Số hộ khá, trung bình,
nghèo, đói)
Số hộ khá: 271;
Số hộ trung bình: 50 và
Số hộ nghèo là 11 hộ
Cơ sở hạ tầng (Điện, đường,
trường, trạm, thủy lợi, ….)
Trong thôn, xã đã có đầy đủ hệ thống điện lưới, phục vụ tốt cho đời
sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Một số đường trục chính đã bê tông nhựa hóa.
Hệ thống trường học đầy đủ cấp I và II, có trạm xá, bác sỹ và y sỹ
Diện tích ruộng rất ít, không có h
ệ thống thủy lợi
Tình hình ngành nghề (Của hộ và

của thôn bản)
Hộ: canh tác nông nghiệp và dịch vụ cây giống
Thôn: canh tác nông nghiệp, chủ yếu là trồng cà phê (trên 95% số hộ

3
có trồng cà phê)
Tình hình thị trường nông lâm sản Giai đoạn đầu khi thiết lập mô hình thị trường bấp bênh, giá thấp, hiện
nay thị trường tương đối ổn định, giá cả các nông sản đã tăng cao.
Tình hình quản lý rừng (GĐGR,
khóan, …)
Trong địa phương không có diện tích đất lâm nghiệp
Tình hình vốn vay



Mô tả mô hình Nông Lâm kết hợp















: Cà phê : Tiêu : Sầu riêng

Phối trí cây trồng của mô hình NLKH




4


Mô hình NLKH cà phê xen tiêu, sầu riêng, cau và một số cây ăn quả



Mô tả cây dài ngày:
- Loài cây (Tên phổ
thông, khoa học)
- Phối trí (Mật độ, cự
ly, thời gian kết
hợp…)
1. Tên phổ thông: Cà phê vối
Tên khoa học: Coffea Canephora Piere
Mật độ: 1000 cây/ ha
Cự ly; cây cách cây 3,2 m, hàng cách hàng 3,4 m
Cà phê được trồng đầu tiên trong mô hình
2. Tên phổ thông: Sầu riêng (DONA)
Tên khoa học: Durio Zibethinus Murr
Cự ly: cây cách cây 10 m, hàng cách hàng 12 m
Sầu riêng được trồng sau khi cà phê được 2 năm tuổi
3. Tên phổ thông: Tiêu

Tên khoa học: Piper nigrum
Cự ly: cây cách cây 3,5 m, hàng cách hàng 12m
Tiêu được trồng khi cà phê được 2 năm tuổi trên thân cây keo dậu
(trồ
ng cùng thời điểm với cà phê)
4. Tên phổ thông: Cau
Tên khoa học: Areca Catechu

5
Cự ly: trồng xung quanh hàng rào và các đường phân giới, cây cách cây
3 m
Cau được trồng vào năm 2004
Mô tả cây ngắn ngày:
- Loài cây (Tên phổ
thông, khoa học)
- Phối trí (Trồng xen
như thế nào với
cây dài ngày, thời
vụ, thời gian kết
hợp … )
Năm1:
Bắp,Đậu xanh
Tên khoa học: Zea mays
Năm 2: Đậu xanh
Tên khoa học: Vigna sinensis
Hai loại đậu được trồng xen giữa hàng cà phê trong khoảng 2 năm đầu khi
cà phê chưa khép tán, trồng vào đàu mùa mưa.
Mô tả vật nuôi:
- Loài (Tên phổ
thông, khoa học)

- Phối trí (Chăn thả
ở đâu, hoặc quy
mô ao cá, chuồng
trại, … thời gian
kết hợp)
Tên phổ thông: Gà ta
Tên khoa học: Thuộc chi gallus
Nuôi thả trong vườn ngay từ khi bắt đầu trồng cà phê.
Mô tả cấu phần khác


1. Tên phổ thông: Bồ kết
Tên khoa học: Gledit schiaaustralis – Hems
Trồng với cự ly rất dày 0,3- 0,4 m, xung quanh diện tích canh tác để bảo
vệ. Được trồng ngay khi thiết lập mô hình.
2. Tên phổ thông: Keo cuba
Tên khoa học: Leucaena glauca
Cự ly: cây cách cây:3,5 m, hàng cách hàng 12 m
Trồng xung quanh hàng rào và trồng xen trong cà phê làm giá đỡ cho
tiêu
Mô tả chung và đầy đủ về
không gian phối hợp và
thời gian kết hợp giữa các
cấu phần trong mô hình



Năm 1994 mô hình bắt đầu được xây dựng, ban đầu cà phê trồng xen Keo
Cu ba theo kiểu 4 hàng cà phê 1 hàng keo, thời gian đầu khi cà phê chưa
khép tán trồng xen đậu, cùng với đó là trồng hàng rào chắn gió, bảo vệ bằng

Bồ kết và Keo Cu ba. Để tận dụng không gian dinh dưởng ở trên, sau khi Cà
phê 4 năm tuổi thì cứ 4 hàng Cà phê trồng xen 1 hàng Sầu riêng và trồ
ng
tiêu vào các cây Keo Cu ba 4 năm tuổi. Sau đó để tận dụng các khoảng đất
trống và tăng thu nhập Cau được trồng vào năm 2004.
Mô tả tác động qua lại
tương hỗ, hỗ trợ, dòng
năng lượng, vật chất chu
chuyển trong mô hình:
- Tác động của cây
dài ngày đến cây
ngắn ngày, vật
nuôi

- Tác động của cây
ngắn ngày đối với
cây dài ngày, vật
nuôi


- Tác động của vật
nuôi đến các cây
trồng


- Chu chuyển vật
chất, năng lượng
trong mô hình



Cây ngắ
n ngày trồng kết hợp với cây dài ngày trong giai đoạn đầu, do đó
trong giai đoạn này cây dài ngày với lượng vật rụng chưa nhiều nên không
có ảnh hưởng đáng kể đến cây ngắn ngày, chủ yếu là tạo điều kiện cho cây
ngắn ngày phát triển tốt khi chăm sóc cây dài ngày như bón phân, phun
thuốc…
Cây dài ngày với nhiều vật rụng tạo điều kiện cho nhiều côn trùng đất sinh
sống cung cấp thức
ăn cho gà.
Cây ngắn ngày trồng kết hợp với cây dài ngày giai đoạn đầu giúp che bóng,
chắn gió cho cây cà phê, sau thu hoạch xác thân cây có thể ép xanh, dùng tủ
gốc vào mùa khô. Cây đậu cải tạo đất, hạn chế cỏ dại cạnh tranh dinh
dưỡng, nước với cây cà phê.
Cây ngắn ngày cung cấp thức ăn trực tiếp cho gà, tạo môi trường sống cho
các côn trùng là nguồn thức ăn cho gà.
Gà được nuôi trong vườn giúp tiêu diệt các loài côn trùng có hại cho các cây
trồng, tạo điều kiệ
n cho các vật rụng nhanh tiêu huỷ hơn, đồng thời nó cung
cấp một lượng nhỏ phân bón hữu cơ cho cây.
Chu chuyển vật chất: Chu chuyển vật chất: các loại cây trồng trong mô hình
có mối quan hệ chặt chẽ và tác động có lợi tới đất:vật rụng cà phê + vỏ cà
phê được trả lại cho đất, cây keo dậu có tác dụng cải tạo đất tạo giá bám cho
tiêu hạn chế sử dụng cọc gỗ, đấ
t không bị khai thác kiệt, tạo sự ổn định cho
mô hình.







6

Kỹ thuật canh tác của các cấu phần trong mô hình

Kỹ thuật canh tác cây Cà phê
- Giống (Từ đâu, cách thu hái,
thời gian thu hái, cách bảo
quản, thời gian bảo quản,
… )
Giồng được thu hái từ vườn cà phê cũ. Thu hái những quả to và
chín đỏ trên nhưng cây có cành, tán đẹp.thời gian thu hái và tháng
10-11, phơi trong mát, bảo quản tự nhiên khoảng 2-3 tháng.
- Tạo cây con (Cách tạo cây
con: Xử lý giống, thành phần
ruột bầu, chăm sóc trong
vườn ươm (tưới, phân, che
bóng,,,, ), thời gian gieo
ươm, thời gian trong vườn
ươm, tiêu chuẩn cây con
xuất vườn, ….)
Xử lý giống: hạt sau thời gian bảo quản đem ngâm trong nước vôi
trong, bóc vỏ lụa bên ngoài, đem gieo xuổng đất cát nhẹ cho lên 1
cặp lá giả rồi mới đưa vào bầu.
thành phần ruột bầu: 40 – 50 Kg phân chuồng trộn vớ
i 1 khối đất.
tưới mỗi ngày một lần, che bóng khoảng 50% - 60%. Thời gian
gieo ươm khoảng 6 tháng (tháng 1 – 6), thời gian trong vườn ươm
5 tháng (tháng 2 – 6).
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn 4 – 5 cặp lá

- Kỹ thuật trồng (Đào hố, bón
phân, che bóng, thời điểm
trồng… )



Kích thước hố trồng: 50x50x60cm
Khi trồng bón lót phân chuồng (1Kg/gốc), đồng thời bón thêm vôi
khử chua, bón Basudin chống mối
Cà phê trồng không cần che bóng, trồng xen cây ngắn ngày để
chắn gió, hạn chế cỏ dại. Tủ gốc bằng thân cây đậu trồng xen khi
hết mùa mưa.
Thời điểm trồng:Tháng 6 – 7
- Kỹ thuật chăm sóc (Bón
phân, tưới nước, bảo vệ
thực vật, cắt cành, tỉa thưa,
… )

Bón phân: Đầu mùa mưa bón phân lân 1Kg/gốc
Phân NPK: Bón 2 đợt vào mùa mưa, 500kg/đợt.
Phân chuồng: 2 năm bón một lần, 30 – 35 khối/ha
Tưới nước: 3 – 4 đợt trong mùa khô, tưới bét hạn chế được rệp
sáp phát triển.
Bảo vệ thực vật: Dùng Basudin chống mối khi trồng, thuốc diệt kiến
trộn vớ
i mỡ khi thu hoạch.
Thu hoạch tới đâu cắt cành tới đó, tỉa cành tăm, bẻ chồi có định kỳ
(1 – 2 tháng một lần). Tháng 8 chôn lá để tiện cho thu hoạch.
- Kỹ thuật khai thác (Thời
gian, bộ phận thu hái (hoa,

quả, cành, thân, ….)
Khai thác vào tháng 10 – 12, không hái nhiều đợt sẽ làm chai đất
do đi lại dẫm đạp nhiều, chỉ hái chín để chất lượng nhân tốt hơn.
- Bảo quản sản phẩm: Cách
bảo quản, thời gian, …
Sau khi thu hoạch cà phê được phơi, sau đó được bảo quản trong
kho vào khoảng tháng 12 – tháng 1 năm sau.
- Các rủi ro: Sâu bệnh, lũ lụt,
thị trường, kỹ thuật, …
Sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học nên rủi ro về sâu bệnh
rất it, chủ yếu là rủi ro do hạn hán làm giảm năng suất, mưa làm
việc bảo quản khó khăn chất lượng sản phẩm chưa thật tốt. Thị
trường chưa thật sự ổn định nên giá cả còn bấp bênh. Các khuyến
cáo v
ề kỹ thuật khá đầy đủ.
Kỹ thuật canh tác cây Sầu riêng
- Giống (Từ đâu, cách thu hái,
thời gian thu hái, cách bảo
quản, thời gian bảo quản,
… )

Mua 200 cây giống Monthon (Thái Lan), sau đó nhân giống thêm
150 cây. Giống nhân thêm được lấy chồi tại vườn, còn gốc ghép
được mua từ Bến Tre 2 năm tuổi, có đường kính khoảng 2cm. Chồi
ghép sau khi lấy phải ghép ngay, lấy chồi vào buổi sáng.
- Tạo cây con (Cách tạo cây
con: Xử lý giống, thành phần
ruột bầu, chăm sóc trong
vườn ươm (tưới, phân, che
bóng,,,, ), thời gian gieo

ươm, thời gian trong vườn
ươm, tiêu chuẩn cây con
xuất vườn, ….)

Chồi ghép vào buổi sáng ngay sau khi lấy từ cây mẹ, ghép khi mặt
trời lên để hạn chế xì mủ, gốc ghép đã được tạo sẵn.
Trong 20 ngày đầu sau khi ghép không tuới nước, phủ nylon kín để
tạo nhiệt giúp tỉ lệ s
ống cao hơn.
Sau 20ngày có thể tưới bình thường và đưa ra sáng hoàn toàn.
Thời gian ghép từ tháng 7 đến thàng 4 năm sau
Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: chồi ghép cao 60 – 70 cm, đường
kính chồi ghép từ 8 – 10 mm.
- Kỹ thuật trồng (Đào hố, bón
phân, che bóng, thời điểm
trồng… )
Hố trồng có kích thước 80x80x80cm, trước khi trồng lấp 30cm đất
mặt. trồng đầu mùa mưa(tháng 5 – 6), không cần che bóng, bỏ
Basudin chồng mối.

7
- Kỹ thuật chăm sóc (Bón
phân, tưới nước, bảo vệ
thực vật, cắt cành, tỉa thưa,
… )

Bón phân: hai hàng cà phê 2 bên hàng sầu riêng bón phân chuồng
thường xuyên, bón thêm phân NPK khoảng 0,5 – 1Kg/lần
Với cây con thì hoà phân để tưới sẽ có hiệu quả hơn.
Nước tưới cho cây con từ 30 – 40 lít/gốc, 7 – 10 ngày tưới 1 lần

Gốc cây thường xuất hiện vết nứt chân chim gây xì mủ, có thể sử
dụng vôi quét ở gốc hay sử dụng Mangcozet, Rhidomin
để trị, sử
dụng phân bón lá để cây sinh trưởng tốt hơn.
Cắt cành hàng năm, với cành lớn tỉa từ trong thân chừa bên ngoài
khoảng 1,5 m, cành nên cho phát triển theo chiều ngang để lượng
hoa ra nhiều hơn, với cành phát triển theo chiều thẳng đứng có thể
dùng dây kéo xuống hay cắt ngọn cành để chồi phát triển theo
chiều ngang.
Cây ra trái không nên để trái sát thân khi lớn gai sẽ làm tổn thương
thân, tỉa trái để trái phát triển đều, không gãy cành.
- Kỹ thuật khai thác (Thời
gian, bộ phận thu hái (hoa,
quả, cành, thân, ….)
Thu hoạch vào thảng 7 – 8, thương lái thu hái trái tại vườn không
để rụng.
- Bảo quản sản phẩm: Cách
bảo quản, thời gian, …

Thương lái thu hái trái vừa già nên không cần bảo quản.
- Các rủi ro: Sâu bệnh, lũ lụt,
thị trường, kỹ thuật, …
Chịu ảnh hưởng của một số bệnh như bênh xì mủ, rầy hại trái.
Thời tiết hạn hán làm mất mùa, thị trường tại chỗ chưa đáp ứng
được. Kỹ thuật do học hỏi từ những nhà vườn ở miền Tây nên nắm
tương đối kỹ
Kỹ thuật canh tác cây Tiêu
- Giống (Từ đâu, cách thu hái,
thời gian thu hái, cách bảo
quản, thời gian bảo quản,

… )
Giống tiêu Vĩnh linh (Quảng Trị), chỉ lấy dây lươn để nhân giống
bằng hom, cắt dây lươn trước khi vào mùa tưới.
- Tạo cây con (Cách tạo cây
con: Xử lý giống, thành phần
ruột bầu, chăm sóc trong
vườn ươm (tưới, phân, che
bóng,,,, ), thời gian gieo
ươm, thời gian trong vườn
ươm, tiêu chuẩn cây con
xuất vườn, ….)

Dây lươn sau khi cắt ngâm trong nước lạnh 1 đêm để thải dịch
trong cây, khi cắt chú ý cắt xéo không được để dập khi giâm hom
sẽ bị thối.
Kích thước bầu 7x12cm để rễ cây sau khi ươm không bị đứt khi
vận chuyể
n, đục nhiều lõ thoát nước.
Thành phần ruột bầu: 20 – 30 Kg phân chuồng + 3 – 5 Kg lân +
1m
3
đất. Cứ 1 lớp đất 1 lớp phân tưới nhẹ, ủ và trộn 1 ngày 1 lần
để đất không bị dính, tơi xốp, cắm tiêu vào bầu rồi tưới nước cho
bầu cứng chắt vừa phải.
Mới giâm hom tưới 2 lần (sáng – chiều)/1ngày, khi bắt đầu có mầm
non tưới cách nhật và dời bầu để cây phát triển tốt hơn.
Che bóng khoảng 75% trong giai đoạn đầu, khi mầm cao khoảng
10 – 15 cm đưa dầ
n ra sáng và dở bỏ lưới che.
Khi cây ra lá và bắt đầu có rễ có thể tưới phân NPK

thời gian ươm khoảng 3 tháng, khi mầm cây cao khoảng 30 cm thì
có thể đem trồng.
- Kỹ thuật trồng (Đào hố, bón
phân, che bóng, thời điểm
trồng… )

Hố đào có kích thước 30x40x40cm, khi trồng cho lớp đất mặt
xuống dưới và lấp đất sau khi trồng gần trên mặt đất, không sử
dụng phân bón lót. Khi trồng không cần che bóng, không trồng sâu,
đất úng bí cây dễ chết, thường trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 –
6).
- Kỹ thuật chăm sóc (Bón
phân, tưới nước, bảo vệ
thực vật, cắt cành, tỉa thưa,
… )

Hàng năm bón phân chuồng khoảng 2-3 Kg/gốc/lần, có thể bón
thêm phân hoá học 0,3 Kg/gốc/lần. Bón thêm KNO
3
để kích thích
ra hoa, khi tiêu có quả bón thêm 0,2 Kg/gốc phân NPK. Bón phân
định kỳ sau khi thu hoạch xong, tưới lần 1 sau đó tưới lại thì bón
phân.
Khi mới trồng thì tưới lượng nước bằng khi ươm, về sau thì tưới
cùng với tưới cà phê.
Trồng tiêu không nên đôn gốc, cành nhánh ra nhiều thì tỉa quanh
gốc, ở trên cao thì không làm cành, nếu dây lươn dài thì cắt bỏ.
Trước khi hái cà phê thì cột dây lươn bò ra thành bó để dây không
bị đứt.
Tiêu ra bói không nên để, các bông ra không đúng đợt thì ngắt bỏ


8
để thu hoạch đồng loạt.
- Kỹ thuật khai thác (Thời
gian, bộ phận thu hái (hoa,
quả, cành, thân, ….)
Thu hoạch vào tháng 3, nên thu hoạch một lần, sử dụng máy để
tách hạt ra khỏi buồng.
- Bảo quản sản phẩm: Cách
bảo quản, thời gian, …

Tiêu hái xong thì tách hạt và phơi ngoài nắng, nếu nắng tôt chỉ cần
phơi 2 nắng là có thể cất trữ trong kho được.
- Các rủi ro: Sâu bệnh, lũ lụt,
thị trường, kỹ thuật, …
Sâu bênh ít nên không ảnh hưỏng đến năng suất, thị trường tương
đối tốt. Tuy nhiên, hạn hán hay mưa nhiều làm năng suất không ổn
định. Do học hỏi kỹ thuật nhiều nơi nên tiêu sinh trưởng phát triển
tốt.
Kỹ thuật canh tác cây Cau
- Giống (Từ đâu, cách thu hái,
thời gian thu hái, cách bảo
quản, thời gian bảo quản,
… )

Giống thu hái tại địa phương, chọn giống ruột trắng không có lông
tôm, ngọt không say, chọn quả già vừa hóp khô vàng đầu là đem
ươm, thu hái vào tháng 1 – 2, bảo quản trong điều kiện bình
thường.
- Tạo cây con (Cách tạo cây

con: Xử lý giống, thành phần
ruột bầu, chăm sóc trong
vườn ươm (tưới, phân, che
bóng,,,, ), thời gian gieo
ươm, thời gian trong vườn
ươm, tiêu chuẩn cây con
xuất vườn, ….)

Trái sau khi thu hái về phải gọt vỏ ngay không để khô khó gọt, lấy
sọ ủ trong cát ẩm, làm như thế cau không bị thối và nhanh ra mầm,
sau khi ra mầm thì cho hạt vào bầu để chồi lên.
Nếu không gọt lấy sọ thì cắt
đầu rồi đặt đầu cắt lên trên và đặt
nghiêng, sau 3 – 4 tuần thì nảy mầm.
Kích thước bầu 12x20cm, thành phần ruột bầu: 20 – 30 Kg phân
chuồng + 3 – 5 Kg lân + 1m
3
đất.
Tưới 1 lần/ngày, chiều phun thuốc Basa nhẹ để tránh kiến, sâu bọ,
dế…Mới ươm thì che khoảng 50% khi mầm cao10 cm thì đưa dần
ra sáng, không cần tưới phân trong khi ươm. Từ khi ươm đến khi
trồng khoảng 4 tháng, khi cau cao 20 cm có thể đem trồng.
- Kỹ thuật trồng (Đào hố, bón
phân, che bóng, thời điểm
trồng… )
Hố trồng có kích thước 50x50x50cm, trộn thêm phân bò ủ với lân
khi trồng. Trồng không cần che bóng, trồng vào đầu mùa mưa
(tháng 5 – 6).
- Kỹ thuật chăm sóc (Bón
phân, tưới nước, bảo vệ

thực vật, cắt cành, tỉa thưa)
Cau trồng không đòi hỏi chăm sóc nhiều, ngoài việc bón phân khi
mới trồng. Khi tưới cà phê thì tưới cau luôn.
- Kỹ thuật khai thác (Thời
gian, bộ phận thu hái (hoa,
quả, cành, thân, ….)
Một năm có thể khai thác 2 đợt (tháng 1- 2 và tháng 5 -6), thu hái
các buồng trái đã già, do thương lái tự hái.
- Bảo quản sản phẩm: Cách
bảo quản, thời gian, …
Cau bán tươi nên không cần bảo quản
- Các rủi ro: Sâu bệnh, lũ lụt,
thị trường, kỹ thuật, …
Hạn hán gây mất mùa, thị trường có nhu cầu tương đối cao, tuy
nhiên giá cả thường bị thương lái ép và phụ thuộc vào mùa lễ hội
Kỹ thuật canh tác cây ngắn ngày: Đậu xanh, Bắp
- Giống (Từ đâu, cách thu hái,
thời gian thu hái, cách bảo
quản, thời gian bảo quản)
Giông mua tại các trung tâm bán giống, mua về tỉa ngay không cần
bảo quản gì.
- Kỹ thuật trồng (Cách gieo
trồng, thời vụ, … )


Đậu xanh và Bắp trồng dọc theo hàng cà phê, thông thường trồng
khi mưa tương đối ổn định (tháng 6), tránh trời mưa dầm hạt dễ bị
thối, trừ mối, kiến phá giổng.
Đậu xanh: Cây cách cây: 30cm, hàng cách hàng: 30cm
Bắp: Cây cách cây: 30cm, hàng sát với hàng cà phê

Giữa 2 hàng Cà phê trồng 2 hàng Bắp, ở giữa các hàng Bắp trồng
Đậu xanh
- Kỹ thuật chăm sóc (Bón
phân, tưới nước, bảo vệ
thực vật, … )

Đậu xanh và Bắp trồng xen với cà phê trong gia đoạn đầu thường
đất rất tôt nên không cần bón nhiều phân, thông thường chỉ cần
bón thêm phân NPK khi đậu bắt đầu tạo quả. Trồng vào mùa mưa
nên không cần tưới.

9
- Kỹ thuật thu hoạch (Thời
gian, bộ phận thu hái (hoa,
quả, lá, rễ, ….)
Thu hoạch vào tháng 8 -9, thu hái trái, thân đem tủ gốc cho cà phê
để giữ độ ẩm trong mùa khô.
- Bảo quản sản phẩm: Cách
bảo quản, thời gian, …

Sau khi phơi khô có thể tách hạt Đậu xanh bằng phương pháp thủ
công, Bắp có thể dùng máy để tách hạt. Nông sản sau khi phơi khô
có thể bán ngay hay bảo quản trong điều kiện bình thường.
- Các rủi ro: Sâu bệnh, lũ lụt,
thị trường, kỹ thuật, …
Sâu bênh tương đối ít, giai đoạn trồng nếu gặp mưa dầm thì gây
thối hạt giống.
Thị trường tương đối ổn định.
Mưa dầm vào thời kỳ thu hoạch làm Đậu xanh vầ Bắp có thể bị
thối, nảy mầm ngay trên cây làm giảm chất lượng, năng suất.

Kỹ thuật đối với vật nuôi: Gà
- Giống (Từ đâu, cách tạo
giống, … )

Gà mua từ giống tại địa phưong, nhân giống băng việc cho gà mái
ấp, tránh hiện tượng đồng huyết băng việc thay gà trống liên tục.
- Kỹ thuật chăn nuôi, thú y
(Thức ăn trong mô hình và
ngoài mô hình, thời gian
nuôi, phòng trị bệnh, … )
Thức ăn chủ yếu là các loại côn trùng trong vườn cà phê, ngoài ra
còn cho ăn thêm cám, bắp xay…
Nuôi quanh năm, phòng trừ chủ yếu là bênh gà rù, tiêm phòng cúm
gia cầm
- Các rủi ro: Bệnh, thị trường,
kỹ thuật, …
Vài năm trở lại đây dịch cúm gia cầm bùng phát nên ảnh hưởng rất
nhiều đến việc nuôi gà, hiện nay không còn nuôi. Thị trưòng cũng
bấp bênh do dich cúm gà gây ra, kỹ thuật vẫn chưa nắm rõ nhất là
về biện pháp phòng chống dịch cúm gà.
Kỹ thuật đối với cấu phần khác: Cây hàng rào: Bồ kết, keo Cuba

Hàng rào bồ kết và keo cuba:



Thường xuyên chặt bớt cành để tạo sự thông thoáng cho cây trồng
ven bờ rào, hạn chế sự trú ngụ của sâu bệnh. Các cây keo cuba ở
hàng rào cũng có thể trồng tiêu leo bám trên đó.


Năng suất, sản lượng, thu nhập từ mô hình
Loại sản phẩm Đơn vị tính
(kg, tấn, cây,
con, …)
Năng
suất/ha/năm
Đơn giá
(VND/đơn vị)
Thu nhập/ha/năm
(VND)
Cà phê tấn 5 tấn/ha 25.000/kg 125.000.000
Tiêu

tấn 1 tấn/ ha 45.000/kg 45.000.000
Sầu riêng

tấn 6tấn/ ha 15.000/kg 90.000.000
Tổng thu/ha/năm (VND)
(Chưa trừ chi phí)
260.000.000
10
Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình
(Tính cho toàn quy mô của mô hình). Diện tích mô hình: 3 ha Đơn vị tính: 1000 VNĐ

Hạng mục Năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
n (Chu kỳ
kinh doanh,
hoặc ít nhất
là 3 năm)

Chi phí cho đầu vào (VND)

Giống


phê,
cây
ngăn
ngày:
1.000
sầu
riêng:
21.000
tiêu:
6.000

Phân

4.000 6.000 10.000 21.400 30.500 44.500 42.600 47.000 45.500 50.000 48.500 50.400
Nước

700 1.000 2.000 3.000 6.000 6.000 6.500 7.000 7.300 8.000 8.400 10.000
Thuốc bảo vệ
thực vật, động
vật
500 500 1.500 3.000 3.000 4.000 4.500 5.000 4.500 5.000 5.000 5.200
Máy nổ

4.700 5.400 6.500 6.500
Ông tưới


2.000
Công lao động 3.000 4.000 6.000 10.000 15.000 23.600 24.000 25.000 26.500 31.400 37.600 44.000
Tổng chi phí
(VND)





15.900 11.500 46.500 36.000 54.000 78.100 84.100 84.000 83.800 100.900 99.500 119.600
11

Thu nhập từ đầu ra (VND)

Sản phẩm 1

Đậu
xanh:
2.500
Đậu
xanh:
2.000
Cà phê:
21.600
Cà phê:
110.000
Cà phê:
95.000
Cà phê:

164.000
Cà phê:
90.000
Cà phê:
60.000
Cà phê:
95.000
Cà phê:
156.000
Cà phê:
265.000
Cà phê:
375.000

Sản phẩm 2

Bắp:
1.000
Bắp:
500
Sầu
riêng:
15.000
Sầu
riêng:
75.000
Sầu riêng:
135.600
Sầu
riêng:

215.000
Sầu
riêng:
234.000
Sầu
riêng:
250.000
Sầu
riêng:
256.000
Sầu
riêng:
270.000

Sản phẩm 3

Tiêu:
90.000
Tiêu:
80.000
Tiêu:
58.000
Tiêu:
57.000
Tiêu:
65.000
Tiêu:
56.000
Tiêu:
84.500

Tiêu:
135.000

Tổng thu nhập
(VND)
3.500 2.500 21.600 110.000 200.000 319.000 275.000 278.000 394.000 462.000 605.500 780.000
Vốn vay (Nếu
có) (VND)

Lãi suất vốn
vay: 8.4%/năm


12
Tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình Nông lâm kết hợp theo phương pháp phân tích chi phí –
thu nhập (CBA - Cost Benefit Analysis):
Chỉ tiêu kinh tế (Trong 12 năm) Tính trên cả mô hình 3
ha
Tính trên 1 ha
i (Lãi vay qũy đầu tư phát triển % năm) 8.4 8.4
NPV (Đồng) 1.238.183.522 412.727.841
BPV (Đồng) 1.676.921.836 558.973.945
CPV (Đồng) 438.738.314 146.246.105
BCR (lần) 3,82 3,82
Tỷ suất lãi /vốn (%) 282,2 282,2
IRR (%) 119,58 119,58
Thời gian thu hồi vốn T (năm) 7 7

Tổng thu nhập ròng/ha/năm 34.393.987


Thị trường của các sản phẩm của mô hình

Loại sản
phẩm của
mô hình
Mức độ
nhu cầu
thị trường
Nơi bán sản
phẩm:
Dự báo khả
năng thị trường
Vấn đề rủi ro
Cà phê

Cao Bán cho các
đại lý thu
mua tại địa
phương
Trong vài năm tới
thị trường không
có biến động gì
lớn.
Việc xây dựng thương hiệu là điều khó
khăn, cạnh tranh ép giá của các nước
khác.
Sầu riêng

Trung bình Thu mua tại
chỗ

Thị trường tại chỗ
có thể sẽ tăng khi
mức sống được
nâng lên, giá có
thể cao
Hiện nay sầu riêng đang trồng một cách
đại trà, nếu không quy hoạch cụ thể sẽ
dẫn tới giá giảm.
Tiêu

Cao Bán cho các
đại lý thu
mua
Giá cả vẫn ổn
định.
Nếu tăng diện tích thì có thể giá giảm
như vài năm trước và bệnh có thể phát
triển trở lại.

Cau
Cao Thu mua tại
chỗ
Thị trường vẫn có
nhu cầu cao
Nếu tăng diện tích thì giá có thể giảm.
Đậu xanh
Khá cao Đại lý thu
mua ở thôn
Ít biến động, chủ
yếu tiêu thụ để

làm thực phẩm
Tác động bất lợi của thời tiết trong thu
hoạch, chế biến và bảo quản
Bắp
Trung bình Đại lý thu
mua ở thôn
Nguy cơ giảm giá, Không cạnh tranh với bắp nhập khẩu có
giá rẽ hơn

Khá cao Chợ xã Thị trường luôn
có nhu cầu
Bệnh dịch cúm gia cầm làm giảm mức
tiêu thụ.













13

Phân tích SWOT của mô hình



Điểm mạnh

+ Tạo thu nhập ổn định quanh năm
+ Sản phẩm đa dạng,chất lượng sản phẩm tốt,
nhu cầu thị trường cao.
+ Hạn chế sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu
nên không ảnh hưởng đến môi trường đất,
không khí, nước… Sử dụng phân hữu cơ
định kỳ
+ Tạo việc làm cho người dân tại chỗ
+ Đất đai tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng.
+ Nguồn lao động dồi dào, có kỹ năng
+ Điều kiện máy móc thiết bị tưới đầy đủ, tận
dụng tôt phế phẩm sau thu hoạch làm phân
xanh.


Điểm yếu

+ Kỹ thuật canh tác tương đối phức tạp, xây dựng
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân.
+ Đầu tư ban đầu khá cao
+ Các bệnh dịch làm thu nhập của mô hình hạn
chế (không nuôi gà thả vườn sau dịch cúm gia
cầm)
+ Trong vài năm đầu giá cả xuống thấp gây khó
khăn cho đời sống hộ



Cơ hội

+ Giao thông thuận lợi
+ Các chương trình, dự án, chính sách khuyến
khích phát triển nông nghiệp và nông thôn của
nhà nước.
+ Nhu cầu thị trường ngày càng cao về các
hàng nông sản xuất khẩu như cà phê, tiêu,
cau…
+ Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, nông dân
có cơ hội áp dụng các tiến bộ mới

Thử thách

+ Giá cả nông sản thường xuyên biến động, phụ
thuộc quan hệ cung cầu trên thế giới
+ Đòi hỏi ngày càng khắc khe về chất lượng nông
sản của thị trưòng trong và ngoài nước
+ Công tác khuyến nông lâm chưa hỗ trợ cho nông
dân được nhiều
+ Giá phân bón, nhiên liệu tăng nhanh


Phân tích ý nghĩa về xã hội, môi trường của mô hình

Ý nghĩa về xã hội của mô hình

Mức độ hài lòng của nông
dân, đóng góp trong thu
nhập kinh tế hộ (bao nhiêu

%)
Với mô hình này nông dân rất hài lòng với tính ổn định của nó vì mô hình có
năng suất ổn định, tạo thu nhập cao, quanh năm.
Thu nhập từ mô hình gần như là nguồn thu nhập chính của gia đình, chiếm
khoảng 90% thu nhập của gia đình.
Số hộ áp dụng mô hình này
trong thôn
Trong thôn chỉ mới có khoảng vài chục hộ áp dụng mô hình này, tuy nhiên
cây sầu riêng mới được đưa vào trồng mấy năm gần đây nên chưa có thu
hoạch. Hiện tại có nhiều hộ đến tham quan, trong vài năm tới khả năng lan
rộng của mô hình này là rất cao.
Số thôn áp dụng mô hình
này trong xã
Tất cả 8 thôn trong toàn xã đều có hộ áp dụng mô hình này, nhưng mới cho
thu nhập bước đầu và hiệu quả kinh tế cũng không cao như mô hình được
nghiên cứu.
Khả năng lan rộng về quy
mô, lý do



Mô hình này có khả năng lan rộng về quy mô khá cao bởi vì mô hình tương
đối dễ thực hiện, các cây trồng không quá khó khăn trong việc thích nghi với
hoàn cảnh sống. Mô hình này với diện tích lớn cũng cần có quy hoạch, tính
toán hợp lý về đầu tư, bảo đảm nguồn nước tưới, thị trường tiêu thụ và
phòng thừ sâu bệnh hại.

14
Điều kiện để lan rộng (Kinh
tế, kỹ thuật, tổ chức, chính

sách, thị trường )


Về kỹ thuật trong gia đoạn đầu thiết lập mô hình khá phức tạp, tuy nhiên sau
khi mô hình đi vào khai thác thì kỹ thuật tương đối đơn giản, kỹ thuật canh
tác có thể học hỏi thêm một số địa phương khác.
Đầu tư giống ban đầu tương đối cao, đặc biệt với nh
ững diện tích lớn, với
nhưng diện tích nhỏ thì có thể tận dụng công lao động trong gia đình và
lượng vốn không lớn.
Các tổ chức như khuyến nông lâm luôn sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, cách
phòng trừ các sâu bệnh, các chính sách không gây trở ngại cho việc lan
rộng mô hình.
Thị trường cho các loại sản phẩm luôn ở mức cao, đây là một điểm mạnh
để lan rộng mô hình
Vấn đề khác

Ý nghĩa về môi trường

Khả năng bảo vệ đất, sử
dụng đất hiệu quả và bền
vững của mô hình?: Mô tả
định tính, hoặc nếu được
có số liệu định lượng
Khả năng bảo vệ đất tưong đối tốt, giảm được sự xói mòn, vói sự kết hợp
đa cây, đa tầng tán nên giảm phần nào lượng nước mưa xuống đất. Ngoài
ra vi
ệc trả lại lượng vỏ cà phê, cùng với lượng vật rụng hàng năm cũng đã
có tác dụng cải tạo đất rất tốt.
Khả năng bảo vệ nguồn

nước?: Mô tả, nếu có thể
chứng minh về mối quan
hệ của mô hình với ổn định
nguồn nước, bảo vệ nước
sạch, nước tưới
Sự kêt hợp nhiều loài cây, tạo ra kết cấu nhiều tầng đã giảm phần nào
lượng nước tưới, với cùng diện tích trồng thuần thì một năm có thể tưới 4 –
5 đợt nhưng nếu trồng kết hợp thì chỉ tưới 2 – 3 đợt. Có điều này là nhờ
việc kết hợp đa tầng tán, hàng rào xanh đã làm giảm lượng bốc hơi, duy trì
độ ẩm trong thời gian dài.
Khả năng chống ô nhiểm
môi trường (Không khí, đất,
nước, )?
Việc kết hợp các loài cây trồng đã làm giảm và hầu như không phải dùng
thuốc trừ sâu nên không gây ô nhiêm không khí, sử dụng phân hữu cơ , vô
cơ hợp lý nên tốt cho đất, thành phần các chất khoáng độc hại trong nước
cũng thấp.
Khả năng giảm áp lực lên
rừng?, Mối quan hệ giữa
rừng với hệ thống canh
tác?


Trồng tiêu trên thân cây keo cuba làm hạn chế được việc phá rừng lấy cọc
gỗ làm giá đỡ cho tiêu.
Hệ thống cây keo cu ba đã tạo ra một hàng chắn gió hiệu quả cho các cây
trồng, đồng thời nó cung cấp vật rụng cải tạo đất, không chỉ vậy đây còn là
hàng bảo vệ cho cả hệ
thống.


×